[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)


Chúng tôi trở lại quầy bar nơi có những cốc bia chúng tôi đang uống dở. Bắt đầu câu chuyện sôi nổi về những gì đã xảy ra. Nhớ đến bữa ăn trưa trong sứ quán Liên Xô, chúng tôi quyết định đi đến đó một lần nữa. Chúng tôi tìm thấy xe và người lái ở sân đậu. Anh ta được lệnh ở đây từ ngày chúng tôi bay về.

Tại khu vực sứ quán đội bảo vệ cho chúng tôi qua như những người quen cũ. Từ hôm ấy chúng tôi thường xuyên ăn trưa trong sứ quán. Việc lưu lại Hà Nội là để chờ đợi những nhiệm vụ mới. Khi rãnh rỗi chúng tôi đi xem thành phố, ngắm vẻ đẹp và các danh thắng của nó, gồm cả vùng quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Một lần người tài xế dừng xe lại cạnh một tòa nhà chỉ vào đó và nói: "Liên Xô!" Hóa ra đó là một cửa hiệu. Chúng tôi đi vào và thấy các cô bán hàng nói tiếng Nga, người mua cũng nói tiếng chúng tôi. Chúng tôi theo biển chỉ dẫn, có thể mua gì và ở đâu.

Tại gian hàng thực phẩm có những chiếc bàn nhỏ, ngồi sau bàn là các phụ nữ và trẻ em đang uống nước chanh, trò chuyện gì đó. Chúng tôi mua bia và cũng lấy bàn ngồi. Người ta nói với chúng tôi rằng đến đây không chỉ có các gia đình nhân viên sứ quán Liên Xô mà còn cả các sứ quán khác. Sau này trước khi bay về nhà người ta cũng chở chúng tôi từ Hải Phòng đến cửa hàng này, để chúng tôi mua quà cho bè bạn và người thân bằng tiền đồng Việt Nam.

Vào cuối tháng 3 có lệnh bay về Hải Phòng. Tại sân bay Cát-Bi Hải Phòng đang diễn ra các cuộc bay huấn luyện cường độ cao. Học viên bước vào giai đoạn bay đơn. Các nhân viên kỹ thuật chuẩn bị chuyển giao máy bay trực thăng cho chuyên gia Việt Nam. Chiếc trực thăng của chúng tôi cũng được các nhân viên kỹ thuật sửa soạn để bàn giao. Thành phần bay thế là hết việc làm.

Nóng nực ngày càng tăng. Ban ngày gần 40 độ. Độ ẩm không khí - gần 100%. Do mồ hôi ra không ngừng mà tôi bắt đầu bị ngứa. Bác sỹ khuyên dùng vỏ chanh lau người. Cũng có hiệu quả được một thời gian ngắn.

Ngày 12 tháng 4 qua radio chúng tôi nghe được một tin chấn động: Yuri Gagarin của chúng ta đã bay vào vũ trụ! Tất cả "Liên Xô" (người Xô Viết) đón nhận lời chúc mừng từ các bạn Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy niềm hứng khởi và tự hào chân chính về đất nước của mình: thực tế - Liên bang Xô Viết là quốc gia đầu tiên đi vào vũ trụ!

Cuối tháng 4 các học viên bắt đầu kỳ thi (khí động học trực thăng, tổ chức chỉ huy dẫn đường cho trực thăng, các cơ phận của trực thăng, quy tắc khai thác sử dụng trực thăng). Vào đầu tháng 5 các học viên-phi công thi bài kỹ thuật lái trực thăng. Tới giữa tháng 5 nhiệm vụ giao phó cho chúng tôi huấn luyện các chiến sĩ trực thăng Việt Nam đã thực hiện xong hoàn toàn, đội ngũ các kíp bay trực thăng đã kiện toàn, trực thăng đã bàn giao cho phía Việt Nam.

Nửa sau tháng 5 chúng tôi nồng nhiệt chia tay các chiến sĩ trực thăng Việt Nam và toàn bộ những người cùng làm việc với mình, sau đó chúng tôi lên Hà Nội.

Tại đại sứ quán Xô Viết, trong một khung cảnh trang trọng, đại diện chính phủ VNDCCH trao cho chúng tôi phần thưởng quốc gia - huy chương Hữu Nghị.

Sáng hôm sau, chúng tôi rời Việt Nam bay về nhà trên máy bay Il-14. Chúng tôi mang theo các tấm bưu ảnh, những món quà lưu niệm mà các bạn Việt Nam tặng cho chúng tôi, mang theo mình cả tình cảm thắm thiết đối với những con người xuất sắc đó. Chúng tôi nhớ lại mình đã được chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào. Tôi nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ quên đất nước tuyệt vời này và những con người ưu tú mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc tại đó.

Sau nhiều năm, khi trên báo chí Xô Viêt xuất hiện tin tức về "đường mòn Hồ Chí Minh", tôi có thể bí mật chia sẻ với các đồng nghiệp của tôi rằng tôi đã góp phần vào sự khai sinh con đường huyền thoại: con đường mòn vòng qua giới tuyến, trải trên lãnh thổ của nước Lào đã được giải phóng khỏi lực lượng thân Mỹ.

Dưới thời Xô Viết, tất cả những việc chúng tôi làm ở Việt Nam được giữ kín trong vòng tuyệt mật. Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ những tháng ngày đáng ghi nhớ ấy. Tôi vẫn giữ những tình cảm nồng ấm nhất đối với các bạn Việt Nam, lòng biết ơn vì sự giúp đỡ và thái độ nồng hậu thể hiện với chúng tôi. Từng ở Việt Nam, chúng tôi khẳng định rằng người Việt là những con người dũng cảm, ngoan cường và yêu lao động. Họ nồng nhiệt yêu mến đất nước chúng ta. Tôi tự hào vì mình đã giúp đỡ họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công vận tải Xô-viết, trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(Câu chuyện của Sergey Alekseevich Somov)

Sergey Alekseevich Somov, Đại tá, Anh hùng nước Nga, phi công quân sự công huân Liên Xô.
Sinh ngày 15/11/1920, tại tỉnh Orenburg, trong một gia đình nông dân đông con.
Ông trải qua thời thơ ấu ở Siberia, tỉnh Kemerovo. Mồ côi cha khi 10 tuổi.
Năm 1940, đang học khóa 2 trường kỹ thuật luyện kim Novokuznetsk ông ghi danh vào trường bay Novosibirsk, tốt nghiệp trường này năm 1942 và được gửi đến trung đoàn KQ cường kích số 64 Quân khu Ngoại Baikal, nơi đào tạo lại ông làm người lái Il-2.
Tháng Tám năm 1944, trung đoàn được điều đến Phương diện quân Belorussia-3 trong thành phần tập đoàn quân không quân số 1.
Từ tháng 10 năm 1944 đến ngày 09 tháng 5 năm 1945 đã tham gia các trận đánh ở Đông Phổ. Chỉ huy một phi đội, thực hiện 118 phi vụ chiến đấu. Do thành tích tiêu diệt được một đoàn tàu bọc thép của 6 chiếc Il-2 dưới sự chỉ huy của thượng úy Somov S.A. gần Konigsberg ngày 14 tháng 4 năm 1945, ông được đề cử trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng hồ sơ bị thất lạc trong mớ giấy tờ của các bộ tham mưu và chỉ được tìm thấy trong kho lưu trữ vào năm 1996.
Khi đó, trung tá S.A.Somov đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng, nhưng bây giờ là dưới lá cờ Nga ...
Năm 1954 ông tốt nghiệp Học viện Không quân Cờ Đỏ và tiếp tục phục vụ trong ngành không quân vận tải.
Trong những năm 1960 - 1961 ông thực hiện nhiệm vụ trợ giúp quốc tế cho Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Năm 1970 ông nhận được danh hiệu vinh dự "Phi công quân sự công huân Liên Xô".
Năm 1976, ông chuyển ngạch dự bị trên cương vị Trưởng phòng an toàn bay Cục vận tải hàng không quân sự. Ủy viên Ban chấp hành Câu lạc bộ các Anh hùng thành phố Moscow. Tích cực tham gia vào công tác giáo dục lòng yêu nước-yêu quân đội cho thanh thiếu niên. Ông đã được tặng thưởng ba Huân chương Cờ đỏ, huân chương Alexander Nevsky, bốn Huân chương Sao Đỏ, các huân chương "Chiến tranh Vệ quốc" hạng II, "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô" bậc III và 15 huy chương.




