[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Mấy vụ này cụ nói rõ tý.
báo có đăng mà
Tàu chiến Mỹ bị tàu dầu Nhật Bản đâm thủng

Tàu USS Porter bị thủng một lỗ lớn sau khi bị tàu chở dầu của Nhật Bản đâm mạnh vào sườn bên phải tại vùng Vịnh.

Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ sáng qua (12/8) đã bị một tàu chở dầu đâm mạnh vào sườn, gây ra một lỗ hổng lớn. Vụ việc xảy ra ngay bên ngoài Eo biển Hormuz chiến lược.

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, vụ đâm nhau giữa tàu chiến USS Porter của Mỹ với tàu chở dầu M/V Otwasan mang cờ Panama và thuộc sở hữu của Nhật Bản đã để lại một lỗ hổng lớn cỡ 3x3m bên mạn phải của tàu USS Porter. Không ai trên cả hai tàu bị thương trong tai nạn này.

Vụ va chạm trên xảy ra lúc khoảng 1h sáng qua theo giờ địa phương. Những bức ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp đã ghi lại cảnh các công nhân đứng giữa lỗ hổng lớn bên mạn phải của tàu USS Porter.

Nguyên nhân của vụ đâm nhau giữa tàu chiến Mỹ và tàu chở dầu của Nhật Bản hiện đang được điều tra. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ khẳng định, sự việc ngày hôm qua không liên quan gì đến "lĩnh vực chiến đấu". Hiện tại, chưa có thông báo gì về tình trạng tràn dầu hay rò rỉ dầu từ tàu USS Porter và tàu Otowasan, Hải quân Mỹ cho biết thêm.

Tàu chiến Mỹ bị đâm thủng.


Trong khi đó, theo phát ngôn viên Hải quân Mỹ - ông Greg Raelson cho biết, tàu khu trục Mỹ hiện giờ đang có mặt ở cảng Jebel Ali thuộc Dubai. "Chúng tôi rất vui vì không có thương vong xảy ra. Chúng tôi đang tiến hành điều tra sự việc", ông Raelson nói.

Tàu USS Porter đang được điều động đến Hạm đội thứ 5 đóng tại Bahrain, một quốc đảo ở vùng Vịnh, gần Iran.

Eo biển Hormuz - cửa ngõ của vùng Vịnh, hiện đang chứng kiến sự đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Tehran gần đây liên tục dọa sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz chiến lược để trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Đáp lại, Mỹ tuyên bố sẽ không để Iran đóng cửa Eo biển Hormuz - một tuyến đường biển vô cùng quan trọng với 1/5 nguồn hàng dầu mỏ cung cấp cho thế giới đi qua đây.

Căng thẳng ở Eo biển Hormuz vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Mới đây, Mỹ đã tiếp tục làm nóng khu vực này bằng thông báo phái thêm tàu chiến và tàu quét ngư lôi đến vùng Vịnh tập trận. Cuộc tập trận này dự kiến diễn ra vào tháng 9 và nó sẽ có sự tham gia của tàu chiến đến từ 20 quốc gia đồng minh của Mỹ.

