[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Có gì lạ ở hệ thống tên lửa HQ-7 của Trung Quốc?

Tên lửa Hồng Kỳ 7 (HQ-7) hay còn gọi là FeiMeng 80 (FM-80) biến thể xuất khẩu, là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp được cho là "sao chép" từ tổ hợp Crotale của Pháp.

Lịch sử phát triển


HQ-7 là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp và siêu thấp, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Chương trình phát triển HQ-7 bắt đầu vào những năm 1979 và được quản lý bởi Học viện hàng không vũ trụ (còn gọi là Học viện Công nghệ cơ khí và điện tử, nay là Học viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc). Trong đó, phân viện 23 chịu trách nhiệm về sự phát triển của hệ thống radar điều khiển hỏa lực, còn phân viện 206 chịu trách nhiệm phát triển về trang thiết bị mặt đất.
Bản sao của Crotale
Tổ hợp HQ- 7 gần như là bản sao toàn bộ các đặc tính vật lý và kỹ thuật của tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp được hãng Thales phát triển (trước đây là Thomson-CSF Airsys).
Sau cuộc xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, Trung Quốc đã nhập khẩu vài hệ thống tên lửa đất đối không Crotale của Pháp để thử nghiệm. Động thái này khiến Thomson- CSF khấp khởi hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn nữa từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà sản xuất vũ khí này đã mừng hụt. Trung Quốc đã tự phát triển tổ hợp tên lửa cho riêng mình với tên gọi HQ-7 trên cơ sở nghiên cứu... hệ thống Crotale.

Tên lửa HQ-7 được thử nghiệm vào năm 1983. Hai năm sau, tên lửa này được bắn thử lần đầu tiên. Sau khi bản thiết kế được chứng nhận quốc gia vào tháng 7.1986, hệ thống tên lửa HQ-7 bắt đầu được sản xuất đại trà vào tháng 6.1988.
Đợt sản xuất HQ-7 đầu tiên có hai biến thể: một phiên bản bán cố định tương tự như SA-2 và phiên bản tự hành. Sau này phiên bản bán cố định bị loại bỏ. Thay vào đó là phiên bản hải quân HHQ-7 được trang bị cho các tàu khu trục từ loại Type-051 trở đi.
Thời gian tới, biến thể hải quân của HQ-7 sẽ tiếp tục được cải tiến với xu hướng sử dụng các ống phóng kiêm bảo quản thẳng đứng được bố trí trên boong tàu, thay cho các ống phóng nghiêng như hiện nay. Việc sử dụng các ống phóng thẳng đứng giúp tên lửa HQ-7 phóng thẳng đứng giúp cho tên lửa có khả năng bao quát 360 độ.


Biến thể xuất khẩu FM-80 lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 1989 tại triển lãm Dubai Aerospace. Sau đó vào năm 1998, Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy móc chính xác của Trung Quốc(CNPMIEC) giới thiệu một biến thể cải tiến FM-90 có tính năng nhanh hơn, tên lửa có tầm bắn xa hơn và cảm biến hồng ngoại tốt hơn.
Đạn tên lửa của HQ-7 có thân dài với mũi khá nhọn, nó có bốn cánh lái phía sau đuôi và bốn cánh ổn định ở phía mũi. Theo thông tin công bố tên lửa có khả năng đánh chặn đa mục tiêu, tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2,3, với tầm bắn tối đa là 12km.
Hệ thống kiểm soát mục tiêu kết hợp giữa cảm biến radar và quang điện, dẫn hướng tấn công mục tiêu kết hợp giữa hồng ngoại và kênh TV. Tên lửa có khả năng kháng nhiễu mạnh mẽ và nhiễu khí tượng tương đối thấp. Tên lửa được trang bị đầu nổ phá mảnh HE với nòi nổ vô tuyến cận đích.
Cấu hình hệ thống
Một tiểu đoàn HQ-7 điển hình bao gồm ba khẩu đội, với một bộ phận hỗ trợ kỹ thuật bao gồm tất cả 10 xe. Trong đó có 9 xe phóng với một xe hỗ trợ kỹ thuật.
Một khẩu đội điển hình bao gồm một đơn vị tìm kiếm mục tiêu (SU), ba xe phóng với cơ số 4 tên lửa cho mỗi xe, ba hệ thống quang học, và một máy phát điện công suất 40kw. Mỗi xe phóng được trang bị một radar điều khiển hỏa lực ở giữa 2 ống phóng.
Các radar của HQ-7 sẽ tìm kiếm, xác định đánh giá và phân loại mục tiêu, sau đó chỉ định mục tiêu nguy hiểm nhất và chuyển thông tin mục tiêu này cho đơn vị bắn. Nếu radar bị gây nhiễu chế áp thì các đơn vị bắn chuyển sang sử dụng hệ thống quang học để ngắm bắn. Việc sử dụng hệ dẫn đường đa dụng là một điểm mạnh của tổ hợp này, nó không bị phụ thuộc quá nhiều radar như các tổ hợp khác. Tuy nhiên việc dẫn bắn bằng quang học ít nhiều làm giảm xác suất trúng đích.


Các radar tìm kiếm mục tiêu sử dụng loại radar xung Doppler hoạt động ở băng tần E/F, tầm phát hiện mục tiêu là 18.4km với tầm cao 3.2km. Hệ thống có khả năng phát hiện 30 mục tiêu và theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc.
Các đơn vị bắn được trang bị radar Type-345 có khả năng theo dõi mục tiêu ở cự ly 17km, một hệ thống theo dõi quang truyền hình có phạm vi hoạt động lên đến 15km trong điều kiện thời tiết tốt, một hệ thống laser định tầm, một đơn vị xữ lý dữ liệu, một hệ thống liên lạc giữa đơn vị tìm kiếm mục tiêu và đơn vị bắn.
Vào cuối năm 1998, CNPMIEC đã giới thiệu biến thể FM-90, đây là biến thể nâng cấp của FM-80/HQ-7 với công chúng. So với các hệ thống ban đầu, những cải tiến trên FM-90 bao gồm: Áp dụng các công nghệ mới làm tăng khả năng hoạt động, chống gây nhiễu chủ động, tăng tầm bắn, hệ dẫn đường cải tiến.
Thông số kỹ thuật
Kích thước tên lửa: chiều dài 3.m; đường kính 0.156m; sải cánh 0.55m
Trọng lượng: 84.5kg
Độ cao: 30 ~ 5.000 m (HQ-7/FM-80); 15 ~ 6.000 m (FM-90)
Tầm hoạt động tối thiểu: 500m (HQ-7/FM-80); 700 m (FM-90)
Tầm hoạt động tối đa: 8.600 m (HQ-7/FM-80); 10.000 m (FM-90)
Tốc độ: Mach 2,3 (750m / s)
Hướng dẫn: radar + theo dõi quang-điện
Đầu đạn: Đầu nổ HE-Frag với ngòi nổ vô tuyến cận đích
Xác suất: 70 ~ 80%
Radar phát hiện phạm vi: (HQ-7/FM-80) 18.4km; (FM-90) 25 km

http://soha.vn/quan-su/co-gi-la-o-he-thong-ten-lua-hq7-cua-trung-quoc-20130705160808689.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không thể “bịt mắt” SAM-2, máy bay đế quốc đua nhau rơi rụng

