[Funland] Hôm nay, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
861
Động cơ
355,326 Mã lực
Một số cụ mỉa mai số liệu về quân số thực của quân Thanh, em tin là ngay cả tướng Thanh lúc đó cũng không biết chính xác tuyệt đối. Lý do:
- Do cách thống kê: Chỉ thống kê lính chiên mà không thống kê đội dân phu, tạp dich. Ví dụ cụ thể năm 1979 khi Tàu đánh sang ta có rất nhiều dân binh theo sang. Họ mặc quận phục nhưng không được vũ trang, nhiệm vụ tải đạn, hậu cần tuyến sau.
- Cách tuyển quân. Ngày xưa họ đào hố đất vuông có kích thước quy định, sau đó dồn trai tráng vào đứng chật hố đất đó, gọi là đấu đong quân. Số lượng đấu tương ứng vs cấp đơn vị.
- Quân Thanh và quân Bảo hoàng nhà Lê đóng rải rác từ Gián Khẩu - Ninh Bình đến tận biên giới chứ không tập trung chết chùm ở gò Đống Đa như một số cụ nghĩ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,847
Động cơ
164,930 Mã lực
Đầu tiên , cụ ko nói được cái lý do gì đủ logic mà quay ra màn tấn công cá nhân tầm thường.

Mọi thứ em đưa ra phân tích đều dựa trên biến cố và chứng cứ lịch sử. Còn việc vận dụng cái câu : lịch sử ko có chữ nếu của cụ rất nhảm nhí. Cứ có chữ nếu là cụ vận dụng để phản bác lấy được người khác. Điều này thể hiện sự nông cạn về tư duy và kiến thức của cụ. Chữ nếu của em ở đây là đặt trên sự cân nhắc của các cá nhân tại thời điểm lịch sử khi phải lựa chọn. Bản thân cụ không hiểu rõ ngữ nghĩa và ngữ cảnh của từng từ, lại thích ôm 1 cái câu cứng nhắc để đi phản bác người khác. Theo em, cụ nên nghiên cứu lại về tiếng Việt cũng như cách phản biện đi

Ở câu cuối cùng, đánh nhanh thắng nhanh và trường kỳ đều là sự lựa chọn trong các biện pháp có thể để tạo hiệu quả cao nhất cho cuộc chiến đó là chiến thắng. Nó là sự cân nhắc về tương quan lực lượng hai bên cũng như các khả năng phát sinh trên chiến trường. Còn cụ dùng chữ nếu như việc tung đồng xu , nếu ra mặt sấp thì đánh nhanh thắng nhanh, nếu ra mặt ngửa thì trường kỳ đánh.

Trong chiến dịch 5 ngày tết, việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh là một sự cực kỳ mạo hiểm, may mắn là vua Quang Trung thắng chứ em đánh giá là có quá nhiều yếu tố rủi ro.

1. Địa bàn: đối với quân Tây Sơn đây gần như là một cuộc viễn chinh đi xa gần 1000km từ miền Trung ra miền Bắc trong thời gian rất ngắn. Chưa đầy một tháng. Nhiều cụ trên này còn nói rằng nếu quân TQ đi xa như thế sẽ tiêu hao hết lực lượng không thể đánh được Việt Nam. Trong khi họ lại quên rằng quân Tây Sơn cũng đi xa không kém. Mà các cụ nên nhớ là đường ngày xưa nó cực khó đi chứ không phải đường nhựa to rộng như bây giờ đâu mà các cụ có thể tán phét được. Ngày xưa , 1 sĩ tử Bắc Hà và Huế để thi là phải trèo đèo lội suối mất 3 tháng đấy.

2. Lòng dân: trước khi bị quân Thanh xâm lược, người dân Bắc Hà khá thờ ơ với quân Tây Sơn. Thậm chí khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, không ít kẻ còn dẫn đường cho quân Thanh đánh úp quân Tây Sơn. Ngô Thì Nhâm lúc đấy phải hiến kế cho quân Tây Sơn lui về Tam Điệp phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở mà chặn bước tiến của quân Thanh chứ ko dám chính diện khai chiến.

