- Biển số
- OF-92529
- Ngày cấp bằng
- 22/4/11
- Số km
- 1,397
- Động cơ
- 415,659 Mã lực
Lê Trọng trầm ngâm:
- Trước những bất hạnh ấy, anh em mình có những cách giải quyết rất khác nhau. Chúng ta đang làm hết sức mình để anh chị em đã qua nơi địch rải chất độc được hưởng chế độ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam. Đồng tiền dù rất ít ỏi, nhưng cũng góp phần vợi bớt nỗi đau của họ trong nghèo khó. Trong một bữa cơm nhân gặp mặt bạn chiến đấu, mọi người bàn luận nhiều về chế độ chính sách cho những người nhiễm chất độc da cam. Họ hỏi tôi về các giấy tờ cần có, và cách thức để có các giấy tờ đó. Trong mâm có một anh bạn dụt dè: “Chứng nhận bị chất độc da cam ư? Tôi đề nghị các ông cân nhắc thật kỹ đi, kẻo lợi bất cập hại”. “Sao ông nói vậy, chúng ta đã bị thiệt thòi, yêu cầu Nhà nước giải quyết chế độ là quá cần chứ”. “Chưa hẳn đâu. Như trường hợp của tôi chẳng hạn. Các ông biết không. Hồi làm đường ống dọc sông Sa Thầy, Đạị đội ra chỉ tiêu mỗi Trung đội phải có mấy chục cân măng trong một tuần. Chỗ bọn tôi măng nhiều lắm. Bọn tôi kiếm về một đống lớn. Phải có cái gì ngâm mà ăn dần chứ. Một hôm, tôi đi tuần tuyến, thấy một cái phuy bên ngoài sơn khá đẹp, nằm lấp trong bụi cây. Tôi lấy dao găm cậy ra, thấy trong đó đầy một thứ bột trắng trắng. Rửa sạch cái phuy này mà ngâm măng thì quá tiện. Tôi về rủ mấy anh em hì hục đục nắp phuy, đổ chất bột trắng ấy ra, rồi mang phuy xuống suối rửa thật sạch. Hàng giờ đồng hồ chịu cái mùi nồng nặc của chất bột trong phuy, mặt mũi chân tay lấm lem thứ bụi ấy, phải tắm rửa mãi mới tẩy hết mùi, nhưng cả bọn đều phấn khởi vì có một dụng cụ ngâm măng rất tiện lợi. Mấy tháng trời, cái phuy ấy lúc thì đựng nước, lúc thì ngâm măng. Tôi không biết cái phuy ấy có phải là chất độc hóa học không, nhưng Trung đội tôi, mấy người có con dị tật. Còn tôi, may mắn là hai đứa con đều lành lặn bình thường. Thế mà, buồn lắm các ông ạ. Đứa lớn lấy chồng, sinh được ba đứa con, thì một đứa bị bệnh tim bẩm sinh, hai đứa bị hàm ếch. Tôi tự hỏi: Liệu đó có phải là hậu quả từ cái phuy đựng chất bột ấy không? Nhưng nếu đúng là vì nó, mình đi đòi chính sách cho người nhiễm chất độc da cam thì được gì đây. Có thể được mấy đồng phụ cấp, nhưng cô con gái sau của tôi mang tiếng bố bị nhiễm chất độc da cam, thì liệu có lấy được chồng không? Cứ nghĩ vậy mà tôi thấy não lòng. Nhiều đêm nằm khóc thương các con. Buồn lắm các ông ạ”. Nói xong, anh nâng chén rượu lên: “Nào, chúng ta uống để chia sẻ với nhau nỗi niềm không phải với ai cũng nói ra được”.
Chuyện về đồng đội, chuyện kỷ niệm về những ngày lửa đạn trên Trường Sơn kể mãi không hết. Lê trọng dục mọi người ngủ để lấy sức mai còn đi tiếp.
Xế chiều hôm sau, chiếc xe chở anh em trong Ban Liên lạc đến nhà Sầm. Sầm cùng cô con gái lớn mười chín tuổi chạy ra đón họ. Những cựu chiến binh già cảm thấy nghẹn ngào trước niềm vui của cô gái. Sầm kể:
- Nhờ các bác và một số báo vào cuộc, cho đến nay, nhà em đã nhận được khoản tiền tài trợ hơn bảy triệu đồng từ các tổ chức và các Nhà hảo tâm. Giờ nhà em đã trả hết nợ cho Hợp tác xã, lại mua được con nghé- Anh chỉ vào chú nghé nhỏ đang nhẩn nha găm cỏ đầu nhà- Hy vọng chú nghé đó sẽ giúp chúng em vượt qua những ngày cực khổ.
