Điểm mấu chốt ở đây là trong câu "người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình". Nhưng có người lại muốn thay "chiều đi của mình" bằng một điểm cụ thể khác như là tâm đường.1. Bên phải và bên trái là khái niệm không tuyệt đối nên có thể không cần điểm mốc và ranh giới rõ ràng để xác định, cũng như khái niệm chạy nhanh và chạy chậm không có ranh giới để xác định
- Trong trường hợp không có xe ngược chiều (đường chỉ cho chạy 1 chiều), không có điểm mốc, thì khái niệm bên trái - bên phải sẽ mất chăng?
- Không đi về bên phải theo chiều đi của mình và không đi về bên phải khi chạy chậm hơn xe khác là 2 điều khoản khác nhau với mức phạt khác hẳn nhau đấy nhé. Theo quan điểm của bác, trên đường 1 chiều nghiễm nhiên tất cả các xe đều đã đi bên phải, bác lại không có điểm mốc (xe ngược chiều) vậy thì làm sao bác xác định được bên trái, bên phải? Mà chẳng có điều khoản nào nói rằng trên đường một chiều thì cho phép phương tiện không cần đi về phía bên phải theo chiều đi của mình đâu.
2. Cách so sánh của bác với chữ "cá" này thì quá lệch lạc, sai quá nghiêm trọng về mặt từ ngữ. "cá voi" ở đây là một danh từ chỉ tên một loại vật không thể chia cắt, không thể cắt đôi con "cá voi" để được một con cá và một con voi.
Còn chữ "về" trong cụm từ "đi về bên phải" thì lại khác hẳn bác nhé. Chữ về ở đây chỉ là bổ ngữ cho "bên phải", nó không đóng vai trò chủ đạo trong cụm từ này. Có hay không có chữ "về" không làm thay đổi đáng kể nghĩa của hai cụm từ "đi bên phải" và "đi về bên phải"
Đơn giản là hãy đứng nghiêm và suy nghĩ xem đâu là chiều đi của mình, đâu là bên phải của nó và đi vào thế là xong (chỉ cần lưu ý thêm chỗ đi vào phải là chỗ được đi và đi được).