[Funland] Hình ảnh và bình luận về người lính Việt trong đại chiến thế giới I

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tin ảnh chiến tranh (The Illustrated War News) với số đầu tiên phát hành tháng 8 năm 1914 là một tạp chí hàng tuần thời kì Thế chiến I. Tiền thân của nó là tạp chí Tin ảnh London (Illustrated London News). Khi Thế chiến I bùng nổ tạp chí bắt đầu ra mắt công chúng với các bản tin chiến sự. Tạp chí giành được uy tín rộng rãi thu hút đông đảo số lượng phóng viên tường thuật diễn biến của cuộc chiến. Dưới đây là hình ảnh những người lính Việt Nam tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất trên vùng đất châu Âu.





(21-6-1916) Người lính Viễn Đông trên chiến trường Salonik (Hy Lạp): Đơn vị lính thuỷ đánh bộ này mới từ Nam Bộ đổ bộ tới.



(21-6-2016) Binh sĩ thuộc địa Pháp chiến đấu cho lá cờ tam sắc.

TỪ VIỄN ĐÔNG ĐẾN CHIẾN TRƯỜNG ÂU CHÂU: MỘT TIỂU ĐOÀN LÍNH ANNAM; VÀ MỘT ĐƠN VỊ HỒNG THẬP TỰ.

Vào những lúc bình thường, binh sĩ trong hình trên là lính bộ binh của một trung đoàn Annam thuộc trại quân Nam Kỳ. Họ đã có mặt tại Âu châu hồi gần đây, tham gia cùng các binh đoàn thuộc địa khác đến từ vùng Bắc Phi và các nơi khác của Pháp, chiến đấu cho lá cờ tam sắc. Tiểu đoàn trong ảnh đã gia nhập quân Đồng minh tại một trại nào đó. Những binh sĩ Annam khác, như báo chí đưa tin, đã duyệt binh qua Paris, “được trang bị hoàn hảo và lập thành các đại đội chính quy.” Chiếc nón mà những người lính đang đội được làm bằng thanh tre, phủ bên trên bằng vải kaki xám. Hình dưới cho thấy một đơn vị tải thương Hồng Thập Tự của lính Annam.




(5-7-1916) Những chiến binh “hạng gà” chiến đấu cho nước Pháp.

NHỮNG NGƯỚI LÍNH THUỘC ĐƠN VỊ ANNAM: QUÂN TRANG PHỤC VỤ TẠI QUÊ NHÀ (trái); TRANG BỊ NGOÀI MẶT TRẬN (phải).

Trong ảnh là hai người lính Annam của đơn vị thuộc địa Pháp đến từ Viễn Đông hiện đang phục vụ tại châu Âu. Bên trái là một binh nhất trong quân phục mặc tại Đông Dương, nơi binh đoàn được tuyển mộ. Anh ta đội chiếc nón có dạng như cái chóa đèn mà những người dân bản xứ ở Viễn Đông thường đội. Nón được làm bằng rơm hay nan tre, và đối với loại dành cho binh sĩ nó được phủ lên trên một lớp vải màu xám. Chiếc quạt là món đồ phụ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng Viễn Đông. Khi đến Pháp những người Annam đội nón và mang theo quạt, nhưng cả hai thứ đều bị vứt bỏ, quạt thì bị bỏ đi hoàn toàn. Cả hai thứ sẽ chẳng được dùng lại cho tới khi những người lính Annam lên tàu trở về nước khi chiến tranh kết thúc. Trong hình bên phải là một người lính đội chiếc mũ mới, một chiếc mũ bêrê kiểu của lính biệt kích.



(19-7-1916) Lính Nga và lính Annam trong ngày lễ ở Paris.

