[CCCĐ] Huyền ảo Tả Yàng Phình

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Công việc bếp núc sẽ để cho anh em A Mịch, A Sính lo. Mấy anh em kéo nhau tụt xuống nơi hai vách núi giao nhau để hứng nguồn nước rỉ rả chảy ra từ vách núi. Chắc là cụ chủ lán đã cắm sẵn một thân trúc đã được thông rỗng để nước cứ thế đêm ngày tuôn chảy. Chú Alex vốn nặng nề và chân tay có phần thiếu khéo léo nên di chuyển bằng tứ chi và lăn lê bò toài hơi nhiều nên trang phục không được sạch sẽ lịch sự. Anh em lần lượt đón nguồn nước, nhưng cũng chỉ vệ sinh những gì coi là quan trọng :D, còn những đồ thứ yếu, lạnh quá thì bỏ qua.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Đầu bếp chính Khứ A Sính đang tích cực chuẩn bị bữa tối. Chú soi đèn đi tuần vòng quanh bếp lửa như một quản gia đầy trách nhiệm. Tay đun bếp, tay bỏ bí vào nồi để làm món canh, mọi bộ phận cơ thể đều được sử dụng vào công cuộc làm bếp.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
A Mịch thì lo món bắp cải xào bò. Cũng như các loại thực phẩm khác, 2 kg thịt bò đã được Thủ lĩnh chế biến trước, A Mịch chỉ việc đảo qua cho nóng, sau khi xào xong món bắp cải, trộn chung vào, bày ra đĩa là thành món nhậu nóng sốt để anh em có thể nhập cuộc được ngay.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Vệ sinh thân thể, thay quần áo sạch xong, Thủ lĩnh vuốt râu chờ bữa tối

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Chuyến này của anh em mình là cực vui anh Giaogia nhỉ.
P/s: Em nói thật là em không biết làm thế nào để bình luận có trích dẫn cả, khó quá thể các cụ Mod ơi. :(
Chuyến nay anh em mình leo quyết liệt,ăn nhậu còn quyết liệt hơn vui là phải! =D> :D
 

missto

Xe buýt
Biển số
OF-352333
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
680
Động cơ
274,065 Mã lực
Kính các cụ! Em xin phép UP ít ảnh để nhớ lại chuyến đi cũng đã hơi lâu rồi. Ảnh ọt chỉ là minh họa, lời văn lắm lúc rườm rà. Có gì không phải, mong các cụ bỏ quá cho.

Theo tiếng gọi của đại ngàn, đến hẹn, đám sơn tràng lại lỉnh kỉnh đồ lề đi lên vùng rừng thiêng nước độc. Núi cao Tây Bắc luôn huyền bí, quyền uy và mê hoặc đám thợ rừng, đặc biệt là những vùng đất hoang sơ, còn vắng dấu chân người. Tả Yàng Phình, điểm đến năm nay, vẫn còn xa lạ ngay cả với dân xê dịch khám phá.
Một vài bác chưa lên đỉnh mà đã chém gió cay cả mũi. Lại trùng với kế hoạch đã định, nên đám sơn tràng càng hăng hái hành-thể-du (du lịch thể thao hành xác) một chuyến. Tuy vẫn luôn tụng niệm và ghi nhớ điều răn thứ Năm của ông Cụ, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, nhưng ai nấy đều nung nấu quyết tâm, chuyến này thành công thì bọn mình chém còn kinh hơn!
Trong các sách địa lý cũ, Tả Yàng Phình được coi là ngọn núi cao thứ hai của dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều cao 3096m, chỉ xếp sau Phan Xi Păng. Nhưng gần đây, các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học hình như phó mặc việc trắc đạc và viết lách cho dân du lịch thiếu chuyên môn. Vì thế, tên núi và độ cao không thống nhất nên anh em rất lấy làm tâm tư. Cái tên Tả Yàng Phình ngày nay gần như rơi vào quên lãng, mọi người quen với tên gọi Ngũ Chỉ Sơn do dân xê dịch đặt cho hơn. Em thì lại hơi dị ứng với cách đặt tên mang âm hưởng Tàu mà bỏ mất âm sắc bản địa, nhất là một khi tinh thần Sát Thát của nhân dân anh hùng đang lên cao như lúc này. Vì thế, sau khi trao đổi, nhóm em thống nhất trả lại tên cho em nó, Tả Yàng Phình.



