[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Singapore sắm tên lửa mạnh gần bằng nửa S-300 VN

(Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Singapore đã quyết định mua hệ thống phòng không Aster 30 có tầm bắn gần một nửa S-300PMU-1 của Việt Nam.



Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Singapore, nước này sẽ mua hệ thống phòng không của châu Âu để thay thế cho các khẩu đội tên lửa HAWK do Mỹ chế tạo đã lỗi thời.
Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen cho biết, hệ thống tên lửa đất đối không ASTER 30 do Tập đoàn MBDA (Cộng hòa Pháp) phát triển cho phép bảo vệ nước này chống lại nhiều mối đe dọa trên không gồm cả tiêm kích phản lực, trực thăng, UAV và vũ khí chính xác cao.
“ASTER 30 mạnh hơn gấp nhiều lần hệ thống phòng không I-HAWK của chúng ta”, ông Ng Eng Hen nói với Quốc hội. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ giá trị của bản hợp đồng này.
“Hệ thống ASTER 30 được sử dụng ở Pháp, Italy sẽ cung cấp sự bảo vệ thành phố với khả năng chống tên lửa và máy bay lên tới 70km”, Bộ Quốc phòng Singapore cho biết.
Thử nghiệm đạn tên lửa Aster-30.


Hiện nay, trong biên chế Quân đội Singapore chỉ có hệ thống phòng không I-HAWK do Mỹ chế tạo, đạt tầm bắn tối đa khoảng 40km. Ngoài ra, còn có hệ thống phòng không tầm ngắn Spyder với cự ly 15km.
Bộ trưởng Ng Eng Hen cũng tiết lộ thêm rằng, Singapore đang tìm cách nâng cấp phi đội máy bay tiêm kích F-16 với việc hiện đại hóa hệ thống điện tử và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Singapore vẫn tiếp tục đánh giá tiêm kích tàng hình F-35 JSF như là sự thay thế cho máy bay tiêm kích cũ của nước này.
Tuy chỉ là đất nước có diện tích nhỏ bé ở Đông Nam Á, nhưng Singapore lại là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất khu vực. Theo công bố chính thức, ngân sách quốc phòng năm 2013 của Singapore khoảng 9,79 tỷ USD, tăng hơn so với năm 2012.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hết “nhái” Nga, Trung Quốc lại “nhái” tên lửa Na Uy

(Kienthuc.net.vn) - Thay vì sao chép hệ thống tên lửa Nga, lần này Trung Quốc chuyển sang “tham khảo” tên lửa NASAMS của Na Uy để phát triển tên lửa phòng không SD-10A.



Theo tạp chí Ordnance Knowledge, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống phòng không mặt đất SD-10A sử dụng biến thể nâng cấp đạn tên lửa không đối không PL-12.
Chuyên gia cơ quan nghiên cứu chiến lược và phân tích kỹ thuật Nga Vasily Kashin cho biết, PL-12 là đạn tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động rất hiện đại của Trung Quốc. Việc chế tạo loại tên lửa này có sự tham gia của chuyên gia Nga và linh kiện lắp quả PL-12 đầu tiên hầu hết dùng của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SD-10A.

Đài tiếng nói nước Nga giải thích thêm về hệ thống dẫn radar chủ động của PL-12 có nghĩa là, trên tên lửa lắp radar tự phát hiện, theo dõi khóa mục tiêu khi cách mục tiêu ở cự ly nhất định mà không cần radar trên máy bay phóng giúp chỉ thị mục tiêu.
Về phần hệ thống phòng không trên mặt đất SD-10A, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với hệ thống phòng không tầm trung HQ-16 đang được sử dụng, SD-10A vượt trội hơn. Nó sẽ sớm được triển khai trong tương lai cho lực lượng Lục quân Trung Quốc.
Theo thông tin được tiết lộ trên trang mạng Trung Quốc, hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung SD-10A Sky Dragon gồm: các xe phóng tự hành (4 đạn/xe), xe chỉ huy và xe radar điều khiển hỏa lực (tầm trinh sát 130km).
Hệ thống có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-50km, độ cao từ 30m tới 20km, tỷ lệ trúng đích đạt 0,80 với mục tiêu máy bay tiêm kích.
Hệ thống được cho là có khả năng bắn hạ 12 mục tiêu cùng lúc, thời gian thu hồi chỉ mất 6 phút, triển khai mất 15 phút.
Bắn thử nghiệm tên lửa PL-12 trên mặt đất.

Việc trang bị tên lửa không đối không cho hệ thống phòng không trên mặt đất không phải là lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc. Mà thực tế trước đó, từ cuối những năm 1990, Công ty Kongsberg Na Uy đã phát triển thành công hệ thống tên lửa phòng không tầm trung NASAMS dùng đạn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động AIM-120 AMRAAM của Mỹ.
Tuy là đạn tên lửa AIM-120 AMRAAM có thể đạt tầm bắn tới hơn 100km nếu phóng trên máy bay, nhưng biến thể dành cho hệ thông NASAMS chỉ có tầm 25km. Biên chế hệ thống NASAM cũng "gọn nhẹ" với xe đài radar điều khiển và xe chỉ huy cùng bệ phóng tự hành.
Vì vậy, có thể nói rằng, một lần nữa, SD-10A không phải là sản phẩm do trí óc người Trung Quốc sáng tạo từ A-Z mà thực tế vẫn là sản phẩm có tham khảo từ hệ thống nước ngoài.
“SD-10A so với hệ thống phòng không tầm trung NASAMS của Na Uy có sự giống nhau. NASAMS bắt đầu đưa vào sử dụng từ những năm 1990 và sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 của Mỹ”, báo chí Nga viết.
Bệ phóng tên lửa NASAMS phóng tên lửa đối không AIM-120.

Tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa không đối không trang bị cho hệ thống phòng không mặt đất không hẳn là giải pháp tốt.
Theo phân tích của báo chí Nga, tên lửa không đối không trong nghiên cứu do nhấn mạnh vào việc giảm tải trọng để trang bị trên máy bay, đã tự tạo ra nhiều thiếu sót. Sức mạnh của phần đầu đạn của tên lửa tương đối nhỏ, ngoài ra tuổi thọ của nó thường ngắn hơn so với tên lửa đất đối không, giá thành của tên lửa có hệ thống radar dẫn đường hiện đại thường cao hơn nhiều so với giá thành của tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động. Xét từ góc độ kinh tế, Mỹ đã dừng thực hiện kế hoạch chế tạo hệ thống phòng không sử dụng tên lửa AIM-120.
Vì thế, hệ thống phòng không tầm trung SD-10A của Trung Quốc không phải dùng để thay thế tên lửa HQ-16A đang sử dụng trong quân đội mà có lẽ chủ yếu dùng để xuất khẩu.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thằng tầu nó bị điên. Đầu tư dàn trải thế này rồi chả cái mẹ gì ra hồn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đối thủ "nặng ký" của S-300 ở Đông Nam Á

(Soha.vn) - Singapore đã lên kế hoạch mua hệ thống phòng không SAMP/T của châu Âu. Hệ thống này được đánh giá là một đối thủ đáng gờm so với S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Trên thực tế, liệu tính năng của SAMP/T có thật sự vượt trội S-300?
Một số chuyên gia quân sự cho rằng từ khi được biên chế trong lực lượng phòng không Việt Nam, S-300 trở thành loại tên lửa phòng không thống trị bầu trời Đông Nam Á (ĐNA). Không một hệ thống phòng không nào tại ĐNA có thể so sánh được với S-300 gần như ở mọi chỉ số. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi với sự xuất hiện của hệ thống phòng không tầm xa SAMP/T do tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển.
Ngày 16/09/2013 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hin cho biết, nước này đang có kế hoạch “tậu” hệ thống phòng không tầm xa SAMP/T của châu Âu nhằm tăng cường khả năng phòng không cho đảo quốc sư tử. Vậy SAMP/T có những tính năng ưu việt nào? Nếu so với S-300, khả năng tác chiến của hệ thống này đến đâu?

Radar điều khiển hỏa lực 30N6E của S-300 ở trên vượt trội so với radar ARABEL của SAMP/T ở dưới về phạm vi tìm kiếm mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa.
SAMP/T là một hệ thống phòng không tầm trung đến xa, được phát triển bởi Eurosam - một bộ phận của tập đoàn MBDA châu Âu. Quá trình phát triển SAMP/T chủ yếu do Pháp và Italia đảm nhận với sự hỗ trợ một phần của Anh.
Quá trình phát triển hệ thống này được tiến hành vào những năm 1990, cùng thời điểm với sự phát triển của đạn tên lửa Aster-30 sử dụng cho các hệ thống phòng không trên chiến hạm của châu Âu. Đây là biến thể trang bị cho lực lượng phòng không mặt đất.
SAMP/T hoàn thành quá trình phát triển vào năm 1997, quá trình thử nghiệm bắt đầu được tiến hành vào năm 1999. Thử nghiệm đầy đủ các thành phần của hệ thống được tiến hành vào năm 2005. Hệ thống phòng không này được chấp nhận sử dụng trong quân đội Pháp và Italia vào năm 2008.
Mỗi khẩu đội SAMP/T bao gồm radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực ARABEL, cùng với 6 xe phóng với 8 đạn tên lửa/xe. Tất cả các thành phần của hệ thống đều được đặt trên khung gầm xe tải Renault 8x4 Kerax mang lại khả năng cơ động rất cao.
SAMP/T mạnh nhưng không bằng S-300
Trung tâm của hệ thống SAMP/T là radar ARABEl - loại radar mạng pha 3 tọa độ, cung cấp 3 tham số về mục tiêu. Đây là một loại radar “3 trong1” có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, điều khiển hỏa lực cho tên lửa tấn công mục tiêu.

