[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải mã "ẩn số S-300" trong cuộc duyệt binh hoành tráng của Triều Tiên

(Soha.vn) - Việc Nga chuyển giao S-300 cho Triều Tiên nếu xảy ra thì sẽ là một bước đi đầy mạo hiểm. S-300 không chỉ đơn thuần là vũ khí mà là một con bài chính trị nặng cân.

Ẩn số S-300 "phiên bản Triều Tiên"
Nhân vật chính trong buổi lễ duyệt binh là những tên lửa đạn đạo chiến lược. Bên cạnh đó là lực lượng pháo binh, lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu. Tuy nhiên gây bất ngờ cho nhiều người chính là trong thành phần lực lượng tên lửa đất đối không xuất hiện hệ thống tên lửa với nhiều đặc điểm rất giống S-300. Một số người xem chương trình duyệt binh hôm đó đã đặt câu hỏi: Phải chăng Nga hay một đối tác nào khác đã chuyển giao S-300 cho Triều Tiên?
Trước hết phải thấy rằng việc Nga chuyển giao S-300 cho Triều Tiên nếu xảy ra thì sẽ là một bước đi đầy mạo hiểm. S-300 không chỉ đơn thuần là vũ khí mà là một con bài chính trị nặng cân. Trong khi đó Triều Tiên đang phải chịu lệnh cấm vận. Do đó dựa trên các lợi ích kinh tế, chính trị của Nga với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu thì việc Nga chuyển giao S-300 cho Triều Tiên là điều khó xảy ra.
Trung Quốc có bản sao S-300 mang tên HQ-9. Hệ thống tên lửa này thực chất là bản copy của S-300, tuy không được đánh giá cao nhưng nó cũng là một ẩn số chưa được kiểm chứng, có thể gây ra mối lo ngại nhất định. Qua các thông tin chưa thấy có tuyên bố nào chứng tỏ Trung Quốc đã chuyển giao HQ-9 cho Triều Tiên.
Vậy nếu không phải S-300 hoặc HQ-9 thì đấy là hệ thống nào? Lật lại lịch sử các vụ thử tên lửa của Triều Tiên thì loại tên lửa giống S-300 đã được Triều Tiên công khai ngày 8/6/2011 sau khi một tên lửa được phóng từ bờ biển phía tây nước này. Tổ hợp này được đặt tên là KN-06.
Tiếp đó tên lửa này đã được Triều Tiên công bố tại duyệt binh mừng kỷ niệm 65 năm thành lập **** Lao động vào ngày 10/10/2012
Tuy nhiên vụ thử đầu tiên diễn ra trong ngày 25/5/2009 tại căn cứ tên lửa Musudanri tỉnh Nam Hamkyung, tên lửa đạt tầm xa 130 km.
Trước đó trong Sách trắng Quốc phòng năm 2010, Hàn Quốc cũng đã từng công bố Triều Tiên sở hữu một loại tên lửa tương tự như KN-06.
Như vậy tổ hợp tên lửa phòng không có bề ngoài giống S-300 của Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 27/7/2013 vừa rồi thực chất là KN-06.





Tổ hợp tên lửa đất đối không KN-06 trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng 27/7/2013 (ảnh chụp từ clip)






Tổ hợp KN-06 trong lễ duyệt binh mừng kỷ niệm 65 năm thành lập **** Lao động vào ngày 10/10/2012

Sức mạnh của KN-06
Các thông số kỹ thuật của KN-06 đều được đăng tải lại theo công bố của Triều Tiên cũng như các phỏng đoán của các nhà phân tích quốc tế.
Theo công bố tên lửa KN-06 có tầm xa tiêu diệt mục tiêu lên đến 150 km, vượt xa hơn nhiều so với S-300 có tầm xa 90 km. Các tên lửa được bố trí trong các container tương tự S-300, mỗi xe chở từ 2-3 ống phóng. Tên lửa có khả năng tiêu diệt các máy bay hiện đại cũng như đánh chặn tên lửa. Tổ hợp tên lửa này được các chuyên gia quốc tế đặt nghi vấn là học hỏi công nghệ từ các nước khác như Nga, Trung Quốc...Lí do phát triển tổ hợp được giải thích là do Triều Tiên gặp khó khăn trong việc mua các loại máy bay chiến đấu mới từ Nga và Trung Quốc.

Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga


Tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc


Tổ hợp tên lửa KN-06 của Triều Tiên



Tổ hợp tên lửa Bavar - 373 của Iran​

Điều đáng chú ý là Iran hiện cũng đang sở hữu một loại tổ hợp tương tự S-300 do chính Iran tự sản xuất mang tên Bavar-373. Iran bắt đầu nghiên cứu chế tạo tổ hợp này sau khi bị Nga từ chối bán tổ hợp S-300PMU2 cho Iran. Năm 2012, chương trình đã hoàn thành được 30% và kế hoạch năm 2013 đã sẵn sàng đưa vào trang bị.
Như vậy sau Trung Quốc rồi đến Triều Tiên và bây giờ là Iran cũng đã đều chế tạo được bản copy S-300. Chưa có thông tin nào xác nhận sự liên hệ về công nghệ giữa các bản sao này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga, Iran không có đàm phán bán “rồng lửa” Antey 2500

(Kienthuc.net.vn) - Quan chức Iran đang ở Nga tuyên bố hiện 2 nước không có thỏa thuận hay đàm phán về việc Nga bán tên lửa Antey 2500 thay cho S-300.



Ria Novosti dẫn lời đặc phái viên Iran đang ở Nga, nước này và Nga sẽ không thảo luận đề nghị của Moscow về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500 thay cho hệ thống S-300.
“Đối với hệ thống Antey 2500, nó chỉ là lời nói. Không có thỏa thuận và không có các cuộc đàm phán về vấn đề này”, Đặc phái viên Iran Seyed Mahmoud-Reza Sajjadi nói với Ria.
“Chúng tôi đang chờ đợi đề nghị cụ thể của Nga”, ông này nói tại một cuộc họp báo cùng ngày.
Năm 2007, Nga đã đồng ý cung cấp cho Iran các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300. Tuy nhiên, do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2010 đã thông qua Nghị quyết 1929 cấm bán vũ khí thông thường cho Iran nên Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã ban hành sách lệnh cấm cung cấp cho Iran một loạt vũ khí bao gồm cả S-300.
Sau đó, chính quyền Tehran đã đệ đơn kiện đòi Moscow bồi thường 4 tỷ USD vì đơn phương phá vỡ hợp đồng. Moscow được cho là đang cố gắng để giải quyết để Tehran rút lại đơn kiện.
Bệ phóng di động hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Antey 2500.

Trong tháng 6, Nhật báo Kommersant đưa tin, Nga sẵn sàng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500. Đây là biến thể của hệ thống S-300 nhưng vượt trội hơn nhiều trong khả năng phòng không và đặc biệt là chống tên lửa đạn đạo. Nhưng điều này chưa bao giờ được chính thức xác nhận.
Bài báo trích dẫn nguồn tin giấu tên trong Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, Antey 2500 không thuộc phạm vi lệnh cấm mà Tổng thống Medvedev ban hành. Nhưng nguồn tin này không đưa ra căn cứ giải thích.
Trước đó, Nga ngỏ ý cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Tor nhưng Iran không chấp thuận.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tên lửa Antey 2500 hay còn có tên khác là S-300VM (NATO định danh là SA-23 Gladiator) là biến thể cải tiến của S-300V nhằm mục đích phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Nó có thể tiêu diệt đồng thời 24 máy bay trong vòng 200km hoặc đánh chặn 16 tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới tầm trung.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga cung cấp tên lửa SA-26 cho Syria

11:19 PM, 02/08/2013, Views: 777 | By PM

VietnamDefence - Nga đã cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M, biến thể cải tiến của S-125 Neva (SA-3 Goa).
Pechora-2M (Itar-Tass) Ngoài ra, Moskva còn phái đến Damascus các chuyên gia để giúp đưa các hệ thống này vào sẵn sàng chiến đấu.

