[CCCĐ] Huyền ảo Tả Yàng Phình

Biển số
OF-503633
Ngày cấp bằng
8/4/17
Số km
339
Động cơ
188,721 Mã lực
Tuổi
44
Lập đỉnh rồi vẫn hóng cơm tối ở lán thảo quả đêm trước của cc ạ
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Vừa đi em vừa ngẫm nghĩ, đoạn này đúng là cung đường của máu và hoa. Hoa thì mỗi năm chỉ nở một lần vào mùa xuân, máu thì đổ quanh năm. Máu đây là máu của rừng. Nhiều cây cổ thụ chỉ còn trơ gốc suốt dọc lối đi, gỗ xẻ nguyên khối nằm ngổn ngang giữa rừng một cách công khai, ngạo nghễ không cần phải dấu diếm gì cả.
Nguyên nhân mất rừng, theo như thông lệ, các cơ quan chức năng giải trình đều do … khách quan và đúng quy trình. Rừng cứ mất đều đều mà không ai phải chịu trách nhiệm. Nhiều ý kiến cho rằng, cách quản lý đất đai, rừng núi theo như hiện nay, nghĩa là ”sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” có gì đó chưa ổn. Người dân miền núi thường bị gán cho là do tập tục du canh du cư mà rừng núi bị tàn phá. Thực ra không hẳn vậy. Trừ một số tộc người cực kỳ lạc hậu như người Rục (Lá Vàng) sống tách biệt giữa đại ngàn Trường Sơn mới còn tập tục này. Thực ra, cái gọi là “nhà” của họ toàn là mấy cành cây hoặc hang hốc, phủ lá cây rừng lên làm mái che mưa nắng, bao giờ lá ngả màu vàng thì lại rời đi. “Nhà” như thế cần gì phải phá rừng? Chắc các cụ các mợ cũng đã từng thấy những ngôi nhà sàn hoành tráng của người Thái, người Dao … ở Tây Bắc được dựng trên những chiếc cột gỗ to bằng cả người ôm, những ngôi nhà rông hùng vĩ của người Ja rai, Ê đê… ở Tây Nguyên. Những ngôi nhà như thế không thể di chuyển nay đây mai đó, hoặc không thể bị đốt bỏ khi họ “du cư’. Người miền núi không du cư. Họ cũng không du canh, mà là luân canh. Hồi trước người dân có quyền sở hữu nên họ chủ động trong việc khai thác đất đai, rừng núi. Họ lần lượt đốt từng khoảnh rừng để làm nương. Vài ba năm, khi đất đai cạn kiệt, bởi đất rừng có độ dốc lớn, không thể giữ được sự màu mỡ lâu dài để canh tác như ở miền xuôi, họ lại rời qua mảnh khác. Cứ như vậy, vài ba chục năm sau họ lại quay trở lại mảnh ban đầu mà lúc bấy giờ đã trở lại thành rừng. Đồng ý là người dân có phá rừng, nhưng mà là phá "có kế hoạch, đúng quy trình" :D, cứ không phá một cách quyết liệt và đồng loạt như kiểu lâm tặc. Trong lịch sử của người dân miền ngược, rừng núi không thể có chuyện vô chủ. Từng mỏm đá, khe suối, cánh rừng … đều thuộc sở hữu của một làng bản cụ thể nào đó. Các dân tộc miền núi từ ngàn xưa đã sở hữu và sử dụng đất rừng, bằng các luật tục và cả tâm linh nên không có chuyện núi rừng bị tàn phá dữ dội như thời kỳ sau này, khi làng đã mất quyền sở hữu và quản lý đất đai.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Hôm qua, em tình cờ trò chuyện với một anh bạn từng đóng quân ở Bảo Thắng, lúc bấy giờ còn thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, vào những năm 1989-1991. Anh bạn kể, hồi ấy bọn em thích nhất là được đi … phá rừng :)), bởi những hôm ấy luôn được ăn no, mà lính thì quanh năm đói. Em hỏi, đi làm kinh tế cho đơn vị à. Không phải, anh bạn trả lời, anh có biết người ta gọi việc đi chặt cây, xẻ gỗ là gì không. Em bảo chịu. Gọi là đi lấy củi cho đơn vị anh ạ. Em cười, tớ cũng biết là hồi ấy lính chốt đã từng đặt vè về việc vào rừng tìm gỗ lát, gỗ lim về đóng bàn ghế, giường tủ cho chỉ huy “Lát lát lim lim/ Thủ trưởng đi tìm/ Chúng em đi vác/ Lim lim lát lát/ Vai chúng em nát …” mà không biết đến từ “lấy củi” như đi xiếc ngôn từ này.
Đấy cũng chỉ là một ví dụ, nhưng có lẽ không đáng mấy bởi cách phá rừng vẫn còn thủ công. Trong một thời gian dài, rừng bị tàn sát dữ dội. Mật độ che phủ từ khoảng 43% (14 triệu ha) năm 1945, đến nay chỉ còn khoảng hơn 30%(trên dưới 10 triệu ha). Điều đáng nói là chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Những cánh rừng nguyên sinh đã ngã xuống hàng loạt từ Tây Bắc đến Tây Nguyên, từ Việt Bắc đến khắp một dải Miền Trung, để nhường chỗ cho những nông trường cà phê, cao su, những công trình thủy điện, hay thậm chí biến thành đồi trọc. Một số cánh rừng được trồng lại, nhưng không còn sự đa dạng sinh học như trước, thậm chí một số nơi thay thế rừng tự nhiên bằng rừng tre. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Cục Môi trường năm 2005, diện tích rừng nguyên sinh của cả nước chỉ còn 8%. Chất lượng che phủ, giữ nước, giữ đất của rừng nước ta đã sụt giảm thê thảm, vì thế lũ lụt, hạn hán diễn ra hầu như khắp cả nước và ngày càng nghiêm trọng.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Vai trò của các bản làng miền núi trước đây rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Theo như cụ Marx, xã hội loài người phát triển qua năm hình thái, thì trong một chừng mực nào đó – em không có ý xúc phạm – một số dân tộc thiểu số có vẻ như đang dừng lại ở dạng bộ tộc, mà chưa vươn đến tầm văn minh phong kiến như các dân tộc miền xuôi, nên người dân chỉ mới được quyền sử dụng mà chưa được trực tiếp quản lý đất đai. Các Thống lý, Phìa, Tạo ... thay mặt bản làng chịu trách nhiệm phân chia các cánh rừng cho cư dân trong bản sử dụng, quyền sở hữu vẫn thuộc về cộng đồng làng bản. Bởi thế, nếu cư dân vi phạm các luật lệ, quy định có thể bị làng lấy lại giao cho người khác. Nặng nữa thì bị đuổi ra khỏi làng thành những con sói bơ vơ không còn đất sống. Trong một số truyện miền ngược trước đây, thỉnh thoảng ta bắt gặp việc một số người bị làng coi là “ma gà”, hay là hiện thân của ma quỷ, dịch bệnh, đem lại tai ương cho làng, bị làng xua đuổi, sống vật vờ ở bìa rừng, cô đơn tủi cực… thế nào.
Hình minh họa, một đám “ma gà” bị làng xua đuổi phải đi tìm đất sống :((