Động thái trên của Lầu Năm Góc Mỹ là một phần trong kế hoạch củng cố sức mạnh quân sự ở vùng Vịnh bằng việc triển khai thêm binh lính và hỏa lực của hải quân. Mục đích của Mỹ là nhằm thị uy Iran đồng thời trấn an Ả-rập Xê-út và các đồng minh vùng Vịnh khác của Mỹ - những nước đang lo lắng về sức mạnh và ảnh hưởng của Iran.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Trong mắt các rồ Nga thì cái gì cũng hay nên tôi mạn phép không đấu khẩu. Cái yếu kém nhất của tàu chiến là radar và các hệ thống cảnh báo, sau vụ đấy Nga có dám lặp lại không, Mỹ đã cải tiến thêm phần nào hệ thống vũ khí của họ. Khí tài chiến tranh không phải trò đùa hay sản phẩm , nó cũng chỉ là thiết bị điện tử nên lỗi là phần nào. Nói thẳng ra thấy thằng Mỹ sai cái gì cũng bị chửi , còn đồ Nga có nát bét cũng vẫn nâng bi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trong mắt các rồ Nga thì cái gì cũng hay nên tôi mạn phép không đấu khẩu. Cái yếu kém nhất của tàu chiến là radar và các hệ thống cảnh báo, sau vụ đấy Nga có dám lặp lại không, Mỹ đã cải tiến thêm phần nào hệ thống vũ khí của họ. Khí tài chiến tranh không phải trò đùa hay sản phẩm , nó cũng chỉ là thiết bị điện tử nên lỗi là phần nào. Nói thẳng ra thấy thằng Mỹ sai cái gì cũng bị chửi , còn đồ Nga có nát bét cũng vẫn nâng bi.
Đồ Nga từ thời Cold War tới nay chỉ có tàu ngầm ko được đại tu do thiếu kinh phí, còn các tàu chiến hầu như chưa gặp sự cố chết người nào, thậm chí lần gần nhất còn tham gia chống hạm ở Gruzia 2008 (P-120 Malakhit), trong khi tàu Mỹ ngoài bắn TLAM ra thì làm gì nữa ? Mỹ tới nay vẫn chưa cải tiến được, bằng chứng là các vụ đâm vào cả tàu hàng lẫn tàu khu trục cho thấy hệ thống aegis quá tệ hại, nghe đâu dự án radar mới cho aegis là AN/SPY-3 cũng đã stop vô thời hạn do thiếu kinh phí
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Tu95 nó vẫn bay vè vè trên đầu các hạm đội mỹ kia kìa bác cố cãi làm cái gì
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu radar giám sát mới của Nga phù hợp với Việt Nam

(Vũ khí) - Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Vô tuyến NNIIRT thuộc tập đoàn quốc phòng Almaz Antey ở vùng Nizhny Novgorod của Nga, đã phát triển thành công một hệ thống radar cảnh báo sớm 3-D dải tần kép mới.



Theo Armstrade.org, radar mới được định danh là 55Zh6UME Nebo-UME và dự định sẽ thay thế cho những dàn radar cảnh báo sớm 55Zh6U Nebo-U đang hoạt động và biến thể 55Zh6UE Nebo-UE cho xuất khẩu khẩu, trong đó, Việt Nam cũng đang sở hữu một số lượng không xác định các dàn radar 55Zh6UE Nebo-UE mua của Nga cho nhiệm vụ giám sát bầu trời.

Radar Nebo-UME được thiết kế để theo dõi một số lượng lớn mục tiêu trên không trong một khu vực không gian rộng lớn, bao gồm cả các phương tiện bay ở độ cao rất thấp và các tên lửa đạn đạo - theo tuyên bố của nhà phát triển.
Hệ thống radar Nebo-UME Nebo-UME sử dụng băng tần tần số cao (VHF) để đo xa và băng tần L (bước sóng từ 1 - 10dm) để đo độ cao mục tiêu. Hai ăng-ten cần thiết hoạt động ở 2 băng tần khác nhau này được gắn kề lưng nhau trên một bệ lắp ghép đơn và được mang trên một khung gầm xe tải, được mở ra ở trạng thái chiến đấu nhờ hệ thống thủy lực. Với một kích thước khá "đồ sộ", hệ thống radar này phải mất 5 giờ để chuyển sang trạng thái chiến đấu hoặc thu hồi (với 2 kíp điều khiển được bố trí ở cách khối ăng-ten radar khoảng 100m).

Dải sóng mét của băng tần VHF cho phép Nebo-UME có thể phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách rất xa, trong khi sóng dm (đề ci mét) tạo ra một chùm tia sóng hẹp năng lượng cao hơn, đủ sức để tính toán và đo đạc được các thông số tọa độ về mục tiêu.

Theo nhà phát triển, thông tin thu được từ 2 dải tần VHF và băng L được kết hợp với nhau để cung cấp một hình ảnh hợp nhất về mục tiêu trên không, trong khi tăng cường được cả khả năng đối kháng điện tử cho radar nhờ việc sử dụng dải tần số kép.

