Hỏi về đỗ xe phải bật đèn cảnh báo và biển hạn chế tốc độ ở khu vực thi công/đường hẹp

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn bác đã cho em biết thêm về hiểu biết của bác. Nội dung này em rõ vì em tham gia khá nhiều vụ án hình sự liên quan đến hành vi dừng, đỗ. Cảm ơn bác!
Nhà cháu hiểu giữa quy định của Luật và cách hiểu luật trên thực tế còn độ vênh nhất định, vì nhiều lý do, khiến nhiều kụ vất vả.
Chính vì vậy, cách nay khoảng 15 năm từng có lùm xùm với vụ xử “Ngã Tam ở Cầu Giấy” của kụ Donkikhot thành viên Otofun.
Trong vụ này, Toà ra phán quyết “Ngã 3 Xuân Thuỷ - Phan văn Trường không phải là một ngã ba, nên Sở Gtvt không cần gắn nhắc lại biển cấm dừng cấm đỗ”. Và cơ sở để Toà coi đây không phải là ngã 3 là ‘nếu đó là ngã 3, thì phải có gắn biển báo chứ?”.
Tương tự, Toà Thái nguyên từng yêu cầu “lái xe có nghĩa vụ phải giữ khoảng cách an toàn với xe đang đi lùi trên cao tốc” trong vụ xe tải đâm với xe Inova đi lùi năm nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Có mô
Nhà cháu hiểu giữa quy định của Luật và cách hiểu luật trên thực tế còn độ vênh nhất định, vì nhiều lý do, khiến nhiều kụ vất vả.
Có một cách hiểu thôi b à; chẳng qua sẽ có một trong hai bên hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ thôi
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Toà Thái nguyên từng yêu cầu “lái xe có nghĩa vụ phải giữ khoảng cách an toàn với xe đang đi lùi trên cao tốc” trong vụ xe tải đâm với xe Inova đi lùi năm nào.
Tòa hai cấp đâu có xác định như vậy!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ vì đã nỗ lực không mệt mỏi giải thích rất chi tiết cho ae (có khi tàu ngầm nữa) biết rõ.
Sợ cụ quên, xin cụ chỉ giáo thêm 3 điểm này:
  1. Thế nào là đỗ xe chiếm 1 phần đường xe chạy?
  2. Biển báo hiệu là cái buộc tài xế phải trang bị và mang theo trong trường hợp đỗ xe chiếm 1 phần đường?
  3. Nếu đỗ xe chiếm 1 phần đường, thay vì đặt biển báo hiệu, lái xe bật đèn khẩn cấp thay thế cho biển báo hiệu có được không?
Nhà cháu xin được trao đổi cùng kụ như sau:

1- Thế nào là đỗ xe chiếm 1 phần đường xe chạy?

Theo định nghĩa tại QC41/2019: “3.12. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.”
Phương tiện giao thông ở đây bao gồm xe cơ giới (ô tô, xe máy…) và xe thô sơ (xe đạp, xe súc vật kéo…).

- Trên đường không phải là đường cao tốc:
QC41/2019 quy định trên các tuyến đường (không phải cao tốc) dùng loại vạch kẻ số 3.1a, màu trắng, rộng 15-20cm, để xác định mép phần đường xe chạy.
Đỗ chiếm một phần đường xe chạy là đỗ xe ở bên trái vạch 3.1a (trường hợp đỗ thuận chiều), hoặc đỗ bên phải vạch 3.1a (trường hợp đỗ ngược chiều, hoặc đỗ bên trái của đường một chiều).

- Trên đường đô thị, nơi có vỉa hè, cống thoát nước: thông thường, phần đường xe chạy được kéo tới sát mép vỉa hè. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, dừng đỗ xe dưới đường đều là dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy, trừ trường hợp dừng đỗ xe tại các vị trí có gắn biển báo Nơi đỗ xe.

