Nhà cháu xin có 3 ý kiến nhỏ, như này:
1- Cụm từ “tín hiệu” nêu trong Luật (gạch dưới màu đỏ, điểm 3a) không chỉ bó hẹp với ý nghĩa “là đèn xi nhan” của ô tô. Trong luật, Đèn xi nhan ô tô có tên gọi chính thức là “đèn tín hiệu để báo chuyển hướng xe”, chứ không phải là “đèn tín hiệu để báo dừng, đỗ xe”.
“Tín hiệu” ở đây có thể là một trong những thao tác như vẫy cờ hiệu, nháy đèn pha/cốt, bật đèn đăng téc, hoặc bật xi nhan, vv.… để báo hiệu cho người đang lưu thông trên phần mặt đường đó biết rằng xe mình đang thực hiện hành vi tấp lề để dừng, đỗ xe.
2- Quy định Đặt ngay “biển báo hiệu nguy hiểm ở PHÍA TRƯỚC và PHÍA SAU XE” để người khác biết xe mình đang đỗ (gạch dưới màu xanh, điểm 3d) chỉ áp dụng trong trường hợp phía trước, phía sau xe đỗ đang CÓ KHOẢNG TRỐNG, có thể đặt biển báo hiệu nguy hiểm, với mục đích báo cho xe khác biết đang có xe đang đỗ.
Còn nếu ngay phía trước, phía sau xe đang đỗ cũng có nhiều xe cùng đỗ, thì không đủ điều kiện để lái xe thực hiện quy định “đặt biển báo hiệu nguy hiểm” nêu tại điểm 3d này.
Đồng thời cũng không còn nhu cầu “để báo cho xe khác biết xe mình đang đỗ”, vì họ đã nhìn thấy cả hàng dài xe đang đỗ là biết ngay rồi (nếu có nhu cầu phải báo, thì chỉ 2 xe đỗ đầu và đỗ cuối hàng xe mới phải thực hiện). Trường hợp này chúng ta không thể áp điểm 3d để khép lái xe vào lỗi “không đặt biển báo hiệu nguy hiểm” được.
3- Quá trình đỗ xe:
Tại Điều 18, Luật Gtđb chia quá trình đỗ xe ra thành 2 giai đoạn nối tiếp nhau và những yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn mà lái xe phải thực hiện.
Cụ thể:
Giai đoạn 1: “(trong) khi thực hiện việc dừng xe, đỗ xe:
Thời gian xảy ra: khi xe từ trạng thái đang lưu thông trên đường, dần dần cặp lề để chuyển sang trạng thái dừng xe, đỗ xe bên lề đường.
Trong Giai đoạn 1 này, luật quy định lái xe phải có tín hiệu báo cho người khác biết mình đang thực hiện hành vi dừng xe, đỗ xe, như nêu tại điểm 3a, b, c.
Giai đoạn 2: Sau khi đã hoàn thành việc dừng xe, đỗ xe.
Thời gian xảy ra: sau khi xe đã an vị tại vị trí dừng, đỗ.
Ở Giai đoạn 2, lái xe không còn nghĩa vụ thực hiện “có tín hiệu để báo cho người khác biết” nữa. Từ lúc này, người lái chỉ được rời khỏi xe với điều kiện đã đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở trước và sau xe (nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, nếu không chiếm thì không phải đặt; nếu trước & sau xe bị xe khác dừng đỗ kín, không có khoảng trống để đặt biển báo hiệu thì cũng không phải đặt).
Tóm lại:
Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là xxx, thường đem quy định của Giai đoạn 1 áp dụng cho Giai đoạn 2, để bắt lỗi các xe “sau khi đỗ xe” mà không có tín hiệu.
Hiểu và bắt lỗi như vậy là không đúng.
Vì vậy, ô tô không bật đèn tín hiệu (đèn xi nhan, đèn khẩn cấp) khi xe đã ở vị trí/trạng thái dừng xe, đỗ xe không phải là chỉ dấu để xác định xe đó có hành vi vi phạm, vì nó không vi phạm quy định của Luật cho nội dung “sau khi đỗ xe”, được nêu tại điểm 3d Điều 18 Luật Gtđb 2008.
===
Trích Luật Gtđb 2008:
View attachment 8833660