[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Vượt chỗ nào vậy cụ, Mỹ nếu nó có thấy nhưng biết chắc ai bắn nó la lên làm gì.
nó vượt ở chỗ này
tuy nhiên ngay từ khi Arrow và tên lửa mục tiêu khai hỏa đã bị radar của Nga phát hiện và theo dõi. Nga cho biết, đường bay của các mục tiêu này xuất phát từ trung tâm Địa Trung Hải và nhằm hướng bờ biển phía đông.
để bị phát hiện ngay khi vừa bắn thì thử hỏi sau bao lâu cái bệ phóng và cái nơi đặt bệ phóng sẽ ăn 1 em ICBM vào mẹt??
 

kll84

Xe hơi
Biển số
OF-11936
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
152
Động cơ
368,060 Mã lực
Theo các cụ nếu đánh Syria thì Mẽo và đồng minh sẽ sử dụng những loại tên lửa nào ạ :)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel muốn “có phần” trong hệ thống tên lửa Patriot 4

(Kienthuc.net.vn) - Israel mong muốn Lầu Năm Góc chấp thuận cho phép tích hợp tên lửa đối không Stunner của nước này vào hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot thế hệ 4.



Công ty quốc phòng Rafael (Israel) và Tập đoàn Raytheon (Mỹ) đang tìm kiếm một sự chấp thuận từ Lầu Năm Góc để tích hợp tên lửa Stunner vào hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Patriot thế hệ 4.
Hệ thống mới sẽ có tên là Hệ thống Patriot tính năng tiên tiến và giá cả phải chăng (PAAC-4). Đây dự kiến sẽ là sự kết hợp của tên lửa Stunner dùng cho hệ thống David's Sling với hệ thống radar, bệ phóng được nâng cấp mạnh từ Patriot PAC-3.
Cả 2 tập đoàn dưới sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng Israel đang thực hiện vận động hành lang cho một khoản tài trợ khiêm tốn khoảng 20 triệu USD từ nguồn ngân sách Liên bang để phát triển một hệ thống thử nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi về cả giá cả lẫn hiệu quả hoạt động của PAAC-4.
“Ý tưởng là lấy Stunner và tích hợp nó vào cấu trúc của lực lượng Quân đội Mỹ, tận dụng những tính năng sẵn có của các hệ thống Raytheon (như PAC-3)”, một quan chức phụ trách chương trình của Israel nói.
Vị quan chức này cũng cho biết, theo thỏa thuận hợp tác hiện có giữa Raytheon và Rafael thì phía Mỹ sẽ đóng vai trò là nhà thầu chính với ít nhất 60% tên lửa Stunner được sản xuất tại Mỹ.
Như vậy, những năm qua, Raytheon và Rafael đang nỗ lực phát triển hệ thống tên lửa Patriot PAAC-4, kế thừa PAC-3 thành công.

Trong năm qua, theo nguồn tin, hai tập đoàn đã có những trình bày tóm tắt lên các quan chức quân đội, chính phủ và quốc hội Mỹ về đề xuất nâng cấp hệ thống Patriot.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, nguồn tin từ Lầu Năm Góc đã khẳng định rằng Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) và Quân đội Mỹ đang xem xét đến việc sử dụng tên lửa Stunner như một giải pháp triển vọng nhằm đáp ứng yêu cầu trong tương lai của lực lượng quân sự Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tin cũng nhấn mạnh, “mục tiêu chính trước mắt của chúng tôi là đảm bảo khả năng hoạt động thời gian ban đầu cho hệ thống David's Sling, đây là sự hỗ trợ được Israel yêu cầu”.
Hệ thống phòng không David’s Sling còn được gọi là Magic Wand (Đũa thần), là kết quả hợp tác giữa Rafael và Raytheon, đặt dưới sự quản lý chung của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ và Tổ chức phòng thủ tên lửa Israel. Hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly từ 40-300km, tốc độ tối đa Mach 6. Biến thể tương lai sẽ được tối ưu hóa khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay có người lái và mục tiêu đạn đạo.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa Stunner kết cấu với 2 tầng đẩy động cơ nhiên liệu rắn, có khả năng điều chỉnh quỹ đạo ở pha giữa, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết nhờ được trang bị được trang bị 2 loại đầu tự dẫn kết hợp giữa radar và cảm biến quang điện.
Sự kết hợp 2 đầu tự dẫn cũng nâng cao khả năng đánh trúng mục tiêu của tên lửa. Theo đó, 2 đầu tự dẫn sẽ bổ sung cho nhau nếu một trong 2 gặp sự cố hoặc bị gây nhiễu nặng.
Được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill”, hệ thống có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đến từ tên lửa và máy bay của đối phương.

Bắn thử nghiệm tên lửa đối không Stunner.

Hệ thống David's Sling đã đánh chặn thành công lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái. Từ đó đến nay hệ thống đã trải qua nhiều lần thử nghiệm khác và theo kế hoạch thì còn ít nhất một bài kiểm tra nữa mà David's Sling phải vượt qua để chính thức có mặt trong biên chế của Không quân Israel vào năm 2014.
Do mỗi năm nhà nước Do Thái phải hứng chịu hàng ngàn vụ pháo kích và bắn rocket. Theo thống kê, hàng năm, lực lượng Hezbollah ở Lebanon bắn hơn 4.000 quả tên lửa vào Israel. Vì lý do này, Israel buộc phải thúc đẩy phát triển một loạt các hệ thống phòng không khác nhau từ tầm thấp đến tầm trung, tầm cao và siêu cao.
Hệ thống Iron Dome, hệ thống David’s Sling và và Patriot PAC-2 chịu trách nhiệm đánh chặn tên lửa, đạn pháo và máy bay tầm thấp cũng như tầm trung. Để chống lại các mối đe dọa từ tên lửa tên lửa tầm xa như Scud hay Shihab, Israel sử dụng hệ thống Arrow-2. Chịu trách nhiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài bầu khí quyển là hệ thống Arrow-3.
Trong thông cáo báo chí về kết quả hợp tác thiết kế và phát triển với Rafael, Mike Booen - Phó chủ tịch Raytheon đã nói về tên lửa Stunner rằng nó sẽ “thiết lập lại những phương trình về hiệu suất, chi phí và giá trị cho tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ. Chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, khả năng hit-to-kill có ở một mức giá dành cho tên lửa chiến thuật”.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,903
Động cơ
605,949 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
nó vượt ở chỗ này


để bị phát hiện ngay khi vừa bắn thì thử hỏi sau bao lâu cái bệ phóng và cái nơi đặt bệ phóng sẽ ăn 1 em ICBM vào mẹt??
Chuyện này cả 2 nước Liên xô - Mỹ đều làm được từ lâu lắm rồi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những 'lá chắn' chiến trường hàng đầu của Mỹ

(Vũ khí) - Ngoài lực lượng radar hiện đại đang có trong quân đội như radar SBX-1, radar AN/FPS-115 PAVE PAWS… để tăng cường khả năng chiến đấu hơn nữa, Mỹ tiếp tục theo đuổi thương vụ radar siêu khủng AN/TPQ-53 do hãng Lockheed Martin chế tạo.



Để tiếp tục theo đuổi thương vụ radar AN/TPQ-53, quân đội Mỹ phải chi ra 206 triệu USD với hãng Lockheed Martin để trang bị thêm 19 hệ thống radar định vị cơ động tầm xa AN/TPQ-53 (Q-53). Ông Lee Flake, Giám đốc chương trình radar của hãng Lcokheed Martin, cho biết về tầm quan trọng của radar Q-53: “Với tính năng ưu việt, Q-53 đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an toàn tính mạng cho các lực lượng tham chiến của Mỹ.
Được triển khai từ năm 2010, chúng tôi đã tiếp thu phản hồi để đảm bảo rằng hệ thống này đáp ứng được các yêu cầu chiến thuật và có thể sử dụng để ứng phó với các mối đe dọa toàn cầu”.
Hồi năm 2012, Quân đội Mỹ cũng đã ký hợp đồng trị giá 881 triệu USD với hãng Lockheed Martin về việc cung cấp các hệ thống Q-53.
Hệ thống radar AN/TPQ-53 Theo thông tin từ nhà sản xuất Lockheed Martin công bố, Radar pháo binh Q-53 có khả năng phát hiện, phân loại, theo dõi hỏa lực đối phương bắn tới (đạn cối, tên lửa và đạn pháo), tính toán quỹ đạo bay của chúng và xác định vị trí khai hỏa để phản pháo ở góc quay 360 độ (phát hiện hỏa lực đối phương từ mọi hướng).
Việc phát triển hệ thống tiên tiến này nhằm thay thế những radar tầm trung AN/TPQ-36 và AN/TPQ-37 hiện đã “già nua” trong biên chế của các đơn vị tác chiến chủ lực của quân đội Mỹ.
Radar Q-53 được gắn trên xe tải 5 tấn, có khả năng triển khai nhanh chóng và thích ứng với hoạt động tác chiến cấp chiến thuật của các đơn vị từ bộ binh hạng nhẹ đến các đơn vị hỏa lực mạnh như pháo binh, tên lửa. Q-53 được điều khiển tự động từ xa bằng 1 máy tính hoặc từ xe chỉ huy trang bị hoàn chỉnh.
Radar AN/TPQ-53 nằm trong chương trình phát triển của Lockheed Martin là một thế hệ radar mới có khả năng linh hoạt ngày càng cao trong việc thích ứng với những nhiệm vụ khác nhau.
Trước đó, Lockheed Martin đã bàn giao 32 hệ thống được sản xuất đầu tiên cho Quân đội Mỹ và đến thời điểm hiện tại đang sản xuất thêm 33 hệ thống khác trong khuôn khổ hợp đồng được kí kết tháng 3/2012.
Hệ thống radar nổi SBX-1 Ngoài hệ thống radar AN/TPQ-53, quân đội Mỹ hiện đang sở hữu hàng loạt những radar siêu hiện đại khác, trong đó có radar nổi SBX-1.
Radar SBX-1 Là một trong những “tân binh” của quân đội Mỹ nhưng sức mạnh chiến đấu của SBX-1 được đánh giá khá cao. Lắp đặt trên một xà lan chuyên chở đặc biệt, SBX-1 có thể được đưa tới mọi chiến trường trên khắp thế giới để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu cũng như cảnh báo sớm với độ chính xác cực cao.
Được phát triển bởi tập đoàn Boeing, SBX-1 là phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ. SBX-1 gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ tháng 12/2011. Do được thiết kế để hoạt động trên biển, Chính phủ Mỹ đã chi tiền mua xà lan 50.000 tấn của Na Uy để đặt SBX-1.
Sau khi hoàn tất các thay đổi cần thiết tại xưởng đóng tàu Keppel AMFELS ở Brownsville, Texas, xà lan được ráp nối radar chuyên dụng.
Toàn bộ hệ thống SBX-1 có chiều dài 118,5 m, rộng 72,5 m và cao 10 m. Nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa 9 hải lý/h, tương đương 15 km/h. Thủy thủ đoàn của SBX-1 bao gồm 87 người, với cả các sĩ quan và chuyên viên dân sự. SBX-1 có thể hoạt động liên tục trong 60 ngày mà không cần tiếp tế nhiên liệu và lương thực.
Radar SBX-1 được tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, giúp theo dõi toàn bộ hoạt động của tên lửa đối phương đồng thời đưa ra giải pháp đánh chặn hiệu quả nhất dựa vào tất cả các tài nguyên của quân đội Mỹ trên toàn thế giới.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, SBX-1 là phiên bản cải tiến tối tân nhất từ hệ thống chiến đấu Aegis của quân đội Mỹ. Với 45.000 bộ phận phát và nhận tín hiệu được gắn trên một mặt phẳng hình bát giác, SBX-1 có thể quan sát được những đối tượng to bằng quả bóng chày đang bay ở khoảng cách 4.000 km.
Ngoài ra, khoảng 69.632 bảng mạch khuếch đại đa tầng sẽ được sử dụng để radar truyền, nhận hoặc khuếch đại tín hiệu hiệu quả hơn.
Ngoài 2 hệ thống radar trên, thì hệ thống radar AN/FPS-115 PAVE PAWS cũng được xếp vào danh sách những radar hiện đại nhất của quân đội Mỹ. Được công ty Raytheon phát triển, ban đầu hệ thống radar PAVE PAWS được sử dụng để phát hiện và theo dõi hoạt động của các tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm.
Trong chiến lược “Trục châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện nay, 5 hệ thống radar AN/FPS-115 PAVE PAWS đang được triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
T.Thành (Nguồn QĐND)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga đe dọa: S-300 sẽ khai hỏa nếu Mỹ dám đánh Syria