SAMP/T là hệ thống phòng không mạnh nhất của châu Âu. Tuy vậy nó vẫn chưa thể so sánh với S-300 của Nga ở một số khía cạnh kỹ chiến thuật.
Radar này hoạt động ở băng tần X, nó có thể hoạt động trong 8 dải tần số khác nhau với tần số tối đa là 13GHz. An-ten của radar có khả năng quét 360 độ với góc phương vị từ -5-90 độ. Radar này có khả năng kiểm soát 100 mục tiêu cùng lúc, nó có thể cung cấp kênh dẫn hướng cho 16 tên lửa cùng lúc với phạm vi dẫn hướng cho tên lửa tối đa 100km.
Trong khi đó, hệ thống phòng không tầm xa S-300 sử dụng 2 loại radar riêng biệt cho việc tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Hệ thống S-300 sử dụng radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E cho nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu.
Radar này sẽ phát hiện,nhận dạng và phân loại mục tiêu sau đó chuyển thông tin về những mục tiêu nguy hiểm nhất cho radar điều khiển hỏa lực 30N6E. Radar 96L6E có khả năng phát hiện cùng lúc 100 mục tiêu với phạm vi phát hiện mục tiêu tới 300km.
Radar điều khiển hỏa lực 30N6E có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 300km, số mục tiêu phát hiện cùng lúc không dưới 100 mục tiêu. Hệ thống có khả năng tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng lúc. Nếu hệ thống S-300 hoạt động ở biên chế cấp lữ đoàn tên lửa, hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 có thể cung cấp kênh dẫn hướng cho 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu cùng lúc.
SAMP/T phải dựa vào một radar duy nhất cho các nhiệm vụ phát hiện, bám bắt và dẫn bắn cho tên lửa, nếu radar gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tác chiến của hệ thống. Trong khi đó, hệ thống S-300 dựa vào ít nhất là 2 loại radar cho việc phát hiện, bám bắt và dẫn hướng cho tên lửa.
Các radar sẽ hỗ trợ lẫn nhau, giúp hệ thống tác chiến hiệu quả hơn. Sự có mặt của bộ khí tài chỉ huy đồng bộ đảm bảo cho hệ thống hoạt động trong một môi trường chiến thuật thống nhất. Radar của S-300 tỏ ra vượt trội so với radar của SAMP/T.

SAMP/T vẫn chưa thể soán ngôi S-300 để trở thành hệ thống phòng không mạnh nhất ĐNA.
Hệ thống SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30, đây là một tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn. Động cơ khởi động nhiên liệu rắn có chiều dài 2,3 mét, trọng lượng 340kg, động cơ này có thời gian cháy chỉ khoảng 3,5 giây. Sau khi cháy hết, phần động cơ này sẽ được tác bỏ và động cơ chính sẽ được kích hoạt.
Động cơ giai đoạn 2 này có trọng lượng 110kg, chiều dài 2,6 mét. Thân tên lửa có 4 vây ổn định hình chữ nhật và 4 vây lái ở đuôi. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu và radar chủ động giai đoạn cuối.
Tên lửa có tầm bắn từ 5-120km, tầm cao tối đa 30km, các thử nghiệm tại châu Âu đã chứng minh được khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật của SAMP/T là rất cao. Tháng 03/2013 hệ thống SAMP/T đã đánh chặn thành công một tên lửa mô phỏng tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud tại trường thử DGA Biscarrosse, Mantova, Italia.
Còn hệ thống S-300 sử dụng khá nhiều loại đạn tên lửa khác nhau với tầm bắn khác nhau. Đạn tên lửa 5V55K/KD tầm bắn 47km, đạn tên lửa 5V55R/RM tầm bắn 90km, đạn tên lửa 5V55U tầm bắn 150km. Các loại tên lửa này được dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động giai đoạn cuối.
Các biến thể nâng cấp S-300PMU1/2 sử dụng đạn tên lửa 48N6E tầm bắn 150km, tên lửa được dẫn hướng theo kiểu bám theo đạn (TVM) với độ chính xác rất cao. Đặc biệt đạn tên lửa 48N6E2 có tầm bắn tới 192km.
Như vậy về phạm vi tác chiến, S-300 tỏ ra vượt trội so với SAMP/T, các thử nghiệm tại Nga cũng chứng minh khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật của S-300 rất cao, thậm chí còn vượt trội so với Patriot của Mỹ. SAMP/T vẫn chưa thể soán ngôi S-300 để trở thành hệ thống phòng không mạnh nhất ĐNA.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
S-300VM, or Antey-2500, can intercept ballistic missiles with a range of up to 2500km.
S-400 can reportedly intercept ballistic missiles with a range of 3500km.
MEADS can reportedly intercept ballistic missiles with a range of 1000km.
SAMP/T can reportedly intercept ballistic missiles with a range of 1300km.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
S-300VM, or Antey-2500, can intercept ballistic missiles with a range of up to 2500km.
S-400 can reportedly intercept ballistic missiles with a range of 3500km.
MEADS can reportedly intercept ballistic missiles with a range of 1000km.
SAMP/T can reportedly intercept ballistic missiles with a range of 1300km.
Vấn đề là Phương Tây nó ít kinh nghiệm thực chiến phòng không hơn Nga, từ hồi còn mồ ma Liên Xô, người Nga đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú về xây dựng và phát triển hệ thống phòng không rồi.:-?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thì chúng nó toàn đi đánh người nên vũ khí tấn công nổi trội còn liên xô nghiêng về phòng thủ hơn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lớp lá chắn cuối cùng giúp tàu sân bay Mỹ đánh chặn kẻ thù

Các tàu hộ tống luôn vây chặt hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ, song những sân bay nổi này vẫn mang theo những hệ thống phòng thủ đầy uy lực để đối phó các mối họa.

Từ sau Chiến tranh Lạnh, vũ khí hạt nhân đã không còn hiện diện trên các tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, các tàu lớp Nimitz vẫn sở hữu hệ thống phòng thủ cơ bản, nhằm phòng ngừa nguy cơ một đòn tấn công có thể lọt qua vành đai bảo vệ của đội tàu hộ tống hùng hậu.
Tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow
RIM-7 Sea Sparrow là tên lửa phòng không chuyên dụng tầm trung trên các chiến hạm Mỹ. Chúng tỏ ra hiệu quả đặc biệt trong việc đánh chặn các tên lửa chống hạm nhờ khả năng bay rất sát mặt biển biển. Sau 50 năm phát triển và cải tiến, RIM-7 Sea Sparrow là một phần quan trọng trong hệ thống phòng không nhiều tầng của hải quân Mỹ. Nó gần như là lớp lá chắn cuối cùng giúp các chiến hạm, trong đó có tàu sân bay lớp Nimitz, tránh hỏa lực từ đối phương.

RIM-7 Sea Sparrow phóng từ tàu sân bay lớp Nimitz USS Harry S. Truman (CVN 75).
Nửa thế kỷ trước, các loại máy bay phản lực có thể tiếp cận tàu chiến dễ dàng bằng cách bay thấp rồi tấn công và rút lui. Chính vì lẽ đó, RIM-7 Sea Sparrow ra đời để bảo vệ các tàu chiến khỏi mối nguy này.
Là sản phẩm của Raytheon và General Dynamics, RIM-7 Sea Sparrow chính thức được đưa vào biên chế hải quân Mỹ năm 1976. Sở hữu trọng lượng 231 kg, chiều dài 3,64 m, đường kính 20,3 cm, tên lửa RIM-7 Sea Sparrow có thể mang đầu đạn 40,5 kg, đủ sức phá hủy máy bay hoặc tên lửa chống hạm của đối phương.

RIM-7 Sea Sparrow phóng từ tàu sân bay lớp Nimitz USS John C. Stennis (CVN 74).
Đặc biệt, sức nổ của tên lửa có thể tiêu diệt vũ khí đối phương trong bán kính 8,2 m, khiến nó trở nên nguy hiểm hơn. Với động cơ phản lực đẩy Hercules MK-58 sử dụng nhiên liệu rắn, RIM-7 Sea Sparrow có thể bay với vận tốc lên tới 4.256 km/h. Phạm vi hoạt động của tên lửa đạt 10 hải lý, tương đương 19 km. Sở hữu hệ thống dẫn đường bán chủ động, nó sẽ tính toán chính xác vị trí tiếp cận để hạ gục mục tiêu. Các tàu sân bay lớp Nimitz được trang bị 4 bệ phóng tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow.
Hệ thống Phalanx CIWS
Phalanx CIWS là hệ thống vũ khí, bao gồm pháo nhiều nòng Gatling M61A1 Vulcan cùng radar điều khiển hỏa lực nằm trên một bệ xoay. Trong điều kiện chiến đấu, radar của hệ thống Phalanx CIWS sẽ rà soát bầu trời, xác định các mục tiêu và lọc ra mục tiêu nguy hiểm nhất. Sau khi xác định được mục tiêu, radar điều khiển hỏa lực sẽ tính toán chính xác vị trí của địch để pháo 6 nòng Gatling M61A1 Vulcan, với khả năng bắn đạn đường kính 20 mm và tốc độ 4.500 viên/phút, khai hỏa.