Các quan chức Mỹ cho hay, ngoài các hệ thống SA-26 (S-125 Pechora-2M), Nga còn đã chuyển tới căn cứ của Syria ở Tartus 2 trực thăng Mi-24 đã sửa chữa xong. Nay chúng sẽ được quân đội Assad đưa vào tham chiến.

Nhân sự kiện này, tình báo Mỹ cho rằng, sắp tới Israel sẽ thực hiện cuộc không kích mới vào các kho vũ khí ở Syria.

Một số nguồn tin cho rằng, trong cuộc tấn công ngày 5/7 vào căn cứ quân sự ở Latakia, Israel đã không thể tiêu diệt được hết các tên lửa hành trình chống hạm Yakhont. Một số tên lửa có thể đã được di chuyển kịp thời đến các kho khác.

Ngay sau cuộc tấn công, chính phủ Assad đã cố tìm cách che giấy việc tại thời điểm tấn công không có các tên lửa trong khi. Để làm thế, quân đội Syria đã đốt các bệ phóng và xe cộ tại căn cứ để tạo ấn tượng đã xảy ra một cuộc tấn công khủng khiếp nhằm vào quân đội Syria.

Khi tiết lộ những chi tiết mới của cuộc tấn công, các quan chức Mỹ nói rằng, thực hiện cuộc tấn công là các máy bay Israel sau khi bay qua đông Địa Trung Hải, nhưng không bay vào không phận Syria, rồi phóng các tên lửa không đối đất.

Tuy nhiên, bản thân Israel bác bỏ thông tin nói rằng, họ đã thực hiện cuộc tấn công này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.



Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.
- Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?
Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.
Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.

Về phần Không quân Nhân dân Việt nam bị tổn thất ít hơn nhiều, chỉ mất 145 máy bay. Tên tuổi các phi công “át chủ bài” bắn rơi đến 7, 8, 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó phi công thành công hơn cả của Mỹ chỉ giành được 6 trận không chiến thắng lợi.
Các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) được đưa sang Việt Nam trong những năm chiến tranh có thể tiêu diệt mục tiêu thậm chí ở độ cao 25km.
Tạp chí kỹ thuật quân sự của Mỹ những năm đó ghi nhận rằng: “Cho đến nay đây là những quả đạn chết người nhất được bắn lên từ mặt đất nhằm vào máy bay”.
Bộ đội tên lửa phòng không của Việt Nam (dùng S-75 Dvina) do các chuyên gia Liên Xô huấn luyện đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc như vậy chở 25 tấn bom, và có khả năng tiêu diệt sự sống và mọi công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.
"Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

Sau những chiến thắng đầu tiên của lực lượng tên lửa ở Việt Nam, quân Mỹ buộc phải giảm mạnh độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của pháo phòng không.
Ngoài ra, khi tên lửa Liên Xô xuất hiện các phi công quân sự Mỹ đã bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy của họ đã phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp, kể cả tăng tiền trả cho mỗi chuyến bay chiến đấu, thường xuyên thay đổi thành phần đội bay của các tàu sân bay.
Thời gian đầu các trận đánh của tên lửa do các sĩ quan Liên Xô thực hiện, các bạn Việt Nam học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tên lửa Liên Xô xuất kích trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24/7/1965. Khi đó, một tốp 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay về phía Hà Nội ở độ cao pháo cao xạ không bắn tới. Các tên lửa của chúng tôi đã được phóng về phía chúng và 3 trong 4 chiếc đã bị bắn rơi. Ở Việt Nam ngày chiến thắng này hàng năm được kỷ niệm như ngày truyền thống của bộ đội tên lửa.
- Ông nhớ trận thử lửa đầu tiên của mình chứ? Khi đó ai giành chiến thắng?
Ngày 11/8/1965, chúng tôi đã 18 lần chiếm lĩnh trận địa theo báo động chiến đấu, nhưng tất cả đều không có kết quả. Và, cuối cùng, đến khuya chúng tôi đã dùng 3 quả tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tổng cộng các tiểu đoàn của các trung đoàn phòng không thứ nhất và thứ 3 trong các trận đánh mà tôi có tham gia đã bắn rơi 15 máy bay địch.
Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.



- Chắc là Không quân Mỹ đã săn lùng các kíp chiến đấu của các ông?
Vâng đúng vậy. Sau mỗi trận đánh chúng tôi phải di chuyển trận địa. Không thể khác được, ngay lập tức quân Mỹ sẽ bắn tên lửa và ném bom vào các trận địa đã phát hiện được. Người Mỹ cố gắng tìm mọi cách ngăn cản sử dụng trang bị của chúng ta, chúng dùng thủ đoạn nhiễu, tên lửa chống radar Shrike. Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đáp trả và hoàn thiện vũ khí trang bị tên lửa phòng không.
- Ông đã tự mình nhìn thấy phi công Mỹ bị bắt làm tù binh chưa?
Chính tôi chưa lần nào nhìn thấy. Hơn nữa sự có mặt của chúng tôi ở Việt Nam đã không được công khai. Suốt thời gian ở Việt Nam chúng tôi chỉ mặc thường phục, không có vũ khí cá nhân và thậm chí không có bất kỳ giấy tờ nào. Giấy từ được cất giữ ở Đại sứ quán Liên Xô.
- Vậy ông đã được giải thích ra sao là sẽ bay sang Việt Nam và ông đã nói gì với gia đình ở nhà?
Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không gần Moscow. Trung đoàn trưởng tuyên bố là có đề nghị với chúng tôi đi công tác đến đất nước “có khí hậu nhiệt đới nóng”. Hầu như tất cả đã đồng ý đi, còn những ai vì lí do nào đó không muốn đi thực tế đã không đi. Tôi cũng đã nói với gia đình ở nhà như vậy.
- Điều gì làm ông, một chàng trai trẻ, ngạc nhiên nhất?
Mọi điều đều làm tôi ngạc nhiên, thiên nhiên không quen thuộc, con người, khí hậu và trận bom đầu tiên phải chịu. Bởi vì ở Moscow chúng tôi được định hướng là chỉ huấn luyện và đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam. Nhưng thực tế, ở Việt Nam chúng tôi đã phải huấn luyện ngay trên trận địa, mà Không quân Mỹ vẫn không ngừng ném bom hàng ngày.
Người Việt Nam rất kiên cường, họ học rất nhanh. Tôi cũng đã học thuộc những khẩu lệnh và từ chuyên dùng cơ bản bằng tiếng Việt.
- Điều gì là khó khăn nhất?
Nóng và ẩm không thể chịu nổi. Ví như, sau 40 phút mặc quần áo tráng cao su chuyên dụng để nạp chất ôxy hoá cho tên lửa (thành phần nhiên liệu đạn tên lửa), chúng tôi đã giảm cân đến 1kg.
Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV


- Thanh niên Việt Nam ngày nay nghĩ gì về cuộc chiến tranh này và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến tranh đó?
Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh này luôn rất quý trọng. Chúng tôi nhớ lại những ngày gian khổ khó khăn và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ thì quan tâm hỏi chúng tôi về những trận đánh và các tình tiết mà họ chưa biết của cuộc chiến tranh này.
- Hiện nhiều người ở nước ta (Nga) có ý kiến khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ. Đối với ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
Đối với tôi những trận đánh đó vẫn là những sự kiện sáng chói nhất trong cuộc sống. Tôi và các bạn chiến đấu của tôi, cả Liên Xô và cả Việt Nam đã tham gia vào các sự kiện lịch sử, đã góp phần tạo nên chiến thắng.
Tôi tự hào là đã giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ và đã tham gia vào việc xây dựng Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
“Viện trợ quân sự của Liên Xô là rất to lớn và toàn diện. Nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, ông Nikolai cho biết.
Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường và học viện quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu đào tạo quân nhân Việt Nam, khoảng 10.000 người.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
S-125: 'Sát thủ' diệt máy bay tàng hình của Việt Nam


(Soha.vn) - Ai có thể ngờ rằng một loại tên lửa phòng không lạc hậu như S-125 lại khiến máy bay ném bom tàng hình F-117A của Mỹ phải tan xác.

