[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
nếu đã bị phát hiện thì cái anh này cũng là khắc tinh của tomahawk này
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bạn có biết :D



[FONT=&quot]C75 đã cái tiến.[/FONT][FONT=&quot]
Năm 1993 tiền thân của nó đã hạ tiêm kích Su 27 của không quân Nga

[/FONT]Chính xác:


0-Abkhazian là một nước cộng hòa độc lập (có 1 ít lực lượng không quân riêng), được công nhận bởi Nga ,Nicaragua , Venezuela , Nauru , Tuvalu, một phần của Nam Ossetia đều thuộc Georgia (Gruzia), năm 2008 đánh nhau cũng có thằng này tham chiến bên Nga.
1-Su-27 bị bắn hạ là Su-27P, do pilot Nga lái (thuê hoặc trợ giúp, vì Nga hỗ trợ Abkhazian ly khai).
2-Su-27P là phiên bản đầu tiên chiến đấu chuyên A2A nên ko có cảm biến A2G, tuy có RWR L006 nhưng non jammer pod (vd L005), chỉ có chaff-flare để đối đầu A2A, do vậy bị SAM-2M bắn hạ là chuyện đương nhiên (loại này SARH nên non L-005 coi như chết chắc, chaff không đánh lừa được nó)
3-Su-27P bị bắn hạ khi đang truy đuổi Su-25 Georgia, Su-27P tuy được trang bị radar N001 như các bản về sau, nhưng A2A dựa vào R-73 IR seeker + IRST OEPS-27, tuy nhiên dù có N001 FCR thì cũng không có khả năng chống lại SAM vì Su-27P/PU/SK (trừ Su-27SKM/SM) cũng chỉ A2A là chính, non A2G radar N001 có khả năng lock down/shotdown (đối với mục tiêu fighter/heli bay thấp) nhưng vô dụng khi quét bề mặt đất dễ bị nhiễu loạn, do thiếu mode SAR)
4- chỉ có 1 pilot thiệt mạng là thiếu tá Vaclav Alexandrowich Shipko
5-Loại S-75M cải tiến đã bắn hạ Su-27P
6-Cũng chính S-75M đã bắn hạ 2 chiếc F-15E (lưu ý loại này chuyên A2G nên jamming pod/ECM, RWR đầy đủ để bảo vệ) trong Desert Storm 1991.

Có thể phán rằng, S-75 vẫn sẽ là khắc tinh của máy bay chiến đấu trong tương lai...




http://pvo.guns.ru/book/cast/georgia.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/Abkhazian_Air_Force
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cái ảnh trên tưởng là của đội bay biểu diễn rơi ở pháp chứ nhể
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Buk-M2E: “điểm tựa” cho Syria chống Tomahawk

(Kienthuc.net.vn) - Với khả năng bắt mục tiêu bay thấp rất tốt, độ chính xác cao, tấn công đồng thời nhiều mục tiêu… Buk-M2E được xem là "át chủ bài" của Syria chống Tomahawk.



Tomahawk đã rất thành công trong vai trò kẻ lĩnh ấn tiên phong trong các cuộc chiến gần đây do Mỹ và đồng minh phát động. Tuy nhiên, nếu được dùng tại Syria thì loại tên lửa hành trình khét tiếng của Mỹ sẽ phải đối mặt với một hậu duệ xuất sắc của hệ thống phòng không “3 ngón tay thần chết” do Liên Xô/ Nga phát triển.
Nga đã chuyển gia số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 (có nguồn tin cho là khoảng 48 hệ thống) và sau đó lần đầu xuất hiện trong cuộc tập trận của Quân đội Syria vào năm 2012.
Hậu duệ của “3 ngón tay thần chết”
Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E là biến thể mới nhất trong “gia đình” họ tên lửa Buk (cây sồi). Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.
Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “3ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông. Biến thể đầu tiên của hệ thống Buk là 9K37 (NATO định danh là SA-11). Đến 9K-317 “Buk-M2” là kết quả của rất nhiều lần cải tiến, nâng cấp, nó được phương Tây định danh là SA-17 Grizzly. Biến thể xuất khẩu của Buk-M2 chính là 9K-317E Buk-M2E hay còn được gọi là Ural – được bán cho Syria.
Hệ thống phòng không Buk là sự phát triển mang tính kế thừa từ 2K12 Kub (trong ảnh).

So với các hệ thống Buk trước kia, Buk-M2E đã mạnh hơn nhiều, đặc biệt về radar và tên lửa. Điều đó càng làm tăng tính “sát thủ” cho một trong những tổ hợp phòng không tầm trung hàng đầu thế giới. Việc sở hữu được nhiều tổ hợp này đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng phòng không Syria. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại, khi Damascus phải đang đối diện với nguy cơ từ một cuộc tấn công đến từ Mỹ và các đồng minh Nato.
Nếu chiến tranh Syria bùng nổ thì gần như có thể chắc chắn, Mỹ sẽ lại khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk bên cạnh chiến thuật chế áp phòng không đối phương (SEAD) để mở màn. Trong hoàn cảnh đó, Buk-M2E có thể là vũ khí lợi hại để đánh bại Tomahawk và chiến thuật SEAD. Để trả lời câu hỏi, tại sao Buk-M2E lại có khả năng như vậy thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn về tổ hợp này.
“Mổ xẻ” thành phần Buk-M2E
Cấu trúc đầy đủ của tổ hợp Buk-M2E gồm 2 phần: phần chiến đấu và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu.
- Phần chiến đấu tiêu chuẩn gồm: xe chỉ huy 9S510E; một xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; một xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.
- Phần đảm bảo chiến đầu gồm: xe trở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1....
Xe chỉ huy 9S510E.

Trong phần chiến đấu của tổ hợp, xe chỉ huy 9S510E giữ vai trò trung tâm điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác. 9S510E có nhiệm vụ tự động thu thập, xử lý, đánh giá và hiển thị tình báo đường không trong vùng trời trực ban cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp, trên cơ sở đó tổ chức quản lý chặt chẽ các mục tiêu bay để phân công và chỉ huy các xe chiến đấu trong tổ hợp tiêu diệt.
Xe chỉ huy 9S510E thu thập tình báo đường không từ mạng tình báo xa và mạng tình báo nội bộ gồm xe radar trinh sát nhìn vòng 9S18M1-3E, xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp 9S36E và các radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa trên 6 xe phóng 9A316E. Việc phân công và chỉ huy xạ kích tốp mục tiêu cho các xe phóng có thể được xe 9S510E thực hiện theo 2 phương pháp bằng tay và tự động. Xe chỉ huy cũng đóng vai trò theo dõi, đánh gia và phân tích kết quả sau khi tên lửa được khai hỏa.
Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E.

Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E là tổ hợp radar tự hành sử dụng băng sóng cm để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến. Ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức khe phẳng, có chế độ quét không phận kết hợp giữa quét chùm điện tử và quét cơ khí. 9S18M1E có thể phát hiện các mục tiêu cách nó 160km. Radar làm việc theo chế độ quét thường xuyên hoặc luân phiên tùy vào yêu cầu nhiệm vụ.
Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E sử dụng băng sóng cm có công dụng chính để tìm kiếm, phát hiện, bám đuổi, chiếu xạ các mục tiêu bay thấp hoặc cực thấp cho tên lửa trang bị đầu dẫn radar bán chủ động bám sát mục tiêu ở giai đoạn cuối và điều khiển tên lửa bằng lệnh hiệu chỉnh vô tuyến ở giai đoạn hành trình.
Khối ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức pha gắn trên cần nâng dài 21m, có chế độ quét chùm điện tử trên hai mặt phẳng kết hợp với việc điều chỉnh phương vị quét cơ khí.
Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E.

Radar có thể cùng lúc phát hiện được 10 mục tiêu, bám sát và điều khiển tên lửa diệt 4 mục tiêu, với cự ly phát hiện 120km đối ở độ cao 3km, từ 30km tới 35km ở độ cao từ 10m tới 15m. Xe radar 9S36E vận hành theo chỉ lệnh của xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến, cự ly tối đa giữa 2 xe này là 10km.
Xe phóng tự hành 9A317E giữ vai trò cung cấp hỏa lực chính cho cả hệ thống 9K-317E. Xe được trang bị radar đa năng, thiết bị quang truyền hình, ảnh nhiệt bên cạnh thiết bị liên lạc vô tuyến để kết nối với các thành phần trong hệ thống. Bệ phóng có 2 cần phóng, mỗi cần phóng có 2 ray phóng để gắn 2 tên lửa, có thể quay để chỉnh hướng tên lửa về phía mục tiêu theo chỉ lệnh của xe chỉ huy.
Đài radar đa năng thực hiện các chức năng tìm kiếm, phát hiện, nhận diện mục tiêu, tính toán đường bắn, hiệu chỉnh tên lửa sau khi phóng, chiếu xạ hỗ trợ tên lửa bắt mục tiêu ở giai đoạn cuối. Radar đa năng trên xe phóng tự hành 9A317E sử dụng an-ten mảng cưỡng bức pha lái chùm điện tử.
Xe phóng tự hành 9A317E.

Nó có khả năng phát hiện các mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1-2m2 và bay ở độ cao 3km là trên 20km và bay ở độ cao 15m là từ 18-20 km. Radar có thể phát hiện, bắt bám đồng thời 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công 4 mục tiêu. Kính ngắm 2 kênh ảnh nhiệt và quang truyền hình cho phép xe phóng có thể độc lập chiến đấu phòng không trong điều kiện đêm tối, khí tượng phức tạp và bị đối phương chế áp điện tử mạnh.
Thiết bị liên lạc vô tuyến dùng để nhận lệnh từ xe chỉ huy 9S510E, phát tín hiệu phòng không cũng như điều kiển trực tiếp 1-2 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe chỉ huy 9S510E là 10 km, giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe phóng chấp hành 9A316E là 500m.
Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E.

Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E, là xe chấp hành của xe phóng chính 9A317E, có kết cấu bệ phóng tương tự như xe chính. Ngoài 4 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, xe phóng chấp hành 9A316E còn mang theo 4 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng để có thể tiếp đạn cho xe phóng chính ngay trong lúc tác chiến. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng chấp hành 9A316E với xe phóng tự hành 9A317E là 500 m.
Đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E có khả năng tiêu diệt các dạng mục tiêu bay hiện đại như tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay cường kích, tiêm kích, máy bay ném bom chiến lược, trực thăng vũ trang và các loại mục tiêu phản xạ vô tuyến điện từ trên mặt đất, mặt nước.
So với đạn tên lửa của các thế hệ Buk trước, 9M317E vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế cánh hình chữ thập, cánh lái nhỏ sau cánh nâng nhưng cánh nâng của đạn mới ngắn hơn. Đạn có chiều dài và buồng đốt lớn hơn, khối lượng 715kg, chiều dài 5,55m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 0,86m, tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích 1.200 m/s, mức độ quá tải tối đa 24G.
Đạn tên lửa tầm trung 9M317E trên bệ phóng.

Đạn tên lửa 9M317E lắp khối chiến đấu nặng 70kg với bán kính diệt mục tiêu 17m. Đạn lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm: tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar bán chủ động pha cuối). Đạn có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.
Trong chiến đấu, thời gian phản ứng của Buk-M2E từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 8-10 giây. Thời gian chết giữa 2 lần xạ kích liên tục là 12 giây. Cho phép tấn công các mục tiêu có vận tốc tối đa 1.100 m/giây (theo chiều bay tới), có độ quá tải lên đến 12g, số lượng mục tiêu tối đa có thể tấn công cùng một lúc là 24 mục tiêu.Tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay trong pham vi từ độ cao 15m-24km, xa 45km.
Như vậy, qua một số thông số kỹ thuật, tính năng chiến của Buk-M2E, có thể thấy tên lửa Tomahawk nằm trong loại mục tiêu “yêu thích”.
Tác chiến chống Tomahawk
Nếu Tomahawk bay vào vùng hoạt động của Buk-M2E thì nó sẽ bị phát hiện muộn nhất khi cách tổ hợp này vài cục km. Vì cho dù bay thấp, tiết diện phản xạ sóng radar không lớn và sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến nhưng nó lại phải đối mặt với hệ thống radar mạnh 9S18M1E và 9S36E chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay thấp và cực thấp.
Một khi đã bị phát hiện thì rất ít cơ hội cho Tomahawk có thể tự thoát thân bằng tốc độ cận âm hoặc trần bay “sát đất” của nó. Tomahawk chỉ có thể trông chờ vào việc Buk-M2E bắn trượt hoặc hết đạn tên lửa. Nhưng xác suất tiêu diệt các loại tên lửa chỉ bằng một quả đạn duy nhất của Buk-M2E luôn trên 50%.
Với Buk-M2E, nếu người Syria có chiến thuật phù hợp, tinh thần vững, kỹ năng vận hành tốt thì việc bắn hạ Tomahawk không còn là "thách thức khó nhằn".

Trong khi một tổ hợp Buk-M2E có một số lượng đạn tên lửa không hề ít. Phần chiến đấu đầy đủ có thể có tối đa 72 quả đạn tên lửa (24 quả ở các xe phóng tự hành 9A317E ) với 12 bệ phóng luôn sẵn sàng và nó có thể tấn công đồng thời nhiều tên lửa Tomahawk.
Các tổ hợp Buk đầu tiên đã được thiết kế với khả năng “hit and run” (đánh và chạy) tương tự như hệ thống S-300V cùng thời đó. Tổ hợp Buk-M2E chỉ mất vỏn vẹn 5 phút để triển khai tác chiến và rút khỏi trận địa. Ở biến thể bánh xích nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa 65 km/h. Điều này khiến gây khó khăn cực lớn cho các vũ khí đối kháng và gần như không thể xảy ra khả năng Buk-M2E bị tấn công ngược bởi Tomahawk, một loại tên lửa chủ yếu tấn công các mục tiêu cố định (biến thể Block IV của Tomahawk có khả năng tấn công mục tiêu di động rất hạn chế).

Tổ hợp hoạt động được bất kể ngày hay đêm, trong thời tiết có nhiệt độ có thể từ -50 đến 50 độ C, độ ẩm 98 %, tốc độ gió 30m/s và ở độ cao tối đa 3.000m so với mực nước biển. Do vậy nó có thể tác chiến tốt khi các tên lửa Tomahawk được phóng chủ yếu vào ban đêm như Mỹ thường làm. Buk-M2E cũng không gặp quá nhiều khó trong việc chốt giữ và triển khai chiến đấu ở những khu vực khắc nghiệt, khó khăn nhờ khả năng “chịu khổ” cực tốt này.
Buk-M2E của Syria trong cuộc tập trận năm 2012.

Buk-M2E được tạo ra để chiến đấu trong điều kiện bị đối phương chế át mạnh về điện tử và hỏa lực. Vì vậy, nó sẽ vẫn lợi hại khi bị đối phương áp dụng chiến thuật SEAD.
Buk-M2E rõ ràng không chỉ là một vũ khí lợi hại chống Tomahawk mà còn góp phần tạo ra một hệ thống phòng thủ đường không mạnh mẽ cho Syria. Chúng rất nhanh gọn, khả năng chiến đấu có thể kết hợp với các hệ thống phòng không di động khác linh hoạt, bù lấp, hỗ trợ kịp thời vào các khoảng trống của hệ thống phòng không khi bị chọc thủng cũng như bảo vệ các tổ hợp phòng không chiến lược của Syria, vốn là các hệ thống cố định như S-75, S-125, S-200 (và ngay cả khi Syria có S-300 và HQ-9 thì chúng cũng cần được bảo vệ khi bị tấn công tầm thấp và dồn dập).
Tổ hợp phòng không này có thời gian khai thác nên tới 20 năm. Tên lửa 9M317E được lắp ráp nguyên khối từ nhà máy và bảo quản trong tình trạng sẵn sàng đưa vào khai thác bên trong thùng chứa tên lửa trong suốt vòng đời khai thác 10 năm mà không cần can thiệp kiểm tra kỹ thuật từ bên ngoài. Đó là sức bền quý giá với các nước có khả năng bảo dưỡng vũ khí hiện đại hạn chế như Syria.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran tích hợp tên lửa “nhái” SA-2 vào S-200

(Kienthuc.net.vn) - Iran đang thực hiện kế hoạch táo bạo, tích hợp tên lửa được chế tạo dựa trên SA-2 vào hệ thống tên lửa tầm xa S-200 do Liên Xô sản xuất.



Hãng thông tấn Fars dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Phòng không Iran Farzad Esmayeeli, nước này đang “cấu trúc lại” hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 do Nga sản xuất.
Theo đó, nước này dự định tích hợp tên lửa đối không Sayyad 2 vào hệ thống S-200. Sayyad 2 được Iran tự nghiên cứu phát triển dựa trên loại đạn tên lửa của hệ thống S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) của Liên Xô (Nga) và chịu ảnh hưởng thiết kế tên lửa Hồng Kỳ 2 (Trung Quốc), HAWK và Standard (Mỹ) hiện có trong trang bị nước này.
Iran bắn thử nghiệm tên lửa đối không Sayyad 2.

Đạn tên lửa Sayyad 2 có tầm bắn tối đa tới 200-350km, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động hoạt động ở pha cuối. Sayyad 2 được thử nghiệm thành công lần đầu vào tháng 4/2011.
S-200 được xem là hệ thống phòng không tầm xa đóng vai trò chiến lược của Iran được dùng để tấn công tiêu diệt máy bay ném bom hạng nặng của đối phương ở độ cao trung – cao.
Việc tích hợp tên lửa hệ khác vào hệ thống S-200 là điều chưa bao giờ được bất kỳ quốc gia nào ứng dụng. Nó sẽ có nhiều điểm khác biệt về hệ thống điều khiển, không rõ Iran sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?
Tướng Esmayeeli cho biết thêm rằng, Iran sẽ sớm thử nghiệm hệ thống Bavar 373 được miêu tả là biến thể tên lửa tầm xa S-300 do Iran chế tạo.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 lần đầu tiên “lộ” thông số chiến đấu

Thứ hai 09/09/2013 07:29
Tại triển lãm MAKS-2013, Cục Thiết kế công cụ Tula lần đầu tiên hé lộ cơ cấu điều khiển của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-S1. Theo lời tổng công trình sư Yuri Nikitin, cơ cấu phối hợp của Pantsir cho phép 6 xe phóng có thể phối hợp tác chiến trong khi hành tiến với hiệu quả tác xạ cao






“Chúng tôi từng gặp khó khăn, trên nền tảng xe cơ động rất khó có thể vừa đi vừa bắn trúng mục tiêu bay của đối phương”, ông Y. Nikitin cho biết. Để khắc phục điểm yếu này, Pantsir-S1 đã được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực đăc biệt cho phép điều khiển chính xác đạn tên lửa phòng không phóng lên trong điều kiện hành tiến. Ngoài ra, kênh liên kết giữa các xe phóng sẽ giúp mở rộng phạm vi bảo vệ hiệu năng tiêu diệt mục tiêu.
Tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S1.
“Các xe phóng không chỉ nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ hệ thống ra-đa tự thân, mà còn thông tin từ các xe phóng khác giúp giảm thời gian phản ứng. Theo nguyên lý này, khi phát hiện mục tiêu, một xe phóng sẽ chiếu ra-đa chỉ thị, còn các xe khác thì không để tránh khả năng bị can nhiễu hoặc trùng lặp mục tiêu”, Tổng công trình sư của Cục Thiết kế công cụ Tula cho biết.
Ở chế độ chiến đấu phối hợp, các xe phóng có thể hỗ trợ nhau ở khoảng cách 10km. Kênh thông tin truyền dẫn giữa các xe phóng Pantsir-S1 có thể là kết nối không dây hoặc cáp quang hữu tuyến. Tổ hợp Pantsir-S1 (tên NATO là SA-22 Greyhound) được đưa vào trang bị cho quân đội Nga từ tháng 3-2010. Tổ hợp này được thiết kế để hỗ trợ, bảo vệ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 hoặc tạo ô phòng tầm ngắn không hành tiến cho cho các đơn vị tăng-thiết giáp cơ động.
Tổ hợp Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương.


