Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Cảm ơn kụ Cracking nhiều.

1- Nhà cháu thấy còm của kụ Tribute giải thích cụ thể ý nghĩa của Điều 9.
Trong đó, kụ Tribute đặt các chữ "theo chiều đi của mình" trong ngoặc đơn. Như vậy có thể làm rõ hơn ý nghĩa câu chữ trong luật.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 9 quy định nguyên tắc "phương tiện phải đi theo chiều đi của mình, và ở Vn thì chiều đi của mình là đi bên phải".


2- Với cụm từ "chiều đi của mình"
Nhà cháu thấy một số kụ quan niệm "chiều đi của mình" là một mặt phẳng, trong đó có bên phải và bên trái, nên bị lẫn lộn.

Nhà cháu quan niệm giao thông là môi trường động, chiều đi của mình (của luồng phương tiện xuôi chiều) nên được xem như một véc tơ.

Với cách tổ chức giao thông thế giới theo 2 cách "đi bên phải" và "đi bên trái" cho các luồng xe ngược chiều nhau, thì "chiều đi của mình" có thể được hiểu là 2 véc tơ ngược chiều nhau, đại diện cho 2 luồng xe lưu thông ngược chiều nhau.

Trong hệ thống giao thông "đi bên phải" thì véc tơ biểu thị dòng xe xuôi chiều sẽ nằm bên phải véc tơ biểu thị dòng xe đi ngược chiều.


Đó cũng là cách hiểu của Công ước Viên, mà nhà cháu đã tạm dịch như trong bức hình kụ quote lại ở còm #177 phía trên
("Chiều đi của mình" là "đi bên phải" nếu mình để xe ngược chiều đi đến ở bên trái xe mình).


3- Một số kụ có cách hiểu khác cách hiểu nói trên, đó là quyền của các kụ ấy.

Trong thớt này nhà cháu chỉ nêu cách hiểu của nhà cháu, đưa các lập luận làm cơ sở cho cách hiểu đó.

Nhà cháu không có ý định thuyết phục để các kụ khác thay đổi quan điểm, cũng không có ý định tranh luận.
Lý do thì có nhiều lắm.


.
1. Em đặt trong ngoặc đơn, có ý làm rõ hơn đi bên phải là bên phải so với cái gì chứ ko phải như ý cụ là "phải đi theo chiều đi của mình". Ví dụ: nếu em đi ở bên phải đường theo chiều tiến là đi đúng luật, nếu em lùi cũng vẫn tại vị trí bên tay phải đó là em đang đi bên trái chiều đi của mình.

2. Ở giải thích khoản 3 điều 13 em ko có ý thêm chữ (làn) vào đâu ạ. Vì nhiều đường chỉ có 1 làn, hoặc làn rộng như đầu đường 5 thì chỉ là đi về bên phải thôi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn kụ Tribute.

1- Trong còm #150 kụ có ghi:

Tribute nói:
...
- Về quy lỗi thì đúng như cụ nói, khi vi phạm điều khoản nào thì áp lỗi nào là phù hợp...

Đi vào cụ thể:
- Với đường 2 chiều, mỗi chiều chỉ có 1 làn đường, nếu đi lệch sang bên trái tim đường thì áp dụng điều 9
...
Như vậy, kụ đồng ý với nhà cháu là không thể dùng quy tắc "đi bên phải" của Khoản 1 Điều 9 để phạt các xe có hành vi "phương tiện chạy chậm (gây cản trở giao thông) nhưng không đi (về) bên phải phần đường xe chạy".

Và khi xe lưu thông ở bên phải tim đường thì cũng không thể áp dụng Khoản 1 Điều 9 để phạt với lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".


2. Em đặt trong ngoặc đơn, có ý làm rõ hơn đi bên phải là bên phải so với cái gì chứ ko phải như ý cụ là "phải đi theo chiều đi của mình". Ví dụ: nếu em đi ở bên phải đường theo chiều tiến là đi đúng luật, nếu em lùi cũng vẫn tại vị trí bên tay phải đó là em đang đi bên trái chiều đi của mình.

3. Ở giải thích khoản 3 điều 13 em ko có ý thêm chữ (làn) vào đâu ạ. Vì nhiều đường chỉ có 1 làn, hoặc làn rộng như đầu đường 5 thì chỉ là đi về bên phải thôi.
Nhờ cách viết trong ngoặc đơn của kụ mà nhà cháu có thể hiểu câu tiếng Việt đó hơn (như tại câu nhà cháu viết đậm ở mục 1- còm trước), dù cách hiểu của nhà cháu có thể khác với mục đích của kụ.
Sorry kụ và cũng xin cảm ơn kụ vì cái ngoặc đơn đó nhé.


2- Lùi xe không thuộc hành vi lưu thông của một luồng phương tiện liên tục, nên ví dụ của kụ về lùi xe tại nơi các xe đi về phía trước sẽ không ăn nhập với chiều (luồng) xe di chuyển, không liên quan đến các khái niệm về chiều xe di chuyển luật nêu, có thể gây nhầm lẫn thêm.

Tại nhiều nước, hành vi lùi xe trên luồng xe di chuyển xuôi chiều còn bị luật cấm.


3- Nhà cháu mở ngoặc kép và ghi chữ làn để giải thích thêm cho trường hợp đường có nhiều làn. Trường hợp một chiều di chuyển có một làn xe thì "các xe di chuyển chậm đi về mép bên phải của đường bộ", như câu văn ghi trong luật.

Trong Khoản 1 Điều 9 nêu 4 quy tắc lưu thông của giao thông Vn, chứ không phải chỉ một quy tắc "đi bên phải".
Nhà cháu sẽ xin trao đổi thêm về 4 quy tắc đó trong các còm tiếp theo.


.

 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ Chinhatm. Kụ trả lời mà như chưa trả lời.

Nhà cháu nhờ kụ căn cứ trên bản mô tả "Đi bên phải" do chính kụ đưa ra, được kụ Luckyme dịch ra tiếng Việt (Xem trích tại còm #170 ngay trên) để trả lời nhà cháu:

Theo mô tả "Đi bên phải" được đông đảo người đọc thừa nhận đó thì "Chiếc xe đỏ" nêu trong hình dưới đây đang "Đi bên phải" hay "Đi bên trái"

Sự thực chỉ có một, câu trả lời cũng chỉ có một. Đó là Chiếc xe màu đỏ trong hình đang "Đi bên phải" (theo chiều đi của mình).
Vậy mà kụ Chinhatm không đủ dũng cảm để công nhận sự thực đó.