S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) là hệ thống phòng không tầm thấp đến trung được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1961. S-125 là sự bổ sung và tăng cường sức chiến đấu cho tổ hợp tên lửa phòng không S-75.
Hệ thống tên lửa phòng không này có nhiều điểm mạnh hơn so với S-75. Đạn tên lửa S-125 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn nên khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như thời gian triển khai nhanh hơn. Mỗi bệ phóng S-125 được trang bị 4 đạn tên lửa nên mang lại lợi thế hỏa lực mạnh hơn.
Đạn tên lửa S-125 được thiết kế với khả năng cơ động cao hơn so với S-75, có thể tấn công các mục tiêu có khả năng cơ động cao. Hệ thống S-125 có thể tấn công các mục tiêu bay thấp, các mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS nhỏ hơn, khả năng kháng nhiễu của hệ thống cao hơn.

Tại Việt Nam, cùng với S-75, S-125 vẫn là hệ thống phòng không tầm trung chủ lực. (Trong ảnh: Công tác bảo quản đạn tên lửa S-125). Ảnh: QĐND​

Mỗi hệ thống S-125 bao gồm: 4 bệ phóng bán cố định 5P71/5P73 với 4 đạn tên lửa/bệ phóng, radar cảnh giới P-15 Flat Face, radar đo độ cao PRV-11, radar điều khiển hỏa lực SRN-125 Low Blow, xe buồng điều khiển trung tâm và xe tiếp đạn.
S-125 đời đầu sử dụng đạn tên lửa 5V24 với phạm vi hoạt động khoảng 25km, tầm cao 18km, đầu đạn nặng 60kg. Các biến thể về sau sử dụng đạn tên lửa 5V27 với tầm bắn tối đa khoảng 35km tầm cao 25km, đầu đạn nặng 70kg khi nổ tạo ra 4.500 mảnh vỡ.
Vào đầu những năm 1970, S-125 đã được bí mật chuyển đến Việt Nam để chuẩn bị tham chiến chống lại các cuộc tập kích đường không của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, khi nổ ra chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào tháng 12/1972, S-125 vẫn đang trong quá trình lắp ráp thiết bị nên chưa kịp tham chiến.
Khi khẩu đội S-125 đầu tiên sẵn sàng chiến đấu thì chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đã kết thúc. S-125 đã tuột mất cơ hội đối mặt với B-52 tại chiến trường Việt Nam. Nếu khẩu đội S-125 được triển khai hoạt động trước chiến dịch, chắc chắn nó có thể khiến thêm rất nhiều máy bay ném bom B-52 và các máy bay chiến thuật khác phải tan xác trên bầu trời Việt Nam.
Tên lửa lạc hậu 'quật ngã' máy bay tàng hình
Tương tự như S-75, S-125 được liệt vào hàng các loại tên lửa có công nghệ lạc hậu, là đồ bỏ, hàng phế thải. Tuy nhiên, hệ thống phòng không được cho là “đồ bỏ” này lại lập nên một chiến công chấn động thế giới khi bắn rơi một chiếc máy bay ném bom tàng hình tiên tiến của Không quân Mỹ trong chiến tranh Kosovo vào năm 1999.
Ngày 27/03/1999, lữ đoàn phòng không số 250 thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Serbia đã đón lõng và bắn hạ một chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117A Night Hawk của Không quân Mỹ. Vào thời điểm đó, F-117A được đánh giá là máy bay ném bom hiện đại bậc nhất thế giới.
F-117A vừa có khả năng tàng hình, vừa được trang bị rất nhiều công nghệ tối tân cả trong tấn công và phòng thủ, một loại máy bay gần như bất khả xâm phạm. Song với một chiến thuật hợp lý của lực lượng phòng không Serbia, F-117A vẫn trở thành bại tướng dưới tay S-125.
Sự kiện này khẳng định một chân lý, một hệ thống vũ khí cho dù đã lạc hậu nhưng nếu được đặt vào một chiến thuật hợp lý vẫn có thể giành chiến thắng trước các loại vũ khí công nghệ cao.

Tên lửa S-125 'khai hỏa'. Ảnh: VOV​

Tại Việt Nam, S-125 cùng với S-75 vẫn là hệ thống phòng không tầm trung chủ lực. Để S-125 không già nua theo năm tháng, hệ thống tên lửa phòng không này vẫn liên tục được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn.
Theo Ausairpower, hệ thống S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2T/2TM. Đây là gói nâng cấp được thực hiện bởi Tetraedr (đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM), Cộng hòa Belarus thực hiện. Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
S-125 sau khi nâng cấp lên tiêu chuẩn 2T/2TM có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không trong phạm vi 35km, tầm cao 25km. Xác suất tiêu diệt mục tiêu máy bay chiến thuật đạt từ 85-96%, tên lửa hành trình đạt từ 30-80%, trực thăng đạt 40-85%.
Gói nâng cấp này là một phần trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Belarus. Ngoài ra, một gói nâng cấp S-125 rất hiệu quả là S-125 Pechora 2M. Điểm mạnh của gói nâng cấp này là bệ phóng tên lửa được trang bị lên khung gầm xe tải hạng nặng MZKT-8022.
Radar điều khiển hỏa lực SRN-125, phòng điều khiển trung tâm đều được trang bị lên khung gầm xe tải mang lại khả năng cơ động rất cao. Gói nâng cấp này đạt được hầu hết các tiêu chí của tác chiến phòng không công nghệ cao. Theo các nguồn tin không chính thức, lực lượng phòng không Việt Nam có khoảng 100 bệ phóng tên lửa S-125 cùng với 1.500 đạn tên lửa.
Được nâng cấp lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2M, S-125 của Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng tác chiến. Hệ thống phòng không tầm trung di động S-125 Pechora 2M sẽ bổ sung và tạo nên sự tương tác với hệ thống phòng không tầm xa di động S-300, từ đó xây dựng mạng lưới phòng không hiệu quả, đủ sức hạ gục bất kỳ lực lượng không quân nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lá chắn tên lửa Ấn Độ sẽ thay đổi cục diện an ninh khu vực như thế nào?

Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 07/08/2013 21:04





Việc Ấn Độ cố gắng xây dựng lá chắn tên lửa có thể đẩy khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang, nhất là đối với Trung Quốc và Pakistan.

Tại sao Ấn Độ cần lá chắn tên lửa?
Có rất nhiều yếu tố mang tính lịch sử thúc đẩy Ấn Độ xây dựng lá chắn tên lửa. Đầu tiên, phải nhắc đến là yếu tố Pakistan. Căng thẳng chính trị giữa 2 nước vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, chiến tranh Kargil năm 2002, vụ tấn công khủng bố đẫm máu vào Mumbai năm 2008 đều có liên quan đến Pakistan.
New Delhi mong muốn việc xây dựng lá chắn tên lửa sẽ hạn chế mối đe dọa từ Pakistan. Một yếu tố khác khiến New Delhi lo lắng là một cuộc tấn công ngoài ý muốn bằng tên lửa đạn đạo có thể được khởi xướng bởi lực lượng cực đoan ở Pakistan.
Qua chương trình lá chắn tên lửa BMD, Ấn Độ muốn xây dựng khả năng vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Pakistan ngay loạt tấn công đầu tiên, để tiến hành cuộc tấn công đáp trả.
Mặc khác, sự trỗi dậy không ngừng của quân đội Trung Quốc cũng góp thêm yếu tố thúc đẩy Ấn Độ xây dựng lá chắn tên lửa của mình.

