[Funland] Hình ảnh và bình luận về người lính Việt trong đại chiến thế giới I

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
So sánh ‘fun’ 1 téo về quân phục :
Nhà cháu đã từng ‘bốt’ bên trên rằng :
Nom quân phục của các cụ, áo buông ngoài quần, thắt xanh-tuya-rông, cứ thấy nhang nhác giống quân phục K-74 thời 1974-1977.
Rồi lại còn quả ‘đúc Tầu’ nữa chứ. Thời ‘Cát-tó’, các cụ cũng đã dận quả ‘đúc Tầu’, y như quân trang nhà cháu được phát năm 1974.
Minh họa quả ảnh thời 7x, nhà cháu diện cả cây K-74, nom vẫn chẳng khác quân trang thời 1x của các cụ bao lăm.


 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cụ chắc có nghiên cứu cho em hỏi năm đó thế giới đã dùng passport chưa? Nếu rồi thì passport các cụ An nam nhà mình ghi thế nào ạ? Có hình ảnh tư liệu thì tốt quá
năm đó xứ An nam vẫn là thuộc Pháp .
bác bóng chày nghĩ đi tỉnh này sang tỉnh khác phải dùng bát bo ??? =))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nếu cứ xét theo nhân chủng học thì người An Nam(tức Việt nam ngày nay) vào năm 1916 khá cao to khỏe mạnh. Nông nỗi nào mà bây giờ ngày càng gầy bé đi.
nông nỗi của các cái loại đế quốc thực dân hết chiến tranh rồi lại còn lôi cái cấm vậnn ra
cái tông nhân nhà thằng Mỹ
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,403
Động cơ
641,331 Mã lực
Em có đọc đâu đó rằng so với năm 44 thì năm 94 chiều cao TB của thanh niên Việt ta giảm từ 1,66m xuống 1,64m. Cũng chả đổ cho cấm vận được tất đâu, vì năm 89 chưa hết cấm vận ta đã có gạo xuất khẩu rồi.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Em có đọc đâu đó rằng so với năm 44 thì năm 94 chiều cao TB của thanh niên Việt ta giảm từ 1,66m xuống 1,64m. Cũng chả đổ cho cấm vận được tất đâu, vì năm 89 chưa hết cấm vận ta đã có gạo xuất khẩu rồi.
Chỉ là khg đói thôi. Aw thiếu chất lớn thế nào đc
Đâu như h thuốc giảm cân bán vù vù trẻ con cấp 2 cao mét chín i
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
Chào các cụ trong OF. Chúc các cụ 1 ngày mới chắc tay lái, an toàn trên mọi nẻo đường. :))
Ta lại tiếp tục hành quân cùng các cụ chiến binh thời Cát-tó nào.

Rời Tổng trạm giao liên, các cụ thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ hành quân thẳng ra mặt trận.
Một trong các mặt trận nóng bỏng, là mặt trận Hy Lạp.

Sau đây là hình ảnh các cụ thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ trên mặt trận Hy Lạp.

1/ Đây, một đại đội bộ binh Việt Nam đang hành quân trên đất Hy Lạp, tại mặt trận Xa-lô-ních-cơ (xa xôi kinh phết).
Thời điểm này là vào tháng 5 năm 1916.
Lưu ý rằng, cho mãi tới sau này (những năm 195x), mỗi đại đội bộ binh theo biên chế của Pháp, chỉ có tầm 2-3 sỹ quan là cùng. Chẳng như quân ta bây giờ, 1 đại đội cũng được biên chế nhiều cán bộ quá.

Bình loạn tý hi
Cho đến tận những năm 198x, các quý cô vẫn thích chọn ý trung nhân có tiêu chuẩn là:
-tích tắc
-lúc lắc
-đứng ngoài hàng.

Giờ nom ảnh này, thấy cán bộ chỉ huy đúng là:
-tích tắc: có đồng hồ đeo tay
-lúc lắc: có súng lục đeo hông
-đứng ngoài hàng: đúng là cán bộ đi lệch hẳn ra khỏi hàng quân.