 

tkminh

Xe máy
Biển số
OF-55294
Ngày cấp bằng
19/1/10
Số km
82
Động cơ
449,820 Mã lực
Vai trò của các bản làng miền núi trước đây rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Theo như cụ Marx, xã hội loài người phát triển qua năm hình thái, thì trong một chừng mực nào đó – em không có ý xúc phạm – một số dân tộc thiểu số có vẻ như đang dừng lại ở dạng bộ tộc, mà chưa vươn đến tầm văn minh phong kiến như các dân tộc miền xuôi, nên người dân chỉ mới được quyền sử dụng mà chưa được trực tiếp quản lý đất đai. Các Thống lý, Phìa, Tạo ... thay mặt bản làng chịu trách nhiệm phân chia các cánh rừng cho cư dân trong bản sử dụng, quyền sở hữu vẫn thuộc về cộng đồng làng bản. Bởi thế, nếu cư dân vi phạm các luật lệ, quy định có thể bị làng lấy lại giao cho người khác. Nặng nữa thì bị đuổi ra khỏi làng thành những con sói bơ vơ không còn đất sống. Trong một số truyện miền ngược trước đây, thỉnh thoảng ta bắt gặp việc một số người bị làng coi là “ma gà”, hay là hiện thân của ma quỷ, dịch bệnh, đem lại tai ương cho làng, bị làng xua đuổi, sống vật vờ ở bìa rừng, cô đơn tủi cực… thế nào.
Hình minh họa, một đám “ma gà” bị làng xua đuổi phải đi tìm đất sống :((