Hình ảnh thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn PAD (trái) và AAD (phải)​

Chương trình lá chắn tên lửa BMD của Ấn Độ như được “chắp thêm cánh” khi vào năm 2001 chính quyền Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố bãi bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo. New Delhi đã nắm bắt cơ hội này bằng cả hai tay và trở thành quốc gia đầu tiên công khai ủng hộ kế hoạch của Washington.
Như vậy chương trình BMD của Ấn Độ thừa hưởng chính sách cởi mở của Mỹ. Từ năm 2002, Ấn Độ đã thường xuyên trao đổi cấp chuyên gia với Mỹ về xây dựng lá chắn tên lửa. Phía Mỹ đã đề xuất ý tưởng hợp tác phát triển lá chắn tên lửa chung với Ấn Độ.
Washington muốn “mượn tay” Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, còn New Delhi lại muốn “dựa hơi” Washington để có được những đảm bảo về mặt chính trị với quốc tế, cũng như có thêm công nghệ tối tân. Một sự hợp tác lợi cả đôi đường.
Những hệ lụy với chính Ấn Độ và cả khu vực
Lá chắn tên lửa luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Khả năng của Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) trong việc phát triển và mở rộng lá chắn tên lửa đến đâu luôn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, việc phát triển và mở rộng lá chắn tên lửa để bảo vệ các khu vực rộng lớn của đất nước có thể phản tác dụng.
Một sự lý giải hợp lý nhất cho việc xây dựng lá chắn tên lửa là một sự bổ sung hạn chế cho “học thuyết hạt nhân” của Ấn Độ. Nó đảm bảo khả năng trả đũa cho mục đích răn đe hạt nhân. Tuy nhiên, khả năng đảm bảo “răn đe hạt nhân” đến đâu chưa thấy nhưng có thể thấy ngay hệ lụy đối với chính Ấn Độ và các nước trong khu vực.
Một khi Ấn Độ xây dựng thành công lá chắn tên lửa BMD sẽ tạo cho các nước trong khu vực một lối suy nghĩ rằng “Ấn Độ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào ai đó”. Một lối suy nghĩ tai hại có thể gây mất ổn định hạt nhân trong khu vực.
Liệu Pakistan và Trung Quốc có thể ngồi yên không? Nhất là Trung Quốc, một quốc gia lâu nay vẫn coi Ấn Độ là “kẻ ngáng đường” cho những kế hoạch và tham vọng bá chủ khu vực của Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ phát triển các vũ khí để có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa của Ấn Độ, chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân để xuyên thủng lá chắn tên lửa của Ấn Độ là một minh chứng. Bắc Kinh cũng sẽ phát triển lá chắn tên lửa của riêng mình để vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa của Ấn Độ.

Tên lửa đạn đạo DF-41 của Trung Quốc
Khu vực châu Á vốn đã tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn nay sẽ càng bất ổn hơn với lá chắn tên lửa của Ấn Độ. Một cuộc chạy đua vũ trang mới khốc liệt hơn sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường đối với châu Á. Thêm vào đó, kế hoạch tái cân bằng châu Á của Mỹ có thể khiến Trung Quốc cảm thấy như đang bị “cô lập” càng khiến họ càng cố tìm cách để “vùng vẫy”.
Mặt khác, việc phát triển lá chắn tên lửa có thể vượt quá khả năng tài chính của Ấn Độ. Điều đó có thể gây ra thâm hụt ngân sách trên quy mô lớn, Ấn Độ có thể rơi vào vết xe đổ về thâm hụt ngân sách quốc phòng tương tự như Mỹ.
Với Pakistan, việc Ấn Độ xây dựng lá chắn tên lửa là mối đe dọa với an ninh quốc gia của họ. Pakistan vốn rất nhạy cảm với các kế hoạch phát triển quân sự của Ấn Độ và New Delhi cũng luôn có suy nghĩ tương tự.
Ví dụ, việc mở rộng quy mô lực lượng hạt nhân của Paskitan như là một sự phản ứng đối với thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ-Ấn vào năm 2008. Mặc dù đây chỉ là thỏa thuận hạt nhân dân sự những cũng khiến Islamabad “ăn ngủ không yên”.
Mặc dù, lá chắn tên lửa BMD của Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nó có mang lại một sự đảm bảo an ninh cho Ấn Độ hay không thì chưa thấy nhưng có thể thấy ngay những hệ lụy trước mắt đối với chính họ và các nước trong khu vực.

Xây dựng lá chắn tên lửa, Ấn Độ cho Trung Quốc 'hít khói'

(Soha.vn) - Với những thành công đã đạt được và các kế hoạch phát triển hiện tại, Ấn Độ đang qua mặt Trung Quốc trong việc xây dựng lá chắn tên lửa.

Ngày 23/11/2012, Ấn Độ đã đạt một cột mốc vô cùng quan trọng trong nỗ lực xây dựng lá chắn tên lửa. Hệ thống tên lửa đánh chặn của họ đã lập chiến công tiêu diệt 2 mục tiêu giả định ở độ cao 30 và 120km. Sự kiện này đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới cùng với Mỹ, Israel xây dựng thành công lá chắn tên lửa.
Theo tuyên bố của Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), hệ thống đánh chặn tên lửa của nước này đã sẵn sàng triển khai cho quân đội nhằm tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc gia.

Hình ảnh thử nghiệm hệ thống phòng không tiên tiến AAD của Ấn Độ.​

Vào năm 1983, Ấn Độ bắt đầu phát triển chương trình dẫn hướng tên lửa tích hợp (IGMDP), chương trình này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi đến các loại tên lửa đạn đạo tầm xa của gia đình tên lửa Angi.
Ngoài khả năng dẫn hướng tên lửa cho mục đích tấn công, IGMDP còn tạo nền tảng để phát triển các hệ thống tên phòng thủ đất đối không như Akash. Ban đầu, Akash được lên kế hoạch để phát triển một hệ thống tên lửa phòng không nhưng có tiềm năng mở rộng thành hệ thống đánh chặn tên lửa.
Những năm 1990, DRDO bắt đầu phát triển khái niệm xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ấn Độ. Việc chuyển đổi tên lửa Akash để đảm đương nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật bắt đầu được phát triển một cách nghiêm túc trong thời gian này.
Mục tiêu của chương trình là phát triển thành công một hệ thống tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn 2.000km vào năm 1997. Tuy nhiên, do không đủ năng lực công nghệ cũng như những rào cản từ cộng đồng quốc tế, chương trình gần như dậm chân tại chỗ.
Sau đó, DRDO đã bí mật đàm phán với Nga để mua công nghệ phòng thủ tên lửa từ hệ thống S-300 của Nga và mua radar cảnh báo sớm từ Israel, cũng như phối hợp với Pháp để phát triển radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ được xây dựng trên cơ sở một phần công nghệ bản địa và một phần công nghệ nước ngoài.
Đây chính là điểm khác biệt so với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc thường sao chép “không phép” các hệ thống vũ khí của nước ngoài thì Ấn Độ thường mua công nghệ hoặc hợp tác để cùng phát triển những hệ thống theo yêu cầu tác chiến riêng của mình. Chính vì thế, những hệ thống vũ khí của Ấn Độ được đánh giá rất cao về mặt công nghệ và đặc tính kỹ chiến thuật.

Hệ thống tên lửa đánh chặn Prithvi​

Trong lần phát triển trở lại, hệ thống phòng thủ tên lửa BMD của Ấn Độ được phát triển thành 2 tầng, hệ thống tên lửa đánh chặn Prithvi (PAD - một thiết kế sửa đổi từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi) được thiết kế để đánh chặn tên lửa ở độ cao từ 80-120km bên ngoài bầu khí quyển. Trong khi đó, hệ thống phòng không tiên tiến (AAD), được phát triển từ hệ thống tên lửa phòng không Akash, sẽ đánh chặn các tên lửa ở độ cao từ 15-30km bên trong bầu khí quyển.
Trong cấu hình hiện tại, hệ thống BMD của Ấn Độ có thể đảm đương nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn 2.000km với tốc độ tối đa của tên lửa từ Mach-3.8 đến Mach-8.
Nhiệm vụ phát hiện tên lửa đạn đạo dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn được thực hiện bởi hệ thống radar Swordfish. Đây là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine mà Israel bán cho Ấn Độ, loại radar này đang được sử dụng cho hệ thống đánh chặn Arrow của Israel.
Radar có thể theo dõi đồng thời 200 mục tiêu có đường kính chỉ 7cm, ở khoảng cách từ 600-800km. Đây là loại radar cảnh báo sớm và dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn tiên tiến hàng đầu thế giới, phía Trung Quốc không có loại radar nào có khả năng tương tự.

Radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine​

Tuy vậy, phía Ấn Độ vẫn chưa hài lòng với loại radar này cũng như khả năng đánh chặn của hệ thống BMD. DRDO đã tuyên bố kế hoạch phát triển khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn 5.000km. Các hệ thống đánh chặn này được gọi là AD-1 và AD-2.
Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến Mach 12-15. Ngoài ra, DRDO cũng có kế hoạch nâng cấp radar cảnh báo sớm Swordfish với khả năng phát hiện mục tiêu lên đến 1.500km. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang phát triển các vệ tinh địa tĩnh để sử dụng cho mục đích phát hiện sớm và hỗ trợ dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn.
Với những kế hoạch hiện tại, Ấn Độ đang qua mặt Trung Quốc trong việc xây dựng lá chắn tên lửa BMD. Phía Trung Quốc vẫn chưa thấy động tĩnh nào trong việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa. Mặc dù hệ thống phòng không HQ-9 được Bắc Kinh giới thiệu có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tuy nhiên, tuyên bố này gần như không thể kiểm chứng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam có ‘sát thủ’ phòng không tầm trung SA-6?

(Soha.vn) - Tờ Ausairpower từng tiết lộ hệ thống tên lửa di động tầm trung SA-6 đã được xuất khẩu cho Việt Nam, tuy nhiên đến nay thông tin này vẫn là một ẩn số.

2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Grainful) là hệ thống phòng không di động tầm trung được sản xuất tại Liên Xô vào năm 1958. Hệ thống được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học NIIP. 2K12 trải qua thời gian thử nghiệm khá dài từ năm 1959-1966, sau khi vượt qua các khó khăn về kỹ thuật, hệ thống được chấp nhận đưa vào sử dụng trong tháng 1/1967, công tác sản xuất hàng loạt được thực hiện ngay vào năm đó.
SA-6 được đánh giá là một cuộc cách mạng mới trong việc phát triển các hệ thống phòng không. Bệ phóng tên lửa được đặt lên khung gầm xe tải bánh xích mang lại khả năng cơ động rất cao. Những hệ thống phòng cơ động luôn mang lại sự bất ngờ, khó đoán cho các cuộc tập kích đường không.

Các bệ phóng, radar, phòng điều khiển luôn ở trong trạng thái sẵn sàng cơ động nên việc phát hiện ra vị trí bố trí lực lượng chiến đấu rất khó khăn. SA-6 được đánh giá là người đi tiên phong trong việc phát triển chiến thuật “bắn-chuồn” trong tác chiến phòng không hiện đại.
Hệ thống tên lửa SA-6 đã được bí mật xuất khẩu cho một số nước Trung Đông vào đầu những năm 1970. Ngay khi xuất hiện tại Trung Đông, SA-6 đã khiến Không quân Israel bất ngờ và phải trả giá đắt. Trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab, SA-6 đã lập chiến công hiển hách khi bắn hạ 64 máy bay Israel chỉ bằng 95 đạn tên lửa.
SA-6 đạt tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/1 máy bay, một con số cực kỳ ấn tượng với bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không nào. Kể từ cuộc chiến này, SA-6 đã được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay Thần chết” với "ba ngón tay" là ba quả đạn tên lửa trực chiến của hệ thống để ví von cho sức mạnh của nó.
Mỗi hệ thống SA-6 bao gồm 3 bệ phóng 2P25 với 3 đạn tên lửa sẵn sàng phóng lắp trên khung gầm xe bánh xích GM-578, xe radar điều khiển hỏa lực 1S91 được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-568. Xe radar này lại bao gồm 2 hệ thống radar khác nhau.

Phía trên đỉnh là radar tìm kiếm mục tiêu 1S31, phía dưới thấp hơn là radar chiếu xạ mục tiêu dẫn đường cho tên lửa 1S11. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ tiêm kích F-4 từ khoảng cách 50km. Hệ thống còn có sự trợ giúp của radar cảnh giới như P-12, P-40 và P-18
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 3M9 với thiết kế hệ thống động cơ rất độc đáo. Đạn tên lửa 3M9 sử dụng động cơ kết hợp 9D16K nhiên liệu rắn với 4 cửa hút không khí, động cơ này khi cháy tạo thành buồng đốt cho động cơ ramjet giúp tên lửa đạt tốc độ Mach-2.8, một thiết kế mang tính tiên phong, đưa tên lửa vượt xa những tên lửa cùng thời về hệ thống động cơ đẩy.
Tên lửa được trang bị radar bán chủ động SARH 1SB4 để khóa mục tiêu ở pha cuối. Hệ thống có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14.000m.
Vào cuối những năm 1980, SA-6 tại Nga đã được thay thế dần bằng hệ thống phòng không tầm trung SA-11 hiện đại hơn. SA-11 chính là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của SA-6 và trở thành hệ thống phòng không tầm trung di động hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Minh họa cơ chế phát hiện, dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu của radar điều khiển hỏa lực 1S91 trên hệ thống SA-6
So với những hệ thống phòng không trước đó như SA-2, SA-3 thì những công nghệ và đặc tính kỹ chiến thuật của SA-6 không lạc hậu nhiều. Hệ thống này vẫn đáp ứng được hầu hết các tiêu chí của tác chiến phòng không công nghệ cao.
Ở các quốc gia ngoài Nga, SA-6 vẫn là hệ thống phòng không tầm trung chủ lực, là mối đe dọa cho bất kỳ lực lượng phòng không nào. Bên cạnh đó, SA-6 vẫn liên tục được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn biến nó thành "sát thủ" phòng không tầm trung cực kỳ lợi hại.
Các gói nâng cấp SA-6 có thể kể đến như: Gói nâng cấp 2K12 Kvadrat giai đoạn 1do Nga thực hiện, gói nâng cấp SURN CZ của CH Séc, gói nâng cấp SA-6 của Hungary. Hệ thống nâng cấp sử dụng đạn tên lửa 3M9 với các cấu hình M1/2/3 với tầm bắn hiệu quả 35km, tầm cao 20km. Với các gói nâng cấp nói trên, SA-6 tiếp tục xứng danh là “ba ngón tay Thần chết”
Bí ẩn SA-6 tại Việt Nam?
Nhiều trang mạng nước ngoài đưa thông tin về việc lực lượng phòng không Việt Nam đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động SA-6, trong đó có thể kể đến Ausairpower, một trang tin quốc phòng rất có uy tín của Australia.
Tuy vậy, thông tin về SA-6 tại Việt Nam thực sự là một ẩn số lớn, đến nay vẫn chưa có bất kỳ bức ảnh nào về SA-6 tại Việt Nam được công bố. Việt Nam có SA-6 hay không vẫn chưa thể khẳng định nhưng nếu có hệ thống phòng không đáng gờm này trong biên chế là một tin vui lớn cho khả năng phòng không của Việt Nam. Với SA-6 thì bài toán phòng không tầm trung của Việt Nam coi như đã có lời giải rõ ràng nhất.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga chuẩn bị trình diễn S-400 và S-300 PMU-2

Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung “Hiệp đồng tác chiến-2013” của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), quân đội Nga sẽ lần đầu tiên diễn tập bắn đạn thật đối với các dòng tên lửa phòng không hiện đại là S-400Triumph và S-300 PMU-2 Favorit.

Thông tin trên đã được đài phát thanh “Tiếng vọng Moscow” đăng tải ngày 10-8 dẫn theo lời Đại tá Konstantin Ogienko, một chi huy Lữ đoàn tên lửa phòng thủ thuộc lực lượng phòng không-vũ trụ Liên bang Nga.

S-400 Triumph.
Theo kế hoạch, cuộc tập trận “Hiệp đồng tác chiến-2013” sẽ diễn ra trong tháng 8 và 9/2013. Đây là cuộc tập trận tổ chức hai năm một lần. Tham gia cuộc tập trận năm 2013 sẽ là quân đội Nga, Belarus, Armenia và Tajikistan.
“Mang tới cuộc tập trận 2 trung đoàn tên lửa S-400 và Favorit, chúng tôi sẽ bắn thử chúng để khẳng định tính năng chiến đấu ưu việt của chúng”, ông K. Ogienko cho biết.
Ngoài ra, tại cuộc tập trận “Hiệp đồng tác chiến-2013”, các tổ hợp tên lửa phòng không Buk và S-300PS cũng tham gia bài tập chiến đấu phối hợp.
Được biết tới là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, S-400 "Triumph" được đánh giá có khả năng ngăn chặn các máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật của đối phương. Thậm chí, nó còn ngăn chặn được cả các phương tiện bay sử dụng công nghệ tàng hình. Với tầm bắn lên tới 400km và 20 tên lửa cho mỗi tổ hợp, S-400 có thể phát hiện và theo dõi cùng lúc khoảng 10 mục tiêu.
Trong khi đó, S-300 PMU-2 là phiên bản nâng cấp sâu của tổ hợp S-300 huyền thoại với khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay ở khoảng cách 250km. Điểm đặc biệt là cả S-400 và S-300 PMU-2 đều có thể sử dụng chung đạn tên lửa của nhau và đạn tên lửa của tổ hợp S-300 cũ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
S-300 có thể bị 'quật ngã' chỉ bằng một loạt đạn?