Ở doanh trại không quân thành phố Ivanovo có một bảo tàng máy bay vận tải quân sự (BTA). Một lần, khi đến thăm, tôi tới gần tấm bản đồ địa lý thế giới và bật công tắc hệ thống điện chiếu sáng bản đồ. Trên bản đồ lóe lên những ngôi sao sáng giống như trên bầu trời đêm. Các ngôi sao ấy chứng kiến các kíp bay VTQS đã hạ cánh ở đâu, khi họ thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt của Chính phủ và Bộ Quốc phòng Liên bang CHXHCN Xô Viết, giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng bởi hạn hán, động đất và các thảm họa môi trường khác, cũng như cung cấp các thiết bị cần thiết, khí tài và vũ khí để đấu tranh bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Trong số những ngôi sao đó, tôi đặc biệt vui mừng khi thấy "Ngôi sao Việt Nam", bằng ánh sáng lấp lánh của nó, dường như đang chào đón tôi, khi tôi nhớ lại những ngày đầy biến động và khó quên mình đã trải qua giữa những con người chăm chỉ và dũng cảm của dân tộc Việt Nam. Tất cả bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi tôi còn phục vụ tại Vitebsk, trên cương vị phó sư đoàn trưởng một sư đoàn không quân vận tải, mà người đứng đầu là phi công huyền thoại, sư đoàn trưởng, tướng N.F.Zaitsev.

Một ngày đầu tháng Mười Hai, tôi cùng với hoa tiêu phó của sư đoàn thiếu tá Surnov được khẩn trương triệu tập đến Moscow. Tư lệnh KQ Vận tải Nguyên soái Không quân Skripko sau cuộc trò chuyện ngắn, cho biết theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, chúng tôi được phái đến đất nước này để tổ chức đào tạo phi công lái Li-2 và cung cấp những hàng hóa cần thiết sang nước Lào.

Tại kho quân nhu trung tâm Moscow người ta trang bị thường phục cho chúng tôi từ đầu đến chân. Các bác sĩ tiêm chủng cho chúng tôi để phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác nhau, họ nhắc nhở sự cần thiết phải tuân thủ các quy định vệ sinh khi sử dụng một loạt các loại rau và trái cây ở miền xa lạ mà nhiều người trong chúng ta thậm chí còn chưa từng nhìn thấy.

Một tuần sau từ sân bay Shatalovo, nằm không xa Moscow, chúng tôi cất cánh trên máy bay An-12 bay tới Việt Nam. Trên sân bay Belaya gần Irkutsk, chúng tôi dừng để tiếp nhiên liệu cho máy bay, làm rõ lộ trình tiếp theo rồi tiếp tục bay. Bay qua Trung Quốc chúng tôi dừng chân ở Bắc Kinh, tại đây chúng tôi được đại diện Đại sứ quán Liên Xô đón, mời ăn trưa, vừa ăn vừa trò chuyện rất sôi động. Sau đó, chúng tôi bay đến Quảng Châu, tại đây chúng tôi phải qua đêm. Tại sân bay này chúng tôi gặp 5 đội bay của chúng tôi thuộc trung đoàn KQ 339 đã dùng AN-12 vận chuyển đến Việt Nam các máy bay trực thăng Mi-6.

Chúng tôi có mặt tại Trung Quốc trong thời kỳ, khi trên những cảnh trí sân khấu Liên Xô ta thường nghe bài hát "... Moscow, Bắc Kinh - bạn bè mãi mãi". Hợp tác kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều sinh viên Trung Quốc, bao gồm cả các phi công, sang học tập trong các cơ sở đào tạo của chúng ta.

Người Trung Quốc chào đón chúng tôi một cách thân thiện với sự quan tâm và chăm sóc tuyệt vời, bố trí ở những phòng khách sạn tốt nhất. Vào buổi tối, họ sắp xếp một bữa tối thịnh soạn mà các bạn trẻ đến dự cùng những bó hoa đẹp. Với sự giúp đỡ của phiên dịch viên chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện rất sôi nổi với họ, cùng bày tỏ mong muốn tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta ngày càng được củng cố và trường tồn mãi mãi.

Từ chiều cao của khách sạn 11 tầng trên bờ sông, chúng tôi ngắm cảnh hoàng hôn có mặt trời lặn trên sông, chiếu sáng mặt sông những ánh lửa đa màu sắc, những ánh lửa đó đung đưa trên những con sóng và phản chiếu trong nước, tạo ra cảnh tượng một cánh đồng hoa đẹp đến mê hồn - những chiếc ghe bầu (tàu ) của người Trung Quốc sống trên sông rực sáng.

Buổi sáng, chúng tôi có một tour du lịch thành phố. Chúng tôi được người ta cho tham quan các di tích lịch sử, các cung điện đẹp đẽ, làm quen với cuộc sống của thành phố. Tôi nhớ đến một dòng chảy lớn những người đàn ông và đàn bà đi xe đạp, và sự buôn bán sôi động trong các cửa hàng tư nhân nhỏ.

Trong khi đó lệnh cho phép bay đến Việt Nam đã tới. Tôi cùng Surnov đặc biệt là những người đầu tiên bay trên IL-14 tới sân bay Gia Lâm, Hà Nội. tại đây chúng tôi báo cáo mình đã có mặt và các nhiệm vụ với tùy viên quân sự Liên Xô tướng Antipov. Rồi lập tức chúng tôi bay tới sân bay Cát Bi, nằm gần thành phố Hải Phòng. Để tiếp nhận các máy bay AN-12, mà theo kế hoạch đã bay tới rồi.
.........

Đường băng sân bay phủ bằng các tấm kim loại nhẹ. Hai chiếc AN-12 của chúng tôi vì thế sau khi tiếp đất phải phanh hãm khi chạy xả đà. Những tấm đó bắt đầu dịch chuyển như kiểu đàn accordeon, điều đó khá nguy hiểm. Các phi công còn lại phải hạ cánh trên sân đất, nhưng mọi việc đều ổn. Người Việt Nam nhanh chóng giúp dỡ hàng cho máy bay và sau đó đưa chúng tôi ra bờ biển, tại đó họ bố trí một bữa ăn tối trọng thể. Họ để chúng tôi nghỉ đêm tại những ngôi nhà nhỏ rất đẹp có các phòng rất tiện nghi, tại đó trước kia bọn thực dân Pháp vẫn nghỉ ngơi, còn sau khi đuổi chúng đi - thì là người Việt Nam. Buổi tối thủy triều lên, còn buổi sáng - thủy triều rút.





Kíp bay của Denisov (trung đoàn KQ Vận tải Cận vệ 194) sau một chuyến bay đến Lào, về nghỉ tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Việt Nam năm 1961
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thế mới thấy công lao giúp đỡ của LX to lớn thật!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công vận tải Xô-viết, trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)

(tiếp)


Mặc dù mệt mỏi vì chuyến bay dài, chúng tôi thức dậy sớm và vội vã ra biển. Mặt trời đã lên, nắng ấm và nhiều người muốn bơi. Tuy nhiên, người Việt Nam cảnh báo rằng không nên làm điều đó, bởi vì trong thời gian thủy triều rút các tàu biển đi qua cách xa đường bờ biển, đồng thời những con cá mập đói sẽ tới gần bờ, đã có nhiều trường hợp chúng tấn công những người đang bơi.

