Bài viết này khá toàn diện
Tô Văn Trường là một tác giả khá uy tín
(TBKTSG Online) - Vấn đề môi trường của thủy điện đã được chú ý từ mấy năm trước khi có phong trào làm thủy điện nhỏ và vừa ở các địa phương. Các tỉnh đã làm thủy điện mà không chú ý đến việc bảo vệ môi trường, như phá rừng mà không trồng lại như đã cam kết và tệ hơn họ còn nhân cơ hội để phá...
www.thesaigontimes.vn
Sông Rào Trăng dài chưa đến 30 ki lô mét nhưng phải cõng trên mình bốn bậc thủy điện với tổng công suất lắp máy 89MW. Điều này cho thấy những bất cập trong quy hoạch thủy điện thượng nguồn của Thừa Thiên Huế.
Với thủy điện nhỏ, từ lâu rồi đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng cảnh báo nhiều vấn đề từ quan điểm, chính sách, luật lệ đến việc thực hiện. Theo các chuyên gia, nếu thủy điện Rào Trăng 3 làm theo bài bản về nghiên cứu quản lý môi trường dự án thì hẳn tai nạn thương tâm đã có thể tránh được.
...
Đúng như người đời đã cảnh báo: “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Không chỉ Thừa Thiên Huế, đặc biệt tại các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, thủy điện đã và tiếp tục để lại hậu quả nặng nề, bắt đầu từ nhận thức, quan điểm và chính sách về thủy điện.
Lạm dụng thủy điện nhỏ là phá vỡ cân bằng địa chất, sinh thái và cả đời sống văn hóa muôn đời của các dân tộc ít người. Quy hoạch thủy điện đã băm nát các lưu vực sông, phá hủy nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn; hình thành những dòng sông chết, nhiều phong cảnh lưu vực sông và thác nước bị phá hủy.
Những ngày qua, người dân miền Trung đã phải gồng mình chống chọi với những trận lũ lụt lịch sử liên tiếp. Nguyên nhân chính được lý giải là bởi thiên tai và thời tiết ngày càng cực đoan nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thực trạng trên có phần
baotintuc.vn