(PL&XH) - Để những quả tên lửa SAM-2 có thể chiến thắng được siêu pháo đài bay B-52 vào cuối tháng 12-1972, không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” của đơn vị trinh sát nhiễu. Đặc biệt là cách mà chúng ta vượt qua được kẻ phá hoại AN/ALQ-71.

Chiến tuyến thầm lặng, chiến công lẫy lừng

AN/ALQ-71 là loại máy gây nhiễu rãnh đạn được không quân Mỹ sử dụng nhằm đánh lạc hướng tên lửa tấn công SAM-2 của ta. Nhưng cuối cùng, thủ đoạn thâm hiểm này của địch không qua được tài trí của lực lượng phòng không của ta. Vẫn biết công nghệ ra-đa được ứng dụng rộng rãi trong quân sự, nhằm giúp lực lượng phòng không các nước phát hiện, cảnh báo và đánh trả các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả. Nhìn xa hàng chục, hàng trăm kilômet, báo sớm các cuộc tấn công và chỉ rõ mục tiêu để hỏa lực phòng không tiêu diệt. Vậy nên, ra-đa được ví với "mắt thần" của phe phòng thủ. Không chịu thua kém, phe tấn công tìm mọi biện pháp để bịt mắt, chọc mù những "đôi mắt" thần này. Một trong những biện pháp đó là hoạt động gây nhiễu. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu ra-đa của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi bộ đội phòng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn.

Tất cả các loại ra-đa của ta đều bị gây nhiễu bằng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom của không quân Mỹ. Phía ta ghi nhận, nhiều trường hợp thủ đoạn gây nhiễu của địch phần nào trắng màn hiện sóng ra-đa, không thể xác định được mục tiêu để chỉ điểm cho phòng không đánh trả. Những thủ đoạn của địch phần nào đã làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa, trước tình hình đó đòi hỏi Quân chủng Phòng không – Không quân cần thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch. Trước tình hình mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.

Ngày 10-1-1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa ra-đa từ các đơn vị quân chủng điều về. Trang bị của Đội trinh sát nhiễu gồm có: Máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu ra-đa PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh. “Để điều khiển được những thiết bị mới, hiện đại này, tất cả cán bộ, chiến sĩ thuộc Đội nhiễu đã tích cực họp bàn, trên cơ sở những kinh nghiệm có được cùng tài liệu của Liên Xô, Đội nhiễu đã nghĩ ra được nhiều phương cách để chống lại mưu đồ làm tê liệt hệ thống ra-đa của ta…”, Trung tướng Phan Thu nhớ lại.




Máy gây nhiễu rãnh đạn AN/ALQ-71 được lắp trên máy bay Mỹ nhằm vô hiệu hóa SAM-2.


Vô hiệu hóa AN/ALQ-71 giúp SAM-2 bắn “bách phát bách trúng”

Giai đoạn 1967-1968, để đối phó với đạn tên lửa của ta, máy bay Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 mở rộng tần số gây nhiễu sóng 10cm trùm qua rãnh đạn tên lửa, làm cho đạn tên lửa của ta mất điều khiển. Theo tổng kết, tên lửa của ta gặp phải ba trường hợp: Đạn được phóng lên nhưng rơi tại chỗ, đạn không có điều khiển bay vọt lên cao tự nổ hoặc đạn không rời bệ phóng vì không bắt được tín hiệu điều khiển. Thủ đoạn này của đối phương làm bộ đội tên lửa giảm đáng kể khả năng chiến đấu. Một yêu cầu được đặt ra, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ đặc điểm từng loại nhiễu để đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật. Trước tình hình đó, Đội nhiễu khẩn trương vào cuộc nghiên cứu phân tích để tìm ra và khắc phục. Kết hợp với thực tế chiến đấu tại các trận địa, qua tìm hiểu kỳ công chúng ta đã rút ra một phát hiện quan trọng: Trước đây một tốp máy bay 4 chiếc bay vào thì chỉ có 1 chiếc mang máy gây nhiễu loại ALQ-71 hoặc QRC-160. Do đó tốp mục tiêu phải bay gần nhau khoảng 120m để được “che” nhiễu. Nếu đạn tên lửa bắn vào giữa dải nhiễu là có thể tiêu diệt 1 trong 4 chiếc, phụ thuộc vào mục tiêu nào gần nhất kích thích ngòi nổ. Sang năm 1972, tốp mục tiêu 4 chiếc được lắp thêm nhiều máy gây nhiễu, không phụ thuộc vào 1 chiếc duy nhất. Lúc này công suất máy nhiễu cũng mạnh hơn, vì thế giãn cách giữa các máy bay được mở ra 300 đến 600m. Nếu bắn theo phương pháp cũ sẽ không trúng. Kết luận này rất quan trọng để các trắc thủ tìm ra cách đánh mới.

