Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em chợt đọc thấy cái này và tung thêm một quả bom khói nữa đây :D



Vậy nếu trên đường không có vạch kẻ (tức không phân chia 2 chiều xe chạy) - những cái đường này thì đầy rẫy :D, thì người điều khiển cứ đi về bên trái thoải mái đúng không ạ? :D hoặc cứ đi ra giữa đường (cũng thoải mái luôn phỏng ạ?)

Mà đã là giữa đường thì nào có phân biệt trái hay phải đâu.

Những cụ nào đã từng chạy ban đêm những đoạn đường hẹp, không có cọc tiêu và vạch kẻ mép đường, ví dụ đoạn lên Xuân mai thời những năm đầu 2000, chắc chắn phải bám vào vạch kẻ giữa đường (với 2b) hoặc cho vạch kẻ giữa đường này vào giữa gầm 4b mà chạy thôi.
Tuân theo luật là phải tuân theo tất cả các quy định của luật. Điều 9 vẫn luôn có hiệu lực thì trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải đi về phía bên phải đường
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em đã đọc 2 cách kiểu của cụ chủ, và em hiểu theo cách thứ 2, chứ không giống cụ chủ, hiểu theo cách thứ 1.
Luật mình nói rằng "đi bên phải theo chiều đi của mình" cơ mà. Cách hiểu thứ 1 của cụ chủ là đi theo chiều đi của mình đấy chứ, chứ có nói gì đến bên phải trái gì đâu.
Em xin được đóng góp cái ảnh hiểu theo ý của em.

Ví dụ chiều đi của mình có nhiều làn:


Ví dụ chiều đi của mình có 1 làn:


Và đấy là cách hiểu của em đấy ạ. Điều này em thấy hoàn toàn hợp lý. Như 1 clip cụ nào đó đã đăng trên OF này về cái đường ở Tây, nó dành hẳn làn ngoài cùng chỉ để vượt, sau đó ai vượt xong lại vào trong. Vô cùng khoa học. Trong trường hợp đường quá đông thì làn đó có được đi hay không em cũng không rõ.

Nếu nói về câu chữ "Đi bên phải theo chiều đi của mình". Nghĩa là chiều đi của mình chắc chắn nó rộng hơn cái xe, vậy thì hãy đi sát vào bên phải chiều mình đang đi. Theo em thấy chỉ cần hiểu theo nghĩa đen, nghĩa là như hình em vẽ.

Đi đường nhiều khi gặp toàn ông nghênh nghênh giữa đường. Không dưng đường đang vắng, ông lại đi làn trái ngoài cùng, chẳng lẽ ông phải đợi người khác xin vượt ông mới vào? Chẳng lẽ ông lại bắt người ta vượt phải, hoặc vượt làn bên phải? Làm vậy cực kì khó chịu. Chi bằng khi đường vắng, khi bên phải mình không có ai, hãy tự động đi vào bên phải, người ta cần vượt, người ta sẽ sang bên trái ông để vượt. Có 2 việc thuận tiện ở đây, 1 là tạo điều kiện cho người sau vượt trái, 2 là tạo tầm nhìn cho người sau nếu muốn vượt. Nếu ông đằng trước cứ bám trái, người đi sau khó mà nhìn đằng trước có gì để mà vượt. Nhất là khi xe trước là container hoặc xe bus. Mà mấy cái xe to thì lại toàn đi chậm, nên việc vượt xe càng khó khăn. Xe sau muốn vượt phải thò đầu sang bên ngược chiều để vượt, thấy có xe phía ngược chiều thì lại thụt vào, rất nguy hiểm.

Cách giải quyết của em với vấn đề này là: không nên phân làn ô tô, xe tải, xe máy làm gì cho rách việc, chỉ cần giới hạn tốc độ theo phương tiện, vậy là xong. Ở ngoại thành, xe máy vẫn chạy <=60, ô tô vẫn <=80. Giả sử ô tô dở chứng đi 40 ngắm cảnh hết cả lượt thì sao? Thì xe tải, xe máy vẫn cứ ra làn ngoài mà vượt, khi nào bên phải không có ai lại vào làn trong. Còn nếu xe máy mà đi > 60 thì phạt bt, không kể đang đi làn nào. Khi đó chỉ còn 2 lỗi: không đi bên phải theo chiều đi của mình (theo camera chú kia bên phải không có ai mà cứ đi tà tà không chịu vào, vậy là dính phạt), và lỗi quá tốc độ. Khi đó chẳng bao giờ còn lỗi sai làn nữa.
Còn thực trạng bây giờ thì các cụ biết rồi, xe chậm đi bên trái chả bao giờ bị phạt.

