[CCCĐ] Huyền ảo Tả Yàng Phình

Ferroli

Xe hơi
Biển số
OF-320340
Ngày cấp bằng
20/5/14
Số km
151
Động cơ
291,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
pmie.vn
thích quá cụ ơi, chúc mừng cụ đã có 1 chuyến đi ý nghĩa nha
 

minhanh1501

Xe đạp
Biển số
OF-541849
Ngày cấp bằng
16/11/17
Số km
33
Động cơ
163,380 Mã lực
Tuổi
34
Bài viết hay quá, chúc mừng cụ lại thêm 1 chuyến đi!
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Lại xuyên qua một đám trúc lùn để đi lên



Nhảy lên tảng đá này không phải để đứng trên cao cho dễ tìm đường, em bảo Thủ lĩnh, chú chụp anh một kiểu để anh tranh thủ quảng cáo cặp ghệt trứ danh! Không ngờ chỉ tốn có 500 ngàn tiền Ông Cụ, độ thêm 50 ngàn nữa mà leo núi 4-5 chuyến, mãi vẫn chưa chịu hỏng. Hơn nữa để nhắc anh nhớ đến nỗi căm thù gần 10 năm vẫn chưa nguôi vì bị chú bắt anh đi giày bộ đội leo mốc số 0 A Pa Chải. Hồi ấy Thủ lĩnh thửa cho em một đôi, dù đã dặn trước “giày thừa dép thiếu”, nhưng Thủ lĩnh vẫn một hai khẳng định chắc như đinh đóng cột, anh yên tâm, em thửa cho anh số lớn nhất có thể rồi. Em thì tuyệt đối tin tưởng, đến lúc sắp leo mới xỏ vào thì hỡi ơi chật mất 1 số! Mấy ngón chân cứ bị gù lên như lưng tôm. Những lúc leo lên hoặc đi ngang còn đỡ, còn lúc đi xuống, dù đã khum hết bàn chân đến mức muốn bung cả giày mà vẫn đau thấu óc. Nhưng có lẽ cũng nhờ giày chật nên em cứ thế chạy phăm phăm, để còn xuống núi cho nhanh, làm chú K. thở không được vẫn phải cố bám theo. Cứ tưởng chú không lết lên đỉnh được, mà nhờ sức trẻ nên vẫn thi đua được với 2 anh già, chỉ đến khi xuống đến chân núi là chú rã rời thân xác hầu như không lết nổi nữa, phải gọi 2 ông bạn đào ngũ mang xe ra đón. Lý Na Na, trưởng bản Tá Miếu khen, các anh leo giỏi hơn cả biên phòng! Ngày ấy, A Pa Chải chưa có đường tuần biên như bây giờ, nên bọn em còn phải leo từ chân núi đi lên. Mấy đ/c biên phòng cũng thấy ái ngại giùm, nên bàn rằng, các anh ở lại mai leo sớm, chứ xuất phát muộn thế này chắc phải 9 giờ tối mới xuống đến nơi, mà đi rừng đêm nguy hiểm lắm. Leo chưa đầy 30 phút, hai ông bạn đồng hành mặt mũi tái dại, môi trắng bệch, mũi với mồm thi nhau thở hổn hà hổn hển nên đào ngũ luôn. 5 anh em ngậm ngùi chia tay trên đỉnh con dốc thứ 2, mà sau đấy được bọn em gọi là “đồi Vĩnh Biệt”, chỉ còn 3 anh em hùng hục leo, không ngờ mới 4 rưỡi chiều đã xuống núi. Nói như Nam Cao, có leo mới biết mình leo khỏe, mà thực ra ai cũng leo được cả, chẳng có gì ghê gớm.
Một dịp khác, em không nhớ đợt ấy đi leo ngọn nào, cả nhóm lại bắt chuyến xe đêm ngược Tây Bắc. Hình như nhà xe hôm ấy lại không cấp dép cho khách thì phải, nên lúc khuya xe dừng lại dọc đường em phải nhờ bác khách nằm giường bên cạnh, phiền bác lấy hộ em đôi giày. Bác “hàng xóm” với tay vào hộc ở cuối giường lấy một túi nylon đưa cho em, xong bác định ngả người nằm xuống tiếp. Em lại bảo, phiền bác đưa nốt em đôi giày, bác đã thương em thì thương cho trót ạ. Bác ấy ngạc nhiên quá, bảo, tôi đưa cho anh rồi mà! Em bảo, mới có một chiếc bác ạ, bác đưa nốt nửa còn lại cho nó có đôi. Bác hành khách có vẻ bán tín bán nghi, nhưng thấy em nói thế cũng cho tay vào hộc. Hóa ra còn một nửa đôi giày như lời em nói. Bác ấy, phần thì bất ngờ vì cặp giày quá khổ, phần nữa thấy buồn cười nên nói có vẻ như phân bua với mấy khách xung quanh, nửa có phần ngạc nhiên, nửa lại như dè bỉu, gớm! Giày gì mà to thế, đời thuở nào mỗi chiếc phải bỏ riêng một túi bao giờ!



Càng lên cao, sương mù càng đậm. Những đám cây phía xa bị chìm khuất trong một màn sương trắng đục.



Rừng hoang ma mị. Những cành cây trơ trụi vì vừa trải qua mùa băng giá thỉnh thoảng lại lắc lư theo từng đợt gió. Thân cây mốc thếch, phía ngoài lớp vỏ cây luôn có nhiều lớp rêu bao phủ, như một tấm áo xốp giúp cho cây tồn tại giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Lên cao hầu như không còn cây to. Cũng dễ hiểu, cây càng cao, đón gió càng nhiều, nên chỉ những cây cứng cáp, dẻo dai mới có thể tồn tại được



A Sính lấy con dao rừng dọn dẹp chỗ nghỉ cho đoàn. Lâu ngày không vận động nên A Sính có vẻ xuống sức.



Cả đoàn đã yên vị đâu đó, chú TA mới lò dò đi lên, loay hoay tìm chỗ đặt mình.