Vẫn căn nhà lá đơn sơ xưa, nhưng những chỗ dột đã được dọi lại. Hai cô em vui mừng bước từ trong nhà ra sân chào họ. Tuy mắt nhìn chưa sáng rõ, nhưng chúng không còn phải dò dẫm như trước. Cô gái lớn khoe:
- Các bác ạ. Bây giờ cháu có thể xâu kim được rồi.
- Vậy cháu thử làm cho các bác xem nào- Lê Trọng nói.
Cô bé xăng xái lấy từ trong góc nhà một chiếc hộp sắt cũ, lôi từ trong đó một cái kim và cuộn chỉ. Cô hướng ra ánh sáng cửa sổ, xâu sợi chỉ trắng qua lỗ nhỏ xíu của cây kim. Cô reo lên:
- Cháu xâu được rồi đây các bác này.
Giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt của người cựu chiến binh già. Cảm ơn cháu. Cháu đã trở lại với cuộc đời thường. Cháu hãy sống sao cho xứng đáng với một thời trận mạc của cha mẹ, để chia sớt nỗi vất vả lo lắng của cha mẹ trong cảnh nghèo khó này.
Một buổi sáng, Ngọc nhận được điện thoại của Đỉnh. Giọng Đỉnh nghẹn ngào:
- Anh Ngọc ơi. Lan nhà tôi mất rồi.
Ngọc bàng hoàng:
- Sao đột ngột thế anh Đỉnh. Tuần trước tôi còn gặp anh chị chỗ bán vé số mà. Hôm ấy Lan có biểu hiện ốm đau gì đâu.
- Lan bị chết vì nhồi máu cơ tim anh ạ. Anh biết rồi, cô ấy bị bệnh tim từ hồi trong Trường Sơn mà.
Nhận được tin, Ngọc báo ngay cho các đồng đội cũ. Ngay chiều đó họ đã có mặt chật căn nhà của Đỉnh. Đỉnh lặng lẽ ngồi trên xe lăn, bên thi hài vợ. Lan nằm trên giường như đang ngủ. Khuôn mặt lam lũ vẫn chưa xóa hết được nét đẹp của một thời xuân sắc. Ngọc chạnh lòng nhớ đến cái đêm anh và Đỉnh ngủ trong hang Gấu Đen giữa bãi bom ở bờ nam sông Sê bang Hiêng. Đêm ấy Đỉnh trở mình liên tục. Khi được hỏi, Đỉnh chỉ nói gọn một câu: “Không ngủ được, tôi nhớ người yêu”. Tình yêu của họ đã trải qua bao thăng trầm, đơm hoa kết trái, nhưng nửa phần đời còn lại sau quả bom từ trường định mệnh ấy, họ đã phải cùng nhau gồng mình lên, dựa vào nhau để sống. Tình yêu đã gắn kết họ thành sức mạnh vượt qua phong ba cuộc đời. Nhưng rồi cuối cùng, niềm hạnh phúc khó khăn đã không thể trọn vẹn. Những năm qua, Lan buôn đầu chợ, bán cuối chợ mớ rau, mớ dưa, rồi hàng ngày đi lấy vé số về cho Đỉnh bán. Cô không chỉ ghé vai cùng Đỉnh trong sự vất vả mưu sinh để cô con gái của họ được đến trường, mà còn là hộ lý, y tá chăm sóc anh, nhất là khi trái gió trở trời. Giờ Lan đột ngột ra đi thế này, cuộc sống của Đỉnh sẽ ra sao đây? Ngọc nhìn Lê Trọng và những bạn chiến đấu của Đỉnh. Chắc những gương mặt đăm chiêu kia đều nghĩ như anh.