Những ngày quang mây, Tả Yàng Phình sừng sững hiện lên với năm ngọn núi "mũi kim" chọc thẳng lên bầu trời.
Có lẽ vì giống hình năm ngón tay nên được dân du lịch gọi là Ngũ Chỉ Sơn, lâu dần thành tên.



Ngày N. giờ G., em phải lội ba quãng đường từ SG ra nhập bọn với mấy gương mặt cũ mèm ở ngoải, tạo thành “năm anh em như năm ngón tay trên một bàn tay”, gặp nhau tại Bến xe Mỹ Đình, bắt chuyến xe đêm lên Tam Đường, Lai Châu, đến với ngọn núi có hình năm ngón tay nơi miền biên viễn.
Bọn em vốn tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo tài tình sáng suốt, không lúc nào xa rời ngọn cờ, bởi vậy phải tôn bác ĐV duy nhất lên làm Thủ lĩnh cho chuyến đi. Bốn anh em còn lại tình nguyện làm cừu và lừa để Thủ lĩnh dẫn dắt. Rút kinh nghiệm lần trước ăn đói mặc rét trên núi, lần này đám sơn tràng tự phân công chuẩn bị đồ đoàn không thể kỹ càng hơn. Quân tư trang, nhu yếu phẩm, dụng cụ dùng chung…, ngót nghét trăm ký. Có lẽ chỉ thiếu mỗi câu đối đỏ nữa là anh em đưa trọn cái Tết lên núi cùng với những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, rượu, bánh kẹo.



Dù đã chọn chuyến xe muộn nhất, nhưng, cũng như những lần trước, chưa đầy 4 giờ sáng, nhà xe đã thả năm anh em xuống một nơi đèo heo hút gió. Lúc lên xe, chú tài xế gật đầu, em biết địa điểm rồi, các bác cứ yên tâm gối cao đầu mà ngủ. Nhưng đổ hết đèo Ô Quy Hồ đã lâu mà vẫn không nhận ra địa chỉ ước hẹn nên xe vẫn cứ mải mốt chạy. Chú lái trầm ngâm, hình như chạy quá chỗ mất rồi, nhưng không lẽ để các bác xuống nơi giữa bốn bề rừng núi hoang vu thế này. Em ngó ra ngoài cửa kính. Một bên vách núi, một bên bờ suối, cùng với những lau lách um tùm, vun vút lướt qua. Chạy thêm chừng năm cây số nữa thấy le lói ánh đèn, xe dừng lại. Bị phá mất giấc ngủ đêm, mấy con chó của mấy nhà ven đường bâu lại sủa nhặng lên. Phải 30 phút sau, hai con chiến mã hai của anh em A Sính, A Mịch – những người dẫn đường vĩ đại - mới xé màn đêm lao đến.. Giống như xe của mọi trai bản, chiếc Win Tàu của A Sính không cần dùng tới những thứ đèn, còi xa xỉ. Tiếng lọc cọc của các bộ phận vang lên như nhạc ngựa thay tiếng còi xe, ánh đèn pin le lói trên đầu như đèn thợ săn thay cho đèn xe máy. Cả nhóm ưu tiên chú Alex nặng nề và em, tuổi cao sức yếu lên trước. Dọc đường, ngồi sau xe A Mịch, em chỉ sợ qua màn sương dày ô tô không thấy ánh đèn thợ săn mà phi thẳng vào thì mất chuyến lên rừng. May là xe A Mịch vẫn còn sót lại chút ánh sáng văn minh leo lét nên lao vun vút, vượt cả xe A Sính chở chú Alex, bởi cứ mỗi lần có xe ngược chiều, A Sính lại phải loay hoay nép vào lề để tránh, xe qua mới loạng choạng phóng đi.




Tới nhà rồi, A Mịch bảo. Trời vẫn còn tối sẫm. Một vài chú vịt xiêm (ngan) dậy sớm, lạch bạch bước đến bể nước ở góc sân. Trong nhà lố nhố người lớn trẻ em. Em hỏi sao đông người thế. A Mịch bảo, em đưa cả vợ con qua đây chơi mấy ngày, cho bác cháu chị em chúng nó ở với nhau cho vui khi chúng em đi núi. Vợ con em ngủ kia. Còn người cúi lom khom ắt là vợ A Sính, em làm phép loại trừ.