Ngoài ra, khi kênh VHF hoạt động ở chế độ giám sát, trong khi L-Band cung cấp 3 chế độ được thiết kế cho giám sát, theo dõi chính xác và đo đạc các thông số của từng mục tiêu.

Nebo-UME có thể phát hiện và theo dõi đồng thời lên tới 200 mục tiêu khác nhau ở khoảng cách từ 10 - 600km và độ cao lên đến 80.000m. Tốc độ cực đại của mục tiêu cho phép tới 8.000km/giờ. Hiệu suất hoạt động theo NNIIRT tuyên bố, các mục tiêu có tiết diện mặt cắt ngang 1m2 bay ở độ cao 30.000m và đã được bảo vệ bằng các hệ thống gây nhiễu vẫn có thể bị phát hiện ở khoảng cách xa 430km. Khoảng thời gian xảy ra hư hỏng của Nebo-UME lên tới 600 giờ.

Với những tính năng và đặc điểm kỹ chiến thuật của hệ thống radar cảnh báo sớm 55Zh6UME Nebo-UME mới, sẽ tạo ra cho Việt Nam thêm một phương án lựa chọn để tăng cường khả năng giám sát, không để bất kỳ mục tiêu nào lọt vào không phận của Tổ quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga tuyên bố hệ thống HQ-9 Trung Quốc không nhái S-300

(Vũ khí) - Ngày 14/10, trang mạng tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã lên tiếng khẳng định, hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc không phải là sản phẩm nhái S-300 của Nga. Tuy nhiên theo kết quả phân tích của nhiều chuyên gia lại trái ngược với kết luận này.



Theo nguồn tin trên, trong gói thầu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã giành chiến thắng ngoạn mục trước những đối thủ Nga, Mỹ và châu Âu. Mặc dù vậy, trang Công nghiệp quốc phòng Nga vẫn cho rằng, thông tin về hệ thống HQ-9 là phiên bản nhái của S-300 là hoàn toàn không chính xác.

Theo sự phân tích, năm 1992, hệ thống tên lửa phòng không S-300 lần đầu được công khai tại Triển lãm hàng không Moscow. Năm 1993, Trung Quốc đã ngỏ ý mua S-300 và đến năm 1996 Nga đã xuất khẩu cho họ các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU. Khoảng thời gian này muộn hơn rất nhiều so với thời điểm Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu, chế tạo HQ-9 (phiên bản xuất khẩu là FD-2000).

Hệ thống phòng không HQ-9 Theo đó, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu HQ-9 từ đầu thập niên 80, trong khoảng thời gian 15 năm, có thể những giai đoạn sau HQ-9 có “vay mượn” thêm một chút công nghệ của S-300 nhưng về cơ bản, hai hệ thống tên lửa phòng không này có sự khác biệt rõ nét.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 sử dụng đạn tên lửa có chiều dài 6,51m, còn S-300 sử dụng tên lửa 48N6 có chiều dài 7,5m.
Tầm bắn xa nhất của HQ-9 đối với mục tiêu bay chỉ vẻn vẹn 125km, độ cao 18km; đối với tên lửa, cự li đánh chặn khoảng 7-25km, độ cao từ 2-15km.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 sử dụng radar mảng pha điện tử SJ-212, là phiên bản nâng cấp của radar mảng pha điện tử SJ-202 thuộc hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HQ-12, có khả năng điều khiển phóng với giãn cách giữa 2 quả tên lửa vào khoảng 5s.

Số lượng tên lửa mang theo của mỗi hệ thống phóng HQ-9 cũng tương đương với S-300 với 4 ống phóng cho 1 xe chở - phóng, áp dụng phương thức phóng lạnh, trợ phóng bằng thiết bị đốt hơi nước, toàn bộ hệ thống được đặt trên các xe vận tải việt dã 4 bánh do Trung Quốc tự sản xuất.

Mỗi lữ đoàn tên lửa phòng không HQ-9 được biên chế 6 tiểu đoàn; mỗi một tiểu đoàn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe radar điều khiển hỏa lực, 8 xe chở các hệ thống phóng, tức là ở một thời điểm, mỗi tiểu đoàn có thể phóng đồng loạt 32 quả tên lửa, cả lữ đoàn có cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu là 192 quả.

