[Luật] Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu nói quan điểm của kụ dẫn đến sự vô lí, vì 2 lí do sau:

1- Từ một hành vi giao thông đúng luật như trong hình #12, quan điểm của kụ đã áp dụng sai Khoản 1 Điều 19 dẫn đến quy kết 2 xe đang di chuyển đúng luật thành di chuyển sai luật.

2- Khoản 1 Điều 19 chính là điều luật để quy định các xe không được "đi bên trái nhau" như trong hình #13a, b, c dưới đây.


Hình #13a - Xe A phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", xe B không phạm lỗi gì hết.




Hình #13b - Xe B phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", xe A không phạm lỗi gì hết




Hình #13c: cả 2 chiều xe đã phạm lỗi, không "đi bên phải theo chiều đi của mình", vi phạm Khoản 1 Điều 9, Luật Gtđb.
Họ đang đi theo kiểu Thái lan "đi bên trái theo chiều đi của mình", tức là đi theo kiểu tay lái nghịch, sai với nguyên tắc "đi bên phải" quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật gtđb Vn.





.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ Chinhatm nhiều. Nhà cháu xin quay lại còm #76.

Như vậy, theo quan điểm của kụ, cả 2 xe trên hình #12 đều đang phạm luật, với lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", vi phạm Điều Khoản 1 Điều 9 "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

Điều này là vô lí. Kụ có thấy vậy không?


Hình #12
Đường 2 chiều, nếu đường rộng, phía bên phải không có xe mà hai xe ngược chiều cứ bám sát vạch tim đường mà đi là phạm luật.
Ở đây chẳng có gì vô lý cả. Các xe đi ngược chiều nên đi càng xa nhau (theo chiều ngang đường) càng tốt, để giảm rủi ro va chạm. Theo chiều đi của mình, xe nào cũng nên đi về phía bên phải thì khoảng cách giữa 2 xe sẽ tăng lên. Trường hợp ngược lại, 2 xe bám bên trái mà đi sẽ làm cho 2 xe đi sát vào nhau khi đi ngang nhau, tăng rủi ro va chạm.
Cái bất hợp lý trong hình của bác là phần đường dành cho một chiều đi quá rộng, đủ để chia làm 2 làn mà lại không chia
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Kụ Chinhatm cho nhà cháu hỏi,

1- theo kụ thì các xe A trong hình #13a, xe B trong hình #13b, các xe chạy bên trái nhau kiểu Thái trên hình #13c ở trên có phạm luật không?

2- nếu các xe đó có phạm luật, thì theo kụ họ phạm điều mấy, luật nào của Vn?


.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Từ cái hình của bác, bỏ chiều đi ngược lại (vì không liên quan đến "chiều đi của mình") và vẽ thêm vạch sơn chia làn: Theo bác, xe này đang đi bên phải hay bên trái chiều đi của mình?
Nếu là bên trái (tức là không đi về phía bên phải theo chiều đi của mình) thì có phạm luật và bị phạt theo khoản 4, điều 5 nghị định 171 "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình"?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu nói quan điểm của kụ dẫn đến sự vô lí, vì 2 lí do sau:

1- Từ một hành vi giao thông đúng luật như trong hình #12, quan điểm của kụ đã áp dụng sai Khoản 1 Điều 19 dẫn đến quy kết 2 xe đang di chuyển đúng luật thành di chuyển sai luật.

2- Khoản 1 Điều 19 chính là điều luật để quy định các xe không được "đi bên trái nhau" như trong hình #13a, b, c dưới đây.

.
Đến đây bác lại không lấy vạch tim đường làm mốc để phân định trái - phải nữa, mà lại lấy xe ngược chiều để phân định
Ta cần quay lại quy định của VN: "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình", chứ không liên quan gì tới các xe ngược chiều, dù nó có hiện diện hay không, dù nó đi bên trái hay bên phải mình
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Kụ Chinhatm cho nhà cháu hỏi,

1- theo kụ thì các xe A trong hình #13a, xe B trong hình #13b, các xe chạy bên trái nhau kiểu Thái trên hình #13c ở trên có phạm luật không?

2- nếu các xe đó có phạm luật, thì theo kụ họ phạm điều mấy, luật nào của Vn?


.
1. Cả xe A và xe B đều vi phạm quy định "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình", không phụ thuộc vị trí tương đối của chúng với nhau. Không có mặt xe B thì xe A vẫn phạm luật và ngược lại
2. Nghị định 171 xử phạt 1 triệu đối với hành vi "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình" (điều 5, khoản 4, mục c)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Từ cái hình của bác, bỏ chiều đi ngược lại (vì không liên quan đến "chiều đi của mình") và vẽ thêm vạch sơn chia làn: Theo bác, xe này đang đi bên phải hay bên trái chiều đi của mình?
Nếu là bên trái (tức là không đi về phía bên phải theo chiều đi của mình) thì có phạm luật và bị phạt theo khoản 4, điều 5 nghị định 171 "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình"?
1- Trước khi trả lời câu hỏi của kụ, nhà cháu muốn kụ lưu ý giúp một điều rằng
trong khi kụ đang đánh đồng 2 khái niệm A- xe "đi bên phải theo chiều đi của mình" và B- "(xe chạy tốc độ thấp phải) đi VỀ bên phải phần đường xe chạy"
thì ngay trong NĐ171, luật hiện hành đang tách riêng 2 khái niệm A và B nói trên thuộc 2 lỗi hoàn toàn khác nhau, được điều chỉnh bằng các điều khoản khác nhau (xin xem phần Trích luật dưới đây).

2- Trong câu hỏi của kụ không có chữ "về", nên nó thuộc khái niệm "đi bên phải".

Câu trả lời như sau:

a- Xe trong hình này đang "đi bên phải theo chiều đi của mình" (vì cả 2 làn này được sở gtvt tổ chức cho các xe chiều bên phải lưu thông).
Nhưng xe trong hình không đi VỀ bên phải phần đường xe chạy.

b- xe này đang "đi bên phải theo chiều đi của mình", nên không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", không vi phạm khoản 4, điều 5 nghị định 171 "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình".



-----------------------------------
Trích luật:


Mục d Khoản 3 Điều 6:
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông

Mục g, Khoản 4 Điều 6:
tốc;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình;


 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
1- Trước khi trả lời câu hỏi của kụ, nhà cháu muốn kụ lưu ý giúp một điều rằng
trong khi kụ đang đánh đồng 2 khái niệm A- xe "đi bên phải theo chiều đi của mình" và B- "(xe chạy tốc độ thấp phải) đi VỀ bên phải phần đường xe chạy"
thì ngay trong NĐ171, luật hiện hành đang tách riêng 2 khái niệm A và B nói trên thuộc 2 lỗi hoàn toàn khác nhau, được điều chỉnh bằng các điều khoản khác nhau (xin xem phần Trích luật dưới đây).

2- Trong câu hỏi của kụ không có chữ "về", nên nó thuộc khái niệm "đi bên phải".

Câu trả lời như sau:

a- Xe trong hình này đang "đi bên phải theo chiều đi của mình" (vì cả 2 làn này được sở gtvt tổ chức cho các xe chiều bên phải lưu thông).
Nhưng xe trong hình không đi VỀ bên phải phần đường xe chạy.

b- xe này đang "đi bên phải theo chiều đi của mình", nên không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", không vi phạm khoản 4, điều 5 nghị định 171 "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình".



-----------------------------------
Trích luật:


Mục d Khoản 3 Điều 6:
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông

Mục g, Khoản 4 Điều 6:
tốc;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình;




.
Đúng là hai cách hiểu khác nhau thật.
Tuy vậy, cách hiểu của bác sẽ có rất nhiều bất cập:
- Không thể xác định được xe đang đi về bên phải chiều đi của mình hay không nếu chưa biết con đường đó cho đi 1 chiều hay 2 chiều. Nếu là 2 chiều thì phạm luật, 1 chiều thì lại không phạm luật. Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể có chuyện đi ở bên trái phần đường xe chạy mà lại là bên phải chiều đi của mình được.
- Một xe đang chạy bám bên trái, có một xe khác chạy nhanh hơn ở làn bên phải (không hề phạm luật) thì xe đang chạy ở bên làn trái tự nhiên bị đẩy vào tình trạng phạm luật (đi chậm hơn mà không đi về phía bên phải phần đường xe chạy). Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể tự nhiện bị xe khác đẩy vào tình trạng phạm lỗi được
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đúng là hai cách hiểu khác nhau thật.
Tuy vậy, cách hiểu của bác sẽ có rất nhiều bất cập:
- Không thể xác định được xe đang đi về bên phải chiều đi của mình hay không nếu chưa biết con đường đó cho đi 1 chiều hay 2 chiều. Nếu là 2 chiều thì phạm luật, 1 chiều thì lại không phạm luật. Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể có chuyện đi ở bên trái phần đường xe chạy mà lại là bên phải chiều đi của mình được.
- Một xe đang chạy bám bên trái, có một xe khác chạy nhanh hơn ở làn bên phải (không hề phạm luật) thì xe đang chạy ở bên làn trái tự nhiên bị đẩy vào tình trạng phạm luật (đi chậm hơn mà không đi về phía bên phải phần đường xe chạy). Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể tự nhiện bị xe khác đẩy vào tình trạng phạm lỗi được
Cảm ơn kụ đã nhìn ra lí lẽ trong quan điểm của nhà cháu, rằng "đi bên phải" và "(xe chạy tốc độ thấp) phải đi về bên phải phần đường xe chạy" là 2 khái niệm khác nhau, thuộc 2 lỗi khác nhau, không thể dùng khái niệm này đê áp phạt cho lỗi kia, và ngược lại.

Về các bất cập kụ nêu, nhà cháu chẳng thấy đó là bất cập. Chẳng qua vì mình vẫn dùng cách hiểu "truyền thống" để suy nghĩ về vấn đề này; nên còn băn khoăn.

Nếu dùng cách hiểu đúng (như đáng lí nó phải vậy), thì chẳng thấy bất cập gì cả đâu.

Nhà cháu sẽ lần lượt trao đổi với kụ về các điều kụ liệt kê ở còm #88 trên. Nhà cháu cũng sẽ xin trích dẫn luật một số nước khác nữa với mục đích giải tỏa những điều kụ còn thấy bất cập.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,005
Động cơ
857,585 Mã lực
Đến đây bác lại không lấy vạch tim đường làm mốc để phân định trái - phải nữa, mà lại lấy xe ngược chiều để phân định
Ta cần quay lại quy định của VN: "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình", chứ không liên quan gì tới các xe ngược chiều, dù nó có hiện diện hay không, dù nó đi bên trái hay bên phải mình

Em đã đề nghị các cụ trao đổi mốc xác định phải trái mà chả cụ nào để ý :D Đến giờ lại đưa ra một số hình (tạm coi là sa hình) mà nó chả phản ánh hết các trường hợp.

Cứ thế này thì làm sao mà trao đổi cho chính xác được.

Mà kể cũng tài thật, bác chinhatm cứ kiên nhẫn theo một ý mà không để ý bác sgb345 cứ "bám riết" lấy cái ý bên phải sát mép đường :D
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,005
Động cơ
857,585 Mã lực
- nhà cháu: coi xe ngược chiều là điểm mốc để xác định phương tiện mình đang đi là "đi bên phải" (tay lái thuận) hay "đi bên trái" (tay lái nghịch).
Em cực lực phản đối cách lập luận dư lày :D.

Cách lập luận là phải dựa trên cái có cơ sở chứ không thể lập luận theo một cái mơ hồ.

Trường hợp xe ngược chiều đi đúng thì không sao. Chứ trường hợp xe đi ngược chiều (trên đường đôi hoặc 2 chiều) lại bám sát lề (vỉa hè) bên tay phải mình (đi sai luật) thì để đúng luật cho mình - hay đúng theo cái lý luận của của sgb345 thì chỉ có nước mình phi lên vỉa hè?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đúng là hai cách hiểu khác nhau thật.
Tuy vậy, cách hiểu của bác sẽ có rất nhiều bất cập:
1- Không thể xác định được xe đang đi về bên phải chiều đi của mình hay không nếu chưa biết con đường đó cho đi 1 chiều hay 2 chiều.
Nếu là 2 chiều thì phạm luật, 1 chiều thì lại không phạm luật.
Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể có chuyện đi ở bên trái phần đường xe chạy mà lại là bên phải chiều đi của mình được.

2- ...
Quy tắc "Đi bên phải" - cần thực hiện thế nào?

