Tác chiến không hải trong chiến tranh hiện đại
August 31, 2011 By
admin Leave a Comment
Các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất sự quyết định thành bại của tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại.
Việc sử dụng các máy bay chiến đấu với nhiều tính năng ưu việt mang lại khả năng dành chiến thắng nhanh chóng cho các quốc gia tấn công: có thể triển khai lực lượng quân sự, gồm cả phương tiện cơ giới vào chiến trường trong thời gian tính bằng giờ; hoặc tấn công chính xác các mục tiêu trọng yếu từ tầm xa trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ hữu hiệu cho lục quân từ trên không…Với sự phát triển của các hệ thống phòng không trong chiến tranh hiện đại, đối với các nước có lực lượng quân sự hùng mạnh, kỹ thuật chế áp phòng không cũng có những tiến bộ vượt bậc nhằm đảm bảo “bầu trời sạch” cho lực lượng không quân tiến công tác chiến.
Tên lửa SA-2 (S-75 Dvina), vũ khí phòng không mạnh nhất của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tuấn Linh
Song hành cùng sự phát triển của không quân, hệ thống phòng không ngày càng phát triển với nhiều chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản ứng nhanh tầm gần… với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực lớn, đặc biệt khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau qua mạng lưới chia sẻ thông tin. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng cho thành bại của chiến trường hiên đại là chế áp các tổ hợp phòng không của đối phương, tạo hành lang an toàn để thực hiện nhiệm vụ tiếp sau, thường được gọi là S/DEAD (Suppression/ Destruction of Enemy Air Defense).
Thời kỳ đầu phát triển
Các chiến thuật S/DEAD manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến. Thời kỳ đó, hệ thống phòng không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên SEAD/DEAD chưa hình thành rõ rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng tấn công của lực lượng không quân chiến trường.
Cuộc chiến đấu thật sự giữa máy bay chế áp đường không và hệ thống phòng không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn trong chiến tranh Việt Nam, giữa lực lượng không quân Mỹ và các lực lượng phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam (người Mỹ gọi là NVA – North Vietnamese Army).
Để áp chế thành công hệ thống phòng không của đối phương, nhiệm vụ đặt ra là tiêu diệt “con mắt” của hệ thống phòng không đối phương các trạm radar, bệ phóng tên lửa. Một phiên bản cường kích với vai trò chuyên săn lùng các trạm radar, bệ phóng tên lửa lần đầu xuất hiện trong chiến tranh Việt Nam. Đó là phiên bản máy bay hai chổ ngồi của loại F-105G với biệt danh Wild Weasels “Chồn hoang” cùng sự xuất hiện tham chiến của tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike. Sự xuất hiện của F-105G cùng với Shrike đã gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng phòng không, nhiều trạm radar, bệ phóng tên lửa đã bị Shrike đánh trúng.
Cuộc chiến khốc liệt diễn ra giữa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina), máy bay F-105, A-4, A-6 và tên lửa chống ra đa phòng không AGM-45 Shrike. AGM-45 Shrike là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ “khóa” mục tiêu và phóng tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (ra đa phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, ra đa phải liên tục phát sóng.
Trí tuệ thông minh của bộ đội tên lửa Việt Nam đã tìm được phương án tối ưu để chống lại loại tên lửa nguy hiểm này. Đó là chế độ bật, tắt radar phát sóng phối hợp với khả năng tự đeo bám mục tiêu sau khi bắt được mục tiêu của tên lửa.
Kỹ thuật S/DEAD tiêu diệt “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt ra đa) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ ra đa đối phương.
Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng không nhận dạng mục tiêu.
Kỹ thuật này khiến tên lửa chống ra đa mất khả năng “khóa” mục tiêu và công kích trượt. Đây không phải kỹ thuật mới và không phức tạp, nhưng đã phát huy hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam, Iraq hay Balkan.
Năm 1972, bằng chiến dịch Linebacker II. Không quân Mỹ đã đưa một lực lượng tác chiến điện tử hùng mạnh vào chiến trường với mục đích tạo hành lang an toàn cho máy bay ném bom chiến lược B52 tiến công Miền Bắc. Nhưng Lực lượng không quân Mỹ đã gặp một đối thủ dày dạn kinh nghiệm vạch nhiễu tìm thù, và rất thành công trong phương pháp bật tăt Radar chống AGM-45 Shrike hiệu quả. Chiến dịch Linebacker gây tổn thất nặng nề cho lực lương không quân Mỹ
Kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã giúp giới quân sự phát triển nhiều kỹ thuật phòng không và áp chế đường không sau này.
Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike được phóng từ máy bay A-4 Skyhawk. Kỹ thuật áp chế phòng không đương đại.
Vào tháng 11/2009, không lực hải quân Mỹ chính thức bước được một bước tiến dài trong năng lực áp chế đường không: Bộ Quốc phòng Mỹ ký quyết định sản xuất hàng loạt máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler.
Hiện, không quân hải quân Mỹ đã nhận được 17 máy bay loại này và sẽ nhận tiếp 85 chiếc trong tương lai.
Máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh mới cho khả năng chế áp phòng không của hải quân Mỹ
EA-18G có thể được trang bị với 5 thiết bị gây nhiễu chiến thuật ALQ-99, thêm 2 tên lửa để tự vệ AIM-120 AMRAAM, hai tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM. EA-18G cũng sẽ sử dụng hệ thống Xóa bỏ gây nhiễu INCANS, hệ thống này cho phép truyền thông tin bằng tiếng nói trong nội bộ, trong khi hệ thống thông tin của đối phương bị nhiễu, một khả năng không có trên EA-6B.
Những chiếc EA-18G sẽ mang tên lửa AIM-120 AMRAAM để tự vệ và hai tên lửa AGM-88 HARM hoặc tên lửa AGM-88E AARGM (Advanced Anti-Radiation Guided) để tiêu diệt các đài radar của đối phương.
Mỹ hy vọng, với loại máy bay mới, họ sẽ đối phó được với các chiến thuật mới của hệ thống phòng không hiện đại dạng mạng, hệ thống nghi binh phức tạp là kỹ thuật “tắt” và “kết nối”.
Ngày nay, các hệ thống phòng không hiện đại được xây dựng dưới dạng mạng lưới. Qua đó, thông tin thu thập được qua ra đa hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink.
Điều này cho thấy, việc tiêu diệt một vài hệ thống ra đa để đánh quỵ khả năng phòng không của quân địch ngay từ loạt đạn đầu gần như không thể thực hiện.
Nhất là tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó.
Sự kết hợp của chiến thuật bật tắt ra đa hợp lý, những hệ thống phòng không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động (như S-300 PMU (SA-10 “Grumble”), S-300V (SA-12 Giant) hay S-400 Triumf (SA-21 Gargoyle)) và chiến thuật “Shoot and scoot” – bắn và di chuyển đã biến nhiệm vụ S/DEAD thành cơn ác mộng cho các phi công.
-Biện pháp thứ hai trong tác chiến SEAD đó là áp chế điện tử, hay tác chiến điện tử. Một phiên bản chuyên dụng cho vai trò tác chiến điện tử củng lần đầu tham chiến tại chiến trường Việt Nam EA-6B Prowler.
Được trang bị đậm đặc các thiết bị điện tử chuyên dụng EA-6B với vai trò gây nhiễu, đột phá mạng phòng không đối phương. Nó gây ra các loại nhiễu tích cực, tiêu cực, nhiễu chủ động, nhiễu bị động.
Nhiễu chủ động bao gồm phát sóng gây nhiễu hệ thống radar của đối phương, phá hoại tần số rãnh đạn của tên lửa, gây nhiễu bị động bao gồm rải các tấm kim loại mỏng dày đặc trên bầu trời làm cho radar không nhìn rỏ mục tiêu. Tất nhiên sẽ còn nhiều biện pháp khác, song hai phương pháp tác chiến trên vẫn đóng vai trò chủ đạo trong tác chiến SEAD.
Khái niệm tác chiến điện tử:
Nhiệm vụ tác chiến điện tử
Vô hiệu hoá hệ thống C3I (chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, trinh sát), C4IRS (chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo, cảnh giới và trinh sát) đối phương.
Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của quân nhà.
Vai trò
Các nhà quân sự Mỹ cho rằng: “Trong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng các dải sóng điện từ sẽ là người chiến thắng”; “Lịch sử chiến tranh chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự”.
Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển mạnh mẽ, và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh hiện đại.
TCĐT là phương tiện nhân bội sức mạnh và là 1 trong 3 nhân tố then chốt của CTCNC, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế để bảo vệ Tổ quốc, các lực lượng chức năng cần đầu tư phát triển để phục vụ trong thời bình và luôn sẵn sàng chuyển sang thời chiến
Các nội dung cấu thành tác chiến điện tử:
Các nội dung của tác chiến điện tử bao gồm các nhiệm vụ: trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử đối phương.