Ngay trong tháng 6-1972, bên cạnh việc coi trọng kết hợp các yếu tố kỹ thuật với chiến thuật, bố trí đội hình, cơ động, bắn địch cả khi bắn đón, bay vào, bắn đuổi… Trên còn chỉ đạo khai thác tốt khí tài quang học, phối hợp chỉ thị cho khí tài vô tuyến. Khí tài tên lửa SAM-2 có hệ thống quang học PA.00, trắc thủ trên chòi cao sử dụng quan sát mắt qua kính ngắm TZK, phối hợp với trắc thủ điều khiển ra-đa ngắm bắn. Một trận đánh phối hợp tốt đã rút ra bài học trực tiếp cho các tiểu đoàn, đó là trận ngày 6-6-1972. Tiểu đoàn 59 Trung đoàn tên lửa 261 tại trận địa Đức Ký (Yên Bái), trong ngày đã phát hiện 1 tốp bằng phương pháp kết hợp đài ra-đa 1 (nhìn vòng) - quan sát mắt PA.00, ra-đa ngắm bắn đài 2. Lúc này sĩ quan điều khiển phát hiện tốp mục tiêu F4 có dải nhiễu. Theo đúng quy trình, ta theo dõi được mục tiêu liên tục, bằng phương thức kết hợp. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh bắn bằng phương pháp T, phóng 1 quả đạn, bắn rơi tại chỗ máy bay địch. Tới ngày 27-6, Tiểu đoàn 57 ở trận địa Cổ Loa, bắc sông Hồng, cũng bằng sự kết hợp từ PA.00, do trắc thủ Nguyễn Đình Thanh và Đoàn Văn Súc kiểm tra, hỗ trợ… ta phóng 2 đạn, mục tiêu bị tiêu diệt, rơi ngay tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong tháng 7-1972, địch tổ chức 6 ngày đánh vào Hà Nội, các trắc thủ PA.00 của các tiểu đoàn kiểm tra và chỉ chuẩn cho trắc thủ tay quay dưới xe chiến đấu, chọn đúng tốp, đúng chiếc trên dải nhiễu, quyết đoán nhanh bắn bằng phương pháp mới… Kết quả, 6 ngày bắn rơi 5 chiếc. Riêng Tiểu đoàn 57 bắn rơi 3 chiếc.

Dựa theo kinh nghiệm đánh tất yếu sẽ tiêu diệt được địch, nhưng cũng sẽ tiêu hao nhiều đạn dược, để vượt tầm phá nhiễu của địch, chúng ta cần điều chỉnh phương tiện khí tài vượt trội hơn. Trung tướng Phan Thu kể lại: “Tháng 5-1967, bộ đội tên lửa phòng không đã bắn rơi một chiếc F-4C của không quân Mỹ và chúng tôi thu được một máy gây nhiễu ALQ-71 khá nguyên vẹn. Đây là một chiến lợi phẩm rất quý, có nó chúng ta có thể giải đáp được nhiều vấn đề về chống nhiễu trong đội hình đối với các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ. Chúng tôi đã “mổ xẻ” ALQ-71 để nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ. Đèn phát máy ALQ-71 được nối điện theo đúng thông số kỹ thuật của nó để khảo sát tính năng điện của máy gây nhiễu. Sau khi nối điện để đèn phát nhiễu của máy ALQ-71 làm việc, chúng tôi đã đo được dải tần số phát ổn định của nó rất rộng, có thể trùm hết cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn của đài điều khiển tên lửa”. Những thông tin quý giá do Đội nhiễu tìm ra được chuyển lên cấp Bộ Tư lệnh Quân chủng và chuyên gia Liên Xô. Ngay sau đó, thông tin này tiếp tục chuyển sang Moscow để các nhà khoa học Liên Xô cải tiến. “Các nhà khoa học Liên Xô đã có bước cải tiến cơ bản, vừa điều chỉnh lệch tần số, vừa nâng cao công suất đèn phát tín hiệu trả lời của đạn về đài điều khiển. Nhờ vậy, tín hiệu trả lời của đạn vượt lớn hơn tín hiệu nhiễu, khiến máy gây nhiễu của Mỹ không thể rượt đuổi theo được do bị hạn chế về công suất phát. Từ đó, tất cả đạn tên lửa của ta đều được thay máy phát tín hiệu trả lời có công suất lớn hơn nhiều và nhiễu rãnh đạn bị chấm dứt từ đây”, Trung tướng Phan Thu cho biết. Có thể nói, việc cải tiến chống nhiễu rãnh đạn cho đạn SAM-2 là một trong những bước cải tiến quan trọng. Việc khắc chế hoàn toàn nhiễu rãnh đạn giúp “rồng lửa” SAM-2 tiếp tục phát huy hiệu quả bắn rơi nhiều máy bay địch, trong đó có pháo đài bay B-52 góp phần làm nên chiến thắng huy hoàng của dân tộc.

http://phapluatxahoi.vn/20121216084250638p1001c1049/ky-9-khong-the-bit-mat-sam2-may-bay-de-quoc-dua-nhau-roi-rung.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
[Dân Trí] Mỹ lại thất bại khi thử nghiệm lá chắn tên lửa
Quote:
Bộ quốc phòng Mỹ cho biết một vụ thử đánh chặn tên lửa đạn đạo của nước này trên biển Thái Bình Dương hôm 5/7 đã thất bại, khi thiết bị đánh chặn không bắn trúng mục tiêu. Như vậy, từ năm 2008 đến nay Lầu Năm Góc chưa một lần thử nghiệm thành công.


Một tên lửa đánh chặn PAC – 3 được phóng đi từ đảo Omelek​

Thông tin vừa được hãng tin AFP đăng tải dẫn nguồn tin của Lầu Năm Góc. Mục tiêu của đợt thử nghiệm là sử dụng một thiết bị đánh chặn, được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở California, để bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm xa, được phóng đi từ bãi thử quân sự tại đảo Kwajalein thuộc quần đảo Marshall.

Nhưng “việc đánh chặn đã không thành công”, người phát ngôn Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ Richard Lehner cho biết.

“Các quan chức của chương trình này sẽ tiến hành rà soát toàn diện để xác định nguyên nhân của bất kỳ bất thường nào, có thể đã khiến vụ đánh chặn không thành công”.

Thất bại này là một bước lùi nữa trong chương trình xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa từ mặt đất rất tốn kém của Mỹ. Nhiều thử nghiệm đã bị trì hoãn sau hai thất bại trong năm 2010.

Mỹ hiện có 30 thiết bị đánh chặn tên lửa được đặt ngầm dưới lòng đất tại Alaska và California, với chi phí khoảng 34 tỷ USD. Những thiết bị này được xây dựng nhằm đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên, sau khi nước này tìm cách phát triển các tên lửa đạn đạo tầm xa.

Lầu Năm Góc hiện muốn triển khai thêm 14 thiết bị đánh chặn trên mặt đất tới các căn cứ tại Alaska với chi phí khoảng 1 tỷ USD, cũng nhằm đối phó với cái Washington miêu tả là mối đe dọa ngày càng lớn từ Triều Tiên.

Một số nghị sỹ thậm chí còn hối thúc việc mở một khu phòng thủ tên lửa mới ở bờ Đông, nhằm phòng trường hợp Iran hoặc các nước đối địch có được tên lửa tầm xa.