Thế giới có 2 cách lưu thông "đi bên phải", còn gọi là "tay lái thuận", và "đi bên trái" còn gọi là "tay lái nghịch"

1- Điều khiển xe thế nào?
Việt nam là quốc gia theo "đi bên phải", như quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật gtđb.

Do vậy, có một nguyên tắc cơ bản là trong điều kiện giao thông bình thường, khi gặp xe ngược chiều bắt buộc phải "tránh sang bên phải xe ngược chiều" (mình tránh sang bên phải xe họ, họ tránh sang bên phải xe mình) để không đâm nhau.
Cho dù đang lưu thông trên đường quốc lộ, có kẻ vạch chia làn, hay trên đường làng, chẳng có làn chẳng có vạch gì hết, thì cũng phải nhớ "tránh sang bên phải của xe ngược chiều".

Ở đây, mốc để tính "đi bên phải" hay không là "(dòng) xe ngược chiều", ranh giới để xác định phạm vi lưu thông hợp pháp của mỗi chiều xe là từ tim đường tới mép phải của phần đường xe chạy (trừ các trường hợp luật cho mượn đường, mượn làn).


2- Luật lá thế nào:
Khi tuân thủ "tránh sang bên phải xe ngược chiều" có nghĩa là xe đó không phạm luật, không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

Nhưng xe đó lại có khả năng mắc lỗi "đi không đúng làn đường quy định", "đi không đúng phần đường quy định".
Đó là khi xe "lấn trái", "ép xe ngược chiều quá đáng".

Theo cách hiểu của Luật Singapore, "đi bên phải" là mỗi chiều xe có quyền di chuyển hợp lệ trên một nửa mặt đường hiện hữu, tức là trên bề mặt có ranh giới tính từ "tim đường" tới "mép bên phải phần đường xe chạy".
Xe nào vượt qua tim đường, đi lấn qua trái là tạo nên hành vi lấn trái.

Có nhiều trường hợp luật Vn không cấm "lấn trái", "mượn đường" (tức là "đi ở bên trái phần đường xe chạy") nên không phạt lỗi này. Cụ thể tại các đoạn đường không có kẻ vạch tim đường, hoặc kẻ vạch tim đường đứt quãng.

Nếu tim đường là vạch liền, hoặc giải phân cách, thì luật cấm đè qua tim đường.
Trường hợp này, dù phương tiện có tránh về bên phải xe ngược chiều, nhưng đè vạch liền để "đi ở bên trái phần đường xe chạy" thì vẫn mắc lỗi. Nhưng không phải lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

3- Với đường một chiều:
Để biết đó là đường một chiều hay hai chiều, phải xem biển báo thôi. Không xem biển, đi sai, bị phạt là xứng đáng.

Nếu đó là đường một chiều, không có dòng phương tiện chạy ngược lại, thì không bao giờ có lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", dù xe đang chạy ở mép trái phần đường xe chạy.
Nếu là đường 2 chiều thì phải chạy xe vào giữa, nhường nửa mặt đường bên trái cho dòng xe ngược lại.

Luật nó đơn giản như trên thôi ạh.

4- Khi Luật muốn chế tài hành vi xe di chuyển chậm, gây cản trở dòng xe lưu thông thì dùng các điều luật khác để chi phối. Một trong số đó là điều luật "(xe di chuyển chậm) phải đi về bên phải phần đường xe chạy", "nhường đường", v.v... Không thể áp dụng Khoản 2 Điều 9 cho mục đích này được.

Ở còm sau, nhà cháu sẽ xin nói thêm về quy định "(xe di chuyển chậm) phải đi về bên phải phần đường xe chạy", nhằm giải toả những chỗ kụ thấy còn bất cập.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,005
Động cơ
857,585 Mã lực
Không thể áp dụng Khoản 2 Điều 9 cho mục đích này được.
Em thao tác nhầm nên mất một đoạn dài về việc nhầm lẫn khi tranh luận. Em tiện thể vớ được còm gần nhất... và lên tiếng: Trân trọng đề nghị cụ sgb345 tập trung vào khoản 1 điều 9 bởi khoản 2 chả có liên quan gì đến cái đang trao đổi. Đây là lần thứ 3 thì phải.

Đây, dẫn chứng:

Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đánh máy nhầm số 1 ra số 2 ý mà, kụ ui.
Nhà cháu đã sửa lại rồi. Kụ xem còn sót chỗ nào không để nhà cháu sửa nốt.