Hệ thống Phalanx CIWS nhà đạn trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71).
Ngoài ra, radar của hệ thống Phalanx CIWS còn sở hữu công nghệ chỉ điểm khép kín - với khả năng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, đánh giá, khóa mục tiêu và đánh giá hiệu quả hoàn toàn tự động - khiến chúng trở nên linh hoạt trong tác chiến. Bên cạnh đó, pháo Gatling M61A1 Vulcan còn có khả năng bắn nhiều loại đạn - bao gồm đạn thông thường, đạn xuyên giáp hay đạn bọc vonfram hoặc uranium nghèo - để tăng uy lực. Khi lọt vào tầm bắn của Phalanx CIWS, mọi mục tiêu - từ máy bay, tên lửa, bom hay đạn pháo - đều không thể thoát.
Được đưa vào biên chế hải quân từ đầu những năm 1980, hệ thống Phalanx CIWS hiện diện trên tất cả các chiến hạm và tàu sân bay của Mỹ, bao gồm các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Hoạt động hoàn toàn tự động dưới sự giám sát của con người, Phalanx CIWS có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3,6 km.
Trong một số điều kiện tác chiến, hệ thống Phalanx CIWS có thể bắn hạ các mục tiêu trên mặt nước, bao gồm các chiến hạm của đối phương. Tuy nhiên, tầm hoạt động cực ngắn khiến hệ thống Phalanx CIWS phát huy hiệu quả cao nhất với các mục tiêu trên không.

Hệ thống Phalanx CIWS nhà đạn trên tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75).
Khi hệ thống tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow không thể bắn hạ mục tiêu, Phalanx CIWS sẽ tiếp tục nhả đạn để cản bước tiến của kẻ địch. Các tàu sân bay lớp Nimitz mang theo 3 hoặc 4 hệ thống Phalanx CIWS nhằm đề phòng trường hợp đối phương những những sân bay nổi này.
Tên lửa dẫn đường hồng ngoại RIM-116 Rolling Airframe
Chỉ duy nhất 3 tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ bao gồm USS Ronald Reagan, USS Nimitz và USS George Washington sở hữu RIM-116 Rolling Airframe. Là tên lửa phòng không tầm ngắn, RIM-116 được trang bị cơ chế dẫn đường hồng ngoại nhằm diệt máy bay hoặc tên lửa chống hạm của đối phương.

Tên lửa RIM-116 Rolling Airframe trên tàu sân bay lớp Nimitz USS Harry S. Truman (CVN 75).
Nằm trên bệ phóng nặng 5.777 kg nhưng tên lửa của RIM-116 chỉ sở hữu trọng lượng khiêm tốn 73,5 kg vàchiều dài 2,79 m. Tuy nhiên, nó vẫn có thể mang được đầu đạn nặng 11,3 kg với tốc độ Mach 2, tương đương 2.400 km/h. Dàn phóng nặng 5.777 kg có thể mang theo 21 tên lửa RIM-116 Rolling Airframe.
Những hệ thống khác
Các tàu sân bay Mỹ sở hữu hệ thống phóng đa năng 6 nòng Mark 36 SRBOC, cho phép bắn pháo sáng và các các mảnh vụn lên không trung để phá hủy hệ thống dẫn đường hồng ngoại của tên lửa đối phương. Tàu sân bay lớp Nimitz sở hữu hệ thống đối phó AN/SLQ-25 Nixie, có khả năng phát tín hiệu giả để đánh lừa ngư lôi địch.

Hệ thống phóng đa năng 6 nòng Mark 36 SRBOC của Mỹ.
Ngoài ra các tàu sân bay còn mang theo hệ thống chiến tranh điện tử AN/SLQ-32(V) để vô hiệu hoá tín hiệu radar của kẻ định. Sự hiện diện của hàng loạt radar hiện đại cũng hỗ trợ khả năng chiến tranh điện tử của các tàu sân bay lớp Nimitz.
Tàu sân bay lớp Nimitz thứ 4 trở lên của Mỹ bao gồm USS Theodore Roosevelt (CVN-71), USS Abraham Lincoln (CVN-72), USS George Washington (CVN-73), USS John C. Stennis (CVN-74), USS Harry S. Truman (CVN-75), USS Ronald Reagan (CVN-76) và USS George H.W. Bush (CVN-77). Chúng sở hữu lớp giáp Kevlar với độ dày 6,4 cm. Với cùng độ dày, vật liệu Kevlar có khả năng chịu lực gấp 5 lần so với thép.
http://soha.vn/quan-su/lop-la-chan-cuoi-cung-giup-tau-san-bay-my-danh-chan-ke-thu-20130919205355064.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga “vùi dập” hệ thống phòng không mới của Trung Quốc

Chủ nhật 22/09/2013 06:37
ANTĐ - Vừa qua, tạp chí “Tri thức binh khí” đã có bài đánh giá về hệ thống tên lửa phòng không mới LS-2, sử dụng tên lửa DK-10 của Trung Quốc và đưa ra nhận định, nó còn xa mới so được với hệ thống tên lửa phòng không Aster -30 của châu Âu và không thể thay thế được hệ thống tên lửa phòng không HQ-16.

Tạp chí “Tri thức binh khí” cho biết LS-2 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, sử dụng tên lửa DK-10 được Trung Quốc nghiên cứu, cải tiến từ tên lửa không đối không PL-12 (phiên bản xuất khẩu là SD-10A). Theo chuyên gia Vasily Kashin của Viện nghiên cứu chiến lược và công nghệ Nga, PL-12 là loại tên lửa dẫn đường bằng radar đầu tiên mà Trung Quốc hợp tác với Nga, sử dụng các linh, phụ kiện của Nga.
Căn cứ vào phân tích của Tạp chí “Tri thức binh khí”, một loại tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar có nghĩa là loại tên lửa này có khả năng “bắn - quên”, không cần chỉ lệnh dẫn đường của trạm radar, mà radar của tên lửa sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu và tiêu diệt chúng. Đây được coi là một loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Theo số liệu của Tạp chí này đưa ra, hệ thống phòng không LS-2 trên xe phóng có 4 tên lửa có kích thước và tầm phóng khác nhau, bao gồm 2 quả DK-9C (được nghiên cứu, phát triển từ tên lửa không đối không PL-9C) và 2 quả DK-10/PL-12. Tên lửa DK-9C/PL-9C thuộc thế hệ tên lửa đời cũ, còn tên lửa DK-10/PL-12 là loại tên lửa phòng không thế hệ mới nhất của Trung Quốc.


Hiển thị trực quan tên lửa phòng không DK-9C/PL-9C và DK-10/PL-12 thuộc hệ thống phòng không LS-2



Tên lửa phòng không DK-10 được lắp đặt động cơ khởi động đường kính rất lớn. Vì vậy, xem ra LS-2 là một hệ thống phòng không hoàn toàn mới so với hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ-16 (HQ-16). HQ-16 cũng là một hệ thống tên lửa phòng không sản xuất dưới sự giúp đỡ về công nghệ và thiết bị của Nga, chế tạo theo nguyên mẫu hệ thống phòng không BUK-M1 của Nga.
Bài viết cho biết, hệ thống tên lửa phòng không LS-2 mới được đưa vào trong biên chế lục quân Trung Quốc. Tính năng của nó kém một chút so với hệ thống tên lửa phòng không S-350 đời đầu có tầm bắn 60km, tiệm cận hệ thống Aster-30 của châu Âu tầm phóng 70km nhưng tất nhiên là không thể so với hệ thống tên lửa phòng không S-350 phiên bản nâng cấp mới nhất là S-350E Vityaz.
Nhưng trang mạng “Tiếng nói nước Nga” thì đánh giá LS-2 rất kém. Bài viết trên trang mạng này cho rằng LS-2 không sánh được với S-350 và Aster-30, nó chỉ ngang với hệ thống phòng không tầm trung NASAMS của Na Uy. Hệ thống phòng không Na Uy được đưa vào sử dụng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, được phát triển trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120S của Mỹ.


Tên lửa không đối không PL-12/SD-10A được lắp đặt trên máy bay tiêm kích nhẹ JF-17 (phiên bản xuất khẩu của FC-1 Kiêu Long)



Về mặt tính năng, tên lửa PL-12/SD-10A và NASAMS chỉ ngang với tên lửa R-77 (P-77) của Nga và PL-12 của Trung Quốc. Phiên bản nâng cấp NASAMS-II chỉ có tầm bắn vẻn vẹn 25km, trong khi tên lửa không đối không AIM-120S có tầm bắn tới 100km. Trang mạng của Nga phân tích, Trung Quốc biến PL-12/SD-10A thành tên lửa phòng không DK-10 bằng cách nâng cấp tên lửa và lắp thêm 1 động cơ đẩy nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề tầm phóng của tên lửa.
Trọng lượng của PL-12/SD-10A chỉ vẹn vẹn 180kg nhưng trọng lượng của tên lửa thuộc hệ thống Aster-30 nặng tới 450kg. Về lượng nổ, khối lượng động cơ và tầm phóng của nó đều vượt trội PL-12. Điều này chứng tỏ, muốn sánh được với Aster-30, Trung Quốc phải chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không hoàn toàn mới với tên lửa mới chứ không thể tận dụng PL-12/SD-10A làm nguyên mẫu phát triển DK-10.


Hệ thống tên lửa phòng không “tầm trung” hoàn chỉnh LS-2 đã được trang bị cho quân đội Trung Quốc



Bài viết của “Tiếng nói nước Nga” phân tích, các tên lửa không đối không khi phát triển đều chú trọng đến giảm trọng lượng phóng, trọng lượng đầu đạn và động cơ, dẫn tới tầm bắn hạn chế. Đồng thời, thời hạn bảo quản của tên lửa không đối không, cũng ngắn hơn rất nhiều so với tên lửa phòng không. Chính vì vậy, Mỹ cũng đã từng dự định phát triển tên lửa phòng không dựa trên nguyên mẫu của AIM-120 nhưng sau đó đã phải hủy bỏ.
Vì những nguyên nhân trên, các phương tiện truyền thông của Nga đều cho rằng Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa phòng không LS-2 có tính năng hạn chế như vậy, chủ yếu dùng để xuất khẩu sang những nước kém phát triển. Còn những hệ thống đã được trang bị trong quân đội Trung Quốc cũng không thể dùng để thay thế hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A, được sản xuất theo công nghệ của Nga.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Photoreport of Mr. Rogozin's visit to Pantsir -making factory in Tula.














