[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
HQ-9 của Trung Quốc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào thế khó

theo Đất Việt | 28/09/2013 10:16 Chia sẻ:

Ngày 26/9, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định mua tên lửa phòng không FD-2000 do TQ sản xuất. Quyết định này khiến Thổ Nhĩ Kỳ đứng trước hàng loạt thách thức.


Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 được phát triển dựa trên cơ sở tổ hợp tên lửa S-300V phát triển dưới thời Liên Xô và Nga cũng mang phiên bản nâng cấp S-300VM Antey-2500 tham gia gói thầu T-Loramids.

Ngoài FD-2000 của Trung Quốc, tham gia dự thầu T-Loramids còn có liên doanh Lockheed Martin/ Raytheon với tổ hợp tên lửa Patriot phiên bản PAC-2 và PAC-3, Rosobonexport với S-300 PMU-2 Favorit, S-300 VM Antey-2500 và Tổ hợp Eurosam với tổ hợp SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30. Theo gói thầu này, Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua 12 tổ hợp tên lửa phòng không mới với giá trị hợp đồng ước tính khoảng 4 tỷ USD.

Sau khi xem xét các ứng viên dự gói thầu T-Loramids, Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua sản phẩm của Trung Quốc do đáp ứng mọi yêu cầu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đề ra và có giá thành rẻ nhất.

Tuy nhiên quyết định này cũng đồng nghĩa với hàng loạt thách thức đặt ra cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ rất khó (nếu không có sự đồng ý của NATO thì sẽ là không thể) tích hợp các tổ hợp HQ-9 vào một hệ thống phòng không thống nhất.

Vấn đề là ở chỗ, nếu muốn tích hợp HQ-9 vào hệ thống này, Thổ Nhĩ Kỳ phải yêu cầu nhà cung cấp Trung Quốc thay đổi một loạt các tham số kỹ thuật của nó để có thể tương thích với các trang thiết bị theo tiêu chuẩn NATO.

Nếu thế thì trước tiên Thổ Nhĩ Kỳ phải đề nghị NATO cung cấp các số liệu kỹ thuật về hoạt động của các thiết bị và cung cấp cho nhà sản xuất, điều này cũng đồng nghĩa với việc rò rỉ thông tin một cách tự nguyện cho Trung Quốc.

Về vấn đề này, trước đó phía NATO đã có ý kiến là việc tích hợp các tổ hợp của Nga hoặc của Trung Quốc vào hệ thống phòng không của NATO sẽ cho phép 2 nước này tiếp cận được các dữ liệu quan trọng, trong khi NATO lại không thể tiếp cận được các thông tin tương tự của Nga và Trung Quốc.

Như thế có nghĩa là khả năng NATO cung cấp các số liệu kỹ thuật cần thiết để tích hợp HQ-9 vào hệ thống phòng không chung là không thể xảy ra.

Một khó khăn kỹ thuật nữa mà Thổ Nhĩ Kỳ phải giải quyết khi mua HQ-9, đó là nước này phải thay mã số của hệ thống nhận biết “địch-ta”. Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, Không quân Thổ Nhỹ Kỳ có 227 máy bay tiêm kích F-16C/D Fighting Falcon, 152 F/RF-4E Phantom II và F/NF-5A/B Freedom Fighter do Mỹ sản xuất.

Thiết bị nhận biết “địch-ta” của các máy bay này được quy chuẩn theo hệ thống nhận biết chuẩn của NATO và không thể tương thích với HQ-9. NATO chắc chắn không thể đồng ý để lộ các thông tin về hệ thống mã số và trao đổi thông tin và nếu thế thì nhà sản xuất (Trung Quốc) cũng không thể hiệu chỉnh được HQ-9. Có thể sử dụng một giải pháp là trang bị cho các máy bay tiêm kích máy đáp vô tuyến tương thích với tổ hợp HQ-9, nhưng nó rất khó thực hiện vì các lý do kỹ thuật.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Sao lính của Hamas lại dùng trang bị bộ binh Mỹ ? , có khi thằng Mỹ bơm vũ khí 2 phe đánh nhau ? .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Bit rồi còn hỏi. Mỹ bỏ tiền mua cả ak, b41 để trang bị cho tiền thân của taliban thậm chí cho cả stinger và ròi nó quay lại cắn mỹ đấy thôi. Đâu có lạ  
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ và “bài học chiếc đũa” khi mua HQ-9 của Trung Quốc

Thứ bảy 28/09/2013 10:09
ANTĐ - Ngày 26-9, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý trao cho Trung Quốc một hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD cung cấp một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa, một động thái có thể khiến hệ thống phòng không này không được tích hợp với cấu trúc phòng thủ tên lửa hiện tại của NATO ở nước này.