Cô vợ A Mịch nghe tiếng chồng bèn nhỏm dậy, chào khách bằng một tràng tiếng Mông. Thằng cu con vẫn còn ngủ, thấy mẹ dậy cũng lồm cồm dậy theo.





Hai cô vợ cùng mấy đứa nhỏ lục tục xuống bếp nổi lửa lo bữa sáng. Ngọn lửa bập bùng xua đi cái lạnh. Bọn trẻ ngồi hơ tay bên bếp, lặng yên nhìn mẹ làm việc. Chẳng mấy khi tiếp xúc với người lạ, nên vừa thấy em nâng máy ảnh lên là chúng vội vàng núp sau lưng mẹ, thỉnh thoảng mới hé mắt nhìn ra.


Em rất thích 2 cái ảnh chân mây của cụ. Ôi thích thiệt.
 

missto

Xe buýt
Biển số
OF-352333
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
680
Động cơ
274,065 Mã lực
A Sính lúc này đã xong việc. Vừa ngồi vào bàn, mấy anh em đã nhao nhao hỏi, mai mình leo ngọn nào A Sính ơi? Leo ngọn đó, A Sính vung tay chỉ tay về phía trước.



Ngọn đó là ngọn nào? Mây ngùn ngụt bốc lên, thỉnh thoảng một vài ngọn núi hiện ra một vài giây rồi lại bị chìm khuất. Lúc thấy ngọn này, lúc lại thấy ngọn khác. Mà ngọn nào cũng nhấp nhô bí hiểm cả.



Theo như lời A Sính thì chưa có ai leo lên được đỉnh cao nhất kia, kể cả dân địa phương. Nghe hơi thất vọng.Thế mai mình có leo không. Leo chứ. Thế leo ngọn nào. Ngọn kia kìa. Thôi đành, không với được em hoa hậu chân dài kiêu sa thì chuyển qua em á hậu chân ngắn vậy. Nhưng cả một dãy nhấp nhô như răng cưa vẫn không biết em nào là á hậu. Theo như lời A Mịch thì ngọn núi mai leo nằm cạnh cái đỉnh nhọn kia, chắc là ngọn "đầu bằng".



Không mất thời gian với núi non nữa, anh em tập trung ăn uống trong ánh chiều tà. Mặt trời xuyên qua lớp mây mù dày đặc hắt những tia nắng gay gắt cuối cùng trong ngày xuống mảnh sân mấy anh em đang thù tạc. Rừng chiều huyền ảo, khói sương, bất giác em nhớ câu thơ của Thế Lữ
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"



Với dân sơn tràng thì những câu chuyện về rừng núi dường như bất tận. Mặc cho ánh chiều rơi, mặc cho gió núi mưa rừng. Mặc cho cung đường ngày mai sẽ còn nhiều vất vả gian lao, đám thợ rừng vẫn ngồi gật gù đối ẩm đến tận khuya. Hồi ức về những chuyến đi lại được thay nhau kể lại. Mà chuyến nào cũng hào hứng, cũng có lắm chuyện để kể. Những chuyến đi tới lại được vạch ra. Lại gió núi mây ngàn. Lại gối đất nằm sương...



Câu chuyện tạm gián đoạn, bởi Thủ lĩnh bị con này nhằm vào yếu huyệt mà đốt. Nhờ phản xạ nhanh nhạy, nên nó chưa kịp hút được giọt máu nào thì Thủ lĩnh đã ngắt được cái vòi hiểm ác như vòi bạch tuộc của bọn đế quốc sài lang "hút máu mủ dân ta" như trong sách Lịch sử thường viết.
Rõ là nó chết oan.



Bếp lửa trong lò sấy thảo quả lại bốc lên để ru đám thợ rừng sau một ngày lặn lội chốn rừng thiêng nước độc chìm vào giấc ngủ.
Ngôi lán này thực là "thần thánh"! Không những mái và vách được ghép bằng những tấm ván dày để chống chọi hiệu quả với mưa gió đại ngàn mà sàn nhà cũng được lót bằng mấy phiến gỗ để tránh hơi đất. Rải tấm bạt của A Sính, thêm ba tấm vải liệm được mua những 120 ngàn tiền Ông Cụ nữa là thành một cung điện hoành tráng. Một tấm ván dựng lên để thay tấm cửa. Gió sương cứ việc vần vũ bên ngoài, trong này chăn ấm nệm êm. Bếp lửa tí tách sưởi ấm cho cả căn lán. Thỉnh thoảng một vài mẩu than hồng bắn vọt lên cao, vẽ nên một quỹ đạo lòng vòng trong đêm tối. Khói bếp luồn qua hai vạt xẻ rộng bên thành lò sấy ra ngoài, nên không sợ bị đầu độc bằng khói than. A Sính bảo, bếp tàn thì cũng gần sáng, anh em mình cứ việc ngủ thôi.
Trăng đầu tháng mỏng manh như lá lúa treo lơ lửng bên vách núi, không đủ soi sáng cho cả rừng đêm. Tuy vậy, nhờ ánh trăng mờ ảo mà khu rừng đỡ âm u huyền bí.
Mệt mỏi sau một ngày cặm cụi leo, lại ăn uống no say giữa hoàng hôn đại ngàn, mấy anh em chui vào lán để lấy sức cho ngày mai. Chỉ nói với nhau dăm ba câu rồi ai nấy nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Nhiều ảnh đẹp quá cụ ơi. Lần sau đi cho em nhập hội vs
 

missto

Xe buýt
Biển số
OF-352333
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
680
Động cơ
274,065 Mã lực
Các cụ giục quá làm em cuống lên :)) quên sạch, đành phải xin phép cho em tua lại một chút để các cụ chưa có điều kiện lên thực địa dễ hình dung.
Ngọn núi bên trái sẽ là đích đến của mấy anh em. Từ vị trí chụp đến hai đỉnh này, nếu tính đường chim bay, chắc không đầy một cây số, em ước lượng thế bởi dựa trên tốc độ “trym” đi bộ trung bình 2 km/giờ, mà lúc ấy cả đoàn đi hết gần một tiếng. Phần đáy nhọn lõm xuống giữa nơi hai chân núi giao nhau rộng chừng 30m. Nếu theo tỷ lệ mà tính, thì đỉnh núi cần leo chắc phải cao vài trăm mét thật.



Tranh thủ lúc mây tan, 5 anh em nhờ A Sính bấm cho một kiểu khi leo đến dưới chân ngọn núi để lên điểm tập kết.



Nhìn sừng sững, kể ra cũng hãi thật.



Từ dưới chân ngọn núi bên cạnh nhìn lên, ngọn núi trông gồ ghề, nhiều đoạn chỉ còn phần đá bị phong hóa lộ ra “trơ gan cùng tuế nguyệt” mà không hề có cây cỏ bám vào. Một vài đoạn khác, rừng trúc mọc bao quanh nhưng vẫn không thể che kín hết cái đầu trọc.



Tiếp tục leo thêm 20 phút nữa, phải qua rừng trúc cao,tiếp đến là vạt trúc phất trần mới lên tới mỏm yên ngựa, là nơi cả đoàn dừng lại ăn trưa và là điểm xuất phát để leo.



Ăn xong, trời đất bỗng chuyển sang gió mây mù mịt, chẳng bù cho lúc đi lên trời tạnh ráo. A Sính ngẩng lên nhìn trời xong quay sang bảo, thời tiết thế này chắc leo bị ướt, các anh vẫn quyết leo à. Leo chứ! Đã lên đến đây không lẽ quay về. Đồng hồ chỉ 01 giờ 30 phút chiều, lần lượt từng người theo A Sính trèo lên chỗ chân núi xòe ra giống như phần chân đế, bắt đầu bám vách leo lên.
Giống như gió “foehn” (phơn) Tây Nam từ Vịnh Thái Lan vượt qua dãy Trường Sơn gây nên hiện tượng như trong bài hát quen thuộc “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Bên nắng đốt bên mưa quây”, bên Tây thì mưa thối trời thối đất, bên Đông thì bao nhiêu hơi nước ẩm ướt đã bị giữ lại phía bên kia, chỉ còn hơi nóng biến thành những cơn gió Lào thiêu đốt một dải Miền Trung. Ở đây cũng vậy, hơi nước trong gió vốn luôn nặng hơn không khí nên không đủ sức vượt qua những khối núi cao sừng sững của Tả Yàng Phình. Gặp vách núi, hơi nước bị chặn lại hóa thành những cơn mưa mịt mù. Gọi là mưa thì cũng không hẳn đúng, mà nói chỉ là mây mù làm ướt đẫm vách núi lẫn rừng cây cũng có gì sai sai, có lẽ em nên gọi là “mây mưa” =P~ thì hợp hơn!




"Lần này cất bước ra đi - Là không hẹn một ngày về nữa đâu!"