Chắc bị ảnh hưởng đợt rét vừa qua nên cây cỏ xung quanh nhìn tiêu điều, khô héo, thỉnh thoảng mới trông thấy một vài nụ đỗ quyên đang chuyển mình để đón mùa xuân.



Mấy bông hoa này trông như hoa chè, không rõ là loài gì, Thủ lĩnh quyết định đặt tên cho nó là chè san tuyết :D



Nghỉ ngơi một lúc, cả đoàn lại tiếp tục leo lên. Phía trước là hang đá mà có đoàn nghỉ lại vào đêm thứ hai. Chỗ này mà hạ trại thì được ưu điểm là kín gió, phiến đá tương đối bằng phẳng để căng lều. Nhưng khó khăn nhất là xa nguồn nước và mặt bằng hẹp. Tạm đáp ứng được việc ngủ, nhưng để có tý rượu chè rôm rả trò chuyện thì không đạt.
Thủ lĩnh nhìn nét mặt vẫn còn hớn hở lắm.



Lúc này vừa chính trưa. Gió thổi mạnh. Mấy đỉnh núi chập chờn hiện ra.



A Sính ngước mắt nhìn về đỉnh núi phía bên tay trái bảo, kia rồi. Cả nhóm hỏi, độ bao lâu thì đến chỗ leo. Quãng gần một tiếng nữa thôi, A Sính đáp. Thế thì anh em mình nghỉ một lát rồi lên chỗ tập kết ăn trưa luôn thể, cả đoàn quyết định thế.



Ngọn núi thật khác với hình dung của cả đoàn, và cũng khác so với những đỉnh chiều qua nhìn thấy khi mây tan. Em có cảm giác như đỉnh núi giống như cái đầu cụ Rùa hồ Gươm vừa tạ thế. Đỉnh cao nhất giống như môi trên của cụ, còn hàm dưới là đỉnh về nhì.



Thời tiết thật lạ lùng. Trời vừa nắng lên, trong vắt không một gợn mây, mây mù ở đâu ùn ùn đổ về che kín cả đỉnh núi trước mặt. Núi non cứ thế chập chờn ẩn hiện.
Mục tiêu đã hiện rõ nên ai nấy thấy quên cả mệt nhọc. Thỉnh thoảng lại ngước nhìn đỉnh núi phía trước. Hỏi A Sính, lát anh em mình lên đấy phải không? Vâng, chính nó đấy. Em nghĩ bụng, đỉnh nhọn hoắt và sừng sững thế kia làm sao mà lên được nhỉ?



Anh em đứng ngồi nghiêng ngả, tự thả lỏng cho thoải mái trước khi bước vào giai đoạn quyết định. Bánh kẹo, sô cô la, pho mai… lúc này được sử dụng để tiếp sức cho cuộc đua sắp tới.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Cứ nhìn thấy mục tiêu là lại thấy rần rật trong người, ai nấy đều hăng hái xốc ba lô lên đường. "Núi không đè nổi vai vươn tới". Thủ lĩnh hăng hái đi trước



Chú TA diễn một kiểu xuất quân



Còn đây là chú T.



Kể ra lúc này dừng ăn trưa chắc hợp lý hơn, nhưng nhìn thấy núi anh em có phần quá khích, nhìn gần nhưng leo còn bở hơi tai. Qua được khúc đầu tương đối bằng phẳng còn đỡ, càng leo lên càng dốc, bụng đói chân run, lại phải dừng nghỉ.



Để lên đỉnh, phải đi xuyên qua mỏm yên ngựa kẹp giữa hai đỉnh núi. Không có loài cây nào khác có thể đứng vững trên luồng đi của mây gió cuồn cuộn tràn qua hẽm núi, trừ những thảm trúc lùn, hay còn gọi là trúc “phất trần” dẻo dai mọc ken dày. Dù đã nép mình vào vách núi mà gió đại ngàn vẫn quần quật làm cả rừng trúc ngả nghiêng. Nhân nói chuyện tre trúc, em lại nhớ mấy lần tán dóc với mấy chú bạn Ivan, em bảo tre là cây “quốc mộc” (thực ra tre thuộc họ thân thảo, nhưng gọi là “quốc thảo” không sang :D bằng “quốc mộc” nên nó phải đổi sang bộ mộc) của nước tao, giống như cây bạch dương nước chúng mày. Em nhớ hồi tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô hãy còn bền chặt, có bài hát gì cứ thỉnh thoảnh lại được phát trên đài, đại để “Ở VN tôi thích nhất cây tre, ở LX tôi thích cây bạch dương”. Được thể em tán thêm, cây tre tượng trưng cho tiết tháo của người quân tử, cứng cỏi, anh hùng, cần cù, bất khuất …”tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…” Chú bạn Ivan cười cười, ừ cây tre chúng mày anh hùng, cứng cỏi…thảo nào chúng mày thích đánh nhau, y như … chúng tao vậy. Cả chúng tao lẫn chúng mày cứ hay tự khen mình cứng cỏi mà thiếu phần uyển chuyển (flexible), nên đánh nhau xong được thua gì thì cũng sứt đầu mẻ trán cả. Mày xem, Hội Đồng Bảo An LHQ có 5 thằng thì bọn mày đánh nhau hết với 4 thằng rồi, chỉ còn 1 thằng chưa đánh vì chưa có cơ hội đấy thôi!



Ấn tượng nhất nơi đây là tiếng gió mây vần vũ tạo nên âm thanh y như tiếng thác Bản Giốc ầm ầm đổ xuống dòng Quây Sơn vào mùa nước lớn. Nếu gọi là "Đỉnh gió hú" cũng không diễn tả hết tiếng gió mây gầm thét hoang dại giữa không gian hùng vĩ này đươc. Em hỏi A Sính, ở đây có cái thác nào đang đổ xuống hay sao mà nghe ầm ầm thế. A Sính đáp, chẳng có cái thác nào cả. Tiếng gió tuôn, mây chảy đấy. Nhìn chếch về hướng tây bắc, từng thảm mây trắng dày đặc trào qua các hẽm núi, trông như những thác nước khổng lồ tuôn chảy, dội vào những vách đá trước mặt, âm vang như sấm rền.