Đỉnh gục mặt xuống thành xe. Đôi vai anh rung lên từng đợt. Người chiến sỹ dũng mãnh, bất chấp mọi thứ bom đạn trên trọng điểm Pha Bang ngày ấy, giờ đã bị tước đi người mà anh yêu quý nhất, là chỗ dựa của anh. Bất giác, Ngọc nhớ lại câu của Đỉnh trong câu chuyện lần đầu gặp lại nhau, khi kể về việc họ quyết định cưới nhau: “Các anh có biết cảm giác của tôi lúc đó thế nào không? Tôi nhìn lên vòm lá, thấy vòm lá xanh hơn. Tôi nhìn lên trời cao, thấy những đám mây đều như ngũ sắc. Tôi như người đang khô khát được tắm mình trong dòng nước mát lành. Vậy là tôi đáng sống lắm. Tôi có em, có hạnh phúc”. Giờ thì cả vòm lá xanh tươi, cả những đám mây ngũ sắc, và cả dòng suối mát lành kia không còn nữa. Cô con gái của họ đang bám lấy thành giường gào khóc: “Mẹ ơi. Mẹ bỏ đi, con và bố sẽ sống ra sao đây mẹ ơi?” Mai, cô em gái của Đỉnh cúi xuống, nghẹn ngào: “Nín đi cháu. Còn cô đây, còn các bác, còn ông bà mà”. Đồng đội của Đỉnh, những cựu chiến binh mái đầu đã bạc, nghẹn ngào. Những giọt nước mắt lăn trên gò má đã sạm đen qua một thời lửa đạn.
Đám tang người nữ cựu chiến binh diễn ra vào một chiều mưa lất phất. Người gia đình của cô từ quê lên, xóm giềng và đồng đội cũ đưa Lan đến nơi an nghỉ cuối cùng. Đỉnh ngồi trên chiếc xe lăn. Một đồng đội đẩy chiếc xe của anh chầm chậm đi trong tiếng nhạc hiếu não lòng. Đỉnh không sao ngăn được dòng nước mắt. Anh nhớ đến lần cuối cùng rời tuyến ống trở về hậu phương, Lan đã ngồi bên mộ Thoan, và khóc: “Thoan ơi, chúng ta đã có ở đây một đoạn đời tuổi trẻ gian lao mà hào hùng. Nhưng em sẽ nằm đây mãi mãi với tuổi mười tám. Chị thì trở về, mang trong mình bệnh tim, sốt rét, nhan sắc tàn phai, nhưng chị có tình yêu, chị có anh Đỉnh. Thế là so với em và những người mang tuổi xuân xuống lòng đất, mà chưa biết đến một cái hôn, một cái nắm tay của người con trai, thì chị đã hạnh phúc lắm rồi”. Đúng như em nói, Lan ơi. Hết chiến tranh, biết bao người con gái từ Trường Sơn, từ các chiến trường trở về, đã phải sống phần đời còn lại trong cô đơn, nghèo khổ. Bây giờ em ra đi. Em đã có anh, đã có hạnh phúc hơn Thoan, nhưng sao ước mơ hạnh phúc của bao người con gái đã đi qua chiến tranh dù thật mong manh, mà nó vẫn xa xôi quá vậy..
Nhóm Cựu chiến binh ba huyện Diễn Yên Quỳnh Bắc Nghệ an dâng hương trước đài Liệt sỹ nghĩa trang Trường Sơn. Tán một cây bồ đề lớn che rợp đài. Người quản trang kể rằng cách đây ít năm, một buổi sáng, anh làm vệ sinh quanh dài, thấy một chồi cây nhú ra từ kẽ đá chân đài. Theo thói quen, anh phạt cái chồi đi. Vài hôm sau, anh ra, lại thấy chồi mới bật ra, anh lại phát. Đêm ấy, anh nằm mơ có mấy chiến sỹ về nói rằng hãy để cái cây ấy mọc lên, che mát tượng đài, che mát những người về đây viếng chúng tôi. Buổi sáng, anh chạy ra xem và vô cùng kinh ngạc: Một thân cây đề đã vươn ra to bằng ngón tay, với những chồi lá xanh biếc. Và bây giờ, từ cái chồi cây nhỏ bé đã lớn thành đại thụ này đây. Người quản trang kể rằng có những buổi sáng sớm, anh chập chờn nghe tiếng gọi nhau dậy tập thể dục của các chiến sỹ. Nghĩa trang Trường Sơn, nơi an nghỉ của hơn một vạn linh hồn. Họ đều chết trẻ, bởi vậy, nơi đây được truyền tụng nhiều câu chuyện vừa kỳ bí, vừa như huyền thoại là điều dễ hiểu.