Pansir S1 biên chế trong quânđội Nga


Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 gồm ra-đa phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt (sử dụng khi bị đối kháng điện tử mạnh). Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E. Ở tầm xa, Pantsis sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km, còn đối với các mục tiêu bay thấp tiếp cận mục tiêu, nó sẽ “làm mồi” cho phóng phòng không bắn nhanh.
Ngoài được biên chế trong không quân Nga, Pantsir-S1 hiện có mặt trong biên chế nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện, một số quốc gia Đông Nam Á cũng đang quan tâm tới dòng vũ khí phòng không tầm thấp này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lực lượng phòng không Syria có xứng là đối thủ của Mỹ (1)?

Thứ hai 09/09/2013 11:33
ANTĐ - Kể từ sau thế chiến thứ 2 đến nay, Syria luôn là một lực lượng mạnh mẽ trên "trận tuyến" chống Israel, quân đội Syria cũng tham dự đầy đủ các cuộc chiến tranh Trung Đông. Tuy họ cũng bị nhiều tổn thất nhưng cũng học hỏi được không ít kinh nghiệm xương máu trong các cuộc chiến tranh giữa thế giới Ả rập và Israel.

Đối mặt với ưu thế không quân hùng mạnh của Israel, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, người Syria đã từng bước xây dựng một thế trận phòng không cực mạnh. Cho đến trước nội chiến, lực lượng phòng không của Syria tuy không thể coi là tiên tiến nhưng thực sự không thể xem thường. Nếu được tổ chức khoa học và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng khác như không quân, tên lửa bảo vệ bờ biển…, nó đủ sức làm nản lòng máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình của Mỹ.
Từ khi nội loạn bùng phát cho đến nay, đối tượng tác chiến chủ yếu của quân chính phủ là lực lượng phản loạn không có không quân nên lực lượng phòng không chiến lược của Syria vẫn án binh bất động, vì vậy rất khó để biết được thực lực của nó, nhưng khi Mỹ và đồng minh phát động tiến công, lập tức các hệ thống này mới hiển thị uy lực.
Hiện quân đội Syria đã sở hữu các bệ phóng và tên lửa S-300 PMU2 của Nga nhưng không có khả năng tác chiến vì thiếu các hệ thống radar, điều khiển hệ thống, điều khiển hỏa lực… Ngoài ra, trước đây cũng có thông tin cho rằng, Syria đã có các hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc hoặc S-200 cải tiến của Iran nhưng thông tin này không được xác thực và cũng chưa ai thấy chúng xuất hiện.
Tên lửa của hệ thống phòng không S-75 Dvina

Hiện nay, hệ thống phòng không chiến lược được sử dụng rộng rãi trong quân đội Syria là hệ thống tên lửa số 1 thế giới về kinh nghiệm thực chiến do Nga chế tạo là S-75 Dvina, được NATO gọi là SA-2 Guideline. Loại tên lửa có tầm bắn 45km và độ cao tác chiến 25km này, ở Việt Nam có thường được gọi là SAM-2. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ một số lượng lớn tên lửa S-75 Dvina cho Việt Nam để bắn rơi hàng nghìn máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có gần 100 chiếc B-52.
Loại tên lửa này Liên Xô cũng đã từng viện trợ cho Trung Quốc và Cu Ba, tuy không được tham chiến với máy bay chiến đấu, nhưng chúng cũng đã từng được sử dụng để bắn rơi các máy bay do thám tầm siêu cao U-2 của Mỹ. Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi, SA-2 đã trở nên lỗi thời, các phi công lão luyện của phương Tây tỏ ra rất coi thường loại tên lửa phòng không có tính cơ động không cao này.
Phạm vi bao phủ của hệ thống phòng không S-75 Dvina dọc tuyến bờ biển Syria

Trong một số bức ảnh chiến trường do các phóng viên phương Tây đi trong đội hình phe đối lập tthể hiện, tại một số căn cứ của quân chính phủ có những mảnh vỡ của tên lửa có thể tích rất lớn. Đó chính là loại tên lửa phòng không chiến lược tốt nhất, uy lực nhất trong quân đội Syria hiện nay do Liên Xô viện trợ là S-200 Angara. Nó sẽ là chủ lực trong cuộc chiến chống máy bay chiến đấu của Mỹ và phương Tây.
Hệ thống phòng không S-200 Angara được NATO định danh là SA-5 Gammon, được trang bị trong quân đội Liên Xô cuối thập niên 60, trọng lượng đạn khoảng 3 tấn, là loại tên lửa phòng không trong tầng khí quyển có thể tích lớn nhất. Đến cuối thập niên 80, S-200 đã ngừng sử dụng trong quân đội Liên Xô nhưng nó còn được sử dụng ở rất nhiều nước. Loại tên lửa mà Syria được Nga xuất khẩu là S-200VE, có tầm bắn 250km, độ cao tác chiến tối đa 29km.

Tên lửa của hệ thống phòng không S-200 Angara


Hiện nay quân đội Syria chỉ có khoảng 40 hệ thống S-200, là nòng cốt trong lực lượng phòng không chiến lược nước này, nên nó chủ yếu được triển khai ở xung quanh Damascus và những trọng điểm bảo vệ bờ biển. Tuy S-200 đã lạc hậu nhưng trong “Cuộc chiến 5 ngày” giữa Nga và Gruzia năm 2008, chính nó đã giúp phòng không Gruzia lập được chiến công bắn hạ 1 máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của không quân Nga.
Hiện nay, theo thông tin không chính thức, có thể là Syria đang sở hữu một số loại vũ khí phòng không chiến lược tối tân hơn như HQ-9 của Trung Quốc, S-300 của Nga hay hệ thống S-200 cải tiến của Iran. Tuy vậy, tất cả những thông tin trên đều không phải là nguồn chính thức và cũng chưa ai thấy bóng dáng của chúng trên đất Syria. Mà nếu có, với chỉ một vài hệ thống, chúng cũng chỉ đủ sức gây nên bất ngờ chứ hoàn toàn không có khả năng xoay chuyển cục diện chiến trường.
Phạm vi bao phủ của hệ thống phòng không S-200 Angara dọc tuyến bờ biển Syria

Theo trang mạng Aus Airpower, các hệ thống phòng không chiến lược của Syria được triển khai làm nòng cốt trong tổng thể lực lượng phòng không toàn quốc ở Syria, trong đó Damacus được bảo vệ bởi 10 trận địa tên lửa phòng không S-75 và 2 trong 5 trận địa phòng không S-200 cũng được triển khai ở đây. Khu vực tây nam giáp giới với cao nguyên Golan cũng được triển khai 7 trận địa S-75;
Khu vực Biển Địa Trung Hải kéo dài từ Al Lathqiyah đến Tartus có 5 trận địa S-75 và hai hệ thống phòng không tầm xa S-200. Khu vực Homs - Halab nằm ngay sau hàng rào phòng không ven biển, Syria bố trí một bức tường phòng không chiến lược nữa chạy dọc từ Homs ở phía Nam lên Halab ở phía Bắc với 7 trận địa S-75 và một tổ hợp S-200 nằm ở vùng cực nam của Homs, còn vùng Tiyas được phòng thủ bởi 4 trận địa S-75.

Lực lượng phòng không Syria có xứng là đối thủ của Mỹ (2)? Khám phá hệ thống phòng không tầm trung, cấp chiến dịch của Syria

Thứ hai 09/09/2013 18:08
ANTĐ - Hiện nay, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu 4 hệ thống phòng không tầm trung, cấp chiến dịch với số lượng rất lớn là các hệ thống Pechora 2M, 2K12 Kub, BUK-M2E và 9K33 Osa.

Pechora 2M, là biến thể nâng cấp rất hiện đại của hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tên ký hiệu NATO là SA-3 Goa) là thế hệ tên lửa phòng không thế hệ thứ 2 của Liên Xô. Tầm bắn tối đa của đạn tên lửa S-125 khoảng 15km, thuộc dạng tên lửa tầm ngắn. So với S-75, S-125 Neva/Pechora bắt đầu sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn, thời gian chuẩn bị phóng và công tác bảo dưỡng cũng được giản hóa tối đa.
Pechora 2M được nâng cấp mạnh về radar và tên lửa, nó sử dụng tên lửa 5V27D và 5V27DE, tầm bắn từ 3,5 đến 35 km, độ cao tối đa trên 20 km. Nó thường được biên chế hỗn hợp và đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tên lửa cùng thế hệ và dễ bị tấn công như S-75. Hình thái bố trí trong tổng thể hệ thống phòng không Syria thường là Pechora 2M sẽ đi kèm với S-75.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, S-125 Neva/Pechora cơ bản là đã lạc hậu nhưng Nga và một số quốc gia có trình độ công nghệ phát triển trong khối Warsaw đã không ngừng cải tiến, nâng cấp hệ thống này để bán sang thị trường thứ 3. Trong cuộc chiến tranh Kosovo, quân đội Nam Tư đã sử dụng S-125 Neva/Pechora phục kích và bắn hạ 1 chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27-3-1999 và một chiếc F-16 của NATO vào ngày 2-5-1999.