Tuy vậy những người chỉ trích chương trình phòng thủ tên lửa chắc chắn sẽ xem thất bại mới nhất này là bằng chứng cho thấy hệ thống này có những trục trặc kỹ thuật không thể vượt qua.

http://dantri.com.vn/the-gioi/my-lai-that-bai-khi-thu-nghiem-la-chan-ten-lua-751353.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn của Mỹ hú họa "5 ăn, 5 thua"

Chủ nhật 07/07/2013 11:06
ANTĐ - Tiến hành đánh chặn 16 lần thì thất bại tới 8. Lần thành công gần đây nhất đã từ năm 2008, 3 lần liên tiếp gần đây đều thất bại. Người Mỹ có nên tin tưởng giao phó tính mạng của mình cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất này không?





Ngày 5-7 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra thông báo, hệ thống phòng thủ tên lửa, đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa, phóng từ mặt đất của quân đội Mỹ thử nghiệm thất bại, tên lửa đánh chặn đã không thể phá hủy được mục tiêu. Đây đã là thử nghiệm thất bại thứ 3 liên tiếp của hệ thống tên lửa đánh chặn này.
Bộ quốc phòng Mỹ cho biết qua thông báo vắn tắt là quả tên lửa đánh chặn được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg - California nhưng không thể phá hủy được mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm xa được phóng từ bãi thử nghiệm Ronald Reagan trên quần đảo Marshall, nằm giữa Thái Bình Dương. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành đánh giá toàn diện để xác định nguyên nhân thất bại của cuộc thử nghiệm lần này.
Theo nguồn tin từ Lầu năm góc, các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa phóng từ đất liền này đã diễn ra 16 lần nhưng tỷ lệ thành công chỉ là 8/16, đạt hiệu suất 50%, nhưng trên thực tế lần thành công gần đây nhất là từ năm 2008, còn sau đó 3 lần liên tiếp trở lại đây đều đã thất bại (2 cuộc thử nghiệm trước đều trong năm 2010).

Vụ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất

Quần đảo san hô vòng Marshall ở Thái Bình Dương là trường thử nghiệm tên lửa chủ yếu của quân đội Mỹ, họ đã tiến hành hàng trăm vụ thử nghiệm các hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau, đánh chặn các loại tên lửa phóng từ mọi vật mang trên máy bay, trên biển, trên đất liền nên đã rất quen thuộc với địa điểm này.
Các cuộc thử nghiệm đều tiến hành theo kế hoạch đã định, vị trí phóng và quỹ đạo bay của quả tên lửa duy nhất đã xác định trước. Đây là điều kiện lí tưởng để hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền này phát huy tác dụng mà nó vẫn liên tiếp thất bại thì nguyên nhân chính xác là do hệ thống này còn nhiều sai sót.
Giả sử trong điều kiện thời chiến khốc liệt, trên không có rất nhiều phương tiện bay khác nhau (chưa kể là các mục tiêu giả cũng được phóng lên để gây rối loạn), kẻ địch tấn công bằng hàng loạt tên lửa đạn đạo cơ động từ nhiều địa điểm, tấn công từ nhiều hướng với độ cao, quỹ đạo bay khác biệt thì chắc chắn các hệ thống đánh chặn này sẽ sụp đổ.
 

bizviet

Xe điện
Biển số
OF-1530
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,858
Động cơ
611,394 Mã lực
Nói chung là cứ phải thực chiến, chứ cứ mang options ra mà doạ nhau thì cũng giống oto thôi. Nếu mang option ra mà phân tích thì tất cả mua xe Hàn hết kekeke
 

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Coi vậy chứ hiệu quả chắc chỉ khoảng 60% là cao. Vẫn còn phát triển nhiều nữa. Tấn công thì dễ chứ đánh chặn hơi bị chua!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel khuyến khích Nga đưa S-300 tới Syria?

8:35 PM, 07/07/2013, Views: 4076 | By

VietnamDefence - Quân đội Israel “biết phải làm gì” một khi Moskva cung cấp S-300 cho quân đội Syria, nhưng Israel sẽ không tấn công các hệ thống này nếu vận hành S-300 là binh lính Nga.
S-300PMU2 Favorit phóng đạn
“Rõ ràng là một bước đi như vậy là mối đe dọa đối với chúng tôi mặc dù hiện tại tôi không thể nói rằng việc chuyển giao đã bắt đầu. Tôi có thể khẳng định điều đó và tôi hy vọng rằng, việc chuyển giao sẽ không được bắt đầu. Một khi, việc chuyển giao sẽ được tiến hành, chúng tôi biết phải làm gì”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya’alon tuyên bố.

Các nhà phân tích Israel nêu rõ rằng, bất luận thế nào Syria cũng sẽ phải mất mấy tháng để huấn luyện các kíp trắc thủ S-300 ở Nga. Một phương án khác là cử các kíp trắc thủ Nga đến Syria, nhưng dù có làm thế thì việc triển khai S-300 cũng sẽ mất mấy tháng.


Nhà phân tích quân sự Israel, ông Yiftah Shapir nói rằng, trong trường hợp S-300 ở Syria do các binh sĩ Nga vận hành, chúng sẽ không bị Israel tấn công.

Trước đó, báo chí đưa tin nếu Nga chuyển giao S-300 cho Syria, Israel sẽ tìm cách tiêu diệt S-300 trước khi chúng được đưa vào trực chiến.

Bão tố nổi lên xung quanh S-300 sau khi tớ báo xuất bản ở London là Al Quds Al Arab đưa tin Nga đã đưa đến Syria các bệ phóng tên lửa S-300.

Tổng thống Nga Putin trước đó tuyê bố rằng, hợp đồng bán S-300 cho Syria được ký mấy năm trước và vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, Nga không bình luận chi tiết về thời điểm cụ thể chuyển giao S-300 hay là thời hạn cung cấp đã được thay đổi.

Nghe giọng điệu của các chuyên gia quân sự Israel thì dường như họ đã chấp nhận để Nga triển khai S-300 ở Syria miễn là các hệ thống này phải do các kíp trắc thủ Nga quản lý và vận hành. Nếu là như vậy thì lý do gì khiến Israel có thái độ như vậy?