- Trước những bất hạnh ấy, anh em mình có những cách giải quyết rất khác nhau. Chúng ta đang làm hết sức mình để anh chị em đã qua nơi địch rải chất độc được hưởng chế độ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam. Đồng tiền dù rất ít ỏi, nhưng cũng góp phần vợi bớt nỗi đau của họ trong nghèo khó. Trong một bữa cơm nhân gặp mặt bạn chiến đấu, mọi người bàn luận nhiều về chế độ chính sách cho những người nhiễm chất độc da cam. Họ hỏi tôi về các giấy tờ cần có, và cách thức để có các giấy tờ đó. Trong mâm có một anh bạn dụt dè: “Chứng nhận bị chất độc da cam ư? Tôi đề nghị các ông cân nhắc thật kỹ đi, kẻo lợi bất cập hại”. “Sao ông nói vậy, chúng ta đã bị thiệt thòi, yêu cầu Nhà nước giải quyết chế độ là quá cần chứ”. “Chưa hẳn đâu. Như trường hợp của tôi chẳng hạn. Các ông biết không. Hồi làm đường ống dọc sông Sa Thầy, Đạị đội ra chỉ tiêu mỗi Trung đội phải có mấy chục cân măng trong một tuần. Chỗ bọn tôi măng nhiều lắm. Bọn tôi kiếm về một đống lớn. Phải có cái gì ngâm mà ăn dần chứ. Một hôm, tôi đi tuần tuyến, thấy một cái phuy bên ngoài sơn khá đẹp, nằm lấp trong bụi cây. Tôi lấy dao găm cậy ra, thấy trong đó đầy một thứ bột trắng trắng. Rửa sạch cái phuy này mà ngâm măng thì quá tiện. Tôi về rủ mấy anh em hì hục đục nắp phuy, đổ chất bột trắng ấy ra, rồi mang phuy xuống suối rửa thật sạch. Hàng giờ đồng hồ chịu cái mùi nồng nặc của chất bột trong phuy, mặt mũi chân tay lấm lem thứ bụi ấy, phải tắm rửa mãi mới tẩy hết mùi, nhưng cả bọn đều phấn khởi vì có một dụng cụ ngâm măng rất tiện lợi. Mấy tháng trời, cái phuy ấy lúc thì đựng nước, lúc thì ngâm măng. Tôi không biết cái phuy ấy có phải là chất độc hóa học không, nhưng Trung đội tôi, mấy người có con dị tật. Còn tôi, may mắn là hai đứa con đều lành lặn bình thường. Thế mà, buồn lắm các ông ạ. Đứa lớn lấy chồng, sinh được ba đứa con, thì một đứa bị bệnh tim bẩm sinh, hai đứa bị hàm ếch. Tôi tự hỏi: Liệu đó có phải là hậu quả từ cái phuy đựng chất bột ấy không? Nhưng nếu đúng là vì nó, mình đi đòi chính sách cho người nhiễm chất độc da cam thì được gì đây. Có thể được mấy đồng phụ cấp, nhưng cô con gái sau của tôi mang tiếng bố bị nhiễm chất độc da cam, thì liệu có lấy được chồng không? Cứ nghĩ vậy mà tôi thấy não lòng. Nhiều đêm nằm khóc thương các con. Buồn lắm các ông ạ”. Nói xong, anh nâng chén rượu lên: “Nào, chúng ta uống để chia sẻ với nhau nỗi niềm không phải với ai cũng nói ra được”.
Chuyện về đồng đội, chuyện kỷ niệm về những ngày lửa đạn trên Trường Sơn kể mãi không hết. Lê trọng dục mọi người ngủ để lấy sức mai còn đi tiếp.
Xế chiều hôm sau, chiếc xe chở anh em trong Ban Liên lạc đến nhà Sầm. Sầm cùng cô con gái lớn mười chín tuổi chạy ra đón họ. Những cựu chiến binh già cảm thấy nghẹn ngào trước niềm vui của cô gái. Sầm kể:
- Nhờ các bác và một số báo vào cuộc, cho đến nay, nhà em đã nhận được khoản tiền tài trợ hơn bảy triệu đồng từ các tổ chức và các Nhà hảo tâm. Giờ nhà em đã trả hết nợ cho Hợp tác xã, lại mua được con nghé- Anh chỉ vào chú nghé nhỏ đang nhẩn nha găm cỏ đầu nhà- Hy vọng chú nghé đó sẽ giúp chúng em vượt qua những ngày cực khổ.