Việt Nam - đó là ký ức của chúng tôi. Ở đây chúng tôi lần đầu tiên nghe thấy từ "liênxô" - "Xô Viết", vang lên khắp mọi nơi tại Việt Nam. Khi gặp chúng tôi, người Việt Nam nở nụ cười niềm nở, họ mời ta một tách trà xanh thơm và nói với chúng tôi những lời chúc tốt đẹp nhất.

Chúng tôi không ngờ rằng người Việt Nam, một thời gian dài không có cơ hội giao lưu trực tiếp với người Xô Viết, lại biết về chúng tôi rất nhiều. Cả những người lính nhiều năm qua không rời rừng rậm, cả những người một thời gian dài buộc phải sinh sống trong vùng bọn xâm lược tạm chiếm. Họ biết rất nhiều chuyện trong biên niên sử anh hùng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của chúng ta.

Sự đồng cảm của họ có lẽ là một trong những ấn tượng mạnh nhất và sống động nhất trong những ngày làm việc ở đất nước xinh đẹp này.

Khi bắt tay vào đào tạo phi công trên máy bay Li-2 và chuyển hàng hóa cần thiết tới Lào, chúng tôi gặp một số khó khăn nhất định: đầu tiên là không có căn cứ huấn luyện cần thiết để đào tạo lại cho các phi công lái máy bay Li-2. Phải khẩn trương chuyển từ trung đoàn KQ 194 đến các áp phích huấn luyện, các biểu đồ, các tài liệu chuẩn bị về phương pháp dạy học. Quá trình dạy chuyển loại còn gặp phải rào cản ngôn ngữ - không đủ phiên dịch viên, hiểu biết về thuật ngữ hàng không. Tác động tiêu cực bất thường đối với chúng tôi còn có điều kiện khí hậu. Ngay cả vào cuối mùa thu trong những ngày trời quang không hiếm khi nhiệt kế chỉ trên ba mươi độ.

Khí hậu nhiệt đới ảnh hưởng đến vẻ ngoài của thành phố, đến tính độc đáo của cuộc sống thường nhật của người dân. Hiếm khi nhìn thấy người không đội đầu - hoặc một chiếc mũ cát trắng hay chiếc nón lá, chúng đều có ý nghĩa vô giá khi trời mưa rào và trong những ngày oi bức.

Việc dùng màn chống muỗi là bắt buộc, mặc dù khi nằm màn ta không có khả năng ngủ ngon do ngột ngạt, dù mỗi phòng đều có một chiếc quạt trần lớn quay vù vù. Điều rất quan trọng là giám sát việc tuân thủ yêu cầu vệ sinh-phòng dịch khi chế biến và nấu ăn.

Tiếc rằng chúng ta biết quá ít về Việt Nam, điều kiện khí hậu, văn hóa và cuộc sống hàng ngày của các cư dân đất nước này. Tôi xin trích dẫn một ví dụ. Thay mặt cho tướng Antipov tôi và Surnov cần phải gặp hai đại tá của chúng tôi - các chuyên gia pháo binh, bay chuyến thường xuyên từ Moscow tới. Tại sân bay Gia Lâm chúng tôi quyết định không kêu to tên họ mà tìm cách phát hiện đồng bào của chúng tôi theo vẻ bên ngoài. Chúng tôi đứng một bên quan sát các hành khách đang đi ra. Đầu tiên - trên các bậc thang máy bay xuất hiện người mặc quần short và áo sơ mi ngắn tay, tiếp theo - một người quần áo thể thao cầm máy ảnh trong tay. Cứ như vậy khá nhiều hành khách đã đi ra, nhưng chúng tôi không xác định được các vị đại tá của chúng tôi trong số đó. - Có thể họ bay đến trong chuyến bay kế tiếp, - Nikolai Surnov nói.

- Có lẽ thế - tôi nói, - nhưng chúng ta hãy chờ đến cùng xem sao.
Và bỗng nhiên tôi thấy hiện ra từ sau cánh cửa máy bay, ban đầu một chiếc va-li màu nâu rất lớn, các góc bịt sắt, phía sau - người chủ hành lý đầu đội chiếc mũ đen, mặc áo bành-tô nâu, đi đôi giày buộc dây màu đen, đi phía sau - một bản sao của người hành khách, như thể họ xuất hiện từ một bộ phim kinh dị Mỹ rẻ tiền.
- Kìa - người mình! - Ngay lập tức chúng tôi thốt lên, rồi vội vã đi tới chỗ anh ta.
- Chúng tôi xin chúc mừng các anh đã tới! - Surnov nói.
- Làm thế nào các anh nhận ra chúng tôi? - một trong hai người ngạc nhiên hỏi.
- Con chim hay cứ bay là thấy ngay, - tôi trả lời.


Sau khi đưa họ ngồi vào chiếc "Volga" của mình, chúng tôi chở họ về giao cho tướng Antipov. Thực tế những ngày ấy là như vậy. Trong hoạt động bay của chúng tôi cũng có những thiếu sót. Ví dụ một lần buổi trưa, giữa lúc nóng nhất, chúng tôi cùng hoa tiêu Việt Nam bay theo hành trình trên máy bay Li-2. Trong mây máy bay bắt đầu có hiện tượng rung lắc. Chúng tôi đã quen với việc này, nên vẫn tiếp tục bay, đột nhiên Surnov nhận thấy người hoa tiêu lấy hai bàn tay ôm đầu và nhắc đi nhắc lại: "Khum tot", "Khum tot", có nghĩa là xấu, xấu. Chúng tôi xuyên mây lên trên. Bầu trời màu xanh lam đập ngay vào mắt, hiện tượng rung máy bay không còn, người hoa tiêu bình tĩnh lại và chúng tôi hoàn thành chuyến bay tốt đẹp. Trên mặt đất chúng tôi mới biết nguyên nhân gây ra đau đầu của người hoa tiêu - đó là kết quả của sự vi phạm chế độ nghỉ ngơi: khi trời quá nóng, họ nghỉ trưa cho đến 3:00 giờ.

Hoặc đây là một trường hợp khá lố bịch. Tại sân bay đang diễn ra công tác chuẩn bị cho chuyến bay của một máy bay IL-14. Để đưa hàng lên máy bay cần có ô tô. Kỹ thuật viên máy bay của chúng tôi đến chỗ người lái xe Việt Nam, đang nằm nghỉ trên chiếc ghế trong buồng lái mở cửa, yêu cầu chuyển số hàng hóa cần thiết lên máy bay, còn anh ta trỏ vào đồng hồ, ra hiệu rằng giờ nghỉ chưa hết. Khi đó, người kỹ thuật viên đưa tay ngang cổ, ra hiệu rằng máy bay "cực kỳ" cần hàng ngay bây giờ. Người lái xe lập tức vùng dậy, nổ máy, và hàng đã được chuyển cho máy bay.

Ngày hôm sau người chỉ huy nhóm là trung tá Ivanov, sau khi tập hợp đội hình toàn nhóm, ông hỏi ai là người đe dọa giết lái xe Việt Nam. Khi chúng tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra, và giải thích cho người Việt Nam bản chất cử chỉ của người kỹ thuật viên của mình, thì mọi người cùng cười ồ cả lên với nhau. Một lần tôi cũng trở thành lý do để người ta cười: tôi cắt trọc đầu. Khi tôi đến sân bay, người Việt Nam vây quanh tôi và cười hỏi: "Bạn sao thế? Định đi tu à?". Điều đó chỉ ra rằng cần phải biết ngôn ngữ và phong tục của quốc gia nơi bạn làm việc.


Mặc dù có những khó khăn như vậy và cả những khó khăn khác nữa, 8 phi hành đoàn của trung đoàn KQ vận tải Cờ Đỏ Cận vệ 194 có mặt tại đây, do đại tá Salomatin dẫn đầu, trong thời hạn ngắn đã đào tạo thành công các phi công Việt Nam, còn trong các năm tiếp theo họ đào tạo các phi công Lào bay máy bay Li-2.