Có lẽ đó là vì Israel thừa hiểu quyết tâm của Putin bảo vệ Syria và trong bối cảnh cục diện chiến trường Syria đang nghiêng về phía ông Assad, tình hình Trung Đông đột nhiên đảo lộn với "mùa hè Arab" bùng nổ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và đe dọa lan rộng hơn nữa, hục hặc nội bộ của phe quân chủ Vùng Vịnh chống Syria, việc lật đổ ông Assad không còn là ưu tiên của Israel và thậm chí là của Mỹ nữa.

Vậy thì để cài số lùi mà không mất thể diện và không bị uy hiếp an ninh lớn thì cứ để Nga đưa S-300 sang Syria cùng các kíp trắc thủ Nga. Như vậy, Nga hoàn thành mục đích là ngăn chặn Israel và Mỹ tấn công Syria, đồng thời Nga cũng giúp cũng ngăn chặn Syria gây hấn với Israel, điều mà Israel lúc này đã không còn muốn nữa. Như vậy, Mỹ và phương Tây cũng có lý do để nói với dân chúng và đồng minh Trung Đông chống Syria rằng, họ không tấn công Syria là vì S-300 ngăn cản.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ngỡ ngàng trước bệ phóng di động tên lửa phòng không S-200 của Iran

Thứ ba 09/07/2013 11:46
ANTĐ - Iran lại làm thế giới ngỡ ngàng trước các thành tựu công nghệ quân sự của họ, khi tuyên bố đã phát triển thành công bệ phóng di động cho tên lửa phòng không tầm xa S-200.

Tư lệnh Căn cứ phòng không Khatam ol-Anbia của Iran, Chuẩn tướng Farzad Esmayeeli, cho biết, Iran đã phát triển thành công bệ phóng di động cho tên lửa phòng không tầm xa S-200 và dự kiến hệ thống cơ động này, sẽ được công bố trong cuộc diễn tập quân sự sắp tới mang tên Modafe'an-e Aseman-e Velayat 5 (Người bảo vệ Bầu trời Velayat 5).
Theo ông, ngoài hệ thống phòng không S-200, quân đội Iran còn có kế hoạch phát triển các phiên bản di động cho tất cả các hệ thống pháo và phòng thủ tên lửa trong lĩnh vực phòng không của nước này.
“Những biện pháp tốt nhất đã được tiến hành liên quan vấn đề này và chúng tôi có kế hoạch, ngoài tên lửa S-200, sẽ triển khai tất cả các hệ thống pháo và tên lửa trên bệ phóng di động", ông nói.
"Hỏa lực và khả năng định vị chính xác mục tiêu của phiên bản S-200 mới đã được cải thiện và được thử nghiệm thành công", ông cho biết thêm.
Hệ thống tên lửa phòng không của Iran


S-200 của Iran là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, trần bắn từ trung bình đến cao, được thiết kế để phòng thủ những khu vực rộng lớn, chống lại các cuộc tấn công của máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược khác.
Mỗi tiểu đoàn tên lửa này có 6 bệ phóng tên lửa và radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống này có thể được liên kết với các hệ thống radar tầm xa hơn khác.
Mỗi tên lửa được phóng lên bởi 4 tên lửa đẩy phụ nhiên liệu rắn. Tên lửa S-200 có tầm bắn tối đa từ 200 đến 350km tùy thuộc vào từng phiên bản. Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao từ 300m đến 20.000m, đối với các biến thể tên lửa đời đầu và lên tới 35.000m, đối với các phiên bản sau.
Cuộc diễn tập quân sự này dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014 và có quy mô lớn hơn so với cuộc diễn tập “Người bảo vệ Bầu trời Velayat 4” được tổ chức tại miền đông Iran năm 2012.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga triển khai hệ thống phòng không mới có thể thách thức mọi loại tên lửa

Thứ tư 10/07/2013 20:12
ANTĐ - Loại tên lửa mới này có khả năng thách thức sự xuyên phá của mọi loại tên lửa, Nga sẽ tóm gọn tên lửa đạn đạo và hành trình tầm xa của đối phương ngay từ khi phóng.

Theo Đại tướng Valery Gerasimov, hệ thống này sẽ có những khả năng thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và tấn công hiện đại với một hệ thống radar cảnh báo sớm được triển khai dọc toàn bộ đường biên giới của Nga.
Ngoài ra, Nga cũng sẽ hiện đại hóa các hệ thống tên lửa đất đối không hiện có và đưa vào biên chế các hệ thống phòng không S-400 và S-500 hiện đại, “có khả năng bảo vệ một cách đáng tin cậy các cơ sở quan trọng chống lại các cuộc tấn công đường không và tên lửa”, ông cho biết.
Loại tên lửa mới này có khả năng thách thức sự xuyên phá của mọi loại tên lửa, Nga sẽ tóm gọn tên lửa đạn đạo và hành trình tầm xa của đối phương ngay từ khi phóng, tăng cường đáng kể khả năng tồn tại của các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga, ông cho biết thêm.
Cũng theo Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, ưu tiên trong việc phát triển tổ chức của các lực lượng vũ trang Nga đến năm 2020 sẽ được dành cho các lực lượng hạt nhân chiến lược và hệ thống phòng không.

Hệ thống phòng không siêu hiện đại S-400 Triumf của Nga
Các Lực lượng Tên lửa chiến lược của Nga sẽ tiếp tục được trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo Yars hiện đại có khả năng vượt qua các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương tốt hơn, ông Valery Gerasimov cho biết.
Vào giữa tháng 6, một nguyên mẫu hệ thống phòng không tầm trung của Nga đã được phóng thử trước sự chứng kiến của Tổng thống Vladimir Putin. Hệ thống Vityaz, do Tập đoàn Almaz-Antei sản xuất, gồm một radar hiện đại hơn và một bệ phóng gồm 16 tên lửa, so với bệ phóng chỉ có 4 tên lửa của S-300, sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2013.
Hệ thống Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ không gian tương lai của Nga để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 5 đến 400km, và ở độ cao từ 5m đến ngoài bầu khí quyển.
 

lethanh8868

Xe tăng
Biển số
OF-148310
Ngày cấp bằng
6/7/12
Số km
1,029
Động cơ
368,640 Mã lực
Đợt này cho thấy Vòm sắt quá hiệu quả. Với truyền thống hợp tác quốc phòng lâu nay giữa VN và Ít, liệu Ít có chia sẻ cho một ít hệ thống phản pháo này không nhỉ ?
em gnhix mình còn làm được hơn thế
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga hủy cung cấp tên lửa S-300 cho Syria vì lợi ích riêng?