(Soha.vn) - S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không có uy lực nhất trên thế giới hiện nay, tuy nhiên, nó cũng có những yếu huyệt nhất định.

Yếu vì quá phổ biến
Trước hết phải khẳng định rằng, S-300 là một trong những hệ thống phòng không thành công nhất: uy lực mạnh, tác chiến điện tử tốt, có thể chống được cả máy bay tàng hình và tên lửa. Do đó, dễ hiểu vì sao S-300 được nhiều quốc gia lựa chọn là thành phần nòng cốt trong hệ thống phòng không của mình.
Hiện có tới 16 nước sở hữu S-300, trong đó có những quốc gia sử dụng số lượng rất lớn như Trung Quốc với 40 tổ hợp S-300 bao gồm các biến thể S-300PMU1/S-300PMU2 và hơn 60 tổ hợp HQ-9 được xem là phiên bản nội địa của S-300, tổng số tên lửa ở mức hơn 1.600, với khoảng 300 bệ phóng.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1

Tuy nhiên, việc phổ biến rộng rãi cũng là một yếu điểm nhất định của S-300. Rất nhiều nước có thể hiểu rõ tường tận điểm mạnh yếu của S-300 và dùng hiểu biết này khắc chế hệ thống phòng không của nước khác.
"Mắt thần" chính là yếu huyệt
Hệ thống radar điều khiển của S-300 được đánh giá hết sức hiện đại. Radar tối tân cho phép nó theo dõi đồng thời 100 mục tiêu trong khi giám sát chặt chẽ và phát lệnh bắn hạ 6 mục tiêu được cho là nguy hiểm nhất, với 12 tên lửa. Những phiên bản S-300 tối tân nhất được chế tạo nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa còn được trang bị radar 64N6F BIG BIRD, cho phép nó phát hiện ra tên lửa đạn đạo khi nó cách nơi đặt radar 1.000 km.
Tuy nhiên, radar lại chính là yếu huyệt của S-300. Với phương châm tấn công phủ đầu, hệ thống phòng không và lực lượng không quân chính là những mục tiêu đầu tiên. Trong đó, việc tiêu diệt các đài radar của tổ hợp phòng không là nhiệm vụ của loạt đạn đầu tiên trong đợt tấn công đầu tiên. Khi không có radar điều khiển, không chỉ riêng S-300 mà toàn bộ các hệ thống phòng không khác đều bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Vậy có thể bố trí một cách bí mật vị trí tổ hợp S-300, đặc biệt là radar để đảm bảo sức sống cho tổ hợp hay không? Mặc dù có thể làm được nhưng điều này cũng có rất nhiều khó khăn, bởi:
Tổ hợp S-300 khá cồng kềnh, mỗi tổ hợp S-300 có hơn 10 xe tải cỡ lớn 4 trục, dài 12m, nặng hơn 40 tấn. Các xe trong tổ hợp là một thành phần trong hệ thống liên hoàn, bao gồm xe chỉ huy, xe điều khiển, xe radar, xe bệ phóng, các trạm nguồn điện, khí nén…khó có thể phân tán một cách nhỏ lẻ như các máy bay hay pháo binh… Khi cơ động cũng rất dễ bị phát hiện.
Ví dụ: Biên chế của mỗi tiểu đoàn S-300PMU-1 gồm: hệ thống điều khiển và chỉ huy 83M6E, đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E(1), đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E và 12 xe mang phóng tự hành 5P85SE (mỗi xe chở 4 đạn) cùng các thành phần hỗ trợ khác.​

Trận địa tên lửa S-300PMU1 của Trung Quốc (ảnh chụp từ vệ tinh)
Do vậy, với các phương pháp tình báo, trinh sát bằng con người hay các phương tiện kỹ thuật, đối phương có thể xác định được chính xác (hoặc chí ít là sơ bộ) vị trí bố trí các tổ hợp S-300. Đặc biệt, nếu đối phương là những nước đã từng sở hữu S-300 thì càng hiểu về nguyên tắc tổ chức trận địa S-300. Qua đó, có thể thấy việc đảm bảo tuyệt đối bí mật vị trí là khó thực hiện.
Tuy nhiên, trong tác chiến hiện đại, việc giữ bí mật không nhất thiết là phải giấu kín lực lượng của mình gồm những phương tiện nào, tính năng kỹ thuật, vị trí sơ bộ ra sao… bởi những thông tin này gần như là mở đối với thời đại công nghệ và mối quan hệ quốc tế đan xen phức tạp.
Điều bí mật ở đây là tọa độ bố trí, tần số làm việc, phương án tác chiến, phương pháp tác chiến điện tử…Việc đảm bảo sức sống cho "mắt thần" của S-300 sẽ thiên về điều này.
Tất nhiên đối phương cũng có cách. Phương án truy tìm "mắt thần" S-300 mà đối phương có thể áp dụng là sử dụng máy bay trinh sát, vệ tinh (nếu hệ thống S-300 đã bố trí ở trận địa không được ngụy trang cẩn thận) hoặc sử dụng một lực lượng ban đầu “nhử” mắt thần S-300 lộ diện. Sau đó, sử dụng vũ khí chuyên dùng phá hủy các thành phần trong tổ hợp mà đặc biệt là hệ thống radar.
Bây giờ, cuộc đấu chính là giữa S-300 và các vũ khí chuyên dùng này. Một tổ hợp S-300PMU1 có thể có thông số kỹ thuật là tiêu diệt mục tiêu trong độ cao từ 10m đến 27 km, tầm xa hiệu quả 150 km, nhưng điều ai cũng biết là có vùng chết. Mà vùng chết này lại thay đổi theo cách bố trí trận địa.
Trước hết là sự che khuất của địa hình, địa vật. Đối phương có thể lợi dụng địa hình để đột nhập tiêu diệt hệ thống.
Tiếp đó là ảnh hưởng của độ cao trận địa. Vị trí của hệ thống phòng không đặt càng sát mực nước biển thì tầm tác chiến sẽ bị giảm xuống tương ứng với độ cao của mục tiêu.
Ví dụ, nếu radar của hệ thống S-300PMU1 đặt ở vị trí sát mực nước biển, khi đó tương ứng với một mục tiêu ở độ cao tối thiểu mà hệ thống có thể tác chiến là 10m thì tầm xa tối thiểu là 13km. Còn để đạt được tầm bắn xa nhất 150km, thì mục tiêu khi đó phải ở độ cao gần 2.500m.
Khi đặt bộ phát radar lên giá đỡ thì các con số sẽ thay đổi. Ví dụ, nếu tháp anten ở độ cao 23.8m, thì hệ thống có thể nhắm bắn một mục tiêu ở độ cao 10m từ khoảng cách 33km, thay vì 13km. Nếu ở độ cao 38.8m thì con số này là 39km.
Ngược lại, độ cao tối thiểu của mục tiêu để S-300PMU1 phát huy tầm bắn tối đa 150km giảm từ 2.500m xuống còn 1.900 và 1.800m.​

Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của tổ hợp S-300PMU1


Đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E của tổ hợp S-300PMU1

Như vậy, nếu đối phương bay thấp và sử dụng tên lửa chống radar sẽ dễ gây ra tổn thương cho hệ thống "mắt thần" của S-300. Ta có thể thấy tầm bắn của tên lửa chống radar Kh-31P được trang bị trên các máy bay Su-27, Su-30 của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.. có tầm bắn lên đến 110km; AGM-88 HARM của Mỹ là hơn 90 km. Phương thức dẫn đường cũng không đơn giản là bám theo tín hiệu radar mà có thể nhớ cả vị trí radar khi tín hiệu bị mất do tắt đài radar đột ngột.