Tháng 3 năm 1961, sân bay Cát Bi - Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chuyên gia quân sự Liên Xô trung đoàn Không quân vận tải Cận vệ 194. Ngồi cạnh Chủ tịch là đại tá trưởng đoàn I.N.Salamatin, đứng sau họ là đại úy Poluyanov phi đội 2.
 

thuongdo07

Xe tải
Biển số
OF-192165
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
378
Động cơ
332,982 Mã lực
Không có LX giúp đỡ thì thật quá khó cho VN mình @@
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái gì cũng có 2 mặt cụ ạ. Giả sử có chữ nếu thì miền Bắc hoặc như Bắc Hàn, hoặc như Nam Hàn chứ ko như bây h
Há há, cụ vẫn mơ mộng rằng nếu thời đó đi theo mỹ thì sẽ được như Nam hàn hoặc nhật, tiếc rằng cụ đã nhầm, người dân Hàn và người dân Nhật người ta giúp đỡ mọi người cùng nhau phát triển chứ không như dân Việt chúng ta không muốn người khác hơn mình, chính cái sỹ diện và suy nghĩ của người dân đang làm nước ta ngày 1 tụt hậu cụ ợ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công vận tải Xô-viết, trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)

(tiếp)

Phân tích chặng đường đã qua từ khi công việc của chúng tôi bắt đầu, tôi luôn luôn ngưỡng mộ sức mạnh nội tâm lớn lao mà những người lính trẻ Việt Nam có được, ta có thể cảm được biết bao nhiêu sự cao thượng về tâm hồn trong mọi mặt hoạt động của họ! Chính họ là những người sáng tạo ra lịch sử của nước Việt Nam mới, những người có lòng can đảm huyền thoại, lập nên những kỳ công chưa từng có, màu sắc và niềm tự hào của một dân tộc anh hùng. Và chúng tôi tin rằng dân tộc này sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp xây dựng một nhà nước độc lập dân chủ, thống nhất.



Một kíp bay Li-2 trung đoàn KQ vận tải Cận vệ 194 tại sân bay Viên-Chăn, Lào, năm 1962.

Ấn tượng khó quên đến với chúng tôi là trong thời gian đón Năm Mới - 1961 - năm âm lịch tại Hà Nội. Theo tiếng Việt nó được gọi là Tết.

Chúng tôi đến khu vực quảng trường gần Hồ Gươm, nằm ở trung tâm của thành phố. Hồ này là một trong những địa điểm đẹp nhất, vẻ đẹp của nó - chủ đề ưa thích cho các nhà thơ. Những cây cổ thụ lớn mọc xung quanh hồ, đến mùa hè hoa phượng nở đỏ rực, rắc xuống mặt nước xanh phẳng lặng của hồ, tạo cho nó một vẻ đẹp nên thơ. Chúng tôi thường đến đây đi dạo sau các chuyến bay, chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời, thưởng thức vẻ thanh bình và hơi mát của hồ. Tại thời điểm này khu vực hồ đầy ắp người dân Hà Nội cùng những người từ các quốc gia thân thiện đến làm việc tại Việt Nam. Người ta đến để xem rất nhiều màn trình diễn, bắn pháo hoa, tham gia các lễ hội dân gian, nghe nhạc dân tộc. Khán giả đặc biệt thích thú nghệ thuật trình diễn và âm thanh du dương của một loại nhạc cụ cổ xưa đơn giản - Đàn Bầu chỉ có một dây. Chúng tôi xem các điệu múa dân gian rất đa dạng do các cô gái vô cùng xinh đẹp và duyên dáng thể hiện, và điệu nhảy độc đáo với những cây gậy tre, đòi hỏi không chỉ tài năng âm nhạc mà còn tài nghệ thể thao tốt, và cuối cùng là cuộc chiến đấu đầy kịch tính với con rồng khổng lồ được chế tác rất khéo léo.

Trên các đường phố đặc biệt nhiều loại hoa có các màu sắc đẹp khác nhau. Người Hà Nội thường đi đền đi chùa. Tất cả những điều ấy lần đầu tiên chúng tôi mới thấy và mọi thứ với chúng tôi thật tuyệt vời và thú vị.

Và đột nhiên, tất cả bỗng im lặng như dưới sự điều khiển của một đôi đũa thần, thậm chí ta có thể nghe thấy hơi thở của người bạn đồng hành bên cạnh. Tôi hoài nghi nhìn sang phiên dịch viên Hùng, anh mỉm cười nói rằng bây giờ là lúc nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết.

Một phút sau, rồi một phút nữa, trên đài phát thanh chúng tôi nghe thấy giọng nói trầm tĩnh, hơi nghẹn của ông. Chủ tịch chúc mừng Năm Mới đồng bào của ông, chúc sức khỏe tốt cho mọi người và sự thịnh vượng cho mỗi gia đình. Chúng tôi dịch sát đến gần Hùng, để không bỏ lỡ một từ nào, còn anh vẫn tiếp tục dịch. Lời nói của "Bác Hồ", như cách mà người ta yêu quý gọi ông ở Việt Nam, gieo niềm tin, hy vọng vào sự nghiệp thống nhất đất nước trong một quốc gia duy nhất. Bài phát biểu của ông là lời kêu gọi đấu tranh không ngừng cho nền tự do và độc lập của Việt Nam. Liên Xô hỗ trợ cuộc đấu tranh ấy và thể hiện sự trợ giúp trong cả lĩnh vực kinh tế cũng như quân sự. Và chúng tôi, hiện đang ở Việt Nam, sẽ cố gắng thực hiện thành công nhiệm vụ của chúng tôi, nhằm làm gần lại ngày thống nhất đất nước.



Chuyển giao máy bay Li-2 cho các kíp bay Lào, Vientiane, 1962.

Với việc chiếm được sân bay Condetium ở Cánh Đồng Chum thuộc Lào, công việc của các phi hành đoàn chúng tôi đã trở nên dồn dập và đa dạng hơn, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân Lào giành độc lập. Và chẳng mấy chốc có lệnh đưa người đứng đầu Mặt trận Quốc gia Lào - Hoàng thân Souvanna Fuma từ Campuchia về.

Bộ tư lệnh Không quân đón ông Hoàng tại sân bay Gia Lâm Hà Nội, sau đó đưa ông sang Lào. Vì thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này phi công Sherbatykh được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ.

Để hỗ trợ Lào trong những năm 1960-1963, theo số liệu của bộ tham mưu KQVT các đội bay đã hoàn thành hơn 19.000 phi vụ chiến đấu với 4270 giờ bay, vận chuyển hơn 1000 tấn hàng khác nhau. Chỉ tính từ tháng 9 tới 25 tháng 10 năm 1962, 20 kíp bay của trung đoàn dưới quyền đại tá Panasov trên các máy bay Li-2 và IL-14 đã thực hiện 4.000 phi vụ, trong đó thả dù hơn 17 ngàn người và vận chuyển 3.900 tấn hàng hóa các loại. Đằng sau những con số trên là biết bao sự tận tâm quên mình, lòng can đảm và sự dũng cảm của các phi hành đoàn thực hiện các nhiệm vụ này.

Chẳng hạn ngày 08 tháng 2 năm 1962, chiếc Il-14, do thiếu tá Agafonov điều khiển, bị một cặp máy bay tiêm kích Mỹ tấn công, chúng sử dụng cả đạn phản lực và súng máy. Máy bay bị thủng tới 36 lỗ, đại úy chủ nhiệm thông tin liên lạc phi đội Davydov bị thương nặng, nhưng bằng sự kiềm chế, tự chủ và tài nghệ bay cao cường, phi hành đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về sân bay.

