[Funland] Học giỏi toán!

huyhiep9487

Xe đạp
Biển số
OF-378817
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
18
Động cơ
245,010 Mã lực
Tuổi
37
Cụ nói vắn tắt quá làm người đọc hiểu lầm :))
Phải nói là: Mình giỏi lý thuyết (cứ tạm cho là vậy), còn người ta giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành, thì mới có được thành quả cụ nhé.
Nói như cụ, dễ gây hiểu lầm là người ta không giỏi lý thuyết mà chỉ giỏi thực hành, rồi dẫn tới ảo tưởng =))
cảm ơn cụ đã phân tích rõ ràng cho em
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Cụ nói vắn tắt quá làm người đọc hiểu lầm :))
Phải nói là: Mình giỏi lý thuyết (cứ tạm cho là vậy), còn người ta giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành, thì mới có được thành quả cụ nhé.
Nói như cụ, dễ gây hiểu lầm là người ta không giỏi lý thuyết mà chỉ giỏi thực hành, rồi dẫn tới ảo tưởng =))

Ông Ngô Bảo Châu, cứ cho chuyên ngành ông ta thuần là lí thuyết, vậy mà sau khi đoạt IMO cũng phải mài mòn ass ở Pháp nhiều năm mới có giải Fields, rồi giờ cũng sang Mỹ dạy lí thuyết, chứ chuyên ngành hẹp đó mà dạy ở VN cũng chả có mấy người hiểu và theo học. Nói vậy đủ hiểu "người ta" giỏi lí thuyết đến thế nào.

Đừng ảo tưởng là "VN giởi lí thuyết" nữa cụ nhé :))
Cụ nói quá hay.

Lý thuyết toán của học sinh VN yếu thế kia thì có muốn cũng chả thực hành được.

Nắm được lý thuyết rồi thì thực hành toán có gì là khó. Thực hành và nghiên cứu toán học là rẻ nhất trong các ngành học, vì mọi thứ hầu như chỉ trên giấy bút và óc tưởng tượng.
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Hô hô, cụ định nghĩa cho em giỏi toán là ntn ạ.
Nếu ai học trường chuyên hoặc hay đi thi HSG thì thừa biết đi HSG thi chẳng qua là học thuộc và chép bài thôi :)).
Giỏi theo định nghĩa của nên GDVN thì theo em là vứt đi.
Cảm ơn cụ, điều cụ nói cũng là ý em muốn nói.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,659
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
"Nếu ai học trường chuyên hoặc hay đi thi HSG thì thừa biết đi HSG thi chẳng qua là học thuộc và chép bài thôi"

Cháu thì lại ko nhất trí với dòng bôi đen đen ở trên.
Thuộc lòng (trí nhớ tốt) là 1 khả năng ko phải ai cũng có. (yếu tố cần để có thể sáng tạo, áp dụng lý thuyết vào thực tế)
Để trở thành học sinh trường chuyên là điều tương đối khó, nếu mà chỉ có học thuộc lòng, tại sao những người khác ko làm đc.
Nền tảng GDVN ở các trường chuyên đã chọn lọc được những người có trí nhớ tốt hơn bình thường. Chỉ có điều sử dụng những người này ra làm sao thì chưa đạt.
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
"Nếu ai học trường chuyên hoặc hay đi thi HSG thì thừa biết đi HSG thi chẳng qua là học thuộc và chép bài thôi"