Cảm ơn kụ nhiều nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ đã nhìn ra lí lẽ trong quan điểm của nhà cháu, rằng "đi bên phải" và "(xe chạy tốc độ thấp) phải đi về bên phải phần đường xe chạy" là 2 khái niệm khác nhau, thuộc 2 lỗi khác nhau, không thể dùng khái niệm này đê áp phạt cho lỗi kia, và ngược lại.

Về các bất cập kụ nêu, nhà cháu chẳng thấy đó là bất cập. Chẳng qua vì mình vẫn dùng cách hiểu "truyền thống" để suy nghĩ về vấn đề này; nên còn băn khoăn.

Nếu dùng cách hiểu đúng (như đáng lí nó phải vậy), thì chẳng thấy bất cập gì cả đâu.

Nhà cháu sẽ lần lượt trao đổi với kụ về các điều kụ liệt kê ở còm #88 trên. Nhà cháu cũng sẽ xin trích dẫn luật một số nước khác nữa với mục đích giải tỏa những điều kụ còn thấy bất cập.
Không phải là nhìn ra lý lẽ, mà là nhìn rõ quan điểm của bác. Tuy vậy, tôi vẫn không cho rằng quan điểm của bác là đúng.
Dù bác có giải thích thế nào tôi cũng vẫn thấy tồn tại những bất cập mà tôi đưa ra làm ví dụ bên trên.
Điều quan trọng nhất mà tôi nghĩ rẳng quan điểm của bác không nên phổ biến là nó sẽ cổ vũ cho việc không đi về bên phải phần đường xe chạy, cổ vũ cho việc xe cộ luôn đi ở làn trái, chỉ tạt vào trong khi có xe khác đòi lại phần đường dành cho xe chạy nhanh hơn hoặc không chịu nhường đường để xe chạy nhanh hơn phải chạy phía bên phải. Cách giao thông này khác hẳn với cách giao thông ở các nước văn minh mà tôi được biết: Xe cộ luôn đi ở làn bên phải, chỉ chuyển sang làn trái khi muốn vượt lên xe khác, sau đó quay trở lại làn phải ngay khi có thể
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,005
Động cơ
857,585 Mã lực
Em xin đề nghị các cụ thử bàn theo hướng như thế này xem có rõ ra vấn đề hay không?

Trước hết, điều 9, khoản 1:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Ở khoản 1 này sau khi nhắc đến bên phải, người ta còn bố trí dấu phảy, sau đó là đi đúng làn đường phần đường quy định. Nếu hai ý này tách biệt thì người ta đã dùng dấu chấm ở đây. Do vậy, cần phải đưa bổ sung yếu tố làn đường, phần đường quy định vào đây.
Và khi đưa yếu tố này vào để hiểu điều 1 cho đúng thì nó sẽ giải quyết được vấn đề đường một chiều, đường hai chiều, đường đôi và đường hẹp (bề rộng lớn hơn bề rộng 1 làn tiêu chuẩn 1 chút).

Ở điều 3, luật 2008 có nêu về phần đường, làn đường:

Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.


Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...6. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
...
Rõ ràng là:
- khi đường một chiều, phần đường xe chạy theo chiều được đi là toàn bộ phần đường.

- khi đường đôi hoặc đường hẹp (cho phép sử dụng phần đường ngược lại để vượt xe hoặc tránh về bên phải khi gặp xe ngược chiều), phần đường xe chạy theo chiều được đi là gần như toàn bộ phần đường.
(?) Cái gần như toàn bộ này có trục hoặc tâm nằm lệch sang bên phải tim đường. Có dấu hỏi (?) là vì nó lại liên quan đến bên phải theo chiều đi :D.

- khi đường hai chiều, không tính xe ưu tiên, không tính trường hợp sửa chữa đường hoặc có sự cố, phần đường xe chạy theo chiều được đi được tính từ giải phân cách giữa (hoặc vạch liền giữa) đến mép đường bên phải.

Em sẽ bổ sung hình minh họa sau.

Nếu các cụ nhất trí như trên thì bàn ngược lại đến chiều đi thì sẽ đầy đủ các trường hợp ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Không phải là nhìn ra lý lẽ, mà là nhìn rõ quan điểm của bác. Tuy vậy, tôi vẫn không cho rằng quan điểm của bác là đúng.
Dù bác có giải thích thế nào tôi cũng vẫn thấy tồn tại những bất cập mà tôi đưa ra làm ví dụ bên trên.

