Thực lực Tây Sơn cực thịnh thì là đúng, nhưng cũng tiềm ẩn quá nhiều bất ổn. Việc vua Quang Trung dừng chân ở Nghệ An để tuyển quân cho thấy ông không có đủ lực lượng để chiến đấu lâu dài. Mặc dù sao đấy khoe rằng có 10 vạn quân, nhưng lại càng cho thấy trước đó lực lượng của ông không đủ nhiều. Lính mới tuyển chưa qua huấn luyện thì chỉ dùng để làm hậu cần phu phen thôi. Lực lượng chính tham chiến vẫn là quân chủ lực đi theo Quang Trung nhiều năm. Số quân này ko nhiều và cũng tổn hao nhiều trong chiến dịch 5 ngày Tết. Việc tạo thanh thế để rồi xin hòa cũng nói lên sự cố gắng quá sức của quân Tây Sơn tại thời điểm đấy.
Tại thời điểm đấy, vua Quang Trung cũng đang có mâu thuân với Nguyễn Nhạc, cho nên quân đội càng bị trải dài từ miền trung ra miền bắc. Khó khăn trăm bề.
Cho nên, quan điểm của em là đằng sau sự thể hiện rực rỡ của chiến công thì quân Tây sơn cũng đã bộc lộ quá nhiều điểm yếu và kiệt quệ về hậu cần cũng như quân đội. Tương quan 2 bên ta và TQ là ta yếu TQ mạnh. Nếu ko cho TQ 1 cái xuống thang để ép nó tiếp tục tấn công thì ta thua là cái chắc chắn. Do vậy , vua Quang Trung mới quyết định xin cầu hòa. Nhưng khéo léo là cầu hòa trên thế thắng để phát huy thành quả của chiến thắng. Vua Quang trung là 1 đại tài về quân sự nhưng thiếu 1 nhà vĩ đại về hậu cần để phát huy thành quả. Việc lao lực cả 2 góc độ làm ngài kiệt sức và mất sớm.
Cụ sai / thiếu nhiều thông tin.
Thời điểm quân Thanh sang thì mối quan hệ 2 anh em Tây Sơn đã giải quyết xong rồi, Ng Nhạc đã bỏ đế hiệu và chỉ muốn làm chủ Nam bộ/nam trung bộ. Lúc này, Ng Nhạc còn khẩn thiết nhờ Quang Trung vào cứu Nam bộ trước sự tấn công của Ng Ánh. (Nhạc chỉ còn giữ đc mấy tỉnh Phú Yên, Bình Định...).
Cái post trc của em "nội bộ đất nước chưa yên" là chỉ lực lượng Ng Ánh cơ. Quân lực của 2 anh em TÂy Sơn vốn phân chia rõ ràng rồi, thậm chí từng có lúc đánh lẫn nhau.
+ Quan điểm của e là quân Thanh có sang nữa thì vẫn ăn cám thôi. Thanh tấn công Miến cả 4 lần, trong đó 2 lần đầu thì quân chủ lực của Miến còn đang tận kinh đô Thái Lan mà Thanh cũng vẫn không giải quyết nổi.
"Tuyển thêm quân ở Nghệ An" chỉ mang hàm ý chính trị, biểu tượng là nhiều - vì QTrung xưng đế tại đây, hành động tuyển quân như là bố cáo thiên hạ, nhận thiên mệnh trừ giặc xâm lăng vậy. Đám lính tuyển thêm không lâu đó chỉ có tác dụng trong hậu cần hoặc nói tàn nhẫn chút là làm bia thịt. Lực lượng chính của Tây Sơn không nhiều nhưng thiện chiến, trải qua nhiều trận chiến - 6 ngày khai chiến bắt đầu ở Thăng long rồi chiến thắng thì đến ngày nay cũng là 1 kỳ tích. Khi quân Thanh sang chiếm thì lực lượng của Ng Ánh đã liên lạc với quân Xiêm, quân Lào để sẵn sàng phối hợp - chính vì sự thất bại kinh hoàng của quân Thanh mà các lực lượng này gần như im như thóc luôn.
+ Nói chung nếu thấy xơi được thì chẳng ai chê cả, thấy khó nhằn nên bọn Thanh mới dừng.
Thiên hạ Trung Nguyên lúc này là của người Mãn, người Hán đang phải thần phục. Đứng trên quan điểm của người Mãn thì tất nhiên họ sẽ không cố đấm ăn xôi. Người Mãn có đi chinh phục các vùng Tây Tạng, Tân Cương... thì họ cũng vẫn để người bản địa cai trị, thần phục là được. Chỉ có các triều Hán trước khi xâm chiếm thì mới cử quan Hán đến cai trị, vơ vét.
+ Vua Quang Trung không những là 1 thiên tài quân sự bách chiến bách thắng mà còn là người có tầm nhìn chính trị, kinh tế tuyệt vời. Thắng nhưng ko kiêu, ko mù quáng, vẫn ra sức chiêu mộ hiền tài là các sĩ phu Bắc Hà để làm nội trị - việc 3/4 lần lấy lễ mời La Sơn Nguyễn Thiệp là ví dụ điển hình.
Với sự hùng tài của QT, các cải cách của ông: đẩy mạnh giáo dục đến cấp xã, phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp... được thực hiện thì Đại Việt có thể nhòm ngó ngược lại lãnh thổ Trung Hoa (ý định của vua QT là lưỡng quảng). Nhà Thanh thời Càn Long ở cực thịnh nhưng cũng đã xuât hiện mầm mống của tha hoá, hủ bại. Theo niên biểu thời gian, 1789 vua QT đánh đuổi quân Thanh xâm lược - đến tầm 1840 thì Thanh đã đầu hàng cuộc chiến nha phiến với Anh, Pháp, tầm 1850 Thanh bị loạn Thái Bình Thiên Quốc....