Cháu thì lại ko nhất trí với dòng bôi đen đen ở trên.
Thuộc lòng (trí nhớ tốt) là 1 khả năng ko phải ai cũng có. (yếu tố cần để có thể sáng tạo, áp dụng lý thuyết vào thực tế)
Để trở thành học sinh trường chuyên là điều tương đối khó, nếu mà chỉ có học thuộc lòng, tại sao những người khác ko làm đc.
Nền tảng GDVN ở các trường chuyên đã chọn lọc được những người có trí nhớ tốt hơn bình thường. Chỉ có điều sử dụng những người này ra làm sao thì chưa đạt.
Học thuộc lòng là cách học của người có trí tuệ phát triển chậm thôi cụ. Nói thì hơi quá nhưng em thấy đúng y như vậy, học sinh giỏi VN nhìn cứ ngơ ngơ, trong khi học sinh giỏi nước ngoài nhìn nhanh nhẹn hoạt bát và rất năng động. Em từng học bên nước ngoài, sau vài tháng học em thấy người Tây học rất dốt, sau khoảng nửa năm thì thấy họ học quá giỏi, sau 1 năm thì thôi rồi - người ta học kiểu này thì mình còn lâu mới đuổi kịp.

Sinh viên châu Á mình nhìn có vẻ học kinh khủng lắm, trước kỳ thi á, một tập tài liệu dầy cộp để học thuộc lòng, mà học đi học lại trong vòng cả tháng; đi thi đạt 75 điểm. Sinh viên Tây chơi suốt ngày, trước ngày thi 1-2 hôm thì ôn lại bài và ôn rất sơ sài, sơ sài cực kỳ luôn: đi thi đạt 70 điểm. Nói chuyện với nhau nó bảo mình giỏi quá nhưng trong tâm mình thừa biết nó hơn mình gấp bội (vì mình chỉ là thằng học vẹt). Cái giỏi của người ta là giỏi thật sự, cái giỏi của mình là cái giỏi ảo tưởng.
 

mr.wine

Xe tăng
Biển số
OF-190593
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
1,851
Động cơ
346,557 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm - Hà Nội
"Nếu ai học trường chuyên hoặc hay đi thi HSG thì thừa biết đi HSG thi chẳng qua là học thuộc và chép bài thôi"

Cháu thì lại ko nhất trí với dòng bôi đen đen ở trên.
Thuộc lòng (trí nhớ tốt) là 1 khả năng ko phải ai cũng có. (yếu tố cần để có thể sáng tạo, áp dụng lý thuyết vào thực tế)
Để trở thành học sinh trường chuyên là điều tương đối khó, nếu mà chỉ có học thuộc lòng, tại sao những người khác ko làm đc.
Nền tảng GDVN ở các trường chuyên đã chọn lọc được những người có trí nhớ tốt hơn bình thường. Chỉ có điều sử dụng những người này ra làm sao thì chưa đạt.
Em nói học thuộc ko phải em nói các em ấy có tri nhớ siêu phàm. Ý em nói ở đây là sự nền giáo dục ko có sự sáng tạo. Tranh nhau đi giải mấy cái bài toán mẹo đó để làm gì? Nó chẳng giúp ích mở mnang đầu ococ ra bao nhiêu. Em thật, cụ hỏi cả trăm đứA hsg toán hỏi chúng nó xem ý nghĩa của Sin, Cos là gì thì chúng nó cũng vái. Nhưng hỏi sin2 + cos2 bằng bao nhiêu thì nó ko càn nghi cũng trả lời đc. Trong khi đó, nêu chúng nó đi làm trong nhiều lĩnh vực thì mới thấm thía Sin là gì, cos là gì.
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Em nói học thuộc ko phải em nói các em ấy có tri nhớ siêu phàm. Ý em nói ở đây là sự nền giáo dục ko có sự sáng tạo. Tranh nhau đi giải mấy cái bài toán mẹo đó để làm gì? Nó chẳng giúp ích mở mnang đầu ococ ra bao nhiêu. Em thật, cụ hỏi cả trăm đứA hsg toán hỏi chúng nó xem ý nghĩa của Sin, Cos là gì thì chúng nó cũng vái. Nhưng hỏi sin2 + cos2 bằng bao nhiêu thì nó ko càn nghi cũng trả lời đc. Trong khi đó, nêu chúng nó đi làm trong nhiều lĩnh vực thì mới thấm thía Sin là gì, cos là gì.
Nền gíao dục mà ngay đến làm văn cô cũng đọc cho chép rồi học thuộc lòng viết bài thì sáng tạo cái gì cụ nhỉ.

