[CCCĐ] Huyền ảo Tả Yàng Phình

nha-trang

Xe buýt
Biển số
OF-372593
Ngày cấp bằng
5/7/15
Số km
906
Động cơ
258,800 Mã lực
Các cụ cõng được cả bánh chứng theo kìa
 
Chỉnh sửa cuối:

manchester6868

Xe tăng
Biển số
OF-208010
Ngày cấp bằng
28/8/13
Số km
1,664
Động cơ
668,581 Mã lực
Để giành để tối đọc cho dễ ngủ ...
 

tkminh

Xe máy
Biển số
OF-55294
Ngày cấp bằng
19/1/10
Số km
82
Động cơ
449,820 Mã lực
Anh Giaogia sao không để tên Tả Giàng Phình nhỉ, Tả Yàng Phình nghe nó cứ Tàu Tàu thế nào ấy ạ.
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Anh Giaogia sao không để tên Tả Giàng Phình nhỉ, Tả Yàng Phình nghe nó cứ Tàu Tàu thế nào ấy ạ.
Báo cáo Thủ lĩnh, do từ đầu anh nói “Trong các sách Địa Lý cũ…”, vì thế để đảm bảo sự thống nhất với văn bản viện dẫn nên anh viết là “Tả Yàng Phình” mà không là “Tả Giàng Phình”, dù biết rằng trong tiếng Việt không có quy tắc ghép âm kiểu này. Tuy nhiên, một đôi khi vì lý do muốn nhấn mạnh sắc thái địa phương mà số đông chấp nhận kiểu viết này, như kiểu anh Núp gọi “Bok Hồ” mà không gọi “Bác Hồ”, Darlac (trước đây) và Daklak (hiện nay) thay cho Đắc Lắc, hoặc Vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sình… chẳng hạn.
Suy cho cùng, ngôn ngữ chỉ là quy ước thôi mà! o:-)
Rất may là tiếng Tàu chỉ sử dụng các dấu, giống như dấu “sắc”, “huyền”, “hỏi” của tiếng Việt trong tài liệu hướng dẫn cách phát âm thôi, còn khi in ra tiếng Latin đều không có dấu, nên không sợ bị nhầm thành tiếng Tàu ạ - ở đây chỉ xét nghĩa tương đối khi viết bằng tiếng Việt thôi, còn khi in ra tiếng nước ngoài thì cả Việt lẫn Tàu đều mất dấu.



Nhân đây em cũng trả lời có cụ trước đây bảo rằng em thích “nói ngược với mọi người”, trong khi địa danh Tả Giàng Phình đã có sẵn trên bản đồ hay Google… Cái em muốn đề cập ở đây là tên ngọn núi như trong sách Địa Lý cũ, chứ không phải là địa danh, chỉ xã Tả Giàng Phình của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Cái xã ấy, thậm chí em còn được biết đã đổi tên bao lần, từ “Tả Giàng Phình” thành “Tả Giàng Pình” rồi lại quay về “Tả Giàng Phình” như hiện nay.
Em chỉ thắc mắc, thậm chí hơi hoang mang khi ngày trước mình được biết ngọn núi tên là “Tả Yang Phình” như thế, sao tự nhiên biến mất, không thấy ai nhắc tới tên đó nữa. Không biết tại sách viết sai, hay do nó … mất thật =((, nên rất lấy làm tâm tư. Cuốn sách em muốn nhắc đến đây là cuốn “Thiên nhiên Việt Nam”, Nxb. KH & KT - 1977, một trong những tác phẩm chính để GS Lê Bá Thảo được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2010. Mãi về sau, em mới biết ngọn núi ấy vẫn còn và được gọi là Ngũ Chỉ Sơn, không biết được gọi thế từ bao giờ. Nó được đổi tên hay từ xưa đến nay vẫn mang tên ấy? Em có hỏi chuyện một số người ở Tả Giàng Phình thì được các cụ ấy bảo tùy, muốn gọi sao cũng được. Gọi là Ngũ Chỉ Sơn thì nó là Ngũ Chỉ Sơn, mà cho nó là Tả Yàng Phình thì nó là Tả Yàng Phình. Chung quy lại vẫn chỉ có một ngọn ấy thôi!