Đại tá Chivkunov đã thực hiện 125 phi vụ trên máy bay Li-2. Máy bay của ông hai lần bị thương vì hỏa lực pháo phòng không. Lần đầu tiên ông vất vả lắm mới đến được sân bay Condetium tại Lào, còn lần thứ hai - đến sân bay Điện Biên Phủ Việt Nam.

Thiếu tá Agafonov và đại tá Chivkunov vì lòng dũng cảm đã được trao tặng các huân chương quân sự Cờ Đỏ và Sao Đỏ.

Tôi muốn dẫn ra thêm một ví dụ đáng quan tâm và trân trọng.

Phi công trẻ Krainov gặp phải một tình huống khó khăn. Trong chuyến bay đầu tiên, khi chở hàng tới Lào, sau khi hạ cánh trên đường chạy xả đà, gió thổi tạt sườn lùa một mớ dây thép gai vào dưới chiếc Li-2, giật rách cánh tà sau bên trái, cánh lái độ cao, làm hư hỏng cánh ổn định đuôi. Phải làm gì? Ở lại qua đêm thì nguy hiểm: bên kia núi tiếng chiến trận vang rền. Khi đó, sau khi giải phóng đường băng, anh đã tổ chức sửa chữa bằng lực lượng của kíp bay. Gắn lại cánh tà bị rách, cánh lái độ cao, gia cố cánh ổn định đuôi bằng dây thép. Người Lào đã giúp anh. Và khi Krainov trở về Hà Nội, sau khi kiểm tra máy bay của anh, ngay cả một phi công kỳ cựu cũng rất ngạc nhiên bởi điều kì diệu nào đã giúp anh bay được về sân bay. Krainov đã thực hiện tại Lào hơn một trăm phi vụ, nhưng đáng nhớ nhất đối với anh là chuyến bay ngày 12 tháng 4 năm 1961.

- Vào ngày đó, - Evgeny Aleksandrovich nói - tôi bay trên một chiếc Li-2 hướng sang Lào, chưa kịp lấy trần bay quy định (Flight level; Эшелон; Niveau de vol), thì đột nhiên trên radio điều chỉnh để nghe đài Moscow vang lên giọng nói có một không hai của Levitan, âm lượng rất to, "ngày 12 tháng 4 năm 1961 tại Liên bang Xô Viết, con tàu vũ trụ đầu tiên của thế giới đã được phóng lên quỹ đạo quanh Trái đất - vệ tinh "Vostok" chở một người trên tàu. Phi công - phi hành gia tàu vũ trụ - vệ tinh "Vostok" là một công dân Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thiếu tá phi công Yuri Gagarin".

Dừng lại một lúc khá lâu, Levitan tiếp tục: "Việc phóng tên lửa vũ trụ nhiều tầng đã diễn ra thành công, và sau khi đạt vận tốc vũ trụ cấp 1 và tách tầng cuối cùng của tên lửa-mang, tàu vũ trụ-vệ tinh bắt đầu chuyến bay tự do trong quỹ đạo xung quanh Trái đất ..."

Sau một khoảng dừng ngắn, phát ngôn viên không kém xúc động cất tiếng đọc tiểu sử của con người đã dũng cảm bước vào vực thẳm bao la chưa hề biết tới của vũ trụ huyền bí.

Tôi lập tức báo tin vui này cho người chỉ huy các chuyến bay. Và khi tôi quay trở lại sân bay, thì tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, người Việt Nam đã tụ tập lại để nghe tin tức về chuyến bay của Yuri Gagarin, họ hân hoan chào đón chúng tôi và các chuyên gia Liên Xô làm việc tại Việt Nam. Họ đi theo cùng chúng tôi với những nụ cười tươi rói, họ bắt tay chúng tôi chúc mừng, và trái tim tôi tràn ngập niềm tự hào rằng tôi sinh ra từ quốc gia đầu tiên trên thế giới khai mở con đường vào không gian vũ trụ.



Leonid Semenovich Polynov bên máy bay Li-2. Lào, năm 1962.
 

Chờ_Một_Tí

Xe buýt
Biển số
OF-198070
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
509
Động cơ
240,011 Mã lực
Phụ mẫu em cũng là lính không quân, cơ mà cụ đã hy sinh trong chuyến công tác vào Miền Trung đầu tháng 3/1972, em nghe mẹ kể lại do tên lửa mình bắn nhầm, nên máy bay bị rơi, toàn bộ 13 cán bộ binh chủng không quân tăng cường vào tuyến trong để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Mỹ đều hy sinh. Lúc đó em còn đang trong bụng mẹ, khi sinh em ra, mẹ em ít khi kể lại chuyện của bố do ko muốn nhắc lại chuyện buồn, nhưng mà em vẫn muốn biết để tự hào về bố mình. Em chia sẻ lên thớt này, nếu cụ nào biết được vụ này thì kể lại cho em với. Bố em có tên Trong Danh sách LS của ban liên lạc binh chủng PKKQ. Hy sinh ngày 3/3/1972 dương lịch. Thanks all
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,799
Động cơ
471,204 Mã lực
Phụ mẫu em cũng là lính không quân, cơ mà cụ đã hy sinh trong chuyến công tác vào Miền Trung đầu tháng 3/1972, em nghe mẹ kể lại do tên lửa mình bắn nhầm, nên máy bay bị rơi, toàn bộ 13 cán bộ binh chủng không quân tăng cường vào tuyến trong để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Mỹ đều hy sinh. Lúc đó em còn đang trong bụng mẹ, khi sinh em ra, mẹ em ít khi kể lại chuyện của bố do ko muốn nhắc lại chuyện buồn, nhưng mà em vẫn muốn biết để tự hào về bố mình. Em chia sẻ lên thớt này, nếu cụ nào biết được vụ này thì kể lại cho em với. Bố em có tên Trong Danh sách LS của ban liên lạc binh chủng PKKQ. Hy sinh ngày 3/3/1972 dương lịch. Thanks all
Xin chia sẻ mất mát với gia đình cụ.

Thông tin về vụ này cháu thấy ở bên VHM ạ

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
Cũng đầu năm 1972 này, do nhu cầu phát triển lực lượng, Không quân được biên chế thêm một trung đoàn nữa - Trung đoàn 927 (gọi là Trung đoàn Lam Sơn) ra đời ngày 3/02/1972. Đoàn bay của tôi san ra như ong chia đàn. Người đi, kẻ ở, cũng lắm ý kiến lắm. Trung đoàn trưởng 927 là anh hùng Nguyễn Hồng Nhị. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 là anh hùng Nguyễn Ngọc Độ. Các anh Đạo, Sâm, Soát, Nghĩa... thì sang 927. Tôi, Việt, Thái... và số đánh đêm thì ở lại với Trung đoàn 921. Vậy là từ đây, chúng tôi phải xa nhau, mỗi người mỗi nhiệm vụ, cùng ở trên trời đấy, nhưng mỗi người ở một rãnh sóng khác nhau, chẳng nghe được tiếng của nhau nữa, nói chi thấy mặt. Và cũng là từ đây, chúng tôi ngầm ganh đua nhau xuất kích, ganh đua nhau bắn rơi máy bay trong các trận không chiến, ganh đua nhau nhận các nhiệm vụ… Cả hai trung đoàn chúng tôi về sau đều được tuyên dương anh hùng và ở cả hai trung đoàn, một số anh trong đoàn bay của tôi cũng được tuyên dương anh hùng các lực lượng vũ trang.
Càng về sau này thì địch càng tích cực thay đổi thủ đoạn chiến thuật để đánh phá. Cũng bởi lực lượng phòng không của ta lớn mạnh hơn, cũng bởi lực lượng không quân dù là non trẻ nhưng chúng không thể coi thường như thời gian đầu coi là những con muỗi mắt nữa. Cũng bởi vũ khí sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ngày càng được cải tiến hơn. Cũng bởi cách đánh của chúng tôi cũng đa dạng hơn v.v... Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.

