[Funland] Hồi ký (Phóng tác) về đường ống xăng dầu Trường Sơn.

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Buổi tối tổ khảo sát nghỉ ở vị trí đóng quân của một trung đội thi công bên một con suối nhỏ đổ vào suối Ra vơ. Thủy, một kỹ sư trong “nhóm mười tám tên” , cùng lớp với Quang, đang ở đây chỉ đạo thi công. Thủy là một anh chàng cao, gầy. Không ngại gian khổ ác liệt, không thích nói về mình. Quê gốc Quảng Bình nhưng lớn lên ở Hà Nội. Thủy cũng thuộc dạng thích nhạc họa, văn thơ. Tối hôm ấy Ngọc nằm chung hầm với Thủy. Thủy cho Ngọc xem ảnh gia đình. Bố Thủy là một cán bộ lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai, Thủy có ba cô em gái, cô nào cũng xinh đẹp.

- Ở đây ngày nào cũng bom, ngày nào cũng có thương vong, bộ đội thay nhau sốt rét. Chỉ nửa ngày đường là vượt sang đất Bắc hòa bình, vậy mà không có ai đào ngũ. Họ vẫn kiên trì lạc quan. Bởi thế gian khổ ác liệt mình vẫn làm thơ được đấy nhé- Thủy cho Ngọc xem một bài thơ mới làm:

Ôi những bông hoa tím
Len lỏi giữa cỏ tranh
Mặc gươm giáo vây quanh
Vẫn giữ màu chung thủy.
Bên cạnh bài thơ đó, Thủy vẽ những bông hoa tím nhỏ và những lưỡi cỏ tranh nhọn hoắt. Ngọc bỗng thấy vui vì 18 kỹ sư cùng nhập ngũ chỉ trừ Ka là có vẻ như không trụ nổi trong gian khổ ác liệt, còn những người trẻ tuổi thì vẫn vững vàng.

Sáng hôm sau Thủy đưa tổ khảo sát ra tận ngã ba suối, nơi bắt đầu con đường phân thủy để leo lên đỉnh 911. Trên bản đồ, đường phân thủy có vẻ đi dễ dàng, vậy mà vào thực tế đoạn từ suối leo lên, dốc lại rất gằn, cỏ tranh lút đầu. Tổ khảo sát phải phát đường mở lối. Không khó khăn gì, Ngọc nhận ra những bụi hoa màu tím lẫn giữa đám cỏ tranh. Chẳng biết tên chúng là gì, nhưng những cánh hoa tím biếc dịu dàng chẳng giống chút nào những ngọn cỏ tranh sắc nhọn đang đâm, cào vào mặt mọi người.

Hết đoạn dốc gằn, đường phân thủy bắt đầu hiện rõ dưới tán rừng già. Ở Trường Sơn đường phân thủy thường là đường dễ đi nhất, vì đó là con đường ít dốc nhất so với địa hình xung quanh. Nó nhận được những giọt mưa đầu tiên cho cây cỏ tốt tươi nhưng lại chia những giọt mưa ấy sang hai phía, nên là nơi khô ráo nhất. Mặc dù lỉnh kỉnh súng ống, soong nồi, quân trang, nhưng đường dễ đi, mọi người đều thoải mái. Đi chừng một giờ, tổ khảo sát dừng lại nghỉ. Vừa đặt ba lô xuống , họ đã nghe tiếng ù ù như xay lúa. Rồi từng loạt bom bắt đầu nổ. B52. Một loạt, hai loạt. Tiếng bom ngày càng chát chúa. Đến loạt thứ ba, bắt đầu nghe tiếng đất đá rơi đâu đây. Gay rồi, Nhàn nhìn mọi người đang nằm ẩn dưới các gốc cây. Nếu bây giờ bom B52 càn qua đây thì thật khó sống sót. Bất giác Nhàn nhìn sang Ngọc:
- Hôm nay mà chết thì uổng đời trai nhỉ. Cậu đã biết thế nào là con gái chưa?
- Chưa, còn anh?
- Tớ được hôn rồi. Ôi cái cảm giác lưỡi hai người quện vào nhau tuyệt vời lắm. Có đứa nào có được cảm giác làm đàn ông chưa?
Mấy chú lính trẻ không hiểu hết nghĩa của cụm từ “Cảm giác làm đàn ông” nên im lặng giây lát. Rồi một cậu rụt rè:
- Em, em được …sờ rồi, nhưng chỉ bên ngoài vải thôi.
Nhàn bật cười:
- Thế là cũng biết chút ít rồi đấy! Thôi mọi người chọn chỗ nào có thể ẩn tốt nhất nhé. Tốp 3 chiếc tiếp theo đến ngay đấy. Nhàn chưa dứt lời thì mặt đất rung chuyển. Vẫn có cảm giác đất đá rơi gần, nhưng rõ ràng loạt bom có vẻ như đã chuyển sang hướng khác. Và khi ba loạt bom cuối cùng nổ thì không còn nghe tiếng đất đá rơi gần nữa. Vậy là thoát chết rồi. Nhàn giũ quần áo đứng dậy, thôi ta tiếp tục đi, thoát ly khu vực này càng nhanh càng tốt.

Đi thêm một giờ nữa họ dừng lại, vừa để nghỉ, vừa để chọn đường vượt cao điểm 911. Gần đến đỉnh, địa hình dốc ngược lên như một cái oản. Ngọc trải tấm bản đồ lên mặt đất:
- Anh Nhàn. Anh nói anh em lại đây tôi muốn trao đổi vài việc. Khi cả tổ khảo sát quây quanh tấm bản đồ, Ngọc đặt chiếc địa bàn 5 tác dụng lên, xoay tấm bản đồ một chút rồi nói:

- Tôi đã định hướng bản đồ theo địa hình, từ đây chúng ta sẽ có một đoạn đi men sườn núi chừng hai trăm mét, rồi sẽ nhập lại đường phân thủy ở phía nam. Đây sẽ là đoạn cao nhất của tuyến. Tôi ước tính ở độ cao 850 mét. Vừa qua chúng ta suýt nữa bị rơi vào vệt bom B52. Trên đường chúng ta đi tiếp, chưa thể nói trước điều gì. Hiện nay trong tổ chúng ta, chỉ mình tôi biết dùng bản đồ và địa bàn cắt rừng. Bởi vậy, nếu không may chúng ta lại bị bom đánh, và tôi hy sinh, thì để tránh không bị lạc trong rừng mọi người phải nhớ. Cứ đi theo phân thủy đến tận suối, rồi rẽ trái xuôi dòng suối chừng hai cây số, sẽ gặp đại đội 4 của tiểu đoàn 66.
Nhàn nhìn khắp lượt:
- Anh Ngọc nói là để đề phòng thôi, nhưng mọi người nghe đã hiểu rõ chưa?
- Chúng tôi đã rõ. Mấy cậu lính đồng thanh đáp.
- Bây giờ thì chúng ta lên đường. Nhàn ra lệnh.

Ngọc lấy địa bàn, chỉ về hướng nam cho mọi người phát lối đi men triền núi. Mất hơn một giờ con đường phân thủy sườn phía nam đã hiện ra. Tưởng đã đến đoạn nhàn hạ: đường mòn đi dưới tán rừng già, lại xuống dốc. Nào ngờ cậu Sang lính trẻ nhất bỗng run lập cập. Bước đi lảo đảo, chỉ được mấy chục mét Sang ngồi phịch xuống.

- Các anh ơi. Em lên cơn sốt rét rồi, em không thể đi được, Nhàn lo lắng sờ lên trán Sang:
- Gay rồi: Nó sốt cao quá. Mấy cậu chia nhau mang vũ khí tư trang cho nó, chúng mình phải thay nhau cõng nó xuống đến suối rồi tính.

- Họ cho Sang uống mấy viên ký ninh rồi đi tiếp, cả tổ có 6 người giờ phải có một người cõng sang, hành lý của 2 người san ra cho 4 người còn lại. Mặc dù là phân thủy dễ đi hơn nhưng nhiều chỗ vẫn phải phát cây mở lối. Gần tối, xuống đến suối họ gặp hai người dân Lào đang đi kiếm ăn. Bằng chút tiếng Lào mới học được, Ngọc biết nơi bản Na sơ tán rất gần đây. Họ ghé vào bản nghỉ. Sáng hôm sau. Nhàn lấy mấy phong lương khô và một cái quần đùi mới đưa cho ông Phò bản. Ngọc nói với ông rằng bộ đội này sốt cao quá, cho bộ đội nghỉ lại, hai ngày nữa chúng tôi quay lại đón. Ông già đã đồng ý. Sang lập cập nắm áo Nhàn: Các anh cho em đi cùng đừng bỏ em một mình ở đây.

- Em sốt cao quá, ở đây uống thuốc. Dân bản Na với tiểu đoàn mình là thân thiết mà. Bây giờ bọn anh phải đi tiếp cho kịp kế hoạch. Tối mai bọn anh sẽ quay lại đón.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Tổ khảo sát vượt qua suối bản Na, đi thêm gần một ngày nữa thì nhập vào tuyến đã khảo sát ở đầu bản Pha Bang. Ngày hôm sau, khi họ quay lại bản Na, Sang vẫn sốt ly bì. Một cô gái Lào xinh đẹp đang lấy khăn ướt đăp lên trán cho cậu. Ngọc cảm ơn ông Phò bản, cảm ơn cô gái. Họ cõng Sang xuôi dòng suối. Rất may, gần đại đội 4 có trạm xá của Binh trạm 90. Sang được giữ lại đó điều trị. Tổ khảo sát phải quay về Công trường báo cáo cho kịp.

Giữa những ngày ác liệt, các kỹ sư đều được kết nạp ****. Sau lễ kết nạp, Hải, **** viên cũ duy nhất trong số kỹ sư mới ra trường sang tuyến Đông này, kể cho họ rằng anh đã từng phải tranh luận với ông Hoàng Trần khi ông nhắc: “Cậu phải theo sát, chấn chỉnh mấy cậu kỹ sư, nhất là mấy cậu người Hà nội. Có biểu hiện tiểu tư sản và xa rời quần chúng đấy. Sao thủ trưởng nói vậy? Tôi nghe phản ảnh khi mấy anh em cán bộ Ban Chính trị sang chơi, họ không tiếp, mà cứ ngồi nói chuyện với nhau”. “Tôi biết việc này, vì tôi cũng có trong đám nói chuyện ấy. Hôm ấy, mọi người đang tranh luận xem có cần đặt van điều chỉnh áp suất ở nam đèo 700 không, để báo cáo chỉ huy công trường”. “Nhưng có phải lúc nào cũng thế đâu, các cậu ấy vẫn có thời gian ngồi chơi đàn, hò hát kia mà”. “Vâng. Có thế thật, nhưng đó là buổi tối. Khi ấy các Ban khác thường đánh Tiến lên”. “Cậu bênh chúng nó quá đấy. Không cẩn thận là thành chuyên môn đơn thuần”. “Tôi đề nghị **** ủy nhìn mấy anh em kỹ sư một cách rộng rãi hơn. Chúng ta có tuyến để thi công thế này, anh em đã chịu đựng bao nhiêu gian khổ ác liệt. Thậm chí, mặc dù không có chuyên môn, họ vẫn tìm cách phá bom trên tuyến cho bộ đội thi công”. “Tôi ghi nhận việc đó, nhưng vấn đề là phải giáo dục cho các cậu ấy có quan điểm vững vàng. Thậm chí tôi nghe phản ảnh có cậu hát cả nhạc vàng”. Kể xong, anh Hải nhún vai: Cũng may là cụ Thế luôn hiểu và bảo vệ chúng mình. Nghe xong chuyện, Quang bỗng nhớ đến lúc cáng ông ta sau trận B52. Quang tự hỏi: Thế nào là quan điểm chính trị vững vàng đây?

Trừ Thanh mới bị thương nghỉ ở nhà. Các kỹ sư đều được tung ra chỉ đạo thi công tuyến vượt cao điểm 911. Nhóm kỹ sư vượt qua bãi bom, đến ngã ba suối vào tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 66 thì gặp một tốp người đi ra. Người thì băng tay, người băng đầu, họ dìu những người sốt rét nặng. Một vài người sốt nhẹ hơn đang chống gậy run rẩy bước theo sau.
- Chúng tôi đến bàn kế hoạch thi công với tiểu đoàn. Các anh đi đâu vậy, sao trông vất vả thế này?
- Đêm qua tiểu đoàn bộ bị bom tọa độ. May chỉ bị thương vài người, không ai hy sinh. Sáng nay phải di chuyển. Tiểu đoàn trưởng đang chờ các anh ở vị trí mới để bàn triển khai kế hoạch. Các anh đi với chúng tôi.

Tiểu đoàn trưởng tiếp họ trong căn hầm tạm mới được sửa từ căn hầm cũ của một đơn vị đã di chuyển. Chính ông cũng đang lên cơn sốt rét. Nước da tái nhợt, mồ hôi vã ra đầm đìa trên trán. Quân y sỹ tiểu đoàn dặn mọi người chỉ nên làm việc nửa giờ, để tiểu đoàn trưởng nghỉ, vì suốt đêm qua ông sốt trên ba mươi chín độ. Thực tế thì cũng không thể làm việc lâu được. Tiểu đoàn trưởng phải khoác thêm chăn lên ngừơi cho đỡ rét. Ông chỉ lên bản đồ phân tuyến các đơn vị thi công và hợp đồng với các đại đội vác ống của tiểu đoàn 73. Rồi ông phải xin phép nằm vì cơn sốt kéo đến khiến người ông run bần bật.

Theo chỉ dẫn, Ngọc cùng một trung đội trưởng lắp ráp của tiểu đoàn 66 đến nơi trú quân của đại đội bốn, tiểu đoàn 73 công binh. Đại đội bốn mới chuyển đến đây được hai ngày. Hầm trú ẩn đang rất sơ sài. Ngoài chiếc lán nhỏ của Ban chỉ huy đại đội, hầu hết đều đang ngủ võng. Họ phải chờ gần hai tiếng đồng hồ mới gặp được đại đội trưởng Lâm. Ngọc đã biết Lâm cách đây mấy tháng. Anh là người vạm vỡ, đôi mắt nâu mơ mộng, người miền Nam, ít nói. Lâm bước vào lán, vẻ mặt bơ phờ hốc hác. Anh treo khẩu súng nhắn cà chiếc xà cột lên vách lán, khẽ gật đầu chào Ngọc và Trung đội trưởng đường ống. Ngọc nói:
- Tôi biết anh đang đi tìm mấy chiến sỹ bị lũ cuốn đêm qua. Anh chỉ cần giới thiệu cho chúng tôi người đi nhận tuyến, rồi chợp mắt một lát cho đỡ mệt.
Lâm lấy bi đông rót nước mời khách, rồi nói như nói với chính mình:
- Một phần lỗi tại tôi. Tôi đã nhắc các trung đội: đang cao điểm mùa mưa, phải mắc võng trên cao đề phòng lũ về. Bờ suối ở đây bằng phẳng quá, không ai có thể ngờ lũ về bất ngờ đến vậy. Bốn cậu bị lũ cuốn là do vô tình nằm trước một khe suối nhỏ. Chúng nó ngủ say quá, khi nước lũ chạm đến võng, tỉnh lại thì đã quá muộn. Trời tối, nước ở bốn phía, mất phương hướng nên không trở tay kịp. Tội quá, trong bốn người, có một cậu mới lấy vợ, còn toàn là thanh niên mới nhập ngũ thiếu kinh nghiệm. Bọn tôi tìm từ lúc mờ sáng đến giờ mới được hai người.
Lâm xin phép ăn tạm một phong lương khô cho lại sức, rồi đích thân anh cùng các trung đội trưởng nhận đoạn tuyến sẽ thi công. Anh muốn trực tiếp chọn vị trí đóng quân cho các trung đội để vừa đảm bảo bí mật, tiện lợi trong sinh hoạt và triển khai vác ống, vừa tránh những bi kịch như đêm qua.
Đại đội của Lâm chịu trách nhiệm vác ống từ điểm cao nhất của tuyến, độ cao 850 bên sườn đỉnh 911, theo đường phân thủy xuống dốc, vượt qua suối bản Na để chuyển tiếp cho đại đội bạn trên đường đến bản Pha Bang. Đỉnh 911 cách kho Q200 hai mươi cây số, từ đây đến bản Cọ còn ba mươi cây số. Chiếc ống cuối cùng ở bản Cọ phải theo vai chiến sỹ vượt năm mươi cây số, qua những quãng đường dốc trơn lầy, vượt đèo 700, 900, 911, phải vượt qua các dòng suối giữa mùa mưa lũ và những vùng bom đạn ác liệt. Lâm chọn một đoạn tương đối bằng phẳng trên đường phân thủy phía nam cao điểm 911 để đặt chỉ huy sở đại đội. Đó là một vị trí rất đẹp dưới tán những đại thụ của rừng già, có thể trực tiếp chỉ huy vác ống, và tiện xuống lấy nước ở một khe suối nhỏ. Đoạn tuyến mà đại đội bốn vác ống chỉ là hai cây số, nhưng tuyến phía trước còn ba mươi cây số nữa. Không chỉ là ống, mà còn các phụ kiện gioăng, ngoàm, van, T, cút. Căn cứ vào thời gian phải hoàn thành và quân số đại đội, Ngọc nhẩm tính nếu đại đội không có ai ốm thì mỗi ngày, một chiến sỹ phải đi mười sáu cây số đèo dốc, trong đó tám cây số vác ống trên vai. Nhưng giữa mùa mưa này, quân số ra tuyến cao nhất chỉ sáu mươi phần trăm, còn lại là sốt rét, bị thương và những người phải ở nhà chăm sóc thương bệnh binh. Ở đây chưa gặp vách đá cheo leo như tuyến Hướng Tây, nhưng những đoạn dốc, những đoạn vượt suối cũng thật cực khổ. Đoạn tuyến của đại đội bốn thuộc loại thuận lợi vì đường phân thủy xuống dốc, dễ đi, tán rừng kín đáo. Lâm cho làm bậc cẩn thận, những chỗ trơn thì chặt cành cây ken lại chống lầy. Những chiếc ống đến đây đã sáng loáng ở đọan giữa vì đó là nơi ống nằm trên vai người lính. Đã không biết bao nhiêu đệm vai, bao nhiêu vai áo lính đã sờn rách suốt quá trình vận chuyển. Những đôi giầy vải của họ chỉ được một tháng là mòn vẹt, rách bươm vì ngâm trong nước mưa, nước suối, vì chịu lực bấm trên mỗi bước chân.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Từ Đại đội bốn tiểu đoàn 73 trở về, vừa đặt ba lô, Ngọc đã nghe Hải gọi:
- May quá, thằng Ngọc về kịp rồi, lại đây bàn việc rất quan trọng.
- Chuyện gì vậy anh Hải?
- Lại đây mới bàn được.
Có cái gì đó như rất hệ trọng. Ngọc chạy lại. Những kỹ sư thuộc “nhóm mười tám tên” được điều về Công trường 181 đều có mặt đủ. Hải mở đầu:
- Chúng mình nhập ngũ tính đến nay đã một năm rưỡi. Qua bao nhiêu gian khổ ác liệt rồi. Đã có hai thằng bị thương: Thằng Tĩnh ở X42 và thàng Thanh ở tuyến này. Vậy mà chúng mình vẫn chỉ là kỹ sư tập sự, chưa có danh phận gì trong quân đội. Việc này thể hiện cấp trên đã không quan tâm đến chúng ta. Mình đề nghị các ông bàn xem nên có cách gì giải quyết việc này.
- Cần trình bày thẳng với cụ Thế. Nếu Công trường không giải quyết, thì mình yêu cầu Công trường cho phép một trong mấy anh em mình ra gặp Tổng cục
- Đúng, đúng. Phải có một đứa ra Tồng cục- Thanh nối lời.
- Nhưng ai trong chúng ta sẽ là người phát ngôn với cụ Thế?
- Chúng mình là kỹ sư, cụ ấy chắc mới hết lớp bảy. Ai nói mà chẳng được-Thanh nói.
Thực ra, rất nhiều người trong số họ nghĩ như Thanh. Tuy nhiên, Quang không đồng tình:
- Không đơn giản vậy đâu. Cụ Thế là người sắc sảo lắm. Cụ ấy là dòng quan lại, thời Pháp cũng học hành đến nơi đến chốn lắm.
Hải nói:
- Vậy mai mình mở đầu, sau đó các ông mỗi người tham gia vào một ý. Nếu cụ Thế hỏi sẽ cử ai, thì ta nên thế nào?
- Nếu cần một người ra, có lẽ anh Hải là chững chạc nhất- Một người nói, mấy người tỏ ý đồng tình.
- Hay để Thanh ra. Nó là nhân chứng về sự vất vả, ác liệt của chúng mình- Một người khác nói.
- Thôi được, để xem ý cụ Thế ra sao. Từng này thằng kỹ sư xúm lại, chắc cụ ấy phải chịu chúng mình thôi.
Sáng hôm sau, theo đề nghị của Hải, Thế cùng các kỹ sư ngồi thành vòng tròn dưới tán một cây lớn. Hải mở đầu:
- Báo cáo thủ trưởng. Hôm gặp mặt ở đình làng Thọ, thủ trưởng nói cơ quan đang đề nghị phong quân hàm cho chúng tôi một cách tốt nhất. Giờ chúng tôi nhập ngũ đã một năm rưỡi rồi, mà vẫn không có chế độ nào thể hiện là quân nhân. Chúng tôi không từ nan bất kỳ nhiệm vụ gì, kể cả đến những nơi gian khổ, ác liệt nhất, đã có hai người bị thương. Vậy mà đến nay, tất cả đều chỉ là kỹ sư tập sự. Chúng tôi thấy như vậy là không thỏa đáng. Nếu Công trường không giải quyết, xin cho chúng tôi cử người ra Tổng cục để giải quyết việc này.
Tiếp đó, các kỹ sư lần lượt nói. Người thì dẫn chứng về các trường hợp như họ, vào bộ đội được phong quân hàm ngay. Người đưa ra các ví dụ về sự chịu đựng gian khổ, ác liệt của mấy anh em kỹ sư không hề kém, nếu không nói là hơn, so với những người lính trong Công trường. Người thì đưa ra ví dụ về sự phân biệt đối xử của cơ quan hậu cần...Các ý kiến đều rất mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Đặng Văn Thế ngồi im, chăm chú nghe và không ngừng rít thuốc. Mấy chàng kỹ sư mới ra trường cảm thấy viên thiếu tá hình như đã bị lâm vào thế khó, và chắc chắn lần này thì ông ấy phải chiều theo ý họ. Chờ khi không còn ai nói nữa, Thế chậm rãi:
- còn ai có ý kiến gì nữa không?
- Chúng tôi đã nói hết ạ.
- Vậy giờ tôi nói nhé?
- Vâng, chúng tôi xin nghe thủ trưởng.
- Hôm ở làng Thọ, tôi nói Cục đang đề nghị phong quân hàm cho các cậu. Các cậu có tin tôi không?
- Chúng tôi cần ra Hà Nội để kiểm tra lại việc này.
- Đường từ đây ra ngoài ấy cũng gian truân lắm. Ai đi, lỡ giữa đường xẩy ra thương vong thì Công trường sẽ giải quyết chính sách cho các cậu theo chế độ nào?
Đám kỹ sư im lặng.
- Ta sẽ kiểm tra bằng cách nào, khi mà Cục ta đóng ở trong Thành. Để vào Thành, ít nhất phải là thượng úy, trong khi các cậu đang chỉ là công nhân viên quốc phòng? Nếu chỉ là hỏi cho ra nhẽ, sao không nghĩ đến cách là ta gọi điện hỏi thẳng Cục trưởng. Tôi hoàn toàn có thể giúp các cậu làm được việc này trong hôm nay.
Đám kỹ sư nhìn nhau. Lấy lý lẽ gì để bác ý kiến của viên thiếu tá đây. Đặng Văn Thế vẫn chậm rãi:
- Các cậu thấy đấy. Ở thời điểm này, Công trường đang vô cùng khó khăn, đang rất cần cán bộ kỹ thuật. Nếu các cậu thực sự vì sự thắng lợi của bộ đội đường ống trong cuộc đấu trí với không quân Mỹ, các cậu có nỡ bỏ đi để giải quyết lợi ích riêng của mình, khi mà cách giải quyết mình không phải là tối ưu?
- ......
- Và còn điều này nữa: Giữa lúc công trường ngày nào cũng có thương vong. Ai đó trong các cậu bỏ ra Hà Nội, liệu có theo được mọi người để giải thích mình không phải là kẻ hèn nhát?
Đến đây thì các chàng kỹ sư mới ra trường bị hạ gục. Chắc chắn không ai muốn mang tiếng là hèn nhát. Đặng Văn Thế nói tiếp:
- Phong quân hàm sỹ quan cho các cậu là thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, không phải của Tổng cụ Hậu cần, càng không phải của Cục Xăng dầu. Đó là một quy trình rất phức tạp, không thể ngày một, ngày hai. Tôi nghĩ rằng việc các cậu cử người ra Hà nội là một phương án vừa không hợp lý, vừa không khả thi. Tuy nhiên, nếu các cậu yêu cầu, tôi vẫn đáp ứng.
Đám kỹ sư nhìn nhau. Hải nói:
- Thủ trưởng nói, chúng tôi đã hiểu. Anh em chúng tôi đều muốn góp sức mình trong những lúc khó khăn ác liệt của công trường. Chúng tôi không ai muốn mình bị coi như kẻ hèn nhát. Chỉ mong Thủ trưởng phản ảnh ý kiến của chúng tôi về Cục.
Tan cuộc trao đổi ấy, Ngọc đã ngộ ra nhiều điều. Chỉ đoạn đối thoại ngắn vậy thôi, các kỹ sư trẻ nhận ra rằng chút kiến thức học được trên ghế nhà trường chưa thể là vốn sống để họ nhận biết hết mọi việc ở đời.