Nhiều đoàn leo đến mỏm “yên ngựa” này thì không thể lên tiếp được. Phần thì núi cao nguy hiểm, phần do thời tiết không thuận lợi. Theo như lời A Sính để leo lên đỉnh núi mà em ước lượng bằng mắt thường chắc cao đến vài trăm mét, thì sẽ phải leo cật lực khoảng 2 tiếng cả lên lẫn xuống.
Thấy vách núi nhẵn thín, cao sừng sững, chú Alex sau này thổ lộ, em hãi quá suýt đào ngũ.



Do cấu tạo địa hình, dãy Tả Giàng Phình tuy chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam như các dãy núi cao ở miền Tây Bắc nước ta, nhưng có mấy khối đá sững sững ở phía Tây Bắc dựng cao như bức trường thành, làm gió không thoát ra được, cứ quanh quẩn theo hình vòng cung bên trong các khối đá. Nhìn về hướng Đông Nam, mặt trời vẫn rực rỡ, từng thảm mây trắng bồng bềnh yên ả ôm ấp những dãy núi mờ xa.



Lúc này là 1 giờ chiều. Cả nhóm tụt xuống phía bên kia mỏm yên ngựa. Ở dưới chân ngọn núi này hoàn toàn lặng gió. Các luồng gió chỉ quét qua phía trên đầu mà cuộn lên phía trên. Mấy anh em nhanh chóng bầy bữa trưa ra, tranh thủ ăn nhanh dể còn kịp thời gian lên núi.



Đoạn khó khăn, nguy hiểm nhất đang ở phía trước. Vừa ăn em vừa nói đùa, các chú cố gắng ăn no, lỡ có mệnh hệ gì thì đỡ phải làm con ma đói. Giữa chốn núi cao hiểm trở, hoang vắng này không có ai cúng cho đâu. Cố làm ngụm rượu cho ấm người và để sau này đỡ thèm!
Cả nhóm quyết định ăn xong sẽ leo luôn A Mịch sẽ ở lại trông đồ, chỉ một mình A Sính hướng dẫn mọi người leo lên. A Sính bảo, đoạn này phải leo bốn chân, nên không thể cầm được gì ở tay nữa. Nếu mang nước theo cũng chỉ được mang chai nhỏ, bỏ lọt vào túi thôi nhé.

 

longphamdoan

Xe hơi
Biển số
OF-518848
Ngày cấp bằng
29/6/17
Số km
118
Động cơ
178,110 Mã lực
Tuổi
35
mình còn chưa được một lần đến đây bao giờ, mong có dịp sắp xếp được thời gian
 

longphamdoan

Xe hơi
Biển số
OF-518848
Ngày cấp bằng
29/6/17
Số km
118
Động cơ
178,110 Mã lực
Tuổi
35
một lần cũng từng leo núi lúc lên đến đỉnh núi cảm giác quá đã luôn
 

philong25

Xe máy
Biển số
OF-518964
Ngày cấp bằng
30/6/17
Số km
54
Động cơ
177,660 Mã lực
Tuổi
35
bài hay quá cụ, viết rất sâu sắc
 

hieumas

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-427437
Ngày cấp bằng
5/6/16
Số km
616
Động cơ
220,880 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Ha Noi
Hâm mộ cụ quá, khoản ăn uống đầy đủ quá :D .
 

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,134
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
Sau khi thả hai anh em cùng đồ đoàn xuống nhà, anh em A Sính quay xe đi đón ba anh em còn lại. Chú T & chú TA, có Thủ lĩnh chỉ huy, soi đèn lếch thếch bước đi trong đêm tối một cách hùng dũng. Đi được khoảng hơn 1km thì bắt gặp hai chàng hướng đạo. Tất cả kéo nhau về, nạp năng lượng để chuẩn bị cho một ngày vất vả.A Sính, có cái họ hơi lạ, lần đầu mới nghe, Khứ A Sính. Em phải hỏi đi hỏi lại mấy lần cho chắc, kẻo lại tự ý đổi họ chú ý sang họ khác. Mới 26 tuổi, nhưng đã có nhà cửa, vợ con tươm tất. Vách nhà được ghép bằng ván. Giường tủ, bàn ghế sạch sẽ. Mấy bì thóc to xếp đầy một góc nhà.
Có lẽ do phong tục người Mông, phụ nữ và trẻ con không chung mâm với khách. Cô vợ A Sính xới mấy bát cơm, gắp thức ăn rồi đem xuống bếp cho bà chị dâu và mấy đứa nhỏ. Cả đoàn quyết nghị phóng tay bữa đầu để bồi dưỡng sức dân. Thủ lĩnh cấp cả trứng, chả, lẫn bắp cải xào cho bữa sáng thêm phần hoành tráng.




Ăn xong thì trời cũng vừa hửng sáng, anh em A Sính làm 2 chuyến xe chở 2 cái lù-cở đầy đồ vào điểm tập kết cách nhà khoảng 3 km rồi sẽ quay về đón anh em sau. Lúc đầu tưởng rằng leo xong sẽ xuống núi trở lại đây nên anh em định gửi lại một số đồ dùng không cần thiết, nhưng khi biết điểm hạ sơn cách những 30 cây số, ở bên kia đỉnh núi thì ai nấy đều ngậm ngùi cho nốt vào túi, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Từ góc sân nhà A Sính nhìn ra khoảng trời trước mặt.



Hàng xóm A Sính lúc này mới ngủ dậy, vợ chồng ra hiên đánh răng. Nhờ ánh sáng của Đảng có khác, văn minh đô thị đã lan đến tận phum sóc bản mường.