Có gì cụ liên hệ với bác phicongtiemkich theo link này nhé Link: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.160.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phụ mẫu em cũng là lính không quân, cơ mà cụ đã hy sinh trong chuyến công tác vào Miền Trung đầu tháng 3/1972, em nghe mẹ kể lại do tên lửa mình bắn nhầm, nên máy bay bị rơi, toàn bộ 13 cán bộ binh chủng không quân tăng cường vào tuyến trong để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Mỹ đều hy sinh. Lúc đó em còn đang trong bụng mẹ, khi sinh em ra, mẹ em ít khi kể lại chuyện của bố do ko muốn nhắc lại chuyện buồn, nhưng mà em vẫn muốn biết để tự hào về bố mình. Em chia sẻ lên thớt này, nếu cụ nào biết được vụ này thì kể lại cho em với. Bố em có tên Trong Danh sách LS của ban liên lạc binh chủng PKKQ. Hy sinh ngày 3/3/1972 dương lịch. Thanks all
Xin chào người con của đồng đội tôi, một liệt sỹ phi công anh hùng.
Về trường hợp của bố cháu, chú đại tá phi công tiêm kích (lái MIG 21) Nguyến Công Huy, có kể ở đây:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26488.150.html

…………..
Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
………

Chú Huy Phong, là Lính Phòng không, cho biết thêm thế này:

…..vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.
……


Viết xong, thì thấy bạn 4banhxequay cũng đã trích đăng lên rồi. Thôi thì để bạn Chờ_Một_Tý có thêm nhiều thông tin.
 

Chờ_Một_Tí

Xe buýt
Biển số
OF-198070
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
509
Động cơ
240,011 Mã lực
Xin chào người con của đồng đội tôi, một liệt sỹ phi công anh hùng.
Về trường hợp của bố cháu, chú đại tá phi công tiêm kích (lái MIG 21) Nguyến Công Huy, có kể ở đây:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26488.150.html

…………..
Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
………

Chú Huy Phong, là Lính Phòng không, cho biết thêm thế này:

…..vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.
……


Viết xong, thì thấy bạn 4banhxequay cũng đã trích đăng lên rồi. Thôi thì để bạn Chờ_Một_Tý có thêm nhiều thông tin.
Chân thành cảm ơn Chú Baoleo!,
Cùng trên chuyến bay định mệnh ấy, nghe mẹ cháu kể lại là có 3 người vợ của các chiến sĩ cùng đi trên chuyến bay này (sau này cháu cũng được gặp họ)
- 1 người đang mang thai được 8 tháng, khi sinh con ra bà đặt tên con là Dương Thị Tình Thương
- 1 người có 2 cậu con trai, đứa thứ 2 mới sinh được 1 tuổi
- 1 người (là mẹ cháu) đang mang thai cháu được 16 ngày trong bụng (là kết quả khi mẹ cháu lên thăm bố cháu vào dịp Tết tại SB Đa Phúc trước kia): khi sinh ra đã đặt tên HẠNH (với ý nghĩa bất hạnh vì không được thấy mặt cha). Mẹ cháu là người phụ nữ tuyệt vời, vì quá yêu thương chồng nên bà đã không đi bước nữa, ở vậy nuôi 3 người con (mặc dù mẹ cháu rất đẹp), hiện nay mẹ cháu tuổi đã ngoài 70.

Ba người vợ cùng có một nỗi đau, cùng chơi thân với nhau sau này. Kỷ niệm cũng đã qua, như dấu ấn thì còn mãi. Cháu không được nghe nhiều về bố, nên rất mong được gặp những người cùng chiến trường không quân với bố cháu ngày xưa để nghe chuyện về Ông. Bố cháu tên là VŨ HỮU ĐIỆN, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương.

Xin một lần nữa cảm ơn Chú.
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công vận tải Xô-viết, trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)

(tiếp)



Gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tôi rất hạnh phúc vì số phận đã cho tôi cơ hội vào năm 1961 không chỉ lắng nghe lời chúc của ông trên đài phát thanh nhân dịp năm mới, mà còn được gặp gỡ và nói chuyện với ông.

Vào ngày đầu tiên của Năm Mới Tết Việt, theo truyền thống ông đến thăm các đồng chí, những người đã cùng ông traie qua con đường đấu tranh gian nan chống thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ.

Đồng thời, trong khuôn khổ chuẩn bị cho một chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam đến miền Bắc đất nước, máy bay trực thăng của ông phải thực hiện công việc bảo dưỡng định kỳ, công việc này chưa được hoàn tất trước ngày khởi hành của Chủ tịch. Và khi đó Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam quay sang chúng tôi đề nghị cho mượn chiếc trực thăng của chúng tôi.

Vào buổi sáng sớm ngày khởi hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh phi hành đoàn Mi-6 đã sẵn sàng cho chuyến bay, máy bay do phi công Baranov điều khiển, đã túc trực ở sân bay Gia Lâm. Trong lúc chờ đợi Chủ tịch, chúng tôi cùng BTL Không quân Việt Nam trò chuyện về công việc chung của chúng tôi, về công tác đào tạo chuyển loại phi công trên máy bay Li-2 và tình hình đang phức tạp tại Lào, nơi chúng tôi đang chuyển hàng hóa cần thiết tới.


Chủ tich Hồ Chí Minh với thành phần bay của KQ Vận tải. Việt Nam, năm 1961



Vào ngày đó tôi đến sân bay trên chiếc xe hơi của nước ta hiệu "Volga", bỗng đột nhiên tôi nhìn thấy trên đường băng một chiếc xe hơi hiệu "Chiến thắng" phóng nhanh về phía chúng tôi.

- Sao thế nhỉ - tôi nói với Tư lệnh Không quân, - chúng ta thì đang chờ Chủ tịch, - vậy mà những chiếc ô tô kia lại đi lung tung trên sân bay? Tư lệnh nhìn về phía chiếc "Pobeda" và lập tức trả lời:
- Kìa Hồ Chủ tịch đang tới!

Tôi nhìn theo hướng của người chỉ huy lực lượng không quân và lặng lẽ đề nghị: "Xin đồng chí hãy ra lệnh không ai được giải tán và ra đón Chủ tịch".

Tính đến thời điểm này, tôi chưa bao giờ được gặp Hồ Chí Minh, nhưng tôi đã được biết con đường đầy gian khổ của nhà cách mạng. Cho dù ông phải ẩn nấp trong rừng rậm nhiệt đới, cho dù ông có bị tra tấn, mất tự do, thiếu thốn, cho dù cuộc sống của mình treo "trên sợi tóc" - trong mọi tình huống, ông vẫn trung thành tận tụy với mục tiêu đã chọn từ thời tuổi trẻ của mình.

Vì vậy, trong trí tưởng tượng của tôi, tôi mong đợi cuộc gặp gỡ với một người đàn ông cao lớn, có vẻ ngoài ấn tượng. Và tôi rất ngạc nhiên khi từ trong xe bước ra là một người đàn ông tầm thước có mái tóc bạc trắng. Ông mặc một chiếc áo khoác cổ cao màu trắng giản dị, chân đi một đôi dép thông thường. Và nếu tôi gặp ông trên đường phố Hà Nội, hầu như tôi sẽ không nhận ra ông là vị Chủ tịch Nước. Hồ Chí Minh mỉm cười với chúng tôi như thể chúng tôi đã quen biết ông từ lâu, ánh mắt ông tỏa ra sự ấm áp và chân thành. Tôi báo cáo ông phi hành đoàn đã sẵn sàng cho chuyến bay, sau đó ông hỏi tôi bằng một thứ tiếng Nga chính xác: "Đồng chí là quân nhân?". Tôi trả lời: "Vâng". Tôi biết rằng ông có thể nói chuyện bằng nhiều thứ tiếng, nhưng quả thật, khó mà tưởng tượng rằng ông giải thích bằng tiếng Nga tuyệt với như vậy.

