Cụ nói có cái đúng mà cũng có cái sai, chạy bộ nó gần như là môn thể thao nhẹ nhàng nhất có thể tập luyện đc rồi. Ko có nhiều môn ko cần khởi động trc khi tập như chạy (bởi chạy nhẹ nhàng 3-5' đầu tiên cũng coi như khởi động rồi).
Cụ và nhiều người chạy ít (hoặc ko chạy) thì mới nghĩ chạy bộ tạo áp lực cực lớn lên tim trong 1 tg dài. Như em nói bên trên, chạy bộ là 1 môn tương đối nhẹ nhàng. Nhịp tim luôn đc giữ ổn định vì ko bị ép vào cường độ biến thiên nhiều.
Nếu chạy ở mức đốt mỡ hiệu quả nhất là nhịp tim trong vùng zone 2 (cụ nào ko biết chịu khó tự search giúp em). Vừa chạy vừa điều hòa nhịp thở thì chả hiểu lấy áp lực ở đâu để gây hại cho tim đc.
Cái đúng thì chạy bộ nhiều chính xác là gây hại cho xương khớp, đặc biệt vùng đầu gối và thắt lưng. Nhưng cái này thường xảy ra với người chạy quá nhiều (ngày nào cũng chạy hơn 10km) hoặc quá nhanh. Và đặc biệt là sai kỹ thuật tiếp đất và kỹ thuật ổn định giao động vùng thắt lưng.
Đây là lý do mà 7 năm qua em chỉ luôn chạy 1m, ko bị ảnh hưởng bởi ganh đua thành tích, cố quá quá cố. Cứ chạy 1m t/mái, ko nhanh ko cố sức là sẽ tự điều chỉnh đc trạng thái hấp thụ lực của cơ thể. Vừa chạy vừa đưa tay ấn ra sau thắt lưng, thấy cách mở góc chân, nhịp chân ngắn dài, cách hạ hông khi tiếp đất ntn mà thắt lưng ít bị cảm giác chấn động nhất là cứ yên tâm mà chạy.
Nói chung chạy bộ chỉ có hại khi cố sức trước khicó đủ t/gian tự xây dựng k.nghiệm cho mình. Nói kiểu lắng nghe cơ thể thì nghe có vẻ bác học đú. Nên em chỉ nói gọn lại là chạy thong thả tùy theo sức của mình để ổn định đc nhịp thở và q.trọng nhất là ổn định đc cách chạy sao cho đầu gối + thắt lưng ít bị chấn động nhất có thể.
Mấy cái app đo lường thành tích nên bỏ hết đi, cùng lắm thì mang theo cái đồng hồ đo nhịp tim liên tục thôi (thực tế thì cũng chả cần nếu 1 ngày chỉ chạy dưới 10km).