Thứ năm 05/09/2013 08:07
ANTĐ - Ngày 4-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga không loại trừ khả năng sẽ đồng ý với hành động quân sự đối với Syria, nếu chứng minh được quân đội nước này đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường, nhưng chỉ khi được Liên Hợp Quốc đồng ý.





Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP và kênh 1 của mạng lưới truyền hình quốc gia Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, Nga có thể sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria hoặc một nơi nào khác, nếu các quốc gia phương Tây tấn công Syria mà không có sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc.
Ông còn cho biết, Nga đã cung cấp một số bộ phận của hệ thống tên lửa phòng không này cho Syria nhưng đã tạm dừng chuyển giao các lô hàng tiếp theo.
Theo ông, hiện vẫn không có "thông tin chính xác" về những gì đã xảy ra tại Syria, hoặc thậm chí là vũ khí hóa học đã được sử dụng.

Hệ thống S-300 của Nga biểu thị uy lực


"Vẫn chưa rõ liệu vũ khí hóa học hoặc chỉ đơn giản là một số loại hóa chất có hại đã được sử dụng hay không", ông nói đồng thời nhấn mạnh rằng, cần phải đợi kết luận của phái đoàn thanh sát vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc, đã đến Syria hồi cuối tháng trước để điều tra những cáo buộc chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad đã tiến hành các cuộc tấn công vũ khí hóa học.
Tổng thống Putin đã miêu tả đoạn băng video về những đứa trẻ được cho là đã chết do các cuộc tấn công công hóa học là "khủng khiếp", nhưng cho biết hình ảnh này đã không trả lời được câu hỏi của ông về việc ai là người phải chịu trách nhiệm. Ông cho rằng đoạn video này có thể do quân nổi dậy có quan hệ với al - Qaeda tạo nên.
Ông Putin cho biết, nếu phân tích của Liên Hợp Quốc đưa ra "bằng chứng rõ ràng", rằng chính phủ Syria chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, thì Nga "sẽ sẵn sàng hành động một cách quyết định và nghiêm túc nhất", nhưng ông nhấn mạnh rằng hành động quân sự chỉ có thể được thực hiện theo một quyết định chung của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hệ thống phòng không S-300 triển khai dã ngoại


"Bất kỳ phương pháp nào khác biện minh cho việc sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia độc lập, có chủ quyền đều không thể chấp nhận được, và chỉ có thể được coi là hành động xâm lược", ông khẳng định.
Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã hoàn tất dự thảo nghị quyết cho phép Tổng thống Barack Obama sử dụng vũ lực tấn công Syria, nhưng loại trừ khả năng tham gia chiến đấu của lực lượng tác chiến mặt đất.
Dự kiến, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ sẽ biểu quyết về nghị quyết này trong ngày 4-9. Nếu được thông qua, nghị quyết sẽ được đưa ra bỏ phiếu trước toàn thể Thượng viện vào ngày 9-9 tới, thời điểm Quốc hội Mỹ kết thúc kỳ nghỉ mùa hè và trở lại làm việc.


Mổ xẻ các phương án tấn công của Mỹ vào Syria

Thứ tư 04/09/2013 10:50
ANTĐ - Hiện Mỹ đã triển khai 5 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ, 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công, ngoài ra còn 2 cụm tàu sân bay và rất nhiều máy bay chiến đấu túc trực ở các căn cứ xung quanh Syria. Ngoài phương án tham chiến bằng lục quân đã bị gạt ra từ đầu, 2 phương án sử dụng tên lửa hành trình và oanh tạc bằng máy bay cùng với loại vũ khí Washington có thể sử dụng để tấn công Damascus hiện đang được các chuyên gia quân sự mổ xẻ kỹ càng.





Tấn công có giới hạn, hiệu quả không cao
Hiện 5 tàu khu trục tên lửa và 1 tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ đã mang theo gần 200 quả tên lửa hành trình Tomahawk (tàu khu trục 36 quả, tàu ngầm 16 quả) tập kết ở Địa Trung Hải. Trước sự phản đối của dư luận quốc tế và sự rút lui của khá nhiều đồng minh, rất có khả năng Mỹ sẽ áp dụng phương pháp tấn công giống như chiến dịch “Con cáo sa mạc” năm 1998.
Washington sẽ sử dụng các vũ khí công nghệ cao, tấn công với cường độ ác liệt trong thời gian ngắn để phá hủy các mục tiêu trọng yếu của Damascus. Hãng truyền thông Mỹ Bloomberg tin rằng, tên lửa hành trình Tomahawk rất có khả năng sẽ là “lính tiên phong” trong cuộc chiến ở Syria. Chỉ cần một đêm, Mỹ có thể tấn công tới cả trăm mục tiêu trọng yếu như: Dinh Tổng thống, trụ sở Bộ Quốc phòng, sân bay, hải cảng…
Phương án tấn công bằng tên lửa hành trình là lựa chọn tối ưu của Mỹ


Hiện nay, tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu chiến Mỹ không chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu cố định như: Đài chỉ huy, công sự kiên cố, kho vũ khí… mà còn có khả năng tấn công các mục tiêu động trên mặt đất như, các hệ thống tên lửa cơ động, các đoàn xe tăng thiết giáp… Phiên bản Tomahawk thế hệ mới nhất có khả năng dẫn đường kép bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS và theo quán tính. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống truyền số liệu 2 chiều để thay đổi hành trình bay, nâng cao khả năng chống đánh chặn.
Tên lửa hành trình Tomahawk thế hệ mới nhất có tầm bắn xa hơn, trên đường bay nó còn có khả năng tự động gửi về hậu phương các ảnh quang học của mục tiêu, giúp trung tâm chỉ huy có thể đánh giá lại, tái lập trình để tấn công mục tiêu mới. Điểm quan trọng nhất là Tomahawk có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1.000 pound (khoảng 453kg), tầm bắn xa hơn 2.000 km, hoàn toàn có khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trong lãnh thổ Syria.
Tuy Tomahawk rất lợi hại nhưng nhiều chuyên gia quân sự nhận định, số lượng 200 quả tên lửa hành trình không đủ để gây ra những thiệt hại lớn cho Syria. Hơn nữa, thời gian chuẩn bị tập kết lực lượng và chờ quyết định tấn công quá dài dẫn đến mất tính bất ngờ, khiến cho Syria có thời gian kịp di chuyển các mục tiêu trọng yếu khiến cho tên lửa có thể sẽ đánh trúng các mục tiêu giả hoặc mục tiêu rỗng nên phương án tấn công này hiệu quả sẽ không cao.