 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga sẽ cung cấp cho Ấn hệ thống phòng không Tor, Shell

(Vũ khí) - Ấn Độ đã công bố đấu thầu mua hơn 50 tổ hợp hệ thống tên lửa phòng không của Nga.

Công ty Rosoboronexport nhiều khả năng sẽ giới thiệu cho Ấn Độ hai hệ thông tên lửa phòng không của Nga là Tor- M2E và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Sell - S1.
Tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Shell-S1 Ấn Độ biết đã có các hệ thống tên lửa phòng không được cung cấp bởi Liên Xô cũ và sau đó là Liên bang Nga. Tổ hợp đầu tiên được trang bị trong quân đội Ấn Độ là Tunguska, tiền thân của Sell. Ngoài ra, còn có tổ hợp tên lửa tầm trung S -75, tầm ngắn S -125 và tổ hợp Kvadrat. Trên cơ sở đó Ấn Độ đã tạo ra hệ thống riêng của mình là hệ thống tên lửa phòng không Akash.

"Ấn Độ biết và có khả năng sử dụng các hệ thống phòng không của Liên Xô và Nga, điều đó không có gì mới mẻ trong chiến lược phát triển của họ.

Từng có một thời gian các nhà sản xuất của Israel tham gia vào liên minh với các lực lượng vũ trang Ấn Độ, cung cấp cho Ấn Độ hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến tầm gần và tầm trung cho các chiến hạm trên biển và các lực lượng trên bộ.

Mặt khác, thực tế là hiện tại Nga hiện đang cung cấp những tổ hợp phòng không hiện đại nhất cho Ấn Độ, đã được thử nghiệm trong quân đội Nga và được xuất khẩu. Tổ hợp Sell là sự kết hợp các chức năng của một pháo tự hành siêu tốc và tên lửa tầm xa " - Tổng biên tập của báo Vestnik PVO Said Aminov cho biết.

Phạm vi tác chiến của Sell là 20 km. Theo chỉ số này nó thực sự có một không hai. Cho đến nay đã có bốn hợp đồng đã được ký kết để cung cấp hệ thống phòng không này cho Trung Đông và Bắc Phi.

Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2E Tor- M2E cũng là một hệ thống phòng không hiệu quả , đang được đẩy mạnh xuất khẩu. Tor- M2E bây giờ được đề xuất vận chuyển trên container. Tại triển lãm MAKS 2013 đã trình bày nguyên mẫu Tor- M2E trên khung xe được sản xuất tại Ấn Độ. Hệ thống Tor cho phép tiêu diệt tất cả các mục tiêu bay bao gồm cả vũ khí dẫn đường chính xác.

Phát ngôn của người đại diện công ty Rosoboronexport Vyacheslav Davydenko cho biết, không chỉ Ấn Độ mà cả các quốc gia khác cũng đang chọn hệ thống tên lửa phòng không của Nga, chẳng hạn như hệ thống phòng không Tor- M2E và Shell mới nhất, trong vài năm tới các câu hỏi liên quan đến hiện đại hóa hoặc thay thế chúng sẽ là chủ đề nóng.

Chúng sẽ là đối thủ cạnh tranh thực sự đối với các hệ thống tương tự của nước ngoài vì giá cả hợp lý hơn. Ở đây những tiêu chí đó được Ấn Độ và các nước khác đặt lên hàng đầu khi chọn Nga làm đối tác cung cấp.

Các chuyên gia không loại trừ khả năng rằng nếu đơn đặt hàng vượt quá 52 đơn vị tổ hợp, có thể sẽ có hợp đồng cấp phép chuyển giao sản xuất các hệ thống vũ khí của Nga trên đất Ấn Độ. Theo kinh nghiệm cung cấp xe tăng T- 90 và chiến đấu cơ đa năng Su-30 MKI cho thấy khả năng đó là có thể xảy ra.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-se-cung-cap-cho-an-he-thong-phong-khong-tor-shell-2355459/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phòng không Nga chỉ đủ sức bảo vệ một nửa lãnh thổ

(Soha.vn) - Dù đang sở hữu loại hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất thế giới là S-400, song phòng không Nga mới chỉ bảo vệ được phân nửa lãnh thổ rộng lớn của mình.

Vũ khí Liên Xô/Nga đã gây ra rất nhiều tổn thất to lớn cho Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1965-1973) và Israel trên kênh đào Suez vào năm 1970 - 1973. Trong tháng 6 năm 1982, tại thung lũng Bekaa của Li-băng, hệ thống phòng không SA-75 của Syria đã tiêu diệt một chiếc máy bay Kfir của Israel và một chiếc Phantom cũng bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa Osa. Ngoài ra, các hệ thống tên lửa-pháo phòng không của Syria còn bắn rơi nhiều máy bay trực thăng.
Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1991, bằng các hệ thống tên lửa của Liên Xô, Iraq đã bắn hạ nhiều máy bay của Không quân Mỹ và đồng minh. Theo thống kê, Mỹ và các đồng minh trong Chiến dịch Bão táp sa mạc cũng đã bị mất khoảng 40 máy bay bởi các hệ thống phòng không trên mặt đất của Iraq.
Có thể nói phòng không đóng một vai trò vô cùng quan trọng làm nên chiến thắng trước các cuộc không kích của máy bay địch. Không giống như không quân, phòng không có thể hoạt động trong mọi điều kiện, không cần phải trở về khu vực đóng quân sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ, không tiêu thụ nhiều nhiên liệu và có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao hơn.
Phòng không Nga: Thiếu và chưa đều
Hiện Phòng không Nga có 34 trung đoàn pháo binh được biên chế các tổ hợp tên lửa hiện đại S-300PS, S-300PM và S-400. Trong số 100 tiểu đoàn thuộc 34 trung đoàn pháo binh của Phòng không Nga, có 9 tiểu đoàn S-400 và 91 tiểu đoàn S-300 (bao gồm cả 2 tiểu đoàn S-300P thuộc trung tâm đào tạo Ashuluk của binh chủng pháo cao xạ thuộc khu vực Astrakhan).
Đó là chưa kể tới 5 lữ đoàn tên lửa-pháo cao xạ được chuyển thành trung đoàn, đã được chuyển giao cho Không quân từ lực lượng phòng không mặt đất bao gồm 1 trung đoàn với 2 tiểu đoàn S-300V, 1 trung đoàn với 2 tiểu đoàn Buk và 1 trung đoàn hỗn hợp gồm 2 tiểu đoàn S-300V và 1 tiểu đoàn Buk. Như vậy, tổng cộng Nga có 39 trung đoàn với khoảng 107 tiểu đoàn pháo binh được trang bị các hệ thống tên lửa pháo cao xạ hiện đại nhất thế giới. Thoạt nhìn, con số này có vẻ như rất nhiều.

Hệ thống tên lửa S-400 của Phòng không Nga.

Tuy nhiên, việc phân bố của các trung đoàn tên lửa này trên một đất nước rộng lớn như Nga là rất không đồng đều và mới chỉ đủ bảo vệ được một nửa lãnh thổ rộng lớn Liên bang Nga. Tất nhiên, thủ đô Moscow là nơi được bảo vệ tốt nhất với khoảng mười trung đoàn S-300P (trong đó có 2 trung đoàn được biên chế 2 tiểu đoàn S-400), và 5 trung đoàn thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Nga với tên lửa A-135.
St Petersburg có 4 trung đoàn S-300P và 1 trung đoàn hỗn hợp S-300V/Buk. Trong khu vực Murmansk, Severomorsk và Polyarnogo được triển khai 3 trung đoàn của S-300P, gần Vladivostok và Nakhodka là 2 trung đoàn S-300P. Riêng Nakhodka nhận được thêm 2 tiểu đoàn S-400. Trong khu vực Kaliningrad, nơi đặt trụ sở chính của Hạm đội Baltic, có 1 trung đoàn S-300V và 1 trung đoàn S-300P/S-400. Khu vực Petropavlovsk-Kamchatsky được bảo vệ bởi 1 trung đoàn S-300P và Novorossiysk là 2 tiểu đoàn S-400.
Trong khi đó, khu vực Khabarovsk được bố trí 1 trung đoàn S-300P và 1 trung đoàn S-300V gần khu vực tỉnh tự trị Do Thái. Ngoài ra, 1 trung đoàn tên lửa S-300P được bố trí ở khu vực Komsomolsk trên sông Amur.
Việc bố trí các hệ thống tên lửa với số lượng như vậy tại các khu vực nói trên được coi là tạm chấp nhận được để bảo vệ nước Nga trước các cuộc tấn công từ trên không. Tuy nhiên, ở các khu vực khác, số lượng các trung đoàn tên lửa khá hạn chế.

Hệ thống tên lửa S-300V.