Họ nhanh chóng quên câu chuyện về việc phong quân hàm, lại lao vào cuộc vật lộn với địch để tìm cách đưa tuyến ống vượt qua đỉnh Trường Sơn. Đúng như Đặng Văn Thế nói, Cục Xăng dầu đã rất tích cực đề nghị lên trên, và vài tháng sau, tất cả “mười tám tên” đều được phong quân hàm thiếu úy.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Việc vác ống thi công thuận lợi được hơn mười ngày thì đại đội của Lâm bị dính bom B52, và Lâm đã hy sinh. Ngọc nhận được tin này trên đường từ Công trường bộ trở lại đạị đội bốn. Ngọc không muốn tin điều ấy, vì Lâm là một người dạn dày kinh nghiệm ở chiến trường. Đến Xê bộ, Ngọc sững người. Còn đâu tán rừng già mát rượi, còn đâu vạt đất bằng phẳng hiếm hoi giữa đại ngàn Trường Sơn chập chùng hiểm trở. Những thân cây bị chặt ngang, bị bật gốc. Hố bom chồng chất trên đường vác ống. Một hố bom sâu hoắm chính chỗ hầm chỉ huy của Lâm. Câu liên lạc đại đội hôm ấy thoát chết vì sang hầm khác đánh tú lơ khơ. Ba người trong hầm đều tan xác, Người ta nhận ra Lâm bởi một cái đầu với mái tóc đen, dày còn dính một phần vai và mảnh áo may ô màu vàng anh hay mặc vương trên cành cây. Những mảnh xương thịt vương vãi trong đất bom, trên cành cây được gom lại, chia làm ba phần, chôn thành ba ngôi mộ ở sườn dốc bên tuyến ống. Ngôi mộ quay về phía nam để Lâm có thể nhìn về quê hương anh. Đêm ấy, giấc ngủ của Ngọc cứ chập chờn. Đôi mắt nâu và vẻ đăm chiêu cuả Lâm trong buổi sáng đi tìm thi thể đồng đội cứ hiện về. Thôi, Ngọc ơi. Ở lại nhé, mình phải đi rồi. Theo mấy cậu lính bây giờ không biết đang nằm ở khe suối nào trên đại ngàn Trường Sơn này. Mai đây hòa bình, đừng quên bọn mình đang nằm lại đây nhé.

Theo vệt bom đánh, tiểu đoàn 66 và Ban chỉ huy công trường nhận định tuyến ống chưa bị lộ. Vệt bom B52 đánh dọc theo suối Bản Na để thăm dò. Con đường vác ống qua Xê bộ bây giờ được đắp lại, đi qua giữa các hố bom, được ngụy trang cẩn thận. Đại đội bốn lại kiên trì qua từng ngày, từng ngày, cho đến khi chiếc ống cuối cùng trong nhiệm vụ của họ được giao cho đơn vị bạn.

Thêm một tháng vật lộn với đèo dốc, mưa lũ, tuyến ống đã thông từ Q200 tới Q5 ở bản Cọ. Cũng như bất kỳ tuyến ống nào khác, kết quả thử rửa là sự đánh giá cuối cùng cho khoảng thời gian thi công nhọc nhằn và xương máu. Cả chỉ huy trưởng công trường Đặng văn Thế, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đường ống 66 và tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 73 công binh vác ống, đều có mặt ở Sở chỉ huy vận hành.

Đối với Ban Kỹ thuật Công trường 181 thì điều lo ngại nhất là ống ở chân phía Bắc cao điểm 911 liệu có chịu nổi áp suất khi bơm? Trong Ban Kỹ thuật, Ngọc là người lo lắng nhất, vì anh đề xuất tuyến này. Ngọc đề nghị được trực tiếp ngồi ở chỉ huy sở vận hành để theo dõi động thái áp suất trên tuyến. Suốt từ hôm qua đến giờ, Ngọc cảm thấy trong người ngây ngấy sốt. Đây không giống sốt rét. Bác sỹ bảo anh thường bị sốt rét thể Vi Vắc, chỉ sốt theo giờ. Vậy mà hôm qua đến giờ, cơn sốt dày vò anh, không hề thuyên giảm.
Lệnh vận hành thử rửa đã được chỉ huy trưởng công trường phát trên toàn tuyến. Ngọc bỗng cảm thấy mình không đủ sức ngồi ghi chép nữa. Toàn thân anh run lên, các cơ, các khớp đau như có ai dùng kim châm chích. Mồ hôi vã ra, mắt hoa lên, Ngọc gục xuống bàn. Trưởng Ban kỹ thuật Lê Khôi lo lắng:
- Ngọc, sao thế?
- tôi mệt quá, không hiểu sao đau nhức toàn thân.
Khôi sờ lên trán Ngọc:
- Cậu sốt cao quá, về lán nằm nghỉ đi.
Ngọc lẩy bẩy chống gậy về lán, chui vào chăn,vẫn thấy ớn lạnh. Lạ thật, những lần trước sốt rét có bao giờ thấy nhức trong các cơ, các khớp như thế này đâu. Lát sau quân y sỹ cơ quan sang khám. Anh ta cặp nhiệt độ, nghe tim phổi, rồi khẳng định:
- Lại sốt rét rồi.
- Nhưng sao lần này tôi thấy đau các khớp quá.
- Anh yên tâm. Sốt rét là đi theo nhiều triệu chứng quái đản lắm. Tôi sẽ tiêm tăng liều cho anh.
Sau hôm ấy, cô y tá tên Lài thường xuyên vào lán tiêm cho Ngọc. Qua hai ngày, cơn sốt không hề hạ nhiệt. Ngọc được đưa lên bệnh xá công trường. Bác sỹ của Công trường khám cho Ngọc xong, nói với Ngọc như nói với chính mình: “lạ thật, tiêm những thứ thuốc sốt rét tốt nhất hiện có cho cậu mà sao vẫn không hạ sốt?”
- Anh có thuốc gì giảm đau các khớp, cho tôi uống với. Tôi đau quá.
Bác sỹ kê đơn thuốc, và nói y tá mang đến cho Ngọc một cái phong bì nhỏ, bên ngoài đề: Salamit.- ngày hai lần, mỗi lần hai viên. Trước khi rời giường bệnh, ông dặn:
- Uống thuốc này nhớ uống với nhiều nước.
Cơn sốt vẫn kéo dài, những cơn đau nhức trong cơ, trong khớp vẫn hành hạ Ngọc. Những lúc đau quá, Ngọc lại lấy gói salamit ở đầu giường uống vài viên. Uống xong thấy có vẻ giảm đau. Rồi thành thói quen, một ngày có khi không phải uống hai, ba lần, mà có ngày uống tới bốn năm lần. Mấy ngày mới sốt, Ngọc còn trở mình được, nhưng sau đó, anh cảm thấy không có khả năng tự trở mình. Cơn sốt bốn mươi độ kéo dài làm Ngọc nhiều khi mê man, không còn biết gì. Một hôm y tá Lài lên cho Ngọc uống thuốc, bỗng chạy xuống mếu máo nói với bệnh xá trưởng:
- Anh ơi, anh cho người giúp em với. Anh Ngọc anh ấy bậy ra nhoe nhoét khắp giường, chăn đệm.
Bác sỹ chạy lên:
- Hôm nay nhà bếp cho bệnh nhân ăn gì?
- Dạ, chè bí đỏ, nhưng em chưa cho anh ấy ăn.
Bác sỹ phì cười, quệt tay vào cái chất vàng vàng, nhão nhão bê bết trên giường:
- Đây có phải là chè bí đỏ không? Chắc anh nuôi để bát chè lên giường, mà cô chưa kịp lên cho bệnh nhân ăn. Câu Ngọc giãy, đổ chè ra giường. Thôi, nói mấy cậu con trai lên dọn dẹp giúp, rồi nấu món khác cho cậu ấy ăn.
Lài xấu hổ, khẽ vâng, rồi xuống bếp. Cô cẩn thận bắc cái soong nhỏ nấu cho Ngọc bát cháo đậu xanh. Khi Lài bưng cháo lên thì cả “bãi chiến trường” trên giường Ngọc đã được dọn dẹp sạch sẽ. Cô kê cao đầu Ngọc và bón cho anh từng thìa cháo nóng hổi. Chỉ được vài thìa, Ngọc đã nhoài người ra khỏi giường nôn thốc tháo. Lúc này Lài mới nhận thấy cháo có mùi khê. Chắc lúc nãy vội, đun lửa to quá. Cô bỗng cảm thấy ân hận. Cô lau miệng cho Ngọc, cho anh uống vài thìa nước. Rồi đặt Ngọc nằm xuống. Cô phát hiện ra vết loét ở hai vai. Lâu ngày không trở mình nên bị loét. Mình phải chú ý trở mình cho anh ấy. Cô bỗng cảm thấy thương anh chàng kỹ sư này quá. Dáng vốn đã gầy, lại bị cơn sốt hành hạ cả mười ngày nay. Bất giác, Lài vuốt lên mái tóc đã cứng như rễ tre của Ngọc, nghẹn ngào:
- Đồng chí ơi. Tôi thương đồng chí lắm, nhưng mà tôi vụng về quá, đồng chí có thông cảm cho tôi không.
Ngọc nặng nhọc mở măt, nắm lấy bàn tay của Lài:
- Cảm ơn Lài. Bạn vất vả vì tôi quá. Anh em trong Ban kỹ thuật ngày nào cũng phải vật lộn với bom đạn trên tuyến, Tôi có muốn thế này đâu- Nói xong câu, Ngọc bỗng nghiến răng. Cơn đau ở cơ khớp lại hành hạ.
Lài sửa lại tư thế cho Ngọc để anh nằm thật thoải mái, rồi nhẹ nhàng:
- Đồng chí cố ngủ đi một lát. Tôi sẽ đề nghi bác sỹ tiêm cho một liều thuốc giảm đau.
Sau mấy ngaỳ tiêm kí ninh liều cao, không những không hạ sốt, mà hai tai của Ngọc bắt đầu ù , rồi đần dần nghe rất khó khăn. Cho đến một hôm, Ngọc không thể đi tiểu được. Bàng quang qua mỗi giờ, mỗi cảm thấy tức. Bác sỹ bênh xá trưởng quyết đinh phải chuyển Ngọc lên Đội điều trị của Binh trạm 90.
Chiếc xe cấp cứu đi theo tuyến đường quân sự làm gấp. Lúc chồm qua các ổ gà, ổ trâu trên sườn núi, lúc chao đảo như khiêu vũ trên các tảng đá cuội dưới lòng suối. Ngọc nghiến răng, cảm thấy bàng quang của mình như sắp vỡ bung. Nhưng rồi cuối cùng, chiếc xe cũng đã dừng lại. Ngọc nhận thấy viên bác sỹ trực Đội điều trị giận dữ, chắc đang gắt với cậu quân y sỹ áp tải. Với đôi tai gần như đã điếc, anh nghe loáng thoáng:
- Thuốc salamit mà các anh cho bệnh nhân tự uống ...Như thế thì tắc *** là phải rồi. May mà còn đưa đến kịp.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cụ tiếp đi ạ.
Cháu đang theo dõi :)
 

nghiemthang

Xe tải
Biển số
OF-11816
Ngày cấp bằng
28/11/07
Số km
396
Động cơ
531,090 Mã lực
Cụ tiếp đi nhé, cảm ơn cụ nhièu
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Việc đầu tiên người ta làm là thông tiểu. Một cô bác sỹ trẻ chỉ đạo việc này. Đau đớn quá, Ngọc chẳng hề thấy xấu hổ, chỉ mong sao dịu cơn tức ở bàng quang. Ngọc vào viện trong tình trạng tắc ***, chân bị liệt, tai bị điếc. Chiều hôm đó, các bác sỹ quây quanh giường anh hội chẩn. Ngay sau đó, Ngọc được tiêm kháng sinh. Thật là thần kỳ. Sau mũi tiêm chỉ vài giờ, cơn sốt từ bốn mươi độ đã hạ xuống ba mươi tám độ. Hai ngày sau thì cắt hẳn cơn sốt, và cơn đau trong cơ, khớp cũng lui dần. Cái cảm giác không bị cơn sốt và những cơn đau hành hạ mới tuyệt vời làm sao. Ngọc bắt đầu cảm thấy cái đẹp của tia nắng xuyên qua tán lá rọi vào đầu giường, loáng thoáng nghe được tiếng ríu rít của chim rừng trong mỗi ban mai. Ngọc bắt đầu tự thay đổi tư thế nằm, và được bôi thuốc nên vết loét cũng lành dần lại. Mặc dù vậy, đôi chân vẫn không chịu tuân theo sự điều khiển của anh. Nó cứ nằm trơ ra, ngay cả lúc Ngọc nghến răng, dùng hết sức ra lệnh cho nó co lại, mà nó vẫn không hề nhúc nhích. Nằm cạnh giường Ngọc là mấy anh lính bị sốt rét ác tính. Quả đúng như cậu y sỹ công trường bộ nói: “Sốt rét đi theo nhiều triệu chứng quái đản lắm”. Có người phát cơn tâm thần, nói lảm nhảm. Có anh lính đặc công to khỏe, suốt ngày cười nói, hô xung phong. Có hôm mấy cô y tá được phen hú vía khi vừa vào cửa lán thì thấy tấm phản từ trong bay ra, với tiếng hô: “các đồng chí, xông lên”. Họ chạy lại ôm chặt người lính đặc công, anh ta vẫn không ngớt lời la hét. Có lẽ nhẹ hàng nhất đối với những người qua sốt rét ác tính là họ không bị mang theo một biến chứng nào. Được điều trị, cơn sốt lui dần, sức khỏe họ dần bình phục. Từ chỗ nằm liệt giường, họ bắt đầu ngồi dậy, rồi lẩy bẩy bám theo vách như đứa trẻ tập đi men. Ngọc nhìn những người thanh niên xanh xao, mắt trũng sâu đang bám vào vách, chậm rãi từng bước, mà ước ao: giá như mình cũng làm được như họ. Trời ơi, chẳng lẽ cuộc đời mình từ nay lại gắn với đôi chân vô dụng thế này sao? Viên bác sỹ hiểu tâm trạng của Ngọc, một buổi sáng, sau khi khám bệnh, đã nói với Ngọc:
- Cậu bị sốt xoắn trùng mảnh. Chắc cậu lội suối, nước ăn chân. Đi qua chỗ có loại xoắn trùng này, nó xâm nhập vào theo vết nước ăn chân ấy. Nhiễm loại xoắn trùng này thường sốt rất cao, đau trong cơ, rồi dẫn đến liệt cơ. Mấy ông quân y đơn vị chẩn đoán sai, cứ cho là sốt rét. Ở Trường Sơn này, đã sốt thì hầu như là sốt rét, bởi vậy chẩn đoán sốt rét là khó bị sai nhất. Cậu tiêm nhiều kí ninh nên bị điếc. Uống nhiều thuốc khớp salamit, quá liều, lại không đúng cách nên dẫn đến tắc ***. Bây giờ chữa đúng bệnh rồi, mọi việc sẽ trở lại bình thường thôi. Nhưng cũng phải trông vào nghị lực tập luyện của cậu nữa.

Lại có cái con xoắn trùng quái ác thế sao? Bây giờ thì Ngọc mơ hồ giải thích được hiện tượng có những khe suối, chỉ ở chừng một tuần là xuất hiện hiện tượng bộ đội bị liệt. Dân thì bảo đó là những khe suối có ma, họ không dám ở. Còn bộ đội thì lý giải chung chung là tại nước, họ phải rút đi chỗ khác ở.

Viên bác sỹ nói đúng thật. Dần dần, Ngọc bắt đầu cảm thấy đôi chân cựa quậy được. Khi có thể tự ngồi dậy, Ngọc quyết tâm tập đi, không thể mang đôi chân bại liệt suốt đời. Ngọc đặt bàn chân lên mặt đất, dồn cái trọng lượng gầy gò của mình lên đôi chân, bám vào cái tủ nhỏ ở đầu giường, đứng thẳng dậy. Chưa kịp đứng thẳng, Ngọc bỗng cảm thấy trời đất quay cuồng. Anh cố quờ tay tìm chỗ bám vào mọi vật xung quanh. Rầm. Cả cái tủ và tấm ván nằm của Ngọc đổ sập. Anh đổ vật xuống, nằm mê man trên sàn đất.
Ngọc tỉnh lại, thấy bác sỹ và mấy cô y tá đang đứng quanh giường.
- Sức cậu còn yếu lắm, chưa tập đi được đâu. Phải vài hôm nữa – Viên bác sỹ mỉm cười nói với Ngọc- Cậu có tuổi trẻ, có nghị lực. Cái con xoắn trùng mảnh ấy không vật nổi cậu đâu.
Nói rồi, ông dặn mấy cô y tá: “Hai hôm nữa mới cho cậu Ngọc tập đi. Các cô phải giúp cậu ấy, đừng để như hôm nay nhé”.
Hai hôm sau, Ngọc lẳng lặng thử sức mình. Rút kinh nghiệm, lần này anh thận trọng thử nhấc mông khỏi giường vài cái, thấy ổn, mới bám chặt như đu người vào cái tủ. Làm như vậy vài lần. Mồ hôi đầm đìa, nhưng Ngọc đã đứng được trên đôi chân của mình. Suốt buổi sáng, Ngọc làm đi làm lại như vậy hàng chục lần, rồi anh thận trọng thả tay bám khỏi cái tủ nhỏ. Vừa lúc ấy, cô Quyên y tá đi qua reo lên:
- Anh Ngọc đứng được rồi. Anh để em dìu anh tập đi nhé.
- Cảm ơn bạn, sáng nay tôi chỉ tập đứng, chưa phải làm phiền các bạn đâu.
Thật ra Ngọc muốn tự mình tập đi. Mấy anh sốt rét ác tính đi men được, sao mình lại không. Ngày hôm sau, Ngọc bắt đầu tập men theo vách của lán bệnh nhân. Tập thả tay không bám vào đâu. Tình hình có vẻ tiến triển tốt. Đà này chỉ khoảng một tuần nữa là có thể trở về đơn vị. Được vài hôm, Ngọc bắt đầu ra khỏi lán. Vất vả nhất là vượt qua cái rãnh thoát nước trước nhà. Anh phải bò xuống rãnh, rồi lại bò sang bờ bên kia. Cái rãnh chỉ sâu hai mươi phân, mà với Ngọc như một con hào lớn. Cô y tá nọ đã sắm cho anh một chiếc gậy. Vượt qua rãnh, Ngọc thận trọng chống gậy bước từng bước.