Các mũi tiến công từ 3 hướng của Mỹ vào Syria


Không kích tầm xa, cũng không khác gì tên lửa hành trình
Do hiệu quả không cao của phương án 1 nên một số chuyên gia quân sự khuyên Mỹ nên lựa chọn phương án tấn công bằng máy bay chiến đấu có người lái. Đây là phương án nâng cao quy mô tác chiến theo mô hình tấn công của cuộc chiến Kosovo. Phương án này đòi hỏi Mỹ phải huy động một số lượng lớn máy bay chiến đấu ở các căn cứ xung quanh Syria, tấn công ồ ạt, phá hủy trên diện rộng các mục tiêu quân sự trọng yếu.
Còn Bloomberg cho rằng, nếu Mỹ muốn nâng cao hiệu lực răn đe và tính xuyên phá thì phải sử dụng đến máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2A từ căn cứ Missouri. Loại máy bay ném bom chiến lược này có khả năng tàng hình cao, nên có khả năng xuyên phá qua hệ thống phòng không của Syria, hơn nữa, nó có thể bay thẳng từ Mỹ sang mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào bên ngoài.
Mỗi chiếc B-2A có khả năng mang theo 16 quả bom khoan có điều khiển loại 2.000 pound hoặc 80 quả bom có điều khiển đường kính nhỏ GBU-39SDB của hãng Boeing. Mỗi lần chiếc máy bay xuất kích có khả năng tấn công vài chục mục tiêu trên đất Syria, chỉ cần 1 tốp vài chiếc B-2A đã có hiệu quả cao hơn 200 quả tên lửa hành trình Tomahawk sử dụng trong phương án 1.
Tàu ngầm Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk


B-2A có thể tấn công từ 3 hướng vào Syria là từ Địa Trung Hải tấn công vào bờ biển phía tây, từ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công xuống phía bắc, hoặc từ Jordan tấn công lên phía nam của Syria. Damascus sẽ phải chịu sự tấn công từ nhiều hướng trong khi các loại radar thì cũ kỹ, máy bay đánh chặn có bán kính tác chiến ngắn và hệ thống tên lửa có tầm bắn không xa nên sẽ không thể đối phó được.
Các máy bay tấn công chiến thuật như F-15, F-16, F/A-18 của Mỹ triển khai quanh Syria không có khả năng tàng hình nhưng chúng cũng đều được trang bị các loại vũ khí tấn công chính xác ngoài khu vực phòng không như: Tên lửa tấn công không đối đất ngoài khu vực phòng không AGM-158 JASSM, vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không AGM-154 JSOW.
Các loại vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không tuy tầm bắn không bằng Tomahawk nhưng vẫn thừa sức tấn công ngoài tầm với của các hệ thống phòng không cũ kỹ của Syria. Điều này sẽ nâng cao khả năng sinh tồn cho các loại máy bay không tàng hình này. Ngoài ra, Mỹ còn có thể huy động nhóm máy bay trinh sát hoặc chiến đấu không người lái như MQ-9 Reaper, MQ-1 Predator, RQ-4 Global Hawk… làm nhiệm vụ trinh sát, đánh giá hiệu quả tác chiến hoặc có thể tham gia tấn công yểm trợ khi cần.
Máy bay chiến đấu không người lái MQ-9 Reaper


Tuy phương pháp không kích bằng vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không có khả năng huy động được nhiều hỏa lực hơn, hướng tấn công đa dạng hơn và hiệu quả tấn công mặt đất cao hơn so với tên lửa hành trình, nhưng nó cũng không có khả năng thay đổi được chính thể cầm quyền ở Syria, mà chỉ góp phần phá hủy các công trình quân sự quan trọng, tính chất của nó cũng tương tự như tấn công bằng tên lửa hành trình. Về cơ bản, nó không thể thay đổi được cục diện của cuộc nội chiến Syria.
Không kích, hỗ trợ hỏa lực mặt đất cho lực lượng đối lập
Ngoài các biện pháp sử dụng tên lửa hành trình và không kích, trên tàu đổ bộ lớp San Antonio còn có khoảng 500 lính hải quân đánh bộ và đặc nhiệm hải quân, không loại trừ khả năng sẽ có thời điểm Mỹ sẽ huy động một số lượng nhỏ đặc nhiệm tấn công lên mặt đất. Tuy vậy, khả năng này là không cao vì số lượng quân quá ít nên chỉ phù hợp cho tình huống tập kích một địa điểm nào đó, mà trong bối cảnh này tiến vào thì dễ mà ra rất khó.
Chuyên gia Jeffrey Goldberg của Bloomberg cho rằng, tên lửa hành trình không tạo ra được sức ép cần thiết, không kích tuy khả năng phá hủy cao hơn nhưng cũng không thể đẩy nhanh quá trình lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad mà còn gây ra những hậu quả trầm trọng đối với dân thường. Tuy vậy, nếu Mỹ muốn lật đổ Assad mà không muốn can thiệp trực tiếp vào Syria, thì tất yếu họ phải tiến hành không kích chiến thuật, trợ giúp cho phe đối lập giành ưu thế trên chiến trường.

Các lựa chọn tấn công vào Syria của Mỹ


Tuy nhiên, Syria không phải là Lybia. Damascus sở hữu hệ thống phòng không nhiều tầng lớp, nhiều chủng loại khác nhau được bố trí dày đặc, kết hợp với địa hình rừng núi khiến khả năng phòng thủ thì dễ mà tiến công rất khó. Các hệ thống phòng không tầm thấp Syria đều có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và các máy bay chiến thuật hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, làm giảm hiệu quả không kích và tấn công tên lửa hành trình của Mỹ.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ, hiện Damascus sở hữu khoảng 365 máy bay chiến đấu, 4.700 quả tên lửa đất đối không và 4.000 quả tên lửa phòng không vác vai, với đầy đủ các hệ thống tên lửa phòng không chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Những hệ thống này tuy cơ bản là đã cũ (trừ Pantsyr-S1 là mới) nhưng với số lượng dày đặc, chúng vẫn là mối đe dọa đáng gờm với những loại máy bay chiến thuật không tàng hình.
Có thể khẳng định là với phương pháp này, Mỹ và đồng minh đã thực sự tham chiến ở mức độ nhất định trên chiến trường, tính chất của can thiệp quân sự không còn là răn đe nữa mà nhằm mục đích lật đổ chính phủ. Như vậy, nó trái với những tuyên bố ban đầu của họ và sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn so với 2 phương pháp trên. Vì vậy, rất có thể nó sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt từ ngay nội bộ của Mỹ và đồng minh.

Radar Trung Quốc giúp Syria “bắt” máy bay tàng hình Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Syria hiện có một số hệ thống radar cảnh giới do Trung Quốc cung cấp có khả năng phát hiện máy bay tàng hình Mỹ.



Tờ Tin tức Quốc phòng dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Richard Fisher cho biết, hiện nay Syria đã triển khai các trạm radar trinh sát tầm xa cơ động JYL-1 (phát hiện mục tiêu cách 320km), radar cảnh giới tầm xa JY-27 VHF và radar cảnh giới nhìn vòng bắt thấp Type 120 của Trung Quốc.
Trong đó, hệ thống radar cảnh giới tầm xa JY-27 VHF được xem là loại hiện đại nhất có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của nó là 500 km. Theo một số nguồn tin, JY-27 VHF được Trung Quốc cung cấp cho Syria năm 2006.
Hiện nay, những radar này đều được triển khai tại phía Bắc và phía Nam của thành phố Palmyra, miền Trung Syria. Khoảng cách tìm kiếm của những trạm radar này không chỉ bao gồm không phận Syria mà còn bao gồm cả các nước láng giềng.
Hệ thống radar có khả năng bắt máy bay tàng hình JY-27 của Trung Quốc cung cấp cho Syria.

Về phần trạm radar trinh sát Type 120 (nâng cấp từ mẫu JY-29/LSS-1) có thể theo dõi đồng thời 72 mục tiêu ở khoảng cách 200 km. Radar này có thể sử dụng kết hợp với radar thuộc hệ thống tên lửa phòng không.
Trung Quốc cũng đang triển khai 120 trạm radar này trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, tầm trung HQ-12. Mà Syria có thể sẽ sử dụng những trạm radar này như tổ hợp tác chiến điện tử chuyên biệt. Syria đang sở hữu 4 bộ radar Type 120 triển khai tại các khu vực như Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume.
Nhìn chung, các trạm radar do Trung Quốc xuất khẩu cho Syria đều khá hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu nó có tương thích với hệ thống phòng không của Syria không?
Theo một số nguồn tin, Syria có 120 trận địa phòng không trang bị hệ thống tên lửa tầm thấp tới tầm cao gồm: S-75 Dvina, S-125 Pechora, S-200, 2K12 Kub, Buk-M2E, Pantsir-S1…đều do Liên Xô (cũ), Nga cung cấp.
Theo báo chí Mỹ, do thiếu sự tương thích, Syria sẽ không thể sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói để truyền dữ liệu. Nếu dữ liệu được truyền bằng chế độ mở, thì dễ dàng bị gây nhiễu.
Chuyên gia Richard Fisher cho biết thêm, Trung Quốc còn chuyển cho Syria hệ thống điện tử phòng thủ hiện đại (có thể là tác chiến điện tử, đối kháng điện tử), những thiết bị này rất quan trọng đối với sự sống còn của chính quyền Syria.
Cũng theo ông này, nếu Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự vào Syria, Trung Quốc có thể sử dụng cơ hội này để đánh giá hệ thống radar và tác chiến điện tử mà nước này bán cho Syria.
Và trong tương lai, Trung Quốc có thể sử dụng những số liệu thu được này để đối phó với những cuộc xung đột với Mỹ trong vấn đề Đài Loan. Nhưng như vậy chẳng khác gì “con dao hai lưỡi”, Mỹ cũng có thể có được những số liệu liên quan về loại radar này của Trung Quốc và thông qua những số liệu này để Mỹ kiểm chứng cách phá vỡ hệ thống phòng không Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga ra mắt tên lửa phòng không mới, Trung Quốc 'nhái' không kịp

(Soha.vn) - Tại triển lãm hàng không quốc tế Moscow 2013, Nga đã cho trình làng tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2 đời mới.