ĐỒNG MINH VÀ QUÂN ĐỘI THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP TẠI PARIS NGÀY 14 THÁNG BẨY: LÍNH NGA VÀ LÍNH ANNAM

Bức ảnh trên cho thấy một trung đoàn bộ binh Nga hoành tráng diễu hành trên đường phố trong cuộc duyệt binh lớn của quân đội đồng minh tại Paris vào ngày 14 tháng 7. Họ diễu binh với hàng ngang mười sáu người, hát vang khúc quân hành. Các sĩ quan của họ tuốt gươm vẫy chào khi binh sĩ ngang qua. Đáp lời chúc mừng của Sa hoàng, Tổng thống Pháp Poincare đã cám ơn Sa hoàng cho phép quân đội Nga tuyệt vời đến Pháp để tham gia buổi lễ. Binh sĩ Nga nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ các đám đông. Trong bức ảnh dưới là đội ngũ binh sĩ Annam đến từ Nam Bộ, họ mặc quân phục kaki đội mũ bêrê.



(26-7-2016) Những người lính Viễn Đông chiến đấu vì nước Pháp

ĐỘI NHỮNG CHIẾC NÓN CHOÁ ĐÈN NHỮNG ĐƠN VỊ LÍNH AN NAM HÀNH QUÂN ĐẾN TRẠI HUẤN LUYỆN TRÊN ĐẤT PHÁP

Ở đất nước của mình những người lính An Nam đội những chiếc nón được làm bằng rơm hay nan tre được lợp lên trên một lớp vải màu xám. Có hình dạng tương tự như cái chụp bong đèn điện. Những người lính cầm theo những chiếc quạt trong thời tiết nóng bức như trong bức ảnh đã đăng trước đây. Họ đội những chiếc nón này khi đến Pháp, hành quân đến trại huấn luyện ở Saint Raphael như trong hình minh họa bên trên. Sau này họ được cung cấp loại mũ bere kiểu của lính biệt kích. Những chiếc quạt chẳng bao giờ còn dùng đến khi họ đặt chân đến châu Âu. Hình ảnh này gợi nhớ đến đơn vị lính An Nam tham gia diễu binh trong lực lượng quân đội đồng minh ở Paris vào ngày 14 tháng 7.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,666
Động cơ
829,525 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nay em mới được xem thớt này. Lúc đó người Pháp đã bắt lính người Việt đi chiến đấu khắp TG cho Pháp hay do nhà Vua điều động hả các cụ?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nay em mới được xem thớt này. Lúc đó người Pháp đã bắt lính người Việt đi chiến đấu khắp TG cho Pháp hay do nhà Vua điều động hả các cụ?
Làm bia đỡ đạn cho nhà Phú đĩ cụ ạ :((
 

250cc

Xe điện
Biển số
OF-79930
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
2,489
Động cơ
944,085 Mã lực
Giờ em mới biết là dân mình còn bị bắt đi WWI. Mẹ sư cái thể loại thực dân, bòn rút kinh khủng quá.
Nó đã tuyển đi oánh thuê thế này thì chắc chắn cao to, khỏe mạnh nhất mới bị chọn đưa đi rồi.
Nghĩ các cụ bị xâm lược, nghèo đói, giờ nó cho đi tận Phi châu làm bia đỡ đạn mà tội nghiệp thật, cả đời chắc không ra khỏi lũy tre làng, thế mà có khi mất xác cách nửa vòng trái đất.
 