Cuộc vận hành thử rửa kéo dài đã hơn mười ngày. Ngay khi vận hành, Trưởng ban Kỹ thuật Lê Khôi đã cho tháo chiếc van điều chỉnh áp suất lắp ở sườn phía nam đèo 700. Van này có nhiệm vụ giữ cho áp suất ống khu vực suối Ra Vơ không tăng cao. Nay vượt qua cao điểm 911, đành chấp nhận áp suất ống ở chân phía bắc cao điểm luôn luôn gần với giới hạn an toàn. Khi nước bơm đến chân cao điểm 911, ngoàm tại đây bắt đầu vỡ. Một khớp nối siết ốc chưa chặt, nước xì, rồi chốc lát, con ốc bung ra, một nửa ngoàm văng lên cao hàng chục mét, chứng tỏ áp suất tại đó rất lớn. Sau đó, cứ thay ngoàm, bơm lại, ngoàm vẫn vỡ ở khu vực suối Ra Vơ. Ở sở chỉ huy vận hành, vừa mệt, vừa lo, Trưởng ban kỹ thuật Lê Khôi mồ hôi đầm đìa. Trong đầu anh cứ ong ong câu hỏi: Đây là do tắc ống hay do địa hình mà áp suất cao đến vậy? Chỉ huy trưởng công trường cho dừng bơm, họp Ban kỹ thuật và các tiểu đoàn trưởng để tìm nguyên nhân. Tiểu đoàn trưởng 66 khẳng định khi thi công đã kiểm tra ống rất cẩn thận, nên khả năng tắc ống là rất ít. Lê Khôi trình bày:
- Khi vạch tuyến vượt cao điểm 911, chúng tôi đã cố gắng đưa xuống sườn ở độ cao 850. Đó là cao trình thấp nhất trong phạm vi có thể- Anh ướm tam giác thủy lực lên mặt cắt dọc tuyến, rồi nói tiếp- Theo tính toán này thì không chỉ có xăng, mà nước cũng có thể bơm qua độ cao 850. Có điều, ống ở chân phía bắc cao điểm 911 luôn phải chịu áp suất mấp mé giới hạn an toàn.
- Đúng, đúng –Thanh xen vào như sợ ai nói tranh cái ý nghĩ vừa vụt qua - Vấn đề là nếu đo đạc chính xác thì áp suất trong ống tại chân cao điểm 911 chịu đựng được. Nhưng chúng ta đâu có điều kiện đo bằng máy, chỉ ang áng trên bản đồ, dựa vào đường bình độ thì làm sao chính xác được. Với địa hình ở sườn cao điểm 911, việc chấm sai vị trí vài chục mét là bình thường. Cộng thêm sai số của bản đồ, độ cao thực tế có thể cao hơn độ cao trắc dọc mà anh Ngọc vẽ tới vài chục mét. Nếu vậy, ngoàm không chịu được cũng chẳng có gì lạ.
Ý kiến của Thanh, một kỹ sư có kinh nghệm khảo sát làm cho cuộc họp nóng lên. Có ai đó càu nhàu:
- Bao nhiêu xương máu đổ xuống mà phải bỏ tuyến . Mấy ông kỹ thuật làm ăn thế này có khác gì giết anh em.
Chỉ huy trưởng Đặng văn Thế đang im lặng, đăm chiêu ngồi nghe, bỗng như choàng tỉnh:
- Ai vừa phát biểu đấy? Sao vội vàng thế. Xương máu đổ xuống, anh em kỹ thuật không phải chịu đựng hay sao? Nó đánh, ta vạch tuyến mới, ai làm? Có mấy chuyến khảo sát của anh em kỹ thuật mà không có thương vong? Chúng ta cần bàn thêm cho thấu đáo đã, rồi hãy kết luận. Nếu bây giờ hạ tuyến xuống thấp hơn, phải dịch sang phía đông, vào vùng cày xới của bom B52 thì không biết lại phải đổ bao nhiêu xương máu nữa.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Quang thay Ngọc ghi chép ngay từ đầu đợt vận hành. Chính anh cũng cảm thấy lòng như lửa đốt khi từ chân cao điểm 911, tin vỡ ống liên tục báo về. Tuy nhiên, theo số liệu của các đồng hồ áp suất thì chưa có chỉ số nào đạt tới ba mươi cân, trong khi giới hạn chịu đựng là ba mươi lăm. Quang đặt cuốn sổ vận hành lên bàn:
- Theo ghi chép này, ta chưa đủ cơ sở để kết luận về áp suất ở chân cao điểm 911. Tôi đề nghị lắp bổ sung tại đây một van và một đồng hồ đo áp suất.
- Có lý- Đặng Văn Thế như trút được một gánh nặng – Tiểu đoàn 66 cho lắp ngay lên tuyến như ý kiến kỹ sư Quang. Lập ở đó một cửa canh van gọi là VR, vì nó nằm bên bờ suối Ra Vơ. Sáng mai tiếp tục vận hành.
Ngay đêm hôm đó, bom B52 đánh vào khu vực tuyến ở chân 911. Kế hoach vận hành tiếp phải lui lại. Binh trạm Trưởng Quang Trung mời Đặng Văn Thế lên làm việc. Ông rót nước mời khách và vào ngay câu chuyện:
- Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đang rất sốt ruột vì tuyến ống đã lắp xong mà sao xăng không vào được bản Cọ. Hôm nay chúng nó lại đánh vào tuyến. Anh nhận định thế nào?
- Báo cáo anh. Tôi hy vọng tuyến ở bắc cao điểm 911 chưa bị lộ, vì chúng tôi rất nghiêm ngặt giữ bí mật với máy bay, và truy quét địch mặt đất. Rất có thể đây chỉ là đánh thăm dò. Chờ vài hôm nữa xem sao. Chúng tôi đang có chút khó khăn về kỹ thuật.
- Cụ thể là gì vậy?- Binh trạm trưởng lo lắng hỏi.
- Mấy ngày rồi mà không bơm được nước qua cao điểm 911. Chúng tôi đang tìm nguyên nhân. Tôi tin ở mấy cậu kỹ sư.Nhưng chúng ta không có điều kiện đo đạc cho chính xác, nên chưa thể nói trước được điều gì.
- Điều này tôi đã nghe kỹ sư Ngọc nói trước. Tôi thấy cậu ấy táo bạo, nhưng không kém chín chắn . Bây giờ câu ấy đâu rồi?
- Cậu ấy ốm nặng quá, sốt ly bì chưa rõ nguyên nhân.
- Với đơn vị kỹ thuật như của anh thì đội ngũ kỹ sư quan trọng lắm. Nhớ chú ý và động viên anh em. Vào mùa khô rồi mà xăng không đến được bản Cọ, là cả anh và tôi đều không chịu nổi búa rìu từ ông Nguyên và ông Thiện đâu.
- Tôi hiểu, chúng tôi đang hết sức cố gắng.

Đúng như nhận định của Đặng văn Thế. B52 đánh thêm vài ngày, rồi dừng hẳn. Khi vận hành trở lại, đồng hồ áp suất ở chân 911 lại vọt lên quá ba mươi lăm cân, Ngoàm. lại vỡ. Đặng Văn Thế đốt thuốc liên tục. Giờ thì ông đã không dấu nổi nỗi lo. Kinh nghiêm cuộc đời cho thấy, khi gặp việc gì bế tắc, thì tốt nhất dừng lại. Bình tĩnh dứt hẳn ra, sẽ có thể có kế hay. Ông ra lệnh tạm ngừng, ngày mai vận hành tiếp.

Ban Kỹ thuật là bộ phận lo lắng nhất. Lê Khôi triệu tập cả ban lại:
- Các cậu nghĩ kỹ xem, liệu có phải vì đo đạc sai dẫn đến ống không chịu nổi không?
Thanh nói ngay:
- Còn nghi ngờ gì nữa hả anh. Chẳng còn cách nào khác là nắn lại tuyến sang hướng đông thôi. Rồi lại bom đạn, lại thương vong. Tôi thấy thực sự bế tắc.
- Tôi nghĩ ta chưa nên vội kết luận.. Triệu chứng trước khi vỡ ống có vẻ giống như tắc ống hơn là do địa hình – Hải nói.
Cuộc thảo luận cứ xoay quanh câu hỏi: Tắc ống hay do đỉnh 911 qúa cao. Thanh thì khẳng định do bản vẽ trắc dọc sai, Hải, Danh thì nghi ngờ kết luận đó, nhưng lại không có lập luận nào bác được Thanh. Riêng Quang ngồi lặng lẽ cầm thước vẽ thử các đường đo áp trên mặt cắt dọc tuyến. Khi cuộc họp xem chừng bế tắc, anh mới xin phát biểu:
- Tôi không loại trừ khả năng nào. Điều quan trọng là ta phải nghĩ ra cách kiểm tra. Theo bản vẽ mặt cắt dọc tuyến và số đo áp suất của đồng hồ ở cửa VR, nếu độ cao địa hình xác định đúng thì chắc chắn nước đã vượt qua.Còn nếu nơi ta gọi là điểm 850 cao đến mức không thể bơm qua, thì nhất định nước phải đến đâu đó ở lưng chừng dốc.
Lê Khôi như reo lên:
- Hay quá. Cậu nói cụ thể hơn đi.
- Ta hãy bắt đầu từ đồng hồ áp suất ở cửa VR. Nếu cho máy bơm dừng ngay khi đồng hồ lên đến số ba mươi. Lúc đó, đóng van bên cạnh đồng hồ, ta sẽ tìm ra cách kiểm tra.
Quang trình bày một cách tỷ mỷ các tình huống có thể xẩy ra. Có lẽ đây là kết quả của việc suy nghĩ hàng tuần nay, nên Quang nói rất lưu loát và thuyết phục.
- Rất may cậu Thủy vẫn đang chốt ở đó. Ta sẽ phối hợp với Thủy thực hiện phương án Quang đề ra.Vậy là đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm rồi- Lê Khôi nói như cất được gánh nặng.
Sáng hôm sau, tại sở chỉ huy vận hành, Quang trình bày lại phương án tìm nguyên nhân vỡ ống. Đặng Văn Thế nghe xong mừng lắm:
- Hay đấy, rất có sức thuyết phục. Hôm nay ta phải tìm cho ra nguyên nhân. Hy vọng cái trắc dọc của các cậu không sai.
Qua điện thoại, Thủy cũng hoàn toàn nhất trí với suy nghĩ của Quang:
- Yên trí đi, trên cơ sở ý tưởng ấy, tớ sẽ dĩ bất biến, ứng vạn biến.

Việc vận hành được thực hiện đúng như kế hoạch. Khi đồng hồ cửa VR lên tới số ba mươi, lệnh dừng bơm phát ra. Ngay lúc đó,Thủy cho đóng van, và đích thân anh trèo lên dốc. Cách cửa VR bốn trăm mét, anh cho tháo khớp nối. Không thấy nước. Rồi cứ lui xuống dăm chục mét, Thủy lại cho tháo khớp nối. Cho đến khi cách đồng hồ áp suất chừng trăm rưởi mét, vẫn không thấy nước, Thủy thấy nhẹ trong lòng. Anh chạy về cửa VR nói như gào vào máy: Tắc ống rồi. Điểm chênh cao so với đồng hồ chỉ khoảng năm mươi mét mà vẫn chưa có nước. Bây giờ tôi sẽ kiểm tra từ cửa VR lên phía trước, đặc biệt là ở các cút. Thủy cho mở van chặn tuyến tạo áp suất, để tìm điểm tắc. Phía trước cửa van VR là đoạn vượt suối. Do lòng suối dốc đứng nên phải lắp nhiều cút chuyển hướng. Thủy đoán ống sẽ tắc ở đâu đây. Quả không sai. Một đoạn cây dài chừng nửa mét mắc lại ở cái cút chín mươi độ. Rồi theo đó, cỏ, rác tích tụ lại nút kín đường ống. Phải mất hai giờ đồng hồ mới hoàn thành việc thông tuyến. Thủy nhấc máy cười ha hả: “tớ chắc là thành công rồi, thử bơm đi!”.
Nhận được điện thoại của Thủy, mấy chàng kỹ sư reo lên: “Thành công rồi!”. Riêng Đặng Văn Thế vẫn chậm rãi hút thuốc. Ông gọi tất cả mọi người trong chỉ huy sở lại:
- Tìm ra chỗ tắc ống là thành công rất quan trọng, nhưng các đồng chí chớ vội mừng. Ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi về địa hình một khi nước chưa vượt qua đỉnh 850. Thêm nữa, nhiệm vụ chúng ta là đưa được xăng vào bản Cọ chứ không phải bơm nước qua độ cao 850.

Lệnh vận hành phát ra. Tiếng báo cáo áp suất từ các trạm bơm và cửa van đều đều trên đường dây thông tin. Đồng hồ áp suất cửa VR bắt đầu tăng dần: 25, 28, 30, 32, 35. Tiếng Thủy báo từ cửa van VR: “Không thấy áp suất tăng nữa”. Không khí im lặng, hồi hộp bao trùm Sở chỉ huy vận hành. Im lặng đến mức nghe thấy tiếng sột soạt khi Quang sang trang cuốn sổ vận hành, tiếng róc rách của con suối nhỏ chảy phía hồi nhà. Rồi bỗng Quang reo lên:
- Nước đã qua đỉnh 850. Áp suất ở VR đã xuống ba mươi tư cân. May quá, chúng ta đã xác định đúng độ cao. Thằng Ngọc mà nghe được tin này chắc vui lắm.
Không khi Sở chỉ huy vận hành bỗng nhiên náo nhiệt. Đặng Văn Thế gọi Trưởng ban Hậu cần lên:
- Có chút gì uống mừng chiến thắng quan trọng này không?
- Báo cáo thủ trưởng, có rượu cam và bánh bích quy.
- Tốt, mang lên đây. Đến đây chúng ta xứng đáng được uống.
Thế là qua hơn ba tháng, bao nhiêu xương máu, bao nhiêu trăn trở, đấu trí với không lực Hoa Kỳ, cuối cùng những người lính đường ống đã thắng ở đoạn quan trọng nhất, đoạn vượt qua đỉnh Trường Sơn. Phía trước phải vượt trọng điểm Pha Bang chắc ác liệt lắm. Nhưng những gian khổ ác liệt ba tháng qua đã tôi luyện những người lính, cán bộ và kỹ sư. Họ tự tin dấn thân lên phía trước. Những ly rượu chạm vào nhau, tiếng cười, tiếng nói râm ran. Riêng Thanh cũng miễn cưỡng nâng ly. Quang liếc thấy điều ấy, anh tự hỏi: Không biết sự kiện này làm cho cậu ta buồn hay vui?


Sáng nào Ngọc cũng tập đi. Từ cái hôm phải bò qua rãnh nước đến nay đã được một tuần. Giờ thì Ngọc đã không phải chống gậy, anh cố bước nhanh hơn, và bắt đầu chạy vài bước. Quả thật chữa đúng bệnh, đúng thuốc, sức khỏe Ngọc bình phục rất nhanh. Đã hơn mười ngày xa đơn vị, khi khỏe lại, Ngọc nghĩ ngay đến tuyến ống: Không biết có bơm được qua 911 không? Không biết chúng nó có lại tiếp tục đánh phá tuyến mới không? Bao nhiêu ngày gian khổ ác liệt, đấu trí với địch, đến thời điểm quan trọng nhất thì lại phải vào bệnh viện. Ngọc nhớ tuyến ống, nhớ anh em đến nao lòng. Một buổi chiều, Ngọc đang học tiếng Lào thì cậu Dũng, nhân viên khảo sát ào vào ôm chầm lấy anh:
- Anh Ngọc khỏe rồi. Mau về đi, các anh trong Ban kỹ thuật mong anh lắm.
Ngọc ôm chặt Dũng. Hình như từ hôm Ngọc vào bệnh xá đến nay, hắn không phải đi khảo sát nên trông béo trắng ra. Hắn cười, hai cái lúm đồng tiền sao mà yêu thế.
- Anh em trong Ban thế nào?
- Khỏe cả anh ạ. Thử rửa xong rồi. Anh Lê Khôi gửi thư cho anh đây.

Ngọc ơi! Bơm nước thành công rồi. Từ hôm cậu đi, phải mất hơn một tuần gian nan mới bơm được nước qua bình độ 850. Lúc đầu, ngoàm ở suối Ra Vơ cứ vỡ đôm đốp, cả ban lo lắm. Nếu vì chúng mình xác định sai cao trình mà không bơm được qua 850 thì không biết điều gì xẩy ra. Có người đã bảo anh em mình cẩu thả, không nghĩ đến xương máu bộ đội. Loay hoay mãi, rồi cuối cùng cũng phát hiện ra chỗ tắc ống. Nước đã vượt qua 850, mà áp suất ở suối Ra Vơ ( Bây giờ đã đặt ở đó một cửa van và đồng hồ áp suất, gọi là VR), chỉ tới ba mươi tư cân. Giờ thì không chỉ Ban Kỹ thuật mình, mà đặc biệt là ông Đặng Văn Thế và Binh trạm trưởng Quang Trung đều thở phào nhẹ nhõm.
Dũng nó được trên cho đi học trường Sỹ quan Lục quân. Đây thêm một tin vui của Ban mình đấy. Nó ghé qua thăm cậu trước khi đi. Mình đang chuẩn bị vận hành xăng, viết vội vài chữ để Dũng chuyển cho cậu. Chóng bình phục nhé.
Nhanh mà về. Anh em mong lắm đấy.
Lê Khôi”
Cuối trang giấy, Khôi vẽ hình ba người đang đứng trên đỉnh 850. Trông thì biết ngay: Người đứng giữa có cái đầu to đang khoác tay lên vai hai người đeo ba lô, là Lê khôi. Cậu mặt trẻ, có vẻ mập mập đúng là Dũng. Còn người gầy, nhỏ hơn, có đeo súng ngắn, đúng là Ngọc. Dưới bức tranh, Khôi chua câu thơ:
Tám năm mươi quả là cao
Xăng băng qua đỉnh, ta cao hơn nhiều.

Đọc những dòng thư ngắn ngủi, Ngọc thở phào bớt được một nỗi lo. Chính anh cũng hiểu rằng mọi thông số đều xác định rất tương đối trên bản đồ. Sự đúng sai chỉ được trả lời khi bơm nước qua bình độ 850. Vậy là chí ít, đến bây giờ ta đang thắng địch một bước. Anh ngẩng lên, bắt gặp Dũng đang nhìn mình. Dũng buồn rầu:
- Anh Ngọc ơi. Em sắp phải xa anh rồi.
- Anh Khôi có nói trong thư rồi. Trên họ chọn mặt gửi vàng đấy.
- Nhưng em nhớ các anh lắm.
Ngọc bỗng cảm thấycay cay trong mắt. Chỉ mới hơn một năm thôi, hai anh em có nhau những giờ phút gian khổ hiểm nghèo nhất cả ở tuyến ống Hướng Tây và Hướng Đông. Ngọc chỉ bảo thêm cho Dũng về kỹ thuật trong khảo sát. Còn Dũng thì chăm lo cho anh như một đứa em hiền thảo. Trên đường khảo sát, sáng nào trước khi đi, nó cũng kiểm tra lại một lần quân tư trang của hai anh em. Nếu phát hiện Ngọc quên gì, nó lẳng lặng thu dọn. Đến giữa đường, nó mới hỏi, ví như: “Khăn mặt anh Ngọc đâu rồi?”. Ngọc ớ ra: “Gay rồi, mình quên chỗ nghỉ, làm thế nào bây giờ!”. Nó nhoẻn cười: “Em mang đây rồi”. Dũng không bao giờ nề hà bất kỳ một việc khó khăn nào. Nhiều hôm, cả tổ khảo sát đến được nơi nghỉ thì ai cũng mệt nhoài. Dũng một mình đi kiểm củi, vo gạo nấu cơm, khiến cho những người khác dù mệt mấy cũng phải góp tay góp chân làm với nó. Bây giờ nó đi rồi, trên những đoạn đường gian khó phía trước, anh sẽ không còn một người thân thiết như đứa em đồng hành nữa. Nhưng biết sao được. Người chăm chỉ, dũng cảm như nó sẽ còn tiến bộ. Ngọc ôm lấy Dũng:
- Chúc mừng Dũng. Dũng đi cả Ban nhớ lắm. Mong sao khi tốt nghiệp, lại về với bọn mình.
Rồi thấy phải thoát ngay ra khỏi không khí bịn rịn, Ngọc pha trò:
- Ra hậu phương mà bị mấy em nó vây như mấy cô gái Lào trên rẫy, thì cố mà thoát ra, học cho xong đã đấy nhé.
- Anh yên tâm. Hôm ấy là tại em chưa biết tiếng Lào. Còn mấy cô gái Việt thì dù mình muốn cũng dễ gì gần được họ, chứ nói gì đến chuyện vây hãm.

Ngọc tiễn Dũng một đoạn dài, cũng là để tập thêm cho bước đi cứng cáp. Chắc chỉ vài ngày nữa là ra viện. Buổi tối, vào màn rồi, Ngọc vẫn cảm thấy lâng lâng: Nước đã bơm qua 850. Bây giờ chắc xăng đang trên đường vào bản Cọ. Nghe nói dạo này địch đánh khu vực Pha bang dữ lắm. Cầu mong cho tuyến ống bình an. Vừa thiu thiu ngủ, Ngọc bỗng cảm thấy có ai vén màn, ngồi bên cạnh. Mở mắt, hóa ra cô y tá. Quyên nhẹ nhàng:
- Anh Ngọc sắp được ra viện rồi.
- Tôi cảm ơn các y bác sỹ ở đây lắm. Nếu không kịp vào đây thì không biết rồi tôi sẽ ra sao.
Quyên bỗng ôm hai tay lên hai má Ngọc, ghé sát gần mặt anh thì thào:
- Thương quá. Thế này mà xuýt nữa bị liệt đây.
Trong đêm tối, Ngọc nghe rõ hơi thở gấp của Quyên, cảm giác bầu ngực con gái đang phập phồng trên ngực mình, những sợi tóc mềm đang xòa lên má. Tiếng Quyên vẫn nói trong hơi thở :
- Anh Ngọc về có nhớ Đội điều trị không?
Ngọc cảm thấy cô gái đang nằm xuống bên cạnh. Tim anh bắt đầu đập thình thịch. Chưa bao giờ anh được gần con gái đến thế này. Nhớ lại câu chuyện hôm đi khảo sát với Nhàn, cận kề trận B52, Ngọc bỗng thấy khát khao. Có ai đó đang cựa mình ở giường bên làm cho anh tỉnh táo lại. Cảnh này mà bị phát hiện thì không biết hậu quả sẽ đến đâu. Ngọc ngồi dậy, nói nhỏ:
- Quyên đi nghỉ đi, Mấy hôm nay, thương bệnh binh nặng vào nhiều quá, chắc bạn sẽ vất vả vì họ suốt đêm đấy.
Câu nói nhẹ nhàng, nhưng giọng đủ dứt khoát. Quyên miễn cưỡng ngồi dậy:
- Vâng. Em phải đi kiểm tra thương binh đây- Cô vỗ nhẹ vào má Ngọc, một chút hờn giận, một chút ngượng ngùng -Anh ngủ đi nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Tội quan hệ nam nữ không phải vợ chồng, được gọi là hủ hóa. Những ai vướng vào chuyện này bị xem là người biến chất, hủ bại về đạo đức. Hủ hóa được lên án ở mọi cuộc họp, mọi nghị quyết. Những người hủ hóa khi bị cấp trên cố tình kỷ luật thì bị bao điều nhục nhã. Giấy mực nhiều, nghị quyết cũng lắm, nhưng ở đâu có cả nam, cả nữ thì ở đó lại có chuyện để mà kiểm điểm lẫn nhau. Sỹ quan trên tuyến 559 thường kháo nhau: “Vướng vào chuyện ấy, cấp úy thì gọi là hủ hóa, cấp tá thì gọi là khuyết điểm sinh hoạt, còn cấp tướng thì đó là sự thăng hoa”. Nghiêm khắc với người đã có gia đình thì đi một nhẽ, nhưng với những chàng trai cô gái tuổi mới đôi mươi mà vẫn cấm đoán họ thì thật trái tự nhiên. Ngọc bỗng thấy thương cô gái. Họ khát khao, và không ít người con gái đã sống hết mình, bất chấp cái giá phải trả nặng nề nhãn tiền của các đàn chị. Với đàn ông, may thay, một quan niệm mê tín đã hạn chế đáng kể những chuyện gọi là hủ hóa. Anh Hữu đã đe: Ở nơi bom đạn này, đứa nào dính vào gái là dễ chết lắm đấy.