Theo những tư liệu kĩ thuật mà tập đoàn Tactical Missiles công bố, thì tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2 là một bản nâng cấp của Tor-M1 trước đó từng cung cấp cho Trung Quốc. Chuyên gia của trung tâm phân tích kĩ thuật và chiến lược Nga Vasily Kashin cho biết, Trung Quốc cũng sẽ hứng thú với mẫu sản phẩm mới này.
Tor-M2 có tốc độ bắn 1.000m/s với khả năng ngắm bắn những mục tiêu có khoảng cách từ 12 tới 16 km với độ cao 6-10 km. Tor-M2/MU được đưa vào biên chế quân đội Nga từ 2012. Phiên bản mới này có khả năng theo dõi 48 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 4 mục tiêu.



Từ 1996 tới 1999, Trung Quốc đã nhập về 35 bộ Tor-M1 và ngay lập tức sản xuất hàng “copy”, mãi cho tới năm 2011-2012 mới được đưa vào sử dụng. Theo lời nhận định của tờ Voice of Russia, tốc độ “copy” món vũ khí tương đối cũ này của Trung Quốc dù nhanh đến mấy cũng phải ngang ngửa với thời gian mà Nga nghiên cứu xong một phiên bản nâng cấp.
Theo như lời khoa trương của báo chí Trung Quốc thì HQ-17 là “phiên bản nâng cấp” của Tor-M1, nhưng trên thực tế rất khó để đạt được điều đó. Nếu đánh giá về hiệu năng chiến đấu, hệ thống mà Trung Quốc “nghiên cứu” này thua kém của Nga hàng chục lần. Trung Quốc thường tiết kiệm một khoản tiền lớn khi không mua bản quyền chế tác vũ khí, qua đó hy vọng tự mình làm được “hàng nhái” chất lượng. Nhưng với khoảng thời gian hàng chục năm, có lẽ số tiền mà người Trung Quốc phải bỏ ra để nghiên cứu cũng chẳng kém là bao.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mổ xẻ tên lửa Israel khiến Syria "thót tim", Nga, Mỹ giật mình

(Soha.vn) - Israel đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow nhằm cảnh báo các hành động tấn công trả đũa bằng tên lửa đạn đạo từ phía Syria và đồng minh.

Hôm qua (3/9), Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống cảnh báo sớm của nước này đã phát hiện 2 tên lửa đạn đạo được bắn tại khu vực Địa Trung Hải. Quỹ đạo của 2 tên lửa này đi từ trung tâm đến phía Đông Địa Trung Hải, nơi có lãnh thổ của Syria.
Có giả thuyết cho rằng 2 tên lửa này được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc này, Bộ Quốc phòng (BQP) Israel lên tiếng xác nhận nước này đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn mới ngoài khơi Địa Trung Hải.
Vụ thử nghiệm lần này nằm trong kế hoạch kiểm tra biến thể mới nhất của tên lửa Sparrow, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow.
Đại diện BQP Israel cho biết “Đây là lần thử nghiệm đánh chặn đầu tiên của biến thể tên lửa mục tiêu Sparrow mới trên Địa Trung Hải”. Vụ thử nghiệm tên lửa diễn ra vào khoảng 9h15 giờ địa phương.

Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow của Israel đã làm rúng động Trung Đông khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ đã phát động tấn công vào Syria.
Trong lần thử nghiệm này, hệ thống radar cảnh báo sớm Super Green Pine của hệ thống đánh chặn Arrow đã thực hiện việc phát hiện và theo dõi thành công tên lửa mục tiêu giả định và chuyển các thông số về mục tiêu cho hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, sau đó, hệ thống đã kích hoạt tên lửa đánh chặn tiêu diệt thành công mục tiêu.
Sparrow là một tên lửa mục tiêu được thiết kế để mô phỏng các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud. Tên lửa này sẽ mô phỏng quỹ đạo bay thường thấy của tên lửa Scud nhằm kiểm tra khả năng phát hiện, bám bắt cũng như cung cấp tham số mục tiêu cho hệ thống tên lửa đánh chặn Arrow.
Hệ thống đánh chặn mục tiêu không được tiết lộ là biến thể nào của gia đình Arrow nhưng dựa vào phạm vi thử nghiệm thì đây có thể là hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 2 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi 100km.

Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Israel được các nhà phân tích bình luận là một "lời cảnh báo kèm theo khiêu khích" của Israel đối với Syria.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Arrow đang được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau, trong đó Arrow 1 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật trong phạm vi 50km. Biến thể Arrow 2 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa đạn đạo tầm trung trong phạm vi 100km. Còn Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.
Trái tim của hệ thống đánh chặn Arrow là hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine. Đây là một loại radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Radar này có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft ở khoảng cách 500km, biến thể nâng cấp Super Green Pine có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 900km.
Hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, hệ thống này có thể kiểm soát việc đánh cùng lúc 14 mục tiêu khác nhau. Thuật toán điều khiển của hệ thống được thiết kế dạng kiến trúc mở nên nó có khả năng tương tác với các hệ thống tên lửa phòng không khác như Patriot để nâng cao hiệu suất đánh chặn mục tiêu.
Thành phần thứ 3 của hệ thống là trung tâm kiểm soát khởi động Brown Hazelnut (tiếng Do Thái) được đặt tại các vị trí phóng. Trung tâm này có thể đặt cách hệ thống điều khiển hỏa lực Tree Citron tới 300km, nó được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến cùng hệ thống liên kết dữ liệu tốc độ cao với trung tâm điều khiển và radar. Giải pháp thiết kế này cho phép thiết lập một khu vực phòng thủ tên lửa trên quy mô lớn mà không cần phải đầu tư quá nhiều những hệ thống điều khiển riêng biệt.

Israel đã nhiều lần đơn phương không kích Syria như đi vào chốn không người ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không bất ngờ làm điều tương tự.
Bệ phóng tên lửa đánh chặn được đặt trên khung gầm xe kéo chuyên dụng, mỗi bệ phóng được trang bị 6 tên lửa đánh chặn. Tên lửa được phóng ở vị trí thẳng đứng bằng phương pháp khởi động nóng.
BQP Israel cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để bảo vệ Israel khỏi các tên lửa tầm xa mà Iran có thể sử dụng để tấn công nước này. BQP Israel cũng cho hay cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ lâu và không liên quan đến tình hình căng thẳng tại Syria.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng tại Trung Đông dâng cao, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói đã sẵn sàng huy động lực lượng quân sự chống lại Syria, để đáp trả việc chính phủ Syria được cho là sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công hôm 21/8.
Israel đã nâng mức báo động và đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở trạng thái báo động cao để dự phòng khi Mỹ tấn công Syria, Israel có thể phải hứng chịu sự trả đũa của chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoặc của phiến quân Hezbollah ở Lebanon. Ngoài ra, Israel cũng đề phòng trường hợp nếu Mỹ không hành động dứt khoát với Syria thì Iran có thể sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa của Israel được một số nhà phân tích đánh giá là một động thái nhằm cảnh báo Damascus chớ có dại dột mà phóng tên lửa đạn đạo trả đũa về phía Israel. Điều này cũng cho thấy rằng Israel có thể là một nhân tố đem lại nhiều bất ngờ cho tình hình tại Syria.
Khi Mỹ và một số nước đồng minh chuẩn bị các hành động quân sự nhắm vào Damascus thì Israel cũng lặng lẽ điều động lực lượng quân sự của mình đến áp sát biên giời chờ ngày Mỹ đánh. Bên cạnh đó họ cũng đã điều động các hệ thống đánh chặn như Iron Dome, hệ thống phòng không Patriot để sẵn sàng vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa của Syria.
Vụ phóng tên lửa cũng cho thấy một điều là Israel đã sẵn sàng cho một hoạt động quân sự chống lại Damascus. Ông Alexei Pushkov người đứng đầu Ủy ban quốc tế Duma quốc gia Nga bình luận “Đây là một lời nhắn đến Syria cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu của Israel
Trong khi đó người đứng đầu chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga Fyodor Lukyanov gọi vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn là một “hành động khiêu khích đối với Syria và những việc làm tương tự sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Quốc hội Mỹ ra quyết định cuối cùng về tình hình Syria
Cần nhớ lại rằng, Israel đã không dưới 3 lần tiến hành các vụ không kích vào các căn cứ quân sự quan trọng của Syria mà Damascus gần như không làm gì được. Gần đây nhất đầu tháng 07/2013, nhiều khả năng Israel đã tiến hành không kích căn cứ quân sự Latakia nơi được cho là có kho chứa tên lửa P-800 Yakhont phá hủy phần lớn căn cứ này.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Vấn đề là bị phát hiện từ xa bao nhiêu km? 1 cái tên lửa nhỏ mà đã bị phát hiện từ xa như vậy thì liệu cái tên lửa có còn bay nổi đến đất nga?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mô hình của Israel đã bị một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Voronezh-M của Nga đặt ở thành phố miền nam Armavir, phát hiện lúc 10h16 giờ Moscow (06h16 - giờ GMT) ngày 3-9. Hai “mục tiêu đạn đạo” mà quân đội Nga phát hiện hôm 3-9 đã được quân đội Israel phóng trong lần thử nghiệm chung giữa Mỹ và Israel về hệ thống phòng thủ tên lửa của các quốc gia Trung Đông.
Quỹ đạo của 2 tên lửa đạn đạo mục tiêu này bay từ khu vực trung tâm đến phía đông Địa Trung Hải, các tên lửa mục tiêu này đã rơi xuống biển ở Địa Trung Hải, giáp với bờ biển của Syria. Sau khi phát hiện ra 2 tên lửa đạn đạo đang bay vào bờ biển Syria, Bộ chỉ huy trung ương thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.
Ngay sau khi Israel thừa nhận đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo mô hình từ Địa Trung Hải vào khu vực bờ biển Syria, Moscow đã “nổi điên” với Tel Avip và cảnh báo về việc Israel đã cố tình kích nổ “thùng thuốc súng” Trung Đông. Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã nhắc lại sự kiện, Nga suýt tấn công hạt nhân vào Mỹ và NATO vì vụ phóng tên lửa của Na Uy năm 1995.
Ngày 25/01/1995, Na Uy đã phóng một tên lửa đẩy mang vệ tinh khí tượng lên khoảng không vũ trụ, có quỹ đạo bay về hướng nước Nga, nhưng không hề có thông báo về sự việc này. Các radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Nga đã thể hiện khả năng quan sát tầm xa đáng sợ, khi phát hiện một quả tên lửa đạn đạo không rõ chủng loại và khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ khu vực phụ cận Spitsbergen - Na Uy, hướng thẳng về phía Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa kiểu cơ động trên xe Topol-M của Nga