Hệ thống Pechora 2M đặt trên xe chở của quân đội Bolivia


Trong các cuộc chiến tranh khác, SA-3 và các hệ thống SAM khác đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái của NATO và Mỹ. Điều này cho thấy, nếu có phương pháp sử dụng và chiến thuật hợp lý, các hệ thống phòng không cũ kỹ như S-125 Pechora 2M hoàn toàn có thể lập lên kỳ tích.
Hệ thống phòng không cấp chiến thuật thứ 2 trong quân đội Syria là hệ thống phòng không tự hành 2K12 Kub (Russian "Куб", NATO gọi là SA-6 Grainful) là hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động thế hệ thứ nhất. Với tầm bắn 24km, nó thường được biên chế làm nhiệm vụ phòng không dã chiến tầm gần, cấp tập đoàn quân. Hệ thống 2K12 trang bị xe radar chiếu xạ 1S91, trên xe trang bị hệ thống ngắm chuẩn quang học cự ly 25km.
Tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-578, mỗi xe phóng mang 3 tên lửa (nên được đặt biệt danh là “3 ngón tay thần chết”), biến thể đời đầu sử dụng tên lửa 3M9 tầm bắn hiệu quả 24km, tầm cao 14km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 3M9M1/3/4 với tầm bắn hiệu quả 35km tầm cao 20 km.
Hệ thống phòng không tự hành 2K12 Kub


Toàn bộ hệ thống tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh xích thông dụng, nên nó có khả năng mang kèm theo bộ binh cơ giới, thời gian triển khai tác chiến rất ngắn. Các xe radar 1S91 được triển khai tận cấp đại đội, nên mỗi đại đội này đều có khả năng tác chiến độc lập. Thời gian triển khai, tính năng cơ động và linh hoạt tác chiến của nó thực sự là cuộc cách mạng, so với các loại tên lửa bệ phóng cố định.
Trước cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 năm 1973, Liên Xô đã hỗ trợ các hệ thống 2K12 cho liên quân Ả Rập, lúc đó là loại vũ khí phòng không rất hiện đại cho Ai Cập và Syria sử dụng làm các hệ thống phòng không chiến dịch. Các hệ thống này đã gây rất nhiều thiệt hại cho không quân Israel trong giai đoạn đầu khi họ bị bất ngờ. Tuy vậy, sau đó Israel đã tìm biện pháp khắc chế và phá hủy nhiều trận địa phòng không của Ai Cập và Syria.
Hiện Syria sở hữu khoảng trên 200 hệ thống 2K12, trọng điểm triển khai là khu vực giới tuyến với Israel trên cao nguyên Golan. Tuy Israel và NATO trong suốt thời gian dài đối kháng với Liên Xô đã có rất nhiều kinh nghiệm khắc chế hệ thống phòng không này, nhưng với số lượng rất lớn các hệ thống phòng không 2K12 và nhiều hệ thống khác, chúng vẫn là những chướng ngại đáng gờm với những âm mưu thiết lập vùng cấm bay hoặc oanh tạc trên đất Syria.

Hệ thống phòng không 9K37M BUK-M2E


9K37M BUK-M2E (NATO gọi là SA-17 Grizzly) là một trong không nhiều hệ thống phòng không tiên tiến của Syria. Hệ thống phòng không này được đưa vào sử dụng những năm 80 của thế kỷ trước để thay thế cho hệ thống tên lửa SA-6. Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km, vận tốc Mach 4.
Nếu nói SA-6 là thế hệ tên lửa đầu tiên có khả năng cơ động thì khả năng tích hợp các hệ thống đo đạc và xe chở - phóng của BUK-M2E được nâng cao thêm một bậc. Radar được tích hợp trên các xe phóng đều có khả năng tự dẫn bắn, nâng cao khả năng tác chiến độc lập, lượng đạn cũng tăng lên mỗi xe 4 quả đạn.
Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của hệ thống từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Hiện nay, Syria đang có khoảng 48 hệ thống BUK, trong đó BUK-M2E có khoảng 20 hệ thống, trong quá trình xảy ra nội chiến, tình trạng hoạt động của chúng thế nào không rõ.

Hệ thống phòng không 9K33 Osa


9K33 Osa (Nga: Оса, NATO Sa-8 Gecko) thuộc loại hệ thống phòng không tầm ngắn, có tầm bắn 15km, độ cao 12km. Nó thường được biên chế trong lực lượng phòng không của các sư đoàn bộ binh cơ giới. Xe phóng 9M33 được tích hợp các chức năng chở - nâng - phóng - radar, thời gian chuẩn bị tác chiến chỉ có 4 phút, có khả năng nhanh chóng chuyển trạng thái tấn công, rồi lập tức cơ động bảo toàn lực lượng.
Hiện nay, quân chính phủ Syria được trang bị không nhiều các hệ thống 9K33, số lượng ước tính không vượt quá 74 hệ thống. Hệ thống tên lửa này chỉ có giá trị trong trường hợp Mỹ đổ lục quân vào tác chiến trên bộ, sử dụng máy bay để yểm trợ hỏa lực, còn đối phó với các máy bay mang vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không thì chúng không có tác dụng gì.

Lực lượng phòng không Syria có xứng là đối thủ của Mỹ (3)? Hệ thống phòng không tầm gần Syria: Chỉ Pantsir-S1 là đáng nói

Thứ ba 10/09/2013 06:26
ANTĐ - Hiện Syria sở hữu rất nhiều hệ thống tên lửa phòng dã chiến và pháo phòng không tự hành của Liên Xô cũ nhưng đa số là đã cũ, chỉ có hệ thống 9K96 Pantsir-S1 (Nga: Панцирь-С1, NATO: SA-22 Greyhound) là thuộc dạng tiên tiến.

9K31 Strela-1 (Nga: 9К31 «Стрела-1»; NATO: Sa-9 Gaskin) là hệ thống phòng không tìm nhiệt hồng ngoại thế hệ thứ nhất của Liên Xô, 4 tên lửa 9M31 được lắp đặt trên khung gầm xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, chủ yếu đảm nhận phòng không cấp tiểu đoàn. Hệ thống phòng không 9K31 Strela-1 bắt đầu được đưa vào trong biên chế lực lượng lục quân Liên Xô năm 1968.
Mỗi xe được trang bị 4 ống phóng sử dụng tên lửa phòng không dẫn bằng hồng ngoại 9M31, tầm bắn hiệu quả 4,2km, tầm cao 3km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 9K31M tầm bắn 5km, tầm cao 3,5km. SA-9 là sự bổ sung hỏa lực phòng không tầm thấp cho các loại pháo phòng không di động ZSU-23.
9K31 Strela-1 có tầm bắn chỉ khoảng 5km, về lí thuyết nó thuộc dạng “bắn - quên” nhưng vì nó sử dụng đầu dẫn hồng ngoại dùng chì lưu hóa không làm mát, nên khả năng chống nhiễu rất kém. Trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của chiến tranh Trung Đông lần thứ 4, sự xuất hiện của 9K31 Strela-1 đã làm người Israel thất kinh.
Hệ thống phòng không 9K31 Strela-1 sử dụng tên lửa 9M31


Nhưng rất nhanh sau đó, các phi công Israel đã nhận ra rằng chỉ cần bay về phía mặt trời là có thể thoát khỏi nó. Ngoài ra Strela-1 cũng không có khả năng khắc chế tên lửa mồi bẫy hồng ngoại. Vì vậy, người Liên Xô đã nhanh chóng đưa ra hệ thống phòng không mới để khắc phục những điểm yếu này. Đó là 9K35 Strela-10.
9K35 Strela-10 (Nga: 9К35 «Стрела-10», NATO: SA-13 Gopher) là thế hệ tên lửa kế tiếp 9K31, bắt đầu được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô năm 1980. Cũng giống như 9K31, 9K35 thuộc dạng tên lửa tìm nhiệt hồng ngoại, có tầm bắn 5km nhưng khả năng chống nhiễu được nâng lên 1 bậc, có khả năng tấn công máy bay có tốc độ dưới âm, tầm bay thấp rất tốt.
Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng đạn tên lửa 9M37 (4 quả trên bệ sẵn sàng bắn và 8 đạn trong thiết bị nạp). Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m.
Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, quân đội Nga đã sử dụng Strela-10 để đối phó với các loại máy bay chiến đấu của phiến quân Chechnya, nhưng do điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt nên hiệu quả sử dụng không cao. Hiện quân chính phủ Syria có rất ít các hệ thống này, ước tính vào khoảng 50 hệ thống.
Hệ thống phòng không 9K35 Strela-10

Loại vũ khí uy lực nhất và hiện đại nhất trong các hệ thống phòng không tầm gần, dã chiến của Syria hiện nay là hệ thống phòng không 9K96 Pantsir-S1 (Nga: Панцирь-С1, NATO: SA-22 Greyhound). Pantsir-S1 được Nga nghiên cứu, chế tạo với mục đích bảo vệ các mục tiêu trọng điểm như hệ thống phòng không S-400, các công trình quan trọng khỏi sự uy hiếp của các vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không như tên lửa hành trình, máy bay đột kích tầm thấp.
Trước khi nội chiến Syria bùng phát không lâu, vào năm 2009, Nga đã bàn giao các hệ thống này cho quân đội Syria. Pantsyr-S1 là tổ hợp phòng không tích hợp pháo phòng không tự động 30mm 2A72 (tầm bắn 3,2km), radar và tên lửa đối không 57E6-1. Loại tên lửa này có vận tốc 1300m/s (tương đương mach4), tầm bắn 20km, trần bắn tối đa 15km. Các nhà sản xuất vũ khí Nga khẳng định hệ thống này có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình, UAV tàng hình và tên lửa hành trình.
Điều trớ trêu là, sau khi Liên Xô giải thể, chương trình nghiên cứu, chế tạo Pantsir-S1 đình đốn do thiếu kinh phí, nó được hoàn tất như hiện nay chính nhờ nguồn vốn đầu tư của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thế lực hiện đang chống lưng cho phe đối lập Syria. Có thể nói là, chính UAE đã dùng tiền của mình giúp Syria có một vũ khí lợi hại chống lại Mỹ và đồng minh.
Hệ thống phòng không 9K96 Pantsir-S1
Ngày 22-06-2012, 1 chiếc máy bay trinh sát F-4E của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị một hệ thống Pantsir-S1 của Lữ đoàn 73 - Sư đoàn 26 phòng không của Syria bắn rơi khi xâm nhập qua biên giới, trinh sát trên đất Syria. Đây chính là lần thực chiến đấu tiên và đạt hiệu quả tuyệt vời của hệ thống này. Tuy nhiên, hiện nay trong tay quân chính phủ chỉ có 36 hệ thống Pantsir-S1.
Trong biên chế của quân đội Syria còn có 1 hệ thống phòng không đã khá cũ nhưng rất uy lực là hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shilka”, được Liên Xô sản xuất đầu thập niên 60. Nó bao gồm 4 khẩu pháo 23mm đặt trên khung gầm xe bánh xích, có tầm bắn khoảng 7km.
Trong chiến tranh Trung Đông lần thứ 3, ZSU-23-4 “Shilka” đã bắn hạ 31 máy bay chiến đấu của không quân Israel. Sự xuất hiện của nó đã khiến Mỹ phải đẩy nhanh tốc độ phát triển năng lực bảo vệ cho máy bay chiến đấu trong thập niên 60. Còn trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, các phi công liên quân đã được cảnh báo phải hết sức đề phòng ZSU-23-4 “Shilka” của phòng không Iraq.

Hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shilka”

Trong cuộc nội chiến Syria, ZSU-23-4 cũng thường xuất chiến. Nó được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ chế áp mang tính càn quét các công sự, công trình kiến trúc của phe đối lập. Trong các cuộc chiến trước đó ở Chechnya và Afghanistan, hệ thống này cũng từng đảm nhận các nhiệm vụ tương tự.
Ngoài ra, quân đội Syria còn có một số lượng lớn các hệ thống pháo cao xạ không điều khiển do Liên Xô chế tạo. Phe đối lập đã từng thu được của quân chính phủ 1 hệ thống pháo cao xạ 2 nòng ZPU-23 loại 23mm.Tuy nhiên các hệ thống pháo không điều khiển loại này khó mà có tác dụng đối với các máy bay chiến đấu hiện nay.
Xét về tổng thể, các hệ thống phòng không hiện quân đội Syria đang sử dụng đều do Liên Xô sản xuất. Ngoài một số hệ thống khá mới như Pantsyr-S1, BUK-M2E, S-125 Neva/Pechora 2M, còn lại đều đã cũ, sản xuất theo công nghệ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Nếu không phát huy được trí tuệ và có chiến thuật hợp lý, người Syria rất khó đứng vững trước các đợt tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Rút đơn kiện Nga, Iran sẽ có S-300VM “khủng”

(Kienthuc.net.vn) - Nếu Iran chịu rút đơn kiện Tập đoàn Rosoboronexport, Nga sẽ cung cấp 5 hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM cho nước này.



Tờ Kommersant dẫn nguồn tin điện Kremlin cho biết, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa S-300VM Antey-2500 (một tiểu đoàn thường chỉ có một hệ thống S-300 nên 5 tiểu đoàn sẽ là 5 hệ thống), nhưng với điều kiện Tehran phải rút lại đơn kiện Tập đoàn Rosoboronexport vì sự đổ vỡ của hợp đồng trước.
Iran đang đâm đơn kiện Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) lên tòa án Geneva đòi bồi thường 4 tỷ USD khi đã không cung cấp S-300 theo hợp đồng được ký kết năm 2007 với tổng giá trị 800 triệu USD. Khi đó, do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt với Iran nên Tổng thống Nga Medvedev (thời điểm đó) đã ban hành sắc lệnh cấm cung cấp cho Iran một loạt các loại vũ khí trong đó có S-300.
Kommersant nhận định, Tehran chắc sẽ đồng ý với việc cung cấp tên lửa S-300VM Antey-2500. Vì so với biến thể S-300 mà Iran ký mua với Nga thì S-300VM mạnh hơn rất nhiều, ngoài khả năng phòng không nó còn đánh chặn được tên lửa đạn đạo.
Xe bệ phóng thuộc hệ thống S-300VM.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM Antey 2500 (NATO định danh là SA-23 Gladiator) là biến thể cải tiến của S-300V nhằm mục đích phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Nó có thể tiêu diệt đồng thời 24 máy bay trong vòng 200km hoặc đánh chặn 16 tên lửa đạn đạo loại tầm ngắn - tầm trung.
Trước đó, Đại sứ Iran tại Nga Seyed Mahmoud Reza Sajjadi tuyên bố, Moscow có thể chuyển cho Tehran các tổ hợp tên lửa phòng không “đủ sức phủ kín lãnh thổ đất nước chúng tôi trong khuôn khổ kế hoạch chung", đồng thời thỏa đáng đối với phía Iran về giá thành cũng như thời điểm cung cấp, “chúng tôi có thể linh hoạt”.
Lưu ý rằng việc cung cấp tên lửa S-300VM không rơi vào diện cấm của Liên Hợp Quốc và Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh hệ thống phòng thủ THAAD Mỹ vừa thử nghiệm

(Vũ khí) - Theo tin từ Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ ngày 10/9 cho biết, cơ quan này vừa tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn THAAD.



Theo nguồn tin trên, cuộc thử nghiệm thành công khi hệ thống THAAD đã đánh chặn thành công hai tên lửa đạn đạo tầm trung được phóng đi gần như đồng thời. Lầu Năm Góc tuyên bố, vụ thử trên được tiến hành gần bãi thử Kwajalein Atoll của Lục quân Mỹ và các vùng phụ cận ở Tây Thái Bình Dương. Theo người phát ngôn Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, Rick Lehner cho biết THAAD đã được thử nghiệm thành công 10 lần, nhưng đây là cuộc thử nghiệm tác chiến đầu tiên của hệ thống này cũng như kiểm nghiệm khả năng của THAAD trong việc phối hợp với hệ thống Aegis trên tàu khu trục USS Decatur trang bị tên lửa dẫn đường đang hoạt động tại khu vực này.
Ông Rick Lehner cho biết thêm, vụ thử này được lên kế hoạch từ hơn một năm trước và không liên quan đến những diễn biến tại Trung Đông trong bối cảnh Mỹ đang cân nhắc tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào Syria với cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học.
Hệ thống đánh chặn THAAD khai hỏa THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
THAAD được thiết kế và phát triển bởi Lockheed Martin. Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (“trái tim” của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735).
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
Khi chiến đấu, "mắt thần" AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung). Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” (truy đuổi - tiêu diệt) tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km, tầm cao 25km.
Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy theo mục tiêu. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao, không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường.
Trong những lần thử nghiệm, THAAD đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3.
THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối thủ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống phòng không "khủng" S-350E Vityaz có tầm bắn tới 400km

Thứ năm 12/09/2013 06:49
ANTĐ - Ngày 11-9, công ty quốc phòng Almaz-Antei cho biết, họ có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp hệ thống phòng không tầm trung S-350E Vityaz mới nhất cho quân đội Nga vào năm 2016.





Tên lửa Vityaz, dự kiến ​​sẽ thay thế các hệ thống S-300, đã được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2013 vừa diễn ra ở ngoại ô Moscow. Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất Almaz-Antey, Vityaz đã bắt đầu được nghiên cứu phát triển từ năm 2007, có khả năng tác chiến mạnh gấp 3 lần so với S-300, với 12 kênh điều khiển tên lửa, so với 4 trên S-300.
"Chúng tôi có kế hoạch sẽ hoàn thành thử nghiệm tên lửa Vityaz trong năm 2014, bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2015 và bàn giao cho quân đội vào năm 2016", ông Vitaly Neskorodov, tổng giám đốc công ty Almaz-Antey cho biết. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã từng tuyên bố, Phòng không - Không quân Nga sẽ nhận được hơn 30 hệ thống phòng không tầm trung Vityaz trước năm 2020.

Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013


Hệ thống phòng không Vityaz bao gồm một radar mảng pha hiện đại, có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu; một xe chỉ huy di động mới và 3 xe bệ phóng, mỗi xe có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn.



Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz


Vityaz là hệ thống phòng không cơ động đa năng, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu đường không, từ máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí không đối đất có hoặc không có điều khiển.
Hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga hoàn tất hệ thống phòng không S-500 trong năm 2015

Thứ tư 11/09/2013 22:54
ANTĐ - Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz-Antey của Nga ngày 11-9 cho biết, việc phát triển hệ thống phòng không S-500 sẽ được hoàn tất vào năm 2015.





Hệ thống phòng không S-400 Triumph đang được sử dụng trong quân đội Nga


“Chúng tôi phải hoàn tất việc phát triển S-500 trong năm 2015. Không có thay đổi nào trong lịch trình”, ông Vitaly Neskorodov, Tổng giám đốc tập đoàn Almaz-Antey nói với hãng thông tấn RIA Novosti. Cũng theo ông Neskorodov, việc thử nghiệm sẽ mất hai hoặc ba năm, do đó đợt giao hàng đầu tiên có thể diễn ra trong năm 2017-2018.

Ông Neskorodov đưa ra tuyên bố trên sau khi có những thông tin cho rằng, việc phát triển tổ hợp phòng không S-500 có thể bị trì hoãn. Tổ hợp phòng không S-500 có nhiều tính năng ưu việt vượt xa so với S-400 hiện đang sử dụng, có khả năng đánh chặn cùng lúc 10 tên lửa đạn đạo tầm trung, cự ly đánh chặn lý tưởng khoảng 600km. Tổ hợp này được chế tạo với mục đích đối phó với các cuộc tập kích từ trên không, bao gồm các loại máy bay có người lái và không người lái, tất cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn đến tầm trung.