Nền giáo dục mà khi con cái bị điểm kém thì là phụ huynh về mắng nhiếc hoặc thậm chí cho ăn đòn thì giáo dục cái gì.

1 Nền giáo dục coi trọng điểm số và thành tích bên ngoài.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,225
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Đây là bài viết của bạn Nguyễn Thế Hoàn, người 2 đần đoạt HCV IMO 2014 và 2015, các cụ có thể tham khảo về quan điểm của người trong cuộc

http://news.zing.vn/Nguoi-2-lan-doat-HCV-Toan-quoc-te-noi-ve-luyen-ga-noi-post572238.html

Người 2 lần đoạt HCV Toán quốc tế nói về 'luyện gà nòi'

Nguyễn Thế Hoàn đã có những chia sẻ thú vị về chuyện đào tạo học sinh "lấy vàng" kỳ thi Olympic quốc tế.
Luyện gà nòi? Đó là cụm từ được nhiều người dùng để nói những học sinh Việt Nam tham dự những kỳ thi Olympic quốc tế. Là cựu thành viên đội tuyển Toán Việt Nam, tôi muốn bày tỏ một vài quan điểm về vấn đề này.

Hàng năm, khoảng 40 học sinh Việt Nam dự thi quốc tế. Sau mỗi mùa thi Olympic, các đoàn học sinh Việt Nam thường đạt kết quả khá tốt. Một số người cho rằng, thành công là do chúng ta “luyện gà nòi” để chạy theo thành tích. Theo tôi, đó là cái nhìn phiến diện về giáo dục.

Đúng là giáo dục có thể thay đội bộ mặt nước nhà, nhưng để làm được điều đó, cần rất nhiều ban ngành cùng vào cuộc, phối hợp với nhau. Chỉ với những tấm huy chương quốc tế đâu có thay đổi được toàn bộ.

Không ít người cho rằng, việc học quá nặng cùng áp lực các kỳ thi, nhồi nhét kiến thức (nhưng thiếu sáng tạo) giúp có những giải cao trên đấu trường quốc tế. Họ so sánh với những cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc về cách học và thi: Học nhẹ hơn, không thi cử nhiều, học sinh thoải mái nên đó không phải "luyện gà nòi”.


Nguyễn Thế Hoàn (thứ hai từ phải sang) nhận bằng khen của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Ảnh: Quyên Quyên.
Trực tiếp tham dự kỳ thi Toán quốc tế 2015, tôi làm quen một số bạn có chung niềm đam mê từ khắp nơi trên thế giới. Những gì họ phải trải qua để đến được với kỳ thi này thực sự làm tôi choáng vì quá…. phức tạp

Lấy nước Mỹ làm ví dụ, nhiều người nghĩ, học sinh Mỹ học rất nhẹ nhàng và họ chọn thành viên đội tuyển một cách tự nhiên.

Thực tế, họ phải trải qua nhiều kỳ thi lớn nhỏ. Đầu tiên, tất cả học sinh trung học được phép tham gia Olympic quốc gia, sau đó là kỳ thi AIME kéo dài hơn 3 tiếng. 250 học sinh với số điểm cao nhất, sẽ được tham gia kỳ thi quốc gia lần thứ hai (vòng 2).

Các thí sinh trải qua những vòng thi trước sẽ cùng nhau tập huấn trong trại hè toán diễn ra hơn một tháng. Hơn 20 người có thành tích cao nhất tiếp tục dự thi chọn ra nhóm TST (gồm 4 ngày thi), sau đó là kỳ thi RMM (rumanian master mathematic).