Các thiết bị đo đạc của Nga dự kiến tên lửa đạn đạo này chỉ mất khoảng 5 phút nữa là bay đến Moscow, thông tin này ngay lập tức được báo cáo lên Tổng thống Nga, lúc đó là ông Boris Yeltsin, đồng thời, các hệ thống radar dự cảnh, hệ thống chỉ huy, kiểm soát lực lượng phòng thủ tên lửa tự động được đặt trong tình trạng báo động ở mức cao nhất.
Bộ chỉ huy trung ương của Nga cho rằng, đây có thể là một tên lửa đạn đạo liên lục địa của NATO, tấn công vào Nga từ các căn cứ phóng ở Na Uy. Ngay lập tức Tổng thống Boris Yeltsin và các lãnh đạo cấp cao nhất đã hội ý khẩn cấp qua các phương tiện thông tin liên lạc để bàn bạc về “cú phản đòn hạt nhân”, trong khi đó các thông tin về tên lửa này liên tục được cập nhật.
Sau này ông Yeltsin thừa nhận lúc đó chiếc “Vali hạt nhân” huyền thoại đã được chuyển đến trước mặt, buộc ông phải đối diện với một quyết định lịch sử với “quả bóng hạt nhân”. May mắn cho thế giới là trong vòng 5 phút nghẹt thở đó, các hệ thống radar cảnh báo tên lửa Nga đã kịp xác định đó chỉ là một tên lửa đẩy chứ không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Đồ hình các giai đoạn phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa

Ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thế giới đã kịp thời được tháo gỡ. Sau này, người ta mới biết tên lửa đẩy của Na Uy được phóng đi để mang một vệ tinh khí tượng lên quỹ đạo. Nhiều người tự hỏi, lúc đó nếu radar cảnh báo sớm tên lửa của Nga phát hiện muộn hơn khoảng thời gian 5 phút, không đủ để đo đạc, phát hiện nó là tên lửa đẩy hoặc có quá ít thời gian để người Nga cân nhắc thiệt hơn thì thế giới sẽ ra sao?
Trên thực tế, sự nhầm lẫn giữa tên lửa đẩy và tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng là điều dễ hiểu. Tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu 3 tầng và cơ chế phân tách các tầng như nhau, đồng thời nguyên lý phóng xuyên qua tầng khí quyển cũng giống nhau. Vì vậy, các tên lửa liên lục địa hoàn toàn có thể thay thế tên lửa đẩy vệ tinh và ngược lại.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,754
Động cơ
538,229 Mã lực
Trên các diễn đàn quân sự cũng đang cãi nhau tóe khói về vụ hệ thống cảnh báo sớm của Nga phát hiện "2 mục tiêu đạn đạo" được phóng từ ĐTH. Đa phần đều đánh giá cao khả năng theo dõi của Nga nhưng tranh cãi gay gắt về số lượng "tên lửa" được bắn lên-1 hay 2? Có vẻ rắc rối ở đây là vấn đề chuyển ngữ từ Nga qua Anh. Một số trang tin nói là ballistic missle, một số nói ballist objects. Theo em BO thì đúng hơn, nó có thể là các phần tách ra trong quá trình bay của tên lửa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Syria triển khai tên lửa Buk-M2E bảo vệ Damascus

(Kienthuc.net.vn) - Một đoạn video của quân nổi dậy cho thấy dường như quân chính phủ Syria đã triển khai tên lửa tầm trung Buk-M2E bảo vệ thủ đô Damascus.



Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, quân nổi dậy Syria mới đây đăng tải đoạn video quay lại hình ảnh xe radar và xe bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 9K37 Buk-M2E (NATO định danh là SA-17) di chuyển ở căn cứ không quân Al-Mezzah, gần thủ đô Damascus.
Nga đã chuyển gia số lượng lớn hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 và sau đó lần đầu xuất hiện trong cuộc tập trận của quân đội Syria trong năm 2012.
Buk-M2E của Quân đội Syria trong cuộc tập trận năm 2012.

Một đoạn video được quân nổi dậy đăng tải vào tháng 5 cho thấy một xe radar của Buk-M2E di chuyển phía sau khu vực được cho là căn cứ Al-Mezzah.
Và video gần đây xác nhận rằng Buk-M2E đã được triển khai tại Al-Mezzah vì so sánh hình ảnh vệ tinh cho thấy nó được quay từ phía Đông Bắc. Binh lính nổi dậy có thể đứng quay từ tòa nhà cao tầng ngoài căn cứ.
Với việc này có thể xác định rằng, mạng lưới bảo vệ Damascus sẽ có sự góp mặt của hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại nhất nước này.
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành Buk-M2E do Nga phát triển cải tiến từ mẫu Buk M-2 với nhiều tính năng hiện đại, ra đời năm 2008.
Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung gồm: máy bay, trục thăng, thiết bị bay có điều khiển và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820m/s.
Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km.
Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của hệ thống từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Lực lượng phòng không Syria được cho là đang sở hữu khoảng 48 hệ thống Buk-M2E.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ tấn công mạng đánh sập hệ thống phòng thủ Syria?

Thứ năm 05/09/2013 16:55
ANTĐ - Ngày 4-9, tờ Capitol Hill của Mỹ đưa tin, quân đội nước này chắc chắn sẽ tiến hành các cuộc tấn công mạng đối với Syria, nếu họ tấn công quân sự nhằm trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad vì bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa.





Các chuyên gia mạng của Mỹ tin rằng, chính phủ nước này có thể sử dụng virus máy tính để phá hủy các hệ thống phòng thủ và trang thiết bị quân sự của Syria và do thám chính phủ Syria như là một phần của cuộc tấn công quân sự có thể xảy ra, tờ Capitol Hill cho biết, trên một bài báo được đăng trên trang web của mình.
"Tôi nghĩ đó là một điều chắc chắn", tờ báo dẫn lời ông Jim Lewis, thành viên cao cấp và kiêm giám đốc Chương trình Công nghệ và Chính sách Công thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết.
Các chuyên gia dự đoán rằng Mỹ có thể bổ sung cho các cuộc không kích đối với Syria, bằng các hoạt động tác chiến mạng để thu thập thông tin tình báo và do thám chính phủ Syria.
Ông Chris Finan, một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ và là nhà nghiên cứu tại Dự án An ninh Quốc gia Truman, cho rằng ​​Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) có thể đi đầu trong việc tiến hành các cuộc tấn công mạng đối với Syria, ngay khi Washington được Quốc hội cho phép tấn công Syria.

Mỹ sẽ tấn công mạng đánh sập hệ thống phòng không Syria?


Tuy nhiên, các chuyên gia có quan điểm khác nhau về việc các cuộc tấn công mạng sẽ được thực hiện như thế nào đối với Syria khi Mỹ bắt đầu ném bom các mục tiêu của chính phủ Syria.
Ông Lewis thì cho rằng, Mỹ có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của Syria, như một phần của nỗ lực hỗ trợ.
Trong khi các chuyên gia khác không đồng ý với đánh giá này, họ cho rằng sử dụng tên lửa hành trình để tiêu diệt các hệ thống phòng không của Iran sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Mỹ có thể để dành các vũ khí tấn công mạng hiện đại cho một cuộc xung đột lớn hơn, hơn là sử dụng chúng để bảo vệ các máy bay không người lái của Mỹ tại Syria.
Ông Finan cho rằng, phát triển những virus máy tính hiện đại như vậy sẽ rất tốn kém và chỉ có thể sử dụng được một lần.
Nhưng tất cả các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng, Mỹ chắc chắn sẽ tấn công vào các hệ thống máy tính của Syria để thu thập thông tin về vũ khí hóa học và các hệ thống phòng thủ. Mỹ cũng có thể sẽ gửi email và thông điệp để tuyên truyền nhằm làm nhụt chí các quan chức chính phủ Syria.


Ai bắn hạ 2 quả tên lửa Israel phóng vào Syria?

Thứ năm 05/09/2013 20:56
ANTĐ - Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mô hình của Israel đã bị một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Voronezh-M của Nga đặt ở thành phố miền nam Armavir, phát hiện lúc 10h16 giờ Moscow (06h16 - giờ GMT) ngày 3-9. Tuy vậy, Nga không phải là nước đã bắn hạ 2 quả tên lửa đó.





Đề cập đến vấn đề này, trong buổi phỏng vấn của Đài truyền hình Trung Quốc, chuyên gia quân sự Doãn Trác đã cho rằng, rất có khả năng hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow-2 của Israel đã bắn hạ chúng. Luận điểm này được ông chứng minh là Israel đã phóng chúng để thử nghiệm khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa, nên cũng chính họ đã phóng tên lửa Arrow-2 để hủy diệt chúng, còn Syria ít có khả năng làm được điều này.
Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mô hình của Israel đã bị một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Voronezh-M của Nga đặt ở thành phố miền nam Armavir phát hiện kịp thời. Tín hiệu hiển thị rất rõ là hai “mục tiêu đạn đạo” được phóng đi từ khu vực giữa Địa Trung Hải. Tuy vậy, sau khi đến khu vực bờ biển Syria thì radar cảnh báo tên lửa bị mất tín hiệu của chúng. Điều này chứng tỏ, 2 quả tên lửa đã bị bắn hạ bởi các tên lửa đánh chặn.
Đến tối ngày 3-9, Israel đã lên tiếng thừa nhận là họ đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo mục tiêu từ Địa Trung Hải vào khu vực bờ biển Syria, trong khuôn khổ một hoạt động kiểm tra các trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng thủ tên lửa. Israel khẳng định đây là hoạt động bình thường và không hề phương hại đến ai, nhưng cũng thừa nhận là đã không thông báo trước, nên đã gây ra sự “hiểu lầm”.