FD-2000 - phiên bản xuất khẩu của HQ-9 sử dụng loại radar điều khiển hỏa lực HT-233 tính năng tiên tiến hơn phiên bản gốc. Nó hoạt động trong dải tần C-Band, mỗi anten mảng pha có hơn 1000 thiết bị xoay pha, công suất trung bình 60 kW, công suất đỉnh có thể đạt tới 1 MW.

Cự li đo đạc xa nhất đối với các mục tiêu bay của loại radar này là hơn 120km, phạm vi sục sạo của các chùm sóng theo chiều ngang là 120 độ, dọc là 65 độ, có thể đồng thời phát hiện và theo dõi hơn 100 mục tiêu bay, có thể lựa chọn điều khiển tấn công 50 mục tiêu trong số đó.
Hệ thống phòng không S-300 Các chuyên gia nói ngược lại
Dù với kết quả phân tích này thì hệ thống HQ-9 vẫn không thoát khỏi nghi án là bản sao của hệ thống S-300 do Nga sản xuất. Bởi trước đó, nhiều chuyên gia đã từng phân tích về hệ thống HQ-9 và cho rằng đây hoàn toàn là hàng nhái của S-300 và hệ thống Patriot của Mỹ.

Theo đó, tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo vào những năm 1980 dưới sự chủ trì của Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (thuộc Tổng Công ty Khoa học & Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc). Ban đầu nó phát triển dựa theo hệ thống tên lửa đối không Patriot của Mỹ.

Hệ thống HQ-9 sử dụng phương thức dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho pha đầu, từ pha giữa tới pha cuối tên lửa được dẫn đường thông qua một kênh track-via-missile (TVM). Lệnh hiệu chỉnh đường bay được truyền đến tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu trung gian với sự tham gia của các trạm điều khiển từ mặt đất.

Tên lửa được thiết kế để phóng trong các ống phóng container hình hộp như Paitriot của Mỹ. Tên lửa sử dụng một động cơ nhiên liệu rắn hai tầng. Tuy nhiên, biến thể đầu tiên của HQ-9 không thực sự thành công, mỗi xe phóng chỉ mang được 2 tên lửa, khả năng cơ động kém và độ tin cậy rất thấp.

Năm 1996, may mắn đã đến với Trung Quốc khi Nga đồng ý xuất khẩu tên lửa phòng không S-300PMU. Với khả năng sao chép “có hạng”, không lâu sau đó Trung Quốc đã hoàn thiện thiết kế HQ-9 với việc sao chép gần như toàn bộ công nghệ (đạn tên lửa, radar, xe phóng) của S-300PMU do Nga sản xuất.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nhái đâu , kiểu dáng tính năng nó phải thế !
 

LQM

Xe hơi
Biển số
OF-183418
Ngày cấp bằng
4/3/13
Số km
149
Động cơ
336,370 Mã lực
ôi thật nguy hiểm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hàn Quốc tự gây khó trong kế hoạch phòng thủ tên lửa

(Kienthuc.net.vn) - Sai lầm khi “không tự lượng sức” đang khiến Hàn Quốc chậm trễ trong chương trình đầy tham vọng độc lập xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.



Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Phòng Vấn đề quốc phòng Hàn Quốc, công tác xây dựng cở sở kiểm soát tác chiến chống tên lửa đạn đạo Hàn Quốc (AMD-CELL) vì lỗi hệ thống đã buộc phải hoãn lại, dự kiến đến tháng 6/2014 mới có thể đưa vào sử dụng.
Sở kiểm soát này chủ yếu dùng để tìm kiếm, theo dõi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và đưa ra mệnh lệnh tấn công cho lực lượng phòng thủ tên lửa trang bị hệ thống Patriot PAC-2.
Yonhap cho biết, dựa vào kế hoạch ban đầu thì hệ thống này phải được hoàn thành vào cuối năm ngoái, nhưng đã nhiều lần bị trì hoãn do những thiếu sót. Đối với vấn đề thiếu sót trong hệ thống, trong hai phương án “nhập thiết bị mới từ nước ngoài” và “tu sửa ở trong nước” thì phía quân đội Hàn Quốc đã lựa chọn phương án 2, vì phương án thứ nhất cần thời gian 5-6 năm.
Ảnh minh họa.