Nhiều năm sau, tôi mới biết lần đầu tiên ông đến Liên Xô vào mùa hè năm 1923, để học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, thành lập theo chỉ thị của Lenin, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quốc tế các nhà cách mạng. Ngày 27 tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông, mà năm ấy ở nước Nga rất lạnh, ông mặc bộ quần áo phong phanh đứng xếp hàng trong một đoàn người dài ở lối vào hội trường Nhà Công đoàn, nói lời vĩnh biệt với Lenin.

Nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam Hồ Chí Minh đã đi khắp thế giới để tìm kiếm con đường giải phóng cho quê hương mình. Năm 1930 ông thành lập **** Cộng sản Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của ****, tháng Tám năm 1945, Việt Nam giành được độc lập và tuyên bố tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng quân đội Pháp đã nhanh chóng quay lại chiếm đóng đất nước. Việt Nam phải tiến hành kháng chiến quyết liệt trong 9 năm, đến ngày 07 tháng 5 năm 1954 mới giành thắng lợi tại Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, theo thỏa thuận Geneva, Việt Nam bị chia thành hai phần theo vĩ tuyến 17. Điều này, nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận, và dưới sự lãnh đạo của **** Lao động Việt Nam (ĐCSVN bây giờ) đã diễn ra cuộc đấu tranh để thống nhất của đất nước.

Để giải quyết những vấn đề này ông lên đường đến phía Bắc Việt Nam tới chỗ các đồng nghiệp trong **** của ông để thảo luận các vấn đề hiện tại của **** và lập kế hoạch tiếp tục đấu tranh hơn cho Việt Nam thống nhất.

Hồ Chí Minh yêu trẻ em và khi quay trở lại sân bay, phi công Baranov kể với chúng tôi cảnh các đồng chí trong **** đón Chủ tịch và nhiều em nhỏ ôm những bó hoa ra đón ông. Và ông đưa cho tất cả các em bánh kẹo và các đồ ngọt khác. Chúng chạy đến cha mẹ để báo cáo về những món quà mà "Bác Hồ" tặng chúng.

Khi trở về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra khỏi trực thăng, và chúng tôi ngay lập tức vây quanh ông. Tôi đến gần và đề nghị ông cho phép chụp ảnh lưu niệm với các phi công Liên Xô. Ông không ngần ngại hỏi ngay: "Tôi sẽ đứng ở đâu?". Trong gia đình chúng tôi đã có bức ảnh đáng nhớ này như vậy đấy. Khi gặp gỡ ở các trường học, tôi kể lại nguồn gốc của bức ảnh này và nó gợi cho người nghe mối quan tâm đặc biệt đến đời sống và lịch sử dân tộc Việt Nam cần cù, đến cuộc đấu tranh anh hùng vì nền độc lập của đất nước của họ.

Để kết thúc câu chuyện này, tôi muốn kể thêm một vài chi tiết về sự nhạy cảm trong tâm hồn của một con người thực sự tuyệt vời. Khi bạn tôi Nikolai Surnov chụp ảnh xong, chúng tôi chuẩn bị giải tán. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ chúng tôi lại. - Chờ một chút - nhiếp ảnh gia không có mặt trong bức hình này. Để anh ấy đứng vào đây, và chúng ta sẽ chụp ảnh một lần nữa.

Và khi Surnov đứng bên cạnh Chủ tịch, cũng như những phi công khác, chúng tôi chụp thêm một bức ảnh nữa.

Trong cuộc trò chuyện ngắn gọn, ông hỏi chúng tôi cảm thấy thế nào khi ở trên mảnh đất Việt Nam và sau khi cám ơn công việc chúng tôi đã làm, ông khởi hành về Hà Nội.

Có được tình yêu và sự công nhận vô hạn của hàng triệu người Việt Nam với "Bác Hồ" của mình, ông vẫn đang sống và tồn tại vô hình trong mọi sự nghiệp và thành tựu của nhân dân Việt Nam anh hùng. Tôi nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh như vậy đấy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công vận tải Xô-viết, trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)

(tiếp)

Trên máy bay Mỹ

Do trong giai đoạn đầu trên lãnh thổ Lào, Mặt trận Dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập không có sân bay của mình, việc giao hàng phải thực hiện bằng cách thả từ độ cao thấp trong các túi đặc biệt tại các khu vực được đánh dấu ở các thung lũng giữa các dãy núi cao. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thực hiện điều đó gấy nhiều khó khăn cả cho việc tìm kiếm địa điểm và cơ động xuống độ cao thấp.

Các chuyến bay diễn ra trong điều kiện có sự hoạt động của hệ thống phòng không đối phương (Hoa Kỳ), chúng tôi đã mất một phi hành đoàn Il-14, điều khiển bởi cơ trưởng Fateev, do bị trúng hỏa lực phòng không.
Nhưng gần sang Năm Mới 1961, một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Lào, do đại úy Koong-le chỉ huy, đánh chiếm được sân bay Kondetgom ở Cánh Đồng Chum cùng với một máy bay Mỹ PS-84.

Tham mưu trưởng Không quân đề nghị chúng tôi đưa chiếc máy bay đó về Hà Nội, về sân bay Gia Lâm.
- Nếu không, - ông nói - phía đối lập có thể phá hủy nó.
Ngày 2 tháng 1, sau khi lấy theo các nhân viên kỹ thuật và một vài thùng xăng, tôi cùng Surnov và phiên dịch viên Hùng đến sân bay này.

Các binh sĩ Lào đón chúng tôi, cùng với Koong-le và chúng tôi hỏi:
- Phi hành đoàn của chiếc máy bay có bị bắt không?
- Không, - người ta trả lời chúng tôi - phi hành đoàn đã trốn thoát vào rừng.



Đại úy Koong-le

Toán kỹ thuật dù sao vẫn mở tất cả các cửa nắp máy bay, kiểm tra cẩn thận xem có vật nổ không và bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay.

Chiếc máy bay Mỹ, mà các phi công Lào bay, ở trong tình trạng bỏ hoang. Thiết bị vô tuyến không làm việc, động cơ không khởi động được.
Toán bảo trì kỹ thuật của chúng tôi đã phải làm việc chăm chỉ. Sau khi tháo bu-gi ra, và đổ xăng vào mỗi xi lanh, họ đã khởi động được động cơ. Và máy bay đã nhanh chóng sẵn sàng cho chuyến bay.
Kỹ thuật viên hàng không trên máy bay khuyên sau khi cất cánh không nên thu càng, vì không có cơ hội kiểm tra hệ thống bung và thu càng.
Trong lúc chuẩn bị cho máy bay cất cánh, trong cabin tôi đã nghiên cứu được sự bố trí các thiết bị và cần điều khiển máy bay và động cơ. Mọi thứ bố trí tương tự như trên chiếc Li-2 của chúng tôi, khác biệt duy nhất là tất cả các biển đề đều được ghi bằng tiếng Anh.

Cảm ơn người Lào đã giúp đỡ trong công tác chuẩn bị máy bay, chúc họ thành công trong cuộc đấu tranh giành độc lập, sau đó tôi mang theo toàn bộ nhóm kỹ thuật, rồi vào vị trí trong buồng lái và lăn ra đường băng. Tại đây một lần nữa tôi kiểm tra động cơ, sau khi đảm bảo rằng nó đã làm việc ổn định, tôi nhả hãm và thực hiện thao tác cất cánh.

Máy bay nhẹ nhàng rời khỏi đường băng và rất nhanh chóng, như thể nhận ra rằng mình đã thoát khỏi cảnh bị giam cầm, nó lao vút lên trời cao. Dưới cánh bay, lóe lên ánh bạc của những vạt lá chuối và rừng rậm, nơi có lẽ những phi công Lào chạy trốn đang hối hận dõi nhìn theo đám khói màu xanh phía chân trời, nơi chiếc máy bay cũ của họ chao đôi cánh, biến mất vào không trung.