Đôi lời muốn chia sẻ của em, cụ nào thấy em chưa hợp lí ở cách hiểu của em thì comment lại nhé.
Nhất trí với quan điểm và lập luận của cụ. Riêng việc phân làn của 2b và 4b thì chỗ nào có điều kiện, đường đủ rộng thì vẫn nên thực hiện.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em lại thêm một quả bem khói nho nhỏ nữa :D

Theo cái cách mà cụ sgb345 hay tiếp cận khi nói về việc vượt xe: Vượt xe chỉ cấu thành khi mượn làn của chiều đi ngược lại.

Hình thức vượt xe này cũng diễn ra rất phổ biến tại Việt nam vì rất nhiều đoạn đường hẹp mà không cấm vượt, muốn vượt phải lấn trái.

Luật cho phép vượt xe, vậy luật cho phép đi sang bên trái (tất nhiên là khi vượt).

Mà vượt thì cũng là một dạng hay một kiểu tham gia giao thông. Do đó... cái cách sử dụng vạch kẻ giữa đường để phân biệt phải trái là chưa hoàn toàn thuyết phục :D
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em lại thêm một quả bem khói nho nhỏ nữa :D

Theo cái cách mà cụ sgb345 hay tiếp cận khi nói về việc vượt xe: Vượt xe chỉ cấu thành khi mượn làn của chiều đi ngược lại.

Hình thức vượt xe này cũng diễn ra rất phổ biến tại Việt nam vì rất nhiều đoạn đường hẹp mà không cấm vượt, muốn vượt phải lấn trái.

Luật cho phép vượt xe, vậy luật cho phép đi sang bên trái (tất nhiên là khi vượt).

Mà vượt thì cũng là một dạng hay một kiểu tham gia giao thông. Do đó... cái cách sử dụng vạch kẻ giữa đường để phân biệt phải trái là chưa hoàn toàn thuyết phục :D
Chinh thế quy tắc "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" mới gọi là "Quy tắc chung". Đồng thời lưu ý đoạn tiếp theo "đi đúng làn đường, phần đường quy định". Trong trường hợp vượt mà phải đi vào phía bên trái của đường (phần dành cho xe ngược chiều) thì đây là phần đường, làn đường đã được quy định có thể dùng để vượt nhưng quy tắc chung vần được áp dụng trong tình huống này có nghĩa là vẫn phải đi bên phải của cái phần đường ngược chiều đó chứ không phải phi hẳn sang lề của bên kia để vượt.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,047
Động cơ
519,676 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,

Hiện tại, nhà cháu thấy trên OF có cách hiểu khác nhau về nội dung Khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.

Tựu trung có 2 cách hiểu trái ngược nhau, như sau:

Cách hiểu thứ nhất:
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" chỉ nêu quy tắc chung về tổ chức giao thông ở VN là "Đi bên Phải" (nôm na là "tay lái thuận", là xuôi chiều bên phải, ngược chiều bên trái, đối ngược với cách tổ chức giao thông "tay lái nghịch", là xuôi chiều bên trái, ngược chiều bên phải (như tại Anh, Úc, Thái).
- theo cách hiểu thứ nhất, Khoản 1 Điều 9 không có liên hệ gì tới vận tốc di chuyển của phương tiện, không liên quan gì tới quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải".

Cách hiểu thứ hai:
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" ngụ ý quy định "phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
- Theo cách hiểu thứ hai, khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 "Sử dụng làn đường" đều có hiệu lực bắt buộc các phương tiện di chuyển chậm hơn phải chạy trên các làn phía bên phải của chiều di chuyển của mình.

Theo ý kiến cá nhân nhà cháu, cách hiểu thứ nhất mới chính xác.


Nhà cháu xin được phân tích nội dung Điều 9 để chứng minh cách hiểu thứ nhất là đúng tại các post tiếp theo để hầu các kụ mợ.

(Tiếp .....2)
em cũng hiểu phải với trái ở đây để phân biệt với tay lái thuận với tay lái nghịch
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Không thấy cụ nào có ý kiến gì thêm nhỉ. Kể cả cụ chủ thớt.

