[Funland] Hiểu đúng về Đạo mẫu - Hầu đồng

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,854 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em sai, Quan Giám sát và Quan Tuần tranh là Đệ Nhị và Đệ Ngũ Tôn ông.
Vì ở Hữu Lũng là đền quan Giám sát còn ngay bên sông Kỳ cùng là đền Ngài Tuần tranh.

Em xin lỗi cụ Demchinhhang.net và cụ xukthal do em lướt tên sai. Chính xác quan Tuần tranh thuộc Thoải phủ và trụ sở chính ngoài bên bờ Kỳ Cùng còn đúng là có ở Ninh Giang.

Và lý lịch trích ngang của Ngài Tuần tranh đây ạ:

Tên đầu đủ: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh

Tước phong:
Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.

Nhiệm vụ:
Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.

Đề thờ chính:
Đền Ngài được lập ở đền Kỳ cùng Lạng Sơn, Đền Ninh Giang Hải dương và các cửa sông vùng duyên hải.

Thân thế:
Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh.
Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh.
Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng.
Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn.
Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

Trong văn thì danh hiệu của Ngài là Bát Hải Long Vương cai quản Thủy phủ, đền thờ Ngài là đền Đồng Bằng ở Thái Bình. Không có cái gì liên quan đến Động Đình. Động Đình chỉ là cái hồ.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong văn thì danh hiệu của Ngài là Bát Hải Long Vương cai quản Thủy phủ, đền thờ Ngài là đền Đồng Bằng ở Thái Bình. Không có cái gì liên quan đến Động Đình. Động Đình chỉ là cái hồ.
Ngài là con thứ 5 của Vua cha Bát Hải Động Đình. Giáng thế ở Ninh Giang -HD.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,854 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Ngài là con thứ 5 của Vua cha Bát Hải Động Đình. Giáng thế ở Ninh Giang -HD.
Bát Hải Long Vương.

Không Động Trệ gì ở đây. Ninh Giang là một địa danh sông biển, chả liên quan gì đến tận Động Đình của bọn cuồng Bách Việt.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Món thờ tam tứ phủ này kể ra cũng hay, cũng vui. Nhưng nâng lên thành quốc đạo với đậm đà bản sắc dân tộc thì hơi bị quá lời. Tính kỹ ra trên tổng số con dân VN có được bao nhiêu người son sắt niềm tin đi theo phụng sự các mẫu các thánh các cô các cậu đâu.
1/ - Dân không có đạo thì hành vì mông muôi.
- Có đạo thì bất quá là mê tín thôi.
mà đạo là nhu cầu không thể thiếu của con người. ( do vậy cả thế giới tín nhiệm sử dụng người có đạo hơn người vô đạo. vì có đạo là còn biết sợ, còn biết xét đoán hành vi của mình. còn vô đạo thì..) Nếu không có đạo nào họ sẽ hành theo tà đạo. (như vụ ở Nhật tự tử hàng loạt đó. hoặc hội thánh đức chúa trời mẹ..) lúc đó còn tệ hơn là có cái để cho dân theo. Ít ra cũng có cái nguồn gốc.
2/ Việc đưa Tín ngưỡng thờ mẫu tứ Phủ lên quốc mẫu cũng chả ảnh hưởng gì đến các tôn giáo khác. Nên chả có lý do gì để bài xích quyền tự do tín ngưỡng của họ. Vì bản chất của tôn giáo tín ngưỡng đều là mê tín( nếu xét về chữ MÊ TÍN là tin theo đièu gì đó mà không hiểu rõ, thì ngay cả khoa hocj hiện đại cũng là mê tín. vì có phải ai cũng hiểu được nguyên lý cơ bản của thuyết lượng tử, vật chất tối ....)
3/ Hình như cụ nhầm Tín ngưỡng tứ phủ với tôn giao nào đó mà con người phải phụng sự. Nên nghĩ là "Tính kỹ ra trên tổng số con dân VN có được bao nhiêu người son sắt niềm tin đi theo phụng sự các mẫu các thánh các cô các cậu đâu"
EM thấy 4 phủ là thanh đồng diễn lại các tích xưa và chính các vị tiên chúa nhập vào xác phàm của họ. và lúc nhập đó họ chính là hóa thân của lực lượng siêu nhiên đó.
Khác với những tôn giáo nào đó mà tín đồ chỉ được phép phụng sự, không được phép hóa thân thành đấng sáng thế nào đó( Nhưng người tối cao chỉ đại diện cho đáng sang thế mà thôi. lịch sử chỉ ghi lại rất ít người dám đảm đương việc đó, mà ngay nay họ được hàng tỷ tín đồ tôn thờ)
Tất nhiên em không thích đồng bóng nhé. em chỉ phân tích và so sánh trên thực tế và ý của cụ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bát Hải Long Vương.