- Trên đường cao tốc:
Theo quy định hiện hành, trên các tuyến đường cao tốc thường có “các dải an toàn”, còn gọi là “làn dừng xe khẩn cấp” là nơi luật hiện hành cấm phương tiện giao thông lưu thông trên đó.
Nếu căn cứ theo Định nghĩa 3.12 và Bản vẽ tiêu chuẩn mặt cắt cấu tạo mặt đường trong Tiêu chuẩn Việt nam 5729:2012 (xem hình) ta có thể hiểu rằng dừng đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc không phải là hành vi “dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy”.

=====


Hình minh hoạ:
A-B, C-D là phần đường xe chạy
A-E, D-F là làn dừng xe khẩn cấp, nằm ngoài và không thuộc về phần đường xe chạy.


Image.jpeg
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có mô
Có một cách hiểu thôi b à; chẳng qua sẽ có một trong hai bên hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ thôi
Hiểu và ngộ ra được đòi hỏi cả một quá trình. Nhiều khi bên làm nhiều chưa chắc đã hiểu đúng, nếu họ cứ tự tin vào vị trí, kinh nghiệm của mình để hiểu/làm theo thói quen, mà bỏ qua các dịp lật lại vấn đề “nhỡ cách mình vẫn hiểu xưa nay là sai thì sao nhỉ?”.

Thực tế xxx trong thời gian dài từng hiểu sai, làm sai khi họ bắt phạt lỗi “xe đi trên đường cong mà không bật xi nhan để báo hiệu chuyển hướng” là một ví dụ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tòa hai cấp đâu có xác định như vậy!
Đối với người dân, Toà án là đại diện và tượng trưng của Công Lý, bất kể là toà cấp mấy,

Toà phán sai, mà cái sai rất sơ đẳng và cơ bản, dù ở cấp nào chăng nữa, đều gợi ý rằng Công Lý đang du lịch chưa về, rằng không phải lúc nào Toà cũng đúng, kụ ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ vì đã nỗ lực không mệt mỏi giải thích rất chi tiết cho ae (có khi tàu ngầm nữa) biết rõ.
Sợ cụ quên, xin cụ chỉ giáo thêm 3 điểm này:
  1. Thế nào là đỗ xe chiếm 1 phần đường xe chạy?
  2. Biển báo hiệu là cái buộc tài xế phải trang bị và mang theo trong trường hợp đỗ xe chiếm 1 phần đường?
  3. Nếu đỗ xe chiếm 1 phần đường, thay vì đặt biển báo hiệu, lái xe bật đèn khẩn cấp thay thế cho biển báo hiệu có được không?
2. Biển báo hiệu là cái buộc tài xế phải trang bị và mang theo trong trường hợp đỗ xe chiếm 1 phần đường?

Đúng rồi, kụ ạ, và là hình thức báo hiệu hợp luật duy nhất được sử dụng trong trường hợp này.

3- Nếu đỗ xe chiếm 1 phần đường, thay vì đặt biển báo hiệu, lái xe bật đèn khẩn cấp thay thế cho biển báo hiệu có được không?

Việc bật xi nhan khi xe không thực hiện hành vi chuyển làn, chuyển hướng, hoặc bật đèn khẩn cấp khi không xảy ra tình huống khẩn cấp đều là cách sử dụng đèn tín hiệu sai mục đích. Công ước Viên 1968 về Gtđb không khuyến nghị việc sử dụng đèn tín hiệu sai mục đích như vậy. Luật Gtđb hiện hành của mình cũng vậy.

Việc có bật xi nhan không thể thay thế cho nghĩa vụ “khi dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy phải đặt biển cảnh báo an toàn…”, nêu trong Luật hiện hành, kụ ạ.