Hợp đồng được cho là có giá trị khoảng 3 tỷ USD này đã được trao cho Tập đoàn Xuất-Nhập khẩu Cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMEIC), nơi sản xuất hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa HQ-9 của Trung Quốc.
Quyết định mua hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, mang tên T-Loramids, từ nhà thầu Trung Quốc được đưa ra tại một cuộc họp hôm Thứ 5 của Ủy ban Điều hành Công nghiệp Quốc phòng, cơ quan giám sát các quyết định mua sắm quốc phòng lớn và do Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đứng đầu.
Các đối thủ khác tham gia hợp đồng này còn bao gồm liên danh Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, đề xuất hệ thống phòng không Patriot; công ty Rosoboronexport của Nga, cung cấp hệ thống phòng không S-300; và tập đoàn Eurosam của Italia và Pháp, tiếp thị hệ thống phòng không SAMP/T Aster 30.
Hợp đồng này ban đầu dự kiến có giá trị 4 tỷ USD, nhưng một quan chức phụ trách mua sắm quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, nhà sản xuất Trung Quốc đã giảm đề xuất của họ xuống còn khoảng 3 tỷ USD, cái giá mà không đối thủ nào chịu được, vì không muốn bị lỗ.

Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc


Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa T-Loramids bao gồm radar, bệ phóng và tên lửa đánh chặn. Hệ thống được thiết kế để đánh chặn cả máy bay và tên lửa của đối phương. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ chưa có hệ thống phòng không tầm xa nào.
CPMEIC cho biết họ sẽ hợp tác cùng sản xuất hệ thống phòng không này với các nhà thầu chính và phụ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao và nhà phân tích cảnh báo rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể không được phép tích hợp hệ thống phòng không Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ này, vào hầu hết các phương tiện cảnh báo sớm của NATO.
Tuy nhiên, một quan chức quân sự cao cấp của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách mảng các hệ thống phòng không NATO đã cho rằng, hệ thống phòng không Patriot của NATO có khả năng phát hiện, đo đạc, tấn công các mục tiêu bay và hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng hoạt động độc lập như vậy.
Lí luận của vị quan chức này hoàn toàn đúng nhưng nó chỉ đúng nếu như ông chỉ là một sĩ quan cấp thấp chứ không phải là một quan chức quốc phòng tầm cỡ. Bất cứ hệ thống phòng không nào được sản xuất cũng đều có khả năng tác chiến độc lập, nhưng nó chỉ phát huy được tối đa khả năng nếu được tích hợp trong một chỉnh thể hệ thống phòng không quốc gia.

HQ-9 sẽ được hệ thống nào bảo vệ giống như Pansir-S bảo vệ S-300?


Mua HQ-9 về, nếu không tích hợp được với các hệ thống cảnh báo sớm của NATO thì có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khoanh vùng, giao các mục tiêu trọng điểm phòng không cho một mình HQ-9 chăng? Nó sẽ làm được gì nếu không thể phối hợp được với tất cả các hệ thống radar cảnh báo sớm, các loại máy bay chiến đấu, các hệ thống phòng không tầm trung và tầm thấp khác?
Bất cứ hệ thống phòng không chiến lược nào cũng cần các hệ thống đánh chặn chiến thuật để bảo vệ, nếu không nó sẽ thành mồi ngon cho các loại vũ khí tấn công chính xác. Và HQ-9 sẽ được cái gì bảo vệ, nếu các hệ thống radar và truyền số liệu của không thể kết nối với các hệ thống tên lửa tầm ngắn chiến thuật giống như người Nga vẫn dùng Pantsir-S để bảo vệ S-300 và S-400?
Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải bài toán này bằng một thiết bị trung gian, nhưng liệu NATO có chấp nhận chia sẻ mã nguồn các hệ thống của họ cho 1 thiết bị trung gian không phải của Mỹ và ngược lại, Trung Quốc cũng thế. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng HQ-9 độc lập với các hệ thống phòng không và không quân của họ, thì chúng chỉ là những mảnh ghép rời rạc, không phát huy được hết khả năng tổng hợp của hệ thống phòng không quốc gia. Những chiếc đũa bị tháo rời khỏi bó đũa, rất dễ bị bẻ gãy!
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cứ nhìn radar phòng không mấy nước phi châu thì rõ .không khéo lại bắn nhầm phe ta thì hỏng .
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,805
Động cơ
576,204 Mã lực
Biết đâu mấy ông nato bơm tiền cho thổ, để thổ mua hq9 của khựa
Về bổ ra nghiên cứu nhỉ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ-NATO gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ quanh vụ HQ-9

(Vũ khí) - Tờ Defense News ngày 29/9 đưa tin, người đại diện quản lý mua sắm quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận rằng, việc lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc, Ankara vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc hội nhập hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của quốc gia với hệ thống phòng thủ thống nhất của Liên minh NATO.

Chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra một hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa quốc gia, không phải của Trung Quốc, nhưng dựa trên công nghệ của Trung Quốc”, người đại diện nói.

Thế nhưng ông không nói đến vấn đề, liệu hệ thống phòng không này có được tích hợp với cấu trúc hạ tầng quốc phòng của NATO đang được bố trí tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Về vấn đề này, các chuyên gia, các nhà phân tích và các quan chức của Liên minh NATO đã thẳng thắn nói rằng, việc tích hợp hệ thống của Trung Quốc vào cấu trúc hạ tầng quốc phòng NATO là “không thể”.

“NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một trong số quan chức NATO nói.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang sống ở London cho biết, Ankara có thể tạo ra một “hệ thống độc lập”, tuy nhiên, nó sẽ là “vô ích”. Khoảng một nửa số tiền để xây dựng hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ là kinh phí của Liên minh NATO và chúng là một phần của liên minh phòng không trên mặt đất.

Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm ngoái đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).

Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một thách thức chính trị đối với các đồng minh phương Tây. “Rõ ràng đó là một cái gật đầu với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), và bây giờ Thổ Nhĩ Kỳ không thể được coi là một đồng minh trung thành, như đã từng xảy ra trước đây”, đại sứ NATO và Liên minh Châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

SCO gồm có các thành viên, Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikizstan và Uzbekistan. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã được nhận là đối tác đối thoại trong SCO. Năm nay, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng, đất nước của ông sẽ cố gắng để trở thành thành viên của SCO, một tổ chức được xem như là đối thủ của NATO.

Thế nhưng không ít nhà phân tích cho rằng, việc ký kết một hợp đồng với Tập đoàn nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) không có nhĩa là nó sẽ có hiệu lực và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ dự trên nền tảng công nghệ của Trung Quốc.

“Tại thời điểm này, sau khi công bố người thắng cuộc, sẽ phải mất khoảng hai năm để đàm phán trước khi hợp đồng được ký kết. Đã có một số trường hợp, hợp đồng được ký kết với người không chiến thắng. Thậm chí kể cả sau khi ký hợp đồng, chương trình vẫn bị hủy bỏ. Khả năng này là có thể xảy ra”, một trong các chuyên gia khẳng định.

Trước đó, hôm 26/9 Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo chọn hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000, phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa HQ-9 của CPMIEC làm hệ thống phòng không mới của nước này, bỏ qua các hệ thống phòng không cùng chức năng và ngang tầm của Nga, Mỹ và Châu Âu.

Sau khi thông tin này được đưa ra, Nhà Trắng ngay lập tức đưa ra phản ứng đối với quyết định của Ankara.

“Chúng tôi bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về các cuộc thảo luận hợp đồng giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với một công ty đang bị Mỹ trừng phạt về một hệ thống tên lửa phòng thủ, vốn không tương thích với các hệ thống của NATO và khả năng phòng thủ chung”, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ chó biết.

Xem ra Mỹ vẫn chưa để yên cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc dừng lại ở mức độ phản ứng và “các cuộc thảo luận về vấn đề này của chúng tôi sẽ còn tiếp tục”, vị phát ngôn này nói.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Mỹ tăng sức mạnh bằng tên lửa SM-6

(Vũ khí) - Để tăng cường khả năng phòng thủ, Hải quân Mỹ đã quyết định ký kết với với công ty Raytheon trang bị thêm gần 100 quả tên lửa SM-6.

Thông tin trên được ASDNews ngày 1/10 cho hay. Theo đó, những tên lửa này sẽ được trang bị cho các chiến hạm của Hải quân Mỹ trong việc bảo vệ các khu vực xa trước sự tấn công của các máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương. "SM-6 là một tên lửa phòng thủ hạm đội có thể làm thay đổi thế trận, và chúng tôi đang nỗ lực biên chế hoạt động chúng trong năm nay", ông Wes Kremer, Phó chủ tịch Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Raytheon cho biết.
SM-6 được phát triển trong khuôn khổ chương trình ERAM (Extended Range Active Missile) đã được bắt đầu từ năm 2004 dựa trên thân và động cơ của tên lửa phòng không SM-2 Block-IVA và được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu, hệ thống dẫn đường mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120D.
Tên lửa SM-6 khai hỏa Tên lửa SM-6 sử dụng nhiên liệu đẩy rắn, được phóng trên tàu nổi và có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo, như một sự bổ sung cho tên lửa Standard Missile-3. Tên lửa SM-6 được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk.41 và sử dụng công nghệ kích nổ hiện đại. Khả năng dẫn đường theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.
SM-6 có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, đường kính 0,53m, sải cánh 1,57m, đầu đạn khi nổ sẽ phóng thành từng mảnh tạo nên hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao. Tên lửa có tầm bắn 240km, trần bay cao 33km và đạt tốc độ hành trình mach 3.5 (tương đương 4.200 km/giờ). Hệ thống dẫn đường của tên lửa sử dụng cả chế độ điều khiển chủ động, bán chủ động và quán tính.
Tên lửa SM-6 được dẫn hướng thông qua 3 giai đoạn, giai đoạn đầu sau khi rời ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ, tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu phóng, giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính. Giai đoạn thứ hai, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu Aegis, giai đoạn cuối tên lửa kích hoạt radar chủ động để tấn công mục tiêu.
Tên lửa được trang bị đầu nổ phân mảnh Mk-125 cho phép đánh chặn hiệu quả các mục tiêu. SM-6 được thiết kế hoạt động theo nguyên tắc “bắn-quên”, cho phép tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.
Ngoài ra, SM-6 cung cấp khả năng phòng thủ vượt ngoài giới hạn đường chân trời, radar chủ động cho phép tên lửa tiếp tục truy theo mục tiêu ngay cả khi mục tiêu đã vượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực.
Tên lửa SM-6 còn cung cấp khả năng chống tác chiến đường không cả trên biển lẫn trên đất liền. Ngoài ra, nó còn có khả năng cung cấp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Hải quân Mỹ có kế hoạch sẽ mua tổng số 1.800 tên lửa SM-6 từ nay đến năm tài khóa 2024.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Krasuha-2 Việt Nam quan tâm 'chọc mù' radar giám sát trên không

(Quốc phòng Việt Nam) - Theo các phương tiện truyền thông Nga, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống gây nhiễu thế hệ mới do Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant của Nga phát triển. Trong đó, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến 1L269 Krasuha-2 mới được Quân đội Nga đưa vào trang bị trong thời gian gần đây.