Đất trời mù mịt, tầm nhìn chỉ trong khoảng 3-4 mét. Đây là hẽm núi nên hút gió kinh hồn, gió cứ rú rít quất nước rát cả mặt. Vách đá nhẵn thín, dựng đứng, không biết bám vào đâu. Cứ thế, từng người một lựa thế đặt chân, bám tay để leo



Găng tay, quần áo ướt nhẹp. Hai bàn tay bám vách đá được một lúc thì tê buốt vì nước lạnh ngấm vào, dù găng tay đã có lớp nhựa để bám và để cách nhiệt. Máy ảnh như bị dội nước, vừa nâng lên chưa kịp chụp, nước đã đọng đầy ống kính. Buông tay vịn để cầm máy ảnh thì lại phải quỳ cho khỏi bị gió thổi bay người. Tay bám vào đám trúc mọc bên rìa vách đá, chân đạp lên lên đám rễ cây, cứ thế lần lên. Gặp lúc gió thổi mạnh quá đành phải cúi thấp người để gió vụt qua trên đầu. Thực ra bọn em chỉ lựa thế để leo lên thôi, chứ chưa đủ trình để bám trực tiếp vào vách đá nhẵn thín kia.



Dù A Sính đã dặn trước không được cầm thêm gì ở tay, em vẫn cố mang theo chai nước dở, đến lúc này mới thấy “cá không ăn muối”. Trong cả chuyến đi, em thường treo chai nước vào khóa ba lô nên hai tay vẫn tự do, bây giờ ba lô bỏ lại bên dưới cho A Mịch trông, chai nước phải cầm tay. Vướng víu quá, bỏ thì tiếc, em đành tìm một bụi trúc ở nơi khuất gió luồn cái quai qua, hy vọng gió không làm nó bay mất, lát xuống sẽ đem về.



Sau một hồi vận dụng hết cả tứ chi, cả đoàn vượt qua được thử thách đầu tiên là vách đá cao khoảng 30m để tiến vào một rừng trúc cao.



Rừng trúc tuy vẫn dốc nhưng có nhiều cây để bám và được chắn gió phía trên nên đây là giai đoạn xả hơi, phục hồi sức lực sau đoạn đầu vất vả.

Đọc đến đoạn này thấy leo lên đỉnh núi cũng nguy hiểm thật. May cụ đã ngồi đây hầu chuyện ae OF
 

missto

Xe buýt
Biển số
OF-352333
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
680
Động cơ
274,065 Mã lực
Vừa đi em vừa ngẫm nghĩ, đoạn này đúng là cung đường của máu và hoa. Hoa thì mỗi năm chỉ nở một lần vào mùa xuân, máu thì đổ quanh năm. Máu đây là máu của rừng. Nhiều cây cổ thụ chỉ còn trơ gốc suốt dọc lối đi, gỗ xẻ nguyên khối nằm ngổn ngang giữa rừng một cách công khai, ngạo nghễ không cần phải dấu diếm gì cả.
Nguyên nhân mất rừng, theo như thông lệ, các cơ quan chức năng giải trình đều do … khách quan và đúng quy trình. Rừng cứ mất đều đều mà không ai phải chịu trách nhiệm. Nhiều ý kiến cho rằng, cách quản lý đất đai, rừng núi theo như hiện nay, nghĩa là ”sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” có gì đó chưa ổn. Người dân miền núi thường bị gán cho là do tập tục du canh du cư mà rừng núi bị tàn phá. Thực ra không hẳn vậy. Trừ một số tộc người cực kỳ lạc hậu như người Rục (Lá Vàng) sống tách biệt giữa đại ngàn Trường Sơn mới còn tập tục này. Thực ra, cái gọi là “nhà” của họ toàn là mấy cành cây hoặc hang hốc, phủ lá cây rừng lên làm mái che mưa nắng, bao giờ lá ngả màu vàng thì lại rời đi. “Nhà” như thế cần gì phải phá rừng? Chắc các cụ các mợ cũng đã từng thấy những ngôi nhà sàn hoành tráng của người Thái, người Dao … ở Tây Bắc được dựng trên những chiếc cột gỗ to bằng cả người ôm, những ngôi nhà rông hùng vĩ của người Ja rai, Ê đê… ở Tây Nguyên. Những ngôi nhà như thế không thể di chuyển nay đây mai đó, hoặc không thể bị đốt bỏ khi họ “du cư’. Người miền núi không du cư. Họ cũng không du canh, mà là luân canh. Hồi trước người dân có quyền sở hữu nên họ chủ động trong việc khai thác đất đai, rừng núi. Họ lần lượt đốt từng khoảnh rừng để làm nương. Vài ba năm, khi đất đai cạn kiệt, bởi đất rừng có độ dốc lớn, không thể giữ được sự màu mỡ lâu dài để canh tác như ở miền xuôi, họ lại rời qua mảnh khác. Cứ như vậy, vài ba chục năm sau họ lại quay trở lại mảnh ban đầu mà lúc bấy giờ đã trở lại thành rừng. Đồng ý là người dân có phá rừng, nhưng mà là phá "có kế hoạch, đúng quy trình" :D, cứ không phá một cách quyết liệt và đồng loạt như kiểu lâm tặc. Trong lịch sử của người dân miền ngược, rừng núi không thể có chuyện vô chủ. Từng mỏm đá, khe suối, cánh rừng … đều thuộc sở hữu của một làng bản cụ thể nào đó. Các dân tộc miền núi từ ngàn xưa đã sở hữu và sử dụng đất rừng, bằng các luật tục và cả tâm linh nên không có chuyện núi rừng bị tàn phá dữ dội như thời kỳ sau này, khi làng đã mất quyền sở hữu và quản lý đất đai.