 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Cả đoàn bám nhau tụt xuống vách núi. Đi qua nương thảo quả không đến nỗi nguy hiểm chết người, một phần bởi nó không quá dốc, hơn nữa chủ yếu nền đất mềm, đá và các gốc cây đã được dọn sạch. Nhưng bất lợi là không có chỗ nào bấu víu ngoài những hốc đất. Cả hai anh em A Mịch, A Sính khoác lù cở xuống trước. Chắc hai anh em chú nghĩ rằng nương thảo qủa chết gục, trống trải thế này thì chẳng còn lo ai bị lạc đường.



Nhưng nhiều đoạn cũng rất dốc, lỡ tuột tay chắc sẽ lăn như hòn đá. Vì thế điều quan trọng nhất là chân phải trụ vững như loài sói khi đánh nhau, bởi một khi ngã xuống thì cả bầy sói đói vây quanh sẽ lập tức xông vào xé xác kẻ bất hạnh. Đây là hình ảnh một con sói đang căng cả tứ chi, treo mình bên sườn núi. Phía dưới là vực sâu, đá hộc đang sẵn sàng đón nó về.



Màn "vận động chiến" lên xuống nương thảo quả giúp anh em nóng người trước khi bước chân vào rừng già.



Nương thảo quả này nằm giữa nơi hai cánh núi giao nhau. Nhờ thế căn lán cả đoàn qua đêm vừa khuất gió, lại gần nguồn nước. Đi hết nương thảo quả thì đường đổi hướng, vắt sang sườn khác. Anh em A Sính ngồi trên điểm tựa vừa quan sát vừa đợi cả đoàn.



Vẫn theo đội hình cũ để tiến vào rừng già. Phía trước, anh em A Mịch, A Sính dẫn Alex và Thủ lĩnh, tiếp đến là chú TA và chú T. , còn em đi cuối hàng quân. Chưa phải nhường chỗ cho nương thảo quả nên rừng già vẫn còn rậm rạp. Lần lượt từng người ôm từng gốc cây để đu người qua sườn núi.



Mỗi lần đối diện với độ cao, dưới chân là sườn dốc và vực sâu là chú TA lại căng thẳng



Có khi phải chui dưới một thân cây chắn ngang lối. Tuy lắm khi phải vạch gai góc, cây rừng để bò qua, nhưng đi trong không khí buổi sáng trong lành, có cây để đu bám,thảm thực vật bồng bềnh dưới chân nên cũng không đến nỗi mệt và nguy hiểm



Nhiều tầng cây che nắng trên đầu, lá xạc xào theo từng cơn gió. Một vài tiếng chim cất lên làm cho làm cho khu rừng buổi sáng thêm sức sống. Rừng nguyên sinh chập chùng trước mặt, một bên là vách núi. Mấy anh em khoái chí hét to để nghe giọng mình ngân dài từ vách núi dội về.
Những lúc mây tan, cả dãy núi lại đột ngột hiện ra trước mặt.



Theo số liệu của VQG Hoàng Liên Sơn, hiện nay diện tích trồng thảo quả của đồng bào đã lên đến khoảng 2 ngàn ha và vẫn tiếp tục tăng lên, vì thế bài toán giữ rừng luôn nan giải, một khi cuộc sống của người dân còn đói nghèo. Với tốc độ phá rừng để trồng thảo quả trong vùng lõi của VQG Hoàng Liên Sơn như hiện nay, chắc chỉ một thời gian ngắn nữa, những cánh rừng nguyên sinh sẽ lần lượt ngã xuống. Một cái chết được báo trước mà chưa có cách nào ngăn chặn.

 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Chính quyền thì thì đang loay hoay tìm giải pháp, người dân thì vẫn miệt mài phá rừng để lấy đất canh tác. Đấy là em chưa tính “một bộ phận không nhỏ” phá rừng còn kinh hơn đồng bào hàng trăm lần! Một khi chưa no cái bụng thì việc tuyên truyền chỉ như gió thoảng mây bay. Việc nghiên cứu để cung cấp một số giống cây bản địa thích hợp, có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao thay cho cây thảo quả như táo mèo, cây nhồi, ba kích, nấm hương... vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Thử nghiệm xong, đến lúc áp dụng, chắc chẳng còn rừng.



Hết đoạn rừng già, lại đi qua một nương thảo quả để đổ xuống một khe cạn. Alex hăng hái đi đầu. Anh em A Mịch ngồi chờ để hướng dẫn cả đoàn vượt qua đoạn đường khó đi. Thủ lĩnh sắp đến được với dòng suối linh thiêng. Lúc này mà tuột tay thì đảm bảo không khác gì quả táo thí nghiệm của Galilei rơi xuống từ tháp nghiêng Pisa.
A Mịch vẫn kiên nhẫn ngồi xem táo rụng.



