[Funland] Hiểu đúng về Đạo mẫu - Hầu đồng

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,411
Động cơ
551,842 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Ôi... cuộc đời thật đẹp... em kính cụ:))

Bằng tất cả sự tôn trọng, cụ nói về cả một tín ngưỡng hay cứ nhu cách cụ muốn là hệ thống hóa đi mà cụ coi như... cứ cảm tính đê!

Lạy Thánh mớ bái!:D

Ở MĐ đằng này có thằng bia hơi Hà Nội nó chào 150K 6 lọ pet. Tối qua ra làm một xách 6 lọ về hết luôn 3 lọ. Mát gì mà mát thế chứ lậy!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,411
Động cơ
551,842 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Hoặc phải có 1 nhà viết sử nào đó tổng hợp từ dân gian để đưa ra quy phạm tín ngưỡng chứ nhỉ?
Theo văn hóa Trung Hoa thì Địa Mẫu được thờ từ lâu rồi
Thiên phụ Địa Mẫu cha trời mẹ đất.
Theo tôi nghĩ văn hóa thờ Địa Mẫu thành phủ Địa trong tam hay tứ phủ là được du nhập vào sau này từ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa
còm trước em định hỏi cụ xem nét đẹp em hiểu đã đúng chưa vì tuy có tìm hiểu nhưng em thực sự chưa rõ nét đẹp hay giá trị lớn lao là gì! Tất nhiên trong tín ngưỡng hay lời ca hầu đồng cũng có 1 số giáo huấn hoặc câu chuyện như: ca ngợi anh hùng dân tộc, ăn quả nhớ cây, tôn kính mẹ cha - hiếu nghĩa.... nhưng sự đồ sộ thì không thể như các tôn giáo lớn được! Liệu có phải qua quá trình phát triển của tín ngưỡng tuy có sự góp nhặt, bổ sung nhưng đa phần vụn vặt không thể có các lí luận hay hệ lí luận trụ cột vững vàng và biện chứng? Dân ta có tín ngưỡng nhưng lại không đủ trình độ để hệ thống hoá, khái quát hoá, triết học hoá lên để thành 1 đạo được?
Tín ngưỡng thờ Giời Đất là tín ngưỡng sơ khai ban đầu của nhận thức chất phác, đây là gia tài của nhân loại khắp nơi không riêng gì Trung Hoa. Hệ thống bách thần về sau là một bước tiến của nhân loại trong nhận thức tín ngưỡng. Thế rồi tại một số nơi dân cư tập trung đông đảo thì tổ chức xã hội tiến bộ hơn những nơi khác, từ đó nảy sinh nhu cầu về tư tưởng dẫn tới các bước tiến cao hơn về nhận thức thế giới và các tôn giáo lớn hình thành từ đây.
Riêng ở các nơi hẻo lánh như nước mình, tín ngưỡng sơ khai ban đầu vẫn túc tắc định hình và phát triển theo mạch riêng trong nhân dân cần lao. Vì xã hội không có đủ điều kiện để tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc qua các hình thái cao hơn nên tín ngưỡng cứ thế đi dần vào nhân dân và tự hoàn thiện về hệ thống theo những cách tư duy chất phác và giản dị có sẵn trong nhân dân. Cho đến khi có ảnh hưởng ngoại bang thì thế lực ảnh hưởng ngoại bang phải là các tôn giáo mới đủ sức mạnh khuynh loát để có chỗ đứng trong nhân dân bản địa. Tín ngưỡng dân gian của vùng văn hóa này chỉ có thể thẩm thấu sang vùng văn hóa khác trong một tương quan thuận lợi và đòi hỏi thời gian rất dài.
Tín ngưỡng Tam Tứ phủ của Việt Nam thể hiện đúng nhận thức chất phác giản dị của cộng đồng Việt cổ sinh sống tại châu thổ sông Hồng, sông Mả với trung tâm văn hóa Sơn Vi và Hòa Bình trong tương quan liên hệ gần gũi với tập hợp Tày Thái vùng Tây bắc. Sau này, theo quá trình mở cõi về nam lại kết nạp thêm nhiều yếu tố văn hóa lịch sử của các vùng đất mới gia nhập lãnh thổ. Đặc trưng văn hóa các dân tộc anh em đều có trong hệ thống vũ nhạc Công Đồng. Giản dị, chất phác, thuộc về nhân dân cần lao là nét đẹp văn hóa được coi là giá trị của tín ngưỡng này.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Ôi... cuộc đời thật đẹp... em kính cụ:))

Bằng tất cả sự tôn trọng, cụ nói về cả một tín ngưỡng hay cứ nhu cách cụ muốn là hệ thống hóa đi mà cụ coi như... cứ cảm tính đê!