Chiếc Gaz-69 rung lắc, nhảy chồm qua các ổ trâu, ổ gà. Tư lênh Đồng Sỹ Nguyên cố tranh thủ chợp mắt, nhưng dòng suy nghĩ cứ ùa vào đầu ông, không sao ngăn lại được. Hàng ngày, những thông tin tổng hợp tình hình vận tải, tình hình đánh phá của địch, thương vong của ta từ các hướng thường xuyên báo về. Tuyến vận tải chiến lược có hàng ngàn cây số ô tô, đường sông, đường ống, giao liên. Hàng vạn người ngày đêm vật lộn với bom đạn Mỹ, hàng ngàn xe vận tải, binh khí kỹ thuật hành quân trên tuyến. Rồi các chỉ thị từ Tổng hành dinh vào, các vấn đề mang tầm chiến lược cần xin ý kiến trên... Khối lượng công việc chồng chất như núi. Cuối mùa mưa năm nay, tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần đã trùm một không khí đau thương cho toàn Đoàn 559. Sinh thời, Bác đặc biệt quan tâm đến bộ đội trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, vì đó là huyết quản tiếp máu từ hậu phương lớn Miền Bắc cho tiền tuyến lớn Miền Nam, đó cũng là nơi gian khổ, ác liệt. Mỗi ngày, hàng trăm chàng trai, cô gái ngã xuống trên các cung đường. Tin Bác mất đến, khi lẵng hoa Bác gửi Bộ tư lệnh nhân ngày Quốc khánh còn chưa kịp héo. Ông nhớ lại những đôi mắt đỏ hoe của các sỹ quan trong Bộ tư lệnh, nhớ lời thề trong nước mắt của họ quyết tâm tiếp tục vượt mọi gian khổ hy sinh, đảm bào cho Miền Nam đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng. Từ khi ngừng ném bom miền Bắc, bao nhiêu bom đạn của không lực Hoa kỳ nhằm ngăn chặn sự tiếp tế của Miền Bắc cho Miền Nam dồn cả lên tuyến Trường Sơn này. Đã xuất hiện tư tưởng ngại gian khổ ác liệt ở một số cán bộ chiến sỹ. Những năm trước đây, trong mùa mưa, phần lớn cán bộ chiến sỹ được ra Bắc an dưỡng, học tập, cuối mùa mùa mưa lại nhập tuyến triển khai nhiệm vụ vận chuyển. Năm nay, Bộ Tư lệnh đã trải qua cả tháng trời lo lắng, vì đã đến thời gian nhập tuyến, mà có tới hơn một ngàn bốn trăm chiến sỹ bỏ ngũ; Khu an dưỡng thu dung của Đoàn 559 ở Quảng Bình có tới gần ba nghìn chiến sỹ chưa chịu trở về các đơn vị ở tuyến trong. Cũng may, qua hơn mười năm tôi luyện trong gian khổ ác liệt, các sỹ quan của ông không chỉ vững vàng, mà còn biết cách truyền lửa cho các chiến sỹ cấp dưới. Từ sau Tổng tiến công Mậu Thân, cuộc chiến đấu ở các chiến trường ngày càng ác liệt. Bởi vậy Bộ Tư lệnh cũng phải thay đổi hẳn phương thức tổ chức vận tải. Ngay từ đầu mùa khô, việc nhập tuyến của các đơn vị vận tải toàn Đoàn đã được tổ chức thành một chiến dịch trên một không gian rộng lớn., có hướng chủ yếu, hướng thứ yếu, hướng nghi binh; Có mục tiêu trước mắt, mục tiêu tiếp theo...Chiến dịch nhập tuyến phải phấn đấu không chỉ đưa được toàn bộ lực lượng vào vị trí, mà phải chuyển được một vạn hai ngàn tấn hàng vượt qua các cửa khẩu. Đây được coi như chiến dịch mở màn cho mùa khô 1969-1970. Sau một tháng rưỡi cực kỳ gian khổ và ác liệt, mục tiêu chiến dịch đã đạt được. Hàng đã đến các hướng chiến trường, các lực lượng vào vị trí theo kế hoạch, nhưng giá phải trả cũng chẳng kém nặng nề: tổn thất hai mươi lăm phần trăm lực lượng và phương tiện. Cứ nghĩ đến cái giá phải trả cho mỗi tấn hàng trên tuyến vận tải Trường Sơn này, lòng ông lại trĩu nặng. Làm thế nào để giảm bớt máu xương cho bộ đội, Thanh niên xung phong. Trong số hàng hóa vân chuyển trên tuyến Trường Sơn, xăng dầu là loại tốn nhiều xương máu nhất. Ông nhớ như in cái cảm giác xót xa khi nghe báo cáo hàng trăm chiến sỹ trai gái bị say khi gùi xăng qua trọng điểm, trong đó có những người gục ngã không bao giờ gượng dậy được; và mỗi phuy xăng qua trọng điểm Trà Ang phải đổi bằng sinh mạng một chiến sỹ. Xương máu như vậy, nhưng không có xăng thì hàng hóa không thể ra mặt trận. Hơn ai hết, ông thấm điều đó trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Phương thức vận chuyển xăng bằng đường ống thực sự là một cứu cánh trên tuyến Trường Sơn ác liệt này. Đường ống đã chứng minh tính ưu việt của nó trên tuyến đường 12, và bây giờ là đường 18. Mùa khô này, đường 18 chỉ là hướng nghi binh thu hút địch. Chắc kẻ địch tin rằng đường 18 là tuyến đường rất quan trọng, vì các con đường từ Miền Bắc, vượt Trường Sơn để chi viện cho miền Nam, thì đây là đường ngắn nhất. Quá nhiều bom đạn đã đổ lên khu vực cửa khẩu gồm đèo 700, đèo 900, và trọng điểm Pha Bang. Từ trước đến nay, trọng điểm giao thông thường gắn với đường ô tô. Nhưng ở khu vực này, đã xuất hiện trọng điểm đánh phá ngăn chặn tuyến đường ống. Ông được báo cáo bộ đội đường ống đang bơm xăng vào bản Cọ, chỉ còn cách đường số chín ba mươi cây số.. Việc này có thể coi như một kỳ tích, vì họ đã vượt qua cửa tử một cách ngoạn mục. Hôm nay, theo báo cáo của Binh trạm 90, ông quyết định đến tận nơi kiểm tra việc này.,

Đón tư lệnh ở Binh trạm 90 có Binh trạm trưởng Quang Trung, Cục trưởng Cục Xăng dầu Tổng Cục Hậu cần Phan Tử Quang, Lê Trọng và Chỉ huy trưởng Công trường 181 Đặng Văn Thế. Binh trạm trưởng Quang Trung đứng trước tấm bản đồ treo trên vách, báo cáo Tư lệnh. Những tấm bản đồ tác chiến trên tuyến vận tải Trường Sơn, từ Bộ tư lệnh đến các Binh trạm bao giờ cũng được phủ lên một lớp mi ca trong suốt để có thể dùng bút màu cập nhật tình hình địch, ta, nhất là tình hình đánh phá ngăn chặn của không lực Hoa kỳ. Quang Trung báo cáo một cách tổng quát tình hình toàn Binh trạm, từ quân số, trang bị, địch đánh phá, tổn thất của ta, tinh thần bộ đội...kết quả vân chuyển... Ông chỉ vào con sông Sê Bang Hiêng ngoằn ngoèo chảy từ biên giới Việt Lào, qua cánh đồng Pha Bang:
- Ngoài vận tải bằng ô tô, nhờ con sông này, giữa những tháng mùa mưa, Binh trạm 90 đã nhận được ba trăm tấn hàng thả trôi sông từ Binh trạm 270 và bốn trăm phuy xăng từ kho Q3 của bộ đội đường ống. Tuy nhiên, chỉ được hơn một tháng thì việc thả hàng trôi sông bị máy bay địch phát hiện. Chúng kiểm soát và đánh phá gắt gao dọc sông, nhiều túi hàng bị chìm và phuy xăng bị cháy. Việc đánh phá càng ác liệt từ sau khi chúng phát hiện ra tuyến đường ống và kho Q3 ở suối Ra Vơ. Từ khi Bộ Tổng Tư lệnh bổ sung tiểu đoàn 66 đường ống, Binh trạm bắt đầu có một binh chủng vận tải mới. Binh trạm đã tạo mọi điều kiện cho tiểu đoàn 66 để hoàn thành tuyến ống từ Q200 đến bản Cọ. Anh Đặng Văn Thế sẽ báo cáo rõ hơn việc này.

Đặng Văn Thế bước đến trước tâm bản đồ. Tác phong của ông lúc nào cũng khoan thai. Chính tính cách ấy đã làm chùng sự căng thẳng trong những ngày ác liệt nhất của Công trường 181. Ông không nói nhiều về tổn thất của các đơn vị, vì số liệu này đã được cập nhật hàng ngày báo về Bộ Tư lệnh. Ông dành thời gian giải thích vì sao đến hôm nay xăng mới có thể bơm vào Bản Cọ. Hơn bảy nghìn ống lắp trên chiều dài tuyến, cộng với Hàng ngàn ống tổn thất sau những trận oanh tạc của địch. Tất cả đều trên đôi vai chiến sỹ, vượt qua núi cao, suối sâu, mưa lũ để vào tuyến. Mùa mưa, thiếu ăn, sốt rét, thương vong do địch đánh phá, nhưng cán bộ chiến sỹ của Công trường 181, Tiểu đoàn đường ống 66, Tiểu đoàn công binh 73 vác ống vẫn kiên trì bám trụ lắp bằng được tuyến đường ống đến Bản Cọ. Ông cũng giải thích rõ những khó khăn và có chút mạo hiểm khi buộc phải đưa tuyến ống lên sườn cao điểm 911.


Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên lắng nghe, ghi chép một cách tỷ mỉ. Đây là cơ hội để có thể hiểu biết sâu hơn về một phương thức vận tải mới, vận tải bằng đường ống. Do đó, Ông đặt những câu hỏi cho Đặng Văn Thế và Lê Trọng, cả các vấn đề về kỹ thuật cũng như chiến thuật. Ông cũng không quên hỏi về việc đảm bảo đời sống bộ đội. Vốn là người cao to, lực lưỡng, lớn lên từ quê hương nắng lửa Quảng Bình, nhưng những năm tháng gian khổ ở Trường Sơn đã tàn phá sức khỏe cuả ông. Những lúc sức khỏe giảm sút, hay lúc lo lắng, xúc động, cơn đau xoang thường hành hạ ông, có lúc đang nói, ông phải dừng lại hàng phút để lấy hơi. Ông khen ngợi sự cố gắng, dũng cảm của cán bộ chiến sỹ trên đoạn giáp ranh giữa tiền tuyến lớn và hậu phương lớn. Ông đưa ra các nhận định và giao nhiệm vụ cho các đơn vị. Ông cũng không quên chỉ thị cho các cơ quan đảm bảo của Bộ tư lệnh phải quan tâm hơn nữa đối với khu vực đặc biệt này.

Sau buổi làm việc, Tư lệnh trực tiếp ra kiểm tra thực địa. Ông vốn vẫn thế, sẵn sàng đến những nơi ác liệt nhất. Các sỹ quan đã truyền nhau câu chuyện: Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên nói thẳng với một vị trong Bộ Tư lệnh, khi thấy ông này thường viện cớ thoái thác để tránh đến các trọng điểm, rằng: “Tuyến Trường Sơn này không có chỗ cho những vị chỉ huy ngại ác liệt. Nếu anh tự thấy không thể đáp ứng được, tôi sẽ báo cáo để anh trở lại hậu phương”.

Xung quanh kho Q5, bom cày lở lói. Đất bị đào xuống, quật lên không biết bao lần, thành những hố, những đụn đỏ trộn với thân cây xám đen, bị đốt cháy, băm nát. Đá trên các vách núi bị bom đào, lở xuống từng mảng trắng như những vết sẹo giữa rừng đại ngàn. Vậy mà kỳ lạ quá, tám cái bể sắt chôn dưới chân lèn đá lại không hề bị dính bom. Tư lệnh xem xét rất kỹ hệ thống van, T, cút trong kho và trạm bơm đặt trong hang đá. Khi ông kiểm tra kho, xăng đang ào ào chảy vào các bể chứa. Không dấu nổi sung sướng, ông thốt lên: Thật tuyệt vời. Từ nay chúng ta cơ bản khắc phục được tổn thất lớn do phải dùng ô tô chuyển phuy hoặc stec. Đây là một bước ngoặt quyết đinh đảm bảo vận chuyển hàng hóa và cơ động binh khí kỹ thuật quy mô lớn. Tôi xin cảm ơn các cán bộ chiến sỹ đã lăn lộn đổ mồ hôi và máu cho tuyến đường ống. Cảm ơn Cục Xăng dầu, và đề nghị đồng chí Cục trưởng cho tôi gửi lời cảm ơn đến anh Đinh Đức Thiện, người đã có chủ trương táo bạo đưa đường ống vào vận chuyển xăng dầu trên tuyến lửa Trường Sơn ác liệt này.

Đêm ấy, Binh trạm 90 đã bố trí một tiểu đoàn xe chờ sẵn để ăn xăng. Tư lệnh đã chứng kiến cảnh bốn vòi cấp phát, chỉ trong một giờ rưỡi, hoàn thành việc tiếp xăng cho cả tiểu đoàn xe vận tải. Đó là tốc độ cấp phát xăng chưa từng có trên tuyến vận tải Trường Sơn. Nó lại được diễn ra trong một đêm đầy ý nghĩa: hai hai tháng mười hai, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Quá nửa đêm, khi tư lệnh về đến Sở chỉ huy Tiểu đoàn 66, định ngả lưng một lát để chuẩn bị cho ngày làm việc mới, thì tiếng bom B52 đã rền vang từng đợt rất gần. Binh trạm trưởng Quang Trung nhìn về phía những quầng sáng của những chớp lửa đang nối nhau hăt lên bầu trời, nói:
- Báo cáo tư lệnh, chúng nó lại đánh vào trọng điểm Pha Bang.
Tiếng Quang Trung vừa dứt, thì chuông điện thoại réo liên hồi. Chính trị viên tiểu đoàn Trần Đình nghe xong, tần ngần đặt tổ hợp xuống:
- Báo cáo các thủ trưởng, bom đánh trúng tuyến ống. Tuyến vừa vận hành xong còn đầy xăng nên cháy rất lớn, không chỉ cháy một chỗ,mà ba điểm bị trúng bom đều cháy. Vậy là tuyến đã bị lộ rồi.
Lê Trọng nói:
- Báo cáo Tư lệnh. Khi tuyến đường ống bị lộ, địch sẽ tập trung ngăn chặn quyết liệt. Với kinh nghiệm của tôi ở tuyến Hướng Tây, thì từ nay, cuộc chiến đấu của bộ đội đường ống trên đoạn tuyến này sẽ ác liệt chẳng kém gì vật lộn với chúng nó ở khu vực 050 hay suối Ra Vơ đâu.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Chương V

TRỌNG ĐIỂM PHA BANG​

Bom nổ gần lắm, chắc ngay trước cửa hang. Những đợt sóng xung kích dội hơi nóng vào hang từng đợt đến tức thở. Những người lính bịt tai, nằm ép vào các hốc đá nhưng người vẫn bị quăng qua, quật lại. Đồ đạc đổ loảng xoảng. Vẫn là B52, nhưng lần này, tuyến vừa vận hành xong, trong ống đang đầy xăng. Dứt tiếng bom, Đỉnh lao ra khỏi hang. Lửa đang bốc lên rừng rực. Anh đóng van chặn dòng xăng. Cả phía cửa 11 của trung đội nữ, lửa cũng đang cháy đỏ cả góc trời. Hình như có bốn tiếng súng. Có chuyện rồi. Đỉnh hét lên:
Miên, Đạt ở lại canh van. Số còn lại theo tôi về Cửa 11. Trung đội nữ có thương vong rồi.

Hôm nay là rằm, trăng đã treo trên đỉnh đầu. Đỉnh cùng năm anh em trong tiểu đội nhảy qua những thân cây đổ, băng qua những hố bom còn khét lẹt, đạp lên những cành cây đang cháy dở. Họ chay, vấp, lại đứng dậy, chạy. Trăng ơi, đừng vào mây nhé, hãy soi sáng đường cho bọn tôi mau đến đó. Các em sao rồi? Lan ơi, em có sao không? Hãy vì anh mà đừng làm sao nhé. Ráng đi, bọn anh đến ngay bây giờ đây.

Khi nhóm của Đỉnh đến, thì van cửa 11 đã được đóng lại, nhưng xăng từ ống đang chảy vào hố bom. Lửa vẫn đang rừng rực cháy. Không khí nóng ràn rạt và tức thở. Đỉnh nhào tới:
- Lan ơi, các em đâu rồ…ồi?
Có ba phát súng trên tuyến ống phía trước. Đỉnh cùng anh em chạy về phía đó. Lan đang chỉ huy băng bó cho mấy em bị thương:
- Cái Thoan hy sinh rồi. Bọn em vừa chuyển được mấy đứa bị thương về đây. Các anh giúp chúng em chuyển các em ấy đến trạm phẫu thuật.
Hai cô gái nằm thiêm thiếp, băng quấn trắng người. Một cô thấy các chàng trai đến, òa khóc:
- Các anh ơi, em bỏng ở mặt rồi. Không biết mặt em sẽ ra sao các anh ơi.
- Em yên tâm đi, rồi sẽ khỏi, rồi em lại xinh đẹp như xưa thôi mà.
Đỉnh an ủi vậy, nhưng trong lòng nhói đau. Cái Hoa trẻ nhất trung đội, khuôn mặt trắng trẻo, xinh xắn như búp bê, lúc nào cũng nhí nhảnh, không hiểu vết bỏng này sẽ để lại di chứng gì trên khuôn mặt em đây. Cùng lúc đó, mấy cậu ở cửa 12 cũng chạy đến. Họ chia nhau cáng hai cô gái đến trạm phẫu thuật. Đỉnh cùng Lan và mấy cô gái chôn cất cho Thoan. Mới chiều nay còn cùng nhau ăn mừng xăng vào bản Cọ. Vậy mà bây giờ, Thoan đã mãi nằm lại đây. Mấy cô gái vừa lấp đất lên mộ, vừa khóc: Thoan ơi, cái gương, cái lược đây. Đi sang bên ấy hãy thường xuyên trang điểm như mọi ngày nhé. Mộ của Thoan nằm trên triền dốc cạnh con đường họ vẫn thường đi. Những quầng lửa hắt lên trời màu đỏ ngột ngạt khiến ánh trăng dọi lên ngôi mộ trinh nữ trở nên buồn bã, xót xa.

Trên đường từ mộ Thoan về lán, Đỉnh bỗng thấy Lan khựng lại, rồi đổ vật xuống. Anh hốt hoảng:
- Lan ơi, em làm sao vậy?
- Chắc chị ấy kiệt sức rồi- Một cô gái nói- ba ngày liền sốt li bì, vừa rồi chị ấy bị ngất vì sức ép, tỉnh dậy, lại cứu chữa chị em.

Đỉnh cõng Lan vào lán. Cô vẫn nằm thiêm thiếp, hơi thở yếu ớt. Cậu y tá tiêm cho Lan một ống thuốc mà cậu ấy bảo đây là thuốc tăng lực. Họ xoa dầu lên hai thái dương cô gái. Khi Lan tỉnh lại, trước mặt cô là những gương mặt đồng đội thân thương. Sao các em lại khóc. Chị có sao đâu. Mấy đứa bị thương thế nào rồi. Chúng nó được cứu chữa kịp thời, tạm ổn rồi chị ạ. Lan nhận ra bàn tay mình đang nằm trong bàn tay ấm áp của Đỉnh. Cảm ơn anh nhiều lắm. Những lúc này có anh ở bên, em chẳng còn thấy lo lắng gì nữa. Những hình ảnh hiện ra trước mắt Lan lúc rõ, lúc nhạt nhòa, rồi cô lại chìm vào giấc ngủ nặng nề.
Lan ơi. Em đã mệt lắm rồi. Hãy nằm nghỉ em nhé. Anh đang ngồi bên em đây. Đỉnh xót xa vuốt mớ tóc rủ lên trán Lan, giờ đã khô cứng vì bết bùn đất. Mới đó mà mình đã quen nhau được bốn tháng rồi. Sau cái lần anh và Hiến mang bao gạo cho trung đội gái, cả hai chúng mình đều nhận ra không thể thiếu nhau trong cuộc đời. Mỗi ngày không được nghe tiếng em qua đường dây một lần là anh bồn chồn lo, bồn chồn nhớ. Em đã từng bất chấp hiểm nguy trên tuyến đường qua trọng điểm, đến thăm anh khi biết anh lên cơn sốt rét. Khi chỉ còn hai đứa mình, mặc dù giữa cơn sốt, anh vẫn cảm nhận được hạnh phúc, thần tiên từ nụ hôn của em. Em nhớ cái hôm anh mang giò phong lan vừa tìm thấy trong rừng đến cho em không? Giò phong lan đẹp quá nên anh gọi điện báo cho em rồi mới lên đường. Ai ngờ hôm ấy, chúng nó ném bom tọa độ lên tuyến, đúng đoạn đường anh đang đi. Cũng may loạt bom nổ cách anh mấy chục mét nên anh thoát chết, nhưng giò phong lan thì bị đất đá rơi lên, tơi tả. Ác liệt nguy hiểm thế mà em cứ một mình chạy trên tuyến, vừa gọi tên anh vừa khóc. Khi gặp anh, em đã quỵ xuống vì xúc động. Anh ôm chặt em vào lòng. Quần áo em đẫm mồ hôi. Chắc em đã chạy, đã ngã nhiều lần nên cũng bê bết đất. Đôi dép cao su đã vứt đi lúc nào mà chân em bật máu. Em ôm chặt lấy cổ anh, ép người vào vồng ngực đầy đất và chưa hết khói bom của anh như sợ có ai mang anh đi mất. Trời ơi. Cả đời anh sẽ không bao giờ quên được tiếng nấc của em hôm ấy. Nó bung ra từ sự dồn nén lo lắng, tủi hờn. Em khóc thương anh, giận anh. Xuýt nữa thì em mất anh. Những lúc như vậy, mình cảm thấy đã là máu thịt của nhau. Cứ mỗi lần nghe tiếng bom ở phía Cửa 11 là lòng anh quặn thắt. Ở nơi ác liệt này, chẳng biết sống chết ra sao, mà em thì bao giờ cũng nghĩ đến bạn trước khi nghĩ đến mình. Em là chị cả của trung đội nữ này, nhưng tuổi cũng chỉ mới hai mươi. Đêm nay em đã kiệt sức vì cứu xăng và cứu bạn, vậy mà dưới ánh đèn dầu hắt ra từ cái hốc đào vào vách đất, trông em vẫn đẹp như một nàng tiên. Anh cảm ơn cuộc sống gian truân này đã cho anh được gặp em, được yêu em và được em yêu.