Tên lửa đánh chặn Arrow-2 phóng đi từ xe phóng di động


Về vấn đề ai đã bắn hạ 2 quả tên lửa này, không để nó bay vào Syria, Israel khẳng định, các hệ thống radar cảnh báo tên lửa của Israel đã phát hiện, theo dõi chặt quỹ đạo bay của 2 quả tên lửa này và chính họ đã bắn hạ chúng. Tuy vậy, quân đội Syria lại khẳng định, chính các hệ thống radar phòng thủ tên lửa của Syria đã phát hiện ra tên lửa và đánh chặn thành công khi mục tiêu cách bờ biển nước này 74km.
Nhiều phần là người Israel đã làm việc này, bởi họ có khả năng phòng thủ tên lửa tốt hơn nhiều so với Syria. Rất có khả năng hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-2 của Israel đã làm việc này, bởi vì họ đã thành thục trong quá trình huấn luyện, còn người Syria chưa hề có kinh nghiệm gì trong việc này. Ông D
oãn Trác nhận định như vậy và phân tích: Ngoài các hệ thống tên lửa đánh chặn ra, còn phải có vệ tinh và hệ thống radar phòng thủ tên lửa để phát hiện, tính toán quỹ đạo và điểm rơi thì mới đánh chặn được. Tất cả những hệ thống thiết bị cần thiết và kỹ năng huấn luyện không có vấn đề gì với Israel, nhưng với người Syria thì họ không thể làm được.​
Ông Doãn Trác cho biết thêm, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa tốt nhất của Syria là S-300 (nếu Nga đã chuyển sang) nhưng nó cũng chỉ có khả năng đánh chặn tầm gần, đối với các tên lửa hành trình. Hơn nữa, nếu S-300 đã được chuyển sang Syria, thì ông cũng nghi ngờ khả năng nắm vững các tính năng hệ thống của người Syria.
Ông Doãn Trác chỉ ra một khả năng, nếu được Moscow thông báo các quỹ đạo và điểm rơi của tên lửa, thì Damascus mới có khả năng đánh chặn được 2 quả tên lửa đạn đạo này. Tuy vậy trong vòng thời gian có vài phút, nếu Nga và Syria không có hệ thống chia sẻ số liệu tự động thì điều này cũng là bất khả thi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ tăng cường trang bị “lá chắn chiến trường” Q-53

Quân đội Mỹ tiếp tục ký hợp đồng trị giá 206 triệu USD với hãng Lockheed Martin để trang bị thêm 19 hệ thống radar định vị cơ động tầm xa AN/TPQ-53 (Q-53).

Lee Flake, Giám đốc chương trình radar của hãng Lcokheed Martin cho biết: “Với tính năng ưu việt, Q-53 đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an toàn tính mạng cho các lực lượng tham chiến của Mỹ. Được triển khai từ năm 2010, chúng tôi đã tiếp thu phản hồi để đảm bảo rằng hệ thống này đáp ứng được các yêu cầu chiến thuật và có thể sử dụng để ứng phó với các mối đe dọa toàn cầu

Hệ thống radar AN/TPQ-53
Trước đó năm 2012, Quân đội Mỹ cũng đã ký hợp đồng trị giá 881 triệu USD với hãng Lockheed Martin về việc cung cấp các hệ thống Q -53.
Radar pháo binh Q-53 mới có khả năng phát hiện, phân loại, theo dõi hỏa lực đối phương bắn tới (đạn cối, tên lửa và đạn pháo), tính toán quỹ đạo bay của chúng và xác định vị trí khai hỏa để phản pháo ở góc quay 360 độ (phát hiện hỏa lực đối phương từ mọi hướng). Việc phát triển hệ thống tiên tiến này nhằm thay thế những radar tầm trung AN/TPQ-36 và AN/TPQ-37 hiện đã “già nua” trong biên chế của các đơn vị tác chiến chủ lực của quân đội Mỹ.
Q-53 được gắn trên xe tải 5 tấn, theo đó có khả năng triển khai nhanh chóng và thích ứng với hoạt động tác chiến cấp chiến thuật của các đơn vị từ bộ binh hạng nhẹ đến các đơn vị hỏa lực mạnh như pháo binh, tên lửa. Q-53 được điều khiển tự động từ xa bằng 1 máy tính hoặc từ xe chỉ huy trang bị hoàn chỉnh.
Radar AN/TPQ-53 nằm trong chương trình phát triển của Lockheed Martin là một thế hệ radar mới có khả năng linh hoạt ngày càng cao trong việc thích ứng với những nhiệm vụ khác nhau. Vừa qua, hãng đã bàn giao 32 hệ thống được sản xuất đầu tiên cho Quân đội Mỹ và đến thời điểm hiện tại đang sản xuất thêm 33 hệ thống khác trong khuôn khổ hợp đồng được kí kết tháng 3 năm 2012.
Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai hệ thống Q-53 trong tác chiến tại Iraq và Afghanistan vào cuối năm 2010.

Lưu ý đây là đài radar dùng để phát hiện pháo, cối của địch bắn ra từ đâu ! radar mặt đất khá hiếm !


Phóng tên lửa, Israel muốn dọa Syria hay "nắn gân" Nga?

(Soha.vn) - Trong lúc tình hình Syria rất căng thẳng, Israel lại phóng thử tên lửa. Liệu hành động liều lĩnh này mang thông điệp gì?

Tình hình Syria hiện nay như lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói: " Địa Trung Hải đang là một thùng thuốc súng. Chỉ cần một que diêm cũng có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng đó. Lửa sẽ lan rộng không chỉ tới những nước láng giềng, mà cả những khu vực khác. Tôi nhắc lại rằng Địa trung Hải rất gần với biên giới Nga ".
Nhưng Israel và Mỹ vẫn tiến hành phóng thử hai tên lửa đạn đạo. Có thể nói rằng đây là một hành động liều lĩnh, khiến cả thế giới bất ngờ, nhưng chí ít vụ thử này cũng đã trúng nhiều mục tiêu.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của Israel

Thử tên lửa hay thử radar Syria
Mặc dù bề ngoài là phóng thử mục tiêu để kiểm tra hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow nhưng liệu hệ thống này không đạt tính năng cần thiết trong các lần thử trước đây hay sao mà Mỹ và Israel cần phải thử nghiệm, nhất là trong lúc nhạy cảm này? Nhất là tên lửa mục tiêu được thiết kế để mô phỏng quỹ đạo bay của các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và có hướng phóng “hết sức đặc biệt” là về phía Syria.
Hệ thống cảnh báo sớm của Nga ở Amavir đã phát hiện hai tên lửa được phóng lên từ giữa biển Địa Trung Hải hướng về phía Syria, sau đó rơi xuống biển.
Không thể không nghi ngờ đây là một hành động nhằm kiểm tra khả năng của hệ thống radar cảnh giới và mức độ sẵn sàng chiến đấu của hệ thống phòng không Syria. Có thể qua vụ việc này, Israel và Mỹ khẳng định được 1 điều rằng hệ thống radar cảnh giới của Syria tồn tại lỗ hổng lớn.
Khoảng cách từ Amavir ở phía nam của Nga đến phía trung tâm Địa Trung Hải, là hơn 800km mà radar cảnh báo sớm tên lửa của Nga vẫn phát hiện được, trong khi đó tất cả các nước khác bao gồm Syria không phát hiện được gì cho đến khi Israel công khai thừa nhận là đã bắn 2 quả tên lửa đó.
Mặc dù theo công bố, Syria hiện có các loại radar cảnh giới tầm xa 3D JYL-1 có phạm vi phát hiện mục tiêu 320km với độ cao tối đa 25km, radar phát hiện mục tiêu bay thấp LLQ120 2D có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp ở cự ly 200km và radar giám sát tầm xa băng tần VHF JY-27 có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km. Chú ý rằng các radar có thông số khủng nhất của Syria đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hệ thống radar cảnh báo sớm ở Amavir của Nga cách 800 km phát hiện được tên lửa Israel nhưng hệ thống radar Syria ở gần hơn rất nhiều thì không phát hiện được

Vậy giả sử đặt trường hợp tên lửa này không bị đặt giới hạn tầm bay từ trước liệu Syria có kịp phản ứng hay không? Mục đích của vụ này là Israel và Mỹ đang thử tên lửa của mình hay thử radar của Syria?
Vừa “đe” vừa “thử” cả lòng người
Vụ thử này không chỉ thử về khả năng quân sự thuần túy mà nó còn nhằm mục đích cao hơn là thử các phản ứng của các quốc gia liên quan đến Syria. Syria, Nga, Iran,… chắc chắn là sẽ lên tiếng phản đối. Nhưng cái mà người Israel và Mỹ cần biết là mức độ phản ứng đến đâu, liệu họ có sẵn sàng dùng các biện pháp quân sự để đáp trả hay không.
Bên cạnh đó, Israel còn phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đối với Syria cũng như Nga, Iran, Hezbollah…rằng Israel và đằng sau là Mỹ sẵn sàng tiến hành một chiến dịch quân sự can thiệp vào Syria cũng như có đủ khả năng đánh chặn dàn tên lửa Scud mà Syria đang sở hữu.
Rõ ràng, Mỹ và Israel đã đi một nước cờ táo bạo, liều lĩnh nhưng đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo giữa Israel và các nước Hồi giáo láng giềng đã khiến tình hình ở Trung Đông luôn luôn nằm trong báo động. Bất kể một hành động liều lĩnh nào từ phía Israel cũng có thể làm bùng phát chiến tranh, nhưng Israel cũng chưa hề có ý muốn nhượng bộ. Rõ ràng tình hình Syria nói riêng và Trung Đông nói chung càng nóng hơn bao giờ hết sau nước cờ liều lĩnh của Israel.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Tín hiệu gì chứ đến hezbolla còn chả oánh đc. Is giờ lởm rồi chỉ giỏi bắt nạt dân palestine khg vũ khí
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Syria đã có S-300PMU-2 nhưng vô phương tác chiến

Thứ sáu 06/09/2013 11:50
ANTĐ - Ngày 5-9, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) có trụ sở tại Moscow đã đưa một thông tin chấn động là Syria đã nhận được lô thiết bị phóng và những tên lửa phòng không đầu tiên của hệ thống phòng không tiên tiến S-300PMU-2, nhưng hiện tại nó không thể sử dụng được.