3. Hậu cần: khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, tập đoàn ********* bán nước Lê Chiêu Thống ra sức vơ vét bóc lột nhân dân để cung phụng giặc xâm lược và đút túi cho bản thân. Chính vì điều này mà chỉ trong 1 thời gian ngắn, đời sống nhân dân rơi xuống đáy vực và họ nhanh chóng nhận ra rằng quân Tây Sơn chính là đội quân giải phóng cho người dân. Chính vì vậy mà chiến dịch 5 ngày Tết của quân Tây sơn được che giấu an toàn và bí mật cho đến lúc bắt đầu tấn công. Nếu như quân Thanh và bọn ********* ko bộc lộ bản chất thì làm sao chỉ trong vòng có 2 tháng mà thái độ của nhân dân thay đổi hoàn toàn đến như vậy. Nhưng chiều ngược lại cũng cho thấy là Bắc Hà đã kiệt quệ, thời điểm Tết lại là thời điểm bắt đầu vụ cấy, phải chời ít nhất 4-5 tháng sau mới có lương thực vụ mới. Chiến tranh kéo dài là điều ko thể

4. Hỏa lực: mặc dù hình tượng vua Quang Trung mặc chiến bào ám khói cưỡi voi tiến vào Thăng Long nghe thì oai hùng, nhưng nó bộc lộ vấn đề là quân Tây Sơn cực kỳ chật vật trước hỏa lực của quân Thanh, trong những trận đánh khốc liệt, có không ít lần quân Tây Sơn nao núng và muốn bỏ cuộc. Bản thân vua Quang Trung là địa vị tôn quí mà cũng phải đích thân ra trận đôn đốc binh sĩ dũng cảm xông lên đánh địch. Đây là cấm ky trong binh pháp. Nếu quân địch mà tập trung hỏa lực bắn chết hoặc chỉ cần bắn bị thương vua Quang Trung thì chiến dịch này thất bại lập tức, quân Tây Sơn lập tức sụp đổ và VN sẽ lâm vào thời kỳ Bắc thuộc một lần nữa.

Việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh có tỷ lệ rủi ro rất cao, nếu có lựa chọn khác thì Vua Quang Trung sẽ ko lựa chọn phương án này
Phân tích hay và hợp lý ạ. Em rót Cụ sau nhé.
Từ góc độ người đọc, em không thích mỗi câu cuối của Cụ. Em không chê đâu, chỉ là cảm xúc thôi :)
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,491
Động cơ
353,518 Mã lực
Đầu tiên , cụ ko nói được cái lý do gì đủ logic mà quay ra màn tấn công cá nhân tầm thường.

Mọi thứ em đưa ra phân tích đều dựa trên biến cố và chứng cứ lịch sử. Còn việc vận dụng cái câu : lịch sử ko có chữ nếu của cụ rất nhảm nhí. Cứ có chữ nếu là cụ vận dụng để phản bác lấy được người khác. Điều này thể hiện sự nông cạn về tư duy và kiến thức của cụ. Chữ nếu của em ở đây là đặt trên sự cân nhắc của các cá nhân tại thời điểm lịch sử khi phải lựa chọn. Bản thân cụ không hiểu rõ ngữ nghĩa và ngữ cảnh của từng từ, lại thích ôm 1 cái câu cứng nhắc để đi phản bác người khác. Theo em, cụ nên nghiên cứu lại về tiếng Việt cũng như cách phản biện đi

Ở câu cuối cùng, đánh nhanh thắng nhanh và trường kỳ đều là sự lựa chọn trong các biện pháp có thể để tạo hiệu quả cao nhất cho cuộc chiến đó là chiến thắng. Nó là sự cân nhắc về tương quan lực lượng hai bên cũng như các khả năng phát sinh trên chiến trường. Còn cụ dùng chữ nếu như việc tung đồng xu , nếu ra mặt sấp thì đánh nhanh thắng nhanh, nếu ra mặt ngửa thì trường kỳ đánh.

Trong chiến dịch 5 ngày tết, việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh là một sự cực kỳ mạo hiểm, may mắn là vua Quang Trung thắng chứ em đánh giá là có quá nhiều yếu tố rủi ro.

1. Địa bàn: đối với quân Tây Sơn đây gần như là một cuộc viễn chinh đi xa gần 1000km từ miền Trung ra miền Bắc trong thời gian rất ngắn. Chưa đầy một tháng. Nhiều cụ trên này còn nói rằng nếu quân TQ đi xa như thế sẽ tiêu hao hết lực lượng không thể đánh được Việt Nam. Trong khi họ lại quên rằng quân Tây Sơn cũng đi xa không kém. Mà các cụ nên nhớ là đường ngày xưa nó cực khó đi chứ không phải đường nhựa to rộng như bây giờ đâu mà các cụ có thể tán phét được. Ngày xưa , 1 sĩ tử Bắc Hà và Huế để thi là phải trèo đèo lội suối mất 3 tháng đấy.

2. Lòng dân: trước khi bị quân Thanh xâm lược, người dân Bắc Hà khá thờ ơ với quân Tây Sơn. Thậm chí khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, không ít kẻ còn dẫn đường cho quân Thanh đánh úp quân Tây Sơn. Ngô Thì Nhâm lúc đấy phải hiến kế cho quân Tây Sơn lui về Tam Điệp phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở mà chặn bước tiến của quân Thanh chứ ko dám chính diện khai chiến.