Chụp kiểu ảnh cùng với vợ con các gia chủ



Sau khi hoàn thành các thủ tục, Thủ lĩnh dẫn đoàn quân lên đường



Tiễn đoàn chỉ có mẹ con đàn lợn, mà tính đến hôm nay có lẽ đã cùng bọn em âm dương chia lìa đôi ngả. Tiếc là lợn mẹ bị buộc vào cột nên không đưa tiễn ra tận bìa rừng.



"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".
Chú chó "bốn mắt" cứ hết chạy từ sân ra cổng sủa theo đoàn như muốn gửi lời chào vĩnh quyết.




Mấy anh em sắp ra tới đường lớn thì thấy A Sính quay xe về đón. A Mịch chắc được phân công ở lại canh đồ. Thủ lĩnh và chú Alex lên trước, ba anh em thủng thẳng đi sau. Mải ngắm cảnh vật nên quyên mất không để ý xe rẽ hướng nào. Nhìn quanh quất không thấy đâu. Chú T. bảo, em thấy rẽ bên phải. Em phân vân mất một lúc mới định được hướng đi về phía Ô Quy Hồ rồi mới tự tin bảo anh em cất bước.



Vừa ra đường lớn được mấy bước, đã thấy ngay trước mặt là cây cầu cùng tên với bản, cầu Chu Va, với đày đủ lý trình, trọng tải, độ dài.... Ba anh em bảo nhau, sao A Sính không dặn bọn mình đến cầu Chu Va thì xuống, có phải tiện hơn không? Lái xe thường để ý đến cầu phà hoặc cột cây số chứ mấy ai để ý đến bể nuôi cá hồi của dân bản bên đường. Thảo nào mà mấy chú tài xế khuyến mại cho đoàn thêm 5-7 cây số mà vẫn không thấy "bể nuôi cá hồi cô Tròn" như lời chỉ dẫn của A Sính đâu cả.
Còn sớm, ít người xe qua lại, chú T & chú TA đứng luôn giữa đường làm kiểu ảnh đánh dấu lãnh thổ.



Một ngôi nhà nằm sát ven đường. Trước sân, người Mông thường trồng một vài cây đào, hoặc mận. Cứ đến độ tết đến xuân về lại trổ hoa. Dường như hương vị ngày xuân vẫn còn vương vấn nơi đây. Một con chó mực nằm sưởi nắng trên tảng đá cao ngang nóc nhà nằm cạnh hàng rào, thấy anh em nghiêng ngó, cất tiếng sủa ông ổng.



Còn chú trâu đang tuổi dậy thì (!?!) thong dong gặm cỏ với bạn tình, nghếch miệng cười hềnh hệch như muốn hỏi: lũ Lừa ưa nặng kia, ngày xuân không chịu ở nhà, lại lỉnh kỉnh cõng đồ lên núi làm gì?



Đi được một quãng thì thấy A Sính phóng vù qua. Mấy anh em vội vẫy tay rối rít, vì tưởng chú không nhìn thấy. A Sính vòng lại, vẫn không chịu dừng xe, nói to: em về nhà lấy tấm bạt. Nhìn trời thế này chắc trên núi có mưa. Màn trời đùng đục mù sương, em nghĩ bụng, nếu mưa thì leo khoai lắm đây. Nhưng đã trót cưỡi lưng hổ rồi thì biết làm được gì. Trong lúc ấy thì Thủ lĩnh và chú Alex ngồi trông đống đồ tại điểm tập kết. Rỗi việc không biết làm gì nên lấy máy ảnh chụp cho nhau chơi, thấy trời mưa lất phất nên trong bụng cũng thấy kinh kinh.



Mấy năm gần đây, phong trào nuôi cá nước lạnh lên cao ở nhiều địa phương, nhất là tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các hồ nuôi cá hồi, cá tầm được dẫn nước từ núi cao xuống để vừa đảm bảo độ lạnh, lại phải sạch và thơm như … cô gái sông Hương dưới thời dân chủ gấp vạn lần tư bản. Xung quanh trồng đào “Tô Hiệu” để hoa đào, mặt cá soi ánh hồng lên nhau. Em chỉ ước rằng, những đêm trăng sáng, các nàng cá hồi hóa thành những mỹ nhân ngư tung tăng bơi lội rồi rủ nhau lên bờ tình tự cùng mấy chàng trai xê dịch giữa khung cảnh hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
Nó làm em nhớ câu chuyện hoa đào năm xưa….Thời gian (ngắn thôi) em tu nghiệp tại Bắc Kinh Đại Học, bên nước láng giềng. Phần lớn các “lảo sư” đều đứng tuổi và khô héo như các bà gia sư già trong các truyện kinh điển văn học phương Tây mà em đọc hồi còn bé. Giữa đám hoa khô ấy bỗng nhiên lại có một bông hoa tươi lạc vào. W. lảo sư còn lâu mới được gọi là đẹp với những tiêu chuẩn chấm thi sắc đẹp như bây giờ, nhưng lại có nét rất đặc trưng của người phụ nữ Trung Hoa cổ điển. Tròn trịa, hồng hào, cặp má lúc nào cũng đỏ au, thơm phức như hai quả táo Tây. Hôm chia tay, “lảo sư” nhấp vài giọt rượu, má hồng lại càng ửng đỏ, mắt ướt lại càng ngất ngây… Em gọi: Nàng ơi! Và khẽ đọc hai câu thơ cổ (Em ghi ra âm Hán Việt cho đễ đọc):
“Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Thơ Thôi Hiệu, tạm dịch là: Ngày này năm ngoái trong vườn này; Mặt người đẹp và hoa đào soi bóng hồng lên nhau).
Nàng cười, đưa cặp mắt long lanh, nồng nàn nhìn em, đọc tiếp hai câu sau: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thần bút Nguyễn Du dịch là: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Em hẹn: năm sau ta tới tìm nàng nhé? Nàng gật, chàng nhất định tới nhé, nhé! Đến bây giờ em vẫn còn ám ảnh bởi ánh mắt và giọng nói của nàng các cụ ạ! Em buông lời Trọng Thủy, nếu một mai hai nước có việc can qua, ta tìm nàng biết lấy gì làm dấu? Thấm thoắt mười mấy năm trời chưa trở lại vườn xưa chốn cũ, chẳng biết người đẹp còn đứng bên hoa đào đợi mình không…?