2/ Tiếp ảnh nào.
Đại đội bộ binh Việt Nam tập kết tại tiền duyên mặt trận.
Đây là mặt trận Xa-lô-ních-cơ. Địa danh này là tên của 1 thành phố lớn thứ 2 của Hy Lạp, và là thủ phủ của vùng Mác-xê-đô-ni-a.
Các cụ lính Việt lúc này, trong quân phục tác chiến.

Bình loạn tý hi
Mũ tác chiến của các cụ, vẫn là chiếc ‘nón dấu’ bằng lá, che chắn mảnh đạn thế qoái nào được nhỉ.
Sau này cũng thế, chiếc ‘nón tai bèo’ của Quân Giải Phóng, cũng chẳng chắn được tí vẹo mảnh đạn nào, chỉ được làm nền đẹp cho thơ ông Tố Hữu: sáng trên đầu như một khoảng trời xanh’. Hụ hụ.
Miềng mà có quyền, thì tác chiến, cứ phải là đội mũ sắt.

 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Bọn pháp nóa phân biệt phết nhá
Lính tộc nào cho ăn mặc đội mũ theo tộc ấy cấm lẫn. Lính hồi là tuy ban lính pháp là mũ cát két lính tuy ni di mũ chóp
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
13,119
Động cơ
567,319 Mã lực
Cụ HuyArt nói thế, nhà cháu e rằng có phần oan cho các cụ lính Việt thời Cát tó- đ..ít duýt quá.
Bởi quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1955. Khi đó,các cụ lính Việt tham gia thế chiến 1, đặc biệt các cụ đánh nhau năm 1916 như nhà cháu đang 'bốt' hình, thì đến năm 1955, các cụ ấy đã được 59 tuổi rồi, quá tuổi quân dịch, nên sẽ không tham gia đâu ợ ;)).