Sáu học sinh có tổng số điểm cao nhất (tính tổng tất cả những vòng thi) sẽ đại diện đội tuyển Mỹ tham dự đấu trường cao nhất của Toán học THPT. Như vậy, so với Việt Namvới chỉ hai vòng thi chính thức và hơn hai tháng tập huấn, tại sao chúng ta là “gà nòi”, còn họ thì không?

Cũng có những ý kiến, "gà nòi" là chỉ cách học lệch, tức là chỉ học tập trung một môn học nào đó mà bỏ bê những môn quan trọng còn lại. Tôi cho rằng, nên gọi hiện tượng này là “học đúng chuyên ngành”.

Hiển nhiên, chúng ta không dốc hết sức lực để theo đuổi những thứ hoàn toàn không hứng thú. Niềm say mê khao khát là động lực chính đáng nhất để theo đuổi thứ gì đó, như vậy chỉ tập trung học cái mình thích, thứ mình sẽ gắn bó sau này thì có gì sai.

Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có cơ hội tiếp cận lại những kiến thức cấp ba ở bậc học cao hơn. Vậy tại sao lại không cho những đầu óc biết ước mơ, sống trong đam mê trong ba năm học ít ỏi bậc phổ thông?

Theo tôi, học toàn diện, nên định nghĩa là ngoài chuyên môn, học sinh nên biết đam mê những kiến thức xã hội, những hiểu biết trong cuộc sống và biết cân bằng giữa những kiến thức khô khan và vận hành thực tế. Chơi thể thao, nghệ thuật cũng nên là một phần của một người học sinh “giỏi toàn diện”.

Nguyễn Thế Hoàn
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,225
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Em thấy nhiều cụ khoái toán nên em cũng khoái quá, xin giới thiệu vài cuốn về toán siêu hay, siêu dễ hiểu mà trẻ nít đọc cũng vào:


1. Định lý cuối cùng của FERMAT ( Đây là cuốn được trao giải sách toán ở đại hội toán mà GS Ngô Bảo Châu được trao giải Phiu, cơ mà giải của GS Châu chỉ được 15 k us, cuốn sách này được 25K, thế mới lạ. Đây có thể nói là cuốn biên niên sử về toán học, trong đó có những kiến thức...cấp 1,2 vô cùng thú vị mà nếu có trong SGK, iem tin toán trong mắt trẻ nít sẽ ...bớt khô khan đi nhiều)
2. Chúa trời có phải là nhà toán học. ( Một cuốn sách nói lên sự kỳ diệu của ...nhiều thứ và rất kỳ lạ là rất nhiều thứ do tự nhiên hay con người tạo ra lại có chung một ..thông số...vv liệu có phải chúa đã dùng...toán học để tạo ra vạn vật?)
3. Mật Mã - Từ cổ điển đến lượng tử. Tác giả là Sinmon Sign -cũng là người viết cuốn 1.( đây là biên niên sử về mật mã, có nhiều kiến thức vô cùng đặc sắc cũng như nhiều tình tiết ghê gớm. Thí rụ dư về cuộc đời vinh quang và bi thảm của nhà toán học lỗi lạc A.M. Turing, người đã chế ra máy Turing để phá mật mã của Phát xít Đức).
4.Thiên tài kỳ dị - và đột phá về toán học của thế kỷ.( kể về nhà toán học G. Perelman. Đọc cuốn sách nầy ta cũng sẽ biết ông anh cả nuôi gà chọi dư lào và bài Do Thái ra sao)