Con ma gà trong hình chính là em ạ. :) :) :)
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Lâm tặc hơi hoang, chỉ lấy gỗ phần thân lớn, còn ngọn và cành thì để cho mục nát giữa núi rừng. Bọn em phải leo qua phần bị vứt lại mới đi xuống được.
Kiểu phá rừng theo kiểu tận diệt như thế này diễn ra khắp nơi, bởi lẽ những kẻ phá rừng chỉ cần lấy hết gỗ là “quất ngựa truy phong”, đâu cần biết rừng là nguồn sống lâu dài của cư dân bản địa, những người sinh ra từ rừng núi và khi chết đi cũng gửi lại thân xác cho núi rừng. Điều đau khổ và trớ trêu là phần lớn các lâm tặc trực tiếp ra tay phá đi chính “nồi cơm” lâu dài của chính mình, lại là những người dân sở tại, còn những kẻ chủ mưu thì vẫn ung dung ở tận chốn nào. Nếu tiếng nói của các già làng, trưởng bản – những người thực sự có uy tín và khả năng, được dân làng trực tiếp bầu ra, chứ không phải được “trên” bổ nhiệm như hiện nay – vẫn còn “có gang có thép” như ngày làng có quyền quản lý rừng núi thì có lẽ em và các cụ các mợ nếu có muốn đi rừng hay “lên đỉnh” chắc cũng phải kiếm con gà, chai rượu xin phép già làng chứ đâu dám tự tung tự tác, nói gì đến chuyện phá nàng Tô Thị nung vôi hay bạt núi san đồi mà xây cáp treo với cả “chùa Tàu” như bây giờ? Những khu rừng, những ngọn núi ở những nơi cao nhất luôn được dành riêng cho thần linh như thần Núi, thần Khe suối, thần Gió, thần Cây, thần Sấm sét…. Đấy là những nơi linh thiêng nhất mà không ai dám phạm đến. Dù cây rừng trong những khu rừng thiêng ấy có mục nát gãy đổ, dù muông thú có đàn đàn lũ lũ chạy nhảy trong đó, người dân cũng không dám đụng tới của thần. Những khu rừng giành riêng cho việc cúng tế, nơi diễn ra các lễ hội hàng năm của làng, dân bản cũng không được đụng tới. Những khu rừng ma, bao quanh những nơi chôn cất người chết, để cho linh hồn người chết trú ngụ, người sống không dám tranh giành. Cả những người không may đi rừng bị rắn cắn, hổ vồ, gấu tát bỏ mình, cũng được dành riêng cho những cây to, những hốc đá để linh hồn trú ngụ. Ngay cả những khu rừng để cho dân làng sử dụng, việc khai thác cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định của năm. Sau lễ mở cửa rừng, người dân mới được vào rừng chặt cây hay săn bắn. Họ kiêng săn bắn vào mùa sinh sản của thú rừng, không được giết con non hay con mẹ đang nuôi con, không được khai thác vào mùa măng mọc… vv.
Bao nhiêu tập tục ràng buộc cả về cuộc sống trần thế lẫn cuộc sống tâm linh con người ta như thế mới gìn giữ được rừng núi. Nhờ thế, rừng nguyên sinh mới tồn tại để chở che cho những dãy núi cao và thượng nguồn của những con sông suốt hàng ngàn năm nay, là nguồn sống vĩnh hằng cho bao thế hệ. Đấy chính là văn hóa rừng, đâu phải là hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan như những người “tiến bộ” chê bai.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Mặc dù nhìn chung cả cả cung đường là đi xuống, nhưng cũng không thể đi nhanh. Phần thì trải qua một ngày mệt mỏi, càng về chiều càng đuối sức, phần thì khi leo xuống, trọng lực dồn cho hai đầu gối và phần mũi chân, gối mỏi chân chùng cả rồi nên ai nấy chỉ nhúc nhắc đi.
Do đã một lần bị Thủ lĩnh tra tấn bằng cách bắt đi giầy chật, nên em như chim sợ cành cong, phải sắm đôi ghệt rộng một chút cho chắc. Cứ tưởng tính thế là khôn, không ngờ lại như chuyện "Tái Ông thất mã", ghệt thì rộng mà bàn chân em lại toàn xương nên cứ hay bị trượt trong giầy. Lắm lúc đi xuống, đầu ngón chân húc vào mũi giầy đau điếng. Tình cảnh của em lúc này bi hài và trớ trêu y như mấy "ông Tây An Nam" lấy phải vợ đầm, suốt đêm cứ phải múa gậy vườn hoang :(. Bởi thế em đành tập tễnh đi sau.