Lan tỉnh dậy khi tiếng những con chim đầu tiên ríu rít hót trước hiên nhà. Đầu nặng chịch và toàn thân đau như dần. Đỉnh gục đầu lên giường cô ngủ từ lúc nào. Bàn tay cô vẫn nằm trong tay anh. Tội nghiệp anh, suốt đêm qua vất vả. Cô kẽ xoa lên mái tóc đã khô cứng như rễ tre bởi mồ hôi và đất. Đỉnh mở mắt. Sao em lại khóc. Em không thấy anh vẫn khỏe mạnh đây sao. Thôi, anh hãy về đi kẻo các bạn chờ. Mấy em ở đây sẽ chăm sóc cho em. Lan nói vậy, nhưng Đỉnh nhận ra không chỉ mình Lan, mà các cô gái khác trong trung đội cũng đang vùi vào giấc ngủ nặng nhọc sau một đêm căng thẳng và kiệt sức. Anh ra suối gánh đầy phi nước, nấu nồi cháo để các cô gái dậy ăn cho lại sức.

Đỉnh rời khỏi lán trung đội nữ khi mặt trời đã nhô lên đỉnh núi. Trận B52 đêm qua lại đào thêm những hố bom mới chồng lên các hố bom cũ. Trên chiều dài hơn bốn cây số, chiều ngang từ lèn đá nơi tiểu đội canh van của anh ở, sang đến tận lèn đá phía nam sông, là một vùng chết chóc. Đâu còn nữa cánh đồng, làng bản, những rừng cây săng lẻ xanh ngút ngát. Đâu còn những đêm mắc võng bên dòng sông Sê Bang Hiêng lấp lánh ánh trăng mà mơ mộng. Đủ các loại bom đạn đã dội xuống đây suốt ngày đêm. Những đại thụ có lẽ đã hàng trăm tuổi bị bom chặt đổ, rồi lớp bom đạn khác nối nhau băm cho chúng nát thành những mẩu nhỏ, trộn lẫn với đất đào lên từ hố bom, rồi lại bị cháy, bị nung nóng bằng những lớp bom đạn khác. Cái quy trình khủng khiếp ấy chỉ mới mấy tháng nay, mà đã làm cho đất ở Pha Bang ngả sang màu đen xám. Không phải tiếng gầm rít của lũ máy bay phản lực bổ nhào ném và bắn đủ thứ bom đạn xuống trọng điểm , thì tiếng vo ve của chiếc tàu càng tuần đường như cú vọ, để rồi lại đạn cối, đạn khói chỉ điểm, rồi lại rốc két, bom đủ loại. Những khi trọng điểm yên tĩnh lại là những lúc báo hiệu sự chết chóc sắp bất chợt ập xuống. Có thể là một chùm bom tọa độ, có thể là một trận bom rải thảm của B52. Bởi vậy mà bầu trời Pha Bang lúc nào cũn mịt mù khói bom. Trên con đường 18, đường ngắn nhất từ hậu phương lớn miền Bắc đến tiền tuyến lớn miền Nam, Pha Bang như một yết hầu dễ dàng bóp chặt, vì đây là khúc hẹp mà đường ô tô buộc phải lách qua giữa một vùng núi đá chập chùng hiểm trở. Giữa vùng chết chóc, tưởng như không thể có một sự sống nào tồn tại ấy, những người lính công binh, cao xạ và đường ống vẫn bám trụ kiên cường. Họ ở trong các hang đá, hốc đá. Họ đào hầm chữ A dày đặc trên trọng điểm để họ và cánh lái xe trú ẩn khi bom đánh. Khẩu đội Pháo phòng không một trăm mi li mét dấu trong một hang đá đã chọn được một vị trí có thể bắn máy bay địch, hất chúng lên cao, bảo vệ cho các đoàn xe.Thậm chí, anh từng được chia vui với mấy cậu bên cao xạ khi có thông báo từ trên xuống: trong những viên đạn của họ bắn lên, đã có viên làm bị thương máy bay B52. Biết bao xương máu đã đổ lên trọng điểm này: Lính công binh ngã xuống khi đang khôi phục lại đường. Những chiếc xe bị thiêu cháy khi vượt qua trọng điểm. Mấy hôm trước, anh đã cùng anh em công binh mai táng cho Trần Nhãn, một anh hùng lái xe quân đội. Nhãn là một lái xe dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm, đã đưa biết bao chuyến hàng vượt qua các trọng điểm ác liệt. Trên tuyến lửa Trường Sơn này, sự sống sót không chỉ dựa vào mưu trí và lòng dũng cảm, mà còn phải có may mắn. Chuyến xe chở thuốc nổ của Nhãn vượt Pha Bang lần này đã trúng một trái bom. Không chỉ bom nổ, mà cả khối thuốc nổ trên xe cũng là một trái bom. Những mảnh thi thể của Nhãn được gom lại và mai táng trên một triền đồi. Những người lính công binh đã lấy một mảnh nhôm ống pháo sáng, trân trọng đục lỗ thành chữ: Anh hùng lái xe Trần Nhãn, hy sinh ngày...Lính đường ống cũng không ít người đã hy sinh trên trọng điểm trong quá trình thi công. Đỉnh hiểu rằng từ nay, khi đã bơm xăng trong ống, thì cuộc chiến đấu sẽ ác liệt lên bội phần.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Hôm nay là ba mươi tết. Quang Trung cùng ngồi uống ly rượu tất niên với Lê Trọng và đoàn cán bộ Tổng Cục trước khi họ cùng lên đường dự một cuộc họp quan trọng do Bộ Tư lệnh 559 triệu tập. Bữa tiếp khách của Binh trạm trưởng khá thịnh soạn vì có đĩa thị gà và thịt lợn tăng gia của bếp Binh trạm bộ. Ở Trường Sơn, khi có điều kiện, đơn vị nào cũng cố gắng tìm đất trồng rau và nuôi gà, nuôi lợn để cải thiện đời sống. Lê Trọng rất cảm động vì sự tiếp đón của Binh trạm 90. Thế mà đã một tháng kể từ ngày ông và phái đoàn của ông vào giúp Binh trạm nghiên cứu việc xây dựng tuyến từ Q5 vào đến đường số 9. Đi cùng ông là những kỹ sư đã dày dạn kinh nghiệm trên tuyến X42 và tuyến Hướng Tây. Kết quả vận hành xăng từ Q200 vào đến bản Cọ làm cho Quang Trung hết sức phấn khởi. Sẽ qua đi cái thời hàng chục xe vận tải của Binh trạm phải nằm im vì không có xăng.Tuyến trong kêu thiếu gạo và đạn, trong khi gạo và đạn lại cứ phải nằm chết dí trong kho, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị bom địch cày tung lên. Quang Trung nâng ly rượu:
- Chúng ta uống ly này mừng cho thắng lợi của bộ đội đường ống.
Lê Trọng nâng ly:
- Sao lại chỉ là của bộ đội đường ống? Của chúng ta chứ. Để xăng vào đến bản Cọ, không ít xương máu của bộ đội binh trạm 90 đã đổ lên tuyến ống. Xin chúc mừng Binh trạm trưởng. Từ nay trong đội hình Binh trạm có thêm một binh chủng mới.
Họ cạn ly. Trên tuyến lửa Trường Sơn suốt ngày bom đạn và hy sinh, thật hiếm hoi có những phút thư giãn như thế này. Quang Trung tâm sự:
- Tôi hỏi anh điều này nhé. Nghe nói Liên Xô chỉ viện trợ cho mình vài trăm cây số đường ống mà sao bây giờ mình có đường ống từ Vinh vào đến tận trong này, rồi liệu có còn ống để đi tiếp vào trong không, vì từ đây vào đó còn gian truân lắm.
- Anh nói rất đúng. Ngay từ tuyến hướng Tây, vấn đề này đã đươc đặt ra. Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện nhìn ra vấn đề rất sớm, nên đã giao cho các viện, các trường Đại học, các nhà máy cùng nghiên cứu sản xuất. Cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã sản xuất được mọi thứ của bộ đường ống giã chiến. Hiềm một nỗi, các sản phẩm của mình vừa nặng, vừa không bảo đảm chất lượng để lắp ráp và vận hành trong điều kiện địa hình phức tạp và chiến đấu ác liệt. Rất may, sau khi thấy ta thành công ở X42 và tuyến vào đến Na Tăng, Liên Xô đã tiếp tục gửi cho ta mấy bộ nữa. Ta gợi ý Trung Quốc giúp, Bạn sẵn lòng, nhưng trong trang bị chiến đấu của Trung quốc chưa có loại đường ống này, nên vừa rồi họ đã cử một đoàn chuyên gia sang đến tận đèo Mụ Giạ để nghiên cứu. Họ khâm phục mình lắm.
- Rồi họ có giúp mình không?
- Có chứ. Họ đề nghị ta cấp cho họ mỗi loại một chiếc trong số vật tư, thiết bị của bộ đường ống giã chiến Liên xô về làm mẫu sản xuất.
- Không hiểu họ có làm kịp cho mình không. Cứ như đoạn 911 và trọng điểm Pha Bang thì ống tổn thất nhanh lắm.
- Tôi tin là họ sẽ làm rất nhanh. Mấy ông Trung Quốc này bắt chước giỏi lắm. Nói riêng với anh nhé. Liên Xô phản ứng khá gay gắt về việc ta đưa mẫu bộ đường ống giã chiến của họ cho Trung Quốc.
- Nào, chúng ta nâng ly vì tình đoàn kết của hai người anh cả trong phe Xã hội chủ nghĩa- Quang Trung nâng cao ly- Mong sao họ luôn đồng lòng và vô tư trong việc giúp chúng ta đánh Mỹ.

Toại kiểm tra lại lần cuối tài liệu và tư trang trước khi lên đường. Trong nhóm mười tám tên, anh là người được bố trí vào cơ quan tham mưu ngay từ đầu vì khả năng tổng hợp tình hình nhanh, vẽ đẹp, chữ đẹp, cẩn thận khi xử lý các vấn đề. Anh chưa bao giờ phụ lòng các cấp chỉ huy. Quá trình thi công và vận hành đã cho Toại nhiều kinh nghiệm tốt. Vốn là một sinh viên giỏi, sáng dạ, nên dù làm tham mưu, khi cần, anh vẫn có thể đề xuất những chủ trương về công tác kỹ thuật. Lần này, Toại tháp tùng Lê Trọng Trọng vào giúp Binh trạm 90 vạch tuyến từ Q5 vào đường số 9, và sau đó, anh sẽ lên nhận nhiệm vụ ở cơ quan Bộ tư lệnh 559. Đến công trường 181, Toại hiểu ra rằng những người bạn của anh trong nhóm “mười tám tên” đang phải vật lộn với những cơn sốt rét rừng hành hạ, đã phải vượt qua những trận bom đủ loại, đấu trí với địch để có được tuyến vượt cao điểm 911 và trọng điểm Pha Bang. Họ đã mấy lần chôn cất đồng đội. Và bản thân họ, trong cuộc vật lộn gian khổ này, chưa thể nói trước sống chết thế nào. Được vào tuyến lửa, Toại cảm thấy nhẹ lòng, anh không phải tự áy náy vì mình đã không cùng các bạn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió.

Đoàn xe khởi hành lúc nhọ mặt người. Quang Trung và Lê Trọng ngồi trên chiếc Gaz-69 đi đầu. Theo sau là mấy chiếc xe vận tải chở gạo và thực phẩm vào tuyến trong. Toại cùng các sỹ quan tùy tùng ngồi trên những chiếc xe đó. Những chiếc xe vận tải này đi theo kế hoạch, nhưng kết hợp hỗ trợ chiếc xe con của Binh trạm trưởng khi cần. Đêm nay là giao thừa. Tiếng bom vẫn nổ đâu đó. Pháo sáng vẫn thả sáng rực trên một số trọng điểm. Mặc dù vậy, không ai nói với ai, mọi người vẫn hy vọng từ giao thừa, sang ngày mồng một tết, địch sẽ ngừng ném bom. Đoàn xe lắc lư, dò dẫm đi trong đêm. Mùa khô, đường không lầy, nhưng những ổ gà, ổ trâu khiến cho những chiếc xe phủ đầy lá ngụy trang không ngớt nhảy chồm, lắc lư nghiêng ngả. Đường vốn đã cheo leo, có đoạn chỉ vừa lách một thân xe, chỉ cần run tay lái là xe có thể lăn xuống vực. Đêm tối như mực, chiếc đèn gầm chỉ soi được mấy mét trước mũi xe một thứ ánh sáng yếu ớt, đủ cho người lái xe nhìn thấy chướng ngại vật, các hố bom hay vực sâu. Những chiếc xe trên Trường Sơn đi như vậy, thường chỉ dưới mười cây số một giờ. Toại ngồi trên những bao gạo, phải bám chặt vào thành xe để khỏi bị văng xuống đường mỗi khi lắc mạnh. Những chiếc xe Trường Sơn được bọc một lớp áo giáp bằng thân cây nứa đập dập để tránh được loạt bom sát thương đầu tiên. Những người ngồi trên thùng xe không hề có gì che chắn quanh mình. Họ nhìn lên bầu trời và cảm thấy mình thật trống trải. Tiếng gầm rít của máy bay mang lại cảm giác cái chết có thể ập xuống bất kỳ lúc nào..

Đêm nhích dần tới giao thừa là lúc đoàn xe vào đến khu vực trọng điểm Pha Bang. Đã không còn tiếng bom, không thấy ánh đèn dù. Dưới ánh sao, những thân cây bị đốn gãy, qua bao trận bom, giờ như những bóng đen giơ những cánh tay gầy guộc lên trời. Trọng điểm trải dài. bàng bạc, lạnh lẽo. Con đường ô tô hiện ra như một lối mòn ngoằn ngèo mờ ảo trên thảm bụi dày, luồn lách qua miệng các hố bom. Không gian yên tĩnh lạ thường. Toại tự hỏi: Phải chăng đã đến giờ chúng nó ngừng ném bom?
 

Goodboy76

Xe buýt
Biển số
OF-163947
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
567
Động cơ
353,210 Mã lực
Nơi ở
Hà đông quê lụa
Hay qua cụ chitom ạ . Thank cụ nhiều nhé
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Đúng lúc ấy, những chớp lửa nối nhau chạy dài trên trọng điểm. Bom nổ bốn bề. Chiếc xe khựng lại. Toại lăn từ trên xe xuống một hố bom. Trong ánh chớp bom sáng rực, Toại phát hiện ra một căn hầm chữ A. Anh cố nhoài người vào trong hầm. Căn hầm như đưa võng, đất rơi rào rào. Bom B52. Hình như trung tâm trải thảm nằm phía trước đoàn xe. Vậy là năm nay đã không có chuyện Mỹ ngừng ném bom đêm giao thừa và mồng một tết.
Có tiếng súng báo thương vong ở phía trước. Toại chạy lên. Chiếc Gaz-69 đang đứng bên miệng một hố bom. Đất rơi đầy trên nóc xe và ca pô. Mấy anh lính cũng vừa tới.
- Chúng tôi ở Cửa 10 đường ống, đến để giúp các thủ trưởng.
Anh Lái xe và Lê Trọng đang đỡ Quang Trung ra khỏi xe:
- Đây là đồng chí Quang Trung, Binh trạm trưởng Binh trạm 90. Anh ấy có thể đã hy sinh vì bị gục trên ghế từ loạt bom đầu. Các đồng chí chuyển ngay đến nơi an toàn và kiểm tra giúp.
- Hiến, Miên khẩn trương lên. Tiếng người lính cao to như ra lệnh.
Họ cáng Quang Trung vào hang. Quang Trung vốn to béo, nên khá nặng. Đường gập gềnh vì các hố bom. Những thân cây vốn đã cháy đen, nay lại bị phạt ngang lưng đổ xuống chắn lối, trời tối nên họ đi rất khó khăn. Nơi Quang Trung bị thương chỉ cách hang đá của tiểu đội canh van hơn một trăm mét mà phải mất nửa giờ mới tới. Đỉnh, anh chàng cao lớn, tiểu đội trưởng hướng dẫn mọi người lách qua khe hẹp để vào hang. Họ đặt Quang Trung nằm trên chiếc sạp ngủ, và kiểm tra lại. Binh trạm trưởng bị một mảnh bom xuyên vào đầu, chắc ông đã hy sinh ngay lúc đó. Đúng là ở chiến trường, sống chết như có số vậy. Bốn người ngồi trên xe, chỉ có Quang Trung trúng bom, mọi người khác không hề bị thương, kể cả Lê Trọng ngồi ngay phía sau ông.

Lát sau, đại đội trưởng công binh xin gặp Trọng:
- Báo cáo thủ trưởng, có vài hố bom trúng đường, chúng tôi đã khắc phục. Đề nghị Thủ trưởng cho xe thoát nhanh qua trọng điểm.
Lê trọng dặn:
- Toại ở lại cùng anh em, chờ cán bộ tiểu đoàn và Binh trạm, lo mai táng cho anh Quang Trung. Mọi người khẩn trương lên đường.

Mờ sáng, họ đưa Quang Trung đi mai táng. Đỉnh đã cẩn thận lấy đinh đục lỗ vào một miếng nhôm vỏ pháo sáng làm bia mộ: Trung tá Quang Trung, Binh trạm trưởng Binh trạm 90, hy sinh ngày 5 tháng 2 năm 1970. Trần Đình kịp đến dự mai táng Quang Trung. Ông tần ngần đứng trước mộ người thủ trưởng mà ông luôn kính trọng và yêu mến. Trong ông hiện về hình ảnh Binh trạm tưởng vượt qua bãi bom B52 đến tiểu đoàn, thăm hỏi thương bệnh binh và bàn cách để đường ống vượt qua cửa tử. Quang Trung- người chỉ huy cao nhất trên một cung đường vận tải chiến lược, người nổi tiếng là quả cảm, có mặt ở những nơi gian khổ, ác liệt nhất, hy sinh, là một tổn thất lớn cho Đoàn 559. Ngôi mộ của viên Trung tá nằm cùng những ngôi mộ những người lính đã ngã xuống trọng điểm Pha Bang. Những ngôi mộ cũ có, mới có, đặt trên triền đồi, nhìn về phía trọng điểm hoang tàn, không mấy khi ngớt tiếng bom. Trần Đình đặt lên ngôi mộ một bó hoa rừng:“xin anh yên nghỉ, và mong anh tin rằng chúng tôi sẽ làm tròn những việc mà anh thường dặn. Người này ngã xuống, sẽ có người khác tiếp theo. Tiểu đoàn 66 sẽ không bao giờ phụ lòng tin của anh lúc sinh thời“. Tiếng của Trần Đình nghẹn ngào lẫn trong tiếng gió và tiếng vo ve của chiếc OV-10 đang lượn trên trọng điểm. Họ dành một phút mặc niệm người chỉ huy. Loạt đạn tiễn đưa xót xa vọng vào vách núi. Nhìn những người lính lấm lem bùn đất và khói bụi, Toại bỗng cảm thấy bây giờ anh mới thực sự nếm trải khốc liệt chiến trường. Chính trị viên Trần Đình đi bên anh buồn bã:
- Chắc những việc xẩy ra đêm qua sẽ làm anh thông cảm hơn với chúng tôi. Cả tháng trời qua, không đợt vận hành nào không bị trúng bom. Khi tuyến ống đã cháy thì chúng nó bâu lại chà xát cho tan tành mới thôi. Bao nhiêu người đã ngã xuống. Vậy mà từ cấp trên, đã có lúc thông báo xuống nhận xét lạnh lùng: “ Tiểu đoàn 66 thi công chậm chạp, vận hành ì ạch „.“
Giờ thì Toại đã hiểu ra một điều mà người sỹ quan tham mưu ở chỉ huy sở hay ở Tổng hành dinh phải luôn tâm niệm: Phải hết sức thận trọng khi trình lên chỉ huy những lời nhận xét, đánh giá đơn vị, vì đằng sau sự đánh giá đó là xương máu và hy sinh. Sự hy sinh đâu chỉ dành cho lính. Trong cuộc chiến đấu này, bất kỳ ai cũng có thể nằm lại trên đại ngàn Trường Sơn.