Theo những thông tin sơ bộ, 1L269 Krasuha-2 là trạm chế áp điện tử kết hợp module gây nhiễu mặt đất chuẩn hóa dùng để bảo vệ các mục tiêu trước radar hàng không trong đội hình các tiểu đoàn tác chiến điện tử. Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước và bắt đầu trang bị trong năm 2009. Các chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasukha vẫn được Nga giữ bí mật, chỉ biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant.
Hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến 1L269 Krasuha-2 Một hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến hơn đó là phiên bản mới 1L269 Krasuha-4, có tầm hoạt động 150-300 km. Trong đó, 4 hệ thống Krasuha-4 đầu tiên vừa được Quân đội Nga và phiên bản Krasuha-2 sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo giới chuyên gia quân sự Nga, hệ thống gây nhiễu 1L269 Krasuha-2 được phát triển từ học thuyết quân sự sau vụ xung đột Nam Ossetia - một cuộc chiến mà gần như Nga không sử dụng hệ thống tác chiến điện tử (EW) và một phần quan trọng khác, Không quân Nga đã thất bại ở mặt trận trên không khi một số máy bay ném bom Tu-22 và máy bay cường kích Su-25, máy bay ném bom Su-24 của họ bị phòng không Gruzia bắn rụng do không được hỗ trợ bởi các hệ thống gây nhiễu, tác chiến điện tử bảo vệ máy bay.
Kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh vẻn vẹn trong 5 ngày nhưng đã để lại tổn thất không nhỏ đó đối với Không quân Nga đã buộc quân đội nước này phải nhìn nhận lại vai trò quan trọng của các hệ thống gây nhiễu và tác chiến tối tân trong môi trường chiến tranh hiện đại. 1L269 Krasuha-2 được bắt tay phát triển từ đó.

1L269 Krasuha-2 hoạt động giống nguyên tắc chung của một trạm tác chiến điện tử, đó là thu tín hiệu phát ra từ đối phương, sau đó định vị vị trí và tiến hành bức xạ sóng vô tuyến (gây nhiễu sóng vô tuyến) với công suất cao, chế áp các hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống kiểm soát, thông tin liên lạc và tình báo của đối phương, cũng như làm thay đổi chất lượng tin tức, chất lượng đường truyền và tạo ra một môi trường truyền sóng hỗn độn với sự lấn át về công suất do trạm phát sóng vô tuyến điện tử phát ra, bảo vệ các hệ thống điện tử của mình trước những tác động từ các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương.

Tổ hợp tác chiến điện tử tối tân 1L269 Krasuha-2 cũng mới chỉ được Nga giới thiệu lần đầu tiên dưới dạng mô hình thu nhỏ ở triển lãm quốc phòng LIMA 2013 diễn ra ở Malaysia vào cuối tháng 3 vừa qua. Trong đó, nhà sản xuất giới thiệu rằng, tổ hợp gây nhiễu và tác chiến điện tử này có khả năng "bịt mắt" các hệ thống radar hàng không hiện đại, bao gồm cả máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS).

Trong tương lai gần, với sự xuất hiện của của hệ thống gây nhiễu và tác chiến điện tử tiên tiến như Krasuha-2 trong quân đội ta, nó sẽ tạo ra một lớp "áo choàng điện tử" để bảo vệ tránh bị phát hiện cũng như góp phần tăng cường đáng kể khả năng phòng tránh và chống trả của các lực lượng, đơn vị chiến đấu, đặc biệt là khả năng chiến đấu của những đài radar phòng không, các tiểu đoàn tên lửa phòng không tiên tiến như S-300, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P... sẽ được tăng lên đáng kể.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ mua HQ-9 để đề phòng chiến tranh với Israel?

Thứ hai 07/10/2013 15:10
ANTĐ - Ngày 05-10 vừa qua, tờ “Kommersant” của Nga đã có bài viết mang tiêu đề: “Một khi Thổ Nhĩ Kỳ và Israel xung đột, NATO có thể ngăn chặn hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ”, nội dung là những phát biểu của ông Atila Sander Keller, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Bilgesam - Thổ Nhĩ Kỳ.