ảnh cuối là chỗ cuối đèo ô quy hồ à cụ
 

tiendung1209

Xe hơi
Biển số
OF-535122
Ngày cấp bằng
2/10/17
Số km
164
Động cơ
42 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Sau khi thả hai anh em cùng đồ đoàn xuống nhà, anh em A Sính quay xe đi đón ba anh em còn lại. Chú T & chú TA, có Thủ lĩnh chỉ huy, soi đèn lếch thếch bước đi trong đêm tối một cách hùng dũng. Đi được khoảng hơn 1km thì bắt gặp hai chàng hướng đạo. Tất cả kéo nhau về, nạp năng lượng để chuẩn bị cho một ngày vất vả.A Sính, có cái họ hơi lạ, lần đầu mới nghe, Khứ A Sính. Em phải hỏi đi hỏi lại mấy lần cho chắc, kẻo lại tự ý đổi họ chú ý sang họ khác. Mới 26 tuổi, nhưng đã có nhà cửa, vợ con tươm tất. Vách nhà được ghép bằng ván. Giường tủ, bàn ghế sạch sẽ. Mấy bì thóc to xếp đầy một góc nhà.
Có lẽ do phong tục người Mông, phụ nữ và trẻ con không chung mâm với khách. Cô vợ A Sính xới mấy bát cơm, gắp thức ăn rồi đem xuống bếp cho bà chị dâu và mấy đứa nhỏ. Cả đoàn quyết nghị phóng tay bữa đầu để bồi dưỡng sức dân. Thủ lĩnh cấp cả trứng, chả, lẫn bắp cải xào cho bữa sáng thêm phần hoành tráng.




Ăn xong thì trời cũng vừa hửng sáng, anh em A Sính làm 2 chuyến xe chở 2 cái lù-cở đầy đồ vào điểm tập kết cách nhà khoảng 3 km rồi sẽ quay về đón anh em sau. Lúc đầu tưởng rằng leo xong sẽ xuống núi trở lại đây nên anh em định gửi lại một số đồ dùng không cần thiết, nhưng khi biết điểm hạ sơn cách những 30 cây số, ở bên kia đỉnh núi thì ai nấy đều ngậm ngùi cho nốt vào túi, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Từ góc sân nhà A Sính nhìn ra khoảng trời trước mặt.



Hàng xóm A Sính lúc này mới ngủ dậy, vợ chồng ra hiên đánh răng. Nhờ ánh sáng của Đảng có khác, văn minh đô thị đã lan đến tận phum sóc bản mường.



Chụp kiểu ảnh cùng với vợ con các gia chủ



Sau khi hoàn thành các thủ tục, Thủ lĩnh dẫn đoàn quân lên đường



Tiễn đoàn chỉ có mẹ con đàn lợn, mà tính đến hôm nay có lẽ đã cùng bọn em âm dương chia lìa đôi ngả. Tiếc là lợn mẹ bị buộc vào cột nên không đưa tiễn ra tận bìa rừng.



"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".
Chú chó "bốn mắt" cứ hết chạy từ sân ra cổng sủa theo đoàn như muốn gửi lời chào vĩnh quyết.




Mấy anh em sắp ra tới đường lớn thì thấy A Sính quay xe về đón. A Mịch chắc được phân công ở lại canh đồ. Thủ lĩnh và chú Alex lên trước, ba anh em thủng thẳng đi sau. Mải ngắm cảnh vật nên quyên mất không để ý xe rẽ hướng nào. Nhìn quanh quất không thấy đâu. Chú T. bảo, em thấy rẽ bên phải. Em phân vân mất một lúc mới định được hướng đi về phía Ô Quy Hồ rồi mới tự tin bảo anh em cất bước.



Vừa ra đường lớn được mấy bước, đã thấy ngay trước mặt là cây cầu cùng tên với bản, cầu Chu Va, với đày đủ lý trình, trọng tải, độ dài.... Ba anh em bảo nhau, sao A Sính không dặn bọn mình đến cầu Chu Va thì xuống, có phải tiện hơn không? Lái xe thường để ý đến cầu phà hoặc cột cây số chứ mấy ai để ý đến bể nuôi cá hồi của dân bản bên đường. Thảo nào mà mấy chú tài xế khuyến mại cho đoàn thêm 5-7 cây số mà vẫn không thấy "bể nuôi cá hồi cô Tròn" như lời chỉ dẫn của A Sính đâu cả.
Còn sớm, ít người xe qua lại, chú T & chú TA đứng luôn giữa đường làm kiểu ảnh đánh dấu lãnh thổ.



Một ngôi nhà nằm sát ven đường. Trước sân, người Mông thường trồng một vài cây đào, hoặc mận. Cứ đến độ tết đến xuân về lại trổ hoa. Dường như hương vị ngày xuân vẫn còn vương vấn nơi đây. Một con chó mực nằm sưởi nắng trên tảng đá cao ngang nóc nhà nằm cạnh hàng rào, thấy anh em nghiêng ngó, cất tiếng sủa ông ổng.



Còn chú trâu đang tuổi dậy thì (!?!) thong dong gặm cỏ với bạn tình, nghếch miệng cười hềnh hệch như muốn hỏi: lũ Lừa ưa nặng kia, ngày xuân không chịu ở nhà, lại lỉnh kỉnh cõng đồ lên núi làm gì?