Tại các khu vực khác như Voronezh gần thủ đô Moscow chỉ được bố trí 1 trung đoàn S-300P, khu vực Tây Bắc – 1 trung đoàn S-300P thuộc tỉnh Novgorod, khu vực Kavkaz – 1 trung đoàn S-300P gần Rostov-on-Don và 1 trung đoàn Buk ở New Jersey, khu vực Volga - 2 trung đoàn S-300P (gần Samara và Engels Saratov), khu vực Ural – 1 trung đoàn S-300P gần Yekaterinburg và trên khu vực Siberia rộng lớn – chỉ có 3 trung đoàn S-300P (ở Novosibirsk, Irkutsk và Achinsk Krasnoyarsk) và 1 trung đoàn Buk ở Buryatia.
Khu vực này thậm chí còn rộng lớn hớn cả khu vực Viễn Đông (như đã thống kê ở trên với việc được bố trí 1 trung đoàn S-300P/S-400, 4 trung đoàn S-300P, 1 trung đoàn S-300B tại Vladivostok - Nakhodka, Khabarovsk - Birobidzhan, Komsomolsk-on-Amur và Petropavlovsk-Kamchatsky). Máy bay của đối phương có thể dễ dàng hiện diện với số lượng lớn tại các "lỗ hổng" lên đến hàng dặm giữa các đơn vị phòng không ở phía đông. Tuy nhiên, không chỉ ở Siberia và Viễn Đông, mà còn nhiều khu vực rông lớn nơi có cơ sở công nghiệp và khu vực đóng quân của lực lượng hạt nhân chiến lược cũng không đươc bảo vệ bởi lưới lửa phòng không.
Khó khăn trong khâu sản xuất
Trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước, Nga có kế hoạch tăng cường thêm 2 trung đoàn S-400 và 10 tiểu đoàn tên lửa mới nhất S-500 (không chỉ thực hiện nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa chiến thuật mà còn thực hiện phòng thủ tên lửa chiến lược) đến năm 2020. Tuy nhiên, hiện tại nhiều người hoài nghi rằng kế hoạch này sẽ không được thực hiện mặc dù số lượng các hệ thống phòng không nói trên không nhiều.

S-400 không đủ để cung cấp cho quân đội và nước ngoài.

Trên thực tế, Nga đang thiếu năng lực sản xuất loại tên lửa hiện đại nhất thế giới S-400 và chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của quân đội cũng như phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, việc quản lý chưa thực sự hiệu qua khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất rơi vào tình trạng phá sản. Vì vậy, Nga đã triển khai xây dựng khẩn cấp 2 nhà máy sản xuất S-400 tại Kirov và Nizhny Novgorod, tất nhiên, việc làm này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Và một vấn đề nữa được đặt ra là khi các nhà máy được hoàn thành thì liệu có đủ công nhân và kỹ sư để các nhà máy trên đi vào hoạt động hay không?
Tình hình càng trở nên phức tạp khi mà chi phí cho kỹ thuật phòng không vô cùng tốn kém. Chi phí cho một trung đoàn tên lửa phòng không hiện đại (ngay cả khi trung đoàn này chỉ có hai tiểu đoàn) có thể so sánh sánh với chi phí của một chiến hạm.
Các đơn vị phòng không chưa được bảo vệ
Hiện nay phòng không Nga đang gặp phải một vấn đề mà trước đây chưa từng có trọng lực lượng phòng không Liên Xô: các đơn vị phòng không, ngay cả khi được bố trí ở trung tâm của đất nước cũng cần phải được bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công của khủng bố và những kẻ phá hoại.
Vấn đề này chưa được giải quyết một cách thỏa đáng và các trung đoàn phòng không này cần phải được bảo vệ bởi hệ thống phòng không tầm ngắn. Hiện nay các trung đoàn S-400 đã nhận được 2 tiểu đoàn tên lửa-pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S, tuy nhiên, các trung đoàn S-300P và V thì chưa.

Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S khai hỏa.

Như chúng ta đã biết, nhược điểm chính của S-300 và S-400 là tốc độ nạp đạn khá hạn chế. Ngay cả khi các hệ thống này có độ chính xác cực cao thì cũng không đủ tên lửa để có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu. Do đó, theo chuyên gia quân sự của Nga, nếu như Mỹ và Trung Quốc muốn tấn công nước Nga thì cách đơn giản nhất là không kích bằng một số lượng lớn các máy bay và tên lửa để phòng không Nga không kịp trở tay.
Chính vì vậy mà yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc bấy giờ là Nga cần phải tăng cường nhiều hơn nữa các đơn vị phòng không và phân bố một cách đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn để có thể bảo vệ đất nước trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Phòng không thì Nga nhất, chống lại tên lửa phòng không thì Mỹ nhất.
Hồi 1964-1972, xem F4 tránh tên lửa SAM2 thì như phim fiction. Gặp SAM lần đầu tiên, hầu như máy bay bị tèo. Có lẽ chỉ có pilot Mỹ là có đủ can đảm và kinh nghiệm tránh tên lửa SAM. Các pilot ace VN không chiến tránh tên lửa A-A thì tốt nhưng bị SAM thì tèo ngay, đã có vài Mig21 bị tàu chiến Mỹ bắn rơi, sau này có chiếc còn bị Tàu bắn rơi. Năm 1965, tỷ lệ kill SAM-F là 1-1, thậm chí có phát 1-2. Nhưng sau đó, pilot Mỹ có nhiều kinh nghiệm, đến 67-72 thì khoai lòi.
Từ kinh nghiệm thực chiến thì tên lửa Nga chắc chắn ngon hơn. Tên lửa SAM của Mỹ và PT không tinh xảo bằng Nga, nhưng có mấy pilot có đủ kinh nghiệm và can đảm tránh nó. Ngược lại, kỹ năng chiến đấu của pilot Mỹ chắc chắn là vô đối, nên SAM của Nga bắn F Mỹ khoai lòi, còn Mig, Su gặp SAM còi của Mỹ thì cũng vẫn dễ toi. Do vậy, con người quyết định thành bại cũng rất quan trọng. Đó là chưa tính đến Nhiễu và chống Nhiễu.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tình tiết ít biết quanh thương vụ S-300 Nga, Iran

(Kienthuc.net.vn) - Nga đề xuất cung cấp biến thể S-300VM cho Iran trong khi sắc lệnh cấm bán được ký kết trước đó đề cập tới cấm cung cấp tất cả biến thể S-300.



Theo tờ Lenta, chính phủ Nga không ngừng những nỗ lực thuyết phục Iran rút đơn kiện ra tòa án quốc tế đòi 4 tỷ USD do đổ vỡ việc bán tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp người đồng nghiệp Iran Hasan Ruhani của mình và đã đưa ra cho ông này “đề xuất không phải là nhắc lại, mà hoàn toàn mới tinh”. Bản chất của đề xuất này hiện chưa được biết, nhưng có điều rõ ràng: “Iran trở thành lá bài mới trong cuộc tranh cãi của Nga với Mỹ liên quan đến chiến dịch quân sự ở Syria”.
Những chuyện rắc rối nảy sinh quanh tên lửa S-300PMU1 bắt đầu từ khi Nga, Iran đã ký hợp đồng mua bán 5 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 năm 2005. Tổng giá trị cuộc làm ăn này gần 800 triệu USD, trong đó Iran đã chuyển 167 triệu USD tạm ứng trước.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 - "tâm điểm" căng thẳng Nga, Iran.

Mãi đến năm 2007 chính quyền Nga mới công bố chính thức về thoả thuận này, song vì nhiều lý do khác nhau đã không vội thực hiện hợp đồng, lấy lý do có vấn đề kỹ thuật. Iran đã nhiều năm chờ đợi việc cung cấp các tổ hợp này, dù trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng 300-400 triệu USD.
Tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran “mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên hợp quốc”. Như vậy, chỉ cấm bán cho Iran các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự tấn công.
Cụ thể đối với các hệ thống tên lửa mà nghị quyết đề cập đến, Đăng kiểm Liên Hợp quốc quy định “tên lửa có và không điều khiển, tên lửa đạn đạo hoặc có cánh có khả năng mang đầu đạn hoặc vũ khí khác đến cự ly không dưới 25km, cũng như các phương tiện được chế tạo hoặc cải tiến chuyên để phóng những tên lửa như vậy gồm cả các vật thể bay điều khiển từ xa, nhưng không phải tên lửa đất đối không”, cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.
Về mặt hình thức, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc không áp đặt lệnh cấm cung cấp các hệ thống phòng không (mà tính chất phòng thủ của chúng được xác định ngay trong tên gọi). Tuy nhiên đa số các nước phương Tây, mà trước hết là Mỹ đã lên tiếng phản đối Nga thực hiện hợp đồng bán S-300PMU1 cho Iran.
Tháng 9/2010, ông Dmitry Medvedev, khi đó là Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh “Về các biện pháp để thực hiện nghị quyết 1929 ngày 9/6/2010 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc”. Trong sắc lệnh này ông đã trích dẫn nguyên văn phần chỉ dụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, bổ sung thêm vào đó các hệ thống S-300.
“Cấm trung chuyển qua lãnh thổ Liên bang Nga (kể cả theo đường hàng không), đưa ra khỏi lãnh thổ Liên bang Nga sang Iran, cũng như chuyển giao cho Iran ngoài biên giới Liên bang Nga bằng cách sử dụng tàu biển hoặc máy bay mang quốc kỳ Liên bang Nga mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên hợp quốc, các hệ thống tên lửa phòng không S-300, hoặc là các phương tiện vật chất liên quan đến toàn bộ những gì trên đây, bao gồm cả phụ tùng dự trữ, hoặc là các vật dụng được Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc hoặc Uỷ ban của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chỉ ra”, trích dẫn sắc lệnh.
Nga khẳng định là S-300 nằm trong phạm vi quy định của nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhưng lại không giải thích, vì sao các biện pháp trừng phạt quốc tế lại không thể áp dụng đối với Tor-M1E - hệ thống phòng không.

