Cách đây vài phút có tới 3 lái chính và 1 lái phụ nghía cái thớt nầy. Lái phụ là em nhưng 3 lái chính kia đều ẩn danh. Chứng tỏ thớt nóng gớm
.
Cái này trúng ý em đới. Cụ cứ tiếp đê. Em biết dưng mà chưa lói đâu
.
Các cụ cứ loay hoay đi tìm một cái mốc để xác bên trái, bên phải của các mốc đó trong khi trong Khoản 1 Điều 9 không có cái mốc này thì làm sao tìm đươc.
Xin đưa ra cách hiều theo khiểu phân tích câu của học sinh tiểu học để các cụ tham khảo.
Nguyên tắc phân tích:
- Đọc và hiểu Khoản 1, Điều 9 theo tiếng Việt.
- Không áp điều luật quốc tế trừ khi Luật của VN có tham chiếu đến (luật quốc tế chỉ để tham khảo).
- Chỉ dùng các từ ngữ được giải thích tại Điều 3 của Luật.
- Những từ ngữ không được giải thích tại Điều 3 phải được đọc hiểu theo nghĩa thông thường của tiếng Việt.
Câu cần phân tích: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”.
Ghi chú: Trong câu này chỉ có 3 từ ngữ được Luật giải thích: “Người tham gia giao thông” (Khoản 22, Điều 3), “Làn đường” (Khoản 7, Điều 3) và “đường bộ” (Khoản 1, Điều 3). Các từ ngữ này chắc không phải phân tích gì thêm.
Câu cần phân tích có thể tách thành 3 câu sau:
1. “Người tham gia giao thông” phải đi bên phải theo chiều đi của mình,
2. “Người tham gia giao thông” phải đi đúng làn đường, phần đường quy định,
3. “Người tham gia giao thông” phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Ba câu này tương ứng với 3 yêu cầu mà người tham gia giao thông phải thực hiện đồng thời.
Trong câu “Người tham gia giao thông” phải đi bên phải theo chiều đi của mình” có:
- Chủ ngữ (ai): “Người tham gia giao thông”
- Vị ngữ (làm gì): “phải đi”
- Bổ ngữ 1: “bên phải”
- Bổ ngữ 2: “theo chiều đi của mình” hay viết đầy đủ là “theo chiều đi của người tham gia giao thông”.
Bổ ngữ 1 chỉ phải đi như thế nào (bổ ngữ cho từ “đi”).
Bổ ngữ 2 chi bên phải là bên nào (bổ ngữ cho từ “bên phải”).
(nếu thay đổi từ bổ ngữ của các bổ ngữ sẽ không có nghĩa)
Do vậy để thực hiện yêu cầu này “Người tham gia giao thông” đầu tiên cần xác định đâu là bên phải tiếp theo là đi về bên đó. Còn có bên phải thì còn phải đi.
Nếu chỉ thực hiện yêu cầu 1 sẽ không thấy có giới hạn vì luôn luôn có bên phải để phải đi vào. Nhưng nếu thực hiện đồng thời thêm các yêu cầu 2 và 3 thì lại luôn có giới hạn, tức là sẽ đến lúc không phải đi bên phải nữa vì nếu đi sẽ không đúng với yêu cầu 2,3.
Đến đây hy vọng các cụ biết thực hiện Khoản 1, Điều 9 thì phải đi như thế nào.