Trinh sát điện tử: Trinh sát quân sự dùng phương tiện điện tử, được tiến hành trên mặt đất, trên không, trên vũ trụ, trên và dưới mặt nước.
Trinh sát điện tử bao gồm 6 loại trinh sát sau: – Trinh sát vô tuyến điện – Trinh sát vô tuyến truyền hình – Trinh sát ảnh nhiệt – hồng ngoại) – Trinh sát rada – Trinh sát âm thanh – Trinh sát thủy âm
Bảo vệ hệ thống điện tử: Toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, phân định hoạt động ổn định của các phương tiện điện tử. – Chống trinh sát điện tử – Chống chế áp điện tử – Kiểm soát điện tử – Dung hòa trường điện từ
Chế áp điện tử: Toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm.
- Chế áp cứng là Phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
- Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện ĐT đối phương. Có các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả….
Có thể nhận thấy, Mĩ và các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh hiện nay, cùng với đó, khả năng tác chiến điện tử của Mĩ được sự hỗ trợ của các ngành khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới đem lại cho quân đội nước này khả năng lợi thế rất lớn. Các điểm mạnh yếu của các phương pháp trinh sát mà các nước có nền quân sự hiện đại, cũng như hướng phát triển của tác chiến điện tử đặc biệt là trinh sát điện tử trong thời đại ngày nay.
Như ta đã biết, trinh sát điện tử được thực hiện từ trên không, trên vũ trụ, trên mặt đất, và cả dưới mặt biển và dưới đại dương.
Trinh sát vệ tinh: Mĩ hiện là quốc gia đứng đầu về số lượng vệ tinh trên thế giới và đang chiếm ưu thế trong hoạt động trinh sát nhằm mục đích quân sự, bao gồm các vệ tinh địa tĩnh trinh sát tín hiệu SIGINT, các vệ tinh phát hiện các cuộc phóng tên lửa, các vệ tinh trinh sát chụp ảnh KH và các vệ tinh trinh sát bằng ra-đa. “Các vệ tinh gián điệp mới nhất của Mĩ có thể nhìn thấy các đường phố ở Bắc Kinh, thậm chí khi thời tiết đẹp có thể thấy tuyến đường dây cao áp của thành phố này”, vệ tinh đem lại khả năng tình báo rất cao cho quân đội Mĩ. Tuy nhiên hạn chế của phương thức này là độ chính xác thấp, chủ yếu dùng trinh sát các mục tiêu chiến lược, cố định; phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết; do bay theo những quĩ đạo có qui luật, dễ bị phán đoán, đề phòng trước; chỉ tối ưu trong báo động sớm nhưng hạn chế trong thu thập tin tức tình báo; dễ bị gây nhiễu và mất tác dụng.
Trinh sát bằng máy bay Mỹ đặc biệt đầu tư phát triển các máy bay trinh sát có và không người lái, hoạt động ở các độ cao khác nhau với nhiệm vụ và mục đích khác nhau, được hiện đại hoá về cả các phương tiện trinh sát, truyền thông cũng như khả năng tự vệ, gồm: MBTS và gây nhiễu EA-6B; Các MBTS báo động sớm AWACS (E-A3); MBTS tầm cao U-2, TR-1; RC-135 trinh sát chiến lược; Các MBTS chiến thuật EF-111, RF-4C, MBTS không người lái Predator, Global Howk… Hạn chế: phụ thuộc điều kiện thời tiết, khí hậu ở khu vực tác chiến; dễ bị đối phương phát hiện làm lộ ý đồ trinh sát hoặc bị tiêu diệt, cản phá; các MBKNL thường có đường bay ổn định, phụ thuộc nhiều vào địa hình, có thể bị đối phương đoán biết, tiêu diệt hoặc đề phòng…
Trinh sát trên tàu Trinh sát trên tàu là thế mạnh của Mỹ. Với lực lượng Hải quân hùng hậu, có trang bị hiện đại và có nhiều căn cứ trên biển, Mỹ có thể tiếp cận được vào mọi bờ biển trên thế giới. Trên biển Đông và TBD, thường xuyên Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động, trong đó có trinh sát quân sự đối với Việt Nam.