Sau quyết định như vậy của Tổng thống Medvedev, người lúc đó đang nói về khởi động lại quan hệ chính trị với Mỹ, chính phủ Iran tháng 4/2011 đã đưa đơn kiện Tập đoàn Rosoboronexport ra toà án quốc tế ở Geneva. Mức đòi bồi thường là 4 tỷ USD, gấp 10 lần mức phạt được quy định trong hợp đồng do không cung cấp S-300PMU1. Tehran đã cố ý đưa ra số tiền này cốt sao Moscow dễ chấp nhận đàm phán về bán các tổ hợp phòng không.
Mong muốn thoả thuận với Iran rút đơn kiện, Nga đã đề nghị một cách không nhất quán bán bổ sung các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1E. Vấn đề là, lúc đó chính quyền Nga khẳng định là S-300 nằm trong phạm vi quy định của nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhưng lại không giải thích, vì sao các biện pháp trừng phạt quốc tế lại không thể áp dụng đối với Tor-M1E. Nếu gắng gượng có thể quy S-300PMU1 là vũ khí tấn công, bởi vì với những toạ độ mục tiêu chính xác nhất định, các tổ hợp này có thể đánh vào các đối tượng trên mặt đất. Nhưng về mặt giá trị của tên lửa và tính hiệu quả thì việc sử dụng S-300 như vậy thật sự gây nhiều nghi ngờ.
Iran đã không đồng ý với những đề xuất mới của Nga. Giữa tháng 9/2013 báo Kommersant đã viết dựa vào nguồn tin thân cận với điện Kremli, rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định đưa ra đề xuất với Tehran bán 5 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-300VM Antey 2500. Các tổ hợp này có thể được bán để đổi lấy việc rút đơn kiện khỏi toà án quốc tế. Đồng thời Đại sứ Iran ở Nga Seied Mahmud Reza Sajadi tuyên bố, nếu Moscow có thể đưa ra cho Tehran đề xuất các tổ hợp tin cậy và không đắt thì Iran có thể đồng ý với việc đó.
Lệnh cấm được áp dụng cho mọi biến thể S-300 nhưng tại sao Nga lại muốn cung cấp S-300VM cho Iran.

Nguồn tin của báo Kommersant khẳng định, là các tổ hợp Antey 2500 giống như S-300PMU1, không vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp quốc. Ngoài ra, chính những tổ hợp này cũng không nằm trong diện phải tuân thủ sắc lệnh do Medvedev ký. Điều sau, dẫu sao, cũng đáng nghi ngờ, bởi vì trong sắc lệnh thì các tổ hợp phòng không được coi là S-300, có nghĩa là lệnh cấm được áp dụng cho tất cả các biến thể của các hệ thống như vậy, cho dù đó là PMU-1, PMU-2, VM hay F.
Như vậy, thay cho S-300PMU1 hợp lý hơn là đề nghị với Iran tổ hợp mới S-400 hoặc thậm chí S-350E Vityaz (sử dụng tên lửa 9M96 của S-300PMU-2). Việc giới thiệu phương án xuất khẩu của tổ hợp này đã diễn ra tại triển lãm hàng không MAKS-2013.
Ngay sau khi báo Kommersant đăng tin, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, là Putin không giao nhiệm vụ chuẩn bị vấn đề bán cho Iran tổ hợp S-300VM. Tuy nhiên, không lâu sau biết được là ngày 13/9 vừa qua, bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức hợp tác Thượng hải, Putin đã gặp người đồng nghiệp Iran Hasan Ruhani của mình và đã đưa ra cho ông này “đề xuất không phải là nhắc lại, mà hoàn toàn mới tinh”. Bản chất của đề xuất này, cũng như câu trả lời của phía Iran, tạm thời chưa được công bố. Chỉ biết là đã có nói về vụ kiện của Iran đối với Nga.
Hiện tại, rõ được một điều, chính quyền Nga trong thời gian sắp tới sẽ phải đưa ra quyết định về bán tổ hợp phòng không cho Iran, cho dù chính các tổ hợp này đã hoàn toàn bị mất đồng bộ. Vấn đề ở chỗ, là có xác suất cao toà án ở Geneva sẽ chấp nhận phía Iran và đáp ứng đơn kiện, và Nga với tư cách kế thừa pháp lý của Liên Xô, theo công ước NewYork năm 1958, sẽ phải chấp hành phán quyết của toà án trọng tài quốc tế và thanh toán tiền phạt cho Iran.
So sánh tính năng các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao.

Thực tế sự lựa chọn của Moscow trong trường hợp này không lớn: hoặc là nộp phạt và, như phương Tây mong muốn, sẽ không bán S-300 cho Tehran nữa, hoặc là bán tổ hợp cho Iran và như vậy thách thức Mỹ, hoặc là, rút cục, từ chối thực hiện mọi cam kết không bán S-300 và không trả tiền phạt. Bất cứ quyết định nào trong số này cũng đặt Moscow vào tình trạng hết sức phức tạp.
Sự nhượng bộ Mỹ sẽ ảnh hưởng cả đến uy tín quốc tế của Nga, cả đến ngân sách vì tổng tiền phạt là rất đáng kể, còn sự nhượng bộ Tehran sẽ phá hoại thêm quan hệ với Mỹ, những quan hệ vừa mới giảm căng thẳng do bất đồng về Syria và Moscow đã cho người làm hợp đồng với tình báo Mỹ Edvard Snouden nơi trú ngụ. Còn nếu như Nga sẽ từ chối bán S-300 và trả tiền phạt, thì nước này có nguy cơ mất phần đáng kể khách hàng mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự trong số các quốc gia Ả Rập, cũng có nghĩa là một nguồn thu đáng kể do bán vũ khí (năm 2012 xuất khẩu quân sự của Nga vượt quá 13 tỷ USD). Do đó điện Kremli chỉ còn trông cậy vào “đề nghị hoàn toàn mới tinh”.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga biến tên lửa R-77 thành vũ khí đất đối không

(Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn KTRV (Nga) đang phát triển biến thể tên lửa đất đối không dựa trên “sát thủ diệt chim sắt” R-77.



Tại triển lãm hàng không MAKS 2013, Nga lần đầu giới thiệu biến thể đất đối không của tên lửa không đối không tầm trung – xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77.
Hệ thống tên lửa R-77 đối đất được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey và Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV). Loại vũ khí đối đất cải tiến này nặng 163kg, tầm bắn 16km, độ cao diệt mục tiêu 9km.
Phương án cải tiến này tương tự cách mà người Mỹ áp dụng với tên lửa AIM-120, nó cũng được phát triển biến thể không đối đất trang bị cho hệ thống phòng không NASAMS của Na Uy. Với Trung Quốc, họ đã phát triển biến thể đất đối không từ mẫu không đối không tầm xa PL-12.
“Một số khách hàng nước ngoài rất quan tâm tới loại tên lửa này cũng như ứng dụng của nó trong chiến đấu”, Tổng Giám đốc KTRV Boris Obnosov cho biết.
Tên lửa đối không R-77.

Bên cạnh đó, ông này cũng tiết lộ rằng kể từ triển lãm MAKS 2011, KTRV đã hoàn thành hàng chục thử nghiệm cấp nhà nước về các loại tên lửa mới hay các mẫu nâng cấp. Ví dụ như biến thể mới của tên lửa không đối hạm Kh-31AD và tên lửa chống radar Kh-31PD.
Ngoài ra, KTRV đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển biến thể bom thông minh loại 250kg, 500kg và 1.500kg. “Các mẫu bom này được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt, hệ thống radar chủ động và dẫn đường bằng vệ tinh Glonass hay GPS”, ông Obnosov cho biết thêm.
Hiện tại, KTRV tiếp tục sử dụng động cơ phản lực từ công ty Motor-Sich Ukraine. Tuy nhiên, hãng cũng dần sử dụng nhiều hơn các động cơ phản lực do công ty NPO Saturn, nga chế tạo, bao gồm 64 dự án mới nhất. Đặc biệt, biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 sẽ dùng động cơ nội địa nhằm tăng tầm bắn.
Ông này cũng cho biết việc phát triển thế hệ tiếp theo phương tiện bay siêu thanh là một trong những ưu tiên của KTRV.
"Chúng tôi đang nói về mẫu vũ khí đạt tốc độc siêu thanh Mach 4.5, trong tương lai có thể tăng lên tới Mach 6-7 và sau đó là vượt qua Mach 10-12”, ông này nói.
Ông Obnosov cho rằng việc mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực sẽ tạo nên sự khác biệt cũng như đổi mới trong việc phát triển công nghệ tên lửa mới. Hiện KTRV đã có hợp tác với Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc trong phát triển các hệ thống vũ khí mới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
HQ-9 Trung Quốc đè bẹp S-400 Nga, Patriot Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ


(Soha.vn) - Thổ Nhỹ Kỳ đã đưa ra quyết định gây sốc khi lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc theo chương trình T-LORAMIDS.

Sau một thời gian dài đánh giá cụ thể tỉ mỉ các ứng cử viên tham gia gói thầu cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không theo chương trình Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa (T-LORAMIDS), trong phiên họp cuối cùng diễn ra vào ngày 26/9, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một quyết định giật gân, khi lựa chọn tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc chưa không phải S-300 , S-400 của Nga hay Patriot của Mỹ.
Cuộc họp đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Theo bản hợp đồng này, Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy chính xác CPMIEC (Trung Quốc) sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 12 hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 với chi phí ước tính khoảng 3 tỷ USD. Với việc đạt được thỏa thuận trên, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng không HQ-9.

Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc.


Cách đây vài năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố gói thầu cung cấp hệ thống phòng không mới theo chương trình T-LORAMIDS. Các ứng cử viên tham gia cuộc đua này bao gồm: hệ thống S-400 , S- S-300VM Antey-2500 của Nga, hệ thống SAMP/T của châu Âu, Patriot (PAC-2 và PAC-3) của Mỹ và HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Trung Quốc.
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhiều lần bày tỏ mong muốn có được hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.
HQ-9 được phát triển bởi Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc, thuộc Tổng công ty khoa học & công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Theo nhà sản xuất, hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc HQ-9 là hệ thống phòng không chiến lược, cơ động hiện đại và có khả năng gần với hệ thống tương tự S-300PMU của Nga.
Tên lửa được thiết kế để tham chiến với nhiều mục tiêu như, máy bay có cánh cố định, trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao, nó có khả năng hạn chế trong việc chống lại tên lửa đạn đạo. HQ-9 đang phục vụ cả trong lực lượng phòng không mặt đất củng như trong lực lượng hải quân.


HQ-9 có hệ thống dẫn đường tương tự như hệ thống Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho giai đoạn đầu, giai đoạn cuối được dẫn đường thông qua một kênh (TVM). HQ-9 sử dụng một radar theo dõi mục tiêu cở lớn loại HT-233.
Đây là một loại radar mảng pha xung phẳng 3D hoạt động ở dải băng tần C, hoạt động trong dãi tần 300Mhz, có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi mục tiêu ở cự ky 100km.
Tên lửa HQ-9 có trọng lượng 1.300 kg, dài 6,8 m, đầu đạn nặng 180 kg, tầm hoạt động tối thiểu 500m, tối đa 200km, có thể đạt đến tốc độ Mach 4.2.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo Anh ca ngợi hệ thống phòng không mới S-350E của Nga

(Vũ khí) - Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Anh Jane’s Defence Weekly vừa hé lộ một số tham số kỹ thuật rất ưu việt của hệ thống phòng không S-350E Vityaz .



Gần đây, công ty quốc phòng Almaz Antey đã ra mắt hệ thống phòng không thế hệ mới S-350E Vityaz. Hệ thống phòng không này, lần đầu tiên đã sử dụng mô hình điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu 50K6E, được trang bị radar đa năng 50N6E và hệ thống phóng 50P6E. Ngày 17/9 vừa qua, Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm St Petersburg đã từng đến chiêm ngưỡng hệ thống tên lửa phòng không này. Gần đây, tại triển lãm hàng không Moscow 2013 (MAKS-2013), các chuyên gia quân sự phương tây mới có cơ hội đầu tiên để đánh giá tính năng của hệ thống phòng không tối tân này.

Theo tin cho biết, trong thời gian tới S-350E sẽ trở thành hạng mục xuất khẩu chủ yếu trong các hệ thống phòng không tầm trung của công ty Almaz Antei. Các hệ thống phòng không siêu hạng khác như S-30PMU2 và S-400 cũng vẫn nằm trong danh sách vũ khí xuất khẩu của công ty này.

Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013

Sự vắng mặt đáng tiếc trong triển lãm hàng không Moscow 2013 là hệ thống phòng không S-300P. So với S-300P, S-350E có trình độ thông tin hóa và tự động hóa cao hơn rất nhiều nhưng hệ thống S-300P lại được rất nhiều nước có ngân sách trung bình và ít ỏi ưa thích.

Radar của hệ thống phòng không S-350E có 2 mô hình thao tác chủ yếu có thể lựa chọn, đó là chế độ giám sát toàn diện (quay lên đến 40 rpm) và chế độ quét hình giẻ quạt.

Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, trang bị mảng pha hiện đại để cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; một xe chỉ huy di động mới; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.

Mỗi xe phóng có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.

Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz

Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.

Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.

Jane’s Defence Weekly cũng dẫn thông tin của Hãng tin Nga Ria Novosti ngày 11/9 vừa qua cho biết, hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga.

Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5m đến cận vũ trụ.

Theo ANTĐ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải mã khí tài “bịt mắt” radar, Nga “chào hàng” Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Hệ thống chế áp điện tử hàng đầu thế giới 1L269 Krasukha-2 mà Nga giới thiệu tới Việt Nam có khả năng gây nhiễu hệ thống radar trên máy bay đối phương.



Theo báo chí Nga, phái đoàn của Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với đại diện của Tập đoàn Rosoboronexport đã đến thành phố Novgorod vào giữa tháng 9. Mục đích của chuyến thăm này là đến một trong những xí nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nga là Liên hiệp khoa học sản xuất NPO Kvant nằm trong Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện tử (KRET).
Theo đại diện cơ quan báo chí của NPO Kvant, phía Việt Nam đã bày tỏ mong muốn tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện có và triển vọng do NPO Kvant sản xuất. Công ty sẽ có trình diễn các mẫu của các hệ thống tác chiến điện tử cho phái đoàn Việt Nam. Đặc biệt, Kvant sẽ giới thiệu hệ thống chế áp điện tử hiện đại hàng đầu thế giới 1L269 Krasukha-2 tới Việt Nam.
1L269 Krasukha-2 mới ra đời trong vài năm trở lại đây nhằm đáp ứng yêu cầu của Quân đội Nga sau cuộc chiến tranh Ossetia. Khi đó, do các lực lượng tác chiến điện tử đã không tham gia chế áp khí tài radar của Gruzia đã khiến cho Không quân Nga mất các máy bay ném bom Tu-22 và Su-25. Nguyên nhân của việc này có thể là sự thiếu các trạm cơ động để tiến hành tác chiến điện tử ở các đơn vị (từ cấp trung đoàn trở lên).
Hệ thống chế áp điện tử 1L269 có khả năng "bịt mắt" hệ thống radar trên không (máy bay đối phương).

Theo nguồn tin phương tiện truyền thông Nga, trong năm 2009 thì việc thử nghiệm cấp nhà nước với trạm cơ động chế áp vô tuyến điện tử thế hệ mới, mang tên 1L269 Krasukha-2 đã được hoàn thành.
Kinh nghiệm của cuộc xung đột Nam Osetiya đã được tính đến đầy đủ trong khí tài này. Hình ảnh trạm đã xuất hiện trong các tài liệu quảng cáo định hướng cho xuất khẩu, tháng 4/2013 mô hình trạm đã được giới thiệu tại gian hàng triển lãm của Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến Điện tử (KRET), cho thấy nó sẽ được giới thiệu ra thị trường xuất khẩu.
Trong hoạt động quân sự hiện đại, tác chiến điện tử ngày càng có ý nghĩa và trọng lượng lớn hơn, là một dạng của cuộc đấu tranh vũ trang.
Nguyên tắc làm việc của trạm chế áp vô tuyến điện tử là dùng nhiễu vô tuyến (nói đơn giản là tạo nhiễu vô tuyến, gây ồn tất cả các kênh thông tin) tác động lên các phương tiện vô tuyến điện tử trinh sát, các hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển của đối phương tiềm tàng nhằm thay đổi chất lượng thông tin quân sự lưu chuyển trong đó, bảo vệ các hệ thống, các phân đội quân ta chống các tác động tương tự, cũng như thay đổi điều kiện (tính chất của môi trường) truyền sóng vô tuyến.
Ngày nay, các bộ phận cấu thành của tổ hợp tác chiến điện tử là các tổ hợp chế áp vô tuyến điện tử và bảo vệ vô tuyến điện tử (khí tài 1L269 Krasukha thuộc loại này).
Đối tượng tác động của tác chiến điện tử là các trường điện từ (sóng), các hệ thống và phương tiện vô tuyến điện tử. Để tạo nhiễu vô tuyến có thể sử dụng các phương tiện thụ động và chủ động. Các phương tiện thụ động dựa trên việc sử dụng nguyên tắc phản xạ (phát xạ lại), ví dụ như các vật phản xạ góc hay lưỡng cực. Các phương tiện chủ động sử dụng nguyên tắc tạo lập để hình thành phát xạ (trạm nhiễu và các máy chuyển tải).
Hiện tại, tổ hợp tác chiến điện tử là tổng hợp các hành động và biện pháp được phối hợp của bộ đội được thực hiện nhằm giảm hiệu quả sử dụng vũ khí và chỉ huy bộ đội của đối phương, đảm bảo hiệu quả đã định cho việc sử dụng các phương tiện tiêu diệt đối phương và chỉ huy bộ đội của mình.
Tổ hợp Krasukha được nghiên cứu chế tạo và đưa vào trang bị của Quân đội Nga là loại chế áp vô tuyến điện tử (REP) và bảo vệ điện tử. REP là tổng hợp các hoạt động và biện pháp nhằm phá hoại hoặc cắt đứt hoạt động, cũng như làm giảm hiệu quả chiến đấu khi đối phương sử dụng các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử bằng cách dùng nhiễu vô tuyến điện tử tác động lên các thiết bị thu của chúng.
Chế áp vô tuyến điện tử hiện đại bao gồm: chế áp vô tuyến điện tử, quang điện tử, kỹ thuật vô tuyến và thủy âm. Có thể đảm bảo REP bằng cách tạo ra nhiễu chủ động và thụ động, cũng như sử dụng các loại mục tiêu giả và bẫy các loại.
Trạm chế áp điện tử cơ động 1L269 trong trạng thái hành quân.