Cụ am hiểu về phong tục dân bản địa quá. Đúng là dân bản địa xưa có phá rừng thật nhưng phá có kế hoạch và sở hữu của họ. thường thì người nào phát khu nào xưa là nguyên sinh thì sau này là sở hữu của họ. Sau khoảng chục năm thôi cụ, người ta lại quay lại canh tác tiếp. Cứ tiếp tục như vậy chả thấy bao giờ vô phép tắc như bây giờ.
 

thuha1995

Xe tải
Biển số
OF-481678
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
234
Động cơ
197,180 Mã lực
Tuổi
29
cám ơn cụ đã chia sẻ bài viết
 

thuha1995

Xe tải
Biển số
OF-481678
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
234
Động cơ
197,180 Mã lực
Tuổi
29
hoang vu quá nhỉ , chuyến đi thật đáng nhớ
 

songvedem

Xe tăng
Biển số
OF-24146
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
1,191
Động cơ
503,922 Mã lực
Tiếp đê cụ Giáo ơi. Tuy hạ trại lúc trời còn sáng nhưng lúc đó bắt đầu có cảm giác mỏi. Từ đây buổ tối nhìn thấy ánh điện hồ nuôi cá hồi Sapa thế mà cũng đi hết 1 buổi
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,539
Động cơ
647,889 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Các cụ leo giỏi quá, lang thang trong rừng để tìm kiếm những hoang dại cũng là cái thú là cho ta về với thiên nhiên nhất có thể.
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Trong khi chờ anh em A Sính chế biến thêm thức ăn, mấy anh em nhẩn nha lấy món thịt bò luộc của Sir Alex và món su hào A Mịch vừa luộc xong ra nhắm rượu. Sir Alex chắc quen với phong cách ẩm thực của tầng lớp quý tộc Ăng Lê nên hầm món thịt bò cùng với rượu bồ đào xứ Thổ Lỗ Phồn hơi kỹ, để đảm bảo lỡ cụ nào có móm mém vẫn có thể hỉ hả “enjoy” mà không phải hậm hực lẫn thòm thèm như cụ Bá khi chứng kiến cảnh bà Ba nõn nà vén váy đưa đùi ra cho anh Chí bóp ngược lên. Anh Chí vừa bóp vừa run, cụ Bá thì tức tối như phải ngồi nhìn đĩa thịt bò lựt sựt khi đã rụng gần hết răng