Bài viết đặt vấn đề, vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại tin tưởng vào hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ-9 (HQ-9) của Trung Quốc mà không phải là hệ thống Patriot của Mỹ, hệ thống S-300 của Nga và hệ thống Aster-30 của châu Âu? Ông Sander Keller cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định hợp tác với Trung Quốc để sản xuất hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (phiên bản xuất khẩu là FD-2000).
Ông Sander Keller đã chỉ ra, nguyên nhân đầu tiên là vì yếu tố chất lượng. Hệ thống HQ-9 hoàn toàn không giống với Patriot của Mỹ hay S-300 của Nga, nó có thể phát hiện và tiêu diệt những loại tên lửa mà radar “thông thường” không thể nhận biết được. Ngoài ra, quyết định này còn bị chi phối bởi nguyện vọng phát triển công nghiệp quốc phòng của nước sở tại và những điều khoản hợp tác sản xuất và chia sẻ công nghệ hấp dẫn mà phía Trung Quốc đưa ra.
Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ yếu tố kinh tế, trong đó có 2 khía cạnh chủ yếu. Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đưa ra mức giá chào thầu thấp hơn nhiều so với 3 hệ thống của Nga, Mỹ và châu Âu. Kế hoạch sản xuất mà Trung Quốc đưa ra mời chào Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất hấp dẫn. Khoảng 40% số lượng thành phẩm sẽ sản xuất trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và các công ty chế tạo vũ khí của nước này được phép tham gia vào quá trình này.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng hệ thống phòng không HQ-9 Trung Quốc tính năng cao hơn Patriot và S-300?


Người Trung Quốc đồng ý chuyển giao các kỹ thuật toàn diện cho Thổ Nhĩ Kỳ, từ chế tạo linh kiện, dây chuyền sản xuất đến công nghệ điều khiển. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao nhất là công nghệ trinh sát, phát hiện và dẫn đường bằng vệ tinh. Thông qua hợp tác với Trung Quốc, các nhà chế tạo vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tích lũy được kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Nguyên nhân thứ 3 là do yếu tố chính trị. Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng ngỏ ý mua rất mua các hệ thống phòng không của Mỹ nhưng đã bị Quốc hội nước này phản đối. Ngoài ra họ cũng đề đạt nguyện vọng mua máy bay tấn công không người lái MQ-1 Predator, nhưng cũng không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển hướng sang các nhà xuất khẩu vũ khí khác, không cần phải dài cổ đợi Quốc hội Mỹ phê duyệt rồi gạt bỏ.
Khi phóng viên của “Kommersant” hỏi về vấn đề liệu hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc có hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về an ninh quốc gia, ông Sander Keller cho biết, hệ thống HQ-9 hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này. Cuối cùng, ông chỉ ra nguyên nhân thứ 4 là, nếu lựa chọn các hệ thống của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải chịu nhiều chế ước, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ thù địch giữa họ và Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ sợ NATO sẽ “bênh” Israel để ngăn cản hệ thống phòng không của họ tấn công máy bay Israel? (Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Israel)


Ông Keller cho rằng, một khi Thổ Nhĩ Kỳ và Israel xung đột quân sự, Mỹ không bao giờ để Israel lâm vào vòng nguy hiểm, NATO có thể thông qua điều khiển xa để ngăn cản họ khởi động các hệ thống tên lửa phòng không của mình để đánh trả các máy bay chiến đấu Israel. Vì vậy, Ankara hy vọng có thể sở hữu và sử dụng một hệ thống phòng không độc lập và đáng tin cậy, có khả năng tự bảo vệ cho mình, không bị lệ thuộc vào bất cứ nước nào.
Ông Keller phân tích, phương Tây rất không hài lòng với quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này cũng đem lại cho Ankara rất nhiều phiền phức và nó đã xuất hiện ngay khi họ đưa ra quyết định. Mỹ và NATO kiên quyết cho rằng, HQ-9 không thể tích hợp với hệ thống phòng không tập thể của NATO, tuy nhiên, điều này không phải là không có cách giải quyết. Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc có thể xây dựng các phần mềm để tích hợp hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 vào hệ thống phòng không nước mình.
Ông Keller nhấn mạnh, luật pháp quốc tế không có bất cứ điều khoản nào cấm nước này mua sắm các hệ thống phòng không do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, hiện nay hai bên mới có các thỏa thuận hợp tác, trước khi đạt thành một hợp đồng chính thức, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể xem xét lại các đề nghị của phía Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ukraine phát triển biến thể Kolchuga mới

10:45 PM, 09/10/2013, Views: 0 | By VNH

VietnamDefence - Ukraine có tiềm lực khoa học mạnh, cho phép hiện đại hóa và chế tạo những mẫu trang bị trinh sát kỹ thuật mới.
Trong số các thành tựu của các nhà khoa học Ukraine phải nói đến biến thể hiện đại hóa của trạm trinh sát kỹ thuật Kolchuga-М và Kolchuga-KE.

Các biến thể hiện đại hóa của trạm trinh sát kỹ thuật Kolchuga tuy không dùng để tiến hành trinh sát vô tuyến điện tử vì chức năng là trinh sát kỹ thuật, nhưng chúng vẫn nằm trong biên chế của đơn vị trinh sát vô tuyến điện tử.

Trạm có khả năng hoạt động ở chế độ tự động, với khả năng truyền thông tin tình báo thu được đến các cơ quan chỉ huy quân đội và các đơn vị độc lập. Trạm cũng có khả năng hoạt động trong hệ thống trinh sát vô tuyến điện thống nhất của quân đội.