Tôi đã nói rồi.
- Một khi bác cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình đem luật của Singapore ra để áp vào các quy định của Việt Nam, trong khi lại lờ đi quy định của các nước văn minh khác mà tôi đã đưa ra thì tôi sẽ không tranh luận với bác nữa.
- Một khi bác cố tình hiểu luật theo ý chủ quan của mình mà bịt mắt trước thực tế giao thông của tất cả các nước văn minh khác, kể cả Singapore: Xe cộ luôn bám sát bên phải đường (hoặc bên trái với các nước đi bên trái), chỉ chuyển sang làn bên cạnh khi vượt.
- Tôi cũng đã cảnh báo bác rằng, việc làm của bác, nếu không cố ý thì cũng vô tình cổ vũ những kẻ thiếu văn minh ở VN luôn bám làn trái kể cả khi làn phải bỏ trống, để cản trở các xe khác muốn đi nhanh hơn hoặc bắt các xe muốn đi nhanh hơn phải đi ở làn bên phải. Đó chính là cách làm cho VN trở thành một ốc đảo giao thông giữa Thế giới văn minh này
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Cái dưới đây khẳng định cho việc phân định chiều đi bằng cách bám lề đường (thống nhất trong một quốc gia), đồng thời nó không ảnh hưởng gì đến việc tổ chức đi trên đường một chiều.

=>>> Việc phân định chiều đi trên đường một chiều vốn khó khăn khi căn cứ người đi ngược chiều. Mặc dù cái CƯ Viên mà cụ sgb345 đã dẫn ở trên hình thành năm 1968 nhưng cái dưới đây có sớm hơn (1949) mà giải quyết được rốt ráo hơn.



Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic#Right-hand_traffic
Cách hiểu bám lề đường của cụ cần xem lại vì có lẽ cụ đã hiểu lầm. Ở đây quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên cùng 1 chiều/hướng sẽ đi về cùng 1 phía/bên(phải hoặc trái) của con đường tức là tương tự kiểu quy định đi bên phải theo chiều đi của mình trong Luật GTĐB 2008 cụ ạ.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Tôi định không trả lời, vì chẳng hiểu bác định hỏi gì.
Tôi đã trả lời:
Xe đỏ:
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình
- Không đi về bên phải phần đường xe chạy

+ Tại sao tôi không nói "xe đỏ đi về bên trái theo chiều đi của mình" như bác gợi ý? Vì quy định "đi bên phải theo chiều đi" là quy định về nguyên tắc, về xu hướng giao thông, chứ không phải là quy định về tình huống giao thông. Nhìn vào hình vẽ, chỉ có thể nói nó không đi về bên phải chiều đi, do phía bên phải để trống mà nó không chịu đi vào, còn nó có xu hướng đi về bên trái hay không thì không thể kết luận
+ Tại sao tôi nói "xe đỏ không đi về bên phải phần đường xe chạy"? Ở đây chỉ có thể xác định nó không chịu đi về phía bên phải phần đường xe chạy, chứ không thể kết luận nó đi về phía bên trái phần đường xe chạy, bởi theo hình vẽ của bác, phía bên kia vạch tim đường cũng vẫn là phần đường xe chạy đấy nhé
Mà nghị định 171 cũng chỉ xử phạt các lỗi "không đi về bên phải theo chiều đi"... chứ không có lỗi "đi bên trái theo chiều đi"... nhé
Muốn xác định phương tiện đi như thế nào thì phải có căn cứ để mà xác định. Lấy luôn VD là cái hình trên cho dễ hiểu. Cụ có công nhận là cái vạch tim đường (cứ gọhi nôm na như vậy đi) là để phân chia phần đường dành cho 2 làn phương tiện di chuyển ngược chiều nhau không ạ? Nếu cụ không công nhận thì không còn gì để bàn luận tiếp nữa. Nếu cụ đồng ý thì cái xe đỏ đó nó có đi về phía bên phải theo chiều đi của nó không ạ (nó đang đi bên phải của cái vạch tim đường đấy ạ)? Ở đây luật quy định là theo chiều đi để có thể xác định được rõ ràng mà không gây tranh cãi về việc đi về phía bên phải theo chiều đi của mình hay không và nó căn cứ trên toàn bộ phần đường xe chạy chứ không phải là làn đường xe đang lưu thông. Nếu không có cụm từ "theo chiều đi của mình" thì sẽ không đủ căn cứ xác định thế nào là bên trái, thế nào là bên phải. Thế nên ở các nước phát triển, các cụ sẽ chỉ thấy cái biển "keep right" ở những con đường 2 chiều nhỏ cả có và không có vạch phân chia 2 dòng phương tiện lưu thông ngược chiều nhau. Đây là bàn về quy định tại Điều 9.
Còn về biển "Slower traffic keep to the right" nên được hiểu rộng hơn là dù cụ đang di chuyển đúng hoặc vượt quá giới hạn tốc độ cho phép rồi thì nếu có xe sạu muốn vượt cụ vẫn phải dẹp phải để nhường cho người ta đi. Việc họ quá tốc độ là việc của CSGT. Chứ có lẽ tại toàn các cụ cứ hiểu máy móc kiểu phải bám phải hết mức có thể nên em đi 2b toàn bị các cụ ép cho đi vào rãnh hoặc lên vỉa hè :D. Em thì dễ tính thôi chứ gặp mấy trẩu tre thì em chưa biết các cụ sẽ ra sao :((.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi đã nói rồi.
- Một khi bác cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình đem luật của Singapore ra để áp vào các quy định của Việt Nam, trong khi lại lờ đi quy định của các nước văn minh khác mà tôi đã đưa ra thì tôi sẽ không tranh luận với bác nữa.
- Một khi bác cố tình hiểu luật theo ý chủ quan của mình mà bịt mắt trước thực tế giao thông của tất cả các nước văn minh khác, kể cả Singapore: Xe cộ luôn bám sát bên phải đường (hoặc bên trái với các nước đi bên trái), chỉ chuyển sang làn bên cạnh khi vượt.
- Tôi cũng đã cảnh báo bác rằng, việc làm của bác, nếu không cố ý thì cũng vô tình cổ vũ những kẻ thiếu văn minh ở VN luôn bám làn trái kể cả khi làn phải bỏ trống, để cản trở các xe khác muốn đi nhanh hơn hoặc bắt các xe muốn đi nhanh hơn phải đi ở làn bên phải. Đó chính là cách làm cho VN trở thành một ốc đảo giao thông giữa Thế giới văn minh này
Nhà cháu xin phát biểu suy nghĩ cá nhân mình với kụ Chinhatm nhé.

Thứ nhất, từ trước đến nay cá nhân nhà cháu rất có cảm tình và tôn trọng cách trao đổi thông tin của kụ Chinhatm. Tại nhiều thớt khác kụ phân tích rõ ràng, mạch lạc, có tính thuyết phục. Kụ không có những còm mang tính diễu cợt, chỉ trích cá nhân người khác dù những người đó có quan điểm khác với kụ. Trên 4room này có nhiều kụ OF khác chưa cư xử được như kụ.

Thứ hai, như nhà cháu đã nói ở còm trước, việc trao đổi với kụ không phải là tranh luận để xác định ai đúng ai sai, cũng không có mục đích người này thuyết phục người kia thay đổi quan điểm.
Nhà cháu và kụ cũng chỉ nêu quan điểm cá nhân từng mỗi người, để các kụ OF khác có cái nhìn đa chiều về một điều luật, để các kụ OF khác tự quyết định thông tin nào có chỗ nào hợp lý, chỗ nào không.
Như vậy, việc trao đổi của chúng ta là không phí thời gian, đều là win-win.

Cuối cùng, tại thớt này nhà cháu xin được cảm ơn kụ Chinhatm rất nhiều, vì kụ đã bớt nhiều thời gian tâm huyết, cùng trao đổi thẳng thắn với nhà cháu trên quan điểm ngược lại, thúc đẩy nhà cháu đọc thêm nhiều tài liệu, càng hiểu rõ hơn và tự tin hơn về vấn đề nhà cháu trình bày trong thớt này.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Tôi lại kiên nhẫn trả lời bác vậy
- Luật chỉ phân biệt hai hành vi: Đi về bên phải và không đi về bên phải. Không đi về bên phải có thể là đi ở giữa đường, bên trái đường...đều phạm luật nên không cần phân biệt.
- Đến đây cần nhắc lại một điều, đáng lẽ tôi nên đưa ra từ đầu: Bác đã hiểu sai cơ bản về hệ thống giao thông đi bên trái hoặc đi bên phải. Nguyên tắc chung, đi bên trái hay đi bên phải là phải bám sát bên trái hoặc bên phải, chỉ được đi sang bên trái khi vượt, còn bác lại hiểu thành: Không cần bám sát bên trái hoặc bên phải mà chỉ khi tránh nhau mới phải đi về phía trái hoặc phía phải. Nếu bác vẫn giữ cách hiểu này thì không nên tranh luận nữa.
- Về Tiếng Anh, chẳng có gì giói giang ở đây, bởi chỉ có những từ đơn giản. Tuy vậy, nếu bác không hiểu được "keep right" là "bám sát bên phải" thì cũng không nên tranh luận nữa.
Cụ giỏi tiếng Anh nên em lại đưa 1 đoạn tiếng Anh nhờ cụ dịch giúp: "The terms right-hand traffic and left-hand traffic refer to regulations requiring all bidirectional traffic, unless otherwise directed, to keep either to the right or the left side of the road, respectively.[1] This is so fundamental to traffic flow that it is sometimes referred to as the rule of the road.[2] This basic rule improves traffic flow and reduces the risk of head-on collisions."
Em nghĩ nguyên tắc cơ bản lưu thông trên đường 2 chiều của Luật GTĐB cũng không nằm ngoài mấy yêu cầu cơ bản: giảm xung đột giao thông giúp các phương tiện lưu thông thông suốt và giảm thiểu nguy cơ tai nạn đối đầu trực tiếp và được thể hiện trong Điều 9.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Muốn xác định phương tiện đi như thế nào thì phải có căn cứ để mà xác định. Lấy luôn VD là cái hình trên cho dễ hiểu. Cụ có công nhận là cái vạch tim đường (cứ gọhi nôm na như vậy đi) là để phân chia phần đường dành cho 2 làn phương tiện di chuyển ngược chiều nhau không ạ?

Nếu cụ không công nhận thì không còn gì để bàn luận tiếp nữa. Nếu cụ đồng ý thì cái xe đỏ đó nó có đi về phía bên phải theo chiều đi của nó không ạ (nó đang đi bên phải của cái vạch tim đường đấy ạ)?
Ở đây luật quy định là theo chiều đi để có thể xác định được rõ ràng mà không gây tranh cãi về việc đi về phía bên phải theo chiều đi của mình hay không và nó căn cứ trên toàn bộ phần đường xe chạy chứ không phải là làn đường xe đang lưu thông.
Nếu không có cụm từ "theo chiều đi của mình" thì sẽ không đủ căn cứ xác định thế nào là bên trái, thế nào là bên phải. Thế nên ở các nước phát triển, các cụ sẽ chỉ thấy cái biển "keep right" ở những con đường 2 chiều nhỏ cả có và không có vạch phân chia 2 dòng phương tiện lưu thông ngược chiều nhau. Đây là bàn về quy định tại Điều 9.

Còn về biển "Slower traffic keep to the right" nên được hiểu rộng hơn là dù cụ đang di chuyển đúng hoặc vượt quá giới hạn tốc độ cho phép rồi thì nếu có xe sau muốn vượt cụ vẫn phải dẹp phải để nhường cho người ta đi. Việc họ quá tốc độ là việc của CSGT. Chứ có lẽ tại toàn các cụ cứ hiểu máy móc kiểu phải bám phải hết mức có thể nên em đi 2b toàn bị các cụ ép cho đi vào rãnh hoặc lên vỉa hè :D. Em thì dễ tính thôi chứ gặp mấy trẩu tre thì em chưa biết các cụ sẽ ra sao :((.

Nhà cháu xin được mời kụ Luckyme chén rượu nhé.

Kụ nói rất đúng về vai trò của vạch tim đường (dù có kẻ vạch hay không). Nó làm cơ sở để phân định một phương tiện đang "đi bên phải" hay không.

Khi xác định phương tiện lưu thông đang "đi bên phải" hay không, một số kụ OF quá chú trọng vào "làn bên phải", "làn bên trái" của cùng một chiều di chuyển, đã bỏ qua vai trò của vạch kẻ đường, vai trò của các làn xe thuộc luồng phương tiện di chuyển ngược lại, dẫn đến nhận định không chính xác về Quy tắc "đi bên phải" nêu trong Khoản 1 Điều 9.

---------------
Cập nhật ngày 23/8/2016:

Sau 2 năm, nhìn lại còm này, nhà cháu nhận thấy rằng nhận xét của nhà cháu trong còm #189 này rằng "vạch kẻ tim đường có vai trò trong việc phân định một phương tiện đang đi bên phải hay không" là một nhận xét SAI.
Trên thực tế, ngoài yếu tố "xe xuôi chiều phải để cho xe ngược chiều đang đi đến được tránh về bên trái xe mình" ra, các yếu tố như vạch kẻ tim đường, vạch chia làn đường hoặc bất kỳ yếu tố nào khác đều KHÔNG phải là cơ sở để xác định phương tiện có đi bên phải theo chiều đi hay không.

Có 2 lý do cho sai sót nêu trên:

1- thời điểm viết còm này là ngày 27-10-2014, khi đó nhà cháu chưa dành đủ thời gian để tìm hiểu sâu về định nghĩa (z) "thuận chiều di chuyển" của Công ước Viên, nên đã hiểu sai về điều kiện để xác định thế nào là "làn đường", "vạch kẻ đường", thế nào là "đi bên phải theo chiều di chuyển";

2- Sau khi bỏ thời gian tìm hiểu và dịch 2 bản Công ước Viên từ tiếng Anh, tiếng Nga ra tiếng Việt (vào tháng 5-2015) thì cách hiểu hiện nay của nhà cháu gần với định nghĩa của Công ước Viên hơn trước, chính xác hơn trước.
Trong định nghĩa của Công ước Viên, điều kiện để xác định một phương tiện "đi bên phải theo chiều đi" không hề bao gồm các yếu tố như làn đường, vạch kẻ đường, mà chỉ có một yếu tố duy nhất là "để cho xe ngược chiều đang đi đến tránh sang bên trái của xe xuôi chiều" mà thôi.

Điều này (đi bên phải theo chiều đi) có thể xảy ra ngay cả khi phương tiện lưu thông trên các đoạn đường không có kẻ vạch tim đường, vạch kẻ chia làn.

Trích Định nghĩa trong Công ước Viên về "đi bên phải theo chiều di chuyển"

[/B]
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu xin phát biểu suy nghĩ cá nhân mình với kụ Chinhatm nhé.

Thứ nhất, từ trước đến nay cá nhân nhà cháu rất có cảm tình và tôn trọng cách trao đổi thông tin của kụ Chinhatm. Tại nhiều thớt khác kụ phân tích rõ ràng, mạch lạc, có tính thuyết phục. Kụ không có những còm mang tính diễu cợt, chỉ trích cá nhân người khác dù những người đó có quan điểm khác với kụ. Trên 4room này có nhiều kụ OF khác chưa cư xử được như kụ.

Thứ hai, như nhà cháu đã nói ở còm trước, việc trao đổi với kụ không phải là tranh luận để xác định ai đúng ai sai, cũng không có mục đích người này thuyết phục người kia thay đổi quan điểm.
Nhà cháu và kụ cũng chỉ nêu quan điểm cá nhân từng mỗi người, để các kụ OF khác có cái nhìn đa chiều về một điều luật, để các kụ OF khác tự quyết định thông tin nào có chỗ nào hợp lý, chỗ nào không.
Như vậy, việc trao đổi của chúng ta là không phí thời gian, đều là win-win.

Cuối cùng, tại thớt này nhà cháu xin được cảm ơn kụ Chinhatm rất nhiều, vì kụ đã bớt nhiều thời gian tâm huyết, cùng trao đổi thẳng thắn với nhà cháu trên quan điểm ngược lại, thúc đẩy nhà cháu đọc thêm nhiều tài liệu, càng hiểu rõ hơn và tự tin hơn về vấn đề nhà cháu trình bày trong thớt này.
Cảm ơn bác đã có đánh giá tốt. Vấn đề này ta dừng ở đây, mỗi người đều có thêm thông tin, dù vẫn giữ nguyên quan điểm. Nếu có vấn đề khác cần trao đổi, ta sẽ lại tiếp tục
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin giúp kụ Chinhatm một tay, lược dịch luôn cái câu kụ Luckyme đã nêu tại còm #188 ở trên nhé.


----------------

Lược dịch:

"Đi bên phải" và "Đi bên trái"

Các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái" liên quan đến nguyên tắc giao thông quy định phương tiện trên cả hai chiều lưu thông phải di chuyển phía bên phải hay phía bên trái của đường bộ một cách tương ứng, , trừ trường hợp có chỉ dẫn khác [1]

Các khái niệm nêu trên là nền tảng cơ bản nhất đối với lưu thông đường bộ, cơ bản tới mức đôi khi chúng còn được coi là quy tắc giao thông đường bộ. [2] Quy tắc cơ bản này giúp nâng cao năng lực lưu thông, đồng thời giảm thiểu nguy cơ va chạm trực diện.

Ngày nay có khoảng 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia "đi bên phải" và 35% còn lại tại các quốc gia "đi bên trái". [3]

Có khoảng 90% tổng chiều dài đường bộ trên thế giới có phương tiện "đi bên phải" và 10% "đi bên trái". [4] Giao thông "Đi bên phải" chiếm ưu thế tại các châu lục lục địa, trong khi đa phần các quốc đảo trên thế giới lái xe "đi bên trái".

Link: http://en.m.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic


 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Cụ dịch cái này đúng là chiều đi của mình, là bên tay phải. Chả biết tiếng Việt có cái văn bản nào định nghĩa "chiều đi của mình" là bên tay phải, giống cái công ước viên trên kia không. Nếu chưa có định nghĩa, mà để hiểu rằng "đi bên phải theo chiều đi của mình" nghĩa là chiều đi của mình là ở bên phải, thì thật sự văn của mấy ông làm luật quá dốt.

Em nói 1 câu tương tự như thế này, liệu cụ nào hiểu không nhé:
"Mời cụ rửa bên phải theo tay thuận của mình". Các cụ nghe văn nó có dốt không? Có cụ nào hiểu rằng nthe là rửa tay phải không? (Giả sử tay thuận là tay phải).
Em thấy các cụ có vẻ vướng bận về cái chữ “chiều” đó mà tranh cãi lâu quá nhỉ. Theo hình vẽ thì cái phần đường dành cho xe chạy được phân chia thành 2 phần đường dành cho 2 dòng phương tiện lưu thông ngược chiều nhau, được phân cách bởi cái “vạch tim đường”. Giờ theo chiều đi của cái xe đỏ thì nó đang đi về phía bên phải của cái “vạch tim đường”, cũng tức là đang lưu thông về phía bên phải của phần đường dành cho xe chạy hay đang “đi bên phải theo chiều đi của mình”. Chẳng lẽ các cụ đang đồng nhất cái “chiều” đó với cái phần đường dành cho các phương tiện lưu thông theo chiều của xe đỏ (phía bên phải của cái “vạch tim đường”) để lôi ra cãi nhau???
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Tôi đã nói rồi.
- Một khi bác cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình đem luật của Singapore ra để áp vào các quy định của Việt Nam, trong khi lại lờ đi quy định của các nước văn minh khác mà tôi đã đưa ra thì tôi sẽ không tranh luận với bác nữa.
- Một khi bác cố tình hiểu luật theo ý chủ quan của mình mà bịt mắt trước thực tế giao thông của tất cả các nước văn minh khác, kể cả Singapore: Xe cộ luôn bám sát bên phải đường (hoặc bên trái với các nước đi bên trái), chỉ chuyển sang làn bên cạnh khi vượt.
- Tôi cũng đã cảnh báo bác rằng, việc làm của bác, nếu không cố ý thì cũng vô tình cổ vũ những kẻ thiếu văn minh ở VN luôn bám làn trái kể cả khi làn phải bỏ trống, để cản trở các xe khác muốn đi nhanh hơn hoặc bắt các xe muốn đi nhanh hơn phải đi ở làn bên phải. Đó chính là cách làm cho VN trở thành một ốc đảo giao thông giữa Thế giới văn minh này
- Em không cố tình bới lá tìm sâu nhưng Singapore lưu thông bên trái cụ ạ.
- Nói như cụ thì cũng có người hỏi lại cụ là đi hết về bên phải thì làn trái dùng để làm gì? Thứ hai, 4b mà đi sát hết về bên phải, nhất là đường chỉ có 1 làn cho 1 chiều thì lúc đó 2b phải đi vào rãnh hay lên vỉa hè như em vẫn thường phải đi ở đường ĐBP hay phải đi sang bên trái của 4b? Em đồng ý với cụ về việc nên đi bám phải nhưng không có nghĩa là cứng nhắc. Chẳng hạn trên đại lộ TL em đi đúng tốc độ 100km/h ở làn trái thì nếu cụ ở đằng sau xin vượt em vẫn nhường. Lý do em đi làn trái: đi làn giữa nhiều lúc như đang đi tàu thủy, nhất là chiều HN- Hòa Lạc. Chỉ có cụ nào đi như em mà em muốn vượt lại bảo muốn vượt thì sang làn phải mà vượt mới đáng lên án thôi.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
- Em không cố tình bới lá tìm sâu nhưng Singapore lưu thông bên trái cụ ạ.
- Nói như cụ thì cũng có người hỏi lại cụ là đi hết về bên phải thì làn trái dùng để làm gì? Thứ hai, 4b mà đi sát hết về bên phải, nhất là đường chỉ có 1 làn cho 1 chiều thì lúc đó 2b phải đi vào rãnh hay lên vỉa hè như em vẫn thường phải đi ở đường ĐBP hay phải đi sang bên trái của 4b? Em đồng ý với cụ về việc nên đi bám phải nhưng không có nghĩa là cứng nhắc. Chẳng hạn trên đại lộ TL em đi đúng tốc độ 100km/h ở làn trái thì nếu cụ ở đằng sau xin vượt em vẫn nhường. Lý do em đi làn trái: đi làn giữa nhiều lúc như đang đi tàu thủy, nhất là chiều HN- Hòa Lạc. Chỉ có cụ nào đi như em mà em muốn vượt lại bảo muốn vượt thì sang làn phải mà vượt mới đáng lên án thôi.
- Có vẻ bác không chịu theo dõi kỹ từ đầu. Phần trên bác sgb345 đã lấy luật của Singapore ra để áp vào luật Việt Nam, trong đó luật SG quy định "đi bên trái" là đi trên phần đường nằm giữa tim đường và lề bên trái. Tôi thì nói rằng cái này là quy định của SG, còn VN chỉ có quy định "đi bên phải theo chiều đi" mà không nhắc gì đến tim đường hay lề đường.
- Tôi đã đưa luật của Anh và thông tin tham khảo trên trang http://en.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic#Right-hand_traffic, trong cả hai trường hợp đều có quy định rõ ràng làn trái dùng làm gì. Với đi bên phải: "All traffic is generally required to keep right unless overtaking", các phương tiện phải bám sát bên phải, chỉ được đi sang bên trái khi vượt. Đối với VN cũng thế.
- Về việc đi bên phải bác hiểu như thế mới là cứng nhắc. Cái mà luật quy định là nguyên tắc, đi bên phải khi đường vắng, khi bên phải không có xe, nhưng khi bên phải có xe thì phải đi sang trái để vượt lên, khi làn phải dầy đặc xe máy thì buộc phải đi ở làn trái nếu muốn vượt lên, nếu không vượt lên thì xếp hàng sau xe máy...đó là quy định của luật. Đi đường dài cũng thế, nguyên tắc là đi làn phải, khi gặp xe chạy chậm phía trước thì tạt sang làn trái để vượt lên, khác hẳn cách hiểu của bác là đi làn trái, mỗi khi có xe đòi vượt lại tạt vào. Tất nhiên là ở VN bây giờ khó làm được như thế.
- Về việc bác cho rằng ô tô chiếm mất đường của xe máy, hiểu như thế là phiến diện. Bác nên phân tích cho kỹ, ô tô chỉ tạt sang phải được khi làn phải trống, xe máy đi sau, đến nơi thấy ô tô đi phía trước thì bực tức vì không vượt lên được. Vậy tại sao xe máy có quyền đi sau lại đòi vượt lên trước mà không chịu xếp hàng? Hãy đi cùng vận tốc với ô tô, đừng loi choi chen lấn, xe máy sẽ có chỗ phía sau xe này, phía trước xe khác, chẳng khác gì ô tô.
 

CandyCrush

Xe đạp
Biển số
OF-340300
Ngày cấp bằng
27/10/14
Số km
43
Động cơ
275,130 Mã lực
Cái này để áp dụng ở VN có vẻ hơi khó
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,494
Động cơ
356,913 Mã lực
... để lôi ra cãi nhau???
Không có cụ nào cãi cụ nào đâu mà cụ uôi. Trao đổi, tranh luận thôi mà. Mỗi người một quan niệm. Đó là chuyện bình thường. :D

Về cái hình mà cụ cracking đưa ra thì nó không đại diện cho tất cả cụ ạ.

- Đường 1 chiều: tim đường không có ý nghĩa gì trong việc phân định chiều đi.

- Đường đôi có giải phân cách cứng: mỗi bên hay mỗi phần đường cũng giống như đường một chiều.

- Đường hẹp ở các xã, các huyện, trong ngõ xóm: với 2b thì phân định dễ nhưng với 4b đi vừa lọt thì coi là đi bên trái hay bên phải đường đây ạ. Hoặc là trước khi tránh nhau trên đường hẹp (thực hiện theo điều 17) thì các xe 4b đi như thế nào? Lệch trái, lệch phải hay ở giữa đường? Nếu ở giữa đường thì coi là đi theo tay nào đây?

- Đường 2 chiều, mỗi chiều chỉ có 1 làn, vạch đứt liên tục. Luật cho phép xe vượt xe vậy việc đi sang làn phía đối diện (bên trái) cũng là cho phép.

Chính vì bốn cái gạch đầu dòng trên mà em đã đề nghị phải có một cách hiểu đúng nhất (khoản 1 điều 9), chung nhất cho tất cả các trường hợp, trong đó có chứa cả 4 trường hợp em nêu trên.

:D Chưa kể là luật ta viết bằng tiếng Việt, phải "dịch" theo tiếng Việt, cho dù nó chưa rõ nghĩa, thậm chí "sai ngữ pháp" :D

Cụ đồng ý với em không?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Có vẻ bác không chịu theo dõi kỹ từ đầu. Phần trên bác sgb345 đã lấy luật của Singapore ra để áp vào luật Việt Nam, trong đó luật SG quy định "đi bên trái" là đi trên phần đường nằm giữa tim đường và lề bên trái.

Tôi thì nói rằng cái này là quy định của SG, còn VN chỉ có quy định "đi bên phải theo chiều đi" mà không nhắc gì đến tim đường hay lề đường.

2- Tôi đã đưa luật của Anh và thông tin tham khảo trên trang http://en.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic#Right-hand_traffic, trong cả hai trường hợp đều có quy định rõ ràng làn trái dùng làm gì. Với đi bên phải: "All traffic is generally required to keƯep right unless overtaking", các phương tiện phải bám sát bên phải, chỉ được đi sang bên trái khi vượt. Đối với VN cũng thế.

....
Nhà cháu xin giải thích thêm về 2 điểm kụ Chinhatm nêu trên.

1- Kụ Chinhatm không đúng khi nói nhà cháu áp Luật Singapore vào luật Vn.
Chỉ vì ở Luật Vn không có giải thích thế nào là "đi bên phải", nên nhà cháu và kụ đã đồng ý tham khảo cách giải thích của Luật Singapore, sau đó thay chữ trái thành phải để hiểu luật Vn. Khi thấy Luật Spore giải thích "đi bên trái" là khi phương tiện đi bên trái của vạch tim đường sẽ được coi là hợp luật luật, thì kụ Chinhatm lại đổi ý, không chịu dùng cách hiểu đó của Spore để suy ra cách hiểu tương ứng trong luật Vn là "đi bên phải" là phương tiện đi phía bên phải tim đường là hợp luật.

Nhưng, hình như kụ Chinhatm không quan tâm đến cách giải thích thế nào là "đi bên phải", trong nội dung kụ Luckyme đã đưa ra, nhà cháu dịch tại còm #191 ở trên nhỉ?

2- Kụ Chinhatm dùng một quy định về "sử dụng làn đường" làm căn cứ xác định luồng phương tiện "đi bên phải" hay "đi bên trái" là không chính xác, là sai cơ bản so với quy định tại Công ước Viên.

Nhà cháu hỏi kụ nhé.

Tại Hoa kỳ có 38 bang cho phép phương tiện di chuyển bình thường được đi trên các làn bên trái mà không bị luật coi là phạm lỗi, không bị bắt buộc phải đi về bên phải.
Vậy trong trường hợp của 38 bang đó, theo kụ Chinhatm thì họ phải dùng tiêu chí nào để xác định luồng phương tiện có "đi bên phải" hay không?
Xe đi sát tim đường ở bên phải có bị họ coi phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" hay không?


Danh sách 38 bang của Hoa kỳ không coi các xe di chuyển bình thường trên các làn bên trái là phạm luật (đó là các bang có màu đỏ và màu vàng tại cột có chữ "Keep right" trong bảng dưới đây)
Chỉ có 10 bang của Hoa kỳ quy định dành làn bên trái cho xe vượt lên (các bang có tô màu Xanh)








-----------

Lược dịch:

Luật "đi VỀ bên phải" của các bang tại Hoa kỳ

Ý nghĩa của màu sắc tại cột "đi VỀ bên phải - keep right" như sau:

- màu đỏ nếu bang đó không cấm phương tiện di chuyển chậm lưu thông trên làn bên trái,

- màu vàng nếu bang đó cho phép phương tiện đang di chuyển với tốc độ di chuyển bình thường của cả dòng xe được lưu thông trên làn trái, kể cả khi phương tiện ấy đang cản trở các xe khác một cách không cần thiết,


- màu xanh nếu bang đó quy định chỉ dành làn bên trái để xe vượt lên,
- màu xám nếu bang đó có quy định khác.