Tên lửa Su-30MKK và Kh-31P của Trung Quốc

Ngoài ra, các loại tên lửa hành trình đối đất, tên lửa đạn đạo, bom dẫn đường, bom thông thường... cũng là những vũ khí có thể uy hiếp không chỉ đài radar mà cả tổ hợp.
Mặc dù S-300 có thể chống tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhưng xác suất chỉ là 0,7. Xác suất này được tính với số lượng đạn lớn. Với một tổ hợp chỉ có thể chiến đấu với 6 mục tiêu, nếu đối phương sử dụng lực lượng đông, nhiều vũ khí cùng lúc thì việc đối phó khi chỉ có một tổ hợp S-300 đơn độc sẽ khá khó khăn.
Bảo vệ "mắt thần" bằng cách nào?
Tất nhiên S-300 không bao giờ đơn độc. Để bảo vệ "mắt thần" của S-300, cần có phương án tác chiến, bố trí một cách linh hoạt. Đây chính là điều cốt yếu làm nên sức mạnh của vũ khí. Điều này chỉ có con người mới làm được.
Thứ nhất cần làm tốt công tác giữ bí mật, dự báo sớm tình huống. Bí mật trong bố trí, phương án tác chiến.
Thứ hai phối hợp tác chiến hiệp đồng chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống phòng không bao gồm: radar cảnh giới, tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung và tầm thấp, lực lượng pháo cao xạ, súng máy phòng không, không quân…tạo ra thế trận liên hoàn, bọc lót lẫn nhau không cho đối phương đủ thời gian tìm diệt mắt thần S-300. Nhất là trên các hướng, khu vực trọng điểm.
Thứ ba là tăng cường khả năng tác chiến điện tử để có thể vô hiệu hóa tên lửa đối phương, chế áp lực lượng tập kích đường không, sử dụng nghi binh để thu hút hỏa lực…
Nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì không chỉ mắt thần của S-300 mà toàn bộ thành phần chủ yếu của hệ thống phòng không sẽ được bảo toàn trước đòn phủ đầu, từ đó sẽ làm phá sản kế hoạch chiến tranh của đối phương.
 
Chỉnh sửa cuối:

SILVIC2007

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-42328
Ngày cấp bằng
4/8/09
Số km
161
Động cơ
466,980 Mã lực
Đọc bài này em mới hiểu tại sao Mỹ đặt tên lửa đánh chặn sát biên giới Nga

....
Tại sao Mỹ lại cố gắng triển khai lá chắn tên lửa áp sát biên giới Nga?

Tất cả các dòng ICBM đều dễ tổn thương ở những pha tăng tốc đầu tiên do tên lửa phải chiến thắng trọng lực để lấy độ cao và không thể tự cơ động. Nắm bắt được yếu điểm này, Mỹ luôn tìm cách triển khai các phương tiện đánh chặn tên lửa áp sát biên giới Nga như: Tên lửa đánh chặn, laser hàng không (ABL) để tăng khả năng đánh chặn thành công.

Ngoài ra, hệ thống NMD của Mỹ cũng được thiết kế đánh chặn đầu đạn hạt nhân của đối phương khi chúng mới thoát ly khỏi tên lửa vì 2 lý do:

Thứ nhất, đầu đạn vừa thoát ly khỏi tên lửa Mỹ chưa có gia tốc rơi lớn (tốc độ vũ trụ cấp 1) nên xác suất đánh chặn cao hơn. Thứ hai, đối với đầu đạn hạt nhân việc đánh chặn đồng nghĩa với việc kích nổ nó. Việc đánh chặn cần thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ để tránh hậu quả về bụi phóng xạ và hiệu ứng bức xạ điện từ (sức mạnh huỷ diệt không trực tiếp, nhưng hậu quả thì có khi còn nghiêm trọng hơn cả một vụ nổ hạt nhân trên mặt đất).

Theo QĐND
@-)
Nguồn đây ợ: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/quy-sa-tang-ten-lua-lon-nhat-the-gioi-2863022.html
 

levante118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136930
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
521
Động cơ
372,020 Mã lực
Nga nó cũng đặt đầy tên lửa đánh chặn ở Cu-ba rồi...Nói chung Nga vs Mỹ thì hòa 1-1 thôi...
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Đặt tên lửa đánh chặn ở Cuba á? Đề làm cái gì vậy? Nhỡ tên lửa Mỹ nó đặt tại Alaska thì tên lửa đi Cuba du lịch à? Bác post bài phải hiểu mình đang viết cái gì chứ!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh của tổ hợp phòng không trên chiến hạm S-300F​

S-300F Fort (tiếng Nga C-300Ф Форт, định danh SA-N-6, hậu tố F cho Flot, tiếng Nga có nghĩa hạm đội) được giới thiệu năm 1984 là phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu thuỷ của hệ thống S-300P do Altair phát triển với loại tên lửa 5V55RM. Tầm xa chiến đấu của tổ hợp là 7–90 km, độ cao chiến đấu 25,000 m và tốc độ tối đa của mục tiêu lên tới Mach 4. Đầu chiến đấu có khối lượng 133 kg, động cơ nhiên liệu rắn.
Ban đầu S-300F được trang bị cho ba tàu tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân Project 1144 Orlan (tên NATO: lớp Kirov) và bốn tàu tàu tuần dương thông thường Project 1164 Atlant 116 (tên NATO: lớp Slava). Tàu tuần dương thứ tư lớp Slava không được hoàn thành và vẫn ở Ukraine. Bắt đầu từ năm 1977, hệ thống đã được thử nghiệm trên tàu Azov, chiếc tàu tuần dương duy nhất của tàu lớp Project 1134BE Berkut (tên NATO: lớp Kara).



Tuần dương hạm hạng nặng lớp Kirov và các bệ phóng tổ hợp S-300F

Tên lửa được giữ trong tám (đối với tàu lớp Slava) hay mười hai (đối với tàu lớp Kirov) cụm bệ phóng dưới boong tàu, mỗi cụm bệ phóng có 8 ống phóng. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được gọi là S-300F Rif. Hiện nay, chỉ có hai tàu lớp Kirov được trang bị hệ thống S-300F, còn lại chiếc thứ 3 mang tên Petr Veliky được trang bị biến thể nâng cấp S-300FM Fort-M
S-300F sử dụng các đài radar kiểu TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối.
S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ, định danh NATO: SA-N-20) là phiên bản hải quân khác của hệ thống S-300F, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới.
S-300FM Fort-M được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km, cũng như độ cao tác chiến 10m-27 km. Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
S-300FM Fort-M sử dụng radar kiểu TOMB STONE MOD thay cho radar TOP DOME, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km.
Hệ thống sử dụng một máy tính điện tử, có khả năng theo dõi sáu mục tiêu cùng lúc và hướng dẫn hai tên lửa cho mỗi mục tiêu cùng một lúc.​







Cận cảnh hệ thống S-300FM

Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C mang số hiệu 115 và 116. Mỗi tàu này được trang bị 48 tên lửa của hệ thống S-300FM Rif-M.
Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy dò tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển.





Tàu khu trục tên lửa Type 051C mang số hiệu 116 và hệ thống S-300FM được trang bị trên tàu


Khai hỏa tổ hợp S-300FM trên tuần dương hạm lớp Kirov của Nga

Tổng hợp Internet
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc: tên lửa HQ-7B có thể hạ F-22, B-2?

(Kienthuc.net.vn) - Trong chuyến thăm của truyền thông tới Lữ đoàn phòng không 47 Trung Quốc, đơn vị này tuyên bố có thể bắn hạ máy bay tàng hình bằng tên lửa HQ-7B.



