- Biển số
- OF-92529
- Ngày cấp bằng
- 22/4/11
- Số km
- 1,397
- Động cơ
- 415,659 Mã lực
Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện vốn là người lãnh đạo Khu gang thép Thái Nguyên từ ngày đầu xây dựng, nên ông hiểu thực chất năng lực của nền công nghiệp Việt Nam.
- Bảy mươi lăm cân! Lính mình nhỏ bé, không thể vác cơ động được, nhưng có vẫn hơn không. Các cậu cho sản xuất gấp, thay tất cả các tuyến đã có trên miền Bắc, đưa ống Liên Xô vào 559. Tôi sẽ báo cáo chính phủ ráo riết đề nghị ban viện trợ. Thế còn máy bơm thì sao?
- Báo cáo. Các kỹ sư của quân đội cùng các giáo sư, thày giáo Đại học bách khoa đang nghiên cứu chế thử. Việc tạo khuôn đúc vô cùng khó khăn, có lẽ có bí quyết công nghệ mà ta chưa nắm được. Rất may ta có một đôi tay vàng – anh Nguyễn Văn Sên – Bằng phương pháp thủ công với tay nghề có lẽ là số một ở miền Bắc, đã tạo hình thành công khuôn đúc. Máy bơm Trường Sơn săp đến thành công.
- Tôt. Bằng mọi giá phải làm cho được bơm Trường sơn và các phụ kiện. Dù chưa hoàn chỉnh, ta nhất định sẽ có đường ống do Việt Nam sản xuất. Chú ý những nơi ác liệt, địa hình hiểm trở thì phải ưu tiên dùng ống viện trợ.
Ngày hôm sau, cục trưởng đưa Lê Trọng đi xem tận nơi một số cơ sở sản xuất ống, phụ kiện. Lê Trọng cố nhấc thử một chiếc ống thép đen dài sáu mét. Quả thật, khi leo dốc, ngay cả thanh niên cũng phải hai người mới vác nổi. những ống này không thể lắp được ở những nơi cheo leo như khu vực lèn đá 050. Tuy nhiên trên địa hình bằng phẳ ng thì có thể lắp ống này được. Lê Trọng đề nghị cục trưởng cho chuyển ống vào để nối thông tuyến từ Na Tăng đi bản Say, bản Vát.
Từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, nhịp độ làm việc của Miền Bắc càng khẩn trương hơn theo tinh thần: “Một người làm việc bằng hai” mà Bác Hồ kêu gọi. Ngay khi thiết kế ống và phụ kiện được duyệt, tất cả các nhà máy có khả năng về công nghệ đều sản xuất hết công suất để chuyển cho bộ đội. Những chiếc ống thép đen nặng hơn 75 kg đã theo vai các chàng trai cô gái vượt qua bao núi đèo, sông suối. Những cô gái đường ống thon mảnh chỉ sau vài tháng vác ống đã chai sạm nắng cháy, cả thân hình như bị đè xuống, bàn chân bè ra, vai u và nét thon thả nhanh chóng mất đi. Vậy mà không mấy người quan tâm đến điều ấy, họ vô tư, sung sướng khi thấy tuyến ống cứ nối dài nư một con chăn khổng lồ bò dần vào phía Nam.
Vì đường ống dẫn dầu là một phương thức vận tải cần sự chỉ huy liên hiệp, dây chuyền và đồng nhất. Bộ Quốc Phòng đã quyết định thành lập một đơn vị đường ống cấp trung đoàn đầu tiên, gọi là Binh Trạm 691. Binh trạm gồm 4 tiểu đoàn, điểm đầu là cảng Vinh và điểm cuối sẽ là bản Vát trên đất Lào thuộc tuyến vận 559. Lê Trọng được bổ nhiệm Binh trạm trưởng. Hầu hết những cán bộ của công tường 81 được bổ nhiệm vào các vị trí của binh trạm 691. Đó là sự đánh giá xứng đáng của cấp trên với những gì bộ đội đường ống đã làm được trong một năm ác liệt, nhất là trên tuyến X42 và tuyến từ cổng trời đến Na Tăng.