3. Hậu cần: khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, tập đoàn ********* bán nước Lê Chiêu Thống ra sức vơ vét bóc lột nhân dân để cung phụng giặc xâm lược và đút túi cho bản thân. Chính vì điều này mà chỉ trong 1 thời gian ngắn, đời sống nhân dân rơi xuống đáy vực và họ nhanh chóng nhận ra rằng quân Tây Sơn chính là đội quân giải phóng cho người dân. Chính vì vậy mà chiến dịch 5 ngày Tết của quân Tây sơn được che giấu an toàn và bí mật cho đến lúc bắt đầu tấn công. Nếu như quân Thanh và bọn ********* ko bộc lộ bản chất thì làm sao chỉ trong vòng có 2 tháng mà thái độ của nhân dân thay đổi hoàn toàn đến như vậy. Nhưng chiều ngược lại cũng cho thấy là Bắc Hà đã kiệt quệ, thời điểm Tết lại là thời điểm bắt đầu vụ cấy, phải chời ít nhất 4-5 tháng sau mới có lương thực vụ mới. Chiến tranh kéo dài là điều ko thể

4. Hỏa lực: mặc dù hình tượng vua Quang Trung mặc chiến bào ám khói cưỡi voi tiến vào Thăng Long nghe thì oai hùng, nhưng nó bộc lộ vấn đề là quân Tây Sơn cực kỳ chật vật trước hỏa lực của quân Thanh, trong những trận đánh khốc liệt, có không ít lần quân Tây Sơn nao núng và muốn bỏ cuộc. Bản thân vua Quang Trung là địa vị tôn quí mà cũng phải đích thân ra trận đôn đốc binh sĩ dũng cảm xông lên đánh địch. Đây là cấm ky trong binh pháp. Nếu quân địch mà tập trung hỏa lực bắn chết hoặc chỉ cần bắn bị thương vua Quang Trung thì chiến dịch này thất bại lập tức, quân Tây Sơn lập tức sụp đổ và VN sẽ lâm vào thời kỳ Bắc thuộc một lần nữa.

Việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh có tỷ lệ rủi ro rất cao, nếu có lựa chọn khác thì Vua Quang Trung sẽ ko lựa chọn phương án này
Chiến tranh là phải mạo hiểm, không ai có thể chắc thắng 100%. Riêng trận quân Tây Sơn đánh quân Thanh thì sử sách nói nhiều rồi, em không muốn nhắc lại, điều em muốn nói là trận đánh này đã được vua Quang Trung chuẩn bị và nghiên cứu rất kỹ trước khi xuất phát. Không phải ngẫu nhiên mà ông đã cầm quân chiến đấu trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
 

binhdinh81

Xe hơi
Biển số
OF-469688
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
152
Động cơ
81,630 Mã lực
Phân tích hay và hợp lý ạ. Em rót Cụ sau nhé.
Từ góc độ người đọc, em không thích mỗi câu cuối của Cụ. Em không chê đâu, chỉ là cảm xúc thôi :)
Cám ơn cụ, tùy cụ thôi. Em nói theo quan điểm của cá nhân, có yêu ghét là bình thường mà
 

binhdinh81

Xe hơi
Biển số
OF-469688
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
152
Động cơ
81,630 Mã lực
Chiến tranh là phải mạo hiểm, không ai có thể chắc thắng 100%. Riêng trận quân Tây Sơn đánh quân Thanh thì sử sách nói nhiều rồi, em không muốn nhắc lại, điều em muốn nói là trận đánh này đã được vua Quang Trung chuẩn bị và nghiên cứu rất kỹ trước khi xuất phát. Không phải ngẫu nhiên mà ông đã cầm quân chiến đấu trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.
Câu đầu tiên của cụ em hoàn toàn đồng ý.

Tuy nhiên, em chỉ cho rằng vua Quang Trung chỉ dự liệu trường hợp này thôi, chứ chuẩn bị cho trận đánh này thì còn xa mới đạt đến chữ kỹ
 

binhdinh81

Xe hơi
Biển số
OF-469688
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
152
Động cơ
81,630 Mã lực
Một số cụ mỉa mai số liệu về quân số thực của quân Thanh, em tin là ngay cả tướng Thanh lúc đó cũng không biết chính xác tuyệt đối. Lý do:
- Do cách thống kê: Chỉ thống kê lính chiên mà không thống kê đội dân phu, tạp dich. Ví dụ cụ thể năm 1979 khi Tàu đánh sang ta có rất nhiều dân binh theo sang. Họ mặc quận phục nhưng không được vũ trang, nhiệm vụ tải đạn, hậu cần tuyến sau.
- Cách tuyển quân. Ngày xưa họ đào hố đất vuông có kích thước quy định, sau đó dồn trai tráng vào đứng chật hố đất đó, gọi là đấu đong quân. Số lượng đấu tương ứng vs cấp đơn vị.
- Quân Thanh và quân Bảo hoàng nhà Lê đóng rải rác từ Gián Khẩu - Ninh Bình đến tận biên giới chứ không tập trung chết chùm ở gò Đống Đa như một số cụ nghĩ.
Em cũng đồng ý với cụ về quan điểm này.

