I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :
Gót chân của các chiến binh thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn’ đã đi qua khắp các nẻo đường mặt trận Đông Âu và Tây Âu, có thể kể ra: Pháp – Đức – Bỉ - An ba ni – Bun ga ri – Hy Lạp- Nam Tư, thậm trí là cả Si bê ri của nước Nga.
Số lượng các nước châu Âu, mà các cụ chiến binh An Nam tham gia giải phóng-bảo vệ, xem ra còn nhỉnh hơn cả số lượng các nước mà Hồng quân LX tham chiến thời thế chiến 2.:-|
Và chiến công oai hùng của các cụ chiến binh An Nam, đến giờ, sử sách phương Tây còn ghi, để đời đời giáo dục cho con cháu họ, ghi nhớ công ơn của các cụ chiến binh An Nam, thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn’.
Dân Việt ta, đến giờ, ít người biết tới điều này, là do lỗi của truyền thông mà thôi.
Hôm nay đây, nhà cháu sẽ cùng các bác trong OF, chúng ta sẽ cùng nhớ về các chiến công oanh liệt của lớp các cụ chiến binh xưa kia.
Nhà cháu sẽ lần lượt trình chiếu các bộ phim chiến đấu của các cụ, thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn’, ở từng nước.
Hôm nay, nhà cháu xin trình chiếu về:
Trận chạm súng đầu tiên của người lính Việt trong Thế chiến 1.
Như các bác đã biết, trong Thế chiến 1, người lính Việt đã tham chiến trên khắp chiến trường châu Âu, cả mặt trận phía Đông lẫn mặt trận phía Tây.
Nhưng – kim chỉ thì phải có đầu. Vậy, trận đánh đầu tiên của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn’ là ở đâu, và khi nào.?
Qua tài liệu của Maurice Rives, sự kiện xa xưa cách đây gần 98 năm, đã được tái hiện phần nào.
Đó là mặt trận phía Tây.
Trận tấn công pháo đài Douaumont , diễn ra đêm 23 rạng ngày 24-10-1916.
Douaumont nằm ở vùng Lorraine, đông nam nước Pháp.
Là pháo đài lớn nhất và cao nhất trong hệ thống phòng thủ gồm 19 pháo đài bảo vệ thành phố Verdun.
Do trận đánh lớn hết sức quan trọng, nên Pháp sử dụng lực lượng tấn công rất mạnh gồm 3 sư đoàn bộ binh và 800 cỗ pháo các loại
(trong đó có 2 khẩu đại pháo di chuyển bằng đường ray)
Đây là khẩu đại pháo 370mm di chuyển bằng đường ray.
Trong số lính bộ binh tấn công pháo đài, có các cụ lính Việt trong đội hình tiểu đoàn 6, thuộc Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn.
Qua công tác trinh sát, quân ‘Đức tặc’ đã sớm phát hiện ra lực lượng tấn công pháo đài.
Ngay trong đêm, chúng đã bắn dữ dội vào đội hình ém quân của các cụ lính Việt nhà ta.
Chỉ huy và 3 lính bộ binh bị giết chết ngay lập tức. Nhưng toàn bộ tiểu đoàn 6 vẫn không hề nao núng tinh thần.
Tất cả tiểu đoàn 6, vẫn ở nguyên vị trí, chờ lệnh công kích.
Sáng hôm sau (24-10-1916,) 800 khẩu pháo các cỡ đồng loạt khai hỏa.
Lợi dụng sương mù, lúc 11h những người lính Việt thuộc tiểu đoàn 6, rời khỏi vị trí đầu cầu, dũng mãnh xông lên tấn công, dũng cảm lao mình vào từng ngóc ngách của pháo đài, tiêu diệt quân Đức.
Phát huy truyền thống ‘Đánh thắng trận đầu’ và ‘Đã ra quân là đánh thắng’, mà Cụ Hồ đã trao tặng cho quân đội nhân dân Việt Nam sau này
, các cụ lính Việt trong đội hình tiểu đoàn 6, anh dũng xông lên tấn công, bất chấp hỏa lực-mưa đạn của quân thù.
Và gần cuối ngày, cùng các cánh quân khác của binh đoàn tấn công, các cụ chiến binh An Nam của tiểu đoàn 6, đã phất cao lá cờ’ quyết chiến-quyết thắng’
lên nóc pháo đài Douaumont, báo cho toàn thế giới biết rằng, chiến dịch giải phóng thành Douaumont đã kết thúc thắng lợi.
Một báo cáo của Bộ chỉ huy chiến dịch, tối hôm đó cho hay:
Thiệt hại về phía những người lính Việt là:
- 13 chiến binh hy sinh còn nhận dạng được hình hài.
- 20 chiến binh hy sinh, không nhận dạng được thân thể.
- 12 chiến binh bị thương.
Và trên hết, Tinh thần quyết chiến – quyết thắng
của các cụ lính Việt, đã được Bộ Tư lệnh Đồng Minh khen thưởng xứng đáng.
Trong trận đánh này, Trung sĩ Trần Tài Tạo và xạ thủ Nguyễn Văn Đông được tặng thưởng Huân chương Công Trạng ngay tại trận tiền.
Còn tổng kết sau trận đánh, trung sĩ Nguyễn Văn Đặng cũng được tặng phần thưởng tương tự, bởi hành động anh dũng đặc biệt:
Bị thương vào mắt, nhưng học tập gương chiến đấu của anh hùng Lê Mã Lương :-|, mù 1 mắt vẫn tiến công, nên trung sĩ Nguyễn Văn Đặng vẫn anh dũng bám chốt cùng đồng đội, không chịu lui về tuyến sau.
Ông hô to động viên đồng đội: ‘còn người còn trận địa’; ‘một mình 1 súng cũng tiến công’; kiên quyết không để ‘bục chốt’, :-| góp phần cùng đồng đội giải phóng pháo đài Douaumont.
Do bị chiến tranh tàn phá nặng nề, khu vực pháo đài Douaumont được xây cất thành nghĩa trang Quốc Gia. Ở đây chôn cất hơn 100.000 lính chết trận ở vùng Verdun, của cả 2 bên Pháp-Đức. Dù khi còn sống, họ là kẻ thù của nhau.
Nghĩa trang chính thức khánh thành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932.
Ảnh Pháo đài trở thành đống đổ nát sau trận chiến ác liệt: