Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

sgbia

Xe hơi
Biển số
OF-203297
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
136
Động cơ
322,160 Mã lực
Cập nhật ngày 16/11/2016:

Nhà cháu xin bổ sung 6 hình minh hoạ cho các trường hợp có lỗi và không có lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

Theo định nghĩa trong Công ước Viên, có hành vi "đi bên phải theo chiều đi của mình" hay không không hề phụ thuộc vào vạch kẻ đường, dải phân cách cứng, cũng không hề phụ thuộc vào vị trí các xe trên mặt đường.

Hành vi "đi bên phải theo chiều đi" này được xác định dựa trên quyết định cá nhân của người lái xe xuôi chiều trong tình huống có xe xuôi chiều và xe ngược chiều đi về phía nhau.
Nếu xe xuôi chiều ĐỂ cho xe ngược lại được chạy sang bên trái xe xuôi chiều thì xe xuôi chiều không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi".
Nếu xe xuôi chiều KHÔNG ĐỂ cho xe ngược lại được chạy sang bên trái xe mình là xe xuôi chiều mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của xe mình".



---------------
Cập nhật 6 hình minh hoạ:

1- Với đoạn đường không có giải phân cách giữa

Hình #1:

Theo luật hiện hành nêu tại QC41/2016, xe màu xanh đang đi ở bên trái của vạch đứt kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau là hoàn toàn đúng luật, không hề phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình". Từ đó có thể rút ra kết luận, vị trí xe lưu thông trên đường ở bên trái hay bên phải vạch kẻ tim đường không có gì liên quan đến lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" cả.




Hình #2:

Khi thay vạch đứt ở Hình #1 bằng vạch liền, thì xe con màu xanh cũng chỉ mắc lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường", chứ không hề mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".





Hình #3:
Khi xe thuận chiều (xe màu Hồng) cố tình ngăn cản, không để xe ngược lại được đi sang bên trái xe mình, thì xe đó (xe màu Hồng) đã mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi, kể cả khi xe phạm lỗi (xe màu Hồng) đang đi ngược chiều đường ...





Hình #4:
... hay xe đó (xe màu Hồng) đang đi xuôi chiều đường thì cũng vẫn là phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi" (vì xe màu Hồng cố tình ngăn cản, không để cho xe đi ngược lại được đi sang bên trái xe màu Hồng).






2- Với đoạn đường có giải phân cách giữa
có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:

Hình #5:
Trường hợp 1: Xe màu Hồng mắc 2 lỗi. 1- Không đi bên phải theo chiều đi (vì đang ngăn cản không cho xe Vàng được đi sang bên trái của xe Hồng), và 2- Đi ngược chiều đường (đi bên trái giải phân cách giữa)




Hình #6:
Trường hợp 2: Xe màu Hồng đi đúng chiều đường, nhưng vẫn mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi", vì đã ngăn cản, không để cho xe Vàng đi ngược lại được đi sang bên trái của xe màu Hồng (sang bên tài xế).
Xe màu Vàng thì mắc lỗi "đi ngược chiều đường".




.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Cập nhật ngày 16/11/2016:

Nhà cháu xin bổ sung 6 hình minh hoạ cho các trường hợp có lỗi và không có lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

Theo định nghĩa trong Công ước Viên, có hành vi "đi bên phải theo chiều đi của mình" hay không không hề phụ thuộc vào vạch kẻ đường, dải phân cách cứng, cũng không hề phụ thuộc vào vị trí các xe trên mặt đường.

Hành vi "đi bên phải theo chiều đi" này được xác định dựa trên quyết định cá nhân của người lái xe xuôi chiều trong tình huống có xe xuôi chiều và xe ngược chiều đi về phía nhau.
Nếu xe xuôi chiều ĐỂ cho xe ngược lại được chạy sang bên trái xe xuôi chiều thì xe xuôi chiều không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi".
Nếu xe xuôi chiều KHÔNG ĐỂ cho xe ngược lại được chạy sang bên trái xe mình là xe xuôi chiều mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của xe mình".



---------------
Cập nhật 6 hình minh hoạ:

1- Với đoạn đường không có giải phân cách giữa

Hình #1:

Theo luật hiện hành nêu tại QC41/2016, xe màu xanh đang đi ở bên trái của vạch đứt kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau là hoàn toàn đúng luật, không hề phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình". Từ đó có thể rút ra kết luận, vị trí xe lưu thông trên đường ở bên trái hay bên phải vạch kẻ tim đường không có gì liên quan đến lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" cả.




Hình #2:

Khi thay vạch đứt ở Hình #1 bằng vạch liền, thì xe con màu xanh cũng chỉ mắc lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường", chứ không hề mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".





Hình #3:
Khi xe thuận chiều (xe màu Hồng) cố tình ngăn cản, không để xe ngược lại được đi sang bên trái xe mình, thì xe đó (xe màu Hồng) đã mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi, kể cả khi xe phạm lỗi (xe màu Hồng) đang đi ngược chiều đường ...





Hình #4:
... hay xe đó (xe màu Hồng) đang đi xuôi chiều đường thì cũng vẫn là phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi" (vì xe màu Hồng cố tình ngăn cản, không để cho xe đi ngược lại được đi sang bên trái xe màu Hồng).






2- Với đoạn đường có giải phân cách giữa
có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:

Hình #5:
Trường hợp 1: Xe màu Hồng mắc 2 lỗi. 1- Không đi bên phải theo chiều đi (vì đang ngăn cản không cho xe Vàng được đi sang bên trái của xe Hồng), và 2- Đi ngược chiều đường (đi bên trái giải phân cách giữa)




Hình #6:
Trường hợp 2: Xe màu Hồng đi đúng chiều đường, nhưng vẫn mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi", vì đã ngăn cản, không để cho xe Vàng đi ngược lại được đi sang bên trái của xe màu Hồng (sang bên tài xế).
Xe màu Vàng thì mắc lỗi "đi ngược chiều đường.




.
Cụ có mấy cái sai:
- Dùng một khái niệm trong CU để giải thích khái niệm "không đi bên phải theo chiều đi của mình" trong khi luật VN không có khái niệm tương ứng
- Khái niệm đi bên phải theo chiều đi của mình không nhắc gì đên xe ngược chiều nhưng các ví dụ đều phải có xe ngươc chiều mới xác định được hành vi này
- Hình 5,6 không có vạch 1.1 nhưng vẫn dùng căn cứ từ vạch 1.1
- Xe được cắt qua (vạch) để sử dụng làn ngược chiều không có nghĩa sử dụng làn ngược chiều là luôn không có lỗi
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,318 Mã lực
Cụ có mấy cái sai:
- Dùng một khái niệm trong CU để giải thích khái niệm "không đi bên phải theo chiều đi của mình" trong khi luật VN không có khái niệm tương ứng
- Khái niệm đi bên phải theo chiều đi của mình không nhắc gì đên xe ngược chiều nhưng các ví dụ đều phải có xe ngươc chiều mới xác định được hành vi này
- Hình 5,6 không có vạch 1.1 nhưng vẫn dùng căn cứ từ vạch 1.1
- Xe được cắt qua (vạch) để sử dụng làn ngược chiều không có nghĩa sử dụng làn ngược chiều là luôn không có lỗi
Theo kiểu lập luận của chủ thớt thì mai em vác ca mê ra lên cầu Long biên, cầu Việt trì cũ em quay rồi nạp cho csgt để họ phạt nguội nhể :D.

Mỗi ngày có cả vạn trường hợp.

Rồi em đem cả một cái nữa vào Nam, đặt gần sân bay TSN, chỗ sát công viên Hoàng Văn Thụ, mỗi ngày cũng có cả vạn xe :D.

Lỗi gì ư? Ai bẩu đi bên trái dải phân cách giữa cơ. :D

À, em đem ca me ra đến cả quận Hoàng mai, đem cả xuống đường Phù nghĩa Nam định, đem đi nhiều nơi nữa ... :D
 

sgbia

Xe hơi
Biển số
OF-203297
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
136
Động cơ
322,160 Mã lực
Cụ có mấy cái sai:
- Dùng một khái niệm trong CU để giải thích khái niệm "không đi bên phải theo chiều đi của mình" trong khi luật VN không có khái niệm tương ứng
- Khái niệm đi bên phải theo chiều đi của mình không nhắc gì đên xe ngược chiều nhưng các ví dụ đều phải có xe ngươc chiều mới xác định được hành vi này
- Hình 5,6 không có vạch 1.1 nhưng vẫn dùng căn cứ từ vạch 1.1
- Xe được cắt qua (vạch) để sử dụng làn ngược chiều không có nghĩa sử dụng làn ngược chiều là luôn không có lỗi
Nhà cháu nghĩ chắc kụ đang đùa.
Vì đang đùa, nên kụ không căn cứ vào chức năng của 2 điều quy định đó (một của Công ước Viên, một của Vn) để đánh giá chúng.
Kụ chỉ chú ý vào sự khác nhau của một vài chi tiết giữa 2 quy định đó để đánh giá, rồi suy ra 2 điều quy định đó không tương ứng nhau.

Nếu dựa trên chức năng của 2 quy định đó để đánh giá, kụ sẽ thấy chúng đều cùng quy định về một nội dung. Đó là quy định về hệ thống giao thông "đi bên phải", tức đi theo kiểu "tay lái thuận" (là hệ thống lưu thông ngược lại với kiểu "đi bên trái", hay còn gọi là đi theo kiểu "tay lái nghịch" của Thái lan, Singapore, Anh quốc).

P/s: Cái mà Luật Gtđb Vn còn thiếu, là phải có định nghĩa thế nào là "đi bên phải theo thuận chiều xe di chuyển" để tránh những hiểu nhầm, hiểu sai về quy định của luật đối với nội dung này.
Tương tự, Luật Gtđb Vn cũng không có định nghĩa thế nào là "vượt xe", dẫn đến mỗi người hiểu "vượt xe" theo một kiểu khác nhau.



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

sgbia

Xe hơi
Biển số
OF-203297
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
136
Động cơ
322,160 Mã lực
Rảnh rỗi sinh nông nổi, nhà cháu cũng thử áp dụng cách nhận xét "dựa trên các chi tiết không giống nhau" của kụ redTop để đánh giá 2 vật thể A và B, vốn có hình thức hoàn toàn khác nhau, xem khái niệm về vật B có tương ứng với vật A không nhé.

1- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-1 này là "cánh cửa ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-1 này là cái gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-1 này có tương ứng với cái "cánh cửa ô tô" A-1 hay không?



2- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-2 này là "mui ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-2 này là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-2 này có tương ứng với cái "mui ô tô" A-2 hay không?




3- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-3 này là "bánh sau ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-3 này là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-3 này có tương ứng với cái "mui ô tô" A-3 hay không?




4- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-4 này là "đầu ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-4 này là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-4 này có tương ứng với cái "đầu ô tô" A-4 hay không?




5- Tóm lại, vật thể A này do châu Âu chế tạo, và họ gọi là "cái ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái vật thể B do VN mình chế tạo này là gì?

- Dù về hình thức không hoàn toàn giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật thể B này có tương ứng với "cái ô tô" A của châu Âu chế tạo hay không?

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Nhà cháu nghĩ chắc kụ đang đùa.
Vì đang đùa, nên kụ không căn cứ vào chức năng của 2 điều quy định đó (một của Công ước Viên, một của Vn) để đánh giá chúng.
Kụ chỉ chú ý vào sự khác nhau của một vài chi tiết giữa 2 quy định đó để đánh giá, rồi suy ra 2 điều quy định đó không tương ứng nhau.