Theo nhà cháu, các cụ ấy thuộc phe Đồng Minh, đánh lại quân Đức tặc, bàn chân của các cụ ấy đã đi qua khắp các nẻo đường Trung Âu và Tây Âu như Hy Lạp, Áo, Pháp, Đức, v. v...., góp phần bảo vệ và giải phóng châu Âu, oai dũng chả kém Hồng quân Liên Xô trong thế chế 2 .Hi hi.
Các cụ ấy, rất nên được coi trọng. Ngay cả Cụ Hồ nhà ta, trong chuyến thăm Pháp lần đầu tiên, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam ta, cũng đã đến viếng Đài tưởng niệm các cụ lính Việt, đã hy sinh trong thế chiến 1 mà.
Cụ cũng đại xá cho các cụ lính Việt, tham gia Thế chiến 1 nhá. Hi hi.
Ý em nói là lực lượng quân đội này sau đó đa phần tham gia vào Việt Quân Đoàn của Bảo Đại là tiền thân của Quân lực VN Cộng hòa, có người leo tới chức tổng thống thì phải. Còn cụ thể những người đã tham gia thế chiến 1 thì chắc cũng khó còn tại ngũ. Em cũng không hiểu thế chiến 1 đã có phe Đồng minh chưa, nhưng vì đây là lực lượng được coi là lính lê dương của quân đội nhà nghề Pháp đang đô hộ VN, thế nên khi giành được độc lập thì mặc nhiên ít được vinh danh(thế nên mới có tình trạng tự hủy hoại các loại giấy tờ của mình có liên quan chế độ cũ như cụ đã nói). Hơn nữa, đây chỉ là số lượng rất nhỏ, được lựa chọn kỹ cho 1 binh chủng thiện chiến làm nhiệm vụ quốc tế nên ở góc độ nào đó họ là những người hùng, cũng xứng đáng được ghi vào sử sách. Còn phần lớn lực lượng lính khố xanh, khố đỏ là ở trong nước và cùng với binh lính Pháp tiêu diệt khá nhiều các cuộc khởi nghĩa và gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng Việt Minh sau này.
Việc ông cụ thăm viếng tượng đài vinh danh lực lượng làm nhiệm vụ quốc tế này là việc nên làm, trong giai đoạn trứng nước khi đó và nhãn quan chính trị bậc thầy cùng tư tưởng quốc tế vô sản thì quá hợp lòng người và là bước đi ngoại giao hoàn hảo. Nhưng có 1 thực tế là họ không hề được nhắc tới cho tới những năm gần đây và nó khá bó hẹp trong 1 nhóm người thích nghiên cứu thôi ạ.
Có những con cháu có lòng như cụ và cụ chủ thớt thì các bậc tiền nhân cũng mát lòng mát dạ, và họ cùng với lòng can trường dũng cảm sẽ sống mãi với thời gian
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
13,119
Động cơ
567,319 Mã lực
Em có đọc đâu đó rằng so với năm 44 thì năm 94 chiều cao TB của thanh niên Việt ta giảm từ 1,66m xuống 1,64m. Cũng chả đổ cho cấm vận được tất đâu, vì năm 89 chưa hết cấm vận ta đã có gạo xuất khẩu rồi.
Giai đoạn sinh học cần dinh dưỡng nhất cho phát triển chiều cao là từ 10 - 16 tuổi. Thế nên thời điểm năm 94 như cụ nói nó lùi về những năm 82 - 84(khó khăn về kinh tế nhất). Hơn nữa, kinh tế hay chế độ dinh dưỡng nó ở mức bình diện rộng chứ không chỉ phụ thuộc vào gạo.
Còn vụ cái nón truyền thống và mũ tai bèo sau này, khi đã làm nhiệm vụ quốc tế thì màu cờ sắc áo nó rất quan trọng, cái nón có mềm, mỏng thì nó cũng thể hiện cho hồn cốt dân tộc, thế chiến 1 hình như mũ sắt cũng chưa phổ biến thế nên mũ nào mà dính đạn thì thương tổn cũng giống nhau thôi. Còn mũ tai bèo đặc biệt thích hợp di chuyển trong rừng già nhiệt đới, cái này các cụ sớt trên mạng chắc cũng có những giải thích phù hợp
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
Ý em nói là lực lượng quân đội này sau đó đa phần tham gia vào Việt Quân Đoàn của Bảo Đại là tiền thân của Quân lực VN Cộng hòa, có người leo tới chức tổng thống thì phải. Còn cụ thể những người đã tham gia thế chiến 1 thì chắc cũng khó còn tại ngũ. Em cũng không hiểu thế chiến 1 đã có phe Đồng minh chưa, nhưng vì đây là lực lượng được coi là lính lê dương của quân đội nhà nghề Pháp đang đô hộ VN, thế nên khi giành được độc lập thì mặc nhiên ít được vinh danh(thế nên mới có tình trạng tự hủy hoại các loại giấy tờ của mình có liên quan chế độ cũ như cụ đã nói). Hơn nữa, đây chỉ là số lượng rất nhỏ, được lựa chọn kỹ cho 1 binh chủng thiện chiến làm nhiệm vụ quốc tế nên ở góc độ nào đó họ là những người hùng, cũng xứng đáng được ghi vào sử sách. Còn phần lớn lực lượng lính khố xanh, khố đỏ là ở trong nước và cùng với binh lính Pháp tiêu diệt khá nhiều các cuộc khởi nghĩa và gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng Việt Minh sau này.
Việc ông cụ thăm viếng tượng đài vinh danh lực lượng làm nhiệm vụ quốc tế này là việc nên làm, trong giai đoạn trứng nước khi đó và nhãn quan chính trị bậc thầy cùng tư tưởng quốc tế vô sản thì quá hợp lòng người và là bước đi ngoại giao hoàn hảo. Nhưng có 1 thực tế là họ không hề được nhắc tới cho tới những năm gần đây và nó khá bó hẹp trong 1 nhóm người thích nghiên cứu thôi ạ.
Có những con cháu có lòng như cụ và cụ chủ thớt thì các bậc tiền nhân cũng mát lòng mát dạ, và họ cùng với lòng can trường dũng cảm sẽ sống mãi với thời gian
Bác HuyArt kính,