Các tàu chiến chủ yếu của Mỹ đều được trang bị các hệ thống chặn bắt tín hiệu, định vị và TCĐT, giúp phát hiện các hoạt động điện tử của các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa, tàu quét mìn của hải quân đối phương trong khu vực tác chiến Hạn chế: Khu vực hoạt động và cự ly phát hiện các mục tiêu trên biển bị ảnh hưởng của độ cong trái đất; khi tiếp cận vào trinh sát đối phương thường lệ thuộc vào điều kiện khu vực biển, khả năng vào được gần bờ…
Trinh sát trên mặt đất Mỹ và các nước phát triển có các trạm trinh sát SIGINT đặt tại các căn cứ mặt đất dùng chặn bắt từ xa các tín hiệu tên lửa, tín hiệu đặc biệt khác trong không gian và các trạm trinh sát ra-đa dùng phát hiện các đài ra-đa đối phương, đặt trên đất liền đảo các nước thân Mỹ. Mỹ có thể sử dụng hàng loạt thiết bị trinh sát và gây nhiễu sử dụng một lần, được nguỵ trang dưới các dạng thực vật ( Cây nhiệt đới ), rải vào khu vực tác chiến bằng máy bay các loại. Thông tin thu được sẽ truyền về trung tâm chỉ huy hoặc tự chúng lựa chọn phương án gây nhiễu theo chương trình đã được cài đặt trước.
Hạn chế: các thiết bị này có độ phân biệt thông tin thật, giả kém, dễ bị gây nhiễu và vô hiệu hoá khi bị phát hiện.
Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy hiện nay Mĩ và các đồng minh, cũng như các nước có khoa học quân sự tiên tiến khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ thường sử dụng tổng hợp nhiều thiết bị trinh sát gián điệp để chụp ảnh trên không, trinh sát trên biển, theo bám thiết bị hồng ngoại, theo dỗi thay đổi từ trường, trinh sát tín hiệu điện tử…
Việc tiến hành trinh sát và thu thập tin tức tình báo không những tập trung vào lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng ra cả các lĩnh vực chính tri, kinh tế, khoa học công nghệ cả các góc độ cuộc sống của dân chúng. Trinh sát điện tử được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại nhất hiện nay, nhưng không phải cứ hiện đại là có thể giành chiến thắng, lấy ví dụ trong cuộc chiến xung đột Israen- Hecbola vừa qua sự kiện tên lửa đối hạm C-802 của Hecbola bắn chìm tàu hộ tống Eliat Saaz 5 của Israen đã đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao các phương tiện trinh sát hiện đại của Israen không phát hiện vị trí tên lửa C802, cũng như thời điểm phóng tên lửa.
Xu hướng phát triển của các hình thức trinh sát và tác chiến điện tử nói chung
a) Xu hướng chung:
Hiện đại hoá trang thiết bị gây nhiễu nhiều chủng loại, công suất lớn, gây nhiễu trên mọi phổ tần (phổ tần rộng, đa phổ), nhiều đối tượng chế áp.
Kết hợp các phương tiện tiến công đường không hiện đại; dùng kỹ thuật bức xạ điện từ, hồng ngoại, laze, nhiệt, vật liệu mới huỷ diệt các thiết bị điện tử của đối phương; tiến hành đồng bộ với cuộc chiến tranh không tiếp xúc.
Các phương tiện TCĐT không chỉ có khả năng phá hoại các hệ thống VTĐT mà cả các hệ thống cung cấp năng lượng bao gồm cả đường dây truyền tải…
Mục tiêu của TCĐT và VKCNC ngoài hệ thống điều khiển chiến tranh còn cả hệ thống quản lý nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống năng lượng…
b) Một số hướng phát triển mới:
Chiến tranh sử dụng Công nghệ truyền thông và chiến tranh tâm lý truyền thống:
Chiến tranh truyền thông là cuộc chiến tranh liên tục, không có giới hạn thời bình, thời chiến, với mục tiêu của các chiến dịch thay đổi luôn, nhưng nhằm một mục đích cố đinh: Phục vụ lợi ích của nước phát hành các chiến dịch truyền thông. Trong việc thực hiện mục tiêu chiến tranh, mặt trận truyền thông sẽ là chiến trường đầu tiên đối phương khai thác sử dụng.
Phá hoại cơ sở truyền tin, phát thanh của đối phương, cắt các đường thông tin qua vệ tinh. Dùng các phương tiện phát sóng AM,FM và truyền hình với nội dung xuyên tạc sự thật, gây hoang mang cho quân đội và nhân dân, giảm lòng tin và ý chí chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.
Chiến tranh tâm lý là cuộc chiến tranh có mục đích, có mục tiêu rõ ràng, phục vụ cho một chủ trương, mục đích đạt được mục tiêu về chính trị tư tưởng tinh thần. Chiến tranh tâm lý diễn ra không có giới hạn về không gian, và thời gian, không giới hạn về đối tượng tác chiến, nó chỉ tập trung vào một mục tiêu cụ thể khi xẩy ra xung đột, chiến tranh với một quốc gia cụ thể.