Chỉ thống kê lính chính quy thuộc quản hạt của Bộ Binh vì số này nằm trong số quân lương chi trả nên phải thống kê để còn lấy tiền. Còn dân phu tạp dịch và địa phương quân thì do địa phương chi trả. Đám này nằm trong phạm vi chỉ huy nhưng không cần thống kê để phát lương, hơn nữa bọn này tương đương pháo hôi cho nên ko cần biết. Bản thân sử TQ cũng ghi nhận điều này và được một số sử gia TQ cũng như đám bẻ sử lấy ra để lấp liếm trận thua này của quân Thanh.

Mà cái bọn địa phương quân này mới là đám cướp bóc dân thường kinh nhất, bởi vì chúng ko có lương,chỉ có cướp bóc để kiếm tiền
 
  • Vodka
Reactions: CCM

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,421
Động cơ
469,582 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em không hiểu câu:“Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng” là nghĩa gì hả các cụ cao minh?
Tóc dân mình để dài ( không cạo & búi tóc như nhà Thanh )
Đen răng: Các cụ ngày xưa hay nhuộm răng ra màu đen, vừa để khác biệt với răng trắng của tàu & vừa bảo vệ răng.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,732
Động cơ
531,254 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thế nào mà lại trùng hợp ngày Chiến thắng Ngọc hồi - Đống đa với ngày mở màn cuộc chiến tranh xâm lươc thất bại của bọn Khựa nhỉ.
Lịch sử muốn nhắn nhủ gì đây.
 

datto70

Xe container
Biển số
OF-204900
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
5,216
Động cơ
376,169 Mã lực
Cụ này chuẩn: Dẹp loạn trong nước + Đuổi ngoại bang.
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Cụ nhầm đấy nếu nó quyết tâm đánh thì vẫn đủ dồn lực đánh được, Nhưng như em nói, việc dồn lực sẽ tạo nên hỗn loạn xã hội và có nguy cơ ảnh hưởng đến triều đình Thanh.

Thật buồn là nhiều cụ chỉ ngắt 1 đoạn của em ra để tranh luận

Câu cuối cùng chắc là cụ tự nghĩ ra, hoặc nói theo định hướng , em ko muốn tranh luận với những ý kiến mang tính chất chiến tranh tâm lý như thế
Cụ nhầm rồi.
Nó đã thua một lần, đấy là sự thật, thì làm gì có cơ hội thắng lần thứ 2 (giả thiết)?
Dù có dốc toàn lực (điều không thể) thì bọn Thanh cũng bị đập te tua thôi.
Cụ nên tự hào vì Quang Trung đã làm được điều đó, không nên mơ hão, vì không thể lật lại lịch sử.
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Đầu tiên , cụ ko nói được cái lý do gì đủ logic mà quay ra màn tấn công cá nhân tầm thường.

Mọi thứ em đưa ra phân tích đều dựa trên biến cố và chứng cứ lịch sử. Còn việc vận dụng cái câu : lịch sử ko có chữ nếu của cụ rất nhảm nhí. Cứ có chữ nếu là cụ vận dụng để phản bác lấy được người khác. Điều này thể hiện sự nông cạn về tư duy và kiến thức của cụ. Chữ nếu của em ở đây là đặt trên sự cân nhắc của các cá nhân tại thời điểm lịch sử khi phải lựa chọn. Bản thân cụ không hiểu rõ ngữ nghĩa và ngữ cảnh của từng từ, lại thích ôm 1 cái câu cứng nhắc để đi phản bác người khác. Theo em, cụ nên nghiên cứu lại về tiếng Việt cũng như cách phản biện đi

Ở câu cuối cùng, đánh nhanh thắng nhanh và trường kỳ đều là sự lựa chọn trong các biện pháp có thể để tạo hiệu quả cao nhất cho cuộc chiến đó là chiến thắng. Nó là sự cân nhắc về tương quan lực lượng hai bên cũng như các khả năng phát sinh trên chiến trường. Còn cụ dùng chữ nếu như việc tung đồng xu , nếu ra mặt sấp thì đánh nhanh thắng nhanh, nếu ra mặt ngửa thì trường kỳ đánh.

Trong chiến dịch 5 ngày tết, việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh là một sự cực kỳ mạo hiểm, may mắn là vua Quang Trung thắng chứ em đánh giá là có quá nhiều yếu tố rủi ro.

