Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
1- Kụ không chịu đọc kĩ. Phương trình đó thể hiện quan điểm của kụ Chinhatm. Kụ xem lại còm #16 ở trên nhé.

2- Chính tại Chuơng 2 "Quy tắc giao thông đường bộ", Khoản 2 Điều 9 "Quy tắc chung" Luật Đbvn nêu quy tắc chung nhất của Vn là "Đi bên phải". Ngoài tại Điều 9 ra, không còn văn bản nào của Luật Vn quy định về quy tắc chung "đi bên phải" của VN nũa.
Một số kụ cứ lẫn lộn, lấy điều nêu về quy tắc chung về giao thông "đi bên phải" để vẽ râu thêm thành ý nghĩa khác cho nó (với ngụ ý bắt phương tiện phải đi sát lề phải đường).
Ngay từ còm đầu tiên nhà cháu đã nêu là cụ đưa thêm cái khoản 3 điều 13 vào là không ổn rồi. Riêng cái mục trao đổi là cháu phải đoc kỹ chứ không đọc lướt.

Cái ý của cụ chinhatm là khoản 1 điều 9 là chung nhất. Khi thêm khoản 3 điều 13 vào thì nó là trường hợp cụ thể hơn chứ không có cái dấu bằng nào ở đây cả.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
sgb345 nói:
1- Như ngay tại còm 2 nhà cháu đã nói, Điều 9 xác định nguyên tắc chung để các xe ngược chiều tránh nhau (đặc biệt khi phuơng tiện lưu thông trên các cung đường nông thôn không có biển báo, không tim đường, không kẻ vạch chia làn, như nêu tại Điều 17), để bộ gtvt cắm biển phân luồng, v.v... tránh xảy ra trường hợp lưu thông bên trái nhau như Hình 1 dưới đây.

Trường hợp này, để tránh nhau đúng luật và an toàn, lái xe của cả 2 xe cần tránh về bên phải của xe ngược chiều, lấy tim đường làm ranh giới giữa "theo chiều đi của mình" hay "ngược chiều đi của mình", ...


Nguyên tắc chung "đi bên phải" là lấy xe ngược chiều làm cột mốc để tránh về bên phải xe ngược chiều ấy.(đi kiểu Tay lái thuận)

Vạch tim đường (dù có vẽ hay không) chỉ là ranh giới để xác định phần mặt đường hợp pháp luật cho phép mỗi chiều di chuyển lưu thông khi tránh nhau.
Trường hợp xảy ra tai nạn, xxx cũng sẽ đo theo tim đường để xác định các xe có lấn đường nhau khi tránh hay không.




Với điều 17 thì em có hai ý:

- cần xét điều 17 ở đoạn đường hẹp, ví dụ bề rộng 4 mét. Nếu 2 xe đang lưu thông là ô tô thì mới là điều đáng bàn, còn là 2b thì dễ rồi.
Khi không có xe đối diện mà chỉ có xe máy đi cùng chiều thì 4b hoàn toàn được phép chạy mà tâm xe nằm đúng giữa đường, kể cả khi "vượt qua" xe máy. Lúc đó thì gọi là đi bên trái, bên phải hay đi ở giữa?


:D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ngay từ còm đầu tiên nhà cháu đã nêu là cụ đưa thêm cái khoản 3 điều 13 vào là không ổn rồi. Riêng cái mục trao đổi là cháu phải đoc kỹ chứ không đọc lướt.

Cái ý của cụ chinhatm là khoản 1 điều 9 là chung nhất. Khi thêm khoản 3 điều 13 vào thì nó là trường hợp cụ thể hơn chứ không có cái dấu bằng nào ở đây cả.
Thì kụ cứ đọc lại còm #16 lần nữa xem kụ Chinhatm nói gì đã.

Tại thớt này nhà cháu chỉ muốn nêu quan điểm của cá nhân về cách hiểu Khoản 1 Điều 9 "nguyên tắc chung" chỉ là một điều luật chung nhất quy định Gtđb Vn áp dụng hệ thống "đi bên phải", tức là khi tránh nhau phuơng tiện tránh về bên phải của xe ngược chiều (tay lái thuận).

Nhà cháu không có ý đưa kèm điều gì khác vào đây, kể cả Khoản 3 Điều 13, hay Điều 17.