Chiến trường không gian ảo và chiến tranh công nghệ
Chiến trường và chiến tranh trong không gian ảo là cuộc chiến tranh diễn ra thường xuyên, liên tục đối với khả năng xâm nhập và bảo mật mạng thông tin thời bình cũng như thời chiến. Trong không gian ảo, khái niệm khoảng cách không tồn tại, và cũng không có giới hạn về trình độ ứng dụng công nghệ, nó phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển khoa học lập trình của một người, một nhóm người hay một tập thể. Do thực tế hầu như Công nghệ thông tin đã có mặt hầu hết trong mọi lĩnh vực đời sống, mà mạng thông tin đã đi vào đến tận bếp ăn của mỗi gia đinh, đến mỗi góc phòng của văn phòng quản lý. Thông qua mạng thông tin Internet, các hacker đều có thể xâm nhập và thu thập thông tin, tấn công hệ thống của đối phương. Tổn thất thực sự không thể định được.
1- Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ
- Tốc độ phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nỗ của công nghệ thông tin, truyền thông với các ứng dụng của truyền thông, của tự động hóa vào cuộc sống. Việc ứng dụng khoa học kỷ thuật công nghệ cao vào quân sự khiến cho việc tác chiến nói chung và tác chiến SEAD nói riêng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Không gian tác chiến rộng hơn, xa hơn, chính xác hơn. Nói tóm lại vũ khí công nghệ cao sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tác chiến nói chung và tác chiến SEAD nói riêng hiện tại và tương lai.
- Tác chiến SEAD bây giờ và tương lai được tổ chức thành một hệ thống phức tạp và khá chặt chẽ.
2- Những ứng dụng nỗi bật của khoa học công nghệ cao vào tác chiến SEAD
- Hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS của Mỹ, Glonass của Nga, gần đây là Bắc Đẩu của Trung Quốc, tương lai gần là Galileo của EU là một trong những ứng dụng nỗi bật nhất và khác biệt so 38 năm về trước. Việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu khiến cho việc xác định tọa độ mục tiêu cần tấn công trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn. Nó cũng được sử dụng để dẫn đường cho vũ khí tấn công từ xa.
- Tên lửa hành trình kiểu Tomahawk của Mỹ, dòng tên lửa SS-N của Nga, tên lửa hải quân và không quân Club, gần đây là thế hệ tên lửa Đong Phong của Trung Quốc là những bổ sung cho hệ thống tác chiến SEAD trở nên phong phú hơn. Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu từ xa một cách chính xác hơn, với tầm tác chiến từ vài trăm đến hàng chục ngìn km. Có thể tấn công những mục tiêu quan trọng của đối phương mà không cần đưa các phương tiện hỏa lực tiếp cân vùng tác chiến. Với kích thước nhỏ gọn, độ phản xạ radar rất thấp nhờ ứng dụng các loại sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ nên việc phát hiện ra nó rất khó khăn.
- Phương tiện bay không người lái UAV (Unmanned Aerial Vehicle) là một xu hướng mới cho tác chiến SEAD. Nó có thể bay lượn trên không hàng chục giờ đồng hồ và bất ngờ xuất hiện để tiêu diệt mục tiêu, khi cần nó củng sẽ biến thành một vũ khí tự hủy để hủy diệt mục tiêu.Việc phát hiện ra nó bằng radar cũng rất khó khăn.
- Bom tinh khôn hay bom thông minh kiểu JDAM của Mỹ, KAB-1500 của Nga cũng là những bổ sung mới cho tác chiến SEAD. Sử dụng hệ dẫn đường bằng GPS, lade hoặc bằng kênh TV, máy bay có thể thả bom từ độ cao an toàn mà không cần phải bổ nhào để cắt bom như trước nữa.
- Các loại tên lửa chống bức xạ ngày nay với đầu dò tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn. Khi chúng ta đối đầu với AGM-45 Shrike tầm bắn của nó chỉ khoảng 10-15 km, trong khi đó SA-2 có tầm bắn khoảng 20-25km như vậy SA-2 vẫn có nhiều cơ hội hơn. Còn bây giờ AGM-88 Harm có tầm bắn tới 90km, Kh-31P của Nga có tầm bắn lến đến 110km( Kh-31P có trong biên chế của không quân nhiều nước).
Để đối phó với những thủ pháp của hệ thống tên lửa phòng không, hệ thống AN/ASQ-213 R7 HARM (High speed Anti Radiation Missile – Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) Targeting System (HTS – Hệ thống định vị mục tiêu cho HARM) có khả năng chống lại chiến thuật “bật – tắt” ra đa bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn ra đa ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu.
Loại tên lửa được sử dụng chính cho hệ thống AN/ASQ-213 R7 là tên lửa AGM-88 HARM. Từ khi được giới thiệu vào thời điểm giữa những năm 1980, AGM-88 đã rất nhiều lần ghi điểm.
AGM-88 HARM là loại tên lửa chống ra đa hàng đầu thế giới nhưng giá thành lại rất cao.
Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM, mặc dù có hiệu suất khá cao nhưng giá thành tên lửa rất cao.
Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ đã dùng 500 quả tên lửa AGM-88 HARM (chiếm 1/10 tổng số được trang bị). Với giá thành lên tới 200.000 USD/quả; chiến thuật này nhanh chóng vét sạch kho dự trữ tên lửa. Do đó, trong tương lai, nó sẽ được thay thế bằng chiến thuật khác hiệu quả hơn.
- Sự đa nhiệm là xu hướng mới của các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trở đi. Không cần phải thiết kế một phiên bản chuyên dùng cho một vai trò nào đó các máy bay chiến đấu thế hệ 4 trở đi có thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra không phận, tiêm kích , cường kích, áp chế phòng không, hổ trợ đổ bộ, F-16, F-15, F/A-18 của Mỹ, SU-27, 30, 35, Mig-35 của Nga, Typhoon, JAS-39, Rafale của EU, J-10, J-11 của Trung Quốc là những mẫu tiêu biểu cho vai trò đa nhiệm này. Đây đều là những mẫu máy bay mà chưa có cuộc chiến tranh nào được đánh giá được khả năng thực sự của nó.
- Úng dụng công nghệ tàng hình cũng là một xu hướng mới đầy hứa hẹn cho tác chiến SEAD. Các máy bay tàng hình có khả năng đột nhập không phận đối phương mà không bị phát hiện rồi bất ngờ tung ra đòn quyết định hủy diệt các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy trung tâm, các trạm radar dẫn đường, các bệ phóng tên lửa làm tê liệt một phần khả năng kháng cự của hệ thống phòng không đối phương. Tiêu biểu là các loại may bay như F-117 Nighthawk “ Chim ưng đêm”, B-2 Spirit, F-22 Raptor “chim ăn thịt” của Mỹ và gần đây là Sukhoi PAK FA T-50 là những đại diện cho kiểu không kích của tương lai . Tuy nhiên hiện tại chỉ có B-2 Spirit và F-22 Raptor đang ở thế sẳn sàng chiến đấu còn T-50 vẫn còn trong giai đoạn bay thử nghiệm, ít nhất phải đến năm 2015 loại tiêm kích thế hệ 5 này mới chính thức có trong trang bị của không quân Nga. Trung Quốc cũng đang tham vọng nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ 5 với tên gọi J-XX, tuy nhiên hiện nay Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển động cơ, radar cho loại tiêm kích này. Như vậy có thể nói ít nhất trong vòng 10-15 năm tới cường quốc này chưa thể sở hữu loại tiêm kích thế hệ 5 này.
Sử dụng các vũ khí phi sát thương.
- Bom điện từ, Bom xung điện từ (Electro-Magnetic Pulse – EMP) là loại vũ khí nhằm sử dụng để phá hủy các cơ sở vật chất điện và điện tử ở một mục tiêu nhất định. Do được tính đến thực tế rằng hầu hết các thiết bị ngày nay đều sử dụng điện, nên thật khó có thể tưởng tượng hết tác hại mà bom EMP sẽ gây ra lên những thiết bị này. Tất cả các thiết bị điện và điện tử như: máy vi tính, vô tuyến, tủ lạnh, xe hơi, điện thoại, xe ôtô chạy điện và rất nhiều thiết bị cần thiết cho cuộc sống khác sử dụng điện đều sẽ trở nên vô dụng nếu gặp phải sự phá hoại của bom EMP.
- Vũ khí lade cũng là một xu hướng mới trong tác chiến SEAD tương lai, mặc dù hiện nay nó đang thử nghiệm cho mục đích đánh chặn, tuy nhiên từ đánh chặn sang tấn công chỉ là vấn đề thời gian.
- Bom vi ba; Các chùm vi sóng hoặc các chùm có bước sóng milimét để xua đuổi kẻ thù mà không gây sát thương. Hệ thống này đặc biệt phát huy tác dụng trong việc tấn công mục tiêu đông người.
Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là “chiến tranh gen”. Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới – vũ khí sinh học thế hệ thứ 3.
Vũ khí plasma của Nga là sử dụng bức xạ lade hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, tạo ra một khu vực khí quyển bị plasma hoá chuyển động với tốc độ cực lớn trong khí quyển. Plasma là một trạng thái vật chất thứ tư của vật chất, cùng với ba trạng thái khác là chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Thực chất, plasma là một môi trường bao gồm các điện tích (ion dương và điện tích âm), nhưng xét về mật độ toàn khối là trung hoà về điện. Điều đáng chú ý của plasma là tính chất khí động của nó khác hẳn với không khí. Bất kỳ một khí tài bay nào, dù đó là máy bay, tên lửa hoặc đầu đạn thông thường khi bay vào khu vực khí quyển bị plasma hoá sẽ bị lộn nhào như chong chóng và bị vỡ vụn thành nhiều mảnh ngay tức khắc. Ngay cả ở độ cao 50 km, chùm tia lade hoặc bức xạ siêu cao tần đều có thể làm cho khí quyển thay đổi căn bản về tính chất khí động để vô hiệu hoá khả năng bay bằng hiệu ứng khí động trong không khí của các khí tài bay.
II- Đánh thắng chiến tranh công nghệ cao, dành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
1 .Khái niệm: Tác chiến điện tử trong chiến tranh công nghệ cao
- Tác chiến điện tử bây giờ diễn ra với mức độ cao hơn, tinh vi hơn, cường độ lớn hơn, loại hình tác chiến điện tử cũng đa dạng hơn. Tác chiến điện tử diễn ra trong cả thời bình và thời chiến, nó phục vụ cho mục đích cơ bản ban đầu là chiếm ưu thế trong hệ thống kinh tế thương mai toàn cầu, đạt được những mục đích chính trị trong các hoạt động đối nội, đối ngoại và cuối cùng, tác chiến điện tử tập trung trong mục tiêu đánh thắng đối phương trong một cuộc chiến tranh phi hạt nhân, xung đột vũ trang có mục tiêu chiến lược hoặc khủng bố.
- Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ “Chiến tranh phi tiếp xúc”. Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cũng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh. Chiến tranh diễn ra trong không gian không giới hạn và gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
2. Nhận định về phòng chống lại S/DEAD
2. 1- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, trang bị hiện có của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong tác chiến chống S/DEAD?
+ Thuận lợi:
- Vị trí địa lý nước ta trải dài hình chữ S với hơn 3000km đường bờ biển, án ngự Biển Đông nơi có 21/39 đường hàng hải quốc tế đi qua. Đường bờ biển dài với nhiều vùng vịnh có núi nhô ra biển bao phủ rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, trú ẩn.
- Trên các dãy núi nhô ra biển này rất thuận lợi cho ta đặt các trạm radar, các hệ thống trinh sát quang điện tử để quan sát biển. Bố trí các hệ thống tên lửa chống hạm cố định hoặc cơ động trên các dãy núi này sẽ tạo cho ta một khả năng tấn công rất lớn với tầm quan sát rất thuận lợi cho phòng thủ bờ biển.
- Trên các dãy núi này cũng rất phù hợp để đặt các hệ thống tên lửa đối không, đối hải.. Nếu radar của hệ thống S-300PMU đặt ở vị trí sát mực nước biển, khi đó giới hạn chân trời tương ứng với một mục tiêu ở độ cao 10m, là độ cao tối thiểu mà hệ thống có thể tác chiến là 13km. Còn để đạt được tầm bắn xa nhất, 150km, thì mục tiêu khi đó phải ở độ cao tối thiểu 2350m. Khi ta đặt bộ phát radar lên bộ giá đỡ thì các con số sẽ thay đổi. Ví dụ nếu ta sử xe tháp anten 40V6 ở độ cao 23.8m, thì hệ thống có thể nhắm bắn một mục tiêu ở độ cao 10m từ khoảng cách 33km, thay vì 13km. Nếu dùng 40V6M ở độ cao 38.8m thì con số này là 39km.Ngược lại, độ cao tối thiểu của mục tiêu để S-300PMU phát huy tầm bắn tối đa 150km của mình giảm từ 2350m xuống còn 1900 và 1800m. Như vậy có thể thấy rằng vị trí đặt hệ thống radar ảnh hưởng rất lớn đến tầm tác chiến của hệ thống.