“Sở kiểm soát tác chiến tên lửa đạn đạo Hàn Quốc và hệ thống radar cảnh báo sớm là bước đầu tiên trong chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (KAMD) của Hàn Quốc. Việc hoãn công tác xây dựng sở kiểm soát tác chiến tên lửa đạn đạo Hàn Quốc, làm cho hệ thống radar cảnh báo sớm không thể phát huy được tác dụng tối đa”, nghị sỹ **** cầm quyền lên tiếng phê bình.
Tờ Yonhap dẫn nguồn tin từ nghị sỹ **** Dân chủ Hàn Quốc cho biết, xe phóng tên lửa Patriot PAC-2 của Quân đội Hàn Quốc cũng xuất hiện vấn đề.
Theo đó, các linh kiện tu sửa của xe phóng này do công ty chế tạo xe tải Đức (chi nhánh) tại Hàn Quốc cung cấp, nhưng mấy tháng trước công ty này vì “cổ phiếu”, mà không thực hiện hiệp định hai bên ký.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hàn Quốc tự gây khó trong kế hoạch phòng thủ tên lửa

(Kienthuc.net.vn) - Sai lầm khi “không tự lượng sức” đang khiến Hàn Quốc chậm trễ trong chương trình đầy tham vọng độc lập xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.



Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Phòng Vấn đề quốc phòng Hàn Quốc, công tác xây dựng cở sở kiểm soát tác chiến chống tên lửa đạn đạo Hàn Quốc (AMD-CELL) vì lỗi hệ thống đã buộc phải hoãn lại, dự kiến đến tháng 6/2014 mới có thể đưa vào sử dụng.
Sở kiểm soát này chủ yếu dùng để tìm kiếm, theo dõi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và đưa ra mệnh lệnh tấn công cho lực lượng phòng thủ tên lửa trang bị hệ thống Patriot PAC-2.
Yonhap cho biết, dựa vào kế hoạch ban đầu thì hệ thống này phải được hoàn thành vào cuối năm ngoái, nhưng đã nhiều lần bị trì hoãn do những thiếu sót. Đối với vấn đề thiếu sót trong hệ thống, trong hai phương án “nhập thiết bị mới từ nước ngoài” và “tu sửa ở trong nước” thì phía quân đội Hàn Quốc đã lựa chọn phương án 2, vì phương án thứ nhất cần thời gian 5-6 năm.
Ảnh minh họa.

“Sở kiểm soát tác chiến tên lửa đạn đạo Hàn Quốc và hệ thống radar cảnh báo sớm là bước đầu tiên trong chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (KAMD) của Hàn Quốc. Việc hoãn công tác xây dựng sở kiểm soát tác chiến tên lửa đạn đạo Hàn Quốc, làm cho hệ thống radar cảnh báo sớm không thể phát huy được tác dụng tối đa”, nghị sỹ **** cầm quyền lên tiếng phê bình.
Tờ Yonhap dẫn nguồn tin từ nghị sỹ **** Dân chủ Hàn Quốc cho biết, xe phóng tên lửa Patriot PAC-2 của Quân đội Hàn Quốc cũng xuất hiện vấn đề.
Theo đó, các linh kiện tu sửa của xe phóng này do công ty chế tạo xe tải Đức (chi nhánh) tại Hàn Quốc cung cấp, nhưng mấy tháng trước công ty này vì “cổ phiếu”, mà không thực hiện hiệp định hai bên ký.
Hàn sẻng dùng hàng mẽo mà như thế lày thi khi có chiến tranh thực sự thì chết cả đám à ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Trông chờ vào ông Đức lợn thì có mà tèo sớm. Chú này có cái sân bay Berlin Brandenburg mới đã xây xong từ tám đời mà vẫn không thể đưa vào sử dụng được vì hệ thống cứu hoả không đạt yêu cầu. Thế mà nó không thể sửa được luôn, vì hệ thống tích hợp lỗi ở đâu đó tìm không ra. Thế là cứ delay mãi, chả biết bao giờ mới hoạt động được. Vô vọng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ngắm “mắt thần” tên lửa vác vai FN-6 Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Công nghệ quốc phòng Trung Quốc mới giới thiệu tại triển lãm vũ khí Bắc Kinh mẫu radar có thể chỉ thị mục tiêu cho tên lửa vác vai.