Đi được một quãng thì thấy A Sính phóng vù qua. Mấy anh em vội vẫy tay rối rít, vì tưởng chú không nhìn thấy. A Sính vòng lại, vẫn không chịu dừng xe, nói to: em về nhà lấy tấm bạt. Nhìn trời thế này chắc trên núi có mưa. Màn trời đùng đục mù sương, em nghĩ bụng, nếu mưa thì leo khoai lắm đây. Nhưng đã trót cưỡi lưng hổ rồi thì biết làm được gì. Trong lúc ấy thì Thủ lĩnh và chú Alex ngồi trông đống đồ tại điểm tập kết. Rỗi việc không biết làm gì nên lấy máy ảnh chụp cho nhau chơi, thấy trời mưa lất phất nên trong bụng cũng thấy kinh kinh.



Mấy năm gần đây, phong trào nuôi cá nước lạnh lên cao ở nhiều địa phương, nhất là tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các hồ nuôi cá hồi, cá tầm được dẫn nước từ núi cao xuống để vừa đảm bảo độ lạnh, lại phải sạch và thơm như … cô gái sông Hương dưới thời dân chủ gấp vạn lần tư bản. Xung quanh trồng đào “Tô Hiệu” để hoa đào, mặt cá soi ánh hồng lên nhau. Em chỉ ước rằng, những đêm trăng sáng, các nàng cá hồi hóa thành những mỹ nhân ngư tung tăng bơi lội rồi rủ nhau lên bờ tình tự cùng mấy chàng trai xê dịch giữa khung cảnh hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
Nó làm em nhớ câu chuyện hoa đào năm xưa….Thời gian (ngắn thôi) em tu nghiệp tại Bắc Kinh Đại Học, bên nước láng giềng. Phần lớn các “lảo sư” đều đứng tuổi và khô héo như các bà gia sư già trong các truyện kinh điển văn học phương Tây mà em đọc hồi còn bé. Giữa đám hoa khô ấy bỗng nhiên lại có một bông hoa tươi lạc vào. W. lảo sư còn lâu mới được gọi là đẹp với những tiêu chuẩn chấm thi sắc đẹp như bây giờ, nhưng lại có nét rất đặc trưng của người phụ nữ Trung Hoa cổ điển. Tròn trịa, hồng hào, cặp má lúc nào cũng đỏ au, thơm phức như hai quả táo Tây. Hôm chia tay, “lảo sư” nhấp vài giọt rượu, má hồng lại càng ửng đỏ, mắt ướt lại càng ngất ngây… Em gọi: Nàng ơi! Và khẽ đọc hai câu thơ cổ (Em ghi ra âm Hán Việt cho đễ đọc):
“Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Thơ Thôi Hiệu, tạm dịch là: Ngày này năm ngoái trong vườn này; Mặt người đẹp và hoa đào soi bóng hồng lên nhau).
Nàng cười, đưa cặp mắt long lanh, nồng nàn nhìn em, đọc tiếp hai câu sau: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thần bút Nguyễn Du dịch là: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Em hẹn: năm sau ta tới tìm nàng nhé? Nàng gật, chàng nhất định tới nhé, nhé! Đến bây giờ em vẫn còn ám ảnh bởi ánh mắt và giọng nói của nàng các cụ ạ! Em buông lời Trọng Thủy, nếu một mai hai nước có việc can qua, ta tìm nàng biết lấy gì làm dấu? Thấm thoắt mười mấy năm trời chưa trở lại vườn xưa chốn cũ, chẳng biết người đẹp còn đứng bên hoa đào đợi mình không…?




cụ chủ kể chuyện rất lôi cuốn
 

conanb3t

Xe hơi
Biển số
OF-387881
Ngày cấp bằng
19/10/15
Số km
121
Động cơ
239,990 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Phúc
Đọc cái tên địa danh đã méo hết cả mồm. Nhưng công nhận, đất nước mình cảnh đẹp quá
 

tiendung1209

Xe hơi
Biển số
OF-535122
Ngày cấp bằng
2/10/17
Số km
164
Động cơ
42 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Không sợ lạc đường nên lúc này em bám sát A Mịch đi lên trước hàng quân, chú Alex đi ngay sau.



Đường đi chốc chốc lại phải vắt từ bên này qua bên kia suối, men theo lối mòn lên các nương thảo quả và bãi chăn thả của đồng bào mà đi. Tuy rằng dễ đi, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải leo bằng bốn chân. Một bên vách đá trơn trượt, phải lựa chỗ đặt chân vào các gờ nhỏ, một bên đã là khe suối. Thực ra đoạn này chưa đến nỗi nguy hiểm, có sẩy tay thì gẫy chân là cùng thôi chứ chưa đến nỗi phải bó chiếu thả trôi xuôi.
Chú Alex có ve hơi "cậu phao năng" nên leo trèo hơi vất vả



Lại đảo cánh sang bên kia suối. Việc leo núi vào mùa mưa gần như không thể. Một số đoàn tuy trẻ khỏe hơn đoàn em, nhưng đều phải quay lại khi đụng phải dòng suối hung hãn gầm thét, tung bọt trắng xóa, sẵn sàng cuốn đi tất cả trên dòng chảy của nó. Nhóm em, chẳng còn sức đâu mà cậy nên mới phải tính toán thời điểm lên đường, “trẻ dùng sức, già dùng mưu”, nhờ “Cô” thương, nên trong các lần đi, phần lớn đều gặp thời tiết thuận lợi.
Sau bước nhảy hoàn hảo, chú Alex đáp xuống an toàn trên một mỏm đá, tuy có phần hơi loạng choạng.


Thay mặt tổ chức, em chúc mừng chú Alex vượt Vũ Môn thành công. Tuy nhiên không quên nhắc nhở, thắng lợi tuy lớn, nhưng vẫn chỉ là bước đầu, đồng chí cần cố gắng hơn nữa.
Hai anh em bắt chước kiểu bắt tay nhau của Hồng quân Liên Xô hội sư với quân Đồng Minh bên sông Elber khi tiến vào đất Đức trong Thế Chiến II.