Theo tạp chí Oriental Outlook, máy bay tàng hình và máy bay không người lái đang trở thành mối đe dọa cho vùng trời Trung Quốc vì không quân nước này không có khả năng bắn hạ chúng.
Máy bay tàng hình và máy bay không người lái được Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và những vũ khí này có thể là mối đe dọa tới Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột giữa 2 nước.
Mới đây, Lữ đoàn Phòng không số 47 của Quân đội Trung Quốc đóng tại Xi’an vừa mở cửa cho các cơ quan truyền thông nước này vào thăm quan trong dịp kỷ niệm 86 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân (PLA). Cũng tại buổi lễ này, sĩ quan lữ đoàn tuyên bố họ có thể dùng tên lửa HQ-7B để bắn hạ máy bay tàng hình Mỹ.
Tên lửa phòng không HQ-7.

Lữ đoàn này được trang bị với tên lửa phòng không HQ-7B có tầm bắn 6km, chỉ có khả năng bắn hạ máy bay, trực thăng hoạt động ở tầm trung và tầm thấp.
Đơn vị này cũng sử dụng một số hệ thống vũ khí như pháo phòng không 35mm PG99 và PG59 57mm. Không quân Trng Quốc cho biết họ đã bắn rơi 5 máy bay trinh sát tầm cao U-2 trong khoảng thời gian 1962-1967. Tuy nhiên, độ chính xác của thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Mặc dù, súng máy phóng không và pháo cao xạ có thể di động để tấn công các mục tiêu di chuyển chậm như trực thăng, tên lửa và các máy bay tấn công hoạt động ở tầm thấp, tuy nhiên không máy bay chiến đấu nào bị bắn rơi ở Iraq bằng cách này trong cuộc chiến tranh Vùng vịnh năm 1991.
Mẫu máy bay tàng hình duy nhất bị bắn rơi bởi lực lượng mặt đất trong lịch sử là chiếc F-117A Night Hawk bị lực lượng Nam Tư bắn rơi vào tháng 3/1999.
Tuy nhiên, Nam Tư đã không bắn rơi F-117 bằng tên lửa SA-3 một cách trực tiếp. Thực tế, họ không bật hệ thống radar cho đến khi F-117 chỉ còn cách 13km. Khoảng cách 13km là quá gần để F-117 có thể thoát được khỏi tên lửa SA-3. Đây là chiến thuật thường được quân du kích sử dụng để bắn rơi F-16.
Cũng theo một số nguồn tin khác, Nam Tư đã sử dụng hệ thống trinh sát điện từ hỗ trợ bắt máy bay tàng hình Mỹ xâm nhập vùng trời.
Nhưng Trung Quốc sẽ khó có thể sử dụng chiến thuật du kích để chống lại máy bay tàng hình Mỹ. Tuyên bố của lữ đoàn Phòng không số 47 về việc có thể bắn rơi máy bay tàng hình bằng tên lửa HQ-7B hoàn toàn khó thực hiện.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trình làng S-350E thay thế S-300

8:49 PM, 22/08/2013, Views: 6770 | By Nam Xương

VietnamDefence - Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei (Nga) sẽ lần đầu tiên trưng bày công khai hệ thống tên lửa phòng không siêu hiện đại S-350E tại triển lãm MAKS-2013.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới 50R6A Vityaz S-350E

“Tập đoàn sẽ giới thiệu hầu như toàn bộ danh mục sản phẩm quân dụng đang được sản xuất của mình, trong đó có hàng loạt sản phẩm mới dưới dạng các mẫu thực tế sẽ được giới thiệu cho công chúng”, Almaz-Antei thông báo.

Sản phẩm mới chính của Almaz-Antei trưng bày tại triển lãm là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tương lai S-350E. còn có tên gọi là 50R6A Vityaz. “Xét về các tính năng kỹ-chiến thuật, nó vượt trội so với các loại tương tự của nước ngoài và sẽ thay thế các hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện có trong trang bị”, các nguồn tin trong Almaz-Antei cho hay.

Hệ thống tên lửa phòng không S-350E dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và bảo vệ các mục tiêu hành chính, công nghiệp và quân sự chống các cuộc tấn công ồ ạt của phương tiện tiến công đường không hiện tại và tương lai, kể các các binh khí tàng hình, tên lửa đường đạn chiến dịch và chiến dịch-chiến thuật.

S-350E có thể tiến hành tác chiến độc lập, cũng như trong thành phần cụm lực lượng phòng không và được chỉ huy từ các sở chỉ huy cấp trên.

Yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của hệ thống mới là khả năng của nó đồng thời đánh trả các cuộc tấn công của các phương tiện tiến công đường không từ mọi hướng (vòng tròn) ở toàn bộ dải độ cao bay của chúng, trong mọi thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong điều kiện nhiễu phức tạp. Điều đó có được là nhờ sử dụng trong hệ thống này phương tiện thông tin lần đầu tiên được phát triển ở Nga là radar đa năng. Radar đa năng này có khả năng đồng thời thực hiện các chức năng của radar phát hiện và radar bám chính xác các mục tiêu và tên lửa phòng không có điều khiển.

Ngoài ra, S-350E còn có khả năng cơ động và sống còn cao. Ví dụ, thời gian chuyển hệ thống từ trạng thái hành quân sang chiến đấu là không quá 5 phút.

Tháng 6/2013, Vityaz đã được giới thiệu với Tổng thống Vladimir Putin ở St. Petersburg khi ông đến thăm công ty “Nhà máy Obukhov” nằm trong Almaz-Antei đã được ông Putin đánh giá cao.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vityaz - Tổ hợp tên lửa uy lực gấp 3 lần S-300

Thứ bảy 24/08/2013 06:15
ANTĐ - Nguồn tin từ Công ty Almaz-Antei cho biết, Nga sẽ thay thế hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện có trong trang bị bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350E. Tổ hợp còn có tên gọi là 50R6A Vityaz.


Theo thiết kế, Vityaz trang bị radar mảng pha, sóng X MFMTR, có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn đồng thời 8 mục tiêu.
Vityaz có thể tác chiến độc lập hoặc tác chiến theo cụm lực phòng không chiến dịch. Vityaz mang tới 16 đạn tên lửa (trong khi hệ thống S 300 chỉ có 4 đạn) với 12 kênh điều khiển. Tổng cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu của mỗi tổ hợp Vityaz từ 30-144 quả.
Hỏa lực Vityaz mạnh gấp nhiều lần và tính linh hoạt của hệ thống rất cao. Cơ cấu thủy lực chuyển cụm đạn phóng từ tư thế nằm ngang sang tư thế phóng thẳng (trạng thái hành quân sang chiến đấu) không quá 5 phút.
Hệ thống Vityaz sẽ bổ sung cho đội hình tên lửa phòng không như Morfey, S-400 và S-500 tạo thành lưới phòng thủ không gian của Nga, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi từ 5km đến 400km ở độ cao từ 5 mét trở lên.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm 1 trạm điều khiển bắn, 1 trạm radar cảnh giới (nhìn vòng 50N6A) thông báo sơ bộ 3 tọa độ mục tiêu. Radar ngắm bắn bắt bám máy bay hay tên lửa đối phương. Phân đội hỏa lực gồm 3 xe phóng cùng các xe tiếp đạn.
Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 3 lớp, mỗi lớp 4 ống phóng thẳng đứng hoặc bố trí cụm 2 lớp, mỗi lớp gồm 5 ống phóng trên khung xe tải vượt địa hình.
Các xe phóng tên lửa, xe chỉ huy đều liên thông qua hệ thống datalink chia sẻ mục tiêu, hiệp đồng khu vực hỏa lực, bắn chi viện, bắn bồi…
Vityaz có thể sử dụng đạn tên lửa tầm trung 9M96E/E2, dẫn đường hệ quán tính với radar chủ động thiết bị đầu cuối, có tầm bắn xa 120 km, hay đạn tầm ngắn 9M100. Đạn tên lửa 9M96E là "hit-to-kill" sử dụng cánh mũi và véc-tơ lực đẩy cơ động với quá tải G và cơ động tốc độ góc rất cao. Đầu đạn nhỏ 24kg nổ phân mảnh.
Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố Vityaz sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga vào năm 2014. Tới năm 2020, quân đội Nga sẽ mua khoảng 30 tổ hợp tên lửa này.

Đúng là PAC-3 + S-300 vừa tính linh hoạt, mobile sam của S-300 + số lượng fixed sam của PAC-3 (16 quả)
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Kiểu hamas giống VN mềnh ngày xưa :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top