1. Địa bàn: đối với quân Tây Sơn đây gần như là một cuộc viễn chinh đi xa gần 1000km từ miền Trung ra miền Bắc trong thời gian rất ngắn. Chưa đầy một tháng. Nhiều cụ trên này còn nói rằng nếu quân TQ đi xa như thế sẽ tiêu hao hết lực lượng không thể đánh được Việt Nam. Trong khi họ lại quên rằng quân Tây Sơn cũng đi xa không kém. Mà các cụ nên nhớ là đường ngày xưa nó cực khó đi chứ không phải đường nhựa to rộng như bây giờ đâu mà các cụ có thể tán phét được. Ngày xưa , 1 sĩ tử Bắc Hà vào Huế để thi là phải trèo đèo lội suối mất 3 tháng đấy.

2. Lòng dân: trước khi bị quân Thanh xâm lược, người dân Bắc Hà khá thờ ơ với quân Tây Sơn. Thậm chí khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, không ít kẻ còn dẫn đường cho quân Thanh đánh úp quân Tây Sơn. Ngô Thì Nhâm lúc đấy phải hiến kế cho quân Tây Sơn lui về Tam Điệp phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở mà chặn bước tiến của quân Thanh chứ ko dám chính diện khai chiến.

3. Hậu cần: khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, tập đoàn ********* bán nước Lê Chiêu Thống ra sức vơ vét bóc lột nhân dân để cung phụng giặc xâm lược và đút túi cho bản thân. Chính vì điều này mà chỉ trong 1 thời gian ngắn, đời sống nhân dân rơi xuống đáy vực và họ nhanh chóng nhận ra rằng quân Tây Sơn chính là đội quân giải phóng cho người dân. Chính vì vậy mà chiến dịch 5 ngày Tết của quân Tây sơn được che giấu an toàn và bí mật cho đến lúc bắt đầu tấn công. Nếu như quân Thanh và bọn ********* ko bộc lộ bản chất thì làm sao chỉ trong vòng có 2 tháng mà thái độ của nhân dân thay đổi hoàn toàn đến như vậy. Nhưng chiều ngược lại cũng cho thấy là Bắc Hà đã kiệt quệ, thời điểm Tết lại là thời điểm bắt đầu vụ cấy, phải chờ ít nhất 4-5 tháng sau mới có lương thực vụ mới. Chiến tranh kéo dài là điều ko thể

4. Hỏa lực: mặc dù hình tượng vua Quang Trung mặc chiến bào ám khói cưỡi voi tiến vào Thăng Long nghe thì oai hùng, nhưng nó bộc lộ vấn đề là quân Tây Sơn cực kỳ chật vật trước hỏa lực của quân Thanh, trong những trận đánh khốc liệt, có không ít lần quân Tây Sơn nao núng và muốn bỏ cuộc. Bản thân vua Quang Trung là địa vị tôn quí mà cũng phải đích thân ra trận đôn đốc binh sĩ dũng cảm xông lên đánh địch. Đây là cấm ky trong binh pháp. Nếu quân địch mà tập trung hỏa lực bắn chết hoặc chỉ cần bắn bị thương vua Quang Trung thì chiến dịch này thất bại lập tức, quân Tây Sơn lập tức sụp đổ và VN sẽ lâm vào thời kỳ Bắc thuộc một lần nữa.

Việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh có tỷ lệ rủi ro rất cao, nếu có lựa chọn khác thì Vua Quang Trung sẽ ko lựa chọn phương án này
Cụ bảo người khác quay ra màn tấn công cá nhân tầm thường, vậy thì câu này là gì "Điều này thể hiện sự nông cạn về tư duy và kiến thức của cụ"

Trong chiến dịch 5 ngày tết, việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh là một sự cực kỳ mạo hiểm, may mắn là vua Quang Trung thắng chứ em đánh giá là có quá nhiều yếu tố rủi ro.
Bảo Quang Trung đánh thắng quân Thanh là một sự may mắn thì đúng là lộng ngôn.
Vua Quang Trung quyết đánh nhanh thắng nhanh là vì ông và Ngô Thì Nhậm đã giăng bọn tàu ngu xuẩn vào cái bẫy chủ quan. Vì biết bọn nó chủ quan nên ông mới quyết đánh nhanh thắng nhanh. Ngay từ lúc xuất quân ở Huế ông đã nói là cùng lắm mồng 5 Tết sẽ vào Thăng Long. Chắc là ông không nói phét.
1. Địa bàn: đối với quân Tây Sơn đây gần như là một cuộc viễn chinh đi xa gần 1000km từ miền Trung ra miền Bắc trong thời gian rất ngắn. Chưa đầy một tháng. Nhiều cụ trên này còn nói rằng nếu quân TQ đi xa như thế sẽ tiêu hao hết lực lượng không thể đánh được Việt Nam. Trong khi họ lại quên rằng quân Tây Sơn cũng đi xa không kém.