Lễ trao quân kỳ quyết thắng cho Binh trạm được tổ chức trang nghiêm nhưng giản dị. Trong không khí trang nghiêm ấy, Lê Trọng thay mặt cán bộ chiến sỹ toàn Binh trạm hứa sẽ quyết tâm vượt qua mọi gian khổ hy sinh, quyết đưa xăng đến các hướng chiến trường, đảm bảo thắng lợi cho vận tải và chiến đấu. Chiến tranh không bao giờ chấp nhận những từ hô hào sáo rỗng. Mỗi lời hứa đều được thực hiện bằng mồ hôi và máu. Khi đọc lời hứa ấy, vụt qua trong óc ông là hình ảnh người lính bấm chân trên vách đá tai mèo, vác ống bật cả đệm vai, là những người ngã xuống trong bom đạn, là những ngôi mộ của những người trai trẻ dọc theo tuyến ống.
Tháng ba trời nồm, cây cối đã đâm chồi nảy lộc. Vậy là đã hơn một năm kể từ trận tổng tiến công Mậu Thân, cũng tròn một năm bộ đội ta biết đến tuyến ống dẫn dầu giã chiến. Từ những ngỡ ngàng ban đầu với van, T , cút… nay bộ đội tuyến ống đã đi được một bước dài. Tuyến ống của binh trạm 691 đã nối thông từ ga Vinh trên bờ biển Việt Nam đến tận Bản Say trên đất Lào. Lê Trọng trực tiếp kiểm tra những đoạn xung yếu nhất. Đó là nơi tuyến ống đi qua địa hình hiểm trở, những chỗ ống nằm dưới vực sâu. Phần ống do Việt Nam sản xuất có khi phải thử đi thử lại nhiều lần vì chất lượng ngoàm và doăng không đồng nhất, chịu áp suất kém hơn khá nhiều so với doăng ngoàm viện trợ.
Lần đầu tiên vận hành liên tuyến trên chiều dài của 4 tiểu đoàn. Với phương thức này, xăng từ kho đầu nguồn chuyển qua các máy bơm đến tận kho cuối. Nhưng nếu tuyến của một tiểu đoàn bị sự cố hoặc bị địch đánh phá, thì lập tức sẽ chuyển sang phương thức phân đoạn, nghĩa là mỗi tiểu đoàn vận hành từ kho đầu của tiểu đoàn mình đến kho đầu của tiểu đoàn bạn theo sự thống nhất từ Sở chỉ huy vận hành cua Binh trạm. Việc thay đổi linh hoạt phương thức vận hành liên tuyến và phân đoạn chính là sự sáng tạo về chiến thuật để đối phó với sự đánh phá ác liệt của không lực Hoa Kỳ.
Sở chỉ huy vận hành đặt tại cổng trời. Trọng hiểu rất rõ rằng việc chỉ đạo khắc phục sự cố trên tuyến lửa Trường Sơn mang tính chất thành bại cho đợt vận hành này. Lệnh vận hành đã được phát ra. Trạm bơm đầu nguồn báo cáo bắt đầu nổ máy. Đường dây thông tin vận hành hoàn toàn yên tĩnh, vài phút lại có tiếng báo số đo áp suất của đồng hồ ở các cửa van và các trạm bơm. Các kỹ sư trong sở chỉ huy vận hành ngồi trước sơ đồ tuyến, chăm chú nghe và nghi chép thông số áp suất, vòng quay của các máy bơm.Trạm bơm kho Na Tăng báo xăng đã đi qua. Lê Trọng hồi hộp theo dõi áp suất của trạm bơm này đang tăng dần. Theo số đo , áp suất xăng đã vượt qua khu vực bản Lắc, đang trên đường đi tới bản Say. Bỗng tiếng đại đội trưởng Chiến nói giật giọng: Bom bi khu vực tuyến Nam ngầm bản Lắc. Đề nghị cho dừng bơm. Trọng lập tức ra lệnh dừng máy bơm ở kho Na Tăng. Dòng xăng không đi qua trạm bơm, mà được bẻ rẽ vào các bể trong kho. Chiến thuật vận hành kết hợp liên tuyến và phân đoạn thật lợi hại.