Thủ lĩnh tự tin sải một bước dài…nhưng có vẻ đế giày chống đạn bám không chắc nên vội vàng gập người vươn hai tay vồ chặt lấy tảng đá. Phía sau, chú TA vội vàng “chị ngã em nâng”. Đối với những chuyến đi leo núi hay vượt ghềnh đá như thế này thì việc phải thửa đôi giày chuyên dụng tỏ ra hết sức cần thiết. Đế phải chắc để đỡ đau chân, phải bám đá nhưng lại không được bám bùn, bền chắc nhưng lại phải nhẹ, chưa tính chuyện chất lượng cao mà giá phải rẻ… Tóm lại là toàn những đòi hỏi rất oái oăm.



Thuộc ngay bài học của Thủ lĩnh, chú TA ngồi xuống lò dò qua suối cho chắc ăn. Tuy hơi ngượng với bản lĩnh đàn ông ngày nay, nhưng, tránh voi chẳng xấu mặt nào. An toàn mới là quan trọng. Phải lấy câu "Kiềng canh nóng mà thổi cả rau nguội" làm răn sợ. Bọn em không dám thò chân xuống suối chẳng qua sợ phải đi giày ướt thì vừa khó chịu, lại mất sức, giảm mất tốc độ nên thành ra gìn giữ cặp giày thôi chứ không phải yêu cặp giày quá mức như vậy.



Chú TA sau những phút căng thẳng, cứ tưởng bộ trym-kò đã bay đâu mất, hóa ra vẫn còn. Mừng quá!



Cả đoàn an toàn qua suối. Chú Alex lúc này lột hết áo len, khăn, mũ để lấy chỗ cho mồ hôi chảy. Bên này A Mịch cất bước lên đường, bên kia suối A Sính mới thủng thẳng xốc gùi đứng dậy.

trải nghiệm thích quá cụ nhỉ
chúc các cụ có chuyến đi vui vẻ
 

HorsePower

Xe container
Biển số
OF-40974
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
8,939
Động cơ
557,605 Mã lực
Chủ Nhật chờ bài này mà chưa được đọc tiếp, bèn cmt vào để nó nổi lên, đồng thời nhắc chủ thớt quay lại chăm bài.
Với những chuyến thế này phải dành tình cảm đặc biệt, khâm phục, bái phục, nể phục và cuối cùng là phủ phục....kaka
Vì vận vào thân là không bao giờ thực hiện đc chuyến thế này tuy không ngừng ao ước, mỗi năm thêm tuổi, gối chùn, vai mỏi, ao ước ngày 1 xa vời và dần thành thần thoại.
Mời cụ tiếp.
 

trangcucai

Xe buýt
Biển số
OF-366200
Ngày cấp bằng
10/5/15
Số km
925
Động cơ
264,335 Mã lực
Nơi ở
https://trahoasen.vn/
Website
traminhcuong.com
Sau khi thả hai anh em cùng đồ đoàn xuống nhà, anh em A Sính quay xe đi đón ba anh em còn lại. Chú T & chú TA, có Thủ lĩnh chỉ huy, soi đèn lếch thếch bước đi trong đêm tối một cách hùng dũng. Đi được khoảng hơn 1km thì bắt gặp hai chàng hướng đạo. Tất cả kéo nhau về, nạp năng lượng để chuẩn bị cho một ngày vất vả.A Sính, có cái họ hơi lạ, lần đầu mới nghe, Khứ A Sính. Em phải hỏi đi hỏi lại mấy lần cho chắc, kẻo lại tự ý đổi họ chú ý sang họ khác. Mới 26 tuổi, nhưng đã có nhà cửa, vợ con tươm tất. Vách nhà được ghép bằng ván. Giường tủ, bàn ghế sạch sẽ. Mấy bì thóc to xếp đầy một góc nhà.
Có lẽ do phong tục người Mông, phụ nữ và trẻ con không chung mâm với khách. Cô vợ A Sính xới mấy bát cơm, gắp thức ăn rồi đem xuống bếp cho bà chị dâu và mấy đứa nhỏ. Cả đoàn quyết nghị phóng tay bữa đầu để bồi dưỡng sức dân. Thủ lĩnh cấp cả trứng, chả, lẫn bắp cải xào cho bữa sáng thêm phần hoành tráng.




Ăn xong thì trời cũng vừa hửng sáng, anh em A Sính làm 2 chuyến xe chở 2 cái lù-cở đầy đồ vào điểm tập kết cách nhà khoảng 3 km rồi sẽ quay về đón anh em sau. Lúc đầu tưởng rằng leo xong sẽ xuống núi trở lại đây nên anh em định gửi lại một số đồ dùng không cần thiết, nhưng khi biết điểm hạ sơn cách những 30 cây số, ở bên kia đỉnh núi thì ai nấy đều ngậm ngùi cho nốt vào túi, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Từ góc sân nhà A Sính nhìn ra khoảng trời trước mặt.



Hàng xóm A Sính lúc này mới ngủ dậy, vợ chồng ra hiên đánh răng. Nhờ ánh sáng của Đảng có khác, văn minh đô thị đã lan đến tận phum sóc bản mường.



Chụp kiểu ảnh cùng với vợ con các gia chủ



Sau khi hoàn thành các thủ tục, Thủ lĩnh dẫn đoàn quân lên đường



Tiễn đoàn chỉ có mẹ con đàn lợn, mà tính đến hôm nay có lẽ đã cùng bọn em âm dương chia lìa đôi ngả. Tiếc là lợn mẹ bị buộc vào cột nên không đưa tiễn ra tận bìa rừng.



"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".
Chú chó "bốn mắt" cứ hết chạy từ sân ra cổng sủa theo đoàn như muốn gửi lời chào vĩnh quyết.




Mấy anh em sắp ra tới đường lớn thì thấy A Sính quay xe về đón. A Mịch chắc được phân công ở lại canh đồ. Thủ lĩnh và chú Alex lên trước, ba anh em thủng thẳng đi sau. Mải ngắm cảnh vật nên quyên mất không để ý xe rẽ hướng nào. Nhìn quanh quất không thấy đâu. Chú T. bảo, em thấy rẽ bên phải. Em phân vân mất một lúc mới định được hướng đi về phía Ô Quy Hồ rồi mới tự tin bảo anh em cất bước.