Nhà cháu trộm nghĩ thế này:
Thế chiến 1, các nước gồm Anh-Pháp-Mỹ - Úc – Nga,v.v... liên minh với nhau, để đánh lại quân Đức tặc.
Cho đến tận ngày nay, báo chí lề phải của ta, vẫn coi Liên minh trên, là phe tiến bộ.
Vậy cứ theo thuyết ‘Tam đoạn luận’, các cụ chiến binh nhà ta, tham gia trong phe Đồng Minh hồi Cát-tó, hẳn là thuộc phe chính nghĩa.

Việc chúng ta, ít biết về các cụ chiến binh binh Việt, tham gia đánh trận Cát-tó, thì truyền thông lề phải, sẽ còn mắc nợ với lịch sử, do quan niệm cứng nhắc một thủa.

Việc nhà cháu, tìm hiểu về các cụ chiến binh binh Việt, tham gia đánh trận Cát-tó trong OF này, cũng là một việc để “các bậc tiền nhân cũng mát lòng mát dạ, và họ cùng với lòng can trường dũng cảm sẽ sống mãi với thời gian” như bác đã biên bên trên.
Kính bác.

Tái biên (hi hi):
Các cụ nhà ta thời Cát -tó, sau khi tham gia tác chiến, đã được chuyển đổi sang trang bị mũ sắt và quân phục tác chiến mưa tuyết đấy, bác HuyArt nhá. Nhà cháu sẽ bót ảnh trong tập xi-nê-ma tiếp sau. Hi hi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
Để nói về sự oai dũng của các cụ chiến binh đánh trận Cát-tó, xin được nói về mặt trận Hy Lạp thời Thế chiến 1 có sự tham gia của các cụ lính Việt, trích từ tài liệu Pháp:

Trong số 4 tiểu đoàn chiến đấu thì có 2 tiểu đoàn phục vụ ở mặt trận phía Đông của Thế chiến 1 ( Macedonia) : tiểu đoàn 1 và 2.

Ngày 10 tháng 5 năm 1916, tiểu đoàn 1 đến Salonika (tức Thessaloniki). Chỉ huy là tiểu đoàn trưởng FIERARD, tiểu đoàn có 4 trung úy (quan hai), hai thiếu úy (quan một), và 1.000 lính bản địa Đông Dương.

Tháng Giêng năm 1917, tiểu đoàn rời cứ điểm cố thủ Topsin (phía bắc Thessaloniki ) và đi qua lãnh thổ Veria, Kojani, Serevia , Larissa và Tymros trong tháng Sáu, chiếm lĩnh huyện Trikala tháng Bảy năm 1917.

Trong tháng Tám, tiểu đoàn tiến vào khu vực Monastir trước khi tiến về Droveno, tại đó nó thay chân cho một tiểu đoàn Hy Lạp trên tuyến 1. Các ngày 19 và 20 tháng 10 tiểu đoàn tấn công vào khu vực giữa các hồ Malik và Okrida cùng trung đoàn BB 175.

Ngày 31 Tháng Bảy năm 1918 , các đại đội 2 và 3 tăng cường 1 đại đội súng máy hành quân bộ đột nhập vào tiểu vùng Selce, tiến đến phía các tiền đồn, để đối phó với một cuộc tấn công của quân Áo và cuộc tấn công đó đã bị đẩy lui. Ngày 25 tháng 8, theo sau đường rút của một nhóm quân Ý, tiểu đoàn rút về phía Groupe de Griba và tại điểm dùng phía đông Mecan, tại đó nó đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Bungari. Bắt đầu từ tháng 10 nó bảo vệ đoạn giữa 1 con sông đi qua Belica và đường Struga-Dobra.

Ngày 30 tháng 1 năm 1919, tiểu đoàn đi tàu tới Salonika và ngày 6 tháng 2 đổ bộ xuống Fiume.