thanhnt610

Xe tăng
Biển số
OF-4790
Ngày cấp bằng
16/5/07
Số km
1,814
Động cơ
561,558 Mã lực
Nơi ở
Keangnam Landmark72
Website
www.facebook.com
Không ngờ dân Việt còn bị vác súng ra tận nước ngoài chiến đấu. Em dự rằng không 1 ai có thể trở về VN để kể về quãng thời gian oánh nhau ở các nước khác. Hầu hết các cụ đều giống em, đến giờ mới biết vụ này.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Giờ em mới biết là dân mình còn bị bắt đi WWI. Mẹ sư cái thể loại thực dân, bòn rút kinh khủng quá.
Nó đã tuyển đi oánh thuê thế này thì chắc chắn cao to, khỏe mạnh nhất mới bị chọn đưa đi rồi.
Nghĩ các cụ bị xâm lược, nghèo đói, giờ nó cho đi tận Phi châu làm bia đỡ đạn mà tội nghiệp thật, cả đời chắc không ra khỏi lũy tre làng, thế mà có khi mất xác cách nửa vòng trái đất.
Không ngờ dân Việt còn bị vác súng ra tận nước ngoài chiến đấu. Em dự rằng không 1 ai có thể trở về VN để kể về quãng thời gian oánh nhau ở các nước khác. Hầu hết các cụ đều giống em, đến giờ mới biết vụ này.
Cảnh nô lệ khổ vậy đấy các cụ ơi :((
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,666
Động cơ
829,525 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Không ngờ dân Việt còn bị vác súng ra tận nước ngoài chiến đấu. Em dự rằng không 1 ai có thể trở về VN để kể về quãng thời gian oánh nhau ở các nước khác. Hầu hết các cụ đều giống em, đến giờ mới biết vụ này.
Thế mới biết giá trị của Độc lập và để có được Độc lập lớn như thế nào. SGK Lịch sử không thấy nhắc đến.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Thế mới biết giá trị của Độc lập và để có được Độc lập lớn như thế nào. SGK Lịch sử không thấy nhắc đến.
Không biết bây giờ thì sao chứ thời em học thì cũng có vài dòng nói về việc người Pháp mang đồng bào ta đi làm bia đỡ đạn cụ ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,609 Mã lực
Ô, té ra, các cu ở đây cũng quan tâm đến các cụ lính Việt thời Thế chiến 1. :D
Baoleo tôi, cũng có nhiều tư liệu về việc này.
Tôi sẽ dùng tư liệu của mình, và các cụ CCB đáng kính khác của: quansuvn.net – để cùng các bác trong OF chém gió về vấn đề này.
Trước hết xin ‘đề mô’ 1 tý, sau đó sẽ trình bày lớp lang, nếu các cụ trong OF thấy có nhã hứng.

Trước hết, các cụ lính Việt, tham gia thế chế 1, đều được biên chế và thuộc: ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’. :D

Các cụ lính Việt, thuộc Lữ này, đều là các cụ rất nên được tôn trọng.
Chẳng thế mà sau này, khi nước Việt Nam giành được Độc Lâp, vào ngày 3 tháng 7 năm 1946, Hồ Chủ tịch – Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng đã đến Đền kỷ niệm Đông Dương tại vườn hoa Nogent, để đặt vòng hoa, tưởng, nhớ những người lính Việt, đã ngã xuống trên các nẻo đường chinh biên Tây Âu xa xôi, thời Thế chiến 1.



Khi tham chiến các đơn vị lính Việt đánh nhau thế nào xin tham khảo nhận xét về họ từ tài liệu Pháp:

Tiểu đoàn lính thuộc địa Đông Dương số 7 (7 BTI) gia nhập khu chiến tháng Tư năm 1917. Các đơn vị cơ bản của nó được phân tán về các trung đoàn BB 54 , 67 và 350 của sư đoàn BB 12 Lục quân Pháp. Họ tham gia vào trận chiến Aisne năm 1917 ở phía bắc làng Soupir. Trong ba ngày, báo cáo cho thấy 21 người hy sinh, 95 người bị thương và 67 người mất tích. Trong quá trình chiến đấu, lính tập Ngo Dinh Phu hạ được 2 địch thủ và bắt được 16 kẻ thù mà anh ta tự hào dẫn giải về cho viên đại úy của mình. Sau đó, tiểu đoàn chiếm lĩnh các trận địa tại Vosges và trong khu vực Reims; khi ký hiệp định đình chiến họ ở gần Gerardmer. Trong hai năm, những người lính của tiểu đoàn thuộc địa Đông Dương số 7 nhận được 97 mề-đay Thập tự Chiến (Croix de Guerre). Ngày 22 tháng 11 năm 1919, đơn vị trang nghiêm tiến vào Strasbourg cùng với các đội quân của tướng Gouraud.