Tất cả các kho đường ống ở Trường Sơn nếu có điều kiện, đều được thiết kế theo nguyên lý tự chảy. Thiết kế như vậy sẽ đỡ được các máy bơm hút để cấp phát hoặc để đưa xăng từ bể vào trạm bơm đầu nguồn. Không có máy nổ trong kho là một yếu tố vô cùng quan trọng để giữ được bí mật, đặc biệt là từ khi không quân Mỹ dùng máy bay AC-130 săn ô tô bằng nguyên lý hồng ngoại. Hầu như các đại đội xe chỉ vài tháng là bị xóa sổ vì máy nổ và ống xả là nơi luôn phát ra hồng ngoại.
Các bể chứa xăng của kho đường ống trong rừng Trường Sơn thường được chôn dưới đất ở những hố khác nhau, cách nhau đủ xa để một quả bom lớn không thể phá được cùng một lúc các bể ở hai hố. Mỗi hố thường có bốn bể sắt hai mươi lăm mét khối hoặc mười mét khối, chỉnh lại cho ngay ngắn, lắp ống cho chúng nối thông nhau và nối ra tuyến chính đến nơi cấp phát hoặc máy bơm đẩy. Thời kỳ đầu, các bể chứa được khoét sẵn lỗ và hàn sẵn đầu ống giã chiến từ hậu phương. Bộ đội đường ống chỉ việc lắp ráp. Dần dần, việc sản xuất không kịp, người ta lấy các bể sắt đang sử dụng, hút hết xăng và chuyển vào chiến trường. Khi thi công, thợ hàn của bộ đội đường ống phải dùng hàn xì oxy-axetylen khoét lỗ vào thành bể, hàn đầu ống giã chiến để lắp ráp. Các bể chứa đang sử dụng dù nói hút hết xăng, thì trên thực tế, xăng vẫn còn khoảng mười lăm centimet ở đáy. Nếu dùng mỏ hàn khoét lỗ, gặp hơi xăng trongbể, sẽ phát nổ. Không thể có cách nào hút kiệt xăng, những người thợ hàn đành ném lửa vào đốt số xăng đó. Khi xăng trong bể bắt lửa, một cột lửa sẽ phụt lên cao chừng ba mươi mét, và chỉ trong chưa đầy một phút, lửa lại tắt ngấm, vì số ô xy trong bể đã bị cháy hết. Muốn đốt tiếp. Lại phải chờ dăm phút cho không khí vào. Trên thực tế, mỗi lần ném lửa vào bể, chỉ đốt được một lượng xăng không đáng kể. Qua nhiều lần làm như vậy, họ phát hiện ra rằng: sau khi lửa tắt, nếu liên tục ném lửa vào thì xăng sẽ không thể cháy. Đó là lúc có thể đưa mỏ hàn vào khoét thành bể. Sáng kiến này rất mạo hiểm, nhưng trên thực tế, những người thợ hàn đã làm được. Có những lỗ, sau khi khoét xong, mới thấy xăng mấp mé ở miệng lỗ khoét. Để có thể hàn tiếp, phải múc bớt số xăng đang đọng ở đáy bể. Thời gian múc xăng làm cho bể nguội lại. Lúc đó, nếu ném lửa vào, sẽ có hai luồng lửa khoảng ba chục mét phụt qua miệng bể chứa và qua lỗ mới khoét. Đây là thời điểm nguy hiểm nhất, vì ở dưới hố, luồng lửa phụt ra từ lỗ khoét không có lối thoát, sẽ trùm kín hố bể. Bởi vậy, phải kiểm tra để chắc chắn không còn ai dưới hố bể mới bắt đầu ném lửa. Trước khi ném lửa, người ném lửa phải hô lớn: “Có ai ở dưới hố nữa không?”. Khi chắc chắn không có người mới đươc ném lửa vào bể. Đó là một đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Quy trình tiếp theo sẽ lại như trước. Sau khi lửa tắt, lại tiếp tục ném lửa vào, không cho ô xy xâm nhập để thợ hàn hàn đầu ống vào thành bể.

Kho Q6 được đặt trên một quả đồi cách đường số 9 chừng một cây số về phía bắc. Từ đây, xăng được dẫn ra một bãi cấp phát kín đáo sát đường 9, tiện cho xe ra vào. Kho Q6 có năm hố, mỗi hố đặt bốn bể sắt. Việc hàn đầu ống vào các bể an toàn, trôi chảy ở bốn hố đầu tiên. Ở hố cuối cùng, sau khi múc bớt xăng trong bể, Ngọc xuống hố kiểm tra lỗ khoét trước khi hàn đầu ống. Anh vừa đứng dậy, định trèo lên khỏi hố thì nghe một tiếng nổ và bỗng chốc bốn bề là lửa. Ngọc không còn nhìn thấy gì ngoài tiếng ràn rạt của luồng lửa đang táp vào mặt. Anh giơ tay che măt, chạy lao về phía bậc, lấy hết sức nhảy thoát lên, lăn hai vòng trên cỏ để dập tắt những ngọn lửa đầu tiên đã lém vào quần áo. Người làm nhiệm vụ ném lửa đã bất cẩn, không kiểm tra trước khi ném lửa trở lại.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Mọi người xúm lại dìu Ngọc lên cabin chiếc xe vận tải, chạy vào quân y viện. Anh thấy mặt và chân tay đau rát. Nhìn xuống chân, lớp da đen cháy trợt ra, để lộ từng mảng đỏ hỏn. Toàn thân mệt rã rời. Mấy đứa trẻ Lào theo bố mẹ vào bệnh viện nhìn thấy anh, hét lên bỏ chạy. Mình khủng khiếp thế sao. Hai người bạn dìu Ngọc vào phòng cấp cứu. Một vài người nhìn anh, nói với nhau: Bị bỏng nặng quá, tội nghiệp, cậu ấy còn quá trẻ. Ngọc sờ lên mặt, lớp da mặt đã phồng lên từng đám. Rất may, anh đã thoát nhanh ra khỏi biển lửa nên những chỗ có quần áo chưa kịp bị bỏng. Bác sỹ thấy anh vẫn tỉnh táo thì tỏ ra hài lòng:
- May quá, vết bỏng ở mặt chưa quá sâu, nhưng tay và chân thì phải băng lại.
- Xin bác sỹ băng riêng ngón cái và ngón trỏ tay phaỉ để tôi còn có thể viết- Ngọc đề nghị.
- Viết thư về nhà phải không?
- Mong bác sỹ thông cảm. Tuy bị bỏng, nhưng tôi còn tỉnh táo. Tôi thích đọc và học nên chắc phải viết nhiều.
- Đúng là một thương binh có ý chí. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho anh.
Cô y tá có cái tên Thanh Tú rất cẩn thận và khéo léo băng bó cho Ngọc. Tay chân băng trắng, nhưng Ngọc vẫn có thể giở sách, học tiếng Nga, tiếng Lào và viết. Ngọc đề nghị cô cho mượn cái gương. Tú tần ngần:
- Anh đừng soi, vì sau khi điều trị, anh lại đẹp trai thôi mà.
- Bạn yên tâm đi. Tôi chỉ coi cho biết thôi, không bi quan đâu mà sợ.
Thật tình, Tú tin anh chàng này không phải là người bi quan, vì cái cách anh ta đề nghị băng tay sao cho có thể viết được, đủ biết anh là người có nghị lực. nhưng cô cũng thấy ái ngại nếu để anh nhìn thấy khuôn mặt hiện giờ của bản thân, vì trông cũng ghê thật. Ngọc thuyết phục mãi, cô đành mang chiếc gương nhỏ của mình đến. Đã chuẩn bị tinh thần rồi mà Ngọc vẫn kinh hoàng. Khuôn mặt của mình thế này ư: Lông mi, lông mày cháy trụi, cả khôn mặt đen sì, phình to ra như cái soong, những vết nứt, những bọng nước, một vài chỗ dịch đã rỉ ra. Rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Biết tâm trạng của Ngọc, Tú an ủi:
- Vết bỏng ở mặt anh chưa sâu, Trông kinh vậy thôi, nhưng không đến nỗi thành sẹo rõ đâu. Em sẽ tìm nghệ cho anh bôi vào những chỗ lên da non.
Ngọc cảm ơn cô y tá, nhưng vẫn không sao xua đi được cái cảm giác buồn, trống trải. Cô ấy nói vậy thôi. Mình đã nhìn thấy khuôn mặt của những người bị bỏng xăng, bỏng na pan. Chao ôi, nếu khuôn mặt mình cũng như thế? Nhưng rồi trấn tĩnh lại, anh tự hỏi: Buồn và bi quan thì khuôn mặt có khá hơn không? Một khuôn mặt xấu xí, nhưng lạc quan và tự tin thì vẫn đáng sống ở trên đời lắm chứ. Huống chi vẫn có thể hy vọng vì bác sỹ nói vết bỏng ở mặt chưa sâu. Giường bên, người thương binh vẫn trùm chăn khóc. Anh nấc rung cả tấm ván nằm. Có lúc, Ngọc nghe thấy trong tiếng nấc là lời nghẹn ngào đau đớn: “Mẹ ơi, con không thể trở về giúp gì cho mẹ được nữa rồi, con thành gánh nặng của mẹ già rồi, mẹ ơi”. Ngọc đến bên giường người thương binh, lấy bàn tay đang băng trắng xóa vỗ nhẹ lên chăn:
- Anh bạn ơi, anh bị thương thế nào?
Một mỏm cụt cánh tay băng trắng kéo chăn ra, rồi thêm một mỏm cụt nữa. Người thương binh đã cụt cả hai tay. Khuôn mặt trắng bợt, hốc hác, nhưng vẫn chưa mất đi nét thanh tú. Đôi mắt anh ta mở to nhìn Ngọc. Anh ta nhận ra một khuôn mặt đen sì, sưng to như cái soong tiểu đội, với những bọng nước sần sùi, gớm ghiếc, chân tay cũng băng trắng xóa. Người thương binh ngừng khóc. Chắc anh ta thấy người bạn nằm cạnh mình cũng có nỗi buồn riêng.
- Tôi là đặc công. Hôm thực tập phá pháo trước khi vào trận. không hiểu sao, khi áp quả bộc phá vào pháo, giật nụ xòe, quả bộc phá lại phát nổ ngay, nên ra nông nỗi này đây. Giờ anh tính cuộc đời còn đáng sống không. Mẹ tôi già lắm rồi. Nhà thì nghèo, chị đã đi lấy chồng xa. Giờ tôi trở về, chẳng những không giúp gì được cho mẹ, mà lại trở thành gánh nặng cho cụ. Đã vài lần tôi chạy ra vách đá, tính lao đầu xuống đó chết quách cho xong. Chết như vậy, mẹ chỉ buồn một lần thôi, nhưng không phải gánh nặng hầu hạ thằng con tàn phế này. Mấy lần ấy, người ta đều kịp kéo tôi lại. Giờ thì họ canh chừng tôi khá cẩn thận.
- Phải cố mà sống anh ạ. Anh trông tôi đây này, cũng có ra hồn người nữa đâu. Anh sống, dù sao mẹ cũng mừng là có con trở về, đỡ cô quạnh tuổi già. Trông anh đẹp trai thế này chắc chắn sẽ có người yêu thương tình nguyện làm dâu, vậy có phải cụ vẫn có người đỡ đần không? Còn nếu anh tự tử, người ta liệu có báo về địa phương anh là liệt sỹ không? Lúc đó nỗi đau của mẹ lớn lắm.
Xem ra những lời Ngọc lọt được vào tai anh bạn phần nào. Ngọc hiểu rằng: cho dù hậu quả những vết bỏng này tệ hại đến đâu thì mình vẫn còn nguyên vẹn chân tay và đôi mắt, không thể so với sự mất mát của anh ta, nhưng lời của Ngọc sẽ dễ vào hơn những sự động viên suông, vì ở thời điểm này, Ngọc và anh là cùng cảnh ngộ. Từ hôm đó, Ngọc và anh bạn mới tên Hoàng ấy trở nên gắn bó. Khi bắt đầu đi lại được, Ngọc thường rủ Hoàng đi dạo quanh bệnh viện, giúp anh ta đi vệ sinh, đi tắm. Bệnh viện giã chiến là nơi đầu tiên tiếp nhận thương binh. Có hôm, từ tuyến ống, người ta cáng vào một người lính dẫm phải mìn lá. Anh ta không chỉ cụt một bàn chân, mà khi ngã xuống, anh lại chống phải một quả khác khiến một bàn tay cũng bị xé tan. Những mạt thủy tinh từ hai trái mìn lá găm sâu xuống da khiến cơ thể, tay, chân và mặt anh xanh đen như bôi mực. Mấy cô gái khiêng anh vào vừa đi vừa khóc: Trời ơi. Sao cứ bắt những người con trai đẹp bị chết, bị thương. Anh ơi, sao mà anh khổ thế này. Nhìn cảnh ấy, Ngọc cảm thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng, và có lẽ chính những cảnh ấy khiến Hoàng hiểu ra rằng sự mất mát trong chiến tranh thật là không có giới hạn, và mình chưa phải là giới hạn cuối cùng. Hôm rời viện ra hậu phương, Hoàng giang đôi tay cụt ôm lấy Ngọc:
- Thôi, ở lại mà điều trị cho khỏi nhé. Tôi sẽ về với mẹ già, tôi sẽ cố gắng để sống.
Ngọc tần ngần nhìn theo Hoàng. Chàng trai cao và mảnh dẻ, dáng đẹp lạ thường. Nếu hắn không bị cụt hai tay, chắc chắn sẽ có nhiều cô gái chết mê chết mệt.

Vết bỏng tên mặt, trên tay Ngọc lành dần. Những bọng nước trên mặt có chỗ tự khô, có chỗ dịch chảy ra rồi khô. Những lớp da cháy đen tróc dần, để lộ ra lớp da non đỏ hỏn. Tú rất tích cực chạy đi tìm nghệ, giã ra, đưa Ngọc bôi lên chỗ đang lên da non. Cô cứ âm thầm làm như một phận sự, không nói gì với mọi người. Cô dặn Ngọc không được tự ý bóc lớp da bị bỏng, mà hãy để nó tự rụng xuống. Từ khuôn mặt sưng to như cái soong, bây giờ Ngọc đã có một khuôn mặt gầy guộc, đen đúa với những mảnh da bị đen cháy đang chờ rụng. Vết thương trên tay cũng đang lên da non, các ngón tay được giải phóng. Chỉ còn một vài vết bỏng sâu ở bàn chân vẫn chưa lành.

Một trận tập kích bất ngờ vào một thung lũng rậm rạp nhiều đơn vị đóng quân khiến hàng chục người hy sinh và bị thương. Trong một buổi sáng , thương binh liên tục được chuyển vào bệnh viện. Thương binh nhiều quá, những người sắp khỏi và thương binh nhẹ được huy động giúp bệnh viện một số việc. Ngọc được giao dìu một anh thương binh mù đến giường bệnh. Người thương binh không có băng ở mắt, mà chỉ băng ở đầu, vậy mà hai mắt anh không còn nhìn thấy gì nữa. Ngọc đỡ anh ngồi xuống giường. Anh ta không nói gì, chỉ ngồi thở dài, hai hàng nước mắt lặng lẽ chảy. Ngọc đưa ca nước cho anh:
- Anh thấy trong người thế nào?
- Mù rồi. Tôi mù rồi.
- Nhưng sao không thấy vết thương ở mắt?
- Bom nổ, tôi lao xuống hầm. Nhưng vừa đến miệng hầm thì có một vật gì đó đập rất mạnh lên đầu, tôi ngất đi. Tỉnh lại thì thành thế naỳ đây.
Ngọc đỡ anh nằm xuống. Chẳng có một lời an ủi nào vợi bớt nỗi đau khổ của một người bỗng chốc phải vĩnh viễn sống trong bóng tối. Người thương binh không nói gì. Ngọc để yên cho anh ta chìm vào thế giới riêng của mình.
Thương binh nằm la liệt. Không đủ ván nằm, một số phải nằm võng mắc giữa các cột. Ngọc đang lách giữa những chiếc võng đan chéo nhau, bỗng nghe tiếng gọi:
- Ngọc ơi, lại đây tớ bảo.
Có ai đó vẫy anh từ một góc tối của lán. Ngọc đến gần, hóa ra là Thuân, người lính thông tin mà Quang đã từng kể cho anh nghe cái gọi là “học thuyết phủi *** đứng dậy”. Ngọc còn nhớ, có một lần thấy mấy chàng trai, cô gái Lào đang cười nói, tình tứ với nhau, Thuân chỉ họ, giọng khinh miệt: “Các cậu xem, chúng nó mọi rợ thế mà cũng biết yêu kìa”. Ngọc bỗng cảm thấy ghê sợ con người này. Lại nhớ đến cái học thuyết “phủi *** đứng dậy” của anh ta, Ngọc nhìn thẳng vào Thuân: “Họ có cả một nền văn hóa hàng ngàn năm. Cái cách họ tỏ tình với nhau còn văn hóa gấp ngàn lần một số người tự cho mình là văn minh đấy”. Hôm ấy, có lẽ hiểu ra điều gì đó, Thuân im lặng không nói gì.
- Anh Thuân vào viện vì sao đấy?
- Sốt rét. Cậu vào được mấy ngày thì tớ vào. Giờ hết sốt rồi, nhưng lại bị một bệnh rất trầm trọng.
- Bệnh gì vậy anh?
- Cậu nhìn đây- Anh ta chỉ lên chiếu, một đống nhầy nhầy đục đục- Tinh dịch đấy, tớ bị di tinh. Suốt ngày nó cứ tuôn ra. Câu được các y bác sỹ quý, vì tớ thấy cậu được biểu dương là thương binh có nghị lực. Cậu nói giúp các ông ấy cho tớ ra Bắc được không?
Ngọc cảm thấy ghê tởm, vì bất kỳ bác sỹ nào đi qua, anh ta đều nói: “Tôi bị di tinh, xin các bác sỹ cho tôi ra Bắc chữa”. Anh nói với Thuân: “Tôi không có danh phận gì trong việc này, nhưng tôi sẽ hỏi giúp anh”. Khi Ngọc hỏi bác sỹ Chủ nhiệm khoa, viên bác sỹ phác một cử chỉ khó chịu: “Việc ấy anh cứ để chúng tôi nói chuyện với anh ta”.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Ngày hôm sau, Ngọc lại đến thăm người thương binh mù. Khi Ngọc ngồi xuống giường, anh ta quờ tay lên vai anh:
- Có phải hôm qua anh dìu tôi vào đây không?
- Vâng. Tôi vừa qua chỗ bác sỹ, họ bảo trường hợp của anh chưa phải hoàn toàn vô vọng đâu. Theo thời gian, kết hợp với điều trị, có thể vẫn nhìn được.
- Thật thế không- người thương binh như reo lên- Vậy là tôi còn hy vọng phaỉ không? Tôi muốn viết thư về cho mẹ quá, hiềm một nỗi, có nhìn thấy gì đâu.
- Tôi sẽ viết giúp anh.
Người thương binh quờ tay tìm ba lô:
- Trong ba lô tôi có giấy bút đấy.
Ngọc lôi từ ba lô ra một cuốn sổ, ở trang đầu dán tấm ảnh một cô gái, với dòng chữ nắn nót: Em mãi chờ anh
- Cô gái xinh quá. Người yêu anh à?
- Vâng. Khi nào nhớ cô ấy, tôi lại viết nhật ký.
- Sao không viết thư cho cô ấy?
- Tôi chưa biết rồi đây sẽ ra sao nên chưa muốn báo tin Anh xé từ cuốn sổ một tờ giấy, viết thư giúp tôi. Mẹ yêu quý. Hôm nay con bị thương nên không thể cầm bút viết thư cho mẹ được. Con đọc để một anh bạn ghi giúp. Con nhớ mẹ lắm. Mẹ ạ, trong trận bom vừa rồi, không may con bị thương, hai mắt không nhìn được nữa. Dù vậy, con vẫn thấy trong lòng phấn khởi...
Ngọc dừng bút:
- Có thật anh phấn khởi không? Theo tôi, cái việc mình bị mù đã làm mẹ đau lắm rồi, nên nói gì cho mẹ yên lòng hơn. Chẳng hạn như ý bác sỹ mà tôi vừa nói với anh.
- Đúng rồi- Anh viết tiếp nhé. Bác sỹ bảo đôi mắt của con hôm nay không nhìn được là do chấn thương, nhưng theo thời gian, vẫn có thể hồi phục. Con mong đến ngày chữa khỏi, con sẽ về chăm sóc mẹ.

Người thương binh bỗng im bặt, rồi òa khóc.
- Thôi, đừng viết nữa. Khi tôi nhập ngũ, mắt mẹ đã mờ, cách đây mấy tháng, tôi nhận được tin mắt mẹ mù hẳn rồi. Trời ơi. Cái vùng biển Quảng Bình chỉ có nắng, gió và cát như quê tôi thì hai mẹ con mù biết sống ra sao đây!
Anh ta cứ bưng mặt khóc nấc. Ngọc không ngờ ý định viết thư của anh lại dẫn đến nỗi đau sâu hơn. Người thương binh mù quờ tay tìm lá thư viết giở, vò lại, nắm chặt trong lòng bàn tay gân guốc. Tiếng khóc của người đàn ông như muốn nuốt vào bên trong mà không sao nuốt được, nó cứ nấc lên, nấc lên nghẹn ngào. Không biết làm gì hơn, Ngọc ôm lấy anh:
- Anh cứ khóc đi, nhưng cuộc đời vẫn cò hy vọng mà- Trong vòng tay của Ngọc, đôi vai người thương binh mù vẫn rung lên từng đợt.


Thục hoàn chỉnh lại những số liệu cuối cùng để bàn giao tuyến ống cho đơn vị bạn. Tiểu đoàn 96 sẽ hành quân đi nhận nhiệm vụ mới

Đến tháng 5 năm 1970 tiểu đoàn 96 đã vận hành qua hai mùa khô. Tuyến đường ống đã vào đến bản Vát cách đèo Mụ Giạ tám mươi cây số. Hơn tám ngàn tấn xăng đã xuất ra khỏi các kho đường ống ở Tây Trường Sơn để tiếp sức cho các đoàn xe. Chỉ những ai đã nếm trải sự hi sinh ác liệt trên mỗi thước đường Trường Sơn, những ai trải qua những ngày máu lửa mà mỗi phi xăng phải đổi bằng một mạng người, mới hiểu được ý nghĩa của con số này,
Hai mùa khô đã gắn bó lính của tiểu đoàn với tuyến ống của họ. Gian khổ ác liệt đã gắn kết họ lại. Tuyến đường ống đã thành lò lửa thử thách chân giá trị của mỗi người. Thục khâm phục sự từng trải, vững vàng những cán bộ lớn tuổi như tiểu đoàn trưởng Công, chính trị viên đại đội cao Thiên. Họ là trụ cột của tiểu đoàn vào những lúc gian khó nhất. Còn những người lính, họ đã vượt lên gian khổ ác liệt bảo vệ và vận hành tuyến ống bằng sức trẻ của mình. Khi tuyến bị đánh cháy họ lao vào dập lửa, cứu tuyến ống không hề đắn đo. Bây giờ cả tiểu đoàn hành quân nhận nhiệm vụ mới ở khu vực đường số 9. Đó là địa bàn giáp với các chiến trường ác liệt như Quảng Trị, Khe sanh. Thử thách ở đó chắc sẽ khốc liệt hơn trên tuyến này. Bỗng nhớ Khanh đến nao lòng, Thục gửi nỗi niềm vào trang nhật ký:

Ngày.....tháng 5 năm 1970
Hai năm đã trôi qua kể từ ngày chia tay ấy. Anh mong mỏi nhưng vẫn không hề nhận được một lá thư của em. Anh đã không thể nắm bàn tay em một lần trước khi vào tuyến lửa. Con đường hành quân sắp tới sẽ có một đoạn qua miền Bắc hòa bình, nhưng anh cũng không thể có điều kiện về gặp em. Chiến tranh còn dài lắm, đến bao giờ anh mới lại được thấy em bằng da, bằng thịt. Đã xa cách quá rồi! Chiến tranh ác liệt không biết điều gì chờ đợi ở phía trước, vậy mà anh vẫn ước ao trong đời được một lần nắm bàn tay em. Đó là bàn tay của thiếu nữ có thể một lúc nào đó đã hướng tình cảm của mình về phía anh. Đó có thể là bàn tay của một thiếu phụ, hay bàn tay của một người phụ nữ 50, 70 tuổi. Điều ấy với anh hình như không còn quan trọng nữa, chỉ cần đó là bàn tay của em, của Khanh, người con gái với đôi mắt thăm thẳm đã in dấu vào tâm hồn anh, đã đi vào cuộc đời anh như một mặc định, không thể có gì thay thế.