Link: http://www.mit.edu/~jfc/right.html


.
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Em thấy các cụ có vẻ vướng bận về cái chữ “chiều” đó mà tranh cãi lâu quá nhỉ. Theo hình vẽ thì cái phần đường dành cho xe chạy được phân chia thành 2 phần đường dành cho 2 dòng phương tiện lưu thông ngược chiều nhau, được phân cách bởi cái “vạch tim đường”. Giờ theo chiều đi của cái xe đỏ thì nó đang đi về phía bên phải của cái “vạch tim đường”, cũng tức là đang lưu thông về phía bên phải của phần đường dành cho xe chạy hay đang “đi bên phải theo chiều đi của mình”. Chẳng lẽ các cụ đang đồng nhất cái “chiều” đó với cái phần đường dành cho các phương tiện lưu thông theo chiều của xe đỏ (phía bên phải của cái “vạch tim đường”) để lôi ra cãi nhau???
Đầu tiên ấy, em khẳng định luôn đây ko phải cãi nhau. Cụ xem các cmt của em cái nào cũng thoải mái, nhẹ nhàng, quan điểm của em khi cmt là không bao giờ phán xét ai cả. Với lại khi đưa ra 1 quan điểm, sẽ có những quan điểm khác trái chiều, và làm thế nào bác bỏ cái sai 1 cách hợp lí, là ok thôi.

Thứ hai, giờ em cũng tự đưa ra kết luận cho riêng mình rồi. Rằng cái câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" khó mà kết luận được. Bởi khái niệm "chiều đi của mình" đến thời điểm này chưa cụ nào dẫn chứng ra được trong luật của VN, nó là cái gì. Cụ sgb và cụ trích khá nhiều luật nước ngoài, về vấn đề right hand traffic hay keep right, luật lá nước ngoài từ cái tí ti cũng có định nghĩa. Còn ở mình "chiều đi của mình" thì định nghĩa là gì? Đó chính là lí do dẫn đến có nhiều quan điểm trong cuộc tranh luận này. Và đương nhiên ở VN thì phải theo luật VN, luật nước ngoài họ quá chi tiết, họ đúng, nhưng vẫn chỉ để đọc tham khảo thôi, không thể lấy nó áp dụng và hiểu sang luật VN được. Chẳng lẽ giờ người tham gia giao thông ở VN lại còn phải đi đọc cả luật nước ngoài cứ mỗi khi mà 1 khái niệm trong luật VN còn chưa hiểu?
Có thể trong các ngành nghề khác, chính vì không có định nghĩa, hoặc định nghĩa mập mờ kiểu như này, nên mới gây ra lách luật. Em tin rằng luật giao thông của VN, cũng đi dịch từ nước khác. Nhưng mà có lẽ các ông không lấy đủ về để dịch, chỉ dịch mấy thứ quan trọng, chung chung.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Không có cụ nào cãi cụ nào đâu mà cụ uôi. Trao đổi, tranh luận thôi mà. Mỗi người một quan niệm. Đó là chuyện bình thường. :D

Về cái hình mà cụ cracking đưa ra thì nó không đại diện cho tất cả cụ ạ.

- Đường 1 chiều: tim đường không có ý nghĩa gì trong việc phân định chiều đi.

- Đường đôi có giải phân cách cứng: mỗi bên hay mỗi phần đường cũng giống như đường một chiều.

- Đường hẹp ở các xã, các huyện, trong ngõ xóm: với 2b thì phân định dễ nhưng với 4b đi vừa lọt thì coi là đi bên trái hay bên phải đường đây ạ. Hoặc là trước khi tránh nhau trên đường hẹp (thực hiện theo điều 17) thì các xe 4b đi như thế nào? Lệch trái, lệch phải hay ở giữa đường? Nếu ở giữa đường thì coi là đi theo tay nào đây?

- Đường 2 chiều, mỗi chiều chỉ có 1 làn, vạch đứt liên tục. Luật cho phép xe vượt xe vậy việc đi sang làn phía đối diện (bên trái) cũng là cho phép.

Chính vì bốn cái gạch đầu dòng trên mà em đã đề nghị phải có một cách hiểu đúng nhất (khoản 1 điều 9), chung nhất cho tất cả các trường hợp, trong đó có chứa cả 4 trường hợp em nêu trên.

:D Chưa kể là luật ta viết bằng tiếng Việt, phải "dịch" theo tiếng Việt, cho dù nó chưa rõ nghĩa, thậm chí "sai ngữ pháp" :D

Cụ đồng ý với em không?
Nhất trí với cụ là phải hiểu theo tiếng Việt. Khái niệm không có thì cứ đọc sao hiểu vậy chứ không nên cố tìm cách định nghĩa nó và cách hiểu phải phù hợp với văn hóa giao thông, làm cho giao thông tốt hơn.
Việc hiểu đúng điều này cũng không dễ, đây cũng là một trong những lý do lỗi này ít bị xử lý.

Xin phân tich Khoản 1 Điều 9 theo quan điểm trên: "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ"
- Trong điều khoản này không có một điểm mốc nào để xác định bên trái, hay phải của mốc đó. Cụm từ "chiều đi của mình" không xác định mốc cụ thể mà chỉ xác định hướng. Ví dụ 3 mũi tên kẻ song song chắc chắc cùng chỉ một hướng, nên không thể xác định bên phải của mũi tên nào cho đúng. Chính vì vậy bên phải trong điều luật không thể xác định theo kiểm bên phải của điểm mốc nào mà phải xác định theo các khái niệm bên trái, ở giữa. Nói cách khác người tham gia giao thông đi bên phải tức là người tham gia giao thông không đi bên trái, không đi ở giữa.

- Việc xác định đang đi bên phải hay đi bên trái hay ở giữa không phải luôn luôn căn cứ theo toàn bộ đường đang đi (phần đường xe chạy) mà phải căn cứ vào "làn đường, phần đường quy định" đây chính là lý do tại sao trong điều khoản này không chỉ ra một cái mốc cụ thể.