Hệ thống kiểm soát tình hình vô tuyến điện tử Kolchuga bảo đảm phát hiện, phân tích tín hiệu bức xa xung và bức xạ liên tục và nhận dạng hầu như tất cả các nguồn bức xạ vô tuyến được biết hiện này lắp trên các phương tiện mang mặt đất, mặt nước và trên không, cũng như thực hiện chức năng báo động sớm cho hệ thống phòng không quốc gia và yểm trợ thông tin cho các quân binh chủng.

Tại khu vực kiểm soát, trên toàn bộ dải tần, hệ thống bảo đảm phát hiện hiệu quả đồng thời và đo các tọa độ mục tiêu ở cự ly đến 600 km, bám và dựng các tuyến di chuyển của đến 200 mục tiêu bay ở phạm vi vòng tròn trong tầm nhìn thẳng.

Trạm Kolchuga do công ty quốc doanh Topaz ở thành phố Donetsk phát triển và sản xuất. Kolchua được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài. Hệ thống hiện có trong biên chế quân đội các nước Ukraine, Nga, Việt Nam, Gruzia, Turkmenistan, Trung Quốc, Ethiopia, Ethiopia và Azerbaijan.




Nguồn: sdelanounas.in.ua, ukraineindustrial.inf, 8.10.2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ thử tên lửa đánh lạc hướng vụ HQ-9?

(Vũ khí)- Thổ Nhĩ kỳ vừa tiến hành bắn thử nghiệm tên lửa sản xuất trong nước Hisar-A. Vụ thử được thực hiện trong bối cảnh nước này vấp phải sự phản đối từ Mỹ và các nước đồng minh NATO do mua tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.



Theo trang tin quốc phòng Jane’s, vụ bắn thử tên lửa Hisar-A được tiến hành hôm 6/10 tại thao trường Tuz ở khu vực Tiểu Á. Theo đánh giá về các chỉ số, vụ bắn thử đã thành công và đúng theo các thông số đã tính toán. Hisar-A có thiết kế ống phóng thẳng đứng song trong lần thử nghiệm vừa rồi được bắn ở góc nghiêng.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Hisar-A của Thổ Nhĩ Kỳ
Tổ hợp tên lửa phòng không Hisar-A do công ty Aselan và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chế tạo từ năm 2008 theo một hợp đồng trị giá khoảng 450 triệu USD.
Công ty Aselan chịu trách nhiệm chế tạo radar, hệ thống điều khiển tác chiến và hỏa lực. Công ty Roketsan chế tạo tên lửa và thiết bị phóng.

Theo kế hoạch hiện hành, loại tên lửa phòng không tầm thấp này sẽ bắt đầu được Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào trang bị từ năm 2017. Số lượng đặt hàng ban đầu là 18 tổ hợp và có thể bổ sung thêm 27 tổ hợp nữa.
Ngoài, Hisar-A được cho là có tầm bắn khoảng 10 km, Thổ Nhĩ Kỳ còn nghiên cứu phát triển mẫu tầm trung Hisar-B. Tuy nhiên, hiện chưa rõ tiến độ chế tạo mẫu thứ hai này.

Vụ bắn thử Hisar-A được thực hiện trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/9 quyết định mua các tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000, phiên bản xuất khẩu của HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.
Tổng giá trị hợp đồng được đánh giá vào khoảng 4 tỷ USD. Quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Mỹ và các nước NATO.
Tổ hợp FD-2000, phiên bản xuất khẩu của HQ-9 do Trung Quốc sản xuất
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ngay lập tức bày tỏ lo ngại khi cho rằng loại tên lửa do Trung Quốc sản xuất sẽ không tương thích với hệ thống của NATO và khả năng phòng thủ chung.
Đại sứ NATO và Liên minh châu Âu tại Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đánh giá với việc mua HQ-9 của Trung Quốc, giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ không thể được coi là một đồng minh trung thành.

Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đã vượt qua một loạt đối thủ cạnh tranh gồm Patriot PAC-3 của liên danh Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, S-300 của Nga, SAMP/T Aster 30 của EuroSam.

HQ-9 với phiên bản xuất khẩu DF-2000 là bản sao chép có chỉnh sửa của S-300. Ngoài việc bị NATO phản đối, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp phải một loạt vấn đề về kỹ thuật khi mua tên lửa của Trung Quốc.