Ngày 4-9 vừa qua, Tổng thống Nga V.Putin đã thông báo, Nga đã ký hợp đồng xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU-2 cho Syria, nhưng hợp đồng “vẫn chưa hoàn thành”. Câu nói này của ông Putin cho thấy một khả năng là hợp đồng đã được chuyển giao một phần nào đó, chứ không phải là “chưa được thực hiện”.
Sau đó, một quan chức cao cấp của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tiết lộ với Hãng thông tấn RIA Novosti rằng, Nga đã triển khai thực hiện hợp đồng nhưng nó vẫn chưa hoàn tất. Vì vậy, hiện nay Syria cũng không có cách nào sử dụng các bộ phận của hệ thống S-300PMU-2 đã được chuyển giao trong tổng thể hệ thống phòng không quốc gia của mình.
Trong bản báo cáo của mình, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới nhận định: “Theo tính toán của các chuyên gia, giai đoạn 1 trong kế hoạch triển khai hợp đồng có thể đã được thực hiện. Giai đoạn này bao gồm các nội dung là Nga sẽ bàn giao cho Syria các tổ hợp phóng và 1 số thiết bị bảo đảm kỹ thuật, vật tư khác”.
Báo cáo cho biết, trong hợp đồng thể hiện rất rõ, Nga sẽ xuất khẩu cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300PMU-2. Hợp đồng được chia thành rất nhiều giai đoạn phức tạp với nhiều nhóm tổ hợp linh kiện, thiết bị. Vấn đề lựa chọn các hệ thống thiết bị nào và trình tự lắp ráp ra sao sẽ do nước đặt mua quyết định.

Nga đã bàn giao lô hàng đầu tiên trong hợp đồng bán S-300PMU-2


Thông thường, các tổ hợp thiết bị đặc biệt quan trọng, có chức năng kết nối các tổ hợp khác thành một thể thống nhất sẽ được xuất khẩu sau cùng. Những hệ thống có tính chất quyết định và được xuất khẩu sau cùng bao gồm: Thiết bị chỉ huy cốt lõi của hệ thống chỉ huy, kiểm soát và chỉ huy chiến đấu; trạm radar và thiết bị đo đạc độ cao.
Vì vậy, báo cáo nhấn mạnh, nếu chỉ thực hiện hợp đồng được một vài phần đầu, chưa bàn giao tổng thể hệ thống thì người mua sẽ không thể liên kết các tổ hợp đã nhận lại với nhau, dẫn đến kể cả có thiết bị phóng và tên lửa thì hệ thống cũng không hoạt động được.
Theo tính toán của các chuyên gia Trung tâm, nếu thực hiện đúng theo các trình tự hợp đồng thì thời điểm hoàn thành sớm nhất cũng đến giữa năm 2014. Các khâu xuất khẩu, lắp ráp và kiểm tra chức năng sau lắp ráp của S-300PMU-2 cũng đòi hỏi phải có một thời gian nhất định để Nga huấn luyện cho các chuyên gia Syria.
Báo cáo của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới kết luận: “Căn cứ theo điều khoản hợp đồng ký kết cho đến thời điểm Nga xuất khẩu hết các hệ thống thiết bị S-300PMU-2 cho Syria, để hệ thống phòng không Syria đạt đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thời gian dự kiến sớm nhất cũng phải cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Còn ở thời điểm hiện tại, nếu Mỹ có không kích Syria thì họ cũng không thể đánh trả bằng S-300PMU-2”.


Syria có khả năng đánh chặn 50% tên lửa hành trình của Mỹ

Thứ sáu 06/09/2013 20:58
ANTĐ - Ngày 5-9, một nguồn tin quân sự của Nga cho biết, lực lượng phòng không của Syria có khả năng đánh chặn bất kỳ máy bay nào và khoảng một nửa tên lửa hành trình Tomahawk của đối phương nếu vi phạm không phận của họ, trong trường hợp Mỹ tiến hành chiến tranh.

"Hệ thống phòng không của Syria rất hiệu quả, vì hệ thống được chế tạo theo hình dáng và nguyên mẫu của hệ thống phòng không của Liên Xô trước đây", nguồn tin từng là tư lệnh hệ thống phòng không tập thể CIS khẳng định với Interfax và Đài Tiếng nói nước Nga.
Ông còn cho biết thêm rằng, hệ thống phòng thủ của Syria "có nhiều lớp rất sâu và được cho là sử dụng tối đa các máy bay chiến đấu và tất cả các loại vũ khí phòng không điểm và chiến thuật".
Lực lượng phòng không của Syria đã được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không Buk, "được sử dụng để đánh chặn tên lửa hành trình - Syria đã sở hữu loại vũ khí như vậy, và chúng rất hiệu quả", nguồn tin khẳng định.
Vị cựu tư lệnh phòng không này cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Buk "được chế tạo theo một cách mà máy bay của đối phương, một khi chúng xâm phạm vào không phận của nước này và tầm radar của hệ thống phòng không thì chúng gần như không thể chạy thoát".
Theo một số nguồn tin, Nga đã chuyển giao số lượng lớn hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 và đã từng xuất hiện trong cuộc tập trận của quân đội Syria năm 2012.


Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E


Ngoài hệ thống phòng không tầm trung thế hệ mới Buk-M2E, Nga cũng đã chuyển giao cho Syria hệ thống phòng không tầm ngắn Panstyr-S1 và tổ hợp tên lửa đối hạm cơ động bờ biển Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu âm Yakhont, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 300 km, theo hang thông tấn Interfax.​
Hôm 4-9, Tổng thống Putin cũng xác nhận thông tin Nga sẽ tiếp tục hoàn thành các hợp đồng bán vũ khí đã ký kết với chính phủ Syria trước đó.
Hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2E được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung như: máy bay, trục thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820 m/giây.
Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu, trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317, có tầm bắn từ 3 đến 50km, độ cao tối đa 25km.
Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của hệ thống từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.
Lực lượng phòng không Syria được cho là đang sở hữu khoảng 48 hệ thống Buk-M2E.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vấn đề là bị phát hiện từ xa bao nhiêu km? 1 cái tên lửa nhỏ mà đã bị phát hiện từ xa như vậy thì liệu cái tên lửa có còn bay nổi đến đất nga?
Cách có mấy trăm km thôi chứ xa gì. Mà ai bảo nó nhỏ, bia bay nó cũng chẳng nhỏ, to như Scud mà.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Mấy trăm km hả bác? 200km cũng là mấy trăm 999km cũng là mấy trăm. Mà tên lửa sparrow nó bé tý hay là em nhầm
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
96K6 Pantsir-S/S1 - sát tinh của Tomahawk

9:24 PM, 05/09/2013, Views: 8981 | By Long Xuyên

VietnamDefence - Hệ thống pháo/tên lửa phòng không 96K6 Pantsir-S/S1 là phòng tuyến cuối cùng của phòng không.

Lịch sử đã cho thấy, những mẫu vũ khí phòng không loại này là của Liên Xô và Nga. Một trong số đó chính là 96K6 Pantsir-S, hệ thống vũ khí phòng không tầm gần tối tân nhất của Nga hiện nay.

Pantsir do Viện thiết kế dụng cụ Tula (KBP) lừng danh phát triển. KBP từng nổi tiếng với các sản phẩm: súng ngắn 9 mm Makarov (tức PM, hay K59), súng ngắn tự động tiểu liên (súng ngắn Stechkin) 9 mm APS, pháo hàng không 23 mm АМ-23, pháo phòng không tự động 23 mm 2А7 dùng cho hệ thống pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka, pháo phòng không 23 mm ZU-23 dùng cho hệ thống pháo phòng không tự động 2А14.




KBP đạt đến thời hoàng kim dưới thời Arkady Shipunov, người giữ chức tổng công trình sư lỗi lạc KBP từ năm 1962-2006. Trong khoảng thời gian này, KBP đã chế tạo hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-E, hệ thống đạn pháo có điều khiển Krasnopol М-2, các hệ thống pháo/tên lửa phòng không Tunguska, cũng như hệ thống pháo/tên lửa phòng không Kortik (Kashtan). Nhưng đỉnh cao ý tưởng thiết kế là hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S.

Hệ thống phòng không tầm gần Pantsir dùng để bảo vệ các mục tiêu tĩnh, trong đó có các hệ thống phòng không tầm xa, chống các phương tiện tiến công đường không. Các hệ thống này thường không được triển khai ở dạng đơn lẻ. Khi tổ chức một lực lượng phòng không, Pantsir cho phép xây dựng hệ thống phòng không nhiều tầng, có chiều sâu vững chắc (cùng với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung) và có khả năng giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- phòng thủ trực tiếp cho một số lượng lớn các mục tiêu điểm, nhỏ trọng yếu của quân đội, các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng, hóa dầu, lọc dầu, kho tàng, đường sá… với bán kính tác chiến từ 50-100 m đến 1,5-3 km;

- phòng thủ các mục tiêu của lục quân cấp trung đoàn ở tất cả các loại hình chiến đấu;

- bảo đảm khả năng sống còn của các cụm phòng không khi bảo vệ trực tiếp các hệ thống tên lửa phòng không, sở chỉ huy, khí tài radar trực thuộc;

- bảo đảm sự vững chắc đồng đều của các cụm phòng không bằng cách tăng cường khả năng tác chiến cho chúng ở các độ cao nhỏ và cực nhỏ trong điều kiện bề mặt địa hình phức tạp.