- Khi đối phương tấn công áp chế phòng không thì không quân của hải quân sẽ là lực lượng đầu tiên mà đối phương sử dụng. Các phi đội tấn công của họ sẽ dùng chiến thuật bay là là sát mặt biển dưới tầm radar của ta để đột nhập không phận. Khi đó cao độ của trạm radar trinh sát và các lực lượng đang hoạt động trên biển quyết định khả năng sẵn sàng đánh chặn của hệ thống phòng không.
- Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm phân làm hai mùa mưa, nắng. Độ ẩm không khí ở mức cao, các vùng núi cao thường xuyên có sương mù bao phủ. Địa hình nhiều đồi núi, sông ngòi rất thuận lợi cho ta tiến hành các biện pháp ngụy trang che giấu mục tiêu.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đất nước có truyền thống đánh giặc giữ nước và có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong đấu tranh chống lại kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần.
+ Khó khăn
- Với đường bờ biển dài hơn 3000km đây thực sự là một thách thức với công tác tác chiến chống S/DEAD của lực lượng phòng không nhà ta.
- Không quân đối phương sẽ sử dụng chiến thuật bay là là mặt biển dưới tầm radar để đột nhập không phận. Trong khi các loại radar có khả năng bắt siêu thấp như Kasta-2E2 còn quá ít chưa đủ để bao phủ một vùng biển rộng lớn với diện tích hơn 1 triệu km vuông.
- Các trạm radar quan sát biển của chúng ta còn thiếu và có nhiều hạn chế, các loại tàu tuần tra lãnh hải chưa nhiều. Đối phương có thể đột nhập sâu các vùng biển nơi có ít hệ thống trinh sát của ta để tiến hành các hoạt động.
- Các loại Sonar để định vị tàu ngầm đối phương còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Các loại tàu ngầm có độ ồn thấp như Kilo hoặc các tầu ngầm mini có thể áp sát các cảng biển quan trọng của ta để tiến hành do thám.
- Việc thiếu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không khiến khả năng tác chiến và ngăn chặn từ xa của lực lượng phòng không gặp nhiều khó khăn.
- Việc địa hình phức tạp nhiều đồi núi, sông ngòi cũng gây khó khăn cho ta trong tác chiến chống SEAD. Các vùng núi cao có thể che khuất và hạn chế tầm hoạt động của radar và hỏa lực phòng không nhân dân của ta. Trong chiến tranh VN khi tấn công vào Hà Nội những chiếc F-105 của Mỹ thường bay vòng qua dãy núi Tam Đảo để tránh hỏa lực phòng không.
2. 2 Chiến tranh dồn nén thời gian và phương thức tấn công của đối tượng tác chiến.
Mục đích của cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang có những thay đổi khác hẳn so với các cuộc chiến tranh xảy ra trước đây.
Kẻ địch thường có tiềm lực quân sự, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ lớn hơn nhiều so với đất nước, đối tượng bị tấn công.
Mục đích của cuộc tấn công: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ tranh và trang thiết bị lỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó theo hướng có lợi cho nước tấn công. Buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế và xu hướng của xã hội,
Cuộc chiến tranh, xung đột sẽ có xu hướng phi hạt nhân, nhưng sử dụng vũ khí công nghệ hiện đại với hỏa lực rất mạnh, độ chính xác cao, tính phá hoại và hủy diệt rất lớn, tập trung chủ yếu vào trang thiết bị kỹ thuật quân sự, các khu công nghiệp hiện đại, các tuyết đường giao thông trên biển, trên không, trên bộ, các đơn vị hành chính sự nghiệp và truyền thông trong cùng một khoảng thời gian hạn chế.
Chiến trường diễn ra trên không gian, trên không, trên biển, trên bộ và dưới lòng biền, với các loại vũ khí tầm xa, tầm trung và tầm gần với mật độ hỏa lực rất cao, tập trung vào các mục tiêu trọng tâm, hỏa lực tấn công trên mọi hướng, một đơn vị chiến đấu ( tầu ngầm, tàu chiến, máy bay cường kích) có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, và một mục tiêu có thể chịu nhiều hướng tấn công, với áp lực tấn công gấp nhiều lần sức chịu đựng của mục tiêu.
Trong cuộc chiến tranh tương lai, vũ khí tầm trung và tầm xa đóng vai trò quan trọng, tác chiến điện tử đóng vai trò quyết định sự thành bại của chiến trường.
Chiến tranh diễn ra trong không gian rộng lớn, bao trùm toàn bộ đất nước và với giới hạn thời gian chiến tranh hạn chế.