Tiểu đoàn 2 thành lập ngày 1 tháng Giêng năm 1916 bằng lính tập của trung đoàn lính tập Bắc Kỳ số 3.

Tiểu đoàn đến Thessaloniki ngày 17 tháng 5 năm 1916 và thay chân cho trung đoàn bộ binh thuộc địa Algeria số 21 trên các vị trí tại cứ điểm phòng ngự Salonika.

Tháng 8 năm 1916, tiểu đoàn tham gia biệt phái tại Struma cùng với các trung đoàn lính kỵ binh Phi châu số 4 và số 8 và một đại đội pháo ngựa kéo. Nhân một chuyến trinh sát bờ trái Struma, tiểu đoàn chiếm được một chiến hào của quân Bulgaria và bắt được một số tù binh. Cuối tháng 11 năm 1916 tiểu đoàn được phái đến Albania, tại đó nó đánh chiếm 1 ngôi làng ở Visavic, phía bắc hồ Malic vào tháng 12.

Vào ngày 01 tháng 1 năm 1917, đại đội 1 chiếm làng Veliterna. Vào tháng Tư một phân đội của tiểu đoàn chiếm lĩnh các điểm cao Polena, phản công và đánh lui các đội tiên phong quân Albania. Ngày 23 tháng 9, một phân đội của tiểu đoàn phá hủy một cây cầu của Áo trong khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cho sư đoàn của mình chuyển quân.

Trong năm 1918, nhiều cuộc tấn công chủ yếu đã thành công, và vào tháng Bảy, tiểu đoàn yểm hộ cuộc tấn công của các nhóm quân sư đoàn BB 57. Cuối cùng, trong quá trình cuộc tấn công thắng lợi, sẽ quyết định số phận của quân đội Bulgaria, tiểu đoàn 2 tiến vào khu vực Okrida nơi tiểu đoàn sẽ tham gia vào các hoạt động chung.

Tại mặt trận phía Đông Thế chiến 1, các đơn vị Đông Dương thuộc tập đoàn quân Phương Đông Pháp (L’Armée française d’Orient (AFO)). Đơn vị này có 8 sư đoàn bộ binh (trong đó có 2 sư đoàn BB thuộc địa), một lữ đoàn kỵ binh và nhiều đơn vị binh chủng kể cả không quân. Tập đoàn quân này nằm trong thành phần Đạo quân Đồng Minh trên mặt trận phía Đông, gồm quân Anh, Pháp, Nga, Ý, Serbie, Hy Lạp. Năm 1918 đạo quân này nằm dưới quyền chỉ huy chung của đại tướng lục quân Pháp Louis Franchet d'Esperey.

Nhà cháu sẽ ‘bốt’ ảnh dần dần, để các cụ được thưởng lãm dần ạ.
 