Em mạnh dạn chốt các cụ nhé :D

Điều 9 quy định đi bên phải hoặc tay phải. Không có cách hiểu thứ hai cho điều này.
Trong trường hợp phần đường bố trí ở bên trái đường, có giải phân cách cứng thì trong cái phần đường đó vẫn phải đi bên phải (trưởng hợp này thì cụ sgb345 nêu 2 ví dụ, 1 ở Sài gềnh và 1 ở cầu Long Biên HN).

Khoản 1 điều 9 còn có đoạn: đi đúng phần đường, làn đường quy định. Mở rộng với khoản 3 điều 13, khoản 2 điều 14, khoản 1 điều 17 thì trong phần đường, làn đường đó lại phải đi về bên phải (đương nhiên là của phần đường, làn đường đó).

Không nên lấy vạch phân chia đường thành 2 chiều đi riêng biệt hoặc dải phân cách cứng để làm căn cứ trái phải cho mọi tình huống vì điều này không đúng trong trường hợp vượt xe (điều 14) hoặc tránh xe đi ngược chiều trên đoạn đường hẹp (điều 17). Đã có những trường hợp khi có sự cố hoặc có việc phải sử dụng một phần đường (biểu diễn, hội họp, mittinh, sửa chữa nâng cấp mặt đường, ...) thì đơn vị quản lý buộc phải cho phép xe đi vào phần đường của xe đi ngược chiều mà không có biện pháp thông báo kịp thời.

Không nên cho rằng được đi thoải mái về bên trái trong phần đường, làn đường của mình vì đã đi đúng tốc độ tối đa cho phép mà cần lưu ý rằng vẫn có những xe được chạy với tốc độ cao hơn (ít nhất có 5 loại xe ưu tiên).

Em xin ý kiến các cụ ạ. Em xin cảm ơn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Mấy hôm rồi nhà cháu bận quá. Bây giờ mới có thời gian ghé qua đây. Cảm phiền đã bắt các kụ chờ lâu.

1- Như ngay tại còm 2 nhà cháu đã nói, Điều 9 xác định nguyên tắc chung để các xe ngược chiều tránh nhau (đặc biệt khi phuơng tiện lưu thông trên các cung đường nông thôn không có biển báo, không tim đường, không kẻ vạch chia làn, như nêu tại Điều 17), để bộ gtvt cắm biển phân luồng, v.v... tránh xảy ra trường hợp lưu thông bên trái nhau như Hình 1 dưới đây.

Trường hợp này, để tránh nhau đúng luật và an toàn, lái xe của cả 2 xe cần tránh về bên phải của xe ngược chiều, lấy tim đường làm ranh giới giữa "theo chiều đi của mình" hay "ngược chiều đi của mình", chứ không phải cứ thoải mái đi giữa đường được đâu.

2- Ý nghĩa 2 câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" và "đi về bên phải của chiều đi của mình" hoàn toàn khác nhau, các kụ ợ. Các kụ nào hay phân tích ngôn ngữ, hay dịch thuật ngoại ngữ chắc thấy rõ sự khác nhau này.

Các kụ đang phân tích Điều 9 theo chiều hướng "đi bên về bên phải của chiều đi của mình", trong khi Điều 9 dùng chữ theo, và không có chữ về.


Nếu Luật Vn cho thêm dấu phẩy vào giữa câu thì sẽ rõ nghĩa hơn, ví dụ Điều 9: ... "đi bên phải, theo chiều đi của mình".


3- nhà cháu sẽ xem kỹ sơ đồ kụ Cracking, nhất là sơ đồ thứ 2, rồi minh họa rõ hơn quan điểm của nhà cháu..

Hình 1- Everest không "đi bên phải theo chiều đi của mình"





Em chợt đọc thấy cái này và tung thêm một quả bom khói nữa đây :D

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.



Vậy nếu trên đường không có vạch kẻ (tức không phân chia 2 chiều xe chạy) - những cái đường này thì đầy rẫy :D, thì người điều khiển cứ đi về bên trái thoải mái đúng không ạ? :D hoặc cứ đi ra giữa đường (cũng thoải mái luôn phỏng ạ?)

Mà đã là giữa đường thì nào có phân biệt trái hay phải đâu.

Những cụ nào đã từng chạy ban đêm những đoạn đường hẹp, không có cọc tiêu và vạch kẻ mép đường, ví dụ đoạn lên Xuân mai thời những năm đầu 2000, chắc chắn phải bám vào vạch kẻ giữa đường (với 2b) hoặc cho vạch kẻ giữa đường này vào giữa gầm 4b mà chạy thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Không thấy cụ nào có ý kiến gì thêm nhỉ. Kể cả cụ chủ thớt.

Em mạnh dạn chốt các cụ nhé :D

Không nên lấy vạch phân chia đường thành 2 chiều đi riêng biệt hoặc dải phân cách cứng để làm căn cứ trái phải cho mọi tình huống vì điều này không đúng trong trường hợp vượt xe (điều 14) hoặc tránh xe đi ngược chiều trên đoạn đường hẹp (điều 17).
Em xin ý kiến các cụ ạ. Em xin cảm ơn.
Vạch phân đường vẫn phân chia 2 chiều đi riêng biệt.
Có thể mượn tạm một phần đường đối diện để vượt hoặc tránh nhưng nếu để xảy ra tai nạn thì phần sai sẽ thuộc về xe lấn làn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em chợt đọc thấy cái này và tung thêm một quả bom khói nữa đây :D

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
Để thấy sự bất hợp lí trong quan sđiểm của một số kụ, khi nói "đi bên phải" = "đi về bên tay phải" = "đi càng sát mép đường bên phải càng tốt, nếu không sẽ phạm lỗi không đi về bên phải", nhà cháu đưa ra 2 đáp án tránh xe sau đây.


Câu hỏi:
- Tuân thủ Điều 17, theo Đáp án A hay B dưới đây là đúng?
- Và thực tế các kụ đang tránh nhau theo Đáp án A hay Đáp án B?





Đáp án A:

theo quan điểm "đi bên phải" = "xe đi bên phải tim đường" = "đi kiểu tay lái thuận" (ngược với kiểu đi "tay lái nghịch" ở Anh, Úc), nên:

"tránh nhau về
bên phải, THEO chiều đi của mình", nghĩa là:

- chiều đi của xe mình là "đi bên phải", để di chuyển THEO chiều đi bên phải thì xe xuôi chiều phải tránh sang bên phải xe ngược chiều,

- Mốc để tính phải-trái là tính TỪ TIM ĐƯỜNG đến mép bên phải của đường bộ. Phần bên trái tim đường dành cho xe ngược chiều.

(Chắc cũng chẳng khó khăn gì để các kụ nhận ra đáp án A này đúng, phù hợp thực tế giao thông hiện nay)

Minh hoạ cho Đáp án A: khi tránh nhau, hai xe có thể đi gần sát nhau





Đáp án B:
theo quan điểm "đi bên phải" = "đi về bên tay phải" = "đi càng sát mép đường bên phải càng tốt, nếu không sẽ phạm lỗi không đi về bên phải" nên:

"tránh nhau về
bên phải CỦA chiều đi của mình", nghĩa là:

- xe xuôi chiều đi về phần đường bên phải, càng sát mép phải đường càng tốt.

- Mốc để tính phải-trái là tính từ MÉP BÊN PHẢI của đường bộ. Khi xe tránh nhau, nếu không đi sát mép đường bên phải sẽ phạm lỗi "không đi về bên phải".

(Nhà cháu xem đáp án này là hiểu sai luật).

Minh hoạ cho Đáp án B: khi tránh nhau, hai xe buộc phải cách nhau rất xa. Nếu tránh xe sát nhau sẽ bị một số kụ bắt lỗi "không đi về bên phải...". Haiz




.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Vạch phân đường vẫn phân chia 2 chiều đi riêng biệt.
Có thể mượn tạm một phần đường đối diện để vượt hoặc tránh nhưng nếu để xảy ra tai nạn thì phần sai sẽ thuộc về xe lấn làn.
Cụ đọc lướt rồi :D. Vạch đó thì đương nhiên phân chia hai chiều đi riêng biệt nhưng em đã nêu là không nên sử dụng nó cho việc căn cứ trái phải trong mọi tình huống cụ à.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Để thấy sự bất hợp lí trong quan sđiểm của một số kụ, khi nói "đi bên phải" = "đi về bên tay phải" = "đi càng sát mép đường bên phải càng tốt, nếu không sẽ phạm lỗi không đi về bên phải".

.
:D cụ đã sử dụng đến chữ ...haizz chứng tỏ cụ có vẻ nản. Em thấy có cụ nào nêu cái "phương trình" với hai dấu = như trên đâu, hay là chỉ có chính cụ?

Rất nhiều cụ đã cho rằng quy tắc chung, chung nhất là đi bên phải. Cái này nó nằm trong hệ thống quốc tế.