- Vì đây là "Quy tắc chung" nên nó sẽ được áp dụng vào các trường hợp cụ thể sau đó. từ "sử dụng làn đường" đến "vượt xe", dừng, đỗ,....

Tóm lại: Thực hiện đúng Khoản 1, Điều 9 là trên "làn đường, phần đường quy định" không để trống làn đường hay phần đường nào bên phải. vi để trống có nghĩa là xe đang đi bên trái hay ở giữa. Đi thế này rõ ràng là rất văn minh.
Tuy nhiên không nên hiểu một cách máy móc là phải luôn đi sát vỉa hè, lề đường mới là đi bên phải mà nên hiều theo "làn đường, phần đường quy định". Vì có thể phần sát vỉa hè, lề đường đã được quy định cho mục đích khác, phương tiên khác.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Đầu tiên ấy, em khẳng định luôn đây ko phải cãi nhau.
...


2- Thứ hai, giờ em cũng tự đưa ra kết luận cho riêng mình rồi. Rằng cái câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" khó mà kết luận được.

Bởi khái niệm "chiều đi của mình" đến thời điểm này chưa cụ nào dẫn chứng ra được trong luật của VN, nó là cái gì.

Cụ sgb và cụ trích khá nhiều luật nước ngoài, về vấn đề right hand traffic hay keep right, luật lá nước ngoài từ cái tí ti cũng có định nghĩa.

Còn ở mình "chiều đi của mình" thì định nghĩa là gì?

Đó chính là lí do dẫn đến có nhiều quan điểm trong cuộc tranh luận này. Và đương nhiên ở VN thì phải theo luật VN, luật nước ngoài họ quá chi tiết, họ đúng, nhưng vẫn chỉ để đọc tham khảo thôi, không thể lấy nó áp dụng và hiểu sang luật VN được. Chẳng lẽ giờ người tham gia giao thông ở VN lại còn phải đi đọc cả luật nước ngoài cứ mỗi khi mà 1 khái niệm trong luật VN còn chưa hiểu?
Có thể trong các ngành nghề khác, chính vì không có định nghĩa, hoặc định nghĩa mập mờ kiểu như này, nên mới gây ra lách luật. Em tin rằng luật giao thông của VN, cũng đi dịch từ nước khác. Nhưng mà có lẽ các ông không lấy đủ về để dịch, chỉ dịch mấy thứ quan trọng, chung chung.


1- Các kụ đừng nâng quan điểm hai chữ "cãi nhau" của kụ Luckyme thêm nữa.
Nhà cháu thấy kụ Luckyme không có ý gì nặng nề khi viết 2 chữ cãi nhau. Chỉ là một cách nói fun thôi mà.


2- Nhà cháu kết cái Kết luận kụ Cracking rút ra rồi đấy nhé.
Nhưng kụ đã rút thì xin rút cho đến hết. Rút được nửa chừng dừng lại, nó phí mất sợi dây.

Nhà cháu xin rút tiếp theo hướng của kụ nhé:

---> Vì trong luật Vn không có định nghĩa "chiều đi của mình" là gì,

---> cho nên, cái câu "đi bên phải theo chiều đi của mình" khó mà kết luận được,

---> cho nên, xxx không có cơ sở pháp lí để kết luận, để chứng minh một phương tiện trên đường đã phạm lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình",

---> dẫn đến, xxx phải chấm dứt áp lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", chờ đến khi luật có định nghĩa rõ ràng để có thể xác định chính xác lỗi vi phạm, tránh xử phạt oan sai cho công dân
(theo đúng tinh thần cải cách tư pháp hiện nay của nhà nước nhé).


Kụ Cracking thấy rút kết luận đến nơi đến chốn như trên có được không ợ?


.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Cảm ơn kụ Tribute.

1- Trong còm #150 kụ có ghi:

Như vậy, kụ đồng ý với nhà cháu là không thể dùng quy tắc "đi bên phải" của Khoản 1 Điều 9 để phạt các xe có hành vi "phương tiện chạy chậm (gây cản trở giao thông) nhưng không đi (về) bên phải phần đường xe chạy".

Và khi xe lưu thông ở bên phải tim đường thì cũng không thể áp dụng Khoản 1 Điều 9 để phạt với lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình".

Nhờ cách viết trong ngoặc đơn của kụ mà nhà cháu có thể hiểu câu tiếng Việt đó hơn (như tại câu nhà cháu viết đậm ở mục 1- còm trước), dù cách hiểu của nhà cháu có thể khác với mục đích của kụ.
Sorry kụ và cũng xin cảm ơn kụ vì cái ngoặc đơn đó nhé.

2- Lùi xe không thuộc hành vi lưu thông của một luồng phương tiện liên tục, nên ví dụ của kụ về lùi xe tại nơi các xe đi về phía trước sẽ không ăn nhập với chiều (luồng) xe di chuyển, không liên quan đến các khái niệm về chiều xe di chuyển luật nêu, có thể gây nhầm lẫn thêm.
Tại nhiều nước, hành vi lùi xe trên luồng xe di chuyển xuôi chiều còn bị luật cấm.
1. Không phạt theo khoản 1 điều 9 nhưng nếu có xe khác đi nhanh hơn mà xe đi chậm không đi về bên phải làn đường hoặc làn bên phải là cản trở giao thông, vi phạm khoản 3 điều 13.[/COLOR]

2. Em ví dụ lùi xe để làm rõ "chiều đi của mình" được hiểu là chiều tiến về phía trước, khi đó tay phải ta nằm ở bên phải chiều đi, và ta đi về bên tay phải là đúng luật.
Lùi cũng là 1 hành vi giao thông, có thể được hiểu là 1 chiều đi hay chính xác hơn là "chiều di chuyển" lùi, lúc này tay phải ta lại ở bên trái chiều di chuyển. Vậy khi lùi thì đi về phần đường bên phải chiều di chuyển hay đi về bên tay phải???. Từ đó thây rằng Luật quy định đi bên phải chiều đi của mình là đi về phần đường bên phải so với chiều di chuyển của người/phương tiện giao thông.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top