Quân đội Nga có kế hoạch đặt hàng ít nhất 10 tiểu đoàn S-500 để làm nòng cốt cho Lực lượng phòng thủ không gian Nga trong tương lai. Theo đó, S-500 có thể trở thành “con át chủ bài” của Nga trong việc đối phó với lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga bác tin sẵn sàng cấp S-300VM cho Iran

(Kienthuc.net.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin không giao nhiệm vụ về hợp đồng bán 5 tiểu đoàn S-300VM cho Iran.



Mới đây, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về việc Nga sẵn sàng cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500 với điều kiện Tehran rút đơn kiện Tập đoàn Rosoboroneksport không thực hiện hợp đồng cung cấp S-300 ký với Iran năm 2007.
“Không”, đó là câu trả lời của Thư ký báo chí của tổng thống Dmitry Peskov khi được hỏi liệu Tổng thống Putin có giao nhiệm vụ chuẩn bị hợp đồng bán S-300VM cho Iran.
“Tổng thống Nga Vladimir Putin không giao nhiệm vụ cụ thể chuẩn bị hợp đồng về bán cho Iran tổ hợp tên lửa phòng không Nga S-300”, thư ký báo chí của Tổng thống ông Dmitry Peskov nói.
Xe phóng tự hành hệ thống S-300VM Antey 2500.

Trước đó, tờ Kommersant đưa tin, Nga sẵn sàng bán 5 tiểu đoàn phòng không – phòng thủ tên lửa S-300VM Antey 2500 với điều kiện Teheran rút đơn kiện Tập đoàn Rosoboronexport đòi bồi thường 4 tỷ USD vì không giao S-300 theo hợp đồng ký năm 2007.
Trong nỗ lực “hòa giải”, Nga đã đề nghị cung cấp hệ thống phòng không tầm thấp tự hành Tor-M1E cho Iran nhưng không được chấp thuận.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-24 Syria rình cơ hội lọt qua lỗ hổng phòng không Mỹ

(Soha.vn) - Các chiến hạm của Mỹ đang bao vây Syria được trang bị một lưới lửa phòng không siêu hạng. Liệu Su-24 của Syria có vượt được qua lưới lửa này hay không?

Dàn chiến hạm hùng hậu
Có lẽ Syria đã lên phương án dùng Su-24 bay thấp trên mặt biển và dùng các tên lửa chống hạm để tiêu diệt hạm tàu của Mỹ. Hãy cùng xem dàn chiến hạm hùng hậu của Mỹ mà Syria đang chọn làm mục tiêu tấn công.
Đầu tiên là tàu sân bay USS Nimitz đã tới Địa Trung Hải sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến. USS Nimitz là tàu sân bay lớn nhất và đắt nhất trên thế giới. Tàu có 4 đường băng và máy phóng máy bay. Tổng chiều dài là 332,85 m, chiều rộng sàn sân bay: 76,8 mét Lượng giãn nước 97.000 tấn, tốc độ lớn nhất 35 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị 85 máy bay gồm có máy bay chiến đấu/tấn công F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, máy bay chống tàu ngầm S-3 Pirate.

Tàu sân bay USS Nimitz đã tới Địa Trung Hải sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến


Tiếp theo là 4 tàu thuộc lớp khu trục hạm Arleigh Burke Flight I bao gồm: USS Ramage (DDG-72), USS Ramge (DDG-61), tàu USS Barry (DDG-52), USS Stout (DDG-55). Tàu dài 154 m, rộng 20 m, mớn nước 9,4 m, lượng giãn nước 9.000 tấn, tốc độ lớn nhất 56 km/h.
Trên tàu được trang bị 90 ống phóng Mk-41 có thể phóng các loại tên lửa hành trình đối đất BGM-109 Tomahawk, tên lửa chống ngầm RUM-139, tên lửa đối không tầm xa SM-2; tên lửa đối không tầm xa SM-3.
Cuối cùng là tàu U.S.S Gravely (DDG-107) thuộc lớp khu trục hạm Arleigh Burke Flight IIA, có chiều dài 155,3 m, chiều rộng 20 m, mớn nước 10 m, lượng giãn nước 9.300 tấn, tốc độ lớn nhất 56 km/h.
Tàu được trang bị 96 ống phóng Mk-41 có thể phóng các loại tên lửa tên lửa đối không tầm xa SM-2, tên lửa hành trình đối đất BGM-109 Tomahawk và tên lửa chống ngầm RUM-139.
Bên cạnh hệ thống tên lửa, lớp Arleigh Burke còn trang bị các loại pháo tầm gần như: pháo hạm 127mm, pháo phòng không 25mm, tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh 6 nòng 20mm, súng máy 12,7mm.
Su-24 "cổ lỗ" gặp Aegis siêu hạng
Với Su-24, tiếp cận và không kích thành công tàu sân bay USS Nimitz là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Trên tàu được trang bị một hệ thống phòng không mạnh, bao gồm: 4 dàn tên lửa đất đối không RIM-7 Sea Sparrow, mỗi dàn 4 quả có tầm bắn xấp xỉ 55km, tốc độ 4.256km/h, đầu nổ nặng 40,5kg, 4 hệ thống pháo bắn nhanh 20mm chống tên lửa hạm đối hạm MK15 Phalanx, mỗi hệ thống hai khẩu, tốc độ bắn 3.500-4.500viên/phút, băng đạn: 1.000-1.550 viên.
Ngoài sự can thiệp của các máy bay trên tàu, hệ thống phòng không này có thể hạ bất kỳ máy bay nào đe dọa đến hạm đội. Đừng xem bay thấp là chiến thuật để tiếp cận tàu sân bay, bởi tàu sân bay là phương tiện chuyên dùng để điều hành cất hạ cánh đối với các máy bay khi đang trong giai đoạn bay cực thấp.

Hê thống radar chuyên dùng điều hành các máy bay đang bay cực thấp của tàu sân bay



Tên lửa phòng không được phóng từ tàu sân bay USS Nimitz


Nhưng nhiệm vụ còn khó khăn hơn nhiều nếu Su-24 Syria có ý định tấn công vào các tàu khu trục tên lửa. Hệ thống phòng không trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke chính là hệ thống Aegis trứ danh, là một trong 3 hệ thống phòng thủ tên lửa siêu hạng của Mỹ hiện nay, bao gồm: Tên lửa phóng từ mặt đất (PAC-3, THAAD…); tàu chiến Aegis và vũ khí laser trên máy bay.
Để đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và vệ tinh tầm thấp, các tàu Aegis được tích hợp radar AN/SPY-1D(V) hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó có thể phát hiện 300 mục tiêu và theo dõi 100 mục tiêu với tầm quét 320km. Cùng một lúc, radar này có thể giúp chiến hạm tấn công 18 mục tiêu khác nhau với độ chính xác cao.
Hiện nay, các tàu sử dụng hệ thống radar Aegis cải tiến được điều khiển bằng các hệ thống máy tính cực mạnh, có khả năng chống các xung kích của bom xung mạch điện từ. Hệ thống máy tính có những phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bám sát, bắt chết mục tiêu và đồng thời sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn có tính năng khủng là SM-2 và SM-3 để đánh chặn.

Các tàu thuộc lớp khu trục Arleigh Burke được trang bị hệ thống đánh chặn Aegis siêu hạng


Tên lửa SM-2 có tầm bắn ngắn hơn so với loại SM-3, chỉ bắn hạ được mục tiêu trong khoảng 200 km, nhưng tên lửa SM-3 lại chỉ phù hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo, còn SM-2 vừa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, vừa có khả năng bắn hạ cả máy bay, mà giá của tên lửa SM-2 lại chỉ bằng một nửa so với SM-3.
Ngoài hệ thống Aegis, lớp Arleigh Burke còn trang bị các loại pháo phòng không tầm gần như: pháo phòng không 25mm, tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh 6 nòng 20mm, súng máy 12,7mm và hệ thống mồi bẫy.
Rõ ràng dàn 12 chiếc Su-24 cổ lổ của Syria đã gặp phải một đối thủ siêu hạng. Liệu có cửa nào cho Su-24 Syria nói riêng và lực lượng máy bay đánh biển nói chung của Syria hay không?
Siêu hạng nhưng không có nghĩa là hoàn hảo
Mặc dù hệ thống Aegis được quảng bá là xác suất đánh chặn 100%, nhưng sự thực thì không được như vậy. Một vụ việc có thể chúng minh điều này:
Từ tháng 7-2008 tới tháng 7-2010, trong các cuộc phóng thử nghiệm, hải quân Hàn Quốc nhận thấy tỉ lệ đánh trúng mục tiêu của tên lửa SM-2 chỉ đạt 75%. Trong số 12 tên lửa SM-2 được phóng lên, 3 quả đã trượt mục tiêu.
Theo kết luận của phía Hàn Quốc, vấn đề lỗi của đạn tên lửa SM-2 là do chất lượng của các phụ kiện sử dụng trong quá trình bảo trì tên lửa. Chính vì vụ việc này mà Hàn Quốc đã đòi tập đoàn Raytheon đền bù hợp đồng. Hải quân Hàn Quốc phải thay thế các bộ phận lỗi trên 130 đạn tên lửa SM-2.

Vẫn có cửa dù rất hẹp cho Su-24 và tên lửa chống hạm của Syria


Rõ ràng với một hệ thống được mệnh danh là siêu hạng như Aegis vẫn có cửa dù rất hẹp để máy bay cũng như tên lửa chống hạm của Syria có thể làm tê liệt được các khu trục hạm này. Vấn đề đặt ra là liệu Syria có đảm bảo được tính bí mật, bất ngờ cùng khả năng sáng tạo trong lúc chiến đấu hay không?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Anh triển khai radar giám sát máy bay Syria

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Anh đã triển khai nhiều phương tiện giám sát đường không và cảnh báo sớm tới căn cứ Akrotiri trên đảo Síp, nằm gần bờ biển Syria.



Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly đưa tin, Quân đội Anh đã triển khai hệ thống radar giám sát AR327 tại căn cứ không quân RAF Akrotiri của nước này trên đảo Síp.
Hệ thống radar AR327 hay còn được gọi là Type 101 do hãng BAE System chế tạo đã triển khai từ cuối tháng 8 ở đảo Síp nhằm mở rộng phạm vi giám sát khu vực Đông Địa Trung Hải và cung cấp khả năng cảnh báo sớm về cuộc xâm nhập từ chiến đấu cơ của Syria.
Radar này được điều hành bởi Trung tâm Kiểm soát đường không No 1 đặt tại RAF Scampton ở Lincolnshire, Anh.
Ngoài hệ thống radar, Anh đã triển khai Trung tâm Kiểm soát đường không chiến thuật Thales cung cấp liên kết dữ liệu với máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3D Sentry tới đảo Síp để giám sát các mối đe dọa đối với căn cứ Akrotiri.
Hệ thống radar giám sát AR327.

Việc nước Anh liên tiếp đưa tới Akrotiri các phương tiện giám sát đường không cũng là điều dễ hiểu khi mà Síp chỉ cách bờ biển Syria hơn 100km. Nó nằm trong tầm bay của chiến đấu cơ Syria.
Gần đây, chính phủ Anh đã tiết lộ thông tin về việc một biên đội cường kích siêu thanh Su-24 của Không quân Syria đã bị phát hiện khi đang hướng tới đảo Síp vào ngày 2/9.
Máy bay cảnh báo sớm E-3D Sentry của Không quân Hoàng gia Anh đã nhanh chóng phát hiện sự xuất hiện của biên đội Su-24 và ngay lập tức tiêm kích Typhoon đã cất cánh đánh chặn từ Akrotiri.
Báo chí phương Tây cho rằng, mục tiêu của biên đội Su-24 có thể là thử hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Khi hệ thống này được kích hoạt, Syria có thể thu thập thêm thông tin về vị trí và chủng loại. Với vận tốc hành trình khoảng 950km/h, những chiếc Su-24 có thể đến đảo Síp trong vòng 15 phút sau khi cất cánh.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga: Việt Nam xem xét mua hệ thống bịt mắt radar

(Vũ khí) - Theo hãng tin Interfax-AVN, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống gây nhiễu thế hệ mới do Viện nghiên cứu NPO Kvant của Nga phát triển.




"Một phái đoàn các chuyên gia quân sự của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang ở Novgorod để thảo luận với các đại diện của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosobornonexport. Mục đích của chuyến thăm đã được lên kế hoạch tới tham quan Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant - một trong những doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nga", Interfax-AVN dẫn nguồn tin giấu tên trong cuộc đàm phán cho biết.

Còn theo các thông cáo báo chí của Kvant, các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bày tỏ mong muốn được xem xét một trong những hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất và hiện đại nhất do NPO Kvant phát triển và sản xuất.

Hệ thống tác chiến điện tử tối tân 1L269 Krasuha-2.

Theo Kvant, phái đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ được công ty Nga trình diễn mẫu một hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất là 1L269 Krasuha-2. Các nhân viên của Kvant sau đó sẽ thực hành triển khai tác chiến với hệ thống này để trình diễn các chế độ thu, phát tín hiệu và gây nhiễu tín hiệu.

Theo kế hoạch, chuyến thăm tới NPO Kvant của phái đoàn Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 18/9 tới.

Trạm gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như chống các máy bay chỉ huy/báo động sớm và máy bay không người lái... Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với số lượng hạn chế.

Các chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasuha được Nga giữ bí mật, chỉ biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hô biến cả sân bay

9:58 PM, 14/09/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Một sân bay quân sự và khu vực lân cận đã biến mất khỏi các radar máy bay và màn hình các trạm radar trong 3 giờ đồng hồ trong một cuộc diễn tập của bộ đội phòng hóa của Quân khu miền Nam (Nga).
TDA-2K Bộ phận báo chí của quân khu này cho hay, bằng cách sử dụng các phương tiện ngụy trang đặc biệt, bộ đội phòng hóa đã tạo một màn hói xon khí cao hơn 300 m trên một diện tích hơn 20 hecta.

Điều đó đã cho phép “che giấu” đường băng cất/hạ cánh, bãi đỗ máy bay và các mục tiêu hạ tầng sân bay khác trước quan sát bằng radar và bằng mắt.

Hợp chất hóa học mà binh sĩ sử dụng có đặc tính đặc biệt là khi phát tán một phần, đám mây xon khí hòa lẫn cùng khí quyển. Một mặt, nó tạo ra quang cảnh một không gian trống rỗng.

Trong cuộc tập trận, các chuyên gia đã đưa đến một thiết bị khói nhiệt TDA-2K có khả năng che giấu bất cứ cái gì bằng “lưỡi trai” vô hình dài cả cây số.

Nhưng điều chủ yếu nhất là nhờ nó, có thể tổ chức ngụy trang không chỉ cho các mục tiêu tĩnh, mà cả một đoàn xe đang chuyển động chẳng hạn. Chỉ cần đưa vào đoàn xe một xe chở TDA-2K là không một radar nào có thể phát hiện được xe tăng, ô tô bọc thép, pháo tự hành hay các bệ phóng tên lửa đang hành quân với tốc độ đến 40 km/h. Ngoài ra, thiết bị này có thể dùng để khử độc cho trang thiết bị, vũ khí và công trình.

Tham gia cuộc tập trận ở miền nam nước Nga có hơn 200 lính phòng hóa của Hạm đội Biển Đen, Phân hạm đội Caspie, bộ chỉ huy phòng không-không quân tại đây, các đơn vị lục quân và một lữ đoàn phòng hóa độc lập. Họ đã đưa tới các trường thử hơn 50 đơn vị binh khí, thiết bị đặc chủng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga triển khai S-400 sát biên giới có khiến TQ run sợ?

(Lực lượng vũ trang) - Nga cho biết, hiện quân đội nước này đang có kế hoạch triển khai hệ thống phòng không S-400 sát biên giới với Trung Quốc, vậy kế hoạch này của Nga có khiến Bắc Kinh lo lắng?



Theo đó, đến trước cuối năm 2013, hai hệ thống S-400 cấp trung đoàn sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga. Tiếp đó, từ năm 2014, Nga sẽ nhận được 2-3 trung đoàn tên lửa phòng không S-400/năm. Novosti cho biết, Tổng giám đốc Viện thiết kế GSKB Almaz-Antei, ông Vitaly Neskorodov, nói rằng: “Theo kế hoạch, chúng tôi sản xuất 2-3 bộ trang bị cấp trung đoàn/năm. Năm tới, khối lượng sản xuất sẽ chỉ có tăng, chứ không giảm”.
Trung đoàn S-400 đầu tiên bắt đầu trực chiến vào năm 2007 cách không xa thành phố Elektrostal, ngoại ô Moscow. Đến nay, quân đội Nga đã thành lập 5 trung đoàn S-400: 2 ở ngoại ô Moscow, 1 Hạm đội Baltick, 1 ở Hạm đội Thái Bình Dương va 1 ở Quân khu Miền Nam. Mỗi trung đoàn được biên chế 2 tiểu đoàn S-400, mỗi tiểu đoàn có 8 xe bệ phóng.
S-400 được trang bị trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020. Chương trình này dự định mua sắm 28 trung đoàn S-400.
Quân khu phía Đông của Nga, tổ hợp tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf thứ 4 chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 2012. S-400 Triumf được triển khai tại thành phố cảng Nakhodka, thuộc vùng Primorye, gần Trung Quốc và Triều Tiên. Nó sẽ kết hợp với các tổ hợp S-400 khác được triển khai trước đó ở Khu vực Moscow và lãnh thổ Baltic, thuộc Kaliningrad.
Hệ thống phòng không S-400 S-400, còn được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Đương (NATO) gọi là SA-21 Growler, là hệ thống phòng không được kỳ vọng đặt những viên gạch đầu tiên cho kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020.
S-400 hay S-400 Triumph là phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa S-300, với tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot MIM-104 của quân đội Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện tại và tương lai, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh và máy bay giám sát radar và máy bay điều khiển. S-400 có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.
Nằm trong kế hoạch triển khai S-400, quân đội Nga quyết định sẽ triển khai một số hệ thống phòng không này áp sát biên giới Trung Quốc. Vậy kế hoạch này của Nga có khiến Bắc Kinh lo lắng?
Theo nhà phân tích chính trị hải dương Sergei Grebenuk khẳng định với RIA Novosti: “Nước Nga đang tăng cường đối ngoại chính trị ở châu Á với những tính toán đến lợi ích của Trung Quốc. Đặc biệt, trong lĩnh vực quân sự, trong đó có chính sách quốc phòng mà Trung Quốc đang phát triển gần đây”.
Vì vậy, việc Nga sẽ triển khai hệ thống phòng không S-400 sát biên giới với Trung Quốc sẽ không khiến nước này lo ngại. Đặc biệt là khi giữa Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cung cấp hệ thống phòng không S-400. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, việc chuyển giao S-400 sớm nhất chỉ diễn ra sau năm 2017.
Việc Nga bán hệ thống S-400 cho Bắc Kinh được đánh giá là có nhiều mục đích khác nhau. Ngoài lý do chính trị, nguyên nhân chủ yếu là do chương trình nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Nhật Bản đã kích thích Nga bán hệ thống tên lửa S-400 tối tân cho Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“4 ngón tay tử thần” Buk-M2E của Syria

Buk-M2E được chuyển giao cho quân đội Syria trong giai đoạn 2010-2011 với 48 xe phóng và từng xuất hiện trong cuộc tập trận quy mô của quân đội quốc gia Cận Đông này năm 2012.