Lạy Thánh mớ bái!:D
Hì hì Đạo Mẫu ko thể hệ thống hóa. Nhưng các lễ hội, chầu văn cũng hay, muôn màu muôn vẻ
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
295,987 Mã lực
Tín ngưỡng thờ Giời Đất là tín ngưỡng sơ khai ban đầu của nhận thức chất phác, đây là gia tài của nhân loại khắp nơi không riêng gì Trung Hoa. Hệ thống bách thần về sau là một bước tiến của nhân loại trong nhận thức tín ngưỡng. Thế rồi tại một số nơi dân cư tập trung đông đảo thì tổ chức xã hội tiến bộ hơn những nơi khác, từ đó nảy sinh nhu cầu về tư tưởng dẫn tới các bước tiến cao hơn về nhận thức thế giới và các tôn giáo lớn hình thành từ đây.
Riêng ở các nơi hẻo lánh như nước mình, tín ngưỡng sơ khai ban đầu vẫn túc tắc định hình và phát triển theo mạch riêng trong nhân dân cần lao. Vì xã hội không có đủ điều kiện để tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc qua các hình thái cao hơn nên tín ngưỡng cứ thế đi dần vào nhân dân và tự hoàn thiện về hệ thống theo những cách tư duy chất phác và giản dị có sẵn trong nhân dân. Cho đến khi có ảnh hưởng ngoại bang thì thế lực ảnh hưởng ngoại bang phải là các tôn giáo mới đủ sức mạnh khuynh loát để có chỗ đứng trong nhân dân bản địa. Tín ngưỡng dân gian của vùng văn hóa này chỉ có thể thẩm thấu sang vùng văn hóa khác trong một tương quan thuận lợi và đòi hỏi thời gian rất dài.
Tín ngưỡng Tam Tứ phủ của Việt Nam thể hiện đúng nhận thức chất phác giản dị của cộng đồng Việt cổ sinh sống tại châu thổ sông Hồng, sông Mả với trung tâm văn hóa Sơn Vi và Hòa Bình trong tương quan liên hệ gần gũi với tập hợp Tày Thái vùng Tây bắc. Sau này, theo quá trình mở cõi về nam lại kết nạp thêm nhiều yếu tố văn hóa lịch sử của các vùng đất mới gia nhập lãnh thổ. Đặc trưng văn hóa các dân tộc anh em đều có trong hệ thống vũ nhạc Công Đồng. Giản dị, chất phác, thuộc về nhân dân cần lao là nét đẹp văn hóa được coi là giá trị của tín ngưỡng này.
rất rõ ràng, cảm ơn cụ! Theo dòng chảy lịch sử thì vẫn chủ đạo là ngoài bắc rồi mới lan truyền thêm 1 chút vào trong nam do là miền đất mới, kết hợp thêm với văn hoá và tín ngưỡng bản địa (cùng là mẫu hệ như người Chăm?). Đại đa số các đền thờ đều tập trung ở phía bắc ( Nam Định, Lào Cai, Lạng Sơn...) trong nam chỉ có tháp bà Ponagar và 1 số đền nhỏ ở SG. Vậy thì tín ngưỡng này vẫn có tính địa phương với số lượng tín đồ nhỏ (so với đạo Phật) chứ k thể đại diện cho tín ngưỡng quốc gia?
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,603
Động cơ
174,726 Mã lực
Tết nhất em thích nhất mở băng hát văn.Thấy như trở về truyền thống xa xưa vậy.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Nói chung vẫn mông lung lắm :D
Với cả em thấy cái này thậm vô lý: Các chùa phía Bắc thường có 1 gian thờ Thánh mẫu, dân tình vô tư mang gà luộc, chân giò ....vào cúng? Thế nhà chùa có ảnh hưởng gì ko nhỉ?
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
295,987 Mã lực
Nói chung vẫn mông lung lắm :D
Với cả em thấy cái này thậm vô lý: Các chùa phía Bắc thường có 1 gian thờ Thánh mẫu, dân tình vô tư mang gà luộc, chân giò ....vào cúng? Thế nhà chùa có ảnh hưởng gì ko nhỉ?
Tiền Phật hậu thánh, tín ngưỡng bản địa có trước đạo Phật du nhập sau, cả 2 kết hợp thành 1 cụm như vậy. Cũng k có vấn đề gì!
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Xem lên đồng, em thích nhất là cảnh múa hát của các "chị " phi giới tính.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,411
Động cơ
551,842 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nói chung vẫn mông lung lắm :D
Với cả em thấy cái này thậm vô lý: Các chùa phía Bắc thường có 1 gian thờ Thánh mẫu, dân tình vô tư mang gà luộc, chân giò ....vào cúng? Thế nhà chùa có ảnh hưởng gì ko nhỉ?

