[Luật] Hỏi về đỗ xe phải bật đèn cảnh báo và biển hạn chế tốc độ ở khu vực thi công/đường hẹp

thiadaivuong

Xe tải
Biển số
OF-395509
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
201
Động cơ
235,949 Mã lực
Trích nguyên văn cho bác xem nhận định của một TAND cấp huyện tỉnh Bình Dương " hành vi của bị cáo đỗ ô tô tải thùng, biển số 51D-078.88 đỗ xe trên đường có biển báo cấm đỗ, đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy, có bật tín hiệu đèn nhưng không đặt biển báo nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết, gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đã vi phạm điểm d khoản 3 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Luật giao thông đường bộ, là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, đã đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017".
Nhà cháu đã đọc lại nội dung của TAND, và đọc kĩ lại cả điểm d khoản 3 Điều 18, nói là "phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm". Như vậy là đặt biển báo hiệu, chứ ko phải là bật đèn tín hiệu (đèn khẩn cấp).

Nếu vậy là xe oto tải vi phạm điểm d khoản 3 như TAND nói hả các cụ?
Và xe oto chúng ta phải trang bị biển báo (biển tam giác phát quang) là điều bắt buộc hay sao?
Và "đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy", vậy thế nào là đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy? với đường 2 chiều mà mỗi chiều có 1 làn xe thì sao? đường 2 chiều có 2/3 làn xe thì sao? đường QL1 có 1 làn xe cơ giới và xe thô sơ thì sao?

1731578204501.png
 
Chỉnh sửa cuối:

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
283
Động cơ
903 Mã lực
Tuổi
54
Nhà cháu đã đọc lại nội dung của TAND, và đọc kĩ lại cả điểm d khoản 3 Điều 18, nói là "phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm". Như vậy là đặt biển báo hiệu, chứ ko phải là bật đèn tín hiệu (đèn khẩn cấp).

Nếu vậy là xe oto tải vi phạm điểm d khoản 3 như TAND nói hả các cụ?
Và xe oto chúng ta phải trang bị biển báo (biển tam giác phát quang) là điều bắt buộc hay sao?

View attachment 8834898
Theo quan điểm của em, sau khi đọc toàn bộ KLĐT, Cáo trạng cũng như bản án thì 3 cơ quan đều xác định thừa.
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,338
Động cơ
772,813 Mã lực
Bạn yêu cầu về xây dựng và ban hành văn bản QPPL hơi cao; ngắn gọn thường khó hiểu, trình độ dân trí lại không đồng đều.............vv hehehe
Cụ chỉ đọc mỗi 1 từ "ngắn gọn" trong cả câu của e à? :D
 

thiadaivuong

Xe tải
Biển số
OF-395509
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
201
Động cơ
235,949 Mã lực
Em có thêm chỗ chưa rõ mong các cụ chỉ giáo:
"đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy", vậy thế nào là đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy?
a) Đường 1 chiều thì sao?
b) Với đường 2 chiều mà mỗi chiều có 1 làn xe thì sao?
c) đường QL1 có 1 làn xe cơ giới và xe thô sơ thì sao?
d) đường 2 chiều có 2/3 làn xe thì sao?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Định danh hành vi vi phạm phải dựa vào quy định bị xâm phạm b à!
Kụ tự thêm 2 chữ “vi phạm” vào còm, rồi tự diễn biến “phải dựa vào quy định bị xâm phạm”, trong khi trong còm chúng ta chỉ trao đổi về “nhận biết đây là hành vi gì?”.
 

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
283
Động cơ
903 Mã lực
Tuổi
54
Kụ tự thêm 2 chữ “vi phạm” vào còm, rồi tự diễn biến “phải dựa vào quy định bị xâm phạm”, trong khi trong còm chúng ta chỉ trao đổi về “nhận biết đây là hành vi gì?”.
Vậy em sửa thành "dựa vào hành vi đang diễn ra phù hợp với quy định của pháp luật"; có được không b?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vậy thì đây là hành vi gì ạ khi Luật quy định xe đứng yên mới được coi là dừng xe?

Xe b đang di chuyển vào chỗ dừng có phù hợp với quy định " Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời.... " không ạ?
Nhà cháu thấy kụ vẫn chưa thể phân biệt tách bạch giữa 2 hành vi khác nhau, là 1- Hành vi “khi dừng xe, đỗ xe” (nêu tại Khoản 3 Điều 18 Luật Gtđb 2008) và 2- Hành vi “sau khi (dừng) đỗ xe” (nêu tại điểm d, Khoản 3 Điều 18).