Vừa ra đường lớn được mấy bước, đã thấy ngay trước mặt là cây cầu cùng tên với bản, cầu Chu Va, với đày đủ lý trình, trọng tải, độ dài.... Ba anh em bảo nhau, sao A Sính không dặn bọn mình đến cầu Chu Va thì xuống, có phải tiện hơn không? Lái xe thường để ý đến cầu phà hoặc cột cây số chứ mấy ai để ý đến bể nuôi cá hồi của dân bản bên đường. Thảo nào mà mấy chú tài xế khuyến mại cho đoàn thêm 5-7 cây số mà vẫn không thấy "bể nuôi cá hồi cô Tròn" như lời chỉ dẫn của A Sính đâu cả.
Còn sớm, ít người xe qua lại, chú T & chú TA đứng luôn giữa đường làm kiểu ảnh đánh dấu lãnh thổ.



Một ngôi nhà nằm sát ven đường. Trước sân, người Mông thường trồng một vài cây đào, hoặc mận. Cứ đến độ tết đến xuân về lại trổ hoa. Dường như hương vị ngày xuân vẫn còn vương vấn nơi đây. Một con chó mực nằm sưởi nắng trên tảng đá cao ngang nóc nhà nằm cạnh hàng rào, thấy anh em nghiêng ngó, cất tiếng sủa ông ổng.



Còn chú trâu đang tuổi dậy thì (!?!) thong dong gặm cỏ với bạn tình, nghếch miệng cười hềnh hệch như muốn hỏi: lũ Lừa ưa nặng kia, ngày xuân không chịu ở nhà, lại lỉnh kỉnh cõng đồ lên núi làm gì?



Đi được một quãng thì thấy A Sính phóng vù qua. Mấy anh em vội vẫy tay rối rít, vì tưởng chú không nhìn thấy. A Sính vòng lại, vẫn không chịu dừng xe, nói to: em về nhà lấy tấm bạt. Nhìn trời thế này chắc trên núi có mưa. Màn trời đùng đục mù sương, em nghĩ bụng, nếu mưa thì leo khoai lắm đây. Nhưng đã trót cưỡi lưng hổ rồi thì biết làm được gì. Trong lúc ấy thì Thủ lĩnh và chú Alex ngồi trông đống đồ tại điểm tập kết. Rỗi việc không biết làm gì nên lấy máy ảnh chụp cho nhau chơi, thấy trời mưa lất phất nên trong bụng cũng thấy kinh kinh.



Mấy năm gần đây, phong trào nuôi cá nước lạnh lên cao ở nhiều địa phương, nhất là tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các hồ nuôi cá hồi, cá tầm được dẫn nước từ núi cao xuống để vừa đảm bảo độ lạnh, lại phải sạch và thơm như … cô gái sông Hương dưới thời dân chủ gấp vạn lần tư bản. Xung quanh trồng đào “Tô Hiệu” để hoa đào, mặt cá soi ánh hồng lên nhau. Em chỉ ước rằng, những đêm trăng sáng, các nàng cá hồi hóa thành những mỹ nhân ngư tung tăng bơi lội rồi rủ nhau lên bờ tình tự cùng mấy chàng trai xê dịch giữa khung cảnh hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
Nó làm em nhớ câu chuyện hoa đào năm xưa….Thời gian (ngắn thôi) em tu nghiệp tại Bắc Kinh Đại Học, bên nước láng giềng. Phần lớn các “lảo sư” đều đứng tuổi và khô héo như các bà gia sư già trong các truyện kinh điển văn học phương Tây mà em đọc hồi còn bé. Giữa đám hoa khô ấy bỗng nhiên lại có một bông hoa tươi lạc vào. W. lảo sư còn lâu mới được gọi là đẹp với những tiêu chuẩn chấm thi sắc đẹp như bây giờ, nhưng lại có nét rất đặc trưng của người phụ nữ Trung Hoa cổ điển. Tròn trịa, hồng hào, cặp má lúc nào cũng đỏ au, thơm phức như hai quả táo Tây. Hôm chia tay, “lảo sư” nhấp vài giọt rượu, má hồng lại càng ửng đỏ, mắt ướt lại càng ngất ngây… Em gọi: Nàng ơi! Và khẽ đọc hai câu thơ cổ (Em ghi ra âm Hán Việt cho đễ đọc):
“Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Thơ Thôi Hiệu, tạm dịch là: Ngày này năm ngoái trong vườn này; Mặt người đẹp và hoa đào soi bóng hồng lên nhau).
Nàng cười, đưa cặp mắt long lanh, nồng nàn nhìn em, đọc tiếp hai câu sau: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thần bút Nguyễn Du dịch là: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Em hẹn: năm sau ta tới tìm nàng nhé? Nàng gật, chàng nhất định tới nhé, nhé! Đến bây giờ em vẫn còn ám ảnh bởi ánh mắt và giọng nói của nàng các cụ ạ! Em buông lời Trọng Thủy, nếu một mai hai nước có việc can qua, ta tìm nàng biết lấy gì làm dấu? Thấm thoắt mười mấy năm trời chưa trở lại vườn xưa chốn cũ, chẳng biết người đẹp còn đứng bên hoa đào đợi mình không…?




Có món trâu rừng nhắm rượu rùi ahihi
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Mấy cụ đi rừng mà dùng balo du lịch thì chỉ được một hai lần là gai xé rách hết...cũng nên tránh đi dưới lòng suối- chỉ một trận mưa là có thể có lũ quét.
 

songvedem

Xe tăng
Biển số
OF-24146
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
1,246
Động cơ
503,922 Mã lực
Anh Giáo leo nốt cái vách đá lộng gió đi. Cung đường vẫn bồi hồi và giữ nguyên trân giá trị đến tận bây giờ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top