Vì một số kụ có quan điểm cho rằng Khoản 1 Điều 9 cũng giống Khoản 3 Điều 13, cùng đều quy định "đi về bên phải, tức là càng gần lề bên phải càng tốt" nên các kụ mới ngoèo Khoản 3 Điều 13 vào đây.

Với nhà cháu, Khoản 1 Điều 9 có nội dung khác hẳn, và không có liên quan gì đến Khoản 3 Điều 13 cả.


(Sửa số 2 thành số 1 - Cảm ơn kụ Suzu37 đã nhắc nhé)
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
527
Động cơ
318,350 Mã lực
Phần chữ đậm: kụ dẫn chứng cho nhà cháu "chiều đi của mình luật nó là bên phải rồi" là luật quy định bên phải ở Điều luật nào, điều khoản nào để kụ hiểu là ở Vn xe phải đi bên phải (tay lái thuận).

Chắc chắn kụ không thể tìm thấy luật quy định "đi bên phải" ở văn bản nào khác nữa, ngoài Khoản 2 Điều 9 Luật gtđb "Quy tắc chung".
Nhưng mà nghĩa của câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" mà mang ý nghĩa của cụ nói, thì cái câu đó nghe không logic lắm. Đáng lẽ phải nói "chiều đi của mình là bên phải" chứ.
Bởi vì từ câu này có thể suy ra "chiều đi của mình" nó có trước. Sau đó thì "đi bên phải theo" là có sau. A theo B thì tất nhiên là B có trước đúng không cụ? Giống như 1 bài cụ nói về biển 411 "hướng đi theo vạch kẻ đường" ấy.
Mà như cụ nói, ko có bất cứ điều luật nào nói về chiều đi của mình bên phải. Vậy từ câu trên, chiều đi của mình là chiều nào? Mình phải có định nghĩa "chiều đi của mình" trước, rồi mới có thể có "đi bên phải theo" được.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhưng mà nghĩa của câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" mà mang ý nghĩa của cụ nói, thì cái câu đó nghe không logic lắm. Đáng lẽ phải nói "chiều đi của mình là bên phải" chứ.
Bởi vì từ câu này có thể suy ra "chiều đi của mình" nó có trước. Sau đó thì "đi bên phải theo" là có sau. A theo B thì tất nhiên là B có trước đúng không cụ? Giống như 1 bài cụ nói về biển 411 "hướng đi theo vạch kẻ đường" ấy.
Mà như cụ nói, ko có bất cứ điều luật nào nói về chiều đi của mình bên phải. Vậy từ câu trên, chiều đi của mình là chiều nào? Mình phải có định nghĩa "chiều đi của mình" trước, rồi mới có thể có "đi bên phải theo" được.
Chúng ta làm sao góp ý được cách các nhà làm luật viết văn, kụ ui.
Hơn nữa, trước đây khi biên soạn luật gtđb của Vn các nhà làm luật nhà mình chủ yếu tham khảo luật nước ngoài, chủ yếu là luật của LX cũ, cách hành văn có thể chịu ảnh hưởng từ văn phong ngoại. Do vậy, các kụ nào thường xuyên dùng ngoại ngữ sẽ thấy dễ hiểu nó hơn các kụ ít đọc ngoại ngữ.

Điểm mấu chốt ở đây là, căn cứ vào vị trí ghi trong luật, ta thấy Khoản 2 Điều 9 chỉ là "Quy tắc chung", chỉ là lời tuyên ngôn "giao thông Vn thuộc hệ thống "đi bên phải", tức "tay lái thuận", tiếng Anh là "drive on right" hoặc "right hand traffic".

Quy tắc "đi bên phải" (nôm na là khi tránh nhau thì đi về bên phải xe ngược chiều) chẳng liên quan gì đến quy định về hành vi cụ thể "xe di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải", tiếng Anh là "keep right" hoặc "slower keep right", như nhiều kụ vô tình hoặc cố ý đánh đồng chúng với nhau.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Thì kụ cứ đọc lại còm #16 lần nữa xem kụ Chinhatm nói gì đã.

Tại thớt này nhà cháu chỉ muốn nêu quan điểm của cá nhân về cách hiểu Khoản 2 Điều 9 "nguyên tắc chung" chỉ là một điều luật chung nhất quy định Gtđb Vn áp dụng hệ thống "đi bên phải", tức là khi tránh nhau phuơng tiện tránh về bên phải của xe ngược chiều (tay lái thuận).

Nhà cháu không có ý đưa kèm điều gì khác vào đây, kể cả Khoản 3 Điều 13, hay Điều 17.

Vì một số kụ có quan điểm cho rằng Khoản 2 Điều 9 cũng giống Khoản 3 Điều 13, cùng đều quy định "đi về bên phải, tức là càng gần lề bên phải càng tốt" nên các kụ mới ngoèo Khoản 3 Điều 13 vào đây.

Với nhà cháu, Khoản 2 Điều 9 có nội dung khác hẳn, và không có liên quan gì đến Khoản 3 Điều 13 cả.
Không ai nói khoản 2 điều 9 và khoản 3 điều 13 là một đâu bác, bởi vì nếu là một thì chẳng ai quy định đến 2 lần. Ý tôi là hai quy định này tuy không phải là một, nhưng không phải không liên quan gì đến nhau như bác nói. Khoản 2 điều 9 là quy định chung, quy định tổng quát, không phải là "tuyên ngôn", mà là một quy định: Đi trên đường phải đi về phía tay phải. Khoản 3 điều 13 là quy định cụ thể của khoản 2 điều 9: Mặc dù đã tuân thủ đi về phía bên phải (vì không thể tuyệt đối như toán học), nhưng khi có nhiều xe thì cần phải đi lại có trật tự nên cần phải quy định xe chạy chậm hơn đi sát bên phải, xe chạy nhanh hơn đi ở phía bên trái xe chạy chậm hơn...
Về logic, hai quy định này cũng không thể không liên quan tới nhau. Khoản 2 điều 9 quy định đi về phía bên phải thì khoản 3 điều 13 không thể quy định xe chạy chậm hơn đi về phía bên trái được.

Tóm lại, dù thế nào cũng nên bám sát bên phải ngay khi có thể để không bị xe khác đi nhanh hơn ở bên phải đẩy xe mình vào tình huống phạm lỗi thụ động: đi chậm hơn mà không đi về phía bên phải
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Kụ Chinhatm:
Chẳng hay, kụ còn theo quan điểm như đã nêu tại còm #16 nữa hay không, kụ nhỉ?

Quan điểm đó đã được khái quát như sau: "đi bên phải" = "đi về bên tay phải" = "đi càng sát mép đường bên phải càng tốt, nếu không sẽ phạm lỗi không đi về bên phải".
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Đúng thế bác ạ. Hai khai niệm này có khác nhau chút ít, nhưng không hoàn toàn khác nhau, một cái mang nghĩa tổng quát, một cái mang nghĩa cụ thể.
2. Đúng thế bác ạ. Về cơ bản thì 3 cái đó giống nhau, nhưng cũng như bên trên tôi đã nói, một cái mang nghĩa tổng quát, một cái mang nghĩa cụ thể và một cái cụ thể hơn nữa
Bác đọc kỹ lại còm của tôi sẽ thấy quan điểm của tôi không thay đổi, vẫn thế thôi mà. "Khác nhau chút ít" và "về cơ bản giống nhau" không phải dấu =
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác đọc kỹ lại còm của tôi sẽ thấy quan điểm của tôi không thay đổi, vẫn thế thôi mà. "Khác nhau chút ít" và "về cơ bản giống nhau" không phải dấu =
Nghĩa là kụ vẫn cho rằng nếu xe không đi sát mép bên phải đường bộ thì sẽ vi phạm Khoản 1 Điều 9, và có thể dùng Khoản 1 Điều 9 để phạt lái xe lỗi "không đi về bên phải"?


(Sửa số 2 thành số 1)
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Nghĩa là kụ vẫn cho rằng nếu xe không đi sát mép bên phải đường bộ thì sẽ vi phạm Khoản 2 Điều 9, và có thể dùng Khoản 2 Điều 9 để phạt lái xe lỗi "không đi về bên phải"?
Tôi cho rằng, khi có thể đi ở phía bên phải (bên phải không có xe, đường không hỏng...) mà cứ đi ở phía bên trái là phạm luật vì không chịu đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, bất kể đường 1 chiều hay 2 chiều.
Còn phạt thì đã có nghị định 171, điều 5, khoản 4: "c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi cho rằng, khi có thể đi ở phía bên phải (bên phải không có xe, đường không hỏng...) mà cứ đi ở phía bên trái là phạm luật vì không chịu đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, bất kể đường 1 chiều hay 2 chiều.
Còn phạt thì đã có nghị định 171, điều 5, khoản 4: "c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;"
Nhà cháu nhờ kụ nói cụ thể hơn.

Câu hỏi: Trường hợp các điều kiện trong ngoặc đơn kụ nêu được đáp ứng, đường trống, theo quan điểm của kụ là "phuơng tiện không đi về bên phải sát mép đường bộ là phạm luật", đúng không ạh?

Trả lời:
1- Đúng
2- Không đúng
 

Ocnuong

Xe buýt
Biển số
OF-108298
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
765
Động cơ
399,770 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,

Hiện tại, nhà cháu thấy trên OF có cách hiểu khác nhau về nội dung Khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.

Tựu trung có 2 cách hiểu trái ngược nhau, như sau:

Cách hiểu thứ nhất:
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" chỉ nêu quy tắc chung về tổ chức giao thông ở VN là "Đi bên Phải" (nôm na là "tay lái thuận", là xuôi chiều bên phải, ngược chiều bên trái, đối ngược với cách tổ chức giao thông "tay lái nghịch", là xuôi chiều bên trái, ngược chiều bên phải (như tại Anh, Úc, Thái).
- theo cách hiểu thứ nhất, Khoản 1 Điều 9 không có liên hệ gì tới vận tốc di chuyển của phương tiện, không liên quan gì tới quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải".

Cách hiểu thứ hai:
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" ngụ ý quy định "phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
- Theo cách hiểu thứ hai, khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 "Sử dụng làn đường" đều có hiệu lực bắt buộc các phương tiện di chuyển chậm hơn phải chạy trên các làn phía bên phải của chiều di chuyển của mình.

Theo ý kiến cá nhân nhà cháu, cách hiểu thứ nhất mới chính xác.


Nhà cháu xin được phân tích nội dung Điều 9 để chứng minh cách hiểu thứ nhất là đúng tại các post tiếp theo để hầu các kụ mợ.

(Tiếp .....2)
Bác mở thớt này đúng lúc rồi. E đọc được thớt này trên DD http://www.otofun.net/threads/749147-loi-khong-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh-tren-cao-toc-bac-ninh-ha-noi
Bác có bình luận thêm j về tình huống đó không?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
Còn phạt thì đã có nghị định 171, điều 5, khoản 4: "c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;"
1- nhà cháu vẫn đang chờ kụ Chinhatm trả lời giúp câu hỏi đơn giản tại còm #71 ở trên.

2- kụ Chinhatm đã hiểu nhầm lỗi phạt theo Điều 5 Khoản 4 NĐ171.
Khoản 4 Điều 5 NĐ171 dùng để phạt các trường hợp "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình", tức là để phạt các xe đi theo kiểu tay lái nghịch, chứ không phải dùng để phạt hành vi "xe đi chậm hơn không đi về bên phải, tức là xe không đi càng gần bên lề phải đường càng tốt".

Khoản 4 Điều 5 NĐ171 dùng để phạt các xe đi trái chiều so với xe đi ngược lại. Cụ thể, dùng để phạt các em như em Everest trong hình này, kụ à.

Hình 1- Everest không "đi bên phải theo chiều đi của mình"




.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Có lẽ đã đến lúc phải làm rõ, bên phải hay bên trái đều phải có một cái mốc hoặc một cái gì đó tương tự.

Cụ nào quan tâm thì đề nghị trao đổi theo góc độ này trước rồi bàn cái bên phải nó sẽ chuẩn hơn.

Tiếp nữa là nếu lấy tim đường làm mốc thì lấy cái gì trên xe để so sánh, bên lái, bên phụ, tâm xe, bánh xe, ... ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu nhờ kụ nói cụ thể hơn.