Cụ có link down mấy cuốn này không?
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,659
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Em nói học thuộc ko phải em nói các em ấy có tri nhớ siêu phàm. Ý em nói ở đây là sự nền giáo dục ko có sự sáng tạo. Tranh nhau đi giải mấy cái bài toán mẹo đó để làm gì? Nó chẳng giúp ích mở mnang đầu ococ ra bao nhiêu. Em thật, cụ hỏi cả trăm đứA hsg toán hỏi chúng nó xem ý nghĩa của Sin, Cos là gì thì chúng nó cũng vái. Nhưng hỏi sin2 + cos2 bằng bao nhiêu thì nó ko càn nghi cũng trả lời đc. Trong khi đó, nêu chúng nó đi làm trong nhiều lĩnh vực thì mới thấm thía Sin là gì, cos là gì.
Học thuộc lòng là cách học của người có trí tuệ phát triển chậm thôi cụ. Nói thì hơi quá nhưng em thấy đúng y như vậy, học sinh giỏi VN nhìn cứ ngơ ngơ, trong khi học sinh giỏi nước ngoài nhìn nhanh nhẹn hoạt bát và rất năng động. Em từng học bên nước ngoài, sau vài tháng học em thấy người Tây học rất dốt, sau khoảng nửa năm thì thấy họ học quá giỏi, sau 1 năm thì thôi rồi - người ta học kiểu này thì mình còn lâu mới đuổi kịp.

Sinh viên châu Á mình nhìn có vẻ học kinh khủng lắm, trước kỳ thi á, một tập tài liệu dầy cộp để học thuộc lòng, mà học đi học lại trong vòng cả tháng; đi thi đạt 75 điểm. Sinh viên Tây chơi suốt ngày, trước ngày thi 1-2 hôm thì ôn lại bài và ôn rất sơ sài, sơ sài cực kỳ luôn: đi thi đạt 70 điểm. Nói chuyện với nhau nó bảo mình giỏi quá nhưng trong tâm mình thừa biết nó hơn mình gấp bội (vì mình chỉ là thằng học vẹt). Cái giỏi của người ta là giỏi thật sự, cái giỏi của mình là cái giỏi ảo tưởng.
Các cụ nói nhìn chung là đúng, cháu nhất trí.
Nhưng theo ý chủ quan của cháu, những người học trường chuyên lớp chọn ở VN đều có 1 trí nhớ tuyệt vời hơn nhưng người khác.
Nói đơn giản thế này : cụ có 2 cái máy tính , cấu hình khác tương đương nhau, chỉ có RAM (ROM) là khác nhau. Vậy cái nào đắt tiền hơn.
Nhưng nếu đưa cả 2 cái máy cho 1 người chỉ gõ Word thì ko có khác biệt nhiều :D
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,225
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Các cụ trả lời được câu hỏi tại sao số tiền nhà nước đầu tư cho 1 vận động viên đoạt huy chương đồng (thậm chí không đạt huy chương) seagame (cấp khu vực) cao gấp 1000 lần số tiền đầu tư cho 1 em học sinh đoạt huy chương vàng olympic toán quốc tế IMO (tầm cỡ thế giới) từ ngày em học sinh đó bước chân vào lớp 10, kể cả giải thưởng sau khi đoạt huy chương cũng vậy (HCV olympic toán quốc tế được nhà nước thưởng 15 triệu, HCB thưởng 10 tr, HCĐ thưởng 5 tr, trong khi các em đó phải khổ luyện không kém gì các VĐV thể thao) thì sẽ trả lời được câu hỏi tại sao VN lắm người giỏi toán nhưng không ứng dụng được và các cụ sẽ có cái nhìn cảm thông với các em họ sinh đó và không đòi hỏi thêm điều gì ở các em ấy
 
Chỉnh sửa cuối:

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Các cụ trả lời được câu hỏi tại sao số tiền nhà nước đầu tư cho 1 vận động viên đoạt huy chương đồng (thậm chí không đạt huy chương) seagame (cấp khu vực) cao gấp 1000 lần số tiền đầu tư cho 1 em học sinh đoạt huy chương vàng olympic toán quốc tế IMO (tầm cỡ thế giới) từ ngày em học sinh đó bước chân vào lớp 10, kể cả giải thưởng sau khi đoạt huy chương cũng vậy (HCV olympic toán quốc tế được nhà nước thưởng 15 triệu, HCB thưởng 10 tr, HCĐ thưởng 5 tr, trong khi các em đó phải khổ luyện không kém gì các VĐV thể thao) thì sẽ trả lời được câu hỏi tại sao VN lắm người giỏi toán nhưng không ứng dụng được và các cụ sẽ có cái nhìn cảm thông với các em họ sinh đó và không đòi hỏi thêm điều gì ở các em ấy
Cụ còn gà lắm. So sánh 2 lĩnh vực khác nhau làm sao được, 1 vận động viên Mỹ tiêu tốn hàng triệu đô 1 năm, trong khi 1 giáo sư khoa học được hỗ trợ khoảng 50 nghìn đô 1 năm. Một nhà khoa học giỏi lắm thì cũng chỉ đạt giải thưởng vài trăm nghìn đô (mà phải làm việc hàng thập kỷ mới có kết quả), trong khi 1 võ sĩ boxing đánh 1 trận vài chục phút có vài triệu đô.

2 lĩnh vực khác nhau không thể so sánh, bác sĩ học mười mấy năm, mổ 1 ca được vài trăm đô, ca sĩ chả cần học nhiều, hát 1 bài được vài chuc nghìn đô.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,677
Động cơ
382,603 Mã lực
Cụ còn gà lắm. So sánh 2 lĩnh vực khác nhau làm sao được, 1 vận động viên Mỹ tiêu tốn hàng triệu đô 1 năm, trong khi 1 giáo sư khoa học được hỗ trợ khoảng 50 nghìn đô 1 năm. Một nhà khoa học giỏi lắm thì cũng chỉ đạt giải thưởng vài trăm nghìn đô (mà phải làm việc hàng thập kỷ mới có kết quả), trong khi 1 võ sĩ boxing đánh 1 trận vài chục phút có vài triệu đô.

2 lĩnh vực khác nhau không thể so sánh, bác sĩ học mười mấy năm, mổ 1 ca được vài trăm đô, ca sĩ chả cần học nhiều, hát 1 bài được vài chuc nghìn đô.
Tiền ở thể thao chuyên nghiệp nhà nghề là rất lớn, nhưng đó là tiền tư, đó không phải tiền công, không phải tiền chính phủ lấy từ ngân sách. Ở ta chú phỉnh lấy tiền ngân sách đầu tư cho huy chương seagame và thể thao bán chuyên khá lớn, và đúng là nó lớn hơn nhiều tiền đầu tư cho các tài năng khoa học kỹ thuật trẻ, thông qua học bổng và giải thưởng. Đó là điều cụ Shares nhắc đến. Thể thao chuyên nghiệp nhà nghề là phải tự nuôi được mình.
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Có 1 điều em hóng từ đầu topic đến bây giờ mà vẫn chưa thấy cụ/mợ nào giúp mở mang tầm mắt.
Nhiều người cho rằng VN chỉ giỏi đào tạo thợ làm toán, đám hs được IMO cũng chỉ là học thuộc với abcxyz, vậy đám hs IMO của những nước được coi là hiểu được bản chất của toán, hay cách các nhà làm toán chuyên nghiệp học toán ở thời phổ thông nó khác với cách đám hs IMO của VN học toán như thế nào nhỉ?
Nếu các cụ/mợ biết mà sao lại ko cho em xin, để em còn về góp ý với mấy giáo viên trường chuyên ở VN để họ thay đổi, chứ cứ giấu trong đầu làm gì, kibo thế ;))
Toán học là trừu tượng cụ ạ, mọi thứ công cụ ta dùng trong toán học đều không có thể của nó. Tuy là không có thể, nhưng nó lại giúp ta liên hệ với các thực thể tồn tại trong vũ trụ, bao gồm tất cả thực tại bên ngoài mà cụ đang trải nghiệm. Em lấy ví dụ số âm, số âm thực sự không tồn tại, chả có bất cứ 1 đại lượng nào có thể bé hơn 0 cả, mặc dù vậy ta vẫn dùng nó để liên hệ với thực tại bên ngoài. Rồi số ảo, nghe thì tưởng nó ảo hơn mấy số tự nhiên 1,2,3 nhưng thực ra số ảo và số tự nhiên đều có giá trị "thật" như nhau cả. Chúng chỉ đơn giản là công cụ để ta liên hệ với thực tại, vậy thôi.