Chú TA thất sắc nhìn đoạn dốc thẳng đứng. Trước mặt là địa hình trống trải, không có gì để bấu víu. Chỉ một đường độc đạo bé tí bị chú TA trấn giữ. Em bảo, để anh đi trước ghi lại giây phút cuối cùng cho chú, đảm bảo chú sẽ có tấm ảnh thờ sinh động. Nói xong, em bám vào một mô đất khác leo vòng lên phía trên rồi tụt xuống. A Mịch, A Sính ngồi trên mô đất chỉ đạo chú TA và chú T đặt chân lên từng mô đất, dò dẫm vượt qua. Chú TA căng thẳng tợn, bước quíu cả chân



Nhìn ngược lên, sườn thảo quả dốc ngược. Nghĩ dại, lỡ chú nào trượt chân thì chỉ có nước bó chiếu mang về.



Lòng suối toàn đá tảng kiểu này, gieo mình xuống thì khác gì tự sát

 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Đây chính là con suối mà A Sính hôm qua nói nếu đi tiếp chừng nửa tiếng thì sẽ hạ trại. Anh em được thể lại hỉ hả khen nhau sáng suốt. Nếu cắm trại ở đây tuy gần nguồn nước, nhưng đất đá ngổn ngang, rất khó tìm được chỗ bằng phẳng để dựng lều nghỉ qua đêm. Không được uống rượu chém gió giữa đại ngàn khói sương hư ảo thì phí cả chuyến đi.



Đoàn quân mệt mỏi lục tục leo xuống. Đặt chân xuống lòng suối, chú TA coi như thoát nạn. Ba lô không rời khỏi vai, chỉ nghỉ ngơi mấy phút, trong khi mấy anh đang nghiêng ngó, bàn tán, chú đã cắm cúi tranh thủ đi trước.



Lúc này em nửa đứng nửa ngồi bên vách suối. Lối đi hẹp, lại dốc nên chỉ trụ được bằng một chân. Có mấy hòn đá để bám tay thì bên dưới bị rỗng, nên em phải bám vào các bụi cây lòa xòa. Phải đạp mấy tảng đá này cho lăn hẳn xuống suối kẻo anh em bám vào thì cả người lẫn đá đều lộn cổ. Cây cỏ sau trận rét gần như chết sạch, chỉ trơ lại một màu vàng.



Qua bờ suối một quãng, đường đi xuyên qua rừng trúc. Có bóng cây che nên đỡ mệt hẳn



Thực ra đoạn đường vừa qua chỉ hơi nguy hiểm thôi chứ không tốn nhiều sức lực, nên chưa cần phải sử dụng nguồn bánh kẹo, pho mai, sô cô la… dồi dào mang theo. Sau hôm đầu tương đối nhàn nên anh em hơi chủ quan, đi đứng có phần đủng đỉnh, cứ vừa đi vừa nghiêng ngó, mà thực ra cũng chẳng có gì để ngắm, đi được một lát lại nghỉ.



Có một ụ đất to như mả thằng ăn mày nằm chắn ngang lối đi, làm anh em phải đi vòng quanh như kiểu xem mặt người vừa nằm xuống lần cuối trước khi đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo tín ngưỡng của một số dân tộc vùng cao, những người chết, kể cả những người đi rừng bị hổ vồ, rắn cắn… cũng được chia cho một phần rừng núi, có cây cổ thụ để linh hồn trú ngụ, có khoảnh rừng làm kế sinh nhai ở thế giới bên kia. Người sống không dám tranh giành với ma những khoảnh rừng đó, vì sợ sẽ bị ma vật chết. Nhờ những tín ngưỡng và luật tục như vậy mà người xưa giữ được rừng. Bây giờ thì chẳng những lâm tặc nó không biết sợ ma, và ngay cả văn hóa rừng của người dân bản địa cũng đã dần dần bị mai một, rừng không còn huyền bí, linh thiêng nên cứ việc phá thôi!



Đang đi giữa hàng quân, bất ngờ mắt A Mịch sáng lên. Chú vội rẽ ngang đến bên một thân cây đổ. Cái gì thế, mọi người hỏi. Nấm hương, A Mịch vừa cười vừa đáp.
Những cây nấm màu nâu, có vân trắng tỏa từ giữa thân ra cánh, mọc dọc theo hai bên thân cây. Thế là sáng mai món mì tôm của mình có nấm hương thần thánh rồi, mọi người đùa.