Không Động Trệ gì ở đây. Ninh Giang là một địa danh sông biển, chả liên quan gì đến tận Động Đình của bọn cuồng Bách Việt.
Ơ hay... sách chép sao thì ghi vậy, liên quan giè tới tụi cuồng kia. Tài liệu thứ thiệt của Viễn Đông Bác Cổ đới.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Trong văn thì danh hiệu của Ngài là Bát Hải Long Vương cai quản Thủy phủ, đền thờ Ngài là đền Đồng Bằng ở Thái Bình. Không có cái gì liên quan đến Động Đình. Động Đình chỉ là cái hồ.
Ngài là con thứ 5 của Vua cha Bát Hải Động Đình. Giáng thế ở Ninh Giang -HD.
Em đọc thì hơi mông lung ở mấy cái vị Vua Cha Bát Hải Động Đình, rồi thì Ngũ vị Tôn ông....các nhân vật này có tý lịch sử/huyền sử gì ko hay là dân gian tự bịa ra thêu dệt thành Giáo lý Tam/Tứ Phủ các cụ nhỉ?
Mà nguồn gốc Tam phủ/Tứ phủ là từ đâu? Ai nghĩ ra giáo lý với các chức danh Thần/Thánh đó? (Kiểu như Jesu, Mohamet, Abraham, Thích Ca ...)
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,854 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Ơ hay... sách chép sao thì ghi vậy, liên quan giè tới tụi cuồng kia. Tài liệu thứ thiệt của Viễn Đông Bác Cổ đới.
Văn công đồng là thứ tài liệu chính thức, ghi chép lại từ lời giảng của chính các đồng thầy, cung văn thế hệ trước. Cái gọi là tài liệu của VĐBC còn phải xem lại.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,854 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em đọc thì hơi mông lung ở mấy cái vị Vua Cha Bát Hải Động Đình, rồi thì Ngũ vị Tôn ông....các nhân vật này có tý lịch sử/huyền sử gì ko hay là dân gian tự bịa ra thêu dệt thành Giáo lý Tam/Tứ Phủ các cụ nhỉ?
Mà nguồn gốc Tam phủ/Tứ phủ là từ đâu? Ai nghĩ ra giáo lý với các chức danh Thần/Thánh đó? (Kiểu như Jesu, Mohamet, Abraham, Thích Ca ...)
Em hiểu đến đâu thì chém đến đó. Nguồn của em từ sách vở và nội dung giảng giải của bà cô ông chú nhà em là hai người tìm hiểu với tư cách nghiên cứu - học thuật.

Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ thì không có giáo lý hay tư tưởng hay gì gì. Nó là từ dân gian và thuộc về dân gian, các ông học thuật các đời xưa chịu ảnh hưởng Nho giáo thì đa số không chấp nhận tín ngưỡng này, nếu có cũng là cá nhân thôi.
Khởi từ ban đầu, dân mình cũng như dân mọi nơi, qua các thời kỳ từ thờ hòn đá cái cây ông cọp ông rắn đến thờ quả núi dòng sông và ông mặt giời. Cả thế giới này bắt đầu như thế. Theo tiến trình nhận thức.
Trong khi một số nhà tư tưởng bắt đầu đi sâu tìm hiểu và nhận thức thế giới, hình thành nên ý niệm và phát triển tư tưởng dẫn tới luận lý triết học cao siêu để hình thành ra các tôn giáo thì trong tầng lớp bình dân khắp thế giới vẫn có chỗ cho sự tồn tại của các tín ngưỡng giản dị, vì đó là nhu cầu và cũng thể hiện trình độ nhận thức của tầng lớp bình dân.
Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ cũng hình thành, lưu truyền và phát triển như thế. Trong quá trình đó, để duy trì và thu hút tín đồ thì bắt buộc phải mở rộng các khái niệm, kết nạp các biểu tượng. Trong tín ngưỡng Tam Tứ phủ, hệ thống thần linh khởi đầu từ Mẹ Thiên Nhiên phân làm Ba ngôi: Thiên - Địa - Thủy, do nhu cầu phải cùng tồn tại với các tín ngưỡng và tôn giáo khác để được sự công nhận và bảo trợ của các Chính phủ Thế tục thì bản thân hệ thống tín ngưỡng Tam Tứ phủ cũng kết nạp đủ các thế lực oanh liệt từ các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Đó là một hiệu ứng có tính quy luật và khoa học.

Về bản chất, Mẹ Thiên Nhiên trong tín ngưỡng Tam Tứ phủ thực sự là một biểu tượng có tính nhân loại, tính thời đại và vĩnh cửu theo nhận thức của đại đa số nhân dân lao động. Đơn giản, thực tế và gần gũi.

Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ còn có tính văn hóa, hệ thống vũ nhạc nghi lễ Tam Tứ phủ hình thành và hoàn thiện từ chính hệ thống lễ nhạc cung đình, với nội dung diễn xướng ban đầu là mô phỏng lại các bối cảnh lịch sử, nghi lễ cung đình và biểu tượng lịch sử. Nhưng được trả về dân gian bởi mang tính dân gian và gần gũi với dân gian hơn.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Trong khi một số nhà tư tưởng bắt đầu đi sâu tìm hiểu và nhận thức thế giới, hình thành nên ý niệm và phát triển tư tưởng dẫn tới luận lý triết học cao siêu để hình thành ra các tôn giáo thì trong tầng lớp bình dân khắp thế giới vẫn có chỗ cho sự tồn tại của các tín ngưỡng giản dị, vì đó là nhu cầu và cũng thể hiện trình độ nhận thức của tầng lớp bình dân.
Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ cũng hình thành, lưu truyền và phát triển như thế. Trong quá trình đó, để duy trì và thu hút tín đồ thì bắt buộc phải mở rộng các khái niệm, kết nạp các biểu tượng.
Có nhân vật cụ thể nào phát triển và dung nạp các tổ chức/nghi lễ Tam/Tứ phủ từ lúc mông muội thành ra có tổ chức như ngày nay tại các đền miếu...ko cụ?
Kiểu như các nhà truyền đạo ý.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,854 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có nhân vật cụ thể nào phát triển và dung nạp các tổ chức/nghi lễ Tam/Tứ phủ từ lúc mông muội thành ra có tổ chức như ngày nay tại các đền miếu...ko cụ?
Kiểu như các nhà truyền đạo ý.

Em nghĩ là phải có bàn tay của một lực lượng thế gian, không phải một người mà là nhiều người và cũng không phải một thế hệ mà là nhiều thế hệ đã góp công vào phát triển các quy phạm tín ngưỡng mà chúng mình thấy được ngày nay. Đấy cũng là một đặc trưng của tín ngưỡng dân gian.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em hiểu đến đâu thì chém đến đó. Nguồn của em từ sách vở và nội dung giảng giải của bà cô ông chú nhà em là hai người tìm hiểu với tư cách nghiên cứu - học thuật.

Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ thì không có giáo lý hay tư tưởng hay gì gì. Nó là từ dân gian và thuộc về dân gian, các ông học thuật các đời xưa chịu ảnh hưởng Nho giáo thì đa số không chấp nhận tín ngưỡng này, nếu có cũng là cá nhân thôi.
Khởi từ ban đầu, dân mình cũng như dân mọi nơi, qua các thời kỳ từ thờ hòn đá cái cây ông cọp ông rắn đến thờ quả núi dòng sông và ông mặt giời. Cả thế giới này bắt đầu như thế. Theo tiến trình nhận thức.
Trong khi một số nhà tư tưởng bắt đầu đi sâu tìm hiểu và nhận thức thế giới, hình thành nên ý niệm và phát triển tư tưởng dẫn tới luận lý triết học cao siêu để hình thành ra các tôn giáo thì trong tầng lớp bình dân khắp thế giới vẫn có chỗ cho sự tồn tại của các tín ngưỡng giản dị, vì đó là nhu cầu và cũng thể hiện trình độ nhận thức của tầng lớp bình dân.
Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ cũng hình thành, lưu truyền và phát triển như thế. Trong quá trình đó, để duy trì và thu hút tín đồ thì bắt buộc phải mở rộng các khái niệm, kết nạp các biểu tượng. Trong tín ngưỡng Tam Tứ phủ, hệ thống thần linh khởi đầu từ Mẹ Thiên Nhiên phân làm Ba ngôi: Thiên - Địa - Thủy, do nhu cầu phải cùng tồn tại với các tín ngưỡng và tôn giáo khác để được sự công nhận và bảo trợ của các Chính phủ Thế tục thì bản thân hệ thống tín ngưỡng Tam Tứ phủ cũng kết nạp đủ các thế lực oanh liệt từ các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Đó là một hiệu ứng có tính quy luật và khoa học.

Về bản chất, Mẹ Thiên Nhiên trong tín ngưỡng Tam Tứ phủ thực sự là một biểu tượng có tính nhân loại, tính thời đại và vĩnh cửu theo nhận thức của đại đa số nhân dân lao động. Đơn giản, thực tế và gần gũi.

Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ còn có tính văn hóa, hệ thống vũ nhạc nghi lễ Tam Tứ phủ hình thành và hoàn thiện từ chính hệ thống lễ nhạc cung đình, với nội dung diễn xướng ban đầu là mô phỏng lại các bối cảnh lịch sử, nghi lễ cung đình và biểu tượng lịch sử. Nhưng được trả về dân gian bởi mang tính dân gian và gần gũi với dân gian hơn.
Diễn nghĩa như cụ lại hay, tức là quay về nguyên thủy của Đạo Mẫu là Mẹ Thiên Nhiên. Mẹ Thiên Nhiên đó tồn tại ở Tam ngôi, phân thân; và hóa thân thành các nhân vật sống (như Liễu Hạnh) để giúp đời. Mỗi nhân vật có một đặc sắc riêng, nhưng quy về tinh thần chung.

Ví dụ, Mẫu Thoải khi ở Bắc là vợ vua Thủy Tề, khi vào đất Champa thì lại thành Thiên Y A Na (Po Nagar), cùng là Mẫu Thoải cả - nhưng có các hóa thân khác nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,854 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Diễn nghĩa như cụ lại hay, tức là quay về nguyên thủy của Đạo Mẫu là Mẹ Thiên Nhiên. Mẹ Thiên Nhiên đó tồn tại ở Tam ngôi, phân thân; và hóa thân thành các nhân vật sống (như Liễu Hạnh) để giúp đời. Mỗi nhân vật có một đặc sắc riêng, nhưng quy về tinh thần chung.

Ví dụ, Mẫu Thoải khi ở Bắc là vợ vua Thủy Tề, khi vào đất Champa thì lại thành Thiên Y A Na (Po Nagar), cùng là Mẫu Thoải cả - nhưng có các hóa thân khác nhau.

Vâng ạ! Bản chất hướng tới các giá trị lớn lao, nhân văn là một trong nhiều di sản mà ông cha chúng mình để lại.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Em sai, Quan Giám sát và Quan Tuần tranh là Đệ Nhị và Đệ Ngũ Tôn ông.
Vì ở Hữu Lũng là đền quan Giám sát còn ngay bên sông Kỳ cùng là đền Ngài Tuần tranh.

Em xin lỗi cụ Demchinhhang.net và cụ xukthal do em lướt tên sai. Chính xác quan Tuần tranh thuộc Thoải phủ và trụ sở chính ngoài bên bờ Kỳ Cùng còn đúng là có ở Ninh Giang.

Và lý lịch trích ngang của Ngài Tuần tranh đây ạ:

Tên đầu đủ: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh

Tước phong:
Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.

Nhiệm vụ:
Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.

Đề thờ chính:
Đền Ngài được lập ở đền Kỳ cùng Lạng Sơn, Đền Ninh Giang Hải dương và các cửa sông vùng duyên hải.

Thân thế:
Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh.
Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh.
Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng.
Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn.
Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Thời Hùng Vương mà cũng có phủ và huyện thì hay thật!
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
295,987 Mã lực
Vâng ạ! Bản chất hướng tới các giá trị lớn lao, nhân văn là một trong nhiều di sản mà ông cha chúng mình để lại.
còm trước em định hỏi cụ xem nét đẹp em hiểu đã đúng chưa vì tuy có tìm hiểu nhưng em thực sự chưa rõ nét đẹp hay giá trị lớn lao là gì! Tất nhiên trong tín ngưỡng hay lời ca hầu đồng cũng có 1 số giáo huấn hoặc câu chuyện như: ca ngợi anh hùng dân tộc, ăn quả nhớ cây, tôn kính mẹ cha - hiếu nghĩa.... nhưng sự đồ sộ thì không thể như các tôn giáo lớn được! Liệu có phải qua quá trình phát triển của tín ngưỡng tuy có sự góp nhặt, bổ sung nhưng đa phần vụn vặt không thể có các lí luận hay hệ lí luận trụ cột vững vàng và biện chứng? Dân ta có tín ngưỡng nhưng lại không đủ trình độ để hệ thống hoá, khái quát hoá, triết học hoá lên để thành 1 đạo được?
 
Chỉnh sửa cuối:

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Em nghĩ là phải có bàn tay của một lực lượng thế gian, không phải một người mà là nhiều người và cũng không phải một thế hệ mà là nhiều thế hệ đã góp công vào phát triển các quy phạm tín ngưỡng mà chúng mình thấy được ngày nay. Đấy cũng là một đặc trưng của tín ngưỡng dân gian.
Hoặc phải có 1 nhà viết sử nào đó tổng hợp từ dân gian để đưa ra quy phạm tín ngưỡng chứ nhỉ?
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Mời các cụ dừng tay phím, xem nghe Cô đôi thượng ngàn và mơ về sơn nữ :)

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
còm trước em định hỏi cụ xem nét đẹp em hiểu đã đúng chưa vì tuy có tìm hiểu nhưng em thực sự chưa rõ nét đẹp hay giá trị lớn lao là gì! Tất nhiên trong tín ngưỡng hay lời ca hầu đồng cũng có 1 số giáo huấn hoặc câu chuyện như: ca ngợi anh hùng dân tộc, ăn quả nhớ cây, tôn kính mẹ cha - hiếu nghĩa.... nhưng sự đồ sộ thì không thể như các tôn giáo lớn được! Liệu có phải qua quá trình phát triển của tín ngưỡng tuy có sự góp nhặt, bổ sung nhưng đa phần vụn vặt không thể có các lí luận hay hệ lí luận trụ cột vững vàng và biện chứng? Dân ta có tín ngưỡng nhưng lại không đủ trình độ đêt lí luận hoá, khái quát hoá, triết học hoá lên để thành 1 đạo được?
Có thể nào logics của Đạo Mẫu là phi lý luận, tự nhiên mơn mởn. Đẹp trong sự tự nhiên, phi lý luận đó? Lấy vô chiêu mà thắng hữu chiêu :)
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Có thể nào logics của Đạo Mẫu là phi lý luận, tự nhiên mơn mởn. Đẹp trong sự tự nhiên, phi lý luận đó? Lấy vô chiêu mà thắng hữu chiêu :)
Ôi... cuộc đời thật đẹp... em kính cụ:))

Bằng tất cả sự tôn trọng, cụ nói về cả một tín ngưỡng hay cứ nhu cách cụ muốn là hệ thống hóa đi mà cụ coi như... cứ cảm tính đê!

Lạy Thánh mớ bái!:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top