V/ Phần năm: Sau giờ chiến đấu.
Để thêm phần tự hào, xin mời các bác tham khảo: T
ruyền thông của tụi Tai-lông biên về sự đổ bộ của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ lên chiến trường Tây Âu.
Theo khảo cứu của colonel Maurice Rives:
Khi đến chính quốc, các chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ khơi dậy sự tò mò vì những chiếc nón lá cọ (les salaccos en latanier) của họ, những bộ răng sơn đen và những đôi đũa họ sử dụng để ăn. Cho đến năm 1917, họ luôn được chào đón bằng sự vui vẻ và tình hữu ái thiết lập giữa họ và dân chính quốc. Tài liệu lưu trữ chỉ ghi lại một sự cố duy nhất: tại Somme, những người lính tập tắm truồng trong bể giặt công cộng của một ngôi làng đã bị quân cảnh phạt vì lỗi sinh hoạt không đứng đắn. Sự kiện này được thuật lại trong tờ báo Ý kiến (l'Opinion) của bán đảo.
(hí hí-đây là tội nặng nhất trên chiến trường Tây Âu mà các cụ nhà ta mắc phải –lời bình của Baoleo).
Các sĩ quan và hạ sĩ quan châu Âu của tiểu đoàn lính BB thuộc địa (BTI), những người mà chưa/không từng phục vụ ở Đông Dương, nhận xét rằng "rất khó để nhận ra đời sống tinh thần đạo đức của các chiến binh trong ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’. Đó là những người sống rất khép kín và không cởi mở với cấp trên của họ".
Một sĩ quan của tiểu đoàn thuộc địa 12 (12ème BTI) tuy nhiên lại cho rằng những con người của ông ta- các chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ – lại là "những người can đảm và rất tận tâm".
Trong khi một người khác nhận ra rằng: những chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ của ông ta, nói được ba ngôn ngữ: le Cuôc Ngu (sic) (tức quốc ngữ), le Nôm (1) (tức tiếng Nôm) và le Chinois (tức tiếng Hán) nhưng không nói được chút tiếng Pháp nào.
Một số hạ sĩ quan đặt biệt danh cho những người có nguồn gốc từ bán đảo là "người Aztec".
Và trên hết, Bộ chỉ huy quân Đồng Minh đã làm mọi thứ cần thiết để những chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ không phải đối mặt với quá nhiều vấn đề nghiêm trọng của môi trường khí hậu.
Những chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ nhận được quần áo ấm và các sản phẩm của đất nước họ như trầu, cau hạt, hạt tiêu; một nhà máy nước mắm hoạt động tại Pháp.
Tướng Claudel đã tự mình viết một bản chỉ dẫn cách nấu cơm cho những chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ và cung cấp cho lính tiểu đoàn 21, vào năm 1917 một "cai quan" (quần dài) không có nút, và chữ Hán thay vì chữ Pháp.
Còn theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với những chiến binh của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính An Nam.
Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu.
Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã nhận được lệnh cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất.
Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt.
Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp.
Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương.
Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille.
Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp.
Chính phủ Pháp đã rất quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.
Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » 2) công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất.
Những chiến bin An Nam hy sinh, xương cốt của họ được an táng tại Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.
Xi-nê-ma minh họa nào:
Ở xứ Tây Dương mà các cụ lính vẫn giữ bản sắc Việt: Ăn đũa chứ không thèm dùng dao, thìa, dĩa.
Các cụ trong OF có thể thấy có cái chai trên mâm, đó chính là hồn cốt của bữa ăn Việt, đó chính là chai...nước mắm.
Phút dừng chân trên chiến trường, bắt trước các chiến sỹ Quân giải phóng trên đường Trường Sơn những năm 6x-7x, các cụ chiến binh thời 1x, cũng ca cóng trên các nẻo đường chiến trận trời Âu.