Tại Bắc Kinh vừa diễn ra triển lãm radar quốc tế năm 2013 (ngày 16-18/10). Đây là triển lãm thường niên tổ chức 2 năm/1 lần từ năm 2001 trưng bày sản phẩm thiết kế radar ở Trung Quốc và trên thế giới.
Ở triển lãm radar Bắc Kinh 2013, Trung Quốc lần đầu giới thiệu hệ thống radar tầm ngắn dùng để chỉ thị mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tên lửa vác vai FN-6 do Trung Quốc chế tạo. Trong ảnh là khung anten được lắp trên xe đa dụng 4x4.
Hệ thống radar JZ/QF-612 có thể dùng để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không vác vai FN-6. Trong ảnh là xe đài radar cùng thiết bị kết nối với bệ phóng tên lửa đặt trên vai người lính cùng binh lính hỗ trợ. Không rõ đài radar này có thể chỉ thị đồng thời cho bao nhiêu tên lửa cùng lúc.
Bên trong xe đài radar khá tiện nghi, đẹp mắt.
Xe 4x4 được chia làm 2 khoang: khoang trước là cabin lái và khoang sau là buồng điều khiển với màn hình hiển thị mục tiêu cùng ghế ngồi cho sĩ quan điều khiển.
Ngay cạnh ghế lái xe, lái phụ cũng có màn hình hiển thị dùng để xác định phương vị mục tiêu.
Tên lửa FN-6 do Tập đoàn Xuất nhập khẩu chế tạo máy móc chính xác Trung Quốc (CNPMIEC) nghiên cứu chế tạo. FN-6 được xếp vào hệ thống tên lửa phòng không vác vai thế hệ 3, được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số hiện đại. Loại đầu tự dẫn này có khả năng phân biệt mồi bẫy nhiệt được phóng ra từ máy bay so với luồng nhiệt từ động cơ phản lực. Đạn tên lửa của FN-6 có thể hạ mục tiêu ở cự ly 500-6.000m, độ cao từ 150-3.500m.
Sơ đồ tác chiến của hệ thống radar chỉ thị mục tiêu cho bệ phóng FN-6.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Ngắm “mắt thần” tên lửa vác vai FN-6 Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Công nghệ quốc phòng Trung Quốc mới giới thiệu tại triển lãm vũ khí Bắc Kinh mẫu radar có thể chỉ thị mục tiêu cho tên lửa vác vai.