Cho đến nay chi tiết về tính năng kỹ thuật của trạm chế áp vô tuyến điện tử 1L269 Krasukha-2 vẫn là thông tin được bảo mật. Theo nguồn tin chưa được kiểm định, một trong các chức năng của 1L269 là chế áp các đài radar quan sát trên không giống như hệ thống radar đặt trên máy bay chỉ huy – cảnh báo sớm (AWACS). Theo các chuyên gia, cự ly hoạt động hiệu quả của tổ hợp này là từ 150-300km.
Tổ hợp gồm module thiết bị với anten parabol lớn quay 360 độ, angten được điều khiển theo góc vị trí (góc phương vị). Toàn bộ module này được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp BAZ-6910-022. Cabin được trang bị các phương tiện bảo vệ chống phát xạ tần số siêu cao tần. Trên xe có lắp điều hoà không khí Webasto СС4Е có dẫn động điện và lò sưởi không khí độc lập ON-32D-24. Kíp xe 7 người hoặc 3 người cùng trang thiết bị chuyên dùng.
Ngoài mẫu 1L269 Krasukha-2, Nga còn phát triển biến thể 1RL257 Krasukha-4 là trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh, module đa năng đặt trên mặt đất gây nhiễu dùng để bảo vệ các công trình cố định chống đài radar trên máy bay chỉ huy, điều khiển và quản lý chiến trường E-8C (Mỹ), chống đài radar trên máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, máy bay không người lái loại RQ-4 Global Hawk hay Predator và đài radar trên vệ tinh trinh sát Lakross.
Các hệ thống chế áp và trinh sát vô tuyến điện tử như loại Krasukha-2/4 là các giải pháp công nghệ cao. Các chuyên gia quân sự độc lập cho rằng, việc chế tạo các tổ hợp tương tự là một bước nhảy vọt lớn trong phát triển các phương tiện tác chiến hiệu quả cao.
1L269 Krasukha-2 trong trạng thái chiến đấu.

Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho các tổ hợp này là bảo vệ một cách có hiệu quả các đơn vị và các mục tiêu cố định chống vũ khí chính xác cao của đối phương, cũng như những phương tiện mang vũ khí, các hệ thống chỉ thị và phát hiện mục tiêu. Ngày nay, khi phần của vũ khí chính xác cao và vô tuyến điện tử trong các đơn vị đang tăng lên thì đây là một nhiệm vụ khá cấp thiết. Thêm vào đó việc tạo ra các hệ thống như vậy có thể tạo ra “cú hích” cho sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp vô tuyến điện tử Nga.
Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov nhận định, tổ hợp Krasukha phải được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ ở cấp chiến dịch - chiến thuật, nhưng quyết định sử dụng tổ hợp phải do Bộ Tổng tham mưu đưa ra. Nghĩa là tổ hợp loại này không có trong biên chế của các lữ đoàn thông thường và các quân đoàn binh chủng hợp thành.
Krasukha là phương tiện tăng cường tổng hợp cho hướng hoặc khu vực quan trọng hơn cả, nơi có nguy cơ cao nổ ra xung đột lớn. Các hệ thống vũ khí này không cần cho cuộc chiến chống thổ phỉ hoạt động bí mật và quân nổi dậy, đây là vũ khí để tiến hành chiến tranh với kẻ thù có công nghệ cao.

Quân Hamas Palestin “khoe” tên lửa SA-7 dọa Ai Cập

(Kienthuc.net.vn) - Với tên lửa vác vai SA-7, lực lượng Hamas có thể đối phó hiệu quả với trực thăng chiến đấu AH-64 Apache của Ai Cập.




Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly, Lữ đoàn Izz-al-Din al-Qassam, một cánh vũ trang của Tổ chức Hồi giáo Hamas đã tuyên bố họ đang sở hữu tên lửa vác vai SA-7 Grail.
Những tên lửa phòng không vác vai SA-7 đã được trưng bày trong một cuộc diễu binh của Lữ đoàn này, được tổ chức tại thành phố Gaza vào ngày 14/9. Nguồn tin an ninh Palestine cho IHS Jane biết rằng, chương trình phô trương sức mạnh được dự định để gây ấn tượng với người Palestine cũng như Quân đội Ai Cập, đang cố gắng để ngăn chặn nạn buôn lậu vũ khí vào Dải Gaza.
Binh lính Hamas với tên lửa đất đối không vác vai SA-7.

"Các loại vũ khí xuất hiện tại cuộc diễu binh nhằm mục đích nâng cao tinh thần của các thành viên Hamas và những người ủng hộ, và cũng là thông báo gián tiếp để người Ai Cập không tiếp tục quấy rối chống lại phong trào của họ", một nguồn tin an ninh cấp cao của Hamas tại Gaza nói với IHS Jane’s.
Nguồn tin nói thêm rằng, Ai Cập đã phá hủy 98% các đường hầm buôn lậu vũ khí mà chạy theo biên giới Sinai - Gaza và đã cho trực thăng Apache bay vào không phận Gaza 12 lần kể từ khi bắt đầu cuộc đảo chính ngày 3/7, lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi.
"Chúng tôi phát hiện sự xâm nhập của Không quân Ai Cập vào không phận Gaza, việc triển khai các xe bọc thép đến biên giới với Gaza, việc bắt giữ ngư dân Gaza ngoài khơi bờ biển Gaza", Thiếu tướng Jamal Jarah, chỉ huy của lực lượng an ninh quốc gia Hamas, người phụ trách bảo vệ biên giới cho hay. "Hành vi của lực lượng vũ trang Ai Cập là một sự khiêu khích đối với chúng tôi”, ông nói thêm.
Lữ đoàn Al-Qassam ước tính có khoảng 13.000 quân được đào tạo và trang bị đầy đủ. Kể từ cái chết của lãnh đạo Ahmed Jabari hồi tháng 11/2012, các nhóm vũ trang được đặt dưới sự chỉ huy của Marwan Issa, người đã thực hiện tái cơ cấu lực lượng và tăng cường các vũ khí tiên tiến.
"SA-7 là một tên lửa phòng không có thể đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào của Không quân Ai Cập”, nguồn tin tình báo cấp cao ở Ramallah nói với Jane’s. Ông nói thêm rằng Hamas có khoảng 100 tên lửa vác vai SA-7, chúng được lấy từ kho vũ khí của Libya trong cuộc xung đột năm 2011, và sau đó nhập lậu qua bán đảo Sinai tới Gaza. "Hamas không thể có nhiều hơn con số này vì chúng có rất ít và giá thì cao", ông này nói thêm.
Phóng tên lửa vác vai SA-7.

Các nhà phân tích quốc phòng Jane’s cho rằng, SA-7 sẽ không quá nguy hiểm với Không quân Isarel, nhưng cũng cần triển khai thêm các biện pháp đề phòng.
SA-7 Grail là định danh của NATO dành cho hệ thống tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 do Cục thiết bế KBM (Liên Xô) sản xuất dùng để tấn công tiêu diệt trực thăng, máy bay ở độ cao thấp, tầm ngắn. Đây được xem là loại tên lửa phòng không vác vai được dùng phổ biến nhất thế giới, kể từ khi ra đời năm 1968, nó đã tham gia hàng loạt cuộc chiến tranh. Cho tới tận ngày nay, tuy đã lạc hậu nhưng nó vẫn có trong biên chế hàng chục quốc gia.
Đạn tên lửa SA-7 có thể đạt tầm bắn tiêu diệt mục tiêu tới 3.700m, độ cao diệt mục tiêu 50-1.500m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 1,15kg và dùng đầu tự dẫn hồng ngoại.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
S-350E theo dõi đồng loạt 100 mục tiêu, tấn công 16 mục tiêu trong vòng 400km

Thứ sáu 27/09/2013 16:26
ANTĐ - Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Anh Jane’s Defence Weekly vừa hé lộ một số tham số kỹ thuật rất ưu việt của hệ thống phòng không S-350E Vityaz .

Gần đây, công ty quốc phòng Almaz Antey đã ra mắt hệ thống phòng không thế hệ mới S-350E Vityaz. Hệ thống phòng không này, lần đầu tiên đã sử dụng mô hình điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu 50K6E, được trang bị radar đa năng 50N6E và hệ thống phóng 50P6E.
Ngày 17-9 vừa qua, tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm St Petersburg đã từng đến chiêm ngưỡng hệ thống tên lửa phòng không này. Gần đây, tại triển lãm hàng không Moscow 2013 (MAKS-2013), các chuyên gia quân sự phương tây mới có cơ hội đầu tiên để đánh giá tính năng của hệ thống phòng không tối tân này.
Theo tin cho biết, trong thời gian tới S-350E sẽ trở thành hạng mục xuất khẩu chủ yếu trong các hệ thống phòng không tầm trung của công ty Almaz Antei. Các hệ thống phòng không siêu hạng khác như S-30PMU2 và S-400 cũng vẫn nằm trong danh sách vũ khí xuất khẩu của công ty này.
Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013
Sự vắng mặt đáng tiếc trong triển lãm hàng không Moscow 2013 là hệ thống phòng không S-300P. So với S-300P, S-350E có trình độ thông tin hóa và tự động hóa cao hơn rất nhiều nhưng hệ thống S-300P lại được rất nhiều nước có ngân sách trung bình và ít ỏi ưa thích.
Radar của hệ thống phòng không S-350E có 2 mô hình thao tác chủ yếu có thể lựa chọn, đó là chế độ giám sát toàn diện (quay lên đến 40 rpm) và chế độ quét hình giẻ quạt.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, trang bị mảng pha hiện đại để cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; một xe chỉ huy di động mới; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.
Mỗi xe phóng có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.


Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz
Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.
Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
Jane’s Defence Weekly cũng dẫn thông tin của Hãng tin Nga Ria Novosti ngày 11-09 vừa qua cho biết, hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top