Câu hỏi: Trường hợp các điều kiện trong ngoặc đơn kụ nêu được đáp ứng, đường trống, theo quan điểm của kụ là "phuơng tiện không đi về bên phải sát mép đường bộ là phạm luật", đúng không ạh?

Trả lời:
1- Đúng
2- Không đúng
Đúng.
Ví dụ mặt đường được chia làm 2 làn mà cứ đi ở làn trái là phạm luật
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
1- nhà cháu vẫn đang chờ kụ Chinhatm trả lời giúp câu hỏi đơn giản tại còm #71 ở trên.

2- kụ Chinhatm đã hiểu nhầm lỗi phạt theo Điều 5 Khoản 4 NĐ171.
Khoản 4 Điều 5 NĐ171 dùng để phạt các trường hợp "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình", tức là để phạt các xe đi theo kiểu tay lái nghịch, chứ không phải dùng để phạt hành vi "xe đi chậm hơn không đi về bên phải, tức là xe không đi càng gần bên lề phải đường càng tốt".

Khoản 4 Điều 5 NĐ171 dùng để phạt các xe đi trái chiều so với xe đi ngược lại. Cụ thể, dùng để phạt các em như em Everest trong hình này, kụ à.

Hình 1- Everest không "đi bên phải theo chiều đi của mình"

Tôi cho là bác đang bị chi phối theo cách hiểu chủ quan của mình.
Tôi cũng xin hỏi bác một câu: Trên đường một chiều, nếu phương tiện giao thông bám sát lề trái thì đó là:
a. Đi về bên phải theo chiều đi của mình?
b. Không đi về bên phải theo chiều đi của mình?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi cho là bác đang bị chi phối theo cách hiểu chủ quan của mình.
Tôi cũng xin hỏi bác một câu: Trên đường một chiều, nếu phương tiện giao thông bám sát lề trái thì đó là:
a. Đi về bên phải theo chiều đi của mình?
b. Không đi về bên phải theo chiều đi của mình?

1- Sự khác nhau giữa cách hiểu "đi bên phải" cùa nhà cháu và của kụ nằm ở điểm mốc để xác định thế nào là "đi bên phải"

- nhà cháu: coi xe ngược chiều là điểm mốc để xác định phương tiện mình đang đi là "đi bên phải" (tay lái thuận) hay "đi bên trái" (tay lái nghịch).

- kụ Chinhatm và một số kụ: coi lề bên phải đường bộ là điểm mốc để xác định "đi bên phải" hay "đi bên trái". Đi gần lề bên phải đường bộ là "đi bên phải", "đi không sát lề bên phải" là phạm lỗi không "đi bên phải", là "đi bên trái"
Nhưng thực ra không đi sát lề bên phải chỉ là "có thể phạm lỗi không đi về bên phải khi xe chạy chậm hơn xe khác".

Khi đường một chiều, chỉ tổ chức cho xe di chuyển theo 1 hướng, không có xe chạy ngược chiều, thì không có khái niệm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" nữa.
Trường hợp này chỉ có thể có lỗi "xe chạy chậm mà không đi về bên phải".

2- Chữ "về"

Lấy ví dụ hai khái niệm "con voi" và "con cá voi". Tuy chỉ khác nhau mỗi chữ "cá" nhưng "con voi" và "con cá voi" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Ở đây, cũng chỉ khác nhau có một chữ "về", nhưng hai khái niệm "đi bên phải" và "đi về bên phải" hoàn toàn là 2 khái niệm khác nhau, được luật gtđb mô tả trong 2 điều luật khác nhau hoàn toàn.
Nhưng kụ đánh đồng 2 khái niệm "đi bên phải" và "đi về bên phải" làm một, giống như kụ coi "con voi" và "con cá voi" làm một vậy.

Kụ đừng tùy tiện thêm bớt chữ "về" trong các phản biện của mình, vì nó sẽ làm thay đổi nghĩa của câu kụ trích dẫn, gây lẫn lộn trong quan điểm của chính kụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
1- Sự khác nhau giữa cách hiểu "đi bên phải" cùa nhà cháu và của kụ nằm ở điểm mốc để xác định thế nào là "đi bên phải"

- nhà cháu: coi xe ngược chiều là điểm mốc để xác định phương tiện mình đang đi là "đi bên phải" (tay lái thuận) hay "đi bên trái" (tay lái nghịch).