A Sính cười sung sướng bảo, người ta thu mua ngay tại cửa rừng một cân 700 ngàn đấy. Đắt thế mà cho vào mì tôm, chắc phải bán cho công tử Bạc Liêu hay Rockefeller chứ dân sơn tràng này chẳng dám xơi!
Gần đây, một số địa phương miền núi cũng đang khuyến khích đồng bào trồng nấm hương dần dần thay cho cây thảo quả để giữ đất giữ rừng. Nhưng có lẽ khó. Một phần do nấm hương khó tinh, đâu dễ dàng nuôi trồng đại trà như nấm rơm dưới xuôi, phần nữa do giá cao quá. Đắt thế thì chắc lâm tặc chuyển qua đi ăn trộm nấm hương, thay vì phải đi phá rừng, làm sao mà giữ?



A Mịch ngó nghiêng xem xét. Vừa muốn khoác lù cở đi tiếp, lại vừa nấn ná để tìm thêm. Chú lẩm bẩm nói một mình, lâu nay không ai đi lên đây, cây khô mục nhiều chắc vẫn còn nấm hương quanh đây.
Anh em cười bảo, thôi chú cứ càn quét cho kỹ, bọn anh ngồi chờ một lúc cũng không sao.
Lát sau, hai anh em quay lại sau khi thu hoạch thêm được một ít nấm hương nữa.



Đi tiếp thôi, A Sính nói, xong chú men theo lối mòn được đánh dấu bằng vết chém trên thân cây mà đi. Một vài khúc cây cháy dở, xung quanh có mấy hòn đá nhấp nhô như mấy ông đầu rau. Than, bụi đã bị mưa gió làm bay đi hết. Chắc một đoàn nào dừng lại ăn trưa nơi đây thôi, vì nếu qua đêm thì không có nguồn nước để nấu nướng.



Không còn thấy dấu vết gì của đường đi dưới mịt mùng cây cỏ. Phải luồn qua thân cây nằm ngang này để đi. Khay trứng để trên nóc lù cở, khi A Sính lchui qua bị vỡ mất mấy quả mà không biết, dọc đường chú cứ than, không biết quanh đây có cái gì mà tanh thế!

 
Chỉnh sửa cuối:

Single Mom Mum

Xe máy
Biển số
OF-559957
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
73
Động cơ
151,330 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hanoi Phố
Phục các bác quá, em thì có bảo lên đó xong uống nước suối rồi quay về tuổi 20 em cũng xin chịu
 

Thuminh12345

Xe đạp
Biển số
OF-518651
Ngày cấp bằng
28/6/17
Số km
34
Động cơ
177,540 Mã lực
Tuổi
34
nhìn mấy chú lợn rừng thích thế
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Ngày nào cũng hóng mà cụ thả thính quá =))
Suốt nửa tháng nay đơn vị em đang bị Cơ quan quản lý NN củ hành :D, tổng kiểm tra, tổng sát hạch để cấp lại chứng chỉ hành nghề cho 5 năm tiếp theo, chú nào trượt thì chỉ ở nhà giúp Gấu nuôi gà:((, nên em chỉ tranh thủ được thôi cụ ạ!
Cuối tuần này em sẽ tăng tốc. Cảm ơn cụ đã theo dõi!
 

nam.nb

Xe máy
Biển số
OF-562621
Ngày cấp bằng
4/4/18
Số km
66
Động cơ
149,860 Mã lực
Tuổi
31
Cụ viết rất hay
 

lá vàng rơi

Xe tải
Biển số
OF-319933
Ngày cấp bằng
16/5/14
Số km
402
Động cơ
295,200 Mã lực
Kiến thức địa lý, lịch sử của cụ chủ quá tốt. Lời văn rất hay. Em xin một chỗ ngồi hóng ạ.
 

tkminh

Xe máy
Biển số
OF-55294
Ngày cấp bằng
19/1/10
Số km
82
Động cơ
449,820 Mã lực
Cơ quan của bác Giaogia sắp thay thầy đổi chủ đến nơi rồi, lo gì nữa bác. Bác cứ giành thời gian up ảnh viết bài đi thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Chui qua gốc cây có rễ chắn ngang lối đi, cả đoàn leo lên một sườn dốc nghiêng nghiêng dẫn vào rừng già. Có lẽ ở độ cao khoảng 2000m trở lên, thời tiết, khí hậu không phù hợp, hơn nữa cũng không có nhiều cây lớn để làm tán nên không thấy nương thảo quả hiện diện ở đây. Thay vào đó, những cây trúc cao mọc đan xen để che phủ cho rừng.