P/S: Rõ ràng quy định của nước mình bắt buộc tất cả các trường hợp dừng xe đỗ xe mà chiếm 1 phần đường xe chạy đều phải đặt biển cảnh báo an toàn, kể cả ban ngày, trên mọi loại đường, kể cả trên tuyến phố trong khu đông dân cư, là điều không hợp lý, và sai với quy định của Công ước Viên. Dù vậy, chúng ta vẫn có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Nếu thấy bất hợp lý thì kiến nghị sửa đổi bổ sung thôi kụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Nhà cháu xin được trao đổi cùng kụ như sau:

1- Thế nào là đỗ xe chiếm 1 phần đường xe chạy?

Theo định nghĩa tại QC41/2019: “3.12. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.”
Phương tiện giao thông ở đây bao gồm xe cơ giới (ô tô, xe máy…) và xe thô sơ (xe đạp, xe súc vật kéo…).

- Trên đường không phải là đường cao tốc:
QC41/2019 quy định trên các tuyến đường (không phải cao tốc) dùng loại vạch kẻ số 3.1a, màu trắng, rộng 15-20cm, để xác định mép phần đường xe chạy.
Đỗ chiếm một phần đường xe chạy là đỗ xe ở bên trái vạch 3.1a (trường hợp đỗ thuận chiều), hoặc đỗ bên phải vạch 3.1a (trường hợp đỗ ngược chiều, hoặc đỗ bên trái của đường một chiều).

- Trên đường đô thị, nơi có vỉa hè, cống thoát nước: thông thường, phần đường xe chạy được kéo tới sát mép vỉa hè. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, dừng đỗ xe dưới đường đều là dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy, trừ trường hợp dừng đỗ xe tại các vị trí có gắn biển báo Nơi đỗ xe.

- Trên đường cao tốc:
Theo quy định hiện hành, trên các tuyến đường cao tốc thường có “các dải an toàn”, còn gọi là “làn dừng xe khẩn cấp” là nơi luật hiện hành cấm phương tiện giao thông lưu thông trên đó.
Nếu căn cứ theo Định nghĩa 3.12 và Bản vẽ tiêu chuẩn mặt cắt cấu tạo mặt đường trong Tiêu chuẩn Việt nam 5729:2012 (xem hình) ta có thể hiểu rằng dừng đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc không phải là hành vi “dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy”.

=====


Hình minh hoạ:
A-B, C-D là phần đường xe chạy
A-E, D-F là làn dừng xe khẩn cấp, nằm ngoài và không thuộc về phần đường xe chạy.


Image.jpeg
Ngắn gọn là phần đường dành cho xe khác chạy nhưng bị xe dừng/đỗ chiếm mất một phần khiến cho việc chạy của xe đó bị hạn chế, thậm chí bị cản trở bác nhỉ?
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Hiểu và ngộ ra được đòi hỏi cả một quá trình. Nhiều khi bên làm nhiều chưa chắc đã hiểu đúng, nếu họ cứ tự tin vào vị trí, kinh nghiệm của mình để hiểu/làm theo thói quen, mà bỏ qua các dịp lật lại vấn đề “nhỡ cách mình vẫn hiểu xưa nay là sai thì sao nhỉ?”
Thế vừa trăm hay, vừa tay quen thì sao hả bác? Vừa được đào tạo tốt, vừa làm nhiều thì sao ạ?
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Thực tế xxx trong thời gian dài từng hiểu sai, làm sai khi họ bắt phạt lỗi “xe đi trên đường cong mà không bật xi nhan để báo hiệu chuyển hướng” là một ví dụ.
Từ một hiện tượng, có nói lên bản chất của sự vật không bác?
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Đối với người dân, Toà án là đại diện và tượng trưng của Công Lý, bất kể là toà cấp mấy,