1- “Khi xe từ trạng thái đang lưu thông trên đường, dần dần cặp lề để chuyển sang trạng thái dừng xe, đỗ xe bên lề đường” là hành vi “khi (đang thực hiện việc) dừng xe, đỗ xe” như quy định tại Khoản 3 Điều 18, với trách nhiệm cụ thể của lái xe được nêu trong Điểm 3a, 3b, 3c.
Trong suốt quá trình dừng xe, đỗ xe này, dù xe vẫn đang di chuyển, nhưng có vận tốc âm, ngày càng tiệm cận về 0km/h, có vị trí ngày càng thoát khỏi phần đường xe chạy (xe chạy chéo, cắt ngang luồng phương tiện đang chạy thẳng), dẫn đến gây nguy hiểm cho các phương tiện đang chạy nhanh trên đường.

2- Còn khi xe đã đứng yên bên lề đường, thì đó là hành vi “sau khi (đã) (dừng xe,) đỗ xe”, lái xe có thể ngồi trên xe hoặc rời xe, với trách nhiệm cụ thể được quy định tại Điểm 3d, Điều 18.


P/s: xin xem lại giải thích của nhà cháu về 2 hành vi này tại trích dẫn còm của nhà cháu đã post trước đây.

Trích


1731583350179.png



Nhà cháu xin có 3 ý kiến nhỏ, như này:

1- Cụm từ “tín hiệu” nêu trong Luật (gạch dưới màu đỏ, điểm 3a) không chỉ bó hẹp với ý nghĩa “là đèn xi nhan” của ô tô. Trong luật, Đèn xi nhan ô tô có tên gọi chính thức là “đèn tín hiệu để báo chuyển hướng xe”, chứ không phải là “đèn tín hiệu để báo dừng, đỗ xe”.

“Tín hiệu” ở đây có thể là một trong những thao tác như vẫy cờ hiệu, nháy đèn pha/cốt, bật đèn đăng téc, hoặc bật xi nhan, vv.… để báo hiệu cho người đang lưu thông trên phần mặt đường đó biết rằng xe mình đang thực hiện hành vi tấp lề để dừng, đỗ xe.

2- Quy định Đặt ngay “biển báo hiệu nguy hiểm ở PHÍA TRƯỚC và PHÍA SAU XE” để người khác biết xe mình đang đỗ (gạch dưới màu xanh, điểm 3d) chỉ áp dụng trong trường hợp phía trước, phía sau xe đỗ đang CÓ KHOẢNG TRỐNG, có thể đặt biển báo hiệu nguy hiểm, với mục đích báo cho xe khác biết đang có xe đang đỗ.
Còn nếu ngay phía trước, phía sau xe đang đỗ cũng có nhiều xe cùng đỗ, thì không đủ điều kiện để lái xe thực hiện quy định “đặt biển báo hiệu nguy hiểm” nêu tại điểm 3d này.
Đồng thời cũng không còn nhu cầu “để báo cho xe khác biết xe mình đang đỗ”, vì họ đã nhìn thấy cả hàng dài xe đang đỗ là biết ngay rồi (nếu có nhu cầu phải báo, thì chỉ 2 xe đỗ đầu và đỗ cuối hàng xe mới phải thực hiện). Trường hợp này chúng ta không thể áp điểm 3d để khép lái xe vào lỗi “không đặt biển báo hiệu nguy hiểm” được.

3- Quá trình đỗ xe:
Tại Điều 18, Luật Gtđb chia quá trình đỗ xe ra thành 2 giai đoạn nối tiếp nhau và những yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn mà lái xe phải thực hiện.
Cụ thể:
Giai đoạn 1: “(trong) khi thực hiện việc dừng xe, đỗ xe:
Thời gian xảy ra: khi xe từ trạng thái đang lưu thông trên đường, dần dần cặp lề để chuyển sang trạng thái dừng xe, đỗ xe bên lề đường.
Trong Giai đoạn 1 này, luật quy định lái xe phải có tín hiệu báo cho người khác biết mình đang thực hiện hành vi dừng xe, đỗ xe, như nêu tại điểm 3a, b, c.