Sương bảng lảng, quanh quẩn bên từng gốc cây. Đôi khi mây chợt tan, một đỉnh núi chập chờn hiện ra như chỉ cách một tầm tay với, rồi mây lại kéo đến mịt mù



Thủ lĩnh bám sát anh em A Sính vượt lên trước, lúc này đã xuống quá nửa dốc bên kia của cuộc đời (!):((



Em cùng chú T. và chú TA túc tắc đi sau, mấy thân trúc đổ rạp chắn cả lối đi làm chú T. phân vân không biết đi lối nào, còn TA thì tranh thủ ngồi nghỉ sau một gốc cây.



Một lát sau thì ba anh em đuổi kịp đoàn đuổi kịp. Lâu ngày không có người đi nên cây cối bịt bùng, chắn mất lối. A Sính tiến lên trước, hạ gùi xuống, rút con dao quăng ra chặt cây, dẹp lối mở đường. Anh em rải quân ngồi chờ thông đường.



Như thường lệ, A Sính lại xốc gùi lên dẫn đầu đoàn quân. Mấy anh em nối nhau bám theo. Tuy vừa được nghỉ ngơi, nhưng ai nấy vẫn có vẻ nhọc nhằn. Thủ lĩnh và Sir Alex bám sát theo A Sính đi lên trước.



Em và chú T. đi đoạn hậu để chăm sóc chú TA, dĩ nhiên A Mịch mới là nút chặn cuối cùng của cả đoàn. Cứ qua những đoạn không có chỗ nào bấu víu là căn bệnh sợ độ cao của TA tái phát, trông mặt mũi trông rất là nghiêm trọng.



Mấy anh em vẫn còn hí húi leo thì A Sính đã đến chỗ dừng chân. Chú tranh thủ hứng nước từ vách núi chảy ra để dùng. Mấy anh em chưa dám liều uống nước suối mà chưa qua đun nấu, nên dù nặng cũng phải cõng riêng mỗi người 3 chai nước lớn mua sẵn từ nhà, để đủ định mức 1,5L nước mỗi ngày. Nếu vẫn không đủ thì phải đun thật sôi chứ không dám liều mình với rừng thiêng nước độc. Còn đối với những người dân bản địa, gặp những mạch nước thế này thì không phải bận tâm.
A Sính tươi cười với chiến lợi phẩm nấm hương mà hai anh em thu hoạch được trong buổi sáng



Hỏi A Sính, còn lâu nữa mới tới? Chú cười cười, sắp rồi. Anh em nhà chú này được cái ưu điểm là chẳng bao giờ giục giã, tới đâu nghỉ đó. Mà có lẽ chú cũng đã tính được cung đường cũng như tốc độ đi của mấy anh em nên không phải vội vã làm gì. Nghỉ một lát rồi anh em mình chuyển qua cánh núi bên kia, A Sính bảo.
Sir Alex leo tót lên một thân cây bên sườn dốc, vắt vẻo ngồi hút thuốc. Nhìn lên, vách núi thẳng đứng, trơn trượt. Phía trên, rừng cây ẩn hiện trong sương mù. Đỉnh núi phía này phải không, em nghe loáng thoáng như tiếng Thủ lĩnh hỏi. Đúng hướng này đấy, nhưng lối này không đi được đâu, A Sính đáp.



Chú TA hỏi, nhưng đúng hướng này lên đỉnh phải không?
- Đúng rồi.
- Thôi các bác cứ đi đường bằng, em leo đường tắt cho nhanh, chú TA hăng hái bám một thân cây leo lên mấy bước để … diễn.



A Mịch đùa, để TA nó leo đường ấy, anh em mình đi lối này, xong xốc gùi đứng dậy rẽ theo hướng khác.



Đi những cung như thế này nhìn chung đỡ nguy hiểm, vì chủ yếu là đường đất, tuy vách núi hơi cao nhưng không đến nỗi hiểm trở, nếu có lỡ sa sẩy chân tay thì chấn thương cũng không nghiêm trọng. Trời mây mù, không nhìn ngắm được nhiều, nhưng nhờ thế không bị nắng chiếu nên leo đỡ mệt, cả đoàn cứ thế túc tắc đi lên.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top