Riêng về câu này thì cụ nên học lại địa lý. Quân Thanh phải dùng quân Lưỡng Quảng và Vân Nam và không thể huy động được các lực lượng khác là vì nếu đi từ các tỉnh khác xa hơn thì phải mất cả năm mới đến được Việt Nam.
Từ Nam ra Bắc mà đi đường thủy thì còn nhanh nữa. Không thế thì bao nhiêu lần các vua Việt Nam chinh phạt Champa kiểu gì?


2. Lòng dân: trước khi bị quân Thanh xâm lược, người dân Bắc Hà khá thờ ơ với quân Tây Sơn. Thậm chí khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, không ít kẻ còn dẫn đường cho quân Thanh đánh úp quân Tây Sơn. Ngô Thì Nhâm lúc đấy phải hiến kế cho quân Tây Sơn lui về Tam Điệp phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở mà chặn bước tiến của quân Thanh chứ ko dám chính diện khai chiến.
Quan điểm về lòng dân của cụ cũng là nhảm nhí nốt. Cụ đọc lại bài thơ của cụ Ngô Ngọc Du nhé.

3. Hậu cần: khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, tập đoàn ********* bán nước Lê Chiêu Thống ra sức vơ vét bóc lột nhân dân để cung phụng giặc xâm lược và đút túi cho bản thân.
Tập đoàn Lê Chiêu Thống nào vơ vét, bóc lột được dân hở cụ? Cụ không biết Lê Chiêu Thống là vua không ngai, không quân à? Vua Lê chỉ được chúa Trịnh cho phép ăn lộc của 3000 hộ, đến tiền sửa sang cung thất còn không có, lấy đâu ra tiền nuôi quân, mộ quân mà đi vơ vét?

4. Hỏa lực: mặc dù hình tượng vua Quang Trung mặc chiến bào ám khói cưỡi voi tiến vào Thăng Long nghe thì oai hùng, nhưng nó bộc lộ vấn đề là quân Tây Sơn cực kỳ chật vật trước hỏa lực của quân Thanh, trong những trận đánh khốc liệt, có không ít lần quân Tây Sơn nao núng và muốn bỏ cuộc. Bản thân vua Quang Trung là địa vị tôn quí mà cũng phải đích thân ra trận đôn đốc binh sĩ dũng cảm xông lên đánh địch. Đây là cấm ky trong binh pháp. Nếu quân địch mà tập trung hỏa lực bắn chết hoặc chỉ cần bắn bị thương vua Quang Trung thì chiến dịch này thất bại lập tức, quân Tây Sơn lập tức sụp đổ và VN sẽ lâm vào thời kỳ Bắc thuộc một lần nữa.

Đánh nhau với quân Thanh mà cụ mong không chật vật sao được? Hay cụ nghĩ quân Thanh với quân Ai Lao ngang đẳng cấp. Đánh giặc càng khó khăn thì lại càng tô đậm thêm chiến công của Quang Trung.
Còn cái ý "bản thân Quang Trung địa vị tôn quý mà cũng...." nó nhảm nhí vl.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Em không hiểu câu:“Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng” là nghĩa gì hả các cụ cao minh?
Lúc trước khi Mãn vào Trung Quốc, ra lệnh ai cũng phải chọn, hoặc cắt tóc hoặc cắt đầu! Có nơi chúng nó cắt 800 ngàn cái đầu.

Bọn Lê Chiêu Thống sau này đứa nào cũng chơi model tóc đuôi sam! :D
 

vuaxucxich

Xe tải
Biển số
OF-738366
Ngày cấp bằng
5/8/20
Số km
222
Động cơ
66,130 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
51C Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, HN
Website
leonking.com.vn

trongthuc

Xe hơi
Biển số
OF-96571
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
182
Động cơ
401,841 Mã lực
Thực lực Tây Sơn cực thịnh thì là đúng, nhưng cũng tiềm ẩn quá nhiều bất ổn. Việc vua Quang Trung dừng chân ở Nghệ An để tuyển quân cho thấy ông không có đủ lực lượng để chiến đấu lâu dài. Mặc dù sao đấy khoe rằng có 10 vạn quân, nhưng lại càng cho thấy trước đó lực lượng của ông không đủ nhiều. Lính mới tuyển chưa qua huấn luyện thì chỉ dùng để làm hậu cần phu phen thôi. Lực lượng chính tham chiến vẫn là quân chủ lực đi theo Quang Trung nhiều năm. Số quân này ko nhiều và cũng tổn hao nhiều trong chiến dịch 5 ngày Tết. Việc tạo thanh thế để rồi xin hòa cũng nói lên sự cố gắng quá sức của quân Tây Sơn tại thời điểm đấy.

Tại thời điểm đấy, vua Quang Trung cũng đang có mâu thuân với Nguyễn Nhạc, cho nên quân đội càng bị trải dài từ miền trung ra miền bắc. Khó khăn trăm bề.