Thục đặt bút, ngả người nhìn lên.. Những giọt nắng sót lại của mùa khô lách qua kẽ lá vẽ thành những vòng tròn trên mái tăng.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Tuyến ống của tiểu đoàn được bàn giao cuốn chiếu từ kho cuối ở bản Vát. Theo sự phân công của chỉ huy tiểu đoàn, Thục dẫn hai đại đội phía nam vượt ngầm bản Lắc để hành quân về phía cổng trời. Đoàn người lỉnh kỉnh súng đạn, nồi niêu, clê quay nhanh, dụng cụ lắp ráp sửa chữa đường ống. Tháng năm, trời phía tây Trường Sơn đã đầy mây. Một mùa mưa lại đến. Đường Trường Sơn không có mặt rải đá hay rải nhựa. Suốt mùa khô, những đoàn xe vận tải mài mòn mặt đường thành những lớp bụi dày hàng thước. Rồi tiếp đó là đất do bom đạn đào xới, chồng thêm lên lớp thảm bụi đó. Những trận mưa đầu mùa trút nước xuống các trục đường ô tô, làm bụi và đất bom quện vào nhau thành một lớp bùn đặc quánh có khi tới thắt lưng.. Những trận mưa như vậy tác dụng ngăn chặn ô tô còn khủng khiếp hơn hàng chục trận bom B52. Có lẽ không quân Mỹ hiểu như vậy nên sau mỗi trận mưa những trận oanh tạc thưa hơn. Riêng bọn tàu càng vẫn lảng vảng trên trời săn những chiếc ô tô sa lầy giữa vùng đất trống.
Bốn giờ sáng, đoàn quân đến bờ nam ngầm bản Lắc. Dù là mùa mưa, hành quân qua trọng điểm nhất thiết vẫn phải đi lúc trời hửng sáng hoặc nhập nhoạng tối. Đó là khoảng thời gian ít bị nhòm ngó từ trên không. Thục lệnh cho hai đại đội chỉnh đốn lại đội hình. Những người lính cho toàn bộ vũ khí, dụng cụ và tư trang vào túi ni lông. Họ lặng lẽ từng tiểu đội vượt sông. Bến vượt của tuyến ống cách ngầm vượt sông của ô tô chừng một cây số nên vẫn còn vài lùm cây ẩn náu. Chính trị viên dại đội Cao Thiên chỉ huy tốp đầu. Sau khi qua bến vượt phải nhanh chóng thoát ly xa sông. Đại đổi trưởng Chiển và Thục chốt ở bờ nam để chỉ huy đội hình tiếp theo.

Đội hình vượt sông cứ lặng lẽ từng tốp, từng tốp. Bỗng ầm…Một trái bom nổ, dựng một cột khói, đúng trên tuyến hành quân của họ. Có lẽ là bom từ trường hoặc bom nổ chậm. Thục giao cho Chiển tiếp tục chỉ huy bộ đội. Anh bơi qua sông, chạy về phía vừa có tiếng nổ. Khi anh đến, Chính trị viên Cao Thiên người đầy bùn đất đang chỉ huy khắc phục hậu quả.

- Bom từ trường anh ạ. Chắc nó ném tọa độ đêm qua- chính trị viên nghẹn giọng- Xót quá, chỉ còn vài chục cây số nữa là đến đất Bắc, vậy mà anh em phải mãi nằm lại đây.

Ba người hi sinh, sáu người bị thương, quả bom nằm sát đường đi nên thi thể của tử sỹ bị xé vụn, vắt trên cành cây hoặc nằm rải rác quanh hố bom. Cao Thiên cho gom mảnh vụn của các tử sỹ, chia làm ba phần rồi mai táng họ bên tuyến đường ống. Cầu mong đây là những nấm mộ cuối cùng của đơn vị trên tuyến Hướng Tây này.

Đến phía bắc Cổng Trời, tiểu đoàn trưởng cho hạ trại để bộ đội nghỉ ngơi. Một cuộc họp đảng ủy tiểu đoàn mở rộng đến chỉ huy đại đội được triệu tập chớp nhoáng trước khi lên ô tô hành quân tiếp.
- Chúng ta phải đưa được toàn bộ tiểu đoàn vào đường số 9 để thi công và vận hành đường ống- Tiểu đoàn trưởng mở đầu cuộc họp- Chiến trường ngày càng ác liệt, các đồng chí đã thấy những tốp lính đào ngũ đi ngược đường giao liên. Ta từ nơi ác liệt, nay hành quân qua đất quê hương thanh bình, rồi đến một nơi có thể còn ác liệt hơn. Vừa rồi lại có thương vong trên đường hành quân, tôi muốn biết tinh thần bộ đội thế nào?

Nói đến đây ông hướng về phía chính trị viên Cao Thiên. Cao Thiên hiểu nỗi lo của tiểu đoàn trưởng.

- Báo cáo. Việc vấp bom từ trường ở bắc ngầm bản Lắc lúc đầu cũng làm một số người giao động. Chúng tôi đã họp đại đội. Bộ đội ta đã được tôi luyện liệt qua hai mùa khô và một mùa mưa ở Trường Sơn, họ đã xác đinh: chiến trường là ác liệt, và sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ hy sinh.
- Đúng là họ đã được tôi luyện, nhưng những thử thách trong yên bình nhiều khi khó vượt qua hơn trong chiến đấu.- Tiểu đoàn trưởng bày tỏ nỗi băn khoăn của mình.
Cuộc họp diễn ra khẩn trương , đề ra những biện pháp chống đào ngũ, bảo đảm kỷ luật dân vận khi nghỉ lại các làng xóm trên đường hành quân.

Thực ra ban chỉ huy tiểu đoàn đã quá lo xa. Khi những chiếc xe vận tải đổ quân xuống phía bắc đèo 700, các đại đội báo cáo quân số đều nguyên vẹn so với lúc vượt cổng trời.

- Lính mình vững vàng quá. Có phải ta chưa tin ở họ không?- Thục nói với tiểu đoàn trưởng.
Tiểu đoàn trưởng trả lời:
- Hai mùa khô ác liệt ta hiểu anh em. Tuy nhiên, quả bom từ trường ấy giết anh em mình giã man quá. Là chỉ huy, chúng ta không được đơn giản bất cứ vấn đề gì. Bây giờ thì Ban chỉ huy Tiểu đoàn có thể yên tâm đưa quân dấn thân vào một cuộc chiến đấu mới.


Chỉ huy trưởng công trường 181 Đặng Văn Thế tiếp ban chỉ huy Tiểu đoàn 96 trong chiếc lán đơn sơ. Đây vốn là đất Việt Nam nên máy bay địch không đánh phá. Tuy nhiên, để đề phòng bất trắc, bên mỗi lán trú quân của công trường đều có hầm trú ẩn. Thế trải tấm bản đồ lên bàn. Giới thiệu cho ban chỉ huy tiểu đoàn 96 đặc điểm địa hình , tình hình địch trên không và mặt đất. Ông chỉ tuyến đường ống đã thi công xong từ biên giới vào tận đường số 9 và nhấn mạnh:

- Đường hành quân của tiểu đoàn cơ bản dựa và trục tuyến ống. Những chỗ cheo leo, đã làm đường đi thuận tiện. Hầu hết tuyến ống của ta đang giữ được bí mật, nhưng có một số nơi phải vượt qua trọng điểm ác liệt, địch thường xuyên đánh phá, nên việc tổ chức hành quân phải rất chặt chẽ. Chúng tôi sẽ có người dẫn đường các đồng chí qua từng đoạn. Vượt qua đỉnh đèo 700 là phải luôn luôn cảnh giác với địch trên không.
Thục hỏi kỹ lại thủ đoạn đánh phá và các loại bom mìn ngăn chặn của địch. Đặc biệt là bom lá. Trưởng ban tác chiến công trường 181 cung cấp cho anh khá tỷ mỉ các thông tin cần thết. Riêng với khu vực trọng điểm Pha Bang, anh nhấn mạnh:

- Vào mùa khô trọng điểm Pha Bang hầu như không bao giờ ngớt tiếng bom. Nhưng nay là mùa mưa nên trọng điểm cũng có lúc yên tĩnh. Biết chắc đường lầy, xe ta rất khó di chuyển nên thủ đoạn của chúng là ném bom tọa độ, máy bay 0V10 tuần thám, phát hiện mục tiêu thì gọi phản lực đến ném bom. B52 một ngày đánh vài vụ, khá theo quy luật, tuy nhiên quy luật ấy cứ vài ba ngày lại thay đổi một lần- Trưởng ban tác chiến nói khá rành rẽ, khiến tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 96 và Thục cảm thấy yên tâm.

Tiểu đoàn 96 hành quân dọc theo tuyến đường ống của tiểu đoàn 66. Bộ đội đường ống đi dọc tuyến đường ống, vẫn có cảm giác như đi trên đất nhà mình. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh từng đại đội đi cách xa nhau để tránh thương vong. Tuyến ống bây giờ được xây dựng khá cơ bản. Dốc có bậc, khe có cầu. Thậm chí có việc gì cần, họ có thể đến các cửa van nhờ giúp đỡ. Từ mùa khô 1969 – 1970 đến giờ, địch không còn đánh khu vực suối Ra Vơ nữa. Chúng quyết tâm chặn ở trọng điểm Pha Bang.

Qua đèo 700, lại tiếng 0V10, lại máy bay phản lực. Tiếng bom vọng lại từ đèo 700, đèo 900 của đường ô tô. Còn tuyến ống dường như yên tĩnh. Những hố bom dọc suối Ra Vơ, trên đường phân thủy nam cao điểm 911, cây đã lên xanh.

Gần đến trọng điểm Pha Bang, tiểu đoàn trưởng cho quân dừng lại, ông cùng Thục đi lên quan sát. Ở Trường Sơn trọng điểm nào cũng vậy, xơ xác, chết chóc.
Người nhận nhiệm vụ dẫn tiểu đoàn vượt trọng điểm Pha bang là một anh bộ đội cao, to, da xanh tái, nhưng đôi mắt sáng và cương nghị.

- Tôi là Nguyễn Đỉnh,tiểu đội trưởng bảo vệ tuyến đoạn tuyến ống này. Tôi được giao nhiệm vụ dẫn đường các thủ trưởng. Ở đây không chỉ phải nắm được quy luật theo thời gian mà còn phải đi đúng đường, nếu không, có thể vấp bom lá, hoặc bom vướng nổ. Nếu bộ đội đã đến đây thì xin cho vượt trọng điểm gấp. Mấy hôm nay B52 thường đánh lúc bốn giờ chiều. Chỉ còn hơn hai tiếng đồng hồ nữa thôi.
Tiểu đoàn trưởng nói với Thục:

- Tôi sẽ cùng đại đội đầu tiên vượt trọng điểm ngay bây giờ, cậu ở lại điều chỉnh dãn cách các đại đội và khóa đuôi, rõ chưa?
- Rõ
Đoàn quân lục tục lên đường. Lần lượt từng đại đội. Họ phải đi rất nhanh, đi như chạy để vượt qua trọng điểm. Đại đội thứ tư và bộ phận hậu cần của tiểu đoàn là tốp cuối cùng của đội hình hành quân. Thục nhẩm tính: một giờ nữa là vượt qua trọng điểm trọn vẹn. Cầu mong mọi việc yên ổn.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Khi Thục và bộ phận cuối cùng sắp hoàn tất việc vượt trọng điểm thì bom B52 bắt đầu nổ. Thục chỉ kịp lăn xuống một hố bom cạnh đường, rồi tối tăm mặt mũi. Đất đá, những khúc gỗ rơi rào rào Thục có cảm giác mình bị quăng quật trong hố bom. Khói chưa tan, anh đã nghe bốn phát súng. Thục vùng dậy chạy lên phía trước. Anh em mình bị rồi!

Im lặng. Chỉ còn vài giây thôi mà sao ghê sợ thế. Bỗng nhiên có tiếng khóc. “Đại đội trưởng ơi. Tiểu đội em chết hết rồi!”. Thục lao tới. Một anh lính trẻ đang ôm bụng đầm đìa máu, cách đó mấy mét, một hố bom rộng hoác. Ba lô, clê quay nhanh vương vãi cùng những vũng máu. Đại đội trưởng gào lên: “các tiểu đội kiểm tra lại quân số!”. Bây giờ thì Thục đã hiểu ra: Một quả bom rơi vào cái hố bom cũ có năm người trong một tiểu đội ẩn nấp. Riêng cậu đi đầu lăn xuống một hố bom khác, nên chỉ bị thương.

Năm liệt sỹ được chôn bên bờ sông Sê Bang Hiêng. Đồng đội bắn một loạt đạn tiễn đưa những người đầu tiên của tiểu đoàn ngã xuống trên tuyến Hướng Đông.


Hơn một tháng nay, việc vận hành qua trọng điểm Pha Bang hầu như không tiến triển được. Vì trọng điểm thường xuyên bị đánh nên hết mỗi đợt vận hành, Binh trạm yêu cầu bơm nước đẩy xăng vào kho. Cơ sở lý luận của chiến thuật này thật rõ ràng và dễ thuyết phục: Giữa hai đợt vận hành, trong ống không có xăng, nếu bom đánh thì không cháy, nhờ vậy sẽ đỡ tổn thất xăng, lại giữ bí mật được tuyến. Tuy nhiên thực tế lại không đơn giản như vậy. Quãng đường từ Q200 đến Bản Cọ gần năm mươi cây số, nên phải mất hơn mười tiếng đồng hồ, nước bơm từ Q200 mới đẩy được hết xăng ra khỏi đoạn ống ở trọng điểm Pha Bang. Mà ở trọng điểm Pha Bang thì có mấy khi mười giờ liền không có bom trúng tuyến. Bởi vậy, trong một đợt vận hành, hầu như không thể tránh được việc tuyến bị cháy. Thêm nữa, với đặc điểm địa hình chập chùng của Trường Sơn, thường xuyên bị đánh phá, không thể tránh được việc dừng bơm khắc phục sự cố. Những lúc dừng bơm như vậy, xăng nước lẫn lộn khiến cho dù không vận hành, trên tuyến ống vẫn còn xăng, nếu bom đánh trúng, vẫn gây nên đám cháy. Tuyến bị lộ, sự ngăn chặn của không lực Hoa Kỳ trở nên cực kỳ quyết liệt và không khoan nhượng. Hiệu suất vận hành nhiều đợt chỉ đạt khoảng ba mươi phần trăm. Có đợt rút hai trăm mét khối xăng từ Q200 bơm lên tuyến, mà kho bản Cọ hầu như không nhận được mét khối nào. Trước tình hình đó, Binh trạm quyết định tìm cách nắn tuyến dịch lên phía bắc, hy vọng tránh được khu vực bom đạn ác liệt ở trọng điểm Pha bang.

Danh được giao nhiệm vụ cùng đại đội 14 tìm tuyến mới. Tuyến đi vòng ra sau một lèn đá, gọi là phía sau vậy thôi, nhưng tuyến mới cách tuyến cũ chỉ khoản ba trăm mét đường chim bay. Dịch lên nữa là vách núi dựng đứng. Để thi công, tiểu đoàn tăng cường thêm hai trung đội. Trên tuyến không có hang, bộ đội đào hầm trú ẩn ở những chỗ địa hình cho phép. Ngay từ phút đầu, người nuôi quân già tên Tuyền đã rất quý mến anh kỹ sư cấp trên xuống cùng anh em lính tráng. Danh đặc biệt thích món rau tàu bay muối dưa của bác Tuyền. Lâu lắm rồi không được ăn dưa. Vị chua đậm đà đã đánh bạt mùi hăng hắc của rau tàu bay, lại chấm với nước muối có quả ớt rừng khiến cho bữa cơm dù đói vẫn có hương vị quê nhà. Mấy chú lính ở đại đội đều gọi bác Tuyền là bố, vì biết chắc bố có một cô con gái mười bảy tuổi, mà theo bố là xinh lắm. Tuy nhiên, bác Tuyền chỉ nhận cậu Tính là con thôi. Giờ mày là con nuôi bố. Khi nào hòa bình, sẽ là con rể. Người nuôi quân già quý cậu bé như con. Khi nào nó ra tuyến về muộn là ông đứng ngồi không yên. Có hôm nghe tiếng bom phía đơn vị đang thi công, bác quỳ xuống đất lạy trời lạy phật phù hộ cho thằng Tính được bình an. Khi Tính về, bác ôm lấy nó khóc nức nở. Cả đại đội trân trọng cái tình cha con ấy.
Dạo này đói, thực phẩm thiếu thốn, lại phải vác ống thi công qua lèn đá, sức khỏe bộ đội giảm sút nhiều. Bữa ăn đạm bạc. Vài ngày lại có người hy sinh, bị thương, hoặc lên cơn sốt ác tính phải đưa đi cấp cứu. Người nuôi quân già xót xa nhìn những chú lính trẻ chỉ bằng tuổi con mình, trong đó có Tính. Chúng nó đi tuyến về, mồ hôi đầm đìa, đói, bước đi có lúc trông không còn vững nữa. Vậy mà ông cũng chỉ có thể cho họ ăn bữa cơm gạo hẩm với canh rau tàu bay, hôm nào sang lắm thì có chút thịt hộp. Một hôm bác Tuyền nói với Tính:
- hôm qua bố phát hiện thấy dấu chân lợn rừng ở khe suối và đường đi của nó. Mùa khô, chắc nó thường xuống suối uống nước. Tối nay hai bố con mình xuống đấy phục, may ra bắn được thì đại đội mình có bữa cỗ to.
Mấy cậu lính trẻ đề nghị:
- Bố già rồi, để chúng con đi cho. Bắn được lợn rừng về, bố chỉ huy làm thịt.
- Thôi, chúng mày ở nhà. Đi săn phải đi ít người thôi. Bắn được lợn rừng, tao sẽ báo cho, ra mà khiêng nhé.
Hai bố con xách súng ra bờ suối lúc tám giờ tối.
Chừng một giờ sau, có tiếng súng. Chắc bắn được lợn rừng rồi! Mấy chú lính reo lên, cầm đèn pin chạy về phía đó.
Đại đội trưởng đang lim dim ngủ thì có tiếng giật giọng:
- Báo cáo đại đội trưởng, bác Tuyền bị thương nặng rồi.
Đại đội trưởng bật dậy, chạy ra sân. Bác Tuyền được cõng về, Tính theo sau khóc nấc:“ Bố ơi. Con giết bố rồi, bố ơi „

Tuyền được đặt lên chiếc sạp nứa anh vẫn thường nằm. Y tá băng vết thương cho anh, nhưng máu từ ngực vẫn tuôn ra như xối. Tính cứ vật vã ôm lấy người lính già:“ Bố ơi, con giết bố rồi „
Đại đội trưởng đến bên Tuyền. Người lính già khó nhọc mở mắt, thều thào nói:
- Thằng Tính không có lỗi gì đâu. Lỗi tại tôi. Tôi dặn nó chặn ở lối con lợn hay đi. Bố đuổi, thế nào nó cũng chạy lên đó. Khi nào thấy động thì bắn. Con lợn chạy trước, tôi đuổi theo sau, hô nó bắn. Đạn lạc sang tôi. Nó không có lỗi gì đâu. Đừng kỷ luật nó mà tội nghiệp.
Ông gọi Tính đến:
- Con ơi. Nếu bố không qua khỏi thì khi nào hòa bình, con hãy thay bố chăm sóc mẹ và em nhé. Đừng khóc nữa, con không có lỗi mà.
Tính ôm lấy Tuyền, vâng trong tiếng nấc. Mọi người không ai cầm được nước mắt. Người nuôi quân già đã lặng lẽ ra đi trước khi dòng xăng đầu tiên được vận hành qua tuyến tránh..