Trong bối cảnh “ngòi nổ” bị can thiệp quân sự từ bên ngoài với sự khởi đầu là các cuộc không kích quy mô lớn của liên quân Mỹ, Phương Tây, đang được dần tháo gỡ, nhưng không vì thế mà đánh giá thấp khả năng phòng thủ của hệ thống phòng không Syria. Hệ thống này không chỉ lớn ở số lượng, mà còn được trang bị nhiều tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại do Nga chế tạo trong đó có tổ hợp tên lửa Buk-M2E (chữ E ký hiệu cho phiên bản xuất khẩu).
Tuy Buk-M2E chưa có nhiều điều kiện phát huy sở trường trong thực chiến, nhưng thế hệ tên lửa phòng không trước đó của dòng vũ khí này là 2K12 Kub (tên định danh NATO là SA-6 Gainful) đã có những bài thể hiện “miễn chê” trong chiến tranh Trung Đông. Các tổ hợp Kub trong biên chế quân đội Ai Cập đã phóng 96 đạn tên lửa tiêu diệt 64 máy bay của không quân Israel (hiệu suất tác chiến đạt gần 1,4) và được quân đội Israel sợ hãi gọi tên là “3 ngón tay của tử thần” (mỗi bệ phóng của tổ hợp Kub mang 3 đạn tên lửa, trong khi đó mỗi bệ phóng của tổ hợp Buk có 4 đạn).
Buk-M2E được chuyển giao cho quân đội Syria trong giai đoạn 2010-2011 với 48 xe phóng và từng xuất hiện trong cuộc tập trận quy mô của quân đội quốc gia Cận Đông này năm 2012.
Mang đầy đủ tính năng của tổ hợp phòng không chiến trường
Về cơ cấu, mỗi tổ hợp Buk-M2E gồm 2 thành phần chính là:
- Cơ cấu trực chiến là xe chỉ huy 9S510E; một xe ra-đa nhìn vòng cảnh giới 9S18M1-3E; một xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa hỗ trợ 9S36E (mở rộng); 6 xe phóng tự hành kiêm dẫn bắn 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.
- Cơ cấu đảm bảo chiến đấu là xe chở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1....

Xe chỉ huy 9S510E.​

Xe ra-đa nhìn vòng cảnh giới 9S18M1-3E​

Xe phóng tự hành kiêm dẫn bắn 9A317E​

Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E​

Xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa hỗ trợ 9S36E​

Đạn tên lửa 9M317E.​
Trong điều kiện chiến đấu, trái tim của tổ hợp chính là xe chỉ huy 9S510E. Nó đảm nhiệm việc thu nhận thông tin từ xe ra-đa cảnh giới 9S510E để phân phối thông tin hướng, tầm của mục tiêu tới các xe phóng 9A317E và ra-đa dẫn bắn nối tiếp chống mục tiêu bay thấp 9S36E. Việc phân công tác chiến có thể tiến hành theo các chế độ tự động hoàn toàn hoặc bằng tay để đối phó với các phương án đối kháng điện tử của đối phương.
Nếu 9S510E là trái tim của tổ hợp, thì ra-đa 9S18M1-3E là đôi mắt. Đài ra-đa này dùng bước sóng cm được thiết kế dạng mảng phát xạ cưỡng bức khe phẳng 3 tham số, có chế độ quét kết hợp giữa quét chùm điện tử và quét cơ khí. 9S18M1E có thể phát hiện các mục tiêu cách 160km.
Cánh tay hỏa lực của tổ hợp Buk-M2E là các xe phóng kiêm ra-đa dẫn bắn 9A317E. Sau khi nhận thông tin từ xe chỉ huy, 9A317E sẽ sử dụng hệ thống ra-đa mảng pha chủ động lái chùm điện tử có thể phát hiện các mục tiêu có tiết diện phản xạ ra-đa 1-2m vuông và bay ở độ cao 3km là trên 20 km và bay ở độ cao 15m là từ 18km tới 20km. Nó có thể bám cùng lúc 10 mục tiêu và khai hỏa vào 4 mục tiêu trong số đó. Trong điều kiện bị đối kháng mạnh hoặc đêm tối, xe phóng có thể dùng hệ thống dẫn bắn quang-điện tử.
Ngoài ra, 9A317E có thể làm nhiệm vụ đồng bộ phần tử bắn cho các xe chấp hành 9A316E. Theo quy định, xe phóng 9A317E có khoảng không gian cơ động xung quanh xe chỉ huy 9S510E 10km và 500m đối với các xe chấp hành 9A316E.
Dù không là trang bị tiêu chuẩn của tổ hợp Buk-M2E, nhưng xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa hỗ trợ 9S36E là phương tiện cần thiết đảm bảo cho khả năng tác chiến chống mục tiêu bay thấp của tổ hợp.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến đạn tên lửa 9M317E của tổ hợp Buk-M2E. Đạn tên lửa phòng không 9M317E có thiết kế khí động dạng chữ X với cánh lái bố trí sau cánh nâng. Đạn 9M317E nặng 715kg, chiều dài 5.55m, đường kính thân 40cm, sải cánh 86cm, tốc độ bay tối đa của mục tiêu bị xạ kích 1.200m/giây, chịu được lực quá tải tối đa 24G. Sử dụng nguyên tắc nổ tạo thanh giăng định hướng bằng đầu đạn nặng 70kg, 9M317E có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 17m với chế độ nổ cận đích hoặc chạm đích.
Trong chế độ bảo quản, đạn tên lửa 9M317E được để trong khoang kín bơm khí trơ bảo quản. Thời gian niêm cất là 20 năm.
“Khúc xương khó nhằn”
Mới đây, khi nguy cơ Syria bị tập kích đường không cận kề, giới truyền thông đã nói nhiều về hệ thống phòng không của Syria với nhiều tổ hợp phòng không các tầm, trong đó thậm chí có nguồn tin nói Syria nếu có S-300 sẽ chặn đứng được khả năng bị tập kích đường không. Nhận định này chưa thực sự sát thực tế.
Về nguyên lý, S-300 là tổ hợp phòng không tầm trung xa mang tính chất phòng thủ điểm và là lõi của hệ thống phòng không đa cấp (cần được bảo vệ) và cả không quân. Dù được cải thiện khả năng cơ động và giảm thời gian triển khai, thu hồi, nhưng bản chất của S-300 không thay đổi.
Đối với tình hình Syria hiện tại, một quốc gia đang nội chiến và thế trận chiến tranh cài răng lược, việc một tổ hợp vũ khí có quy mô và đặc thù như S-300 rất dễ bị phát hiện và tổn thương. Điều này cũng tương tự với các tổ hợp S-200, S-75 và S-125 của Syria.
Trong khi đó, các tổ hợp phòng không di động như: Pantsir-S1E, Tunguska, Kub, Buk-M2E và có thể là Tor-M1 (chưa được xác định) của Syria lại rất có đất diễn. Tính cơ động cao, thời gian triển khai, thu hồi ngắn, phòng không Syria hoàn toàn có thể tác chiến theo các trận địa cơ động “bắn và chạy” gây áp lực không nhỏ cho lực lượng không quân tấn công. Nếu áp dụng tốt, chiến thuật SEAD của liên quân Mỹ, Phương Tây có thể bị phá sản và hạn chế được thiệt hại tối thiểu do tên lửa hành trình gây ra.
Đối với phòng không, hệ thống ra-đa cảnh giới đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng đầu tiên cần bị loại bỏ khi cuộc tấn công của Phương Tây bắt đầu. Bản thân Syria cũng không có hệ thống ra-đa cảnh giới thực sự mạnh, nhưng đây chỉ là yếu tố nội tại. Trong cuộc chiến với liên quân (có thể xảy ra), ai có thể chắc hệ thống phòng không Syria có nguồn gốc Liên xô, Nga lại không thể đồng bộ được với hệ thống ra-đa cảnh giới trên các chiến hạm, căn cứ ra-đa Nga ở Địa Trung Hải và trên lãnh thổ nước này. Điều này đã được kiểm chứng khi Israel-Mỹ phóng 2 đạn tên lửa với lý do tập trận phòng thủ chung, đã bị ra-đa cảnh báo Nga “bắt sống”. Chưa kể, Syria chắc chắn sẽ nhận được sự hậu thuẫn từ Iran và các đối tác đồng minh.
“Đối tác” cần thiết của S-300
Như đã đề cập ở trên, Buk-M2/M2E là một thành phần trong hệ thống phòng không liên hoàn, đa tầm mà bản thân lực lượng phòng không-không quân Nga đang sử dụng. Cùng với Pantsir-S1E, Tor-M2E, S-300PMU/S-400, Buk-M2/M2E thực sự sẽ phát huy tối đa hiệu năng tác chiến và phối hợp phòng thủ liên hoàn cùng với các thành phần vũ khí phòng không khác trong hệ thống.

Khung gầm xe tự hành MZKT-6922.​
Nhận thức được điều này, Nga hiện đã mô-đun hóa Buk-M2E để lắp đặt trên phiên bản xe dã chiến bánh hơi cùng phiên bản đặt trên xe bánh xích dành cho lục quân hiện có. Ở phiên bản bánh hơi, tổ hợp Buk-M2E sử dụng xe MZKT-6922 do Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk thuộc Doanh nghiệp nhà nước một thành viên khoa học và chế tạo đa ngành Tetraedr (Belarus) chế tạo. Điểm mạnh của phiên bản này là khả năng cơ động nhanh trên hệ thống đường xá có sẵn, thiết lập các trận địa phòng không, phục kích đường không với vai trò là tổ hợp phòng không hướng trong hệ thống phòng không chung. Điều này giúp bổ khuyết cho các yếu điểm của S-300 chống lại các mục tiêu bay thấp và chiến thuật SEAD của đối phương.
Điều này cũng giúp lý giải động thái đặt mua tổ hợp S-300 của Syria, dù nó chưa được hoàn thành. Trong khi đó, đối với các quốc gia đã sở hữu S-300, phương án mua tổ hợp phòng không Buk-M2E phiên bản bánh hơi với nhiệm vụ phòng thủ cũng đáng để cân nhắc.


http://soha.vn/quan-su/4-ngon-tay-tu-than-bukm2e-cua-syria-20130915112152185.htm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top