Tại Bắc Kinh vừa diễn ra triển lãm radar quốc tế năm 2013 (ngày 16-18/10). Đây là triển lãm thường niên tổ chức 2 năm/1 lần từ năm 2001 trưng bày sản phẩm thiết kế radar ở Trung Quốc và trên thế giới.
Ở triển lãm radar Bắc Kinh 2013, Trung Quốc lần đầu giới thiệu hệ thống radar tầm ngắn dùng để chỉ thị mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tên lửa vác vai FN-6 do Trung Quốc chế tạo. Trong ảnh là khung anten được lắp trên xe đa dụng 4x4.
Hệ thống radar JZ/QF-612 có thể dùng để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không vác vai FN-6. Trong ảnh là xe đài radar cùng thiết bị kết nối với bệ phóng tên lửa đặt trên vai người lính cùng binh lính hỗ trợ. Không rõ đài radar này có thể chỉ thị đồng thời cho bao nhiêu tên lửa cùng lúc.
Bên trong xe đài radar khá tiện nghi, đẹp mắt.
Xe 4x4 được chia làm 2 khoang: khoang trước là cabin lái và khoang sau là buồng điều khiển với màn hình hiển thị mục tiêu cùng ghế ngồi cho sĩ quan điều khiển.
Ngay cạnh ghế lái xe, lái phụ cũng có màn hình hiển thị dùng để xác định phương vị mục tiêu.
Tên lửa FN-6 do Tập đoàn Xuất nhập khẩu chế tạo máy móc chính xác Trung Quốc (CNPMIEC) nghiên cứu chế tạo. FN-6 được xếp vào hệ thống tên lửa phòng không vác vai thế hệ 3, được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số hiện đại. Loại đầu tự dẫn này có khả năng phân biệt mồi bẫy nhiệt được phóng ra từ máy bay so với luồng nhiệt từ động cơ phản lực. Đạn tên lửa của FN-6 có thể hạ mục tiêu ở cự ly 500-6.000m, độ cao từ 150-3.500m.
Sơ đồ tác chiến của hệ thống radar chỉ thị mục tiêu cho bệ phóng FN-6.
cái này máy bay đối phương trang bị tên lửa diệt rada thì tên lửa vác vai cũng thành vác xẻng thoai
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Trông chờ vào ông Đức lợn thì có mà tèo sớm. Chú này có cái sân bay Berlin Brandenburg mới đã xây xong từ tám đời mà vẫn không thể đưa vào sử dụng được vì hệ thống cứu hoả không đạt yêu cầu. Thế mà nó không thể sửa được luôn, vì hệ thống tích hợp lỗi ở đâu đó tìm không ra. Thế là cứ delay mãi, chả biết bao giờ mới hoạt động được. Vô vọng.
mình nghe nói cong nghẹ Đức ngon lắm mờ sao cũng trục trặc nhể ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Hôm rồi em họp với bọn dở hơi này, nó show ra cái sân bay cực kỳ hiện đại với việc không có 1 tý máy móc nào xuất hiện trong khu vực nhà ga và khu vực làm thủ tục, mọi thứ đều được dấu vào các bức tường, cây xanh thì um tùm khắp nơi. Mỗi tôi theo chúng nó thì là... không an toàn =)), do đó không đưa vào sử dụng được và bọn nó cũng không thể đưa ra mốc thời gian khắc phục, gần như là chịu luôn. Chán quá em mới bảo nếu mà là ở VN thì bọn tao mặc kệ, có chống cháy hay không cũng phải đưa vào dùng, kệ bố nó lúc nào cháy biết ngay, thế mới gọi là Việt Nam thắng Mỹ, chứ như chúng mày suốt ngày chỉ có thua thôi :)) :)) :)).
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Mứt tây thì vẫn có mùi giống thậm chí khẳm hơn mứt ta
Chiện ấy bình thuơdng thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống THAAD Mỹ có thể chặn tên lửa TQ bay qua Biển Đông

(Soha.vn) - Mỹ có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa từ Trung Quốc bay qua Biển Đông, nếu Washington triển khai thành công hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

Theo tờ Global Times của Trung Quốc, các cuộc tấn công tên lửa tiềm ẩn từ Trung Quốc bay qua khu vực Biển Đông có thể bị Mỹ đánh chặn, nếu Washington triển khai thành công hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
Hệ thống phòng thủ THAAD do tập đoàn Lockheed Martin phát triển là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD) của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với sự trợ giúp của radar X-band AN/TPY-2, hệ thống THAAD có thể phát hiện và đánh chặn các tên lửa đạn đạo được phóng từ khoảng cách hơn 1.000 km. Phạm vi hoạt động của nó sẽ bao phủ khu vực Biển Đông và có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửa từ Trung Quốc.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.
Năm ngoái, Mỹ đã cố gắng thuyết phục Hàn Quốc tham gia hệ thống TMD bằng việc cho phép Washington triển khai radar X-band trên đảo Baengnyeongdo, nằm giữa biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Theo tờ Seoul Shinmun, đề nghị của Mỹ đã bị Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin từ chối do lo ngại việc triển khai sẽ chọc tức Bắc Kinh và khiến Trung Quốc nghĩ rằng Seoul cùng với các đồng minh Washington và Tokyo đang cố gắng kìm hãm Bắc Kinh.
Tầm bắn của hệ thống phòng không THAAD vượt xa lãnh thổ của Triều Tiên, khiến giáo sư Kim Hung-gyu thuộc trường đại học Sungshin Womens ở Seoul tin rằng Mỹ đang cố xúi giục Hàn Quốc tham gia vào xung đột với Bắc Kinh. Điều này sẽ khiến Hàn Quốc trở thành “quân tốt” trong cuộc chiến Mỹ-Nhật Bản chống lại Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lầu Năm Góc chi 3 tỷ USD mua 216 siêu tên lửa SM-3 Block IB