Muốn hiểu điều này cụ phải thực sự học toán, chứ không phải giải toán. Khi học được toán rồi, giải toán đối với cụ sẽ không cần học mà tự biết (chỉ sợ khi đó cụ thấy việc giải toán không quan trọng và chả thềm giải thôi). Còn nếu cụ cứ chăm chăm giải toán thì sẽ mại mãi chỉ là 1 anh thợ toán, không bao giờ làm chủ được nó, thậm chí cụ còn quên cách giải các bài toán đó nếu việc giải đó không được bồi đắp liên tục
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
5,823
Động cơ
397,390 Mã lực
Nhiều người đặt câu hỏi : Toán học là do con người PHÁT MINH ra, hay là do con người KHÁM PHÁ ra ?

- Sở dĩ gọi là phát minh, bởi vì quả thực toán học được phát triển dần dần qua nhiều thời đại, từ sơ khai tới phức tạp, bởi nhiều thế hệ con người. Những người này tin rằng nếu không có con người thì không có toán học.
- Sở dĩ gọi là khám phá, vì có người cho rằng toán học là một thực thể (thực thể này trừu tượng không hình tướng) tồn tại sẵn trong vũ trụ dưới dạng tiềm năng hiện hữu. Và con người, với bộ não tiến hoá phù hợp, đã khai quật - tìm ra cái thực thể tiềm năng đó, lôi nó ra ánh sáng. Lí lẽ của trường phái "khám phá" cho rằng, vì toán học mô tả tự nhiên sao mà khớp thế! Chứng tỏ toán học đã tồn tại sẵn trong tự nhiên từ trước khi con người xuất hiện.

Trường phái quan điểm nào cũng có lí lẽ của mình.

Còn theo tư tưởng Duy Thức Tông, có thể Toán học là một sự phóng chiếu cơ cấu của Tâm Thức nhằm hợp lý hoá sự quan sát thế giới của chủ thể tâm thức, đưa đẩy bởi các quy luật nghiệp lực.

Ôi thật khó hiểu !
Bất khả tư nghì.
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Nhiều người đặt câu hỏi : Toán học là do con người PHÁT MINH ra, hay là do con người KHÁM PHÁ ra ?

- Sở dĩ gọi là phát minh, bởi vì quả thực toán học được phát triển dần dần qua nhiều thời đại, từ sơ khai tới phức tạp, bởi nhiều thế hệ con người. Những người này tin rằng nếu không có con người thì không có toán học.
- Sở dĩ gọi là khám phá, vì có người cho rằng toán học là một thực thể (thực thể này trừu tượng không hình tướng) tồn tại sẵn trong vũ trụ dưới dạng tiềm năng hiện hữu. Và con người, với bộ não tiến hoá phù hợp, đã khai quật - tìm ra cái thực thể tiềm năng đó, lôi nó ra ánh sáng. Lí lẽ của trường phái "khám phá" cho rằng, vì toán học mô tả tự nhiên sao mà khớp thế! Chứng tỏ toán học đã tồn tại sẵn trong tự nhiên từ trước khi con người xuất hiện.

Trường phái quan điểm nào cũng có lí lẽ của mình.

Còn theo tư tưởng Duy Thức Tông, có thể Toán học là một sự phóng chiếu cơ cấu của Tâm Thức nhằm hợp lý hoá sự quan sát thế giới của chủ thể tâm thức, đưa đẩy bởi các quy luật nghiệp lực.