Mặc dù tuyến ống qua trọng điểm Pha Bang đã được nắn ra phía sau lèn đá, nhưng không đủ tránh được chiều rộng của vệt bom B52, nên chỉ sau vài đợt vận hành, tuyến vẫn bị lộ. Hàng ngày, đủ các thứ bom đạn đánh chặn quyết liệt, xăng hầu như không thể bơm được vào bản Cọ. Tiểu đội của Đỉnh vẫn kiên cường bám trụ ở đoạn ác liệt nhất. Cả tiểu đội đã dày dạn kinh nghiệm. Họ nắm được quy luật đánh phá của địch, đề xuất thời điểm vận hành để có thể bơm xăng vượt trọng điểm, hiềm một nỗi, thời gian không có bom rơi lên tuyến quá ngắn ngủi, nên lượng xăng bơm vượt được qua trọng điểm chẳng là bao.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Là tiểu đội trưởng, Đỉnh hiểu tính nết từng người. Trong tiểu đội có ba người Hà Nội: Đỉnh, Hiến, Miên. Cả ba đều dũng cảm, và có phần liều lĩnh. Đến hôm nay, dù đã có mấy người trong tiểu đội hy sinh, được thay bằng những người mới, cả ba chàng trai Hà Nội vẫn nguyên vẹn. Cả ba đều đẹp trai, lạc quan, làm mấy cô gái ở trung đội nữ bận lòng. Tối, họ thường gọi điện thoại hỏi thăm. Ngặt nỗi, điện thoại đấu chữ đinh, một người nói, cả tuyến nghe được nên chỉ nói vài câu cho đỡ nhớ thôi, chứ không giám tán tỉnh. Đỉnh là anh cả, đã có Lan, còn mấy cậu kia cứ ỷ mình đẹp trai, thỉnh thoảng lại buông vài câu nghiêng ngả với các cô. Mấy hôm nay, Đỉnh thấy Hiến có biểu hiện khác thường. Nếu không đi tuyến, cậu ta không tham gia đánh Tiến lên cùng anh em, mà nằm tư lự một mình. Không phải đang yêu, vì người đang yêu khác lắm. Họ tư lự vì nhớ, nhưng họ luôn cảm thấy cuộc sống quanh mình dầy hoa trái, có khi cười, hát vô cớ. Đã sống chết cùng nhau, có điều gì sao nó không chia sẻ cùng anh em? Đỉnh đến ngồi bên Hiến:
- Mấy hôm nay mày có chuyện gì buồn mà không nói với anh em?
Hiến không nói gì, đưa lá thư mới nhận cho Đỉnh. Đỉnh kéo ngọn đèn dầu lại gần. Một lá thư với những dòng chữ nguệch ngoạc, khó lắm anh mơi đọc hết:
Anh Hiến ơi. Mấy tháng nay mẹ ngã bệnh, nằm liệt giường. Nghe nói chiến trường nơi anh đang chiến đấu ác liệt lắm. Nhớ anh, đêm nào mẹ cũng khóc. Nhà chỉ còn em vừa đi làm vừa chăm sóc mẹ. Công điểm hợp tác chỉ được hai lạng thóc mỗi ngày, mà em tật nguyền, làm chẳng được bao nhiêu. Đã vậy, vừa rồi em bị ngã gãy chân. Giờ em và mẹ cực khổ lắm. Nhà thì dột tứ bề, không có gạo, thường phải ăn cháo, có ngày còn đứt bữa anh ạ. Ủy ban Xã cũng có đến thăm và giúp đỡ. Nhưng cả xã đói nghèo, họ cũng lực bất tòng tâm. Anh ơi. Anh về đi, không có anh, khéo mẹ và em chết mất. Mẹ không cho em gọi anh về đâu, nhưng mà em lo mẹ chết lắm anh ơi. Em viết mấy lá thư kể cho anh rồi, sao anh không trả lời.
Đỉnh đặt lá thư xuống, trong lòng nặng trĩu. Chơi với nhau từ trước khi vào bộ dội, Đỉnh đã quá hiểu hoàn cảnh của Hiến. Cha chết sớm. mẹ tần tảo nuôi Hiến và cô em gái khá xinh, nhưng khoèo một cánh tay. Hôm lên đường, Đỉnh ái ngại cho gia cảnh của Hiến lắm, nhưng mẹ nó động viên: Thôi, con cứ yên tâm lên đường đi. Ở nhà, mẹ còn có em con nữa. Con đừng lo lắng gì.
- Giờ mày tính sao?
- Không biết nữa, tao đang rối ruột như tơ vò. Tao thương mẹ quá. Cả cái Hương nữa. Nó tật nguyền thì làm gì được cơ chứ.
Đỉnh im lặng. Anh nghĩ đông, rồi lại nghĩ đoài mà không biết nói gì với bạn. Góc kia, mấy đứa trong tiểu đội vẫn vô tư đánh bài. Bỗng Hiến giật áo Đỉnh:
- Đỉnh, tao hỏi thật mày, có bao giờ mày nghĩ tao là thằng hèn nhát không?
- Sao mày lại hỏi thế? Chúng mình đã có nhau những lúc ác liệt nhất, cả những lúc chín phần chắc chết, vậy mà mày vẫn vững vàng. Mày làm gương cho anh em trong tiểu đội, mày gan dạ khiến các em gái chuyền nhau khâm phục mà.
- Hoàn cảnh của tao mày biết rất rõ rồi. Mấy hôm nay tao nghĩ nhiều lắm. Làm trai, tao sẵn sàng chết ở chiến trường. Nhưng làm con, tao không nỡ để mẹ chết ở hậu phương được.
- Mày định đào ngũ?- Đỉnh ngạc nhiên nhìn Hiến. Anh không ngờ những lời này lại thốt ra từ người lính được coi như gan dạ nhất tiểu đoàn.
- Nghe hai từ ấy xấu xa quá, nhục nhã quá. Nhưng tao nghĩ mãi rồi. Ở đây, không có tao thì có người khác. Còn ở nhà, không có tao, mẹ và em tao có thể chết đói. Tao nói vậy, mày khinh tao lắm phải không?
Đỉnh bỗng bị rơi vào tình thế thật khó xử. Đồng ý cho nó bỏ ngũ ư? Sao thế được, kỷ luật quân đội kia mà. Thêm nữa, ác liệt thế này, một người bỏ ngũ, sẽ khó tránh được phản ứng dây chuyền. Ở cái tập thể nhỏ bé này, anh là chỗ dựa tinh thần của cả tiểu đội. Biết anh dung túng cho kẻ đào ngũ, liệu anh em sẽ nhìn anh ra sao. Đấy là nghĩ theo cách của người chỉ huy. Nhưng với tư cách của một người bạn, nỡ nào ngăn cản tình thương của nó với mẹ già, em dại. Thử đặt mình vào hoàn cảnh của nó, mới thấy khó xử. Khi nó đã quyết, dù mình muốn ngăn cũng không được, mà nỡ nào ngăn nó cơ chứ. Biết nó bỏ ngũ mà không ngăn cản, có thể mình cũng bị kỷ luật. Nhưng mình có thể ích kỷ vậy không? Ở đây, Hiến là người thế nào anh em đã rõ, mình nói hết sự tình, chắc anh em cũng cảm thông thôi.
- Không. Tao không khinh mày. Tao hiểu hoàn cảnh của mày Hiến ạ. Mày về với cụ đi. Mọi việc để tao lo.
Hiến ôm lấy Đỉnh, nghẹn ngào:
- Mày hãy thông cảm cho tao. Tao biết ơn mày. Tao biết, về nhà tao sẽ cực khổ với chính quyền và dư luận lắm. Tao không hổ thẹn về những ngày chiến đấu ở đây, bởi vậy, tao đủ gan lỳ để vượt qua những điều tiếng ở hậu phương, ở đó có nhiều thằng chỉ ba hoa nói về lòng yêu nước, nhưng hèn nhát, không giám vào chiến trường và chạy chọt để con mình không phải ra trận.
- Tao hiểu. Mày hãy đi một cách im lặng, và bảo trọng. Khi mày rời tiểu đội, tao sẽ nói với anh em là mày đi công tác. Rồi chuyện gì lo sau. Mày chờ tao một lát.
Nói rồi, Đỉnh lục ba lô của mình:
- Tao không có gì cho mày cả. Đây là cái dù pháo sáng, định mang về tặng em tao. Mấy bao thuốc tiêu chuẩn tết vẫn còn, ra hậu phương, bí quá mày bán cũng được chút ít. Còn đây là toàn bộ số tiền còn lại của tao. Tiền Ngân hàng đấy, chứ tiền Trường Sơn đâu có tiêu được. Đây đến biên giới mất hai ngày. Mày tìm đường đi cho an toàn. Tao sẽ cố gắng để mọi người biết việc này muộn ngày nào hay ngày nấy. Nhưng khó quá được hai ngày lắm.
Tờ mờ sáng hôm sau, Hiến khoác ba lô lên đường. Đỉnh tiễn bạn. Họ ôm nhau lần cuối:
- Mày về nói với anh em thế nào tùy mày. Vì thật ra một thằng đào ngũ thì không thể có lý do nào lọt tai với những người ở lại vật lộn với cái chết.
- Thôi. Mày đi đi, đừng bận lòng nữa. Tao tin khi biết chuyện, mấy thằng trong tiểu đội sẽ hiểu mày.
Đỉnh đứng nhìn theo bóng bạn khuất dần sau lối rẽ. Cầu mong cho mày an toàn về đến nhà.


Khi Ngọc trở về đơn vị, cả Ban Kỹ thuật ùa ra đón. Không chờ anh lên báo cáo, Đặng Văn thế xuống ngay Ban Kỹ thuật thăm. Ông nhìn anh ái ngại. Lớp da bỏng đen đúa đã bong hết, nhưng thay vào đó là một khuôn mặt với những mảng màu đỏ tấy, những mảng trắng bợt như người bạch tạng cả trên cằm, má và môi. Xen trên cái nền hỗn tạp ấy là những đường vằn đen như da hổ. Hai cánh tay, bàn tay và chân, chắc vì vết bỏng sâu hơn nên nhiều chỗ có vẻ như đang thành sẹo.
- Cậu thấy trong người thế nào?
- Báo cáo, tôi khỏe, có thể nhận nhiệm vụ đươc ngay.
- Thế còn những vết bỏng này- Thế chỉ vào mảng da đang thành sẹo trên mu bàn chân.
- Chúng nó sẽ ổn dần thủ trưởng ạ. Tôi có mang về một số nghệ để bôi cho chóng lành hoàn toàn.
- Chắc như thế này lội nước chưa ổn đâu. Cậu nghỉ thêm ở nhà một tuần, nắm lại tình hình, rồi ta tính.
Bữa cơm chiều, thay vì xuống nhà ăn, Lê Khôi nói anh em mang cơm về Ban, làm thịt con gà tăng gia, kiếm thêm ít rượu mừng thằng Ngọc tai qua nạn khỏi trở về. Ngọc cảm động: Ơ bệnh viện, anh là người được coi như khoẻ mạnh để có thể giúp thêm y bác sỹ chăm sóc thương bệnh binh. Khỏi hẳn, ra viện, về đơn vị, lại được mọi người chiều chuộng như người ốm. Khuôn mặt bây giờ đỡ gớm ghiếc rồi. Cái khuôn mặt với đôi tay, đôi chân đang lên sẹo này đã từng là mơ ước của những người cụt cả hai tay, cụt hai chân, hay mù hai mắt, vậy mà giờ đây vẫn là kỳ dị giữa những khuôn mặt người thường. Chiến tranh đã sinh ra thế giới của những người tàn phế. Và chỉ sống trong thế giới ấy, anh mới hiểu được nỗi đau của họ. Từ khi trở về đến giờ, không ít người đến hỏi thăm anh. Có người thực lòng nhớ, có người chỉ vì tò mò. Anh đã có lúc chạnh buồn khi nghe hai người nói với nhau: Tội thằng Ngọc quá, không hiểu với khuôn mặt ấy, nó có lấy vợ được không.
Lê Khôi giơ cao ly:
- Cạn ly mừng Ngọc đã trở về với anh em, Chúc cho Ngọc sớm hoàn toàn bình phục.
Những chén rượu chạm nhau canh cách. Lâu lắm rồi, Ban mới có lúc đông đủ thế này. Họ kể cho Ngọc nghe những chuyện xẩy ra trên tuyến ống của Công trường và tiểu đoàn 66, về tiểu đoàn 96 đã hành quân từ tuyến Hướng Tây sang, đang thi công tuyến Q6 đến Q7. Lê Khôi hỏi Ngọc:
- Cậu biết thằng Dũng cũng sắp về lại đơn vị chưa?
- Sao lại về? Nó đi học đào tạo ở trường Sỹ quan lục quân kia mà.
- Sức khỏe yếu. Hôm trước mình mới nhận được thư nó. Nó bảo: Tưởng trèo đèo lội suối Trường Sơn là có thể chịu đựng được mọi loại gian khổ. Ngờ đâu vẫn chưa là gì so với sự khổ luyện ở trường Sỹ quan lục quân. Có hôm nó ngất ngay trên thao trường. Người ta bảo: sức khỏe của đồng chí không thể theo nghiệp sỹ quan lục quân được. Nếu rời khỏi trường, nguyện vọng của đồng chí là gì? Nó nói ngay: Tôi xin trở về đơn vị cũ, bộ đội đường ống. Thằng ấy khá.
- Tôi nghĩ khác. Thực ra đó là xuất phát từ tư tưởng ham địa vị- Thanh nói
- Sao cậu nói vậy- Khôi ngạc nhiên.
- Chắc nó hy vọng về đây ác liệt sẽ nhanh được thăng tiến.
Quang Cự lại:
- Thế theo ông, làm thằng đàn ông vào chiến trường coi cái chết nhẹ như lông hồng, một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực, có đáng trọng hơn những thằng hèn nhát cố tìm cách lẩn trốn ở hậu phương không?
- Thôi thôi. Đừng cãi nhau nữa- Lê Khôi can- Mình thấy thằng Dũng tình nguyện về lại nơi ác liệt này là đáng quý lắm rồi. Hôm nay mừng Ngọc về, không phải lúc tranh luận.
Ngọc hỏi:
- Nghe nói trọng điểm Pha Bang vẫn ác liệt lắm phải không?
- Đúng vậy. Ông Huỳnh Phường đúng là có con mắt quân sự- Danh đáp- Năm ngoái, khi Pha Bang còn xanh ngút ngát, ông ấy đã nói đây sẽ thành trọng điểm. Bây giờ thi nơi ấy đã thành tử địa. Chúng nó ngăn chặn quyết liệt quá, nhất là khi phát hiện ra tuyến ống dẫn dầu đi qua.
Quang góp vào:
- Sắp tới phải bơm xăng vào Q6. Cứ đà này thì khéo không có xăng mà bơm vào đấy. Hiệu suất vận hành cứ lẹt đẹt hai mươi, ba mươi phần trăm thế này thì hậu phương lấy xăng đâu cho xuể
 
Chỉnh sửa cuối:

Goodboy76

Xe buýt
Biển số
OF-163947
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
567
Động cơ
353,210 Mã lực
Nơi ở
Hà đông quê lụa
Thanks cụ đã bỏ công cho anh em được mở mang tầm nhìn.tiếp đi cụ nhé
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Vậy là kho Q6 đã hoàn thành. Tuyến ống từ Q5 đến Q6 đã nối thông và hoàn thành thử rửa. Ngày chuẩn bị chính thức bơm xăng thì kho Q6 bị oanh tạc. Một hố chứa bốn bể trúng bom. Một phần tuyến liên hoàn trong kho bị phá hủy. Mất ba ngày với lực lượng tăng cường từ tiểu đoàn, đại đội quản lý kho mới hoàn thành việc khắc phục hậu quả. Lại phải thêm một tuần chờ đủ xăng ở Q5, vì trọng điểm Pha Bang bị đánh quá ác liệt, mỗi ngày chỉ bơm vào Q5 được mấy chục mét khối. Rất may đại đội kỹ thuật của Vĩnh từ QH đã vào đây hàn một bồn chứa tới hơn ba trăm mét khối đặt trong hang, nên lượng xăng chứa ở bản Cọ đủ để lót ống và đưa vào đầy kho Q6

Sau khi xăng bơm đầy kho Q6, Ngọc đi ngược trở ra, kiểm tra lại hệ thống tuyến ống và trạm bơm trước khi về Công trường bộ 181. Trung đội trưởng Quy, người Thanh Hóa đưa Ngọc vào hầm nghỉ của trạm bơm B5. Căn hầm được cấu tạo giống như những chỗ đóng quân thường thấy của bộ đội Trường Sơn: nhà âu nối liền với hầm chữ A. Tuy nhiên, xem ra chủ nhân của những căn hầm này rất quy củ. Xung quanh hầm được quét dọn sạch sẽ, phong quang. Trong hầm không hề thấy có mùi ẩm mốc.

- Anh nghỉ tạm ở đây. Nhớ là trước khi đi ngủ phải chú ý kiểm tra giường chiếu, ngủ nhớ giắt màn- Quy dặn.
- Sao dặn cẩn thận vậy, mấy cái việc ấy, lính Trường Sơn phải biết chứ.
- Ở đây nhiều rắn và bọ cạp. Đôi khi mình đi làm, chúng chui vào chăn nằm . Lúc lên dốc. anh có thấy một ngôi mộ cạnh đường không? Nghe nói đó là mộ của một người lính bị bọ cạp cắn. Không hiểu cái giống bọ cạp này độc đến mức nào mà anh ta đau đớn quá, đã lấy súng tự sát.

Trạm bơm B5 đặt trên một triền đồi thấp. Địa hình từ Bản Cọ đến Q6 không nhiều đèo dốc nên thi công không quá vất vả. Tuy nhiên, để tuyến ống tránh xa đường ô tô, hầu hết ống được chuyển vào đây bằng đôi vai chiến sỹ. Bộ Tư lệnh 559 đã huy động lực lượng hai binh trạm, cật lực hai tháng trời mới hoàn thành. Đầu bắc, kho Q5 và trạm bơm B4 đã bị bom cày đi xới lại nhiều lần mà vẫn đứng vững. Đầu nam, kho Q6 ở bắc đường số 9 đã bị bom cày tung một hố bể, nhưng chưa có xăng nên chưa bị cháy. Tuy nhiên, Ngọc cho rằng những chiếc ống nằm ngổn ngang sau trận oanh tạc rất có thể đã làm cho không quân Mỹ bán tín, bán nghi rằng họ đã đánh trúng tuyến ống. Những trận đánh dọc theo đường mòn thăm dò ngày càng dày, nhưng chưa lần nào địch đánh trúng tuyến. Nhờ vậy, ta đã vận hành trót lọt được mấy đợt, xe đã có thể nhận xăng ở đường 9.
Trạm bơm B5 được làm khá đẹp. Bốn trụ gỗ là những thân cây đường kính tới ba mươi phân. Giàn mái được ken bằng những đoạn cây đều tăm tắp, đổ đất dày ba mươi phân để chống bom bi. Trạm bơm đặt dưới tán cây kín đáo. Ống đoạn tuyến này cũng được chôn dấu cẩn thận. Ngọc ở đây vài ngày để kiểm tra các tham số của trạm bơm khi vận hành. Quy là một cán bộ ít nói, nhưng cẩn thận. Điều ấy được thể hiện rất rõ trong việc ghi chép nhật ký vận hành. Sang ngày làm việc thứ hai, Ngọc cơ bản ghi chép đầy đủ các tham số. Đà này thì chỉ nốt hôm nay là xong.
Đợt vận hành đã ổn định được hơn bốn tiếng. Chỉ một giờ nữa là hoàn thành. Bỗng chiếc tàu càng đang bay trinh sát dọc đường mòn vòng trở lại. Có thể nó đã phát hiện ra điều gì đó chăng. Con đường đoạn này đi qua nương rẫy bản cũ, nên địa hình khá trống trải, hầu hết là cây Cộng sản chỉ cao quá đầu người một chút. Lính đi bộ dưới trời nắng bất cẩn có thể bị phát hiện, nhiều khi chỉ là ánh thép của khẩu súng vác trên vai, hoặc đi lộ liễu giữa bãi trống. Không sai. Chiếc tàu càng thu hẹp dần vòng lượn và bắn một quả đạn khói. Bầu trời trong xanh bỗng chốc bị xé nát bởi một lũ phản lực bâu đến . Những tiếng rít ghê rợn, và những loạt bom thi nhau dội xuống con đường mòn mảnh mai. Áp suất trên đồng hồ tụt về gần số không.Quy thét vào máy:
- Khu vực B5 bị bom. Đứt tuyến. Cho ngừng bơm ngay.
- B4 nghe rõ. Sẽ tắt…
Một loạt bom tiếp theo. Đường dây đứt. May sao không có đám cháy. Quy thở phào:
- Chỉ đứt tuyến, nhưng không cháy, hy vọng tuyến chưa bị lộ.
Khi tiếng bom ngừng hẳn, Quy cầm clê quay nhanh, ra lệnh:
- Trung đội phó trực máy. Hai cậu theo tôi.
Ba người lao ra khỏi trạm bơm. Ngọc chạy theo. Hiểu được anh em khắc phục sự cố khi vận hành là điều rất có ích. Ống không bị chặt đứt, nhưng quả bom nổ gần đã giật mạnh đến mức bật tung bu lông ở ngoàm nối. Tuyến đã ngừng vận hành, xăng trong ống chảy dồn xuống một hố bom cách đó chừng chục mét. Bốn người hè nhau chỉnh ống vào vị trí, thay ngoàm và siết ốc. Công việc gần xong thì chiếc tàu càng quay lại, vo ve trên trời. Quy ra lệnh:
- Mọi người tản ra, vào hầm trú ẩn ngay. Tôi sẽ siết nốt con ốc này rồi vào sau.
Ba người luồn qua mấy tán cây, núp vào một cái hầm chữ A đào sẵn. Rất có thể chiếc tàu càng chưa phát hiện được họ, vì chỗ Quy đứng có mấy cái cây che. Khi họ vào hầm rồi, bỗng chỗ Quy đứng phun lên một luồng xăng hình dẻ quạt. Xăng tưới lên người Quy ướt sũng từ mái tóc đến mộ quần áo trên người, đôi giầy vải dưới chân. Xăng từ một đỉnh cao nào đó giờ mới chảy đến đây. Quy cố sức siết chặt các con ốc. Cái dẻ quạt thu nhỏ dần lại. Giữa lúc ấy, một loạt bom bi nổ. Cái hố bom chứa đầy xăng, cái hố Quy đứng chứa đầy xăng, và người Quy đang như tắm trong xăng. Tất cả bùng cháy. Quy thành một khối lửa. Khối lửa ấy bật lên khỏi hố, rồi gục xuống bất động. “Trời ơi, Quy ơi!” Cả ba người xót xa bất lực nhìn khối lửa ấy cứ cháy, cứ cháy rừng rực giữa biển lửa như nung, không gian ràn rạt, ngột ngạt. Tiếng bom rít, bom nổ bốn bề.
Thi thể cả Quy là một khối đen như than. Hai người lính ôm xác nghen ngào:
- Sao anh không vào hầm với chúng em. Anh chết tức tưởi thế này sao anh Quy ơi.
Khi thi thể Quy được đặt trước trạm bơm, cả tiểu đội canh máy bơm khóc gào như xé. Đủ biết sinh thời, Quy đã được anh em quý đến mức nào. Ngọc là cán bộ kỹ thuật của công trường, nhưng do đặc điểm công việc, anh thường nằm với các đại đội, chứng kiến nhiều sự hy sinh. Vậy mà trong tiếng khóc xé ruột của những chàng trai, anh cũng không sao cầm lòng được. Mộ Quy đặt ở đầu dốc. gần ngôi mộ của người lính bị bọ cạp cắn, trong thế giới âm, anh sẽ không cô đơn. Ở đấy, anh em đi tuyến, sẽ qua lại thường xuyên, phần dương, anh sẽ có hơi ấm của anh em trong trung đội.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top