 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Hôm nọ em nói oan cho A Mịch, rằng chú đã xử hết chai rượu dở khi ngồi đợi anh em trên đỉnh gió hú, giờ nhìn ảnh mới thấy vỏ chai cũ vứt lăn lóc cạnh Alex và nhìn mặt Alex bừng bừng thế kia, trong khi chai thứ hai thì vẫn chưa khui.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Làm cấp tập mấy chén xong, A Mịch bảo, để em xào nốt chảo bắp cải để ăn cho nóng. Chuyến này Thủ lĩnh phân công chuẩn bị hậu cần chu đáo nên đã là bữa chính cuối cùng mà lương thực thực phẩm vẫn còn dư. Một bắp cải vẫn còn treo lủng lẳng trên sườn căn lán, một nửa cơ số thịt bò xào, thịt băm vẫn để giành cho bữa sáng hôm sau, rượu vẫn còn nguyên chai. Lần leo Tả Lèng, chú TA chỉ đem theo 1.5 L, sau khi đã lên đỉnh quay xuống lán nghỉ đêm thứ hai, uống nửa chừng thì hết rượu, sức khỏe vẫn còn sung, cung đường thì coi như đã hoàn thành được 2/3, chỉ còn nhàn nhã hạ sơn, vậy mà thiếu rượu! Mặc dù A Páo đã lén pha thêm nửa lít rượu ngô, nhưng lại phải “đối ngoại” mất mấy ly với một nhóm lên sau, giữa rừng không biết làm sao, đành phải thèm thuồng đi ngủ. Lần này chú TA mang hẳn 3 L cho máu. Chú T. và A Sính không uống giọt nào, nên năm anh uống không cần hạn chế.

 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Cũng không phải đợi lâu, món bắp cải xào bò nghi ngút khói được A Mịch bưng lên, mấy anh em xúm quanh chai dung dịch màu trà rôm rả chém gió, mặc cho sương đêm mỗi lúc một dày. Buổi trưa nằm trên tấm bạt mỏng manh của A Sính được một lúc thì cả người lạnh toát vì ngấm hơi lạnh của đất, giờ ngồi trên mấy tấm cách nhiệt đúng là tuyệt tác. Nếu không có những đợt gió lạnh thỉnh thoảng tràn qua, không có đám lá cây lả tả rơi và sương đêm sa xuống trên đầu, thì không hề có cảm giác đang ngồi giữa rừng đêm trống trải, mà vẫn tưởng đang ngồi trên đệm ấm ở nhà.

 
Chỉnh sửa cuối:

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Lần đầu tiên đến nhà thằng bạn học người Thái chơi, nhìn thấy bếp lửa nằm giữa sàn nhà, em choáng luôn. Không nghĩ là bếp lửa mà lại to đến vậy, mỗi chiều dễ phải tới 2m. Chưa nói những điều to tát, kiểu như bếp lửa là một không gian linh thiêng, để kết nối tình cảm gia đình, truyền thống dòng họ hay lịch sử, văn hóa của dân tộc, mà giá trị tự thân của bếp lửa vùng cao xua đi giá rét, giúp con người chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Ngay cả khi sống trong những ngôi nhà ấm áp, về mùa đông, người dân miền ngược vẫn thấy lạnh lẽo nếu thiếu ánh than hồng trong bếp. Nấu nướng xong xuôi, A Mịch gầy một bếp lửa để tỏa hơi nóng quanh chiếu rượu, ngọn lửa bập bùng sáng rực cả một góc rừng.

 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Nhìn xa xa về hướng Đông Nam thấy le lói ánh đèn, có lẽ của mấy trại nuôi cá hồi. Ở dưới nhìn lên chắc nghĩ rằng có bọn nào đang đốt rừng chứ không nghĩ rằng có bọn dở hơi ăn bờ ngủ bụi trên núi. Càng về khuya gió càng to, mấy tay sơn tràng xúng xính quần áo sạch, mũ len trùm đầu, tưng bừng ăn uống, mặt mũi đỏ gay, phần do hơi rượu, phần do bếp lửa, lại chém gió càng mạnh. Gió trên đầu, gió quanh chiếu rượu cứ thế tuôn ào ào. Những đêm uống rượu giữa đại ngàn sương gió bao giờ cũng nhiều cảm xúc. Nhưng có lẽ sau cả ngày leo trèo quyết liệt nên ai nấy đều thấm mệt. Xem lại thiết bị hành trình, ngày thứ hai cả đoàn di chuyển được 19 km. Hai chú Alex và TA thì xoắn lấy nhau để nhập vào cảm xúc bồng bềnh phiêu lãng đến vô cùng, mạch máu và hơi thở như hòa chung vào tiếng tơ đồng khi vừa nghe nhạc vừa chơi cỏ Mỹ. Chẳng biết “phiêu” đến tận chốn nào mà tiếng sáo Thiên Thai không có, cỏ Mỹ cũng không, tiếng tơ chưa dứt thì cả “hai con hạc trắng bay vào Bồng Lai” đã lăn quay không biết trời trăng gì nữa.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top