NIEM_KHUC_CUOI

Xe tải
Biển số
OF-320892
Ngày cấp bằng
24/5/14
Số km
241
Động cơ
292,380 Mã lực
Có cụ nào thạo về huân chương Pháp không, cái mề đay trên ngực áo cụ lính Việt là loại gì đấy nhở? Xa quá nhìn không rõ, cụ nào đam mê sưu tầm các loại huân huy chương kết thành hội đê. Em vừa kiếm được bộ của mấy anh kủ sâm nhà Ủn đẹp lung linh.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
10,891
Động cơ
73 Mã lực
Em post cái này vào đây để chúng ta thấy được toàn cảnh WWI mà các cụ lính việt phải đối mặt
Cách đây một thế kỷ, Thế chiến I nổ ra và được coi là “cuộc chiến tranh để chấm dứt mọi chiến tranh” biến cả châu Âu thành một đống đổ nát và khiến hơn 9 triệu người thiệt mạng.​
Để kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc này bùng nổ, Reuters vừa đăng những bức ảnh chưa từng được công bố lột tả một cách sinh động và chân thật nhất đời sống và cuộc đấu tranh vật lộn giữa ranh giới sống chết mong manh của những người lính bình thường trong cuộc chiến toàn cầu đầu tiên của nhân loại.​
Những bức ảnh này do một nhiếp ảnh gia vô danh chụp lại, và được bảo quản trong những chiếc đĩa thủy tinh trong kho lưu trữ của lực lượng Kỵ binh Thiết giáp quân đội Pháp. Đây chính là những khoảnh khắc chân thực nhất giúp chúng ta hình dung được sự tàn bạo và khắc nghiệt của chiến tranh.​
Thế chiến I chứng kiến sự ra đời của loại hình tác chiến chiến hào đầu tiên trong lịch sử, và chiến hào đã làm một cuộc cách mạng thực sự thay đổi một cách toàn diện những chiến thuật, chiến lược mà các tướng lĩnh từng áp dụng trên chiến trường.
Chiến tranh chiến hào ra đời từ cuộc cách mạng hỏa lực với sự phát triển của súng trường, súng máy và pháo binh, trong khi các phương tiện cơ động cho bộ binh không bắt kịp với bước tiến vũ bão này.
Chính vì sự khác biệt giữa vũ khí ngày càng hiện đại và các phương tiện cơ động lạc hậu, những vị trí phòng thủ như thế này luôn đạt được ưu thế rõ ràng trong chiến đấu.
Trong chiến đấu, binh lính chủ yếu chui rúc trong các chiến hào chật hẹp, bẩn thỉu, và xung quanh chăng đầy các lớp dây thép gai để hạn chế khả năng xâm nhập chiến tuyến của đối phương.
Hệ thống chiến hào của một đội quân có thể được đào dài hàng trăm km, và thường xuyên phải được củng cố, sửa chữa dưới hỏa lực của pháo binh địch.
Họ có những lô cốt đặc biệt dành riêng cho các xạ thủ súng máy.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
10,891
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )
.
Những người lính Pháp tạo dáng trong một chiến hào phía trên Ablain-Saint-Nazaire tại mặt trận Artois ở miền bắc nước Pháp.
Phía trên chiến hào, binh lính xây dựng những túp lều tạm bợ. Túp lều trong ảnh được các binh sĩ đặt tên là Chalet.
Vì thiếu các phương tiện cơ động hiệu quả trên chiến trường, các Lữ đoàn Kỵ binh Pháp phải cho binh lính sử dụng xe đạp để hành quân.
Sự thiếu hụt động cơ cơ giới hóa cũng khiến các đạo quân phải sử dụng động vật thay sức kéo. Trong ảnh là một con chó được dùng để kéo một khẩu súng máy của Bỉ.
Trong thời kỳ này, đồ hộp chưa được phát minh, vì thế các binh sĩ vẫn phải tự chuẩn bị thực phẩm cho mình ngay trên chiến trường.
Vì chiến tranh chiến hào thường khiến cuộc chiến lâm vào thế bế tắc và không ai chiếm được ưu thế, các binh sĩ phải tìm cách tự điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống ngột ngạt trên chiến trường. Trong ảnh là một binh sĩ vừa tắm xong tại một chốt gác ở tiền tuyến. Tấm biển bên cạnh có dòng chữ “Khu tắm hơi Poilu, dịch vụ tắm vòi, mát-xa, xoa bóp chân và cắt móng tay. Miễn phí mát-xa cho phụ nữ.”
Để tăng cường sĩ khí cho các binh sĩ, quân đội thường mời các nghệ sĩ tới biểu diễn ngay trên chiến trường.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
Người Việt trong đại chiến 1 như là nô lệ. Giỡ đã ngẩng cao đầu
Không ạ, đấy là do cách truyền thông, làm cho nhiều người ngộ nhận thế.
Chứ các cụ An Nam ta, tham gia đánh trận bảo vệ và giải phóng châu Âu thời Cát-tó, oai dũng chả kém bố con thằng Tây nào.
Thậm trí, oai dũng hơn cả ....Hồng quân Liên Xô thời Thế chiến 2 ấy chớ.
Bác cứ xem tiếp tục phim, bác sẽ thấy, như nhà cháu vẫn tin tưởng. :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
Hoan hô,:D
Bác ‘Pháo phản lực bắn loạt’ và các bác khác, góp thêm nhiều tư liệu, thành ra, Xi-nê-ma về các cụ lính Việt thời Cát-tó, càng ngày càng phong phú quá.
Nhà cháu phẩn –phấn khởi là. =D>
Nhà cháu dự định xi-nê-ma về các cụ chiến binh Việt thời Đệ nhất Thế chiến, sẽ có các phần sau :