(Soha.vn) - Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch đặt mua một lô hàng mới các tên lửa SM-3 từ công ty Raytheon với số tiền lên tới 3 tỷ USD, Arizona Daily Star ngày 18/10 cho biết.

Theo đơn đặt hàng này, công ty Raytheon sẽ sản xuất 216 tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB và hợp đồng sẽ bắt đầu được thực hiện trong năm tài khóa 2015. Tên lửa đánh chặn SM-3 là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển Aegis.
Đây là một hệ thống chiến đấu đa năng thông minh bao gồm radar SPY-1 băng tần S (bước sóng 9 cm), tầm hoạt động 650 km, hệ thống điều khiển hoả lực, các tên lửa chống tên lửa SM-3 trên các bệ phóng thẳng đứng Мk 41 cùng các hệ thống thông minh khác.

Lầu Năm Góc chi tới 3 tỷ USD mua 216 siêu tên lửa SM-3 Block IB.

Tên lửa SM-3 được phát triển dựa trên tên lửa phòng không tầm xa SM-2 Block IV do Raytheon chế tạo vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. So với SM-2, SM-3 có cùng kích thước và trọng lượng, đều sử dụng động cơ khởi tốc Мk 72 4 loa phụt, động cơ tăng tốc-hành trình 2 chế độ Мk 104 nhưng nhiều hơn SM-2 một tầng (SM-3 có 3 tầng).
Trong quá trình phát triển, SM-3 đã có rất nhiều biến thể hiện đại hóa. Biến thể đầu tiên trong số đó là SM-3 Block IА có một số cải tiến nhỏ trong thiết kế tầng đánh chặn và đã được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ. SM-3 Block IА có tầm bắn 600 km, độ cao đánh chặn tiêu chuẩn 160 km và có thể đạt tốc độ tối đa 3,5 km/s.


Biến thể SM-3 Block IВ được nâng cấp lên một mức độ cao hơn với việc hệ thống định hướng nhiên liệu rắn DACS 10 loa phụt, có khả năng thay đổi lực đẩy, đầu tự dẫn hồng ngoại 2 màu cho phép tăng kích thước vùng phát hiện mục tiêu và cải thiện khả năng nhận dạng mục tiêu trên nền nhiễu.
Tên lửa này được trang bị thiết bị quang học phản xạ và bộ xử lý tín hiệu cải tiến giúp mở rộng phạm vi hoạt động của tên lửa và cho phép tên lửa đánh chặn mục tiêu ở cự ly xa hơn các biến thể trước đó.
Raytheon cho biết rằng đến nay Công ty đã cung cấp hơn 130 tên lửa SM-3, trong đó có 15 tên lửa biến thể Block IB.







Tên lửa SM-3 Block IB đã được phóng đi từ tuần dương hạm USS Lake Erie (CG-70).

Mới đây, vào trung tuần tháng 9, Cơ quan phòng thủ tên lửa, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa SM-3 Block IB, đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo mục tiêu tầm ngắn tại Thái Bình Dương.
Tên lửa SM-3 Block IB đã được phóng đi từ tuần dương hạm USS Lake Erie (CG-70) và tiêu diệt thành công mục tiêu.
Được biết, kể từ vụ phóng đầu tiên năm 2002, đây là lần đánh chặn thành công thứ 27 trong tổng số 33 vụ phóng trong khuông khổ chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Mỹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top