Cho nên, quan điểm của em là đằng sau sự thể hiện rực rỡ của chiến công thì quân Tây sơn cũng đã bộc lộ quá nhiều điểm yếu và kiệt quệ về hậu cần cũng như quân đội. Tương quan 2 bên ta và TQ là ta yếu TQ mạnh. Nếu ko cho TQ 1 cái xuống thang để ép nó tiếp tục tấn công thì ta thua là cái chắc chắn. Do vậy , vua Quang Trung mới quyết định xin cầu hòa. Nhưng khéo léo là cầu hòa trên thế thắng để phát huy thành quả của chiến thắng. Vua Quang trung là 1 đại tài về quân sự nhưng thiếu 1 nhà vĩ đại về hậu cần để phát huy thành quả. Việc lao lực cả 2 góc độ làm ngài kiệt sức và mất sớm.
Cụ sai / thiếu nhiều thông tin.
Thời điểm quân Thanh sang thì mối quan hệ 2 anh em Tây Sơn đã giải quyết xong rồi, Ng Nhạc đã bỏ đế hiệu và chỉ muốn làm chủ Nam bộ/nam trung bộ. Lúc này, Ng Nhạc còn khẩn thiết nhờ Quang Trung vào cứu Nam bộ trước sự tấn công của Ng Ánh. (Nhạc chỉ còn giữ đc mấy tỉnh Phú Yên, Bình Định...).
Cái post trc của em "nội bộ đất nước chưa yên" là chỉ lực lượng Ng Ánh cơ. Quân lực của 2 anh em TÂy Sơn vốn phân chia rõ ràng rồi, thậm chí từng có lúc đánh lẫn nhau.

+ Quan điểm của e là quân Thanh có sang nữa thì vẫn ăn cám thôi. Thanh tấn công Miến cả 4 lần, trong đó 2 lần đầu thì quân chủ lực của Miến còn đang tận kinh đô Thái Lan mà Thanh cũng vẫn không giải quyết nổi.
"Tuyển thêm quân ở Nghệ An" chỉ mang hàm ý chính trị, biểu tượng là nhiều - vì QTrung xưng đế tại đây, hành động tuyển quân như là bố cáo thiên hạ, nhận thiên mệnh trừ giặc xâm lăng vậy. Đám lính tuyển thêm không lâu đó chỉ có tác dụng trong hậu cần hoặc nói tàn nhẫn chút là làm bia thịt. Lực lượng chính của Tây Sơn không nhiều nhưng thiện chiến, trải qua nhiều trận chiến - 6 ngày khai chiến bắt đầu ở Thăng long rồi chiến thắng thì đến ngày nay cũng là 1 kỳ tích. Khi quân Thanh sang chiếm thì lực lượng của Ng Ánh đã liên lạc với quân Xiêm, quân Lào để sẵn sàng phối hợp - chính vì sự thất bại kinh hoàng của quân Thanh mà các lực lượng này gần như im như thóc luôn.

+ Nói chung nếu thấy xơi được thì chẳng ai chê cả, thấy khó nhằn nên bọn Thanh mới dừng.
Thiên hạ Trung Nguyên lúc này là của người Mãn, người Hán đang phải thần phục. Đứng trên quan điểm của người Mãn thì tất nhiên họ sẽ không cố đấm ăn xôi. Người Mãn có đi chinh phục các vùng Tây Tạng, Tân Cương... thì họ cũng vẫn để người bản địa cai trị, thần phục là được. Chỉ có các triều Hán trước khi xâm chiếm thì mới cử quan Hán đến cai trị, vơ vét.

+ Vua Quang Trung không những là 1 thiên tài quân sự bách chiến bách thắng mà còn là người có tầm nhìn chính trị, kinh tế tuyệt vời. Thắng nhưng ko kiêu, ko mù quáng, vẫn ra sức chiêu mộ hiền tài là các sĩ phu Bắc Hà để làm nội trị - việc 3/4 lần lấy lễ mời La Sơn Nguyễn Thiệp là ví dụ điển hình.
Với sự hùng tài của QT, các cải cách của ông: đẩy mạnh giáo dục đến cấp xã, phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp... được thực hiện thì Đại Việt có thể nhòm ngó ngược lại lãnh thổ Trung Hoa (ý định của vua QT là lưỡng quảng). Nhà Thanh thời Càn Long ở cực thịnh nhưng cũng đã xuât hiện mầm mống của tha hoá, hủ bại. Theo niên biểu thời gian, 1789 vua QT đánh đuổi quân Thanh xâm lược - đến tầm 1840 thì Thanh đã đầu hàng cuộc chiến nha phiến với Anh, Pháp, tầm 1850 Thanh bị loạn Thái Bình Thiên Quốc....
 