- Bảy mươi lăm cân! Lính mình nhỏ bé, không thể vác cơ động được, nhưng có vẫn hơn không. Các cậu cho sản xuất gấp, thay tất cả các tuyến đã có trên miền Bắc, đưa ống Liên Xô vào 559. Tôi sẽ báo cáo chính phủ ráo riết đề nghị ban viện trợ. Thế còn máy bơm thì sao?
- Báo cáo. Các kỹ sư của quân đội cùng các giáo sư, thày giáo Đại học bách khoa đang nghiên cứu chế thử. Việc tạo khuôn đúc vô cùng khó khăn, có lẽ có bí quyết công nghệ mà ta chưa nắm được. Rất may ta có một đôi tay vàng – anh Nguyễn Văn Sên – Bằng phương pháp thủ công với tay nghề có lẽ là số một ở miền Bắc, đã tạo hình thành công khuôn đúc. Máy bơm Trường Sơn săp đến thành công.
- Tôt. Bằng mọi giá phải làm cho được bơm Trường sơn và các phụ kiện. Dù chưa hoàn chỉnh, ta nhất định sẽ có đường ống do Việt Nam sản xuất. Chú ý những nơi ác liệt, địa hình hiểm trở thì phải ưu tiên dùng ống viện trợ.
Ngày hôm sau, cục trưởng đưa Lê Trọng đi xem tận nơi một số cơ sở sản xuất ống, phụ kiện. Lê Trọng cố nhấc thử một chiếc ống thép đen dài sáu mét. Quả thật, khi leo dốc, ngay cả thanh niên cũng phải hai người mới vác nổi. những ống này không thể lắp được ở những nơi cheo leo như khu vực lèn đá 050. Tuy nhiên trên địa hình bằng phẳ ng thì có thể lắp ống này được. Lê Trọng đề nghị cục trưởng cho chuyển ống vào để nối thông tuyến từ Na Tăng đi bản Say, bản Vát.
Từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, nhịp độ làm việc của Miền Bắc càng khẩn trương hơn theo tinh thần: “Một người làm việc bằng hai” mà Bác Hồ kêu gọi. Ngay khi thiết kế ống và phụ kiện được duyệt, tất cả các nhà máy có khả năng về công nghệ đều sản xuất hết công suất để chuyển cho bộ đội. Những chiếc ống thép đen nặng hơn 75 kg đã theo vai các chàng trai cô gái vượt qua bao núi đèo, sông suối. Những cô gái đường ống thon mảnh chỉ sau vài tháng vác ống đã chai sạm nắng cháy, cả thân hình như bị đè xuống, bàn chân bè ra, vai u và nét thon thả nhanh chóng mất đi. Vậy mà không mấy người quan tâm đến điều ấy, họ vô tư, sung sướng khi thấy tuyến ống cứ nối dài nư một con chăn khổng lồ bò dần vào phía Nam.
Vì đường ống dẫn dầu là một phương thức vận tải cần sự chỉ huy liên hiệp, dây chuyền và đồng nhất. Bộ Quốc Phòng đã quyết định thành lập một đơn vị đường ống cấp trung đoàn đầu tiên, gọi là Binh Trạm 691. Binh trạm gồm 4 tiểu đoàn, điểm đầu là cảng Vinh và điểm cuối sẽ là bản Vát trên đất Lào thuộc tuyến vận 559. Lê Trọng được bổ nhiệm Binh trạm trưởng. Hầu hết những cán bộ của công tường 81 được bổ nhiệm vào các vị trí của binh trạm 691. Đó là sự đánh giá xứng đáng của cấp trên với những gì bộ đội đường ống đã làm được trong một năm ác liệt, nhất là trên tuyến X42 và tuyến từ cổng trời đến Na Tăng.
