Ngày 4 tháng 5 năm 1407.
Nguyên Trừng rút quân về cửa biển Đại An ( Nam Định), cho xây dựng chiến lũy. Tập hợp thuyền chiến.
Quân Minh tiếp tục tấn công, Trương Phụ, Mộc Thạch kéo quân đến Giao Thủy ( NAm Định), lúc này, Giao Thủy là vùng đất lầy lội, ẩm ướt, quân Minh bị bệnh dịch chết mấy nghìn lính, quân Minh tập trung quân ở cửa Muộn Hải ( Nam Định), sau đó, giả vờ rút lui,kỳ thực đóng quân ở đèo Muộn Hải, giao cho tướng Lưu Thành canh gác nghiêm nhặt, hàng ngày lấy quân Việt ( phản bội) đi do thám.
Thấy quân Minh rút, Nguyên Trừng tưởng quân Minh bị bệnh dịch phải lui, bèn cho thuyền vào Tây ĐÔ đón Quý Ly và Hán Thương ra, úy lạo tinh thần quân sỹ. Quý Ly, Hán Thương như 2 con rùa rụt cổ, trong nước thì giết vua như lấy đồ trong túi, người dân hở ra là chém, nhưng khi thấy có binh biến thì chạy trốn thực hèn hạ làm sao.
Đoàn thuyền của quân Hồ rầm rộ kéo đi, đến tận cửa sông Hoàng Giang, kéo dài đến 10 dặm, trên bộ là lực lượng khoảng 10.000 quân. Mục đích của Nguyên Trừng là mở trận phản kích lớn dùng 7 vạn quân thủy bộ từ Hoàng Giang đánh vào cửa Hàm Tử. Ông giao cho Hồ Xạ, Trần Đĩnh chỉ huy cánh quân bộ ở bờ phía nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy cánh quân bộ ở bờ bắc; Đỗ Mãn và Hồ Vấn chỉ huy thủy quân, đích thân Hồ Nguyên Trừng đi cùng cánh quân này.
Quân Minh đã đặt phục binh từ trước, và, lực lượng giúp sức chính cho quân Minh chính là lính Việt làm nội gián trên thuyền chiến, nhận được ám hiệu của nội phản, quân Minh ào lên tấn công từ các hướng 2 bên sông, quân Hồ bất ngờ, hàng ngũ rối loạn, không kịp khai hỏa đã bị chém chết, quân Minh ập lên, quân Việt nội phản đánh ra, Hồ Xạ, Trần Đĩnh bị bắt sống, các tướng khác bị chém tại trận, 10.000 quân bị chặt đầu, số khác chết đuối, dòng sông đỏ máu, Quý Ly, Hán Thương kêu khóc thảm thê.
Toàn bộ chiến thuyền chở lương bị quân Minh thu sạch, 1 số quan lại như Thị trung Trần Nguyên Chỉ, Trung thư lệnh Trần Sư Hiền và nhiều tướng cấp cao khác đầu hàng người Minh.
Quý Ly, Hán Thương, Nguyên Trừng cướp được thuyền nhỏ, trên thuyền có lính, bèn đổi áo cho lính rồi cùng nhau bỏ chạy về Thanh Hóa bằng đường biển.
Nguyên Trừng rút quân về cửa biển Đại An ( Nam Định), cho xây dựng chiến lũy. Tập hợp thuyền chiến.
Quân Minh tiếp tục tấn công, Trương Phụ, Mộc Thạch kéo quân đến Giao Thủy ( NAm Định), lúc này, Giao Thủy là vùng đất lầy lội, ẩm ướt, quân Minh bị bệnh dịch chết mấy nghìn lính, quân Minh tập trung quân ở cửa Muộn Hải ( Nam Định), sau đó, giả vờ rút lui,kỳ thực đóng quân ở đèo Muộn Hải, giao cho tướng Lưu Thành canh gác nghiêm nhặt, hàng ngày lấy quân Việt ( phản bội) đi do thám.
Thấy quân Minh rút, Nguyên Trừng tưởng quân Minh bị bệnh dịch phải lui, bèn cho thuyền vào Tây ĐÔ đón Quý Ly và Hán Thương ra, úy lạo tinh thần quân sỹ. Quý Ly, Hán Thương như 2 con rùa rụt cổ, trong nước thì giết vua như lấy đồ trong túi, người dân hở ra là chém, nhưng khi thấy có binh biến thì chạy trốn thực hèn hạ làm sao.
Đoàn thuyền của quân Hồ rầm rộ kéo đi, đến tận cửa sông Hoàng Giang, kéo dài đến 10 dặm, trên bộ là lực lượng khoảng 10.000 quân. Mục đích của Nguyên Trừng là mở trận phản kích lớn dùng 7 vạn quân thủy bộ từ Hoàng Giang đánh vào cửa Hàm Tử. Ông giao cho Hồ Xạ, Trần Đĩnh chỉ huy cánh quân bộ ở bờ phía nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy cánh quân bộ ở bờ bắc; Đỗ Mãn và Hồ Vấn chỉ huy thủy quân, đích thân Hồ Nguyên Trừng đi cùng cánh quân này.
Quân Minh đã đặt phục binh từ trước, và, lực lượng giúp sức chính cho quân Minh chính là lính Việt làm nội gián trên thuyền chiến, nhận được ám hiệu của nội phản, quân Minh ào lên tấn công từ các hướng 2 bên sông, quân Hồ bất ngờ, hàng ngũ rối loạn, không kịp khai hỏa đã bị chém chết, quân Minh ập lên, quân Việt nội phản đánh ra, Hồ Xạ, Trần Đĩnh bị bắt sống, các tướng khác bị chém tại trận, 10.000 quân bị chặt đầu, số khác chết đuối, dòng sông đỏ máu, Quý Ly, Hán Thương kêu khóc thảm thê.
Toàn bộ chiến thuyền chở lương bị quân Minh thu sạch, 1 số quan lại như Thị trung Trần Nguyên Chỉ, Trung thư lệnh Trần Sư Hiền và nhiều tướng cấp cao khác đầu hàng người Minh.
Quý Ly, Hán Thương, Nguyên Trừng cướp được thuyền nhỏ, trên thuyền có lính, bèn đổi áo cho lính rồi cùng nhau bỏ chạy về Thanh Hóa bằng đường biển.