Mỹ có kho tên lửa hành trình lớn nhất thế giới và là quốc gia sử dụng nhiều nhất loại vũ khí này trong ba thập kỷ qua. Nhiều quốc gia đang phát triển các hệ thống phòng không có khả năng phát hiện và tiêu diệt tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình Tomahawk bay ở độ cao cực nhỏ nên khó bị phát hiện ngay cả đối với radar mạnh. Chế độ bay này gọi là “bay bám địa hình.



Hệ thống Pantsir bao gồm:

- xe chiến đấu (đến 6 xe/1 đại đội);
- sở chỉ huy đại đội (ở phương án biên chế đại đội cùng các trang bị, khí tài, vũ khí đồng bộ);
- tên lửa phòng không có điều khiển 57E6-Е (8-12 quả/xe chiến đấu);
- đạn pháo 30 mm (đến 1.400 viên/xe chiến đấu);
- xe vận tải/tiếp đạn (1 xe/2 xe chiến đấu);
- các phương tiện bảo dưỡng kỹ thuật;
- các phương tiện huấn luyện (các thiết bị huấn luyện kiểu lớp học 9F676-1 và kiểu cơ động 9F676-2).


Các đặc tính chủ yếu của hệ thống điều khiển:

- sử dụng trạm radar phát hiện thể rắn 3 tọa độ với anten mạng pha bán chủ động;
- sử dụng trạm radar bám mục tiêu và tên lửa 2 dải tần, sóng cm/mm, cho phép tận dụng các ưu điểm của từng dải sóng .
- sử dụng các kênh hồng ngoại và các dải bước sóng khác nhau để bám mục tiêu và tên lửa, mở rộng các điều kiện tác chiến cho hệ thống;
- khả năng chống nhiễu cao đối với bất kỳ loại nhiễu nào do sự hợp nhất các khí tài radar và quang-điện tử thành một hệ thống thống nhất làm việc ở các dải bước sóng dm, cm, mm và hồng ngoại;
- đồng thời bắn 2 mục tiêu bay từ các hướng khác nhau nhờ có ư chế độ làm việc độc lập là radar và quang học (góc bắn 2 kênh theo phương vị và góc tà là 90° x 90°);
- cho phép bắn đuổi ở tầm bắn 16-18 km và độ cao đến 10 km, nên làm tăng 2 lần chiều dâu bảo vệ liên tục của hệ thống chống các mục tiêu máy bay có người lái (từ 15-17 km lên 30-35 km);
- khả năng bắn loạt 2 tên lửa vào 1 mục tiêu nhờ sử dụng hệ thống radar bám mục tiêu và tên lửa 2 bước sóng (cm và mm);
- thời gian phản ứng ngắn (4-6 s) nhờ khả năng bám tự động đến 20 mục tiêu của trạm phát hiện mục tiêu và truyền dữ liệu chỉ thị mục tiêu với độ chính xác theo phương vị là 0,3°; theo góc tà là 0,5° và theo cự ly là 60 m;
- khả năng chống nhiễu và độ tin cậy cao;
- bảo đảm hiệu suất hỏa lực cao (đến 10-12 mục tiêu/phút) nhờ có 2 kênh mục tiêu độc lập, tốc độ bắn trung bình cao của tên lửa phòng không và thời gian phản ứng ngắn;
- cho phép bắn tên lửa và pháo trong hành tiến, điều mà không hệ thống phòng không nào khác trên thế giới làm được;
- tính toán các tham số thông tin có tính đến các tham số chuyển động và các tham số của mục tiêu, lựa chọn vũ khí và xác định chế độ bắn;
- thực hiện đầy đủ chu trình tác chiến từ tìm kiếm mục tiêu cho đến khi tiêu diệt chúng ở chế độ tự động;
- khả năng thực hành tác chiến bởi kíp xe ở chế độ bán tự động.


Một trong những thành tố quan trọng nhất của hệ thống Pantsir-S là tên lửa phòng không 2 tầng có điều khiển 57E6-Е. Tên lửa này có:

- Thời gian bay ngắn ở giai đoạn khởi tốc (t=1,5 s, Vmax=1300 m/s);
- Khả năng cơ động cao sau khi tách động cơ khởi tốc;
- Độ trễ đường đạn nhỏ khi bay không có động cơ khởi tốc (40 m/s trên 1 km đường bay);
- Tốc độ trung bình cao - 900 m/s trên cự ly 12 km và 700 m/s trên cự ly 20 km;
- Phần chiến đấu có trọng lượng lớn (20 kg) trong khi tên lửa có trọng lượng xuất phát nhỏ.

Ngoài ra, xe chiến đấu Pantsir còn được trang bị 2 pháo phòng không tự động 2 nòng 2А38М lấy từ hệ thống Tunguska-М1 và có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay và mục tiêu mặt đất ở cự ly đến 4 km và độ cao đến 3 km.


Pantsir có 3 chế độ hoạt động chính:

- Tác chiến độc lập của một xe chiến đấu độc lập, cho phép thực hiện đầy đủ chu trình tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng, lựa chọn mục tiêu nguy hiểm, chỉ thị mục tiêu cho kênh bắn, sục sạo bổ sung, bắt, bám và bắn mục tiêu bằng tên lửa và pháo;

- Chế độ “dẫn bắn và được dẫn bắn” của đại đội đủ hoặc thiếu. Một xe chiến đấu bất kỳ được giao nhiệm vụ sở chỉ huy đại đội và có thể được chỉ định làm xe “dẫn bắn”, còn các xe khác dù có chung các tính năng thì được xác định là “được dẫn bắn”. Xe chiến đấu “dẫn bắn” làm việc với tư cách sở chỉ huy đại đội và thực hiện các chức năng của nó, còn sau khi đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu cho các xe chiến đấu “được dẫn bắn” thì lại thực hiện các chức năng của mình như khi tác chiến độc lập. Mỗi xe trong số các xe chiến đấu “được dẫn bắn” tiếp nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ xe chiến đấu “dẫn bắn”, tiến hành tìm kiếm bổ sung, tự động bắt để bám và bắn 1 trong 2 mục tiêu tùy thuộc vào điều kiện đánh trả cuộc tấn công của các phương tiện tiến công đường không;

- Chế độ tập trung hóa có sử dụng sở chỉ huy đại đội. Thực hành tác chiến là cả đại đội, gồm 1 sở chỉ huy đại đội và từ 3-4 đến 5-6 xe chiến đấu. Mỗi xe chiến đấu đều là “được dẫn bắn”, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu dưới sự chỉ huy của sở chỉ huy đại đội, kể từ việc xử lý thông tin chỉ thị mục tiêu. Việc điều phối hoạt động chiến đấu và chỉ thị mục tiêu được thực hiện từ sở chỉ huy đại đội.


Pantsir có nhiều biến thể khác nhau như:


  • Pantsir-S1-О, đời 2005: trang bị 2×2 pháo 30 mm 2А72, 2×4 tên lửa 57E6Е, hệ thống điều khiển vũ khí (với 1 kênh mục tiêu).
  • Pantsir-S1, đời 2005: trang bị 2×2 pháo 30 mm 2А38М, 2×4 tên lửa 57E6Е, hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến với radar bám 2 bước sóng 1RS2-Е Shlem.
  • Pantsir-S1, đời 2006: trang bị 2×2 pháo 30 mm 2А38М, 2×6 tên lửa 57E6Е, radar bám với 4 kênh mục tiêu, vùng bắt mục tiêu theo cự ly từ 200 m đến 20 km, theo độ cao từ 15 (ở một số trường hợp là từ 5 m) đến 20 km.
  • Pantsir-М, đời 2011: Biến thể trang bị cho hạm tàu của Pantsir-S1,.
Ngoài ra, module chiến đấu của hệ thống Pantsir-S còn có thể tháo gỡ khỏi khung gầm bánh lốp và lắp đặt như một đơn vị chiến đấu độc lập, bảo đảm bảo vệ liên tục vùng trời bên trên một mục tiêu riêng lẻ xác định (tổ hợp công nghiệp, trận địa tên lửa phòng không S-300 hoặc Tor).

Các đặc điểm thiết kế độc đáo của hệ thống cho phép sử dụng nó chống lại gần như tất cả các loại vũ khí tiến công đường không, đặc biệt là tên lửa hành trình vốn có nhiệm vụ tiến công nhanh, chính xác cao.

Pantsir-S1 bắn tên lửa

Năm 2011-2012, KBP đã tiến hành bắn đối với Pantsir-S, trong đó các hệ thống đã bắn rơi 2 tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 từ khoảng cách 800 km. Các tên lửa hành trình được phóng vào một tòa nhà mà cách đó không xa các hệ thống Pantsir-S được bố trí. Các thử nghiệm này được tiến hành để thu hút sự chú ý của các nước có nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa hành trình để họ mua sắm tích cực hơn hệ thống pháo/tên lửa phòng không này.


Pantsir-S1 đã được quân đội Nga nhận vào trang bị từ 4 năm trước sau hơn 10 năm phát triển. Chương trình phát triển hệ thống phòng không tầm gần này bắt đầu trong thập niên 1990, nhưng thực tế được tiến hành theo kiểu “khi nào rỗi thì làm” do thiếu tiền. Pantsir có thể lắp đặt trên các loại khung gầm khác nhau, nhưng biến thể phổ biến nhất trong quân đội Nga có trọng lượng 20 tấn, kíp xe 3 người. Mỗi xe chiến đấu có giá gần 15 triệu USD.


Nguồn:
Phát hiện và bắn hạ. Hệ thống pháo/tên lửa phòng không 96K6 Pantsir-S/S1 / Dmitri Yurov // Telegrafist, 30.8.2013.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top