Vẫn căn nhà lá đơn sơ xưa, nhưng những chỗ dột đã được dọi lại. Hai cô em vui mừng bước từ trong nhà ra sân chào họ. Tuy mắt nhìn chưa sáng rõ, nhưng chúng không còn phải dò dẫm như trước. Cô gái lớn khoe:
- Các bác ạ. Bây giờ cháu có thể xâu kim được rồi.
- Vậy cháu thử làm cho các bác xem nào- Lê Trọng nói.
Cô bé xăng xái lấy từ trong góc nhà một chiếc hộp sắt cũ, lôi từ trong đó một cái kim và cuộn chỉ. Cô hướng ra ánh sáng cửa sổ, xâu sợi chỉ trắng qua lỗ nhỏ xíu của cây kim. Cô reo lên:
- Cháu xâu được rồi đây các bác này.
Giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt của người cựu chiến binh già. Cảm ơn cháu. Cháu đã trở lại với cuộc đời thường. Cháu hãy sống sao cho xứng đáng với một thời trận mạc của cha mẹ, để chia sớt nỗi vất vả lo lắng của cha mẹ trong cảnh nghèo khó này.
Một buổi sáng, Ngọc nhận được điện thoại của Đỉnh. Giọng Đỉnh nghẹn ngào:
- Anh Ngọc ơi. Lan nhà tôi mất rồi.
Ngọc bàng hoàng:
- Sao đột ngột thế anh Đỉnh. Tuần trước tôi còn gặp anh chị chỗ bán vé số mà. Hôm ấy Lan có biểu hiện ốm đau gì đâu.
- Lan bị chết vì nhồi máu cơ tim anh ạ. Anh biết rồi, cô ấy bị bệnh tim từ hồi trong Trường Sơn mà.
Nhận được tin, Ngọc báo ngay cho các đồng đội cũ. Ngay chiều đó họ đã có mặt chật căn nhà của Đỉnh. Đỉnh lặng lẽ ngồi trên xe lăn, bên thi hài vợ. Lan nằm trên giường như đang ngủ. Khuôn mặt lam lũ vẫn chưa xóa hết được nét đẹp của một thời xuân sắc. Ngọc chạnh lòng nhớ đến cái đêm anh và Đỉnh ngủ trong hang Gấu Đen giữa bãi bom ở bờ nam sông Sê bang Hiêng. Đêm ấy Đỉnh trở mình liên tục. Khi được hỏi, Đỉnh chỉ nói gọn một câu: “Không ngủ được, tôi nhớ người yêu”. Tình yêu của họ đã trải qua bao thăng trầm, đơm hoa kết trái, nhưng nửa phần đời còn lại sau quả bom từ trường định mệnh ấy, họ đã phải cùng nhau gồng mình lên, dựa vào nhau để sống. Tình yêu đã gắn kết họ thành sức mạnh vượt qua phong ba cuộc đời. Nhưng rồi cuối cùng, niềm hạnh phúc khó khăn đã không thể trọn vẹn. Những năm qua, Lan buôn đầu chợ, bán cuối chợ mớ rau, mớ dưa, rồi hàng ngày đi lấy vé số về cho Đỉnh bán. Cô không chỉ ghé vai cùng Đỉnh trong sự vất vả mưu sinh để cô con gái của họ được đến trường, mà còn là hộ lý, y tá chăm sóc anh, nhất là khi trái gió trở trời. Giờ Lan đột ngột ra đi thế này, cuộc sống của Đỉnh sẽ ra sao đây? Ngọc nhìn Lê Trọng và những bạn chiến đấu của Đỉnh. Chắc những gương mặt đăm chiêu kia đều nghĩ như anh.