 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Có ít hoa thay đổi không khí, kẻo các cụ lại bảo em chỉ toàn thấy gốc cây



Mới chỉ là nụ mà cụ này đã to cỡ này, đến lúc nở hoa chắc hoành tráng phải biết!
Để tự động viên mình, trong suốt chuyến đi, bọn em thường lấy gương các bậc tiền bối Cách Mạng vượt mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy ra để noi theo, vì thế bọn em thường gọi những bông hoa đỗ quyên đỏ rực màu CM này là hoa "Đỗ Hai Mươi".
Em xin lạc đề chút cho vui, trong tiếng Tàu, không có âm "đ", nên phải dùng âm "t" thay thế; không có chữ "mười" như tiếng ta, nên khi dịch họ tên cụ Đỗ sang tiếng mình, người Hoa gọi là "Tu Mẩy" (Đỗ Mai), do âm "mẩy" gần với âm "mười", nghĩa là họ chỉ dịch âm, mà không dịch nghĩa thành " shí "/sứ (âm Hán Việt là "thập") để chỉ "number ten". Ấy vậy mà họ lại gọi chị Sáu là "Võ Thị Lục", ẩu đến thế là cùng!

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Sau hơn hai tiếng xuyên rừng, cả đoàn tụt xuống một con dốc cao, đến một sườn núi,nghiêng nghiêng vốn là nương thảo chết rục trong đợt rét vừa qua.



Một lối mòn chạy vắt qua nương tới một lũng sâu giữa hai cánh núi. Một chiếc lán thảo quả bỏ hoang, chỉ trơ mấy chiếc cọc và mấy cành cây gác dùng để đỡ mái. Có vẻ như mấy căn lán vừa dựng lên, chưa kịp lợp thì thảo quả đã chết, nên chủ nương bỏ luôn cả nương lẫn lán. Bộ khung lán trơ ra như một bộ xà kép mảnh mai. Theo kinh nghiệm đi rừng, đã có lán thảo quả ắt phải có nguồn nước gần đây. A Sính bảo, hạ trại ở đây thôi. Nghe đến hạ trại, dù chưa đến chỗ "bộ xà kép", em đã buông mình ngồi phịch xuống. Vách núi nghiêng nghiêng, chỉ sợ buông ra thì ba lô lăn xuống chân núi nên không dám tháo khỏi vai, cứ thế nửa nằm nửa ngồi duỗi chân cho đỡ mỏi. Lát sau mới uể oải mang đồ lề tập kết quanh lối vào căn lán.

 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,277
Động cơ
214,147 Mã lực
cảnh đẹp các cụ nhỉ - ao ước dc đi 1 lần
 

Muomchua

Xe điện
Biển số
OF-507716
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
2,229
Động cơ
204,600 Mã lực
Ngoảnh lại nhìn đỉnh núi mấy anh em vừa leo xong. Có sự hoành tráng nhất định. Vách phía Đông hoàn toàn trống trải. Vách đá dựng đứng, không có chỗ nào khả dĩ bám vào để leo lên, vì thế muốn lên đỉnh phải tiếp cận từ hướng Tây. Sườn núi phía bên kia vẫn chìm trong khói sương mịt mờ huyền ảo. Không nghĩ rằng mình vừa đặt chân lên một trong hai ngọn ấy. Nhìn từ phía này, trông ngọn núi cứ xa lạ và xa vắng thế nào, không nhận ra nữa.