Giai đoạn 2: Sau khi đã hoàn thành việc dừng xe, đỗ xe.
Thời gian xảy ra: sau khi xe đã an vị tại vị trí dừng, đỗ.
Ở Giai đoạn 2, lái xe không còn nghĩa vụ thực hiện “có tín hiệu để báo cho người khác biết” nữa. Từ lúc này, người lái chỉ được rời khỏi xe với điều kiện đã đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở trước và sau xe (nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, nếu không chiếm thì không phải đặt; nếu trước & sau xe bị xe khác dừng đỗ kín, không có khoảng trống để đặt biển báo hiệu thì cũng không phải đặt).

Tóm lại:
Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là xxx, thường đem quy định của Giai đoạn 1 áp dụng cho Giai đoạn 2, để bắt lỗi các xe “sau khi đỗ xe” mà không có tín hiệu.
Hiểu và bắt lỗi như vậy là không đúng.
Vì vậy, ô tô không bật đèn tín hiệu (đèn xi nhan, đèn khẩn cấp) khi xe đã ở vị trí/trạng thái dừng xe, đỗ xe không phải là chỉ dấu để xác định xe đó có hành vi vi phạm, vì nó không vi phạm quy định của Luật cho nội dung “sau khi đỗ xe”, được nêu tại điểm 3d Điều 18 Luật Gtđb 2008.

===

Trích Luật Gtđb 2008:

View attachment 8833660
 
Chỉnh sửa cuối:

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
283
Động cơ
903 Mã lực
Tuổi
54
Nhà cháu thấy kụ vẫn chưa thể phân biệt tách bạch giữa 2 hành vi khác nhau, là 1- Hành vi “khi dừng xe, đỗ xe” (nêu tại Khoản 3 Điều 18 Luật Gtđb 2008) và 2- Hành vi “sau khi (dừng) đỗ xe” (nêu tại điểm d, Khoản 3 Điều 18).

1- “Khi xe từ trạng thái đang lưu thông trên đường, dần dần cặp lề để chuyển sang trạng thái dừng xe, đỗ xe bên lề đường” là hành vi “khi (đang thực hiện việc) dừng xe, đỗ xe” như quy định tại Khoản 3 Điều 18, với trách nhiệm cụ thể của lái xe được nêu trong Điểm 3a, 3b, 3c.
Trong suốt quá trình dừng xe, đỗ xe này, dù xe vẫn đang di chuyển, nhưng có vận tốc âm, có vị trí ngày càng thoát khỏi phần đường xe chạy.

2- Còn khi xe đã đứng yên bên lề đường, thì đó là hành vi “sau khi (đã) (dừng xe,) đỗ xe”, lái xe có thể ngồi trên xe hoặc rời xe, với trách nhiệm


P/s: xin xem lại giải thích của nhà cháu về 2 hành vi này tại trích dẫn còm của nhà cháu đã post trước đây.

Trích


View attachment 8835011
Bác vẫn bảo lưu quan điểm " Khi dừng xe " là xe đang đi vào chỗ dừng?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xe b đang di chuyển vào chỗ dừng có phù hợp với quy định " Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời.... " không ạ?
Bác vẫn bảo lưu quan điểm " Khi dừng xe " là xe đang đi vào chỗ dừng?
Thì đúng nó là vậy mà.
“Khi dừng xe” là một quá trình, luật yêu cầu lái xe cần xem xét và thực hiện các việc sau:

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

Sau khi đã thực hiện xong 3 việc nêu trên, là xe đã vào trạng thái đứng yên (được luật gọi là “Sau khi (dừng) đỗ xe”, như nêu tại Điểm 3d Điều 18 Luật Gtđb 2008.
Từ lúc này, nếu lái xe vẫn ngồi trên xe & nổ máy, thì đó là hành vi dừng xe. Nếu lái xe tắt máy rời ca bin, thì đó là đỗ xe.

P/S: xin lưu ý về cách dùng từ của Luật:
- “Khi dừng xe” là dạng danh động từ (tiếp diễn) của động từ Dừng (tiếng Anh gọi là Gerund) miêu tả quá trình cho xe vào vị trí dừng.
- “Xe đang dừng” là dạng tính ngữ của tính từ Dừng, miêu tả trạng thái, tính chất của xe là đang đứng yên.
Cụm từ “Khi dừng xe” có ý nghĩa khác hẳn với cụm từ “Xe đang dừng”.
 