Thứ nhất là chất lượng không thực sự bảo đảm. Nghi vấn này hoàn toàn có cơ sở khi ngay cả Trung Quốc cũng không tin dùng HQ-9 do mình sản xuất. Họ chỉ bố trí HQ-9 ở các khu vực kém quan trọng, trong khi vẫn phải nhập khẩu S-300 của Nga để bảo vệ Bắc Kinh và các thành phố lớn.
Ngay cả người Trung Quốc cũng không tin tưởng vào các tổ hợp HQ-9 do mình sản xuất! Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể tích hợp các tổ hợp HQ-9 với hệ thống phòng thủ chung của NATO. Để tích hợp, Thổ Nhĩ Kỳ phải yêu cầu Trung Quốc thay đổi các tham số kỹ thuật cho phù hợp với các tiêu chuẩn NATO.
Tuy nhiên, bước đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ cần làm là đề nghị NATO cung cấp các số liệu kỹ thuật về hoạt động của các thiết bị để chuyển cho phía Trung Quốc. NATO khó có thể chấp nhận việc tự nguyện chuyển giao các thông tin thuộc loại tuyệt mật cho Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các tổ hợp HQ-9 được thiết kế để có thể nhận biết địch-ta khác với các hệ thống NATO. Trong số “kẻ địch” được nạp trong bộ nhớ của HQ-9, chắc chắn có các máy bay do Mỹ sản xuất như F-16 hay F-4.
Được biết, Không quân Thổ Nhỹ Kỳ có 227 máy bay tiêm kích F-16C/D Fighting Falcon, 152 F/RF-4E Phantom II và F/NF-5A/B Freedom Fighter do Mỹ sản xuất.

Để không bắn nhầm “quân ta”, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải thay đổi mã số của hệ thống nhận biết địch-ta trên HQ-9.
Một lần nữa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó nhận được cái gật đầu của NATO đồng ý để lộ các thông tin về hệ thống mã số và trao đổi thông tin. Và trong trường hợp này, Trung Quốc cũng không thể hiệu chỉnh được HQ-9.


Nga tăng cường khả năng phòng không cho Moscow bằng S-400

(Lực lượng vũ trang) - Để tạo nên thế trận phòng không hoàn hảo cho Moscow, quân đội Nga tiếp tục triển khai thêm một trung đoàn tên lửa S-400, nâng tổng số hệ thống S-400 được triển khai tại Moscow lên 3 trung đoàn.



Thông tin trên được hãng tin Nga Ria Novosti cho biết. Quân đội Nga cho biết, việc triển khai S-400 lần này là tăng cường các lực lượng phòng thủ bầu trời, trực chiến sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow, nơi có các mục tiêu chính trị quan trọng hàng đầu của nước Nga. Quân đội Nga thông báo rằng việc triển khai trung đoàn tên lửa phòng không S-400 sẽ được thực hiện vào cuối năm 2013.
Hệ thống tên lửa S-400 Theo tin từ quân đội Nga, Trung đoàn S-400 đầu tiên bắt đầu trực chiến vào năm 2007 cách không xa thành phố Elektrostal, ngoại ô Moscow. Đến nay, quân đội Nga đã thành lập 5 trung đoàn S-400: 2 ở ngoại ô Moscow, 1 Hạm đội Baltick, 1 ở Hạm đội Thái Bình Dương va 1 ở Quân khu Miền Nam. Mỗi trung đoàn được biên chế 2 tiểu đoàn S-400, mỗi tiểu đoàn có 8 xe bệ phóng.
Hồi giữa tháng 9/2013 vừa qua, nằm trong kế hoạch triển khai S-400, quân đội Nga quyết định sẽ triển khai một số hệ thống phòng không S-400 áp sát biên giới Trung Quốc. Một đại diện quân đội Nga cho biết thêm, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong năm 2013.
Việc triển khai này cùng với việc thành phố cảng Nakhodka gần Trung Quốc và Triều Tiên được triển khai hệ thống S-400 từ năm 2012, những trung đoàn này sẽ kết hợp với các tổ hợp S-400 khác đã được triển khai trước đó ở Khu vực Moscow và lãnh thổ Baltic, thuộc Kaliningrad tạo thành một thế trận hoàn hảo để bảo vệ những khu vực trọng yếu tại Moscow, đồng thời tạo nên sức mạnh phòng không chiến lược trên vùng giáp ranh với Trung Quốc và Triều Tiên.
S-400 được NATO gọi là SA-21 Growler, là hệ thống phòng không được kỳ vọng đặt những viên gạch đầu tiên cho kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020.
S-400 hay S-400 Triumph là phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa S-300, với tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot MIM-104 của quân đội Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện tại và tương lai, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh và máy bay giám sát radar và máy bay điều khiển. S-400 có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống Aegis 4.0 của Mỹ liên tiếp hạ gục tên lửa đạn đạo

Thứ hai 07/10/2013 09:38
ANTĐ - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên chiến hạm Mỹ, lại một lần nữa chứng minh tính hiệu quả, khi đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo.

Ngày 4-10 vừa qua, Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie. Trong cuộc thử nghiệm diễn ra vào lúc 1h33 ngày 4-10 trên biển Thái Bình Dương, một quả tên lửa đạn đạo tầm trung được phóng đi từ bãi thử nghiệm tên lửa Thái Bỉnh Dương đặt ở Kauai - Hawaii, đã bị tuần dương hạm này đã bắn hạ.
Ngay sau khi quả tên lửa đạn đạo tầm trung này được phóng lên và bay theo hướng tây bắc vào biển Thái Bình Dương, radar phòng thủ tên lửa trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie đã lập tức phát hiện và theo dõi hành trình của nó, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên chiếc CG-70 lập tức phóng 1 quả tên lửa đánh chặn SM-3 tiêu diệt gọn mục tiêu.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lần thử nghiệm này Mỹ đã sử dụng hệ thống Aegis thế hệ mới 4.0, đây cũng là lần thử nghiệm thành công thứ 5 liên tiếp của phiên bản này. Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis là bộ phận phóng từ trên biển trong tổng thể hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, chuyên đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung. Từ năm 2002 đến nay, các hệ thống này đã thử nghiệm 34 lần đạt tỷ lệ thành công rất cao là 28/34.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis 4.0 trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie đã liên tiếp thử nghiệm thành công 2 vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo



Tháng 9 vừa qua, Mỹ cũng đã thử nghiệm thành công 2 vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo, trong đó 1 vụ thử nghiệm hệ thống Aegis trên khu trục hạm DDG-73 USS Decatur vào ngày 10-09, liên thủ đánh chặn với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao, giai đoạn cuối là THAAD. Trong vụ thử nghiệm này, cả 2 hệ thống trên biển và trên đất liền đã đánh chặn thành công 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung, chứng minh sự hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng, nhiều lớp của Mỹ.
Vụ thử nghiệm thứ 2 cũng được thực hiện trên tuần dương hạm CG-70 Lake Erie diễn ra vào ngày 18-09 vừa qua. Tuần dương hạm này đã phóng 2 quả tên lửa SM-3 trong tình huống không biết trước về thời gian và phương vị tấn công của mục tiêu cần đánh chặn. Đây là một cuộc thử nghiệm giống hệt như tình huống thực tế, có độ khó rất cao nhưng một lần nữa, hệ thống Aegis của Mỹ lại chứng minh hiệu quả khi bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu phân ly.


Ít ai chú ý là các bài test thành công của Aegis chỉ chăm chăm diệt tên lửa đạn đạo (ICBM) ?! việc chính của Aegis chỉ có 2 việc chống ICBM và bắn TLAM ngoài ra ko thể thấy được 1 bầy Su hoặc chống lại 1 chiếc cano...v...v :))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cano không bơi đến được đấy đâu mà lo .Nếu tàu ở gần đã cọ 2 ụ Mk 35mm rồi .Con này phải thử nghiệm sm2 thì mới là phòng không hạm đội, mà phóng độ chục quả BM thì Aegis khó nhằn đấy.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Khi nó đánh chặn tên lửa đạn đạo thì không chỉ là phòng không hạm đội nữa rồi.
@ vietminh9X: Hệ thống Aegis còn các vũ khí khác để chống máy bay và tàu chiến. Những hệ thống đó đã được thử nghiệm rồi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khi nó đánh chặn tên lửa đạn đạo thì không chỉ là phòng không hạm đội nữa rồi.
@ vietminh9X: Hệ thống Aegis còn các vũ khí khác để chống máy bay và tàu chiến. Những hệ thống đó đã được thử nghiệm rồi.
Thử nghiệm khi nào, thử nghiệm cũng chỉ là tự TD với nhau thôi ? mời search vài vụ SM-2 bắn nhầm Boing Iran hay CIWS bất lực trước Noor Iran nhé
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cano không bơi đến được đấy đâu mà lo .Nếu tàu ở gần đã cọ 2 ụ Mk 35mm rồi .Con này phải thử nghiệm sm2 thì mới là phòng không hạm đội, mà phóng độ chục quả BM thì Aegis khó nhằn đấy.
Vì khả năng Aegis quá cùi trong lịch sử đã cho thấy, thậm chí còn ko thấy được tàu hàng, bị đâm thủng cả tàu cơ mà, rồi vụ 4 chiếc Su-24/27 bay qua đầu nữa tóm lại khả năng Aegis chỉ dùng bắn TLAM và anti ICBM (chuyện ko bao h xảy ra)
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Vì khả năng Aegis quá cùi trong lịch sử đã cho thấy, thậm chí còn ko thấy được tàu hàng, bị đâm thủng cả tàu cơ mà, rồi vụ 4 chiếc Su-24/27 bay qua đầu nữa tóm lại khả năng Aegis chỉ dùng bắn TLAM và anti ICBM (chuyện ko bao h xảy ra)
Mấy vụ này cụ nói rõ tý.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vì khả năng Aegis quá cùi trong lịch sử đã cho thấy, thậm chí còn ko thấy được tàu hàng, bị đâm thủng cả tàu cơ mà, rồi vụ 4 chiếc Su-24/27 bay qua đầu nữa tóm lại khả năng Aegis chỉ dùng bắn TLAM và anti ICBM (chuyện ko bao h xảy ra)
Chả biết cùi hay không mà các nước như Ngố, Khựa đều ngán và thèm. Chỉ có mấy ông chém gió ở cái nơi chả có gì chê nó như kiểu nho còn xanh lắm.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cano không bơi đến được đấy đâu mà lo .Nếu tàu ở gần đã cọ 2 ụ Mk 35mm rồi .Con này phải thử nghiệm sm2 thì mới là phòng không hạm đội, mà phóng độ chục quả BM thì Aegis khó nhằn đấy.
có cái video bắn mk35 trên utube ai đời bắn cái mục tiêu to bằng nửa cái nhà tầm đâu có mấy trăm mét mà mãi chả trúng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top