I/ Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

Từ đầu đến giờ, các bác và nhà cháu, đều đang trình chiếu câu chuyện và hình ảnh của các cụ lính Việt, thuộc phần này.
Nhà cháu sẽ tiếp tục trình chiếu tập phim này.

II/ Phần hai : Chiến đấu trong quân chủng Không quân :
Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu, các cụ An Nam ta, chiến đấu trong quân chủng Không quân Đồng Minh, thời Cát-tó.

III/ Phần ba : Chiến đấu trong quân chủng Hải quân :
Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu, các cụ An Nam ta, chiến đấu trong quân chủng Hải quân Đồng Minh, thời Cát-tó.

IV/ Phần bốn : Quân nhân chuyên nghiệp trong các Nhà máy Quân giới :

Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu, các cụ An Nam ta, tham gia chế tạo máy bay, đại bác, và các thể loại khác.

V/ Phần năm : Sau giờ chiến đấu :

Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu, các cụ An Nam ta, vui chơi dư lào, ca múa ra làm sao, và làm ‘xanh-sạch-đẹp’ doanh trại theo chỉ thị của Tổng cục Chính trị thời Cát-tó dư lào.

VI/ Phần sáu : Công tác dân vận và.... trả thù dân tộc

Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu, các cụ An Nam ta, làm công tác dân vận dư lào.
Và đặc biệt, nhà cháu tin rằng, các bác sẽ rất hào hứng, muốn biết các cụ An Nam ta, đã trả thù dân tộc dư lào, thời Cát –tó xa thẳm.

Để các bác không chán, nhà cháu dự định, sẽ công chiếu xen kẽ các tập phim với nhau.
Nếu bác nào nghe thấy được, cho nhà cháu vài cái like, để nhà cháu thêm phần hăng hái ạ. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,258 Mã lực
I/ Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :
(tiếp)


Thống kê tại cuối Thế chiến I cho thấy: lực lượng lính Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn, được phiên vào 4 tiểu đoàn bộ đội chủ lực với tổng số 4.800 quân, 15 tiểu đoàn trừ bị chiến đấu kiêm đồn trú tuyến sau với tổng quân số 24.212 quân, 5.000 quân trừ bị tiền phương, còn lại 9.019 người được phiên vào lính cứu thương và y tá tiền phương.

Đánh nhau năm 1916 ở Hy Lạp là Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2.
Nhà cháu tiếp tục ‘bốt’ các cụ thuộc 2 tiểu đoàn trên, trên đất Hy Lạp.


3/ Trong một doanh trại đóng quân dã ngoại tại bình nguyên đất nước Hy Lạp. Đây là xứ sở miền trung Macédoine; Thessalonique ; Zeitenlik (tên cũ) ; Stavroupoli (tên hiện hành).
Tại doanh trại Zeitenlik : ngày 14 tháng 5 năm 1916, một người lính An-nam đang khâu vá.



4/ Tại doanh trại Zeitenlik : ngày 14 tháng 5 năm 1916. Hôm nay có ăn tươi. Bốn người lính An-nam khênh một phần thịt bò về trại.



5/ Phút bình yên trước trận đánh.
Một người lính đang viết thư về thăm nhà :
‘Hy Lạp ngày xxx, bình nguyên bao la, thầy u kính mến. Con vẫn khỏe, Chuẩn bị đánh nhau với Đức tặc. Cho con hỏi thăm cô Đào gần nhà. Hun u....’ Đại khái thế.



6/ Cận cảnh bức thư của người lính miền viễn xứ.


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top