2- Điều quan trọng nhất mà tôi nghĩ rẳng quan điểm của bác không nên phổ biến là nó sẽ cổ vũ cho việc không đi về bên phải phần đường xe chạy, cổ vũ cho việc xe cộ luôn đi ở làn trái, chỉ tạt vào trong khi có xe khác đòi lại phần đường dành cho xe chạy nhanh hơn hoặc không chịu nhường đường để xe chạy nhanh hơn phải chạy phía bên phải.

3- Cách giao thông này khác hẳn với cách giao thông ở các nước văn minh mà tôi được biết: Xe cộ luôn đi ở làn bên phải, chỉ chuyển sang làn trái khi muốn vượt lên xe khác, sau đó quay trở lại làn phải ngay khi có thể
Cảm ơn kụ Chinhatm nhé.

1- Nhà cháu nghĩ rằng kụ đã nhìn ra quan điểm của Luật, chứ không phải chỉ là quan điểm riêng nhà cháu.

Quan điểm của Luật gtđb Vn hiện hành phân biệt rõ ràng 2 khái niệm A- "đi bên phải theo chiều đi của mình" và B- "điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi về bên phải của phần đường xe chạy, gây cản trở giao thông".

Nếu kụ không công nhận sự khác biệt giữa 2 khái niệm, 2 lỗi khác nhau là "đi bên phải theo chiều đi của mình..." và "... phương tiện đi chậm phải đi về bên phải phần đường xe chạy..." như luật nêu nêu trên, thì đó là vấn đề của riêng cá nhân kụ, không phải là vấn đề của Luật pháp.

Vì là 2 khái niệm khác nhau, 2 lỗi khác nhau, kụ không thể dùng khái niệm A- "phương tiện phải đi bên phải" để áp lỗi cho hành vi B- "...xe chạy tốc độ thấp gây cản trở giao thông phải đi về bên phải phần đường xe chạy" được.

Nhà cháu sẽ còm tiếp về mục 2- và 3- của kụ ở phần sau nhé.


Hình : Luật coi "đi bên phải theo chiều đi của mình" và "...xe chạy tốc độ thấp gây cản trở giao thông phải đi về bên phải phần đường xe chạy" là 2 lỗi riêng biệt


 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ Chinhatm nhé.

1- Nhà cháu nghĩ rằng kụ đã nhìn ra quan điểm của Luật, chứ không phải chỉ là quan điểm riêng nhà cháu.

Quan điểm của Luật gtđb Vn hiện hành phân biệt rõ ràng 2 khái niệm A- "đi bên phải theo chiều đi của mình" và B- "điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi về bên phải của phần đường xe chạy, gây cản trở giao thông".

Nếu kụ không công nhận sự khác biệt giữa 2 khái niệm, 2 lỗi khác nhau là "đi bên phải theo chiều đi của mình..." và "... phương tiện đi chậm phải đi về bên phải phần đường xe chạy..." như luật nêu nêu trên, thì đó là vấn đề của riêng cá nhân kụ, không phải là vấn đề của Luật pháp.

Vì là 2 khái niệm khác nhau, 2 lỗi khác nhau, kụ không thể dùng khái niệm A- "phương tiện phải đi bên phải" để áp lỗi cho hành vi B- "...xe chạy tốc độ thấp gây cản trở giao thông phải đi về bên phải phần đường xe chạy" được.

Nhà cháu sẽ còm tiếp về mục 2- và 3- của kụ ở phần sau nhé.


Hình : Luật coi "đi bên phải theo chiều đi của mình" và "...xe chạy tốc độ thấp gây cản trở giao thông phải đi về bên phải phần đường xe chạy" là 2 lỗi riêng biệt

Tôi đã đặt câu hỏi từ đầu: Không hiểu bác đưa vấn đề này ra nhằm mục đích gì?
Theo quan điểm của bác, cái lạ nhất là đi sát mép trái của đường vẫn được coi là đi bên phải theo chiều đi của mình. Có thể bác cứ giữ quan điểm của bác, nhưng đừng gán nó là "quan điểm của luật". Tôi nghĩ chẳng có luật nào lại lủng củng đến mức "đi sát mép bên trái đường = đi bên phải theo chiều đi của mình đâu".