Tuy nhiên, sau khi cất cánh, trong khi lấy độ cao, một trong các động cơ bỗng làm việc thất thường và rõ ràng đến mức anh bạn Surnov của tôi bắt đầu tìm kiếm khoảng bằng phẳng phía dưới trong trường hợp phải hạ cánh.
Nhưng may mắn thay cho chúng tôi, sự thất thường trong động cơ đã chấm dứt, rồi sau khi đạt đến trần bay an toàn một cách êm thấm, chúng tôi bẻ lái hướng về Hà Nội.
Sau khi hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, chúng tôi giao máy bay cho các bạn Việt Nam, còn tấm bản đồ bay của viên phi công Lào tìm thấy trong cabin của anh ta, tôi giao cho bảo tàng Không quân Vận tải.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
Phi công vận tải Xô-viết, trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)

(tiếp)


Cứu thương binh

Vào cuối tháng 3 năm 1961, một sáng sớm phiên dịch viên Hùng đã quen thuộc với chúng tôi cùng một sĩ quan Bộ tham mưu Không quân đến khách sạn Hà Nội, nơi tôi sống cùng thiếu tá Surnov,.
- Có vấn đề gì nghiêm trọng không Hùng, - tôi hỏi, mà sao cậu rời khỏi giường sớm thế.
Viên sĩ quan đến cùng với anh nhanh chóng trải ra trên bàn tấm bản đồ nước Lào.
- Ở đây, gần điểm Sảm Neo - Hùng cho biết, - có một sân bay, tại đó tập trung gần một trăm chiến binh Lào bị thương, trong số đó có những người lính Việt Nam. BCH Không quân đề nghị các bạn giúp đỡ để di tản khẩn cấp họ về sân bay gần nhất tại Việt Nam.

Tôi ngay lập tức cùng Surnov lao ra sân bay nơi đã chuẩn bị sẵn từ trước một phi hành đoàn Việt Nam trên máy bay Li-2. Chỉ huy phi hành đoàn này tôi biết từ các chuyến bay trước cùng anh ta. Là một phi công, anh ta có kỹ thuật lái tốt, và tôi chuẩn bị cho anh với tư cách một hướng dẫn viên.
(Đây chính là phi công huyền thoại Phan Như Cẩn – chú thích của baoleo)





Lào, 1963.

Đi đến chỗ máy bay, tôi hỏi anh ta có biết vị trí của sân bay Sảm Neo không.
- Tôi biết - anh nói - nhưng tôi chưa từng hạ cánh trên sân bay đó.
Khi đó, tôi vào vị trí cơ trưởng, còn anh ta ngồi vào ghế bên phải và chúng tôi cất cánh.

Nhưng đám mây u ám treo trên sân bay gây ra một số lo ngại nhất định: chúng tôi bay mà không có dữ liệu radio của sân bay đó và cũng không biết tình hình mặt đất trong khu vực đó vào giờ này. Nhưng không có lối thoát nào khác. Bạn bè đang gặp nguy hiểm! Và đi cứu họ đối với chúng tôi đó là vấn đề danh dự. Lấy xong độ cao an toàn trên địa hình núi non, chúng tôi bay về hướng Lào. Ngay sau đó, hiện ra khoảng trống giữa các đám mây, được sưởi ấm bới những tia mặt trời đang mọc. Điều đó làm chúng tôi mừng rỡ: chúng tôi có thể quan sát trực quan địa hình đang trôi phía dưới.

Vượt qua đỉnh núi cao 1500 m, chúng tôi hạ độ cao.
- Sân bay đó ở đây, trong thung lũng này, - viên phi công cho biết.
Chẳng mấy chốc lóe lên trước mặt trong ánh mặt trời một dải hẹp có dạng một con đường cao tốc, và trợ lý của tôi nói rằng đây là sân bay nơi mà thương binh tập trung.

Tôi cần trinh sát sân bay để tổ chức sơ tán nhanh chóng thương binh.
Tôi cố tình hạ cánh tại đầu đường băng và khi hết đường chạy xả đà, tôi cho máy bay rời đường băng lăn sang một bên rồi tắt động cơ.

Xuống mặt đất và nhìn xung quanh, tôi nhận ra trong cả cuộc đời bay nhiều năm của mình, tôi chưa bao giờ gặp một sân bay như vậy. Trên sân bay chỉ có thể bố trí không quá hai máy bay. Nép mình trong thung lũng, nó mắc kẹt bởi địa hình đồi núi từ mọi hướng. Và trong trường hợp tính toán không chính xác tuyến vào hạ cánh thì vòng lượn lại trở thành không thể vì những ngọn núi cao gần ngay đường băng. Nó đòi hỏi không chỉ kỹ năng bay cao cường, mà còn trạng thái tinh thần để thực hiện hạ cánh trên rẻo đất hẹp gần một con sông đang chảy.

Trở về, chúng tôi đã kể chi tiết về sân bay đó cho các phi công của trung đoàn KQVT Zaporozhye bay trên máy bay Li-2, đặc biệt chú ý đến những khó khăn trong quá trình hạ cánh và cất cánh từ sân bay này. Và sáu phi hành đoàn - Firsov, Olifirenko, Zhukov, Dubtsov, Krainev và Khatemkin - với gián cách bay xác định, cho phép phi hành đoàn bay phía trước sau khi hạ cánh, có đủ thời gian nhận thương binh, cất cánh, giải phóng không gian cho phi hành đoàn tiếp theo, bắt đầu làm công tác chuẩn bị cho chuyến bay.

Chúng tôi biết rằng phương pháp thực hiện nhiệm vụ này làm tăng thêm không chỉ thời gian di tản những người bị thương, mà cả thời gian các phi hành đoàn của chúng tôi nằm trong khu vực nguy hiểm, khi tiếng súng của phe đối lập ở trên núi ngày càng gần hơn và đang tiến gần nữa đén sân bay. Nhưng không còn cách nào khác.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
phải công nhận liên xô/nga như là người anh của việt nam minh. nếu ko có sự giúp đỡ của người anh lớn có thể mình còn ko được ngồi đây coment với các cụ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,843 Mã lực
phải công nhận liên xô/nga như là người anh của việt nam minh. nếu ko có sự giúp đỡ của người anh lớn có thể mình còn ko được ngồi đây coment với các cụ
Cảm ơn bác catrinh vào đọc bài. ~o)

Nhà cháu 'bốt' bài, có các bác vào bình luận, không khí nó xôm tụ, làm nhà cháu phấn khởi lắm :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
phải công nhận liên xô/nga như là người anh của việt nam minh. nếu ko có sự giúp đỡ của người anh lớn có thể mình còn ko được ngồi đây coment với các cụ
Thế nhưng vẫn có kẻ đang ngày ngày chửi LX/Nga cụ ợ :(( :((
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Cảm ơn bác catrinh vào đọc bài. ~o)

Nhà cháu 'bốt' bài, có các bác vào bình luận, không khí nó xôm tụ, làm nhà cháu phấn khởi lắm :D
Cháu đã đc xem 4 tập không chiến trên bầu trời bắc Việt. Lúc đó mới thấy ngậm ngùi trước những người thầy Liên xô, những người anh đó mộc mạc quá, chân thành quá
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Nội dung các đồng chí đó phát biểu nhiều nhưng có cái mới là : thời đó Trung quốc ngăn không cho vũ khí phòng không LX qua biên giới cho ta. Còn Lx thì mới chỉ cấp Sam 2 cho ta, mà Mỹ đã thu được rất nhiều khí tài rada Sam 2 tại chiến trường trung đông từ lâu. Mỹ đã tìm ra cách gây nhiễu triệt để, có tên lửa sơ rai tìm diệt ra da, tên lửa sam. Thế nhưng những người lính, người thầy LX vẫn sát cánh cùng Việt nam. Ta đã có những biện pháp khôn ngoan, đánh trả. Cụ tướng nhà mình nhận xét về kỹ thuật LX là thầy ta, nhưng thủ thuật ta là thầy họ. Cụ thể e sẽ dẫn chứng sau.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top