(LĐO) - Thứ năm 11/07/2013 09:46
Trang chủ | Thế giới




Nga rất muốn xúc tiến thỏa thuận với Israel cho phép Nga triển khai binh sĩ trên cao nguyên Golan với tư cách lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, đổi lại Nga sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận cung cấp tên lửa S-300 cho Syria.

Tờ Arutz Sheva của Israel ngày 10.7 cho hay Israel có thể không phản đối việc bố trí quân Nga tại khu vực này nếu Mátxcơva ngừng chuyển tên lửa S-300 cho Damascus. Tờ báo Arab a-Sharq al-Awsat có trụ sở tại London nói rằng thỏa thuận này có thể trở thành hiện thực.

Hồi tháng 6, Nga bày tỏ mong muốn đồn trú quân ở Cao nguyên Golan, nơi Nga tiếp quản vị trí của Áo sau khi binh sĩ nước này rút quân vì các cuộc giao tranh giữa phe nổi dậy và quân đội Syria làm rung chuyển trụ sở của LHQ ở Quneitra.

Nga đã đề nghị đưa quân tham gia tuần tra tại Cao nguyên Golan, tuy nhiên theo quy định của LHQ vì Nga là thành viên thường trực của HĐBA nên không thể triển khai quân trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở đây. Điều này nhằm tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Syria do LHQ làm trung gian, vốn được thiết lập sau cuộc chiến Yom Kippur.

Nga đã đề xuất cử 380 binh sĩ tới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Hiện chưa rõ vì sao Nga quan tâm tới việc cử binh sĩ tới Cao nguyên Golan, song tờ a-Sharq al-Awsat cho hay Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong thời gian gần đây, trong đó ông Lavrov đề xuất hủy bỏ thỏa thuận cung cấp S-300 cho Syria như một "hành động thiện chí" để Israel chấp thuận cho Nga đưa quân vào Cao nguyên Golan.

Bài báo không nói rõ liệu đề xuất này đã được trình lên LHQ để thông qua hay chưa, đồng thời cũng không cho biết liệu đã có thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này chưa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh khủng khiếp của ‘rồng lửa’ S-300PMU-1 Việt Nam

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich - theo Trí Thức Trẻ


(Soha.vn) - S-300PMU-1 của Việt Nam có thể khiến phi đội gồm 150 máy bay của Không quân Trung Quốc phải 'rụng cánh' bên ngoài lãnh hải Việt Nam trước khi đặt chân vào lãnh thổ trên đất liền của nước ta.

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục phải đối đầu với “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc và đỉnh điểm là tuyên bố “Đường lưỡi bò” của Chính phủ nước này. Thêm vào đó, máy bay tiêm kích hiện đại như Sukhoi Su-30MKK của Không quân Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục có những động thái khiêu khích. Để đáp lại, Việt Nam tích cực mua sắm các trang thiết bị quốc phòng mới và đặc biệt là tổ hợp phòng không S-300PMU-1 do Liên bang Nga nghiên cứu và sản xuất.

S-300PMU-1 khai hỏa tên lửa đánh chặn tầm xa 9M96E2.
S-300 là series các loại tên lửa đánh chặn và tên lửa đất đối không tầm xa và cực xa của Nga. Dự án S-300 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz nghiên cứu và sản xuất từ những năm 1978. Đứa con đầu tiên của hệ thống này là S-300P được sản xuất từ năm 1978. Sau đó, hệ thống S-300 được phát triển mạnh mẽ để chống máy bay và cả tên lửa hành trình cho Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết.

S-300PMU-1trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.
Hiện nay với những biến thể mới nhất, S-300 còn có các phiên bản đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

So với hệ thống radar 64N6E, SPY-1 Aegis chỉ là... "đồ trẻ con".
Năm 1979, lần đầu tiên S-300 được đưa vào sử dụng trong các sư đoàn phòng không của Liên bang Xô Viết nhằm phòng thủ các vị trí xung quanh Moskva, Leningrad (nay là Sankt-Petersburg) và khu vực bán đảo Kamchatka để đề phòng trước những chiếc tiêm kích của người Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống S-300 đầu tiên còn phòng thủ được trước cả tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ. S-300 được tập đoàn Almaz thuộc chính phủ Xô Viết nghiên cứu và sản xuất ra hàng loạt các phiên bản khác nhau. Hiện nay, tập đoàn này có tên là Almaz-Antey sau thương vụ sáp nhập 2 tập đoàn quốc phòng danh giá của Liên bang Nga.
S-300 là một trong những tổ hợp đầu tiên có khả năng phát hiện và tiêu diệt được máy bay sử dụng công nghệ Stealth (tàng hình). S-300 được xem như là hệ thống phòng thủ hoàn thiện nhất, tối tân và hiện đại nhất trên thế giới. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn có 1 đối thủ khác của S-300 là hệ thống MIM-104 “Patriot”. Tuy nhiên, Pariot lại không được đánh giá cao như S-300 bởi các thông số kỹ thuật và hiệu quả thua kém rất nhiều so với người đồng cấp đến từ Nga.
Theo các thông tin mới nhất thì hiện nay Hệ thống Radar tích hợp Tomb Stone có khả năng theo dõi đến 300 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ 100 mục tiêu nguy hiểm nhất đối với nó. Hiện nay, hệ thống S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sở hữu là loại tối tân hiện đại nhất của Nga. Theo giới chuyên môn, PMU-1 của Việt Nam chẳng khác nào anh em với phiên bản chỉ được dùng cho Lực lượng phòng không Liên bang Nga, với những tính năng đến mức mà người Trung Quốc còn phài thèm thuồng.

Hệ thống dẫn đường và radar 64N6E “Big Bird” của S-300PMU-1.
Su-300PMU-1 của Việt Nam có khả năng đánh dấu và theo dõi cùng lúc đến 350 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ sát sao đến 150 mục tiêu có khả năng tấn công nguy hiểm nhất. Như vậy thì dù một phi đội cấp độ chiến dịch của PLAAF tấn công với khoảng 150 máy bay thì tất cả sẽ đều rụng cánh bên ngoài lãnh hải của Việt Nam trước khi đặt được chân vào đến lãnh thổ nước ta. Chủ tịch của Sukhoi từng phải công nhận rằng:
Nếu Việt Nam có đủ tiền để mua sắm những gì mà Nga ưu ái trang bị, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc quân sự ở biển Đông mà đến người Trung Quốc cũng sẽ phải nể sợ, bởi tinh hoa nghệ thuật chiến tranh của họ kết hợp với những vũ khí hiện đại nhất thế giới đến từ Nga”.

64N6E “Big Bird” làm việc trên thực địa. Nó có thể tóm đến 300 mục tiêu và theo sát 100 mục tiêu cùng lúc.
Thời gian triển khai hệ thống của S-300 là 5 phút, với hệ thống Su-300PMU-1 thì thấp hơn 1 chút. Nó được tối ưu hóa để sử dụng trong Quân đội Việt Nam với những thay đổi trong hệ thống tác chiến trên biển tầm xa. Ngoài ra, các ống phóng tên lửa của S-300 có độ bền rất cao, thời gian sử dụng là 500 quả tên lửa cho một lần bảo dưỡng, gấp đôi so với Pariot.
Hiện nay, hệ thống radar quét pha bị động mới hoạt động với nguyên tắc cực kì thông minh của Ukraine là Kolchuga mà Việt Nam mới nhập khẩu, kết hợp với hệ thống radar Tomb Stone, nó sẽ bắt gọn cả máy bay tiêm kích tàng hình. Theo như nhận định của Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ (USAF) trong một cuộc họp đã chỉ ra rằng:
Gần đây Kolchuga nổi lên như một thế lực săn các máy bay tiêm kích tàng hình. Trong khi đó Tomb Stone lại được Almaz cho ra đời. Nếu quốc gia nào sở hữu 2 loại radar này thì đừng nói là F-35 “Lightning II” ngay đến cả F-22 “Raptor” cũng chẳng thể thoát được

Hệ thống Tomb Stone 30N6, "mắt thần" của S-300PMU1.
Nhìn chung, Việt Nam được khá nhiều ưu ái khi mua S-300PMU1 mà có cả hệ thống Tomb Stone, trong khi các phiên bản bán cho người hàng xóm Trung Quốc thì không có.

Các loại đầu đạn mà S-300 PMU-1 có thể sử dụng.
S-300 PMU1 (tiếng Nga: C-300ПМУ-1, và được NATO định danh là SA-20 “Gargoyle”) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, sử dụng các tên lửa 48N6, đây là loại tên lửa lớn hơn cả loại tên lửa sử dụng trong phiên bản đầu tiên S-300P và phiên bản S-300V (SA-12). S-300PMU-1 đóng vai trò là chốt chặn trên biển trước các mối đe dọa đến từ ngoài khơi.
Ngoài ra, nó được nâng cấp khá nhiều từ tốc độ triển khai hệ thống, tốc độ tên lửa, tầm hoạt động, hệ thống dẫn đường mới nhất TVM và một điểm mới nhất và cũng là điểm cộng sáng giá cho nó là Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật và cấp chiến dịch (ABM).
Nhìn chung, với những khả năng mới hiện đại như vậy thì khó có một kẻ đich nào tấn công được phạm vi nó bảo vệ, bởi nó có thể theo sát bất kỳ mối đe dọa nào trên không. Trọng lượng đầu đạn là 143kg, sử dụng nhiên liệu rắn, do đó, rất dễ dàng trong công tác bảo trì hệ thống và cả tên lửa.
Sau đó, vào năm 1999, một phiên bản nâng cấp khác của S-300PMU-1 lại được cho ra mắt và có thể sử dụng được nhiều loại tên lửa trong cùng một ống phóng. Đây là một trong những nâng cấp khá hay từ Almaz vì trên thực tế nếu có thể sử dụng được nhiều đầu đạn cùng một ống phóng thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trong tính cơ động và thời gian tác chiến.

Đầu đạn chuẩn 48N6E2 của S-300PMU-1.

Tên lửa 9M96E1 và 9M96E2 mới của S-300PMU-1.
Loại ống phóng này sử dụng được tất cả là 5 loại đầu đạn mới và đủ kích cỡ: 5V55R, 48N6E (loại đầu đạn chuẩn), 48N6E2 và 2 loại mới được bổ sung là 9M96E1, 9M96E2 sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống tên lửa đạn đạo cỡ lớn.
Tuy nhiên, trong cả 4 ống phóng thì luôn được nạp sẵn 2 loại chính là 48N6E và 48N6E2, ngoài ra còn có thêm một xe hậu cần di chuyển theo và một xe chở đầu đạn khác đi theo để có thể thay đôi tên lửa liên tục và nhanh chóng. Phạm vi tác chiến của 9M96E1 là từ 1 đến 40km và loại thứ 2 9M96E2 thuộc loại tầm xa lên đến 120km.

So sánh phạm vi tấn công của các loại tên lửa mà S-300PMU-1 sử dụng.
S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, tuy nhiên hệ thống này tương thích ngược với 2 hệ thống khác là Baikal-1E và Senezh-M1E CSS cũ. Đây là một điểm mới, vì hầu hết các phiên bản mới thường không hỗ trợ để tương thích ngược với các phiên bản cũ tuy nhiên nó lại giải quyết được triệt để điểm này.


Sức mạnh khủng khiếp của ‘rồng lửa’ S-300PMU-1 Việt Nam (II)

09/06/2013 - 08:05
Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc.

Gần đây, giới quân sự thế giới cho rằng đang có một cuộc chiến âm thầm bên trong các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có đường biên giới biển chung với Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, những con người nhỏ bé và yêu hòa binh họ không hề “chạy đua” vũ trang mà chỉ dùng nó làm biện pháp răn đe "người anh em" xấu tính của mình mà thôi.

S-300 vào vị trí sẵn sàng tác chiến.
Hiện nay, S-300 được sử dụng khá nhiều tại các nước đồng minh của Liên bang Xô Viết cũ, bên cạnh đó là những đồng minh chiến lược của Nga trong thế kỷ XXI như Việt Nam, Ấn Độ, Algeria và còn có cả… Trung Quốc.
Nga bán khá nhiều vũ khí cho Trung Quốc chỉ vì cuối thế kỷ XX, tình hình của Nga rơi và khủng hoảng nghiêm trọng nên họ bắt buộc phải bán cho Trung Quốc để bù các khoản thâm hụt tài chính. Trên thực tế, người Nga chẳng ưa gì Trung Quốc, nhất là khi họ đã gây ra cuộc chiến biên giới với Liên bang Xô Viết năm 1969.
Trung Quốc mua khá nhiều các phiên bản S-300PMU-1 và S-300PMU-2, sau đó còn mua luôn cả giấy phép sản xuất tổ hợp phòng không này và đổi tên lại thành Hongqi-10 (Hồng Kỳ– HQ-10). Họ liên tục khoe khoang rằng HQ-10 và biến thể HQ-18 vượt trội hơn S-300 của Lực lượng phòng không Liên bang Nga. Thế nhưng, thực chất là tất cả hệ thống radar và thiết bị cảnh báo sớm đều được Trung Quốc sao chép copy lại từ S-300 mà thôi. Ngoài ra, còn một điểm thiếu hụt rất lớn cho Hồng Kỳ của Trung Quốc là hệ thống radar Tomb Stone mới, mà chỉ có Việt Nam, Ấn Độ và một vài quốc gia khác có mà thôi.

