Cụ toàn suy diễn bẻ cong lung tung để phục vụ cho suy nghĩ của mình. Lịch sử không có chữ nếu, và trong đánh nhau, nếu đánh nhanh mà thắng được thì chả ai ngu gì đi trường kì kháng chiến làm gì cả.
Đầu tiên , cụ ko nói được cái lý do gì đủ logic mà quay ra màn tấn công cá nhân tầm thường.
Mọi thứ em đưa ra phân tích đều dựa trên biến cố và chứng cứ lịch sử. Còn việc vận dụng cái câu : lịch sử ko có chữ nếu của cụ rất nhảm nhí. Cứ có chữ nếu là cụ vận dụng để phản bác lấy được người khác. Điều này thể hiện sự nông cạn về tư duy và kiến thức của cụ. Chữ nếu của em ở đây là đặt trên sự cân nhắc của các cá nhân tại thời điểm lịch sử khi phải lựa chọn. Bản thân cụ không hiểu rõ ngữ nghĩa và ngữ cảnh của từng từ, lại thích ôm 1 cái câu cứng nhắc để đi phản bác người khác. Theo em, cụ nên nghiên cứu lại về tiếng Việt cũng như cách phản biện đi
Ở câu cuối cùng, đánh nhanh thắng nhanh và trường kỳ đều là sự lựa chọn trong các biện pháp có thể để tạo hiệu quả cao nhất cho cuộc chiến đó là chiến thắng. Nó là sự cân nhắc về tương quan lực lượng hai bên cũng như các khả năng phát sinh trên chiến trường. Còn cụ dùng chữ nếu như việc tung đồng xu , nếu ra mặt sấp thì đánh nhanh thắng nhanh, nếu ra mặt ngửa thì trường kỳ đánh.
Trong chiến dịch 5 ngày tết, việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh là một sự cực kỳ mạo hiểm, may mắn là vua Quang Trung thắng chứ em đánh giá là có quá nhiều yếu tố rủi ro.
1. Địa bàn: đối với quân Tây Sơn đây gần như là một cuộc viễn chinh đi xa gần 1000km từ miền Trung ra miền Bắc trong thời gian rất ngắn. Chưa đầy một tháng. Nhiều cụ trên này còn nói rằng nếu quân TQ đi xa như thế sẽ tiêu hao hết lực lượng không thể đánh được Việt Nam. Trong khi họ lại quên rằng quân Tây Sơn cũng đi xa không kém. Mà các cụ nên nhớ là đường ngày xưa nó cực khó đi chứ không phải đường nhựa to rộng như bây giờ đâu mà các cụ có thể tán phét được. Ngày xưa , 1 sĩ tử Bắc Hà vào Huế để thi là phải trèo đèo lội suối mất 3 tháng đấy.
2. Lòng dân: trước khi bị quân Thanh xâm lược, người dân Bắc Hà khá thờ ơ với quân Tây Sơn. Thậm chí khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, không ít kẻ còn dẫn đường cho quân Thanh đánh úp quân Tây Sơn. Ngô Thì Nhâm lúc đấy phải hiến kế cho quân Tây Sơn lui về Tam Điệp phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở mà chặn bước tiến của quân Thanh chứ ko dám chính diện khai chiến.
3. Hậu cần: khi quân Thanh xâm lược Việt Nam, tập đoàn ********* bán nước Lê Chiêu Thống ra sức vơ vét bóc lột nhân dân để cung phụng giặc xâm lược và đút túi cho bản thân. Chính vì điều này mà chỉ trong 1 thời gian ngắn, đời sống nhân dân rơi xuống đáy vực và họ nhanh chóng nhận ra rằng quân Tây Sơn chính là đội quân giải phóng cho người dân. Chính vì vậy mà chiến dịch 5 ngày Tết của quân Tây sơn được che giấu an toàn và bí mật cho đến lúc bắt đầu tấn công. Nếu như quân Thanh và bọn ********* ko bộc lộ bản chất thì làm sao chỉ trong vòng có 2 tháng mà thái độ của nhân dân thay đổi hoàn toàn đến như vậy. Nhưng chiều ngược lại cũng cho thấy là Bắc Hà đã kiệt quệ, thời điểm Tết lại là thời điểm bắt đầu vụ cấy, phải chờ ít nhất 4-5 tháng sau mới có lương thực vụ mới. Chiến tranh kéo dài là điều ko thể
4. Hỏa lực: mặc dù hình tượng vua Quang Trung mặc chiến bào ám khói cưỡi voi tiến vào Thăng Long nghe thì oai hùng, nhưng nó bộc lộ vấn đề là quân Tây Sơn cực kỳ chật vật trước hỏa lực của quân Thanh, trong những trận đánh khốc liệt, có không ít lần quân Tây Sơn nao núng và muốn bỏ cuộc. Bản thân vua Quang Trung là địa vị tôn quí mà cũng phải đích thân ra trận đôn đốc binh sĩ dũng cảm xông lên đánh địch. Đây là cấm ky trong binh pháp. Nếu quân địch mà tập trung hỏa lực bắn chết hoặc chỉ cần bắn bị thương vua Quang Trung thì chiến dịch này thất bại lập tức, quân Tây Sơn lập tức sụp đổ và VN sẽ lâm vào thời kỳ Bắc thuộc một lần nữa.
Việc lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh có tỷ lệ rủi ro rất cao, nếu có lựa chọn khác thì Vua Quang Trung sẽ ko lựa chọn phương án này