Em cứ nhìn thấy núi to sừng sững là tự nhiên cảm thấy hơi sợ sợ thế nào???
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Tà tà bóng ngả về Tây …
Chỗ hạ trại nằm trên sườn của nương thảo quả. Để tạo mặt bằng lấy chỗ dựng lán, chủ nương khoét vào vách núi một khoảnh giống như mặt ruộng bậc thang, rộng chừng 3 mét, còn lối kiếm củi hay lấy nước thì men theo sườn dốc nghiêng nghiêng, hai cánh núi bao quanh, trước mặt là lũng sâu trống trải.



Chưa kịp nóng chỗ thì bóng tối đã sập xuống rất nhanh. Thủ lĩnh vội vàng hô quân chia nhau người kiếm ít cành cây khô nhóm bếp, người cắt lá thảo quả để lót sàn để lấy chỗ ăn ngủ. Thảo quả ở đây thưa thớt, nên mấy anh em phải rải quân ra khắp nương, treo người bên vách núi để chuyền lá từ dưới lên phía trên, trông như một đàn kiến tha mồi. Nói ra thì hơi ác, nhưng em thấy đi qua nương thảo quả chết khô như thế này đỡ mệt hơn nhiều so với việc phải rón rén tránh giẫm lên những đám thảo quả xanh tốt hay sắp đến kỳ thu hoạch, chưa kể khoản nước đọng trên đám lá tươi sẽ làm ướt hết quần áo.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Với lối suy nghĩ của con nhà nghèo khó, từng phải dùng rơm rạ nấu cơm, nên em phụ anh em A Sính kiếm mấy cành củi khô lua tua như cái chổi rễ, nghĩ, loại này để nhóm bếp cho nhanh. Anh em A Sính chỉ một loáng đã tha về một đống củi to, cây nào cây nấy to cỡ từ bắp tay tới bắp đùi, làm em nhìn lại đám củi èo uột của mình mà ngượng quá! Hóa ra để làm được tiều phu cũng đâu phải dễ.
Chọn một khúc cây vừa tay cầm, A Sính lấy dao chế tác thành một công cụ lao động của người tiền sử. Sườn núi này nằm giữa hai cánh núi nên hút gió, lâu ngày không có người qua lại, đất đá, lá khô bị gió cuộn xoáy, vun thành những đám lồi lõm trên mặt đất. A Sính phải vừa đào vừa đắp để tạo mặt bằng.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Lại lấy một mảnh ván để gạt đất san nền, mấy anh em dùng chân vừa gạt vừa giẫm nén đất xuống như xe lu của mấy cụ lục lộ PMU làm BOT thu tiền mãi lộ. Mặt đất phẳng phiu mới rải đám lá thảo quả lên. Mấy tấm vải liệm, vốn là những tấm cách nhiệt dày được dùng trong xây dựng, được trải lên trên cùng để tối còn có chỗ ngồi chém gió.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
A Mịch lo chuẩn bị bữa tối. Chú lấy con dao quăng – sản phẩm văn minh của thời đại đồ sắt để chế tác một công cụ lao động của thời kỳ đồ đá, trông nó vừa giống cái muôi xới cơm lại vừa giống cây đũa cả, không biết nên gọi là gì.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Sản phẩm của thời đại văn minh có khác, con dao quăng trở thành vật bất ly thân của người dân miền núi. Chặt cây, mở đường, gọt đẽo hay làm bếp… đều tiện lợi, thậm chí nó còn là vũ khí để chiến đấu với thú dữ, rắn rết khi cần thiết. Khi con dao đã tra vào vỏ, theo cách nói của các cô gái Mèo, “giờ như con dao trong vỏ của người,” là phận làm dâu đã như con ngựa trong chuồng, muốn gặp lại người xưa để khóc với nhau chỉ còn hẹn nhau đến chợ tình năm tới.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Vốn xuất thân cần lao nên chỉ một loáng, đám lá thảo quả đã được vun thành một đống to trên mặt đất. Công việc chuẩn bị chỗ ăn nghỉ coi như tạm xong. Tấm bạt của A Sính sẽ trải lên làm mái cho căn lán sau.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top