Trong các trận chiến đẫm máu, các đơn vị Đông Dương thường chẳng bao giờ bị một lời chê trách nào. Họ đã nhận 12 huân chương quân công và 555 huy chương Croix de Guerre. Những người lính này nổi bật ở những phẩm chất của kẻ săn mồi và ý thức tổ chức vốn có của người châu Á. Người ta đánh giá họ "bình thản dưới làn đạn trái phá, nghiêm túc, lạnh lùng, thần kinh vững vàng". Trong năm 1917, sĩ quan chỉ huy một đơn vị thuộc trung đoàn bộ binh 67 đã viết về họ : "Họ thực sự rất cừ, luôn luôn đi hàng đầu". Cùng năm đó, một viên tướng mô tả "lính thuộc địa Đông Dương ở trong các chiến hào và các hầm trú ẩn bận rộn trong lúc nghỉ ngơi. Tại đó họ viết thư về cho gia đình hoặc đọc những cuốn sách chữ Tàu với một sự bình thản như thể họ đang ở cạnh một con kênh thanh bình".


(Các cụ nom ảnh để thấy, thời thế chiến 1, các cụ lính Việt nhà ta, chả kém cha con thằng …Tây nào cả :D)




Các cụ lính Việt, cũng đã tham gia vào đầy đủ các quân binh chủng hiện đại của Thế chiến 1, như Hải quân, Không quân, Công binh xưởng, Chế tạo vũ khí, và cả…..chế tạo máy bay.

Đề mô cụ phi công trước.
Phi công Cách mạng đầu tiên là Cụ Lê Hồng Phong người Hưng Nguyên xứ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cái này thì chính sử của **** nói rồi :D
Tuy nhiên, phi công tiên khởi người Việt đầu tiên là người xứ Nam Kỳ, con điền chủ ở Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương, ông là Đỗ Hữu Vị. Ngôi trường Phan Đình Phùng ở phố Cửa Bắc Hà Nội hồi tây gọi là trường Đỗ Hữu Vị.
Trong Thế chiến 1 ông phục vụ trong không quân Pháp, là phi công cường kích theo cách gọi bây giờ, trước đó ông phục vụ trong 1 phi đội ở mặt trận Maroc-Algerie năm 1912-1913. Thế chiến 1 ông là biên đội phó 1 biên đội phóng pháo trên mặt trận Pháp-Đức, từng ném bom xuống Karlsruhe, Ludwigshafen.
Đỗ Hữu Vị từng bị rơi 1 lần (sau khi công kích trên đường về bị gió lốc) năm 1915, sau đó KQ không nhận về nữa do bị thương không đủ sức khỏe lái máy bay, ông trở về bộ binh, trung đoàn lê dương 1, cấp đại úy, chỉ huy đại đội 7 trung đoàn này tham chiến tại mặt trận sông Somme, trong cuộc "chiến tranh chiến hào" nổi tiếng của Thế chiến 1. Hy sinh vì trúng nhiều viên đạn trong một trận xung phong ở vị trí dẫn đầu hồi 16h ngày 9 tháng 7 năm 1916. Trên mộ ông người Pháp viết thế này:
Capitaine-aviateur Do-Huu
Mort au Champ d'Honneur
Pour son pays d'Annam
Pour sa patrie, la France.

Cụ Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay oanh tạc cơ Blériot của mình:



Các cụ phi công oanh tạc cơ, đang tung hoành trên bầu trời, giao rắc nỗi khiếp đảm cho quân Đức tặc.:D