Với điều 17 thì em có hai ý:

- cần xét điều 17 ở đoạn đường hẹp, ví dụ bề rộng 4 mét. Nếu 2 xe đang lưu thông là ô tô thì mới là điều đáng bàn, còn là 2b thì dễ rồi.
Khi không có xe đối diện mà chỉ có xe máy đi cùng chiều thì 4b hoàn toàn được phép chạy mà tâm xe nằm đúng giữa đường, kể cả khi "vượt qua" xe máy. Lúc đó thì gọi là đi bên trái, bên phải hay đi ở giữa?

- cách lưu thông cho điều 17 khoản 1 thì hai lựa chọn và hai hình cụ đưa ra là không phù hợp.


Em lại làm thêm câu chuyện nữa cho vui :D

Ở miền bắc có một làng rất vui tính. Khách đến chơi thường hay bất ngờ với những câu trả lời, câu nói của dân làng.

Có một nhà báo đi tìm đường đến đình làng nhưng không biết đường, bèn dừng chân hỏi thăm một người dân ven đường, bác cho em hỏi, đến đình làng thì rẽ lối nào. Người dân làng ngước lên nhìn người khách đi đường không chớp mắt và thủng thẳng trả lời, rẽ thẳng.

:D
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ đọc lướt rồi :D. Vạch đó thì đương nhiên phân chia hai chiều đi riêng biệt nhưng em đã nêu là không nên sử dụng nó cho việc căn cứ trái phải trong mọi tình huống cụ à.
Em khẳng định luôn là vạch phân chia hai chiều đi riêng biệt luôn là căn cứ để phân định trái phải. Vì vậy khi mượn một phần làm ngược chiều để vượt nhưng thấy xe đối diện đến là phải khẩn trương về làn của mình để trả đường cho người ta.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
2- Ý nghĩa 2 câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" và "đi về bên phải của chiều đi của mình" hoàn toàn khác nhau, các kụ ợ. Các kụ nào hay phân tích ngôn ngữ, hay dịch thuật ngoại ngữ chắc thấy rõ sự khác nhau này.
Cụ nói thế này thì...quả thật em khó hiểu quá :D
Cụ nào khác cụ chủ giải thích nghĩa 2 câu trên giúp em hiểu với.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em khẳng định luôn là vạch phân chia hai chiều đi riêng biệt luôn là căn cứ để phân định trái phải. Vì vậy khi mượn một phần làm ngược chiều để vượt nhưng thấy xe đối diện đến là phải khẩn trương về làn của mình để trả đường cho người ta.
Nếu cụ khẳng định " luôn là" thì mỗi lần vượt là một lần vi phạm rồi. Chuyện trả về làn hoặc phần của mình là đương nhiên, không phải quan tâm ở đây rồi, cụ nhỉ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ nói thế này thì...quả thật em khó hiểu quá :D
Cụ nào khác cụ chủ giải thích nghĩa 2 câu trên giúp em hiểu với.
Giờ mới có cụ lên tiếng, :D, em phụ họa thêm :D, chiều đi giống như cái mũi tên, đường kẻ, làm gì có bề dày mà có bên phải hay bên trái.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nếu cụ khẳng định " luôn là" thì mỗi lần vượt là một lần vi phạm rồi. Chuyện trả về làn hoặc phần của mình là đương nhiên, không phải quan tâm ở đây rồi, cụ nhỉ.
Luật pháp cho cụ chiếm dụng một phần ( không phải toàn bộ) làn đường để vượt, tránh chướng ngại vật, rẽ trái nếu AN TOÀN cụ hỉ? Vì vậy nên dừng tranh luận ở đây.
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
2- Ý nghĩa 2 câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" và "đi về bên phải của chiều đi của mình" hoàn toàn khác nhau, các kụ ợ. Các kụ nào hay phân tích ngôn ngữ, hay dịch thuật ngoại ngữ chắc thấy rõ sự khác nhau này.
Em xin hiểu thế này:
1. Cái câu thứ nhất của cụ chủ "đi bên phải theo chiều đi của mình", ý cụ chủ là đi về bên phải, theo cái chiều đi của mình. Nhưng mà chiều đi của mình luật nó là bên phải rồi, cần gì nói chữ bên phải nữa. "Theo chiều đi của mình" là chỉ có mỗi 1 hướng thôi, vậy thì thêm chữ "bên phải theo nó" thì hóa ra bằng thừa ah cụ? Nếu muốn nói rằng đường của mình là đi bên phải, thì nói là "Chiều đi của mình là bên phải" chứ nói "đi bên phải theo chiều đi của mình" rồi hiểu là chiều đi của mình bên phải thì em thấy hơi chuối.