Nếu dựa trên chức năng của 2 quy định đó để đánh giá, kụ sẽ thấy chúng đều cùng quy định về một nội dung. Đó là quy định về hệ thống giao thông "đi bên phải", tức đi theo kiểu "tay lái thuận" (là hệ thống lưu thông ngược lại với kiểu "đi bên trái", hay còn gọi là đi theo kiểu "tay lái nghịch" của Thái lan, Singapore, Anh quốc).

P/s: Cái mà Luật Gtđb Vn còn thiếu, là phải có định nghĩa thế nào là "đi bên phải theo thuận chiều xe di chuyển" để tránh những hiểu nhầm, hiểu sai về quy định của luật đối với nội dung này.
Tương tự, Luật Gtđb Vn cũng không có định nghĩa thế nào là "vượt xe", dẫn đến mỗi người hiểu "vượt xe" theo một kiểu khác nhau.





.
Cụ nhầm. Khái niệm của CU là để làm rõ 2 khái niệm Chiều di chuyển là đi bên phảithuận chiều di chuyển là đi bên phải của CU chứ không định nghĩa thế nào là đi bên phải cang không quy định phải đi như thể nào. Khái niệm để phân biệt hai hệ thông giao hiện có trên thể giới. Qua khái niệm có thể nói giao thông ở VN là Chiều di chuyển là đi bên phải hoặc thuận chiều di chuyển là đi bên phải theo "Điều 17 Tránh xe đi ngược chiều" trong Luật của VN.

Luật VN không cần có định nghĩa như CU vì giao thông ở VN chỉ có duy nhất một kiểu "Chiều di chuyển là đi bên phải". Nên chỉ cần chỉ ra các quy tắc để biết đi như thế nào (Chương II của Luật).
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Rảnh rỗi sinh nông nổi, nhà cháu cũng thử áp dụng cách nhận xét "dựa trên các chi tiết không giống nhau" của kụ redTop để đánh giá 2 vật thể A và B, vốn có hình thức hoàn toàn khác nhau, xem khái niệm về vật B có tương ứng với vật A không nhé.

1- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-1 này là "cánh cửa ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-1 này là cái gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-1 này có tương ứng với cái "cánh cửa ô tô" A-1 hay không?



2- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-2 này là "mui ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-2 này là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-2 này có tương ứng với cái "mui ô tô" A-2 hay không?



3- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-3 này là "bánh sau ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-3 này là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-3 này có tương ứng với cái "mui ô tô" A-3 hay không?




4- Ở châu Âu, người ta gọi cái A-4 này là "đầu ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B-4 này là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật B-4 này có tương ứng với cái "đầu ô tô" A-4 hay không?




5- Tóm lại, vật A này do châu Âu chế tạo, và họ gọi là "cái ô tô"
- Ở Vn, không biết người ta gọi cái B này do VN mình chế tạo là gì?
- Dù không giống nhau, nhưng về chức năng, khái niệm về vật thể B này có tương ứng với "cái ô tô" A của châu Âu chế tạo hay không?

Phải tóm lại Châu âu, ở Pháp và một số nước gọi A là cái ô tô nhưng ở Anh một số nước lại gọi B là cái ô tô. ở đó có cả A và B nên phải có định nghĩa để phân biệt.

