Hôm nay nhà cháu chiếu sang tập phim: Chiến đấu trong quân chủng Không quân - phần II của sê-ri xi-nê-ma nhiều tập về các cụ lính Việt thời Cát-tó.
(xin các bác xem lại cấu trúc của các tập phim về các cụ nhà ta, tham gia đánh nhau thời Cát-tó, mà nhà cháu đã 'bốt' ở trang 10, để dễ theo dõi ạ )
II/ Phần hai : Chiến đấu trong quân chủng Không quân :
Nói đến Không quân nói chung và phi công nói riêng, sách lịch sử của nhà trường XHCN, thường cho biết: Phi công đầu tiên, là Cụ Lê Hồng Phong người Hưng Nguyên, xứ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Tuy nhiên, nói cho công bằng, thì phi công người Việt đầu tiên, là người xứ Nam Kỳ, con điền chủ ở Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương, ông là Đỗ Hữu Vị.
Ở Sài Gòn trước kia có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ).
Hiện nay, đường Đỗ Hữu Vị được đổi tên lại là đường Huỳnh Thúc Kháng ở quận 1.
Một số trường học được mang tên Đỗ Hữu Vị, trong đó có trường Kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon - trước đây là trường máy Đỗ Hữu Vị.
Còn tại Hà Nội, phố Đỗ Hữu Vị thời Pháp thuộc, nay đã được đổi tên lại thành phố Cửa Bắc hiện nay. Và ngôi trường Phan Đình Phùng ở phố Cửa Bắc Hà Nội, hồi Tây từng được gọi là trường Đỗ Hữu Vị.
Trong Thế chiến 1, ông phục vụ trong không quân Pháp, là phi công cường kích theo cách gọi bây giờ, trước đó ông phục vụ trong 1 phi đội ở mặt trận Maroc-Algerie năm 1912-1913. Thế chiến 1 ông là biên đội phó 1 biên đội phóng pháo trên mặt trận Pháp-Đức, từng ném bom xuống Karlsruhe, Ludwigshafen.
Tuy nhiên, nói cho chính xác hơn thì Đỗ Hữu Vị có thể từng là phi đoàn phó (commandant adjoint d' un groupe de bombardement) vì từ năm 1949 KQ Pháp dùng từ escadron thay cho group.
Ảnh phi công Đỗ Hữu Vị