Phật giáo Đại thừa có chủ trương nhập thế cho nên mở rộng dung nạp cả các tín ngưỡng địa phương trên đường hoành pháp. Đến Việt Nam thì chùa Việt Nam có ban Mẫu cũng biểu hiện chủ trương đó. Tuy nhiên trên bố cục thực tế cùng một khuôn viên thì nhà Mẫu tách biệt với nhà Chùa.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
rất rõ ràng, cảm ơn cụ! Theo dòng chảy lịch sử thì vẫn chủ đạo là ngoài bắc rồi mới lan truyền thêm 1 chút vào trong nam do là miền đất mới, kết hợp thêm với văn hoá và tín ngưỡng bản địa (cùng là mẫu hệ như người Chăm?). Đại đa số các đền thờ đều tập trung ở phía bắc ( Nam Định, Lào Cai, Lạng Sơn...) trong nam chỉ có tháp bà Ponagar và 1 số đền nhỏ ở SG. Vậy thì tín ngưỡng này vẫn có tính địa phương với số lượng tín đồ nhỏ (so với đạo Phật) chứ k thể đại diện cho tín ngưỡng quốc gia?
Ponagar là của Hindu giáo.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Phật giáo Đại thừa có chủ trương nhập thế cho nên mở rộng dung nạp cả các tín ngưỡng địa phương trên đường hoành pháp. Đến Việt Nam thì chùa Việt Nam có ban Mẫu cũng biểu hiện chủ trương đó. Tuy nhiên trên bố cục thực tế cùng một khuôn viên thì nhà Mẫu tách biệt với nhà Chùa.
Bản chất của Phật giáo không phải là tôn giáo.
Nó chỉ là hệ thống Triết học.
Nên để trở thành Tôn giáo nó phải kết hợp với hệ thống nền tảng và vũ trụ quan của Bà La Môn giáo.
Chính vì vậy Phật giáo là tôn giáo duy nhất có thể dung hợp với rất nhiều các nền tảng tín ngưỡng của bản địa và phát triển lên.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,411
Động cơ
551,842 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bản chất của Phật giáo không phải là tôn giáo.
Nó chỉ là hệ thống Triết học.
Nên để trở thành Tôn giáo nó phải kết hợp với hệ thống nền tảng và vũ trụ quan của Bà La Môn giáo.
Chính vì vậy Phật giáo là tôn giáo duy nhất có thể dung hợp với rất nhiều các nền tảng tín ngưỡng của bản địa và phát triển lên.
Nghe nó sai sai bác ạ. Về cái định nghĩa tôn giáo ấy.
Phật giáo tiếp thu một phần ảnh hưởng của các tôn giáo bản địa Ấn Độ ra đời trước. Nhưng không phải là kết hợp mà là tiếp thu theo con đường Trung đạo các ý niệm quan trọng về tư tưởng và triết học cuả Bà la môn.

Mấu chốt là Phật giáo là một tôn giáo phiếm thần nên quá trình dung hợp các biểu tượng tín ngưỡng khác không có khó khăn gì.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Nghe nó sai sai bác ạ. Về cái định nghĩa tôn giáo ấy.
Phật giáo tiếp thu một phần ảnh hưởng của các tôn giáo bản địa Ấn Độ ra đời trước. Nhưng không phải là kết hợp mà là tiếp thu theo con đường Trung đạo các ý niệm quan trọng về tư tưởng và triết học cuả Bà la môn.