Quay lại câu hỏi mà tôi đặt ra từ đầu: Không hiểu bác đưa vấn đề này ra nhằm mục đích gì?
Nếu như bác vẫn giữ quan điểm của mình và phổ biến cho nhiều người khác thì bác sẽ tham gia giao thông thế nào:
- Trên đường 1 chiều có 2 làn đường, vắng xe, bác sẽ đi ở làn bên trái hay bên phải?
- Nếu bác đi bên trái thì khi nào bác sẽ nhường đường cho xe chạy nhanh hơn? Đợi họ bấm còi, chớp đèn hay tự giác trả lại làn đường?
- Trên đường 2 chiều với vạch tim đường là vạch đứt, bác cứ đi giữa đường, chỉ tránh về bên phải khi gặp xe ngược chiều? Nếu là vạch liền, bác luôn bám sát vạch tim đường hay đi về phía lề đường bên phải khi đường vắng?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Đúng là hai cách hiểu khác nhau thật.
Tuy vậy, cách hiểu của bác sẽ có rất nhiều bất cập:
- Không thể xác định được xe đang đi về bên phải chiều đi của mình hay không nếu chưa biết con đường đó cho đi 1 chiều hay 2 chiều. Nếu là 2 chiều thì phạm luật, 1 chiều thì lại không phạm luật. Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể có chuyện đi ở bên trái phần đường xe chạy mà lại là bên phải chiều đi của mình được.
- Một xe đang chạy bám bên trái, có một xe khác chạy nhanh hơn ở làn bên phải (không hề phạm luật) thì xe đang chạy ở bên làn trái tự nhiên bị đẩy vào tình trạng phạm luật (đi chậm hơn mà không đi về phía bên phải phần đường xe chạy). Cách hiểu của tôi không xảy ra tình trạng này, không thể tự nhiện bị xe khác đẩy vào tình trạng phạm lỗi được
Đúng cần phải biết phân biệt sự khác nhau của "đi bên phải phần đường xe chạy" và "đi bên phải chiều đi của mình".
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi đã đặt câu hỏi từ đầu: Không hiểu bác đưa vấn đề này ra nhằm mục đích gì?
Theo quan điểm của bác, cái lạ nhất là đi sát mép trái của đường vẫn được coi là đi bên phải theo chiều đi của mình. Có thể bác cứ giữ quan điểm của bác, nhưng đừng gán nó là "quan điểm của luật". Tôi nghĩ chẳng có luật nào lại lủng củng đến mức "đi sát mép bên trái đường = đi bên phải theo chiều đi của mình đâu".

Quay lại câu hỏi mà tôi đặt ra từ đầu: Không hiểu bác đưa vấn đề này ra nhằm mục đích gì?
Nếu như bác vẫn giữ quan điểm của mình và phổ biến cho nhiều người khác thì bác sẽ tham gia giao thông thế nào:
- Trên đường 1 chiều có 2 làn đường, vắng xe, bác sẽ đi ở làn bên trái hay bên phải?
- Nếu bác đi bên trái thì khi nào bác sẽ nhường đường cho xe chạy nhanh hơn? Đợi họ bấm còi, chớp đèn hay tự giác trả lại làn đường?
- Trên đường 2 chiều với vạch tim đường là vạch đứt, bác cứ đi giữa đường, chỉ tránh về bên phải khi gặp xe ngược chiều? Nếu là vạch liền, bác luôn bám sát vạch tim đường hay đi về phía lề đường bên phải khi đường vắng?


1- Kụ có nhu cầu hiểu đúng bản chất của câu luật, để áp dụng cho đúng hay không?

Tìm hiểu để hiểu đúng luật có nên được nâng quan điểm, như kụ nâng quan điểm mục đích này nọ hay không?

2- Nếu muốn điều chỉnh hành vi phương tiện để họ đi về bên phải thì cần áp dụng điều luật quy định "xe chạy chậm hơn gây cản trở giao thông phải đi về bên phải phần đường xe chạy". Đó chính là Khoản 3 Điều 13.

Sao kụ cứ khuyến khích áp dụng điều luật "đi bên phải", là điều luật không liên quan, cho lỗi "không đi về bên phải phần đường xe chạy" đó?


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top