Toà phán sai, mà cái sai rất sơ đẳng và cơ bản, dù ở cấp nào chăng nữa, đều gợi ý rằng Công Lý đang du lịch chưa về, rằng không phải lúc nào Toà cũng đúng, kụ ạ.
Bác bảo Tòa khẳng định " Không giữ khoảng cách với xe lùi" nhưng thực tế hai cấp Tòa đều không khẳng định như thế. Vậy đâu là sự thật; lời của bác hay xác định của Tòa?
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Toà phán sai, mà cái sai rất sơ đẳng và cơ bản, dù ở cấp nào chăng nữa, đều gợi ý rằng Công Lý đang du lịch chưa về, rằng không phải lúc nào Toà cũng đúng, kụ ạ.
Tòa hai cấp phán sai sơ đẳng ở chỗ nào vậy bác?
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Thì đúng nó là vậy mà.
“Khi dừng xe” là một quá trình, luật yêu cầu lái xe cần xem xét và thực hiện các việc sau:

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

Sau khi đã thực hiện xong 3 việc nêu trên, là xe đã vào trạng thái đứng yên (được luật gọi là “Sau khi (dừng) đỗ xe”, như nêu tại Điểm 3d Điều 18 Luật Gtđb 2008.
Từ lúc này, nếu lái xe vẫn ngồi trên xe & nổ máy, thì đó là hành vi dừng xe. Nếu lái xe tắt máy rời ca bin, thì đó là đỗ xe.

P/S: xin lưu ý về cách dùng từ của Luật:
- “Khi dừng xe” là dạng danh động từ (tiếp diễn) của động từ Dừng (tiếng Anh gọi là Gerund) miêu tả quá trình cho xe vào vị trí dừng.
- “Xe đang dừng” là dạng tính ngữ của tính từ Dừng, miêu tả trạng thái, tính chất của xe là đang đứng yên.
Cụm từ “Khi dừng xe” có ý nghĩa khác hẳn với cụm từ “Xe đang dừng”.
Nếu các cơ quan tố tụng hình sự cũng áp dụng quan điểm của bác " Xe đang di chuyển đến chỗ dừng là xe dừng/ Khi dừng xe là xe đang vào vị trí dừng xe" để kết tội tất cả những người đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì 1/3 dân số sẽ phải bóc lịch đấy!
 

haihong09011971

Xì hơi lốp
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
81
Động cơ
134 Mã lực
Tuổi
53
Nếu các cơ quan tố tụng hình sự cũng áp dụng quan điểm của bác " Xe đang di chuyển đến chỗ dừng là xe dừng/ Khi dừng xe là xe đang vào vị trí dừng xe" để kết tội tất cả những người đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì 1/3 dân số sẽ phải bóc lịch đấy!
Nể bác nhất với quan điểm " Khi dừng xe là xe đang vào vị trí dừng xe ".
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác bảo Tòa khẳng định " Không giữ khoảng cách với xe lùi" nhưng thực tế hai cấp Tòa đều không khẳng định như thế. Vậy đâu là sự thật; lời của bác hay xác định của Tòa?

1- Một khi kụ đã tuyên bố chắc nịch như trên, thì chắc chắn sự thật đã thuộc về kụ. Đương nhiên báo Tuổi trẻ viết sai lè ra rồi, kụ ạ.

Trích báo Tuổi trẻ (phần trong ngoặc vuông là do nhà cháu ghi thêm, cho rõ nghĩa hơn):

“… Trong khi đó, tài xế Hoàng bị cáo buộc không giữ tốc độ và khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước [là với xe Inova đang chạy lùi trên cao tốc].

Sau nghị án, HĐXX cho rằng bị cáo Hoàng đã không chú ý quan sát, không giảm tốc độ về an toàn nên khi 2 xe cách nhau 30m mới phát hiện xe Innova đang lùi mới đạp thắng. Việc này vi phạm thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa 2 xe [là về khoảng cách an toàn với xe đang chạy lùi ở phía trước]…”


Hình minh hoạ:
1731626466624.jpeg



Link bài báo: https://tuoitre.vn/tranh-cai-ve-an-tu-cua-tai-xe-dam-vao-xe-di-lui-tren-cao-toc-thai-nguyen-20181103175240274.htm
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
2- Do có sự khác biệt khá lớn trong cách nhìn nhận vấn đề, nếu giải thích sẽ phải viết khá chi tiết, trích dẫn nhiều, nên dưới đây là 2 còm cuối cùng nhà rep với kụ, để khỏi lan man sang các nội dung nằm ngoài chủ đề, làm loãng thớt của kụ chủ.