Ôi thật khó hiểu !
Bất khả tư nghì.
Cấm chỉ bàn về tôn giáo và tâm linh, đây là toán học cụ ạ và trong tâm linh không có khái niệm toán học.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,225
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Cụ còn gà lắm. So sánh 2 lĩnh vực khác nhau làm sao được, 1 vận động viên Mỹ tiêu tốn hàng triệu đô 1 năm, trong khi 1 giáo sư khoa học được hỗ trợ khoảng 50 nghìn đô 1 năm. Một nhà khoa học giỏi lắm thì cũng chỉ đạt giải thưởng vài trăm nghìn đô (mà phải làm việc hàng thập kỷ mới có kết quả), trong khi 1 võ sĩ boxing đánh 1 trận vài chục phút có vài triệu đô.

2 lĩnh vực khác nhau không thể so sánh, bác sĩ học mười mấy năm, mổ 1 ca được vài trăm đô, ca sĩ chả cần học nhiều, hát 1 bài được vài chuc nghìn đô.

Cụ mới chính là con gà. Tiền từ thể thao đem lại chỉ là hạt cát so với tiền do khoa học đem lại và lợi ích của khoa học cũng to lớn gấp vạn lần..

Một phát minh, một công trình khoa học có tcó thể làm thay đổi cả thế githay đổi cuộc sống của cả tỷ người và có thể đem lại hàng tỷ tỷ đô... nhá.

Nhưng đúng như cụ phihanhgia nói, điều em muốn nói ở đây là bản thân nhà nước còn coi khoa học chẳng là cái gì, chẳng bằng mấy môn thể thao toàn thua thì các cụ còn hy vọng gì ở cái việc ứng dụng toán học (cũng như các ngành khoa học khác), cho đời sống, cho kinh tế, .... nhá.
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
5,823
Động cơ
397,390 Mã lực
Thực ra, chúng ta làm việc với toán học cũng đồng nghĩa chúng ta đang làm việc với những khái niệm siêu hình, không có trong thực tại vật lý như: điểm, đường thẳng, đường tròn, .... Tôn giáo cũng hướng con người đến những khái niệm siêu hình như : Thượng đế, Chúa trời, ...
Các nhà toán học cũng chính là những tín đồ tôn giáo - cho dù có thể họ không để ý.
 

Shamoce

Xe buýt
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
951
Động cơ
268,200 Mã lực
Cụ mới chính là con gà. Tiền từ thể thao đem lại chỉ là hạt cát so với tiền do khoa học đem lại và lợi ích của khoa học cũng to lớn gấp vạn lần..

Một phát minh, một công trình khoa học có tcó thể làm thay đổi cả thế githay đổi cuộc sống của cả tỷ người và có thể đem lại hàng tỷ tỷ đô... nhá.

Nhưng đúng như cụ phihanhgia nói, điều em muốn nói ở đây là bản thân nhà nước còn coi khoa học chẳng là cái gì, chẳng bằng mấy môn thể thao toàn thua thì các cụ còn hy vọng gì ở cái việc ứng dụng toán học (cũng như các ngành khoa học khác), cho đời sống, cho kinh tế, .... nhá.
Cụ lại gà tiếp lần 2. Cụ nói về lợi ích giữa 2 phái khoa học và thể thao. Em xin nói luôn, giá trị của thể thao ở thời điểm này cao hơn giá trị khoa học, đơn giản là vì chúng ta có thể sống hoàn toàn vui vẻ với tiến bộ của khoa học hiện tại và không cần nó tiến bộ hơn nữa, nhưng cuộc đời của đại đa số con người không thể thiếu niềm vui đem lại từ thể thao. Đó là vì sao vận động viên, ca sĩ, cầu thủ ... kiếm nhiều tiền hơn các nhà khoa học rất nhiều lần. Sự tiến bộ của khoa học chưa chắc đã là 1 điều tốt lành, nhưng 1 trận bóng đá nhất định sẽ làm hàng triệu người phấn khích.

Bên nào phục vụ số đông hơn thì bên đó nhận được nhiều lợi lộc hơn thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top