Còn ở VN chỉ có A mà không có B thế thì định nghĩa A, B có cần không. Thêm nữa cụ lại đem định nghĩa A ở bển áp dụng cho cái C ở VN
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Xin quay mục tiêu của thớt là Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình" (lưu ý Thớt này huộc box "VHGT - ATGT - Kinh nghiệm lái xe")

Cứ cho là cụ không hiểu quy định "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" là phải đi như thế nào nên phải tìm cách hiểu cho đúng và đi cho đúng.
Nếu đi đúng theo kiểu cụ hiểu xin hỏi VHGT ở chỗ nào? ATGT ở chỗ nào? "Kinh nghiệm lái xe" được gì ngoài việc cãi xxx khi bị vịn. Cứ phải đợi thằng ngược chiều đến mới biết phải bên phải thế nào trong khi thằng ngược chiều đến không bao giờ báo trước.=))
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Em góp ý sửa Điều 13 thế này được không các cụ?
Bổ sung Khoản 3 – Điều 13. Sử dụng làn đường: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải di chuyển trên làn đường phía bên phải chiều đi của mình và nhường các làn đường bên trái chiều đi của mình cho các phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn;
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em góp ý sửa Điều 13 thế này được không các cụ?
Bổ sung Khoản 3 – Điều 13. Sử dụng làn đường: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải di chuyển trên làn đường phía bên phải chiều đi của mình và nhường các làn đường bên trái chiều đi của mình cho các phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn;
1- Về sử dụng làn đường thì cần bổ sung nhiều thứ lắm, kụ ơi. Không chỉ mỗi quy định xe đi chậm hơn thì phải lưu thông trên các làn đường xa nhất ở bên phải (càng gần lề đường bên phải càng tốt) đâu, kụ ơi.
Hơn nữa, câu chữ cho nội dung "phải đi trên các làn đường phía bên phải theo chiều đi của mình" cần phải được viết dài hơn, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, để còn lafm cơ sở xác định lỗi sau này.

2- Quy định vè sử dụng làn đường, hoặc "...đi trên các làn đường nằm bên phải..." không thay thế được một quy định riêng trong luật về nguyên tắc của giao thông VN là "đi kiểu tay lái thuận", ngược lại với kiểu đi theo "tay lái nghịch" của Anh quốc, Thái lan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
1- Về sử dụng làn đường thì cần bổ sung nhiều thứ lắm, kụ ơi. Không chỉ mỗi quy định xe đi chậm hơn thì phải lưu thông trên các làn đường xa nhất ở bên phải (càng gần lề đường bên phải càng tốt) đâu, kụ ơi.
Hơn nữa, câu chữ cho nội dung "phải đi trên các làn đường phía bên phải theo chiều đi của mình" cần phải được viết dài hơn, cụ ther hơn, chặt chẽ hơn, để còn lagm cơ sở xác định lỗi sau này.

2- Quy định vè sử dụng làn đường, hoặc "...đi trên các làn đường nằm bên phải..." không thay thế được một quy định riêng trong luật về nguyên tắc của giao thông VN là "đi kiểu tay lái thuận", ngược lại với kiểu đi theo "tay lái nghịch" của Anh quốc, Thái lan.
Cụ nắm rõ ý viết giùm em đc ko ạ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ nắm rõ ý viết giùm em đc ko ạ?
Nhà cháu hiện thời chưa tập trung được suy nghĩ về nội dung này, nên chưa thể viết thấu đáo được. Để nhà cháu tìm lại một vài thớt đã viết về nội dung này để kụ nắm được các nét chính vậy, kụ nhé.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Về việc "cấm phương tiện đi trên các làn bên trái khi làn bên phải đang trống" đã được nhà cháu trích dẫn từ Luật của CHLB Nga, tại còm #21 của thớt này.

Ngoài ra, cũng trong bài này, có nêu quy định trong Luật của CHLB Nga về việc các phương tiện rẽ phải bị luật bắt buộc phải rẽ từ làn xe nằm sát lề đường bên phải, và bị bắt buộc phải ôm sát lề để rẽ vào làn xe sát lề bên phải của đoạn đường mình định đi vào.

Link: https://www.otofun.net/threads/the-nao-la-vuot-xe-thong-tin-tham-khao-tu-luat-gtdb-chlb-nga.623049/page-2#post-16469432
.


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top