Xin cảm ơn kụ.


Từ một hiện tượng, có nói lên bản chất của sự vật không bác?
Mừng quá.

Nhưng trên thực tế, nhỡ đó không chỉ là “một hiện tượng” như kụ nói thì sao?


Thế vừa trăm hay, vừa tay quen thì sao hả bác? Vừa được đào tạo tốt, vừa làm nhiều thì sao ạ?

Đâu ra sẵn thế kụ?

Người tài giỏi như này của quý hiếm, như lá mùa thu. Làm gì còn nhiều để rụng đầy sân như lá đa trong chùa?

Trong số họ, nhiều người sớm muộn sẽ chuyển sang làm lãnh đạo, thôi làm chuyên môn.
Số khác chuyển sang lập doanh nghiệp riêng, hoặc xuất cảnh.

Những người thường thường bậc trung thì ở lại làm chuyên môn, cá mè một lứa với nhau, ai cũng giỏi cả, chẳng ai phục ai.
 

thiadaivuong

Xe hơi
Biển số
OF-395509
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
192
Động cơ
235,949 Mã lực
Cảm ơn cụ vì đã nỗ lực không mệt mỏi giải thích rất chi tiết cho ae (có khi tàu ngầm nữa) biết rõ.
Sợ cụ quên, xin cụ chỉ giáo thêm 3 điểm này:
  1. Thế nào là đỗ xe chiếm 1 phần đường xe chạy?
  2. Biển báo hiệu là cái buộc tài xế phải trang bị và mang theo trong trường hợp đỗ xe chiếm 1 phần đường?
  3. Nếu đỗ xe chiếm 1 phần đường, thay vì đặt biển báo hiệu, lái xe bật đèn khẩn cấp thay thế cho biển báo hiệu có được không?
Bẩm cụ, thêm 1 câu:
4. Đỗ như vầy là sai theo điều 3d? và nếu sai, từ trước tới giờ sai quá sai, và sai trên cả nước?
2. Biển báo hiệu là cái buộc tài xế phải trang bị và mang theo trong trường hợp đỗ xe chiếm 1 phần đường?

Đúng rồi, kụ ạ, và là hình thức báo hiệu hợp luật duy nhất được sử dụng trong trường hợp này.

3- Nếu đỗ xe chiếm 1 phần đường, thay vì đặt biển báo hiệu, lái xe bật đèn khẩn cấp thay thế cho biển báo hiệu có được không?

Việc bật xi nhan khi xe không thực hiện hành vi chuyển làn, chuyển hướng, hoặc bật đèn khẩn cấp khi không xảy ra tình huống khẩn cấp đều là cách sử dụng đèn tín hiệu sai mục đích. Công ước Viên 1968 về Gtđb không khuyến nghị việc sử dụng đèn tín hiệu sai mục đích như vậy. Luật Gtđb hiện hành của mình cũng vậy.

Việc có bật xi nhan không thể thay thế cho nghĩa vụ “khi dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy phải đặt biển cảnh báo an toàn…”, nêu trong Luật hiện hành, kụ ạ.