Lễ trao quân kỳ quyết thắng cho Binh trạm được tổ chức trang nghiêm nhưng giản dị. Trong không khí trang nghiêm ấy, Lê Trọng thay mặt cán bộ chiến sỹ toàn Binh trạm hứa sẽ quyết tâm vượt qua mọi gian khổ hy sinh, quyết đưa xăng đến các hướng chiến trường, đảm bảo thắng lợi cho vận tải và chiến đấu. Chiến tranh không bao giờ chấp nhận những từ hô hào sáo rỗng. Mỗi lời hứa đều được thực hiện bằng mồ hôi và máu. Khi đọc lời hứa ấy, vụt qua trong óc ông là hình ảnh người lính bấm chân trên vách đá tai mèo, vác ống bật cả đệm vai, là những người ngã xuống trong bom đạn, là những ngôi mộ của những người trai trẻ dọc theo tuyến ống.
Tháng ba trời nồm, cây cối đã đâm chồi nảy lộc. Vậy là đã hơn một năm kể từ trận tổng tiến công Mậu Thân, cũng tròn một năm bộ đội ta biết đến tuyến ống dẫn dầu giã chiến. Từ những ngỡ ngàng ban đầu với van, T , cút… nay bộ đội tuyến ống đã đi được một bước dài. Tuyến ống của binh trạm 691 đã nối thông từ ga Vinh trên bờ biển Việt Nam đến tận Bản Say trên đất Lào. Lê Trọng trực tiếp kiểm tra những đoạn xung yếu nhất. Đó là nơi tuyến ống đi qua địa hình hiểm trở, những chỗ ống nằm dưới vực sâu. Phần ống do Việt Nam sản xuất có khi phải thử đi thử lại nhiều lần vì chất lượng ngoàm và doăng không đồng nhất, chịu áp suất kém hơn khá nhiều so với doăng ngoàm viện trợ.
Lần đầu tiên vận hành liên tuyến trên chiều dài của 4 tiểu đoàn. Với phương thức này, xăng từ kho đầu nguồn chuyển qua các máy bơm đến tận kho cuối. Nhưng nếu tuyến của một tiểu đoàn bị sự cố hoặc bị địch đánh phá, thì lập tức sẽ chuyển sang phương thức phân đoạn, nghĩa là mỗi tiểu đoàn vận hành từ kho đầu của tiểu đoàn mình đến kho đầu của tiểu đoàn bạn theo sự thống nhất từ Sở chỉ huy vận hành cua Binh trạm. Việc thay đổi linh hoạt phương thức vận hành liên tuyến và phân đoạn chính là sự sáng tạo về chiến thuật để đối phó với sự đánh phá ác liệt của không lực Hoa Kỳ.
Sở chỉ huy vận hành đặt tại cổng trời. Trọng hiểu rất rõ rằng việc chỉ đạo khắc phục sự cố trên tuyến lửa Trường Sơn mang tính chất thành bại cho đợt vận hành này. Lệnh vận hành đã được phát ra. Trạm bơm đầu nguồn báo cáo bắt đầu nổ máy. Đường dây thông tin vận hành hoàn toàn yên tĩnh, vài phút lại có tiếng báo số đo áp suất của đồng hồ ở các cửa van và các trạm bơm. Các kỹ sư trong sở chỉ huy vận hành ngồi trước sơ đồ tuyến, chăm chú nghe và nghi chép thông số áp suất, vòng quay của các máy bơm.Trạm bơm kho Na Tăng báo xăng đã đi qua. Lê Trọng hồi hộp theo dõi áp suất của trạm bơm này đang tăng dần. Theo số đo , áp suất xăng đã vượt qua khu vực bản Lắc, đang trên đường đi tới bản Say. Bỗng tiếng đại đội trưởng Chiến nói giật giọng: Bom bi khu vực tuyến Nam ngầm bản Lắc. Đề nghị cho dừng bơm. Trọng lập tức ra lệnh dừng máy bơm ở kho Na Tăng. Dòng xăng không đi qua trạm bơm, mà được bẻ rẽ vào các bể trong kho. Chiến thuật vận hành kết hợp liên tuyến và phân đoạn thật lợi hại.