 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cám ơn cụ @ baoleo về những thông tin quá giá, quả thực là chúng em cũng có rất ít thông tin về chủ đề này, hôm nay có cụ tham gia chém cùng chúng em thì tuyệt vời quá. Cụ có số liệu thống kê khoảng bao nhiêu lính Việt mình quay trở về quê hương sau ngày chiến tranh kết thúc không ạ ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,609 Mã lực
Cám ơn cụ @ baoleo về những thông tin quý giá, quả thực là chúng em cũng có rất ít thông tin về chủ đề này, hôm nay có cụ tham gia chém cùng chúng em thì tuyệt vời quá. Cụ có số liệu thống kê khoảng bao nhiêu lính Việt mình quay trở về quê hương sau ngày chiến tranh kết thúc không ạ ?
Trước hết, xin giả nhời về số lượng các cụ nhà ta, tham gia Thế chiến 1 đã, các ý khác của bác, nhà cháu sẽ bóp trán để giả nhời dần dần ;)
Tài liệu của Pháp, nó biên thế này:

Tháng 1 năm 1915, bộ trưởng Thuộc địa Domergue viết cho bộ trưởng Chiến tranh: "le loyalisme des sujets de l'Union serait renforcé si nous les admettions à concourir aux opérations de guerre menées actuellement », nghĩa là - nếu cho các chủ thể của Liên hiệp Pháp cùng tham gia cạnh tranh trong các hoạt động của cuộc chiến tranh đang diễn ra, sự trung thành của các chủ thể ấy với Liên hiệp sẽ được củng cố. Vả laị Paris đã yêu cầu gửi thợ cơ khí và thợ sơn sang Pháp gia công cánh máy bay. Nhóm thợ này đến Pau ngày 28 tháng 3 năm 1915. Cuối cùng thì ngày 7 tháng 10 năm 1915, 1 bức điện cho phép lính Đông Dương tham gia vào cuộc xung đột.

Từ 1915 đến 1918 có 43.430 người từ Đông Dương được gửi sang các mặt trận ở Pháp và phương Đông. Họ tạo thành 4 tiểu đoàn lính chiến và 15 tiểu đoàn lính hậu cần. Trong số đó có 9.019 y tá, 5.339 công nhân viên văn phòng.
.
Tổng cộng có khoảng 50 ngàn lính Đông Dương tham gia chiến đấu trong Thế chiến 1, gồm 4 tiểu đoàn thực chiến, 15 tiểu đoàn dự bị.

Tương tự như vậy có 48.981 lao công dân sự công nhân lành nghề ( OS ) hoặc không nghề chuyên môn (ONS ) gửi đến 129 tổ chức của Pháp.
Nguồn gốc của 93.411 con người trên như sau: 24 % Bắc Kỳ, 32% Trung Kỳ, 22% Nam Kỳ, 22% Căm-Bốt
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,609 Mã lực
Baoleo xin đóng góp với các cụ ở OF một số tư liệu về các cụ lính Việt, thời Đệ nhất thế chiến. Nhà cháu xin được trình bầy theo lớp lang, cho nó có vẻ giống xi-nê-ma. Hị hị.

Thời thế chiến 1, có một địa danh rất nổi tiếng với các cụ thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’. Địa danh này, nó giống như ‘Thủ đô lính- Sơn Tây’ của các đồng chí bộ đội ngày nay.
Đó là thị trấn Quân vụ Xanh-ra-pha-en trên đất Pháp.

Xanh-ra-pha-en là một thị trấn thuộc tỉnh Var trong vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur miền đông nam nước Pháp.
Nơi đây, không chỉ là một Tổng kho, một nhà ga đầu mối của quân Đồng Minh trong thế chiến 1, mà còn là một ‘Tổng Trạm giao liên’ chuyển quân quan trọng.
Sau đây, là sê-ri ảnh về một Lữ đoàn thủy quân lục chiến Việt Nam, đang tập kết, hành quân, phối trí lại lực lượng tại ‘Tổng Trạm giao liên’ Xanh-ra-pha-en .
Các ảnh này, được chụp năm 1916, lúc cuộc chiến tranh thế chiến 1 đang vào hồi quyết liệt.

1. Lữ đoàn thủy quân lục chiến Việt Nam đang đổ quân từ đoàn tầu quân sự xuống ga đầu mối Xanh-ra-pha-en.
Trong số này, có vài cụ Việt Nam đứng ngoài hàng quân, chắc phải đóng đến chức Lữ phó.