- kụ Chinhatm và một số kụ: coi lề bên phải đường bộ là điểm mốc để xác định "đi bên phải" hay "đi bên trái". Đi gần lề bên phải đường bộ là "đi bên phải", "đi không sát lề bên phải" là phạm lỗi không "đi bên phải", là "đi bên trái"
Nhưng thực ra không đi sát lề bên phải chỉ là "có thể phạm lỗi không đi về bên phải khi xe chạy chậm hơn xe khác".

Khi đường một chiều, chỉ tổ chức cho xe di chuyển theo 1 hướng, không có xe chạy ngược chiều, thì không có khái niệm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" nữa.
Trường hợp này chỉ có thể có lỗi "xe chạy chậm mà không đi về bên phải".

2- Chữ "về"

Lấy ví dụ hai khái niệm "con voi" và "con cá voi". Tuy chỉ khác nhau mỗi chữ "cá" nhưng "con voi" và "con cá voi" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Ở đây, cũng chỉ khác nhau có một chữ "về", nhưng hai khái niệm "đi bên phải" và "đi về bên phải" hoàn toàn là 2 khái niệm khác nhau, được luật gtđb mô tả trong 2 điều luật khác nhau hoàn toàn.
Nhưng kụ đánh đồng 2 khái niệm "đi bên phải" và "đi về bên phải" làm một, giống như kụ coi "con voi" và "con cá voi" làm một vậy.

Kụ đừng tùy tiện thêm bớt chữ "về" trong các phản biện của mình, vì nó sẽ làm thay đổi nghĩa của câu kụ trích dẫn, gây lẫn lộn trong quan điểm của chính kụ.
1. Bên phải và bên trái là khái niệm không tuyệt đối nên có thể không cần điểm mốc và ranh giới rõ ràng để xác định, cũng như khái niệm chạy nhanh và chạy chậm không có ranh giới để xác định
- Trong trường hợp không có xe ngược chiều (đường chỉ cho chạy 1 chiều), không có điểm mốc, thì khái niệm bên trái - bên phải sẽ mất chăng?
- Không đi về bên phải theo chiều đi của mình và không đi về bên phải khi chạy chậm hơn xe khác là 2 điều khoản khác nhau với mức phạt khác hẳn nhau đấy nhé. Theo quan điểm của bác, trên đường 1 chiều nghiễm nhiên tất cả các xe đều đã đi bên phải, bác lại không có điểm mốc (xe ngược chiều) vậy thì làm sao bác xác định được bên trái, bên phải? Mà chẳng có điều khoản nào nói rằng trên đường một chiều thì cho phép phương tiện không cần đi về phía bên phải theo chiều đi của mình đâu.
2. Cách so sánh của bác với chữ "cá" này thì quá lệch lạc, sai quá nghiêm trọng về mặt từ ngữ. "cá voi" ở đây là một danh từ chỉ tên một loại vật không thể chia cắt, không thể cắt đôi con "cá voi" để được một con cá và một con voi.
Còn chữ "về" trong cụm từ "đi về bên phải" thì lại khác hẳn bác nhé. Chữ về ở đây chỉ là bổ ngữ cho "bên phải", nó không đóng vai trò chủ đạo trong cụm từ này. Có hay không có chữ "về" không làm thay đổi đáng kể nghĩa của hai cụm từ "đi bên phải" và "đi về bên phải"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
sgb345 nói:
Nhà cháu nhờ kụ nói cụ thể hơn.

Câu hỏi: Trường hợp các điều kiện trong ngoặc đơn kụ nêu được đáp ứng, đường trống, theo quan điểm của kụ là "phuơng tiện không đi về bên phải sát mép đường bộ là phạm luật", đúng không ạh?

Trả lời:
1- Đúng
2- Không đúng
Đúng.
Ví dụ mặt đường được chia làm 2 làn mà cứ đi ở làn trái là phạm luật

Cảm ơn kụ Chinhatm nhiều. Nhà cháu xin quay lại còm #76.

Như vậy, theo quan điểm của kụ, cả 2 xe trên hình #12 đều đang phạm luật, với lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", vi phạm Điều Khoản 1 Điều 9 "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

Điều này là vô lí. Kụ có thấy vậy không?


Hình #12



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top