P/S: Rõ ràng quy định của nước mình bắt buộc tất cả các trường hợp dừng xe đỗ xe mà chiếm 1 phần đường xe chạy đều phải đặt biển cảnh báo an toàn, kể cả ban ngày, trên mọi loại đường, kể cả trên tuyến phố trong khu đông dân cư, là điều không hợp lý, và sai với quy định của Công ước Viên. Dù vậy, chúng ta vẫn có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Nếu thấy bất hợp lý thì kiến nghị sửa đổi bổ sung thôi kụ ạ.
Nhà cháu xin hỏi thêm cụ sgb345 và cụ haihong09011971 tình huống trong hình này:

a) Đường này là đường 2 chiều trong khu dân cư, chỉ có 1 làn đường cho mỗi chiều. Đỗ như vầy nếu xe máy/tô khác đâm vào đuôi, là vi phạm điều 3d phải không àh? Bởi vì không đặt biển cảnh báo. Có nghĩa là: đỗ như vậy là sai bét nhè, sai từ trước tới giờ mà không ý thức được, hoặc ý thức được nhưng vẫn đỗ.

b) Nếu lái xe đặt biển cảnh báo phía sau đuôi xe, nhưng không đặt biển cảnh báo phía trước xe. Giả sử có trường hợp xe máy/oto khác đi ở làn đường bên kia, đâm vào phía đầu xe của xe đỗ bên làn đường này, thì xe đang đỗ có vi phạm gì không?
IMG_3478.jpg
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm cụ, thêm 1 câu:
4. Đỗ như vầy là sai theo điều 3d? và nếu sai, từ trước tới giờ sai quá sai, và sai trên cả nước?


Nhà cháu xin hỏi thêm cụ sgb345 và cụ haihong09011971 tình huống trong hình này:

a) Đường này là đường 2 chiều trong khu dân cư, chỉ có 1 làn đường cho mỗi chiều. Đỗ như vầy nếu xe máy/tô khác đâm vào đuôi, là vi phạm điều 3d phải không àh? Bởi vì không đặt biển cảnh báo. Có nghĩa là: đỗ như vậy là sai bét nhè, sai từ trước tới giờ mà không ý thức được, hoặc ý thức được nhưng vẫn đỗ.

b) Nếu lái xe đặt biển cảnh báo phía sau đuôi xe, nhưng không đặt biển cảnh báo phía trước xe. Giả sử có trường hợp xe máy/oto khác đi ở làn đường bên kia, đâm vào phía đầu xe của xe đỗ bên làn đường này, thì xe đang đỗ có vi phạm gì không?
IMG_3478.jpg
Nhà cháu có suy nghĩ như này, kụ ạ.
a- Theo quy định của Luật Gtđb 2008, tại Điều 18- Dừng đỗ xe trên đường bộ, Điều 9- Dừng đỗ xe trên đường phố, thì hành vi đỗ xe như trong hình đều chưa vi phạm các tình huống mà Luật cấm hay hạn chế dừng, đỗ xe.
Tuy nhiên, các xe đang đỗ trong hình lại đang vi phạm quy định “phải đặt ngay biển báo nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe sau khi đỗ xe chiếm một phần dường xe chạy”, nêu tại Điểm 3d, Điều 18 Luật Gtđb 2008.
Mức phạt cho lỗi không đặt ngay biển cảnh báo: 350,000đ (Khoản 1đ, Điều 5, NĐ100/2019 đã sửa đổi).

b- Có, kụ ạ.
Ở mình, nhiều khi ô tô đi đúng luật, chẳng may xảy ra tai nạn còn bị xử liên đới trách nhiệm, thì khi ô tô sai (không đặt biển cảnh báo theo đúng quy định) làm sao tránh khỏi trách nhiệm. Đúng không kụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

thiadaivuong

Xe hơi
Biển số
OF-395509
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
192
Động cơ
235,949 Mã lực
Xin cảm ơn sự đóng góp của cụ Bia, đã phân tích rất rõ điều luật dừng đỗ xe. Nhà cháu tạm thời cập nhập cho ae nào muốn xem nhanh kết luận thì vào trang 5, còm số 91 của cụ. Đây là tóm tắt chi tiết và rõ nhất.
Còn lại ae nào muốn bàn thêm và có ý kiến khác, cứ tiếp tục.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top