2. Còn câu thứ 2 của cụ chủ "đi về bên phải của chiều đi của mình", theo em nói ngắn gọn nó là "đi bên phải theo chiều đi của mình" đấy ạ. Cụ phân tích kĩ quá. Chứ nói "đi về bên phải của chiều đi của mình" nghe văn vẻ nó hơi cộc thế nào ấy.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
:D cụ đã sử dụng đến chữ ...haizz chứng tỏ cụ có vẻ nản.

1- Em thấy có cụ nào nêu cái "phương trình" với hai dấu = như trên đâu, hay là chỉ có chính cụ?

2- Rất nhiều cụ đã cho rằng quy tắc chung, chung nhất là đi bên phải. Cái này nó nằm trong hệ thống quốc tế.



:D

1- Kụ không chịu đọc kĩ. Phương trình đó thể hiện quan điểm của kụ Chinhatm. Kụ xem lại còm #16 ở trên nhé.

2- Chính tại Chuơng 2 "Quy tắc giao thông đường bộ", Khoản 1 Điều 9 "Quy tắc chung" Luật Đbvn nêu quy tắc chung nhất của Vn là "Đi bên phải". Ngoài tại Điều 9 ra, không còn văn bản nào của Luật Vn quy định về quy tắc chung "đi bên phải" của VN nũa.
Một số kụ cứ lẫn lộn, lấy điều nêu về quy tắc chung về giao thông "đi bên phải" để vẽ râu thêm thành ý nghĩa khác cho nó (với ngụ ý bắt phương tiện phải đi sát lề phải đường).
Haiz là là chỗ đó.



Em xin hiểu thế này:
1. Cái câu thứ nhất của cụ chủ "đi bên phải theo chiều đi của mình", ý cụ chủ là đi về bên phải, theo cái chiều đi của mình. Nhưng mà chiều đi của mình luật nó là bên phải rồi, cần gì nói chữ bên phải nữa...
Phần chữ đậm: kụ dẫn chứng cho nhà cháu "chiều đi của mình luật nó là bên phải rồi" là luật quy định bên phải ở Điều luật nào, điều khoản nào để kụ hiểu là ở Vn xe phải đi bên phải (tay lái thuận).

Chắc chắn kụ không thể tìm thấy luật quy định "đi bên phải" ở văn bản nào khác nữa, ngoài Khoán 1 Điều 9 Luật gtđb "Quy tắc chung".


(Sửa số 2 thành số 1 - cảm ơn kụ Suzu 47 đã nhắc nhé)
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em khẳng định luôn là vạch phân chia hai chiều đi riêng biệt luôn là căn cứ để phân định trái phải. Vì vậy khi mượn một phần làm ngược chiều để vượt nhưng thấy xe đối diện đến là phải khẩn trương về làn của mình để trả đường cho người ta.
Đường 2 làn ngược chiều nhau, nếu vạch đứt thì mượn làn thoải mái để vượt. Nếu có xe đối diện đương nhiên là không thể mượn làn. Nếu ai đó vì vượt xe (ở khúc đường không cấm vượt) mà gây tngt thì sẽ bị quy vào lỗi: không đảm bảo an toàn khi vượt xe chứ không bị quy vào lỗi đi sai làn.
Ở các con đường quốc lộ kiểu cũ mà không mượn làn thì vượt thế nào được nhau ?

Ví dụ đường HN-Lạng sơn đoạn sau Bắc Giang:
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đường 2 làn ngược chiều nhau, nếu vạch đứt thì mượn làn thoải mái để vượt. Nếu có xe đối diện đương nhiên là không thể mượn làn. Nếu ai đó vì vượt xe (ở khúc đường không cấm vượt) mà gây tngt thì sẽ bị quy vào lỗi: không đảm bảo an toàn khi vượt xe chứ không bị quy vào lỗi đi sai làn.
Ở các con đường quốc lộ kiểu cũ mà không mượn làn thì vượt thế nào được nhau ?
Ví dụ đường HN-Lạng sơn đoạn sau Bắc Giang:
[video=youtube;W51cj4pyMOs]http://www.youtube.com/watch?v=W51cj4pyMOs[/video]
Việc mượn ko sai, miễn đảm bảo an toàn.
Ở các quốc lộ kiểu cũ thậm chí ko có vạch giữa đường thì khi xảy ra tai nạn XXX cũng phải đo để xác định tim đường từ đó mới tìm ra người có lỗi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top