Đỉnh gục mặt xuống thành xe. Đôi vai anh rung lên từng đợt. Người chiến sỹ dũng mãnh, bất chấp mọi thứ bom đạn trên trọng điểm Pha Bang ngày ấy, giờ đã bị tước đi người mà anh yêu quý nhất, là chỗ dựa của anh. Bất giác, Ngọc nhớ lại câu của Đỉnh trong câu chuyện lần đầu gặp lại nhau, khi kể về việc họ quyết định cưới nhau: “Các anh có biết cảm giác của tôi lúc đó thế nào không? Tôi nhìn lên vòm lá, thấy vòm lá xanh hơn. Tôi nhìn lên trời cao, thấy những đám mây đều như ngũ sắc. Tôi như người đang khô khát được tắm mình trong dòng nước mát lành. Vậy là tôi đáng sống lắm. Tôi có em, có hạnh phúc”. Giờ thì cả vòm lá xanh tươi, cả những đám mây ngũ sắc, và cả dòng suối mát lành kia không còn nữa. Cô con gái của họ đang bám lấy thành giường gào khóc: “Mẹ ơi. Mẹ bỏ đi, con và bố sẽ sống ra sao đây mẹ ơi?” Mai, cô em gái của Đỉnh cúi xuống, nghẹn ngào: “Nín đi cháu. Còn cô đây, còn các bác, còn ông bà mà”. Đồng đội của Đỉnh, những cựu chiến binh mái đầu đã bạc, nghẹn ngào. Những giọt nước mắt lăn trên gò má đã sạm đen qua một thời lửa đạn.
Đám tang người nữ cựu chiến binh diễn ra vào một chiều mưa lất phất. Người gia đình của cô từ quê lên, xóm giềng và đồng đội cũ đưa Lan đến nơi an nghỉ cuối cùng. Đỉnh ngồi trên chiếc xe lăn. Một đồng đội đẩy chiếc xe của anh chầm chậm đi trong tiếng nhạc hiếu não lòng. Đỉnh không sao ngăn được dòng nước mắt. Anh nhớ đến lần cuối cùng rời tuyến ống trở về hậu phương, Lan đã ngồi bên mộ Thoan, và khóc: “Thoan ơi, chúng ta đã có ở đây một đoạn đời tuổi trẻ gian lao mà hào hùng. Nhưng em sẽ nằm đây mãi mãi với tuổi mười tám. Chị thì trở về, mang trong mình bệnh tim, sốt rét, nhan sắc tàn phai, nhưng chị có tình yêu, chị có anh Đỉnh. Thế là so với em và những người mang tuổi xuân xuống lòng đất, mà chưa biết đến một cái hôn, một cái nắm tay của người con trai, thì chị đã hạnh phúc lắm rồi”. Đúng như em nói, Lan ơi. Hết chiến tranh, biết bao người con gái từ Trường Sơn, từ các chiến trường trở về, đã phải sống phần đời còn lại trong cô đơn, nghèo khổ. Bây giờ em ra đi. Em đã có anh, đã có hạnh phúc hơn Thoan, nhưng sao ước mơ hạnh phúc của bao người con gái đã đi qua chiến tranh dù thật mong manh, mà nó vẫn xa xôi quá vậy..
Nhóm Cựu chiến binh ba huyện Diễn Yên Quỳnh Bắc Nghệ an dâng hương trước đài Liệt sỹ nghĩa trang Trường Sơn. Tán một cây bồ đề lớn che rợp đài. Người quản trang kể rằng cách đây ít năm, một buổi sáng, anh làm vệ sinh quanh dài, thấy một chồi cây nhú ra từ kẽ đá chân đài. Theo thói quen, anh phạt cái chồi đi. Vài hôm sau, anh ra, lại thấy chồi mới bật ra, anh lại phát. Đêm ấy, anh nằm mơ có mấy chiến sỹ về nói rằng hãy để cái cây ấy mọc lên, che mát tượng đài, che mát những người về đây viếng chúng tôi. Buổi sáng, anh chạy ra xem và vô cùng kinh ngạc: Một thân cây đề đã vươn ra to bằng ngón tay, với những chồi lá xanh biếc. Và bây giờ, từ cái chồi cây nhỏ bé đã lớn thành đại thụ này đây. Người quản trang kể rằng có những buổi sáng sớm, anh chập chờn nghe tiếng gọi nhau dậy tập thể dục của các chiến sỹ. Nghĩa trang Trường Sơn, nơi an nghỉ của hơn một vạn linh hồn. Họ đều chết trẻ, bởi vậy, nơi đây được truyền tụng nhiều câu chuyện vừa kỳ bí, vừa như huyền thoại là điều dễ hiểu.