Chỉnh sửa cuối:

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
283
Động cơ
903 Mã lực
Tuổi
54
Thì đúng nó là vậy mà.
“Khi dừng xe” là một quá trình, luật yêu cầu lái xe cần xem xét và thực hiện các việc sau:

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

Sau khi đã thực hiện xong 3 việc nêu trên, là xe đã vào trạng thái đứng yên (được luật gọi là “Sau khi (dừng) đỗ xe”, như nêu tại Điểm 3d Điều 18 Luật Gtđb 2008.
Từ lúc này, nếu lái xe vẫn ngồi trên xe & nổ máy, thì đó là hành vi dừng xe. Nếu lái xe tắt máy rời ca bin, thì đó là đỗ xe.

P/S: xin lưu ý về cách dùng từ của Luật:
- “Khi dừng xe” là miêu tả quá trình cho xe vào vị trí dừng.
- “Xe đang dừng” là miêu tả trạng thái đang đứng yên của xe.
Cụm từ “Khi dừng xe” có ý nghĩa khác hẳn với cụm từ “Xe đang dừng”.
Có nghĩa là " Xe đang dừng " thì không cần có tín hiệu báo cho người khác biết hả b?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có nghĩa là " Xe đang dừng " thì không cần có tín hiệu báo cho người khác biết hả b?
Kụ có thể tự trả lời câu hỏi này khi tham khảo quy định về Dừng xe, Đỗ xe, nêu tại Điều 23 của Công ước Viên 1968 về Gtđb đối với trạng thái “xe đang dừng hoặc đỗ” (Khoản 5 Điều 23).

1731586407179.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

thiadaivuong

Xe tải
Biển số
OF-395509
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
201
Động cơ
235,949 Mã lực
Nhà cháu thấy kụ vẫn chưa thể phân biệt tách bạch giữa 2 hành vi khác nhau, là 1- Hành vi “khi dừng xe, đỗ xe” (nêu tại Khoản 3 Điều 18 Luật Gtđb 2008) và 2- Hành vi “sau khi (dừng) đỗ xe” (nêu tại điểm d, Khoản 3 Điều 18).

1- “Khi xe từ trạng thái đang lưu thông trên đường, dần dần cặp lề để chuyển sang trạng thái dừng xe, đỗ xe bên lề đường” là hành vi “khi (đang thực hiện việc) dừng xe, đỗ xe” như quy định tại Khoản 3 Điều 18, với trách nhiệm cụ thể của lái xe được nêu trong Điểm 3a, 3b, 3c.
Trong suốt quá trình dừng xe, đỗ xe này, dù xe vẫn đang di chuyển, nhưng có vận tốc âm, ngày càng tiệm cận về 0km/h, có vị trí ngày càng thoát khỏi phần đường xe chạy (xe chạy chéo, cắt ngang luồng phương tiện đang chạy thẳng), dẫn đến gây nguy hiểm cho các phương tiện đang chạy nhanh trên đường.

2- Còn khi xe đã đứng yên bên lề đường, thì đó là hành vi “sau khi (đã) (dừng xe,) đỗ xe”, lái xe có thể ngồi trên xe hoặc rời xe, với trách nhiệm cụ thể được quy định tại Điểm 3d, Điều 18.


P/s: xin xem lại giải thích của nhà cháu về 2 hành vi này tại trích dẫn còm của nhà cháu đã post trước đây.

Trích


View attachment 8835011
Cảm ơn cụ vì đã nỗ lực không mệt mỏi giải thích rất chi tiết cho ae (có khi tàu ngầm nữa) biết rõ.
Sợ cụ quên, xin cụ chỉ giáo thêm 3 điểm này:
  1. Thế nào là đỗ xe chiếm 1 phần đường xe chạy?
  2. Biển báo hiệu là cái buộc tài xế phải trang bị và mang theo trong trường hợp đỗ xe chiếm 1 phần đường?
  3. Nếu đỗ xe chiếm 1 phần đường, thay vì đặt biển báo hiệu, lái xe bật đèn khẩn cấp thay thế cho biển báo hiệu có được không?
 

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
283
Động cơ
903 Mã lực
Tuổi
54
Kụ có thể tự trả lời câu hỏi này khi tham khảo quy định về Dừng xe, Đỗ xe, nêu tại Điều 23 của Công ước Viên 1968 về Gtđb đối với trạng thái “xe đang dừng hoặc đỗ” (Khoản 5 Điều 23).

View attachment 8835049
Cảm ơn bác đã cho em biết thêm về hiểu biết của bác. Nội dung này em rõ vì em tham gia khá nhiều vụ án hình sự liên quan đến hành vi dừng, đỗ. Cảm ơn bác!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top