2. Trang bị chiến đấu của các cụ, nom chừng rất thống nhất và hoành phết.
Mà xét về hình thể, các cụ nhà ta, nom như to con hơn cả tụi ‘Tai lông’.


 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cụ @ baoleo cho cháu hỏi mấy cụ lính kia có cái gì trăng trắng đường sau cái Ba lô nhìn nom giống cái Xô ấy ạ ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,609 Mã lực
Cụ @ baoleo cho cháu hỏi mấy cụ lính kia có cái gì trăng trắng đường sau cái Ba lô nhìn nom giống cái Xô ấy ạ ?
Đó là cái 'cà-mèn' đựng thức ăn. Quả này là tụi Tai-lông cóp -py cách treo cái bắt sắt tráng men sau ba lô của quân đội ta sau này.:D
Cái 'cà-mèn' này bằng nhôm, còn được các cụ nha ta làm nồi, để ca-cóng. Cái này thì các cụ lính Việt thời thế chiến 1, học tập kiểu cách ca-cóng của chiến sỹ ta thời Trường Sơn, cũng như thời lính của Baoleo sau này :D.
Sẽ có nhiều ảnh, về các cụ nhà ta, ca-cóng bằng cái 'cà-mèn' này lắm đấy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,609 Mã lực
Tiếp mạch xi-nê-ma các cụ lính Việt, thời 'Cát tó- đ.. ít duýt' nào. :D

3. Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn mới xuống tầu quân sự.
Nom quân phục của các cụ, áo buông ngoài quần, thắt xanh-tuya-rông, cứ thấy nhang nhác giống quân phục K-74 thời 1974-1977.
Còn cái ba-lô vuông, y chang cái ba-lô vuông thời 9 năm của các cụ Vệ quốc đoàn. :D
Còn cái kiểu buộc cái ca sắt tráng men ở thắt lưng, cũng giống y chang các cụ Trung đoàn Thủ đô buộc cái ca ‘Chiến thắng ĐBP’, khi các cụ ấy vào tiếp quản Thủ đô năm 1954.



4. Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn hành quân ra khỏi ga, về vị trí tập kết.
Nom mấy người đi cuối hàng quân bên trái tấm hình, ta thấy ngay, đó là mấy anh ‘Tai lông’, có cái mũ ‘quả dưa hấu’ cài dắt vào ba-lô. Trên mũ ‘quả dưa hấu’ đó, dứt khoát có quân hiệu mỏ neo, quân hiệu cho thấy : đây là đơn vị thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’.


 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Hoặc là người chụp ảnh bị lùn, hoặc các cụ lính Việt rất cao to. Nhìn tỷ lệ khuôn mặt với hình thể theo nhân trắc học thì em nghiêng về phía các cụ được lựa chọn toàn cao trên 1,7. Thuộc loại khủng bấy giờ tại Việt Nam.
Miếng vải dưới thắt lưng che bộ tổng tham mưu chắc có 2 màu xanh và đỏ tùy theo phù hợp với tên gọi nôm là lính khố xanh và lính khố đỏ thời ấy. Đội quân này sau chiến tranh phần ở lại Pháp và các nước thuộc địa trong khối nói tiếng Pháp. Những người về nước trở thành nòng cốt xây dựng lực lượng lính Việt Nam Cộng Hòa. Thế nên vinh quang 1 thưở hào hùng ít được nói tới sau này...
 

Bóng Chày

Tầu Hỏa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
40,080
Động cơ
832,757 Mã lực
2 ảnh này năm 1916 từ trang lưu trữ của Pháp có cùng "xê ri" không cụ Baleo?
Đến nơi cái là cắt tóc rồi tập đội hình ngay

 

Bóng Chày

Tầu Hỏa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
40,080
Động cơ
832,757 Mã lực
Lính Việt đến Dogandji, Hy lạp ngày nay. Cụ thì quả mộc gỗ mít thơm phức, cụ thì giày tây đềnh hyềnh

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top