Mấu chốt là Phật giáo là một tôn giáo phiếm thần nên quá trình dung hợp các biểu tượng tín ngưỡng khác không có khó khăn gì.
Vd nhé.
Một tôn giáo để tồn tại buộc phải có 2 thứ.
Hệ thống triết học và giáo lý.
Vũ trụ quan và hệ thống các thần linh thiên đường địa ngục...
Phật giáo không có vũ trụ quan và hệ thống thần linh của riêng mình và họ mượn hệ thống này của Bà La môn.
Chưa kể thuyết luân hồi nghiệp báo là của Bà La môn
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
295,987 Mã lực
Không đâu cụ.
Chỉ là gán ghép thôi
em đã từng xem giá hầu có Thiên Y Thánh Mẫu ở Huế, chả hiểu ntn! Cả 2 dân tộc Việt - Chăm cùng thờ? Gốc Chăm rồi sau này Việt hoá đưa vào hệ thống thờ cúng của người Việt?
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
em đã từng xem giá hầu có Thiên Y Thánh Mẫu ở Huế, chả hiểu ntn! Cả 2 dân tộc Việt - Chăm cùng thờ? Gốc Chăm rồi sau này Việt hoá đưa vào hệ thống thờ cúng của người Việt?
Gốc nào không quan trọng. Cứ được tôn kính là thờ thôi. Ví như: Ông Thích ca đâu có gốc Việt, ông Jesu cũng rứa.
 

semiworker

Xe tải
Biển số
OF-339923
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
249
Động cơ
277,532 Mã lực
Nói chung vẫn mông lung lắm :D
Với cả em thấy cái này thậm vô lý: Các chùa phía Bắc thường có 1 gian thờ Thánh mẫu, dân tình vô tư mang gà luộc, chân giò ....vào cúng? Thế nhà chùa có ảnh hưởng gì ko nhỉ?
gà, chân giò là lễ thánh, tứ phủ còn phật thì oản, hoa quả thôi cụ
 

Chuotluoi

Xe tải
Biển số
OF-725063
Ngày cấp bằng
11/4/20
Số km
438
Động cơ
94,097 Mã lực
Tuổi
40
Nói chung vẫn mông lung lắm :D
Với cả em thấy cái này thậm vô lý: Các chùa phía Bắc thường có 1 gian thờ Thánh mẫu, dân tình vô tư mang gà luộc, chân giò ....vào cúng? Thế nhà chùa có ảnh hưởng gì ko nhỉ?
Cái này là không chuẩn này cụ. Bên nhà Phật, vẫn có ban Đức Ông để nhân dân dâng lễ mặn. Tuy nhiên các chùa làng xưa hoặc chùa nhỏ, không ngăn không gian riêng nên ban Đức Ông thường đặt gần ban Tam Bảo nên dẫn đến hiểu lầm dân tình mang đồ mặn vào chùa, ban thánh Mẫu cũng không dâng đồ mặn cụ ạ, ban thánh Mẫu chỉ dâng hoa quả, xôi chè, hương nến, bánh kẹo, khăn vải,...
(e được bác e chỉ cho, một người có căn ra trình đồng từ rất lâu rồi).
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cái này là không chuẩn này cụ. Bên nhà Phật, vẫn có ban Đức Ông để nhân dân dâng lễ mặn. Tuy nhiên các chùa làng xưa hoặc chùa nhỏ, không ngăn không gian riêng nên ban Đức Ông thường đặt gần ban Tam Bảo nên dẫn đến hiểu lầm dân tình mang đồ mặn vào chùa, ban thánh Mẫu cũng không dâng đồ mặn cụ ạ, ban thánh Mẫu chỉ dâng hoa quả, xôi chè, hương nến, bánh kẹo, khăn vải,...
(e được bác e chỉ cho, một người có căn ra trình đồng từ rất lâu rồi).
Ban thánh Mẫu vẫn dâng được đồ mặn chứ cụ. Xôi, gà, heo, dê, bò, tôm, cá, rượu, bia... dâng được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top