Chỉnh sửa cuối:

trongthuc

Xe hơi
Biển số
OF-96571
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
182
Động cơ
401,841 Mã lực
Thế nào mà lại trùng hợp ngày Chiến thắng Ngọc hồi - Đống đa với ngày mở màn cuộc chiến tranh xâm lươc thất bại của bọn Khựa nhỉ.
Lịch sử muốn nhắn nhủ gì đây.
có ý gì đâu cụ
Chiến thắng Ngọc Hồi DĐ thường kỷ niệm theo lịch âm. Chiến tranh biên giới Khựa thì theo lịch dương
Trùng hợp vào năm nay thì 2 sự kiện đó gần ngày nhau.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,732
Động cơ
531,254 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
có ý gì đâu cụ
Chiến thắng Ngọc Hồi DĐ thường kỷ niệm theo lịch âm. Chiến tranh biên giới Khựa thì theo lịch dương
Trùng hợp vào năm nay thì 2 sự kiện đó gần ngày nhau.
Lịch sử muốn nhắn nhủ rằng bọn Khựa ngàn đời luôn nhòm ngó nước ta và chúng sẽ luôn thất bại nếu toàn dân ta đồng lòng
 

trongthuc

Xe hơi
Biển số
OF-96571
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
182
Động cơ
401,841 Mã lực
-----------------------------------------

4. Hỏa lực: mặc dù hình tượng vua Quang Trung mặc chiến bào ám khói cưỡi voi tiến vào Thăng Long nghe thì oai hùng, nhưng nó bộc lộ vấn đề là quân Tây Sơn cực kỳ chật vật trước hỏa lực của quân Thanh, trong những trận đánh khốc liệt, có không ít lần quân Tây Sơn nao núng và muốn bỏ cuộc. Bản thân vua Quang Trung là địa vị tôn quí mà cũng phải đích thân ra trận đôn đốc binh sĩ dũng cảm xông lên đánh địch. Đây là cấm ky trong binh pháp. Nếu quân địch mà tập trung hỏa lực bắn chết hoặc chỉ cần bắn bị thương vua Quang Trung thì chiến dịch này thất bại lập tức, quân Tây Sơn lập tức sụp đổ và VN sẽ lâm vào thời kỳ Bắc thuộc một lần nữa.

Việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh có tỷ lệ rủi ro rất cao, nếu có lựa chọn khác thì Vua Quang Trung sẽ ko lựa chọn phương án này
Cụ toàn viết kiểu suy diễn là chính,
trước khi luận nên tìm hiểu thêm thông tin cho chính xác.
Việc đánh quân Thanh thần tốc có sự tính toán từ trước rất lâu, cân nhắc đầy đủ tình hình địch ta, Ngô Thì Nhậm đã rút về Tam Điệp chủ động đặt cái bẫy trước - chủ lực của Tôn Sĩ Nghị vào thành Thăng Long như rúc vào rọ vậy.

Mấy cái bôi đậm trên hết sức vớ vẩn. Từ lúc khai chiến đến chiến thắng có 6 ngày, với thời gian như thế thì nao núng và bỏ cuộc quái gì nữa. Hình tượng vua QT "chiến bào ám khoi" hoàn toàn là động tác tuyên truyền.

Quân Tây Sơn ra Bắc thì có đến 4,5 đạo quân gì đó. Quân chủ lực của vua QT thì đi đường 1, còn 2 cánh quân khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng là đi đường rừng núi và đường thuỷ. Với quân Thanh thì chủ lực là thành Thăng Long - nơi đóng quân chủ tướng Tôn Sĩ Nghị, từ Thăng Long xuống Nam thì bố trí 3, 4 đồn phòng ngự (kiên cố nhất là đồn Ngọc Hồi). Khi cánh quân tượng binh của đô đốc Long tập kích đánh vào nách thành Thăng Long (Khương Thượng Nhân Chính) thì chủ lực Tôn Sĩ Nghị đã sợ bỏ chạy khỏi Thăng Long rồi. Lúc này đồn phòng ngự Ngọc Hồi kiên cố nhất chỉ như ba ba trong rọ, trơ trơ trọi trọi, ko có quân tiếp viện - việc quân chủ lực vua QT đánh hạ chỉ là trong sớm muộn, làm gì có chuyện nao núng, muốn bỏ cuộc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
812
Động cơ
303,654 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đọc sử của các cụ em thấy ung hết cả sọ, NHƯNG MÀ HAY :D, em oánh dấu hóng tiếp.
em 8x mà đúng như cụ gì ở trên nói: sử Việt chả biết gì nhưng Tam Quốc thì thuộc :))

vài năm gần đây em mới xem hết Việt Nam war, xem các clip tóm tắt sử Việt, em xem thấy rất hay nhưng đúng là để thuộc được như Tam Quốc thì cần có thêm phim ảnh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top