Gần đây, Việt Nam cũng đã mua về 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 phương tiện phóng và các xe chở đầu đạn, xe hậu cần. Thương vụ này tốn khoảng 300 triệu USD. Có rất nhiều tranh cãi về tổ hợp được bán cho Việt Nam bởi một số thành phần điện tử mới rất tinh vi và hiện đại, vượt trội hơn S-300PMU-1 của Trung Quốc rất nhiều. Các quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc vô cùng thèm muốn hệ thống này nhưng câu trả lời của công ty Almaz vẫn là “Không”.
Trong năm 2011, Việt Nam đã đề nghị mua thêm tổ hợp S-400. Hiện nay, S-400 được gọi là “bất khả chiến bại”, với khả năng phát hiện các mối đe dọa từ 400 km và có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở độ cao 40 và 50 km. Điều này đồng nghĩa với việc các máy bay do thám như U2 và “Black bird” nếu được sử dụng thì cũng trở thành miếng mồi cho S-400. Thương vụ S-400 của Việt Nam và Nga diễn ra khá suôn sẻ, nếu không có thay đổi gì nhiều 2 bên sẽ tiến hành hợp đồng này vào 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn có thêm S-300PMU-2 với những loại tên lửa mới, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tốt hơn nhiều S-300PMU-1.

Radar 64N6E BIG BIRD giăng bẫy những kẻ xâm phạm không phận Việt Nam.​

Được đánh giá là hệ thống phòng không mạnh nhất hiện nay nhưng S-300 chưa một lần xuất trận. Trái ngược hoàn toàn với người đồng cấp Patriot của Hoa Kỳ. Thế nhưng, theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự thì S-300 là kẻ “bất khả chiến bại” trong tất cả các hệ thống SAM (Surface to Air Missile) đa năng hiện nay.
Vào tháng 4-2005, NATO đã tổ chức tập trận SEAD nhằm đánh giá đúng khả năng của các loại tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm của họ, cũng như khả năng đánh chặn của các hệ thống SAM đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều đáng ngạc nhiên là Slovakia đã mang theo hệ thống S-300 của mình được thừa hưởng từ Tiệp Khắc dù nó khá cũ và được sản xuất từ những năm 1980. Thế nhưng, trong tất cả các phi vụ tập trận tại Đức và Pháp thì tất cả các loại tiêm kích từ F-3 “Tornado” đến Dassault Rafale hay Euro Typhoon đều bị nó tóm gọn và không thể trốn tránh được hệ thống này.

Một tổ hợp gồm xe chở ống phóng và xe chở radar 64N6 BIG BIRD cơ bản​

Trước đó, Iran cũng đã mua về khá nhiều tổ hợp S-300PMU-1 với hơn 300 tên lửa từ Belarus. Về sau, Iran mua thêm 1 số tổ hợp khác từ S-300PMU-2. Các nhà lãnh đạo Iran luôn lo sợ về cuộc không kích nhằm vào Tehran và những tổ hợp S-300 đã khiến cho Israel, cũng như Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ về những tính năng siêu vượt của nó.
Như đã nói, hệ thống radar mới của S-300 là Tomb Stone có thể bắt gọn bất kì chiếc tiêm kích tàng hình nào với công nghệ radar quét pha bị động. Gần đây nhất là rộ tin đồn Nga bán S-300PMU-1/2 cho cả Sirya khiến cho các quan chức quân sự NATO lại thêm một lần nữa mất ăn mất ngủ. Hoa Kỳ đang cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình và phe chống đôi tại Syria nhưng nếu Syria nắm được S-300PMU1/2 thì một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Syria của Liên quân Liên hợp quốc sẽ là một cuộc tấn công tự sát trước S-300 hiện đại.
Hệ thống dẫn đường trên S-300 có tên 30N6 FLAP LID sử dụng trên bộ, trên các phương tiện phóng hải quân là 3R41 Volna (TOP DOME), sử dụng hệ thống dẫn đường điều khiển với các radar dẫn đường bán chủ động trong giai đoạn cuối. Các phiên bản mới nhất sử dụng 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE dẫn đường cho các tên lửa qua hệ thống điều khiển mặt đất chỉ huy dẫn đường và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hỗ trợ (SAAG).

Xe hậu cần lo công tác lắp đặt ống phóng và tên lửa.

Hệ thống radar FLAP LID cũ trước đây.
SAAG là một hệ thống dẫn đường gần giống như thiết bị TVM của Patriot thế nhưng nó lại thể hiện sự vượt trội hơn rất nhiều so với Patriot. Các phiên bản 30N6 FLAP LID A được bán cho Trung Quốc là loại có thể dẫn đường cùng lúc 4 tên lửa và tấn công 4 mục tiêu. Thế nhưng, phía S-300 Việt Nam mua lại được trang bị 30N6 FLAP LID B, có thể dẫn đường cùng lúc cho 12 tên lửa và tấn công 12 mục tiêu. Lại một điểm trừ cho hệ thống của Trung Quốc.
Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc. Trong khi Su30MKK bay với vận tốc Mach 2.0 thì các tên lửa đã áp sát và hạ gục 1 cách nhanh chóng. Các tên lửa của S-300PMU-1 của Việt Nam mua về thuộc vào các loại 5V55KD, 5V55RM, 9M96E1/2 và 48N6E2, tất cả đều có vận tốc bay kinh hoàng là 1.700m/s, thậm chí 48N6E2 đạt tốc độ 2000m/s. Với vận tốc như thế này thì khó có một mục tiêu nào có thể bỏ chạy được như "chim két" SR-71 Black Bird của Mỹ trước kia.

Đầu não và là trung tâm xử lý của S-300.
Đầu đạn phiên bản 48N6E2 nặng đến 100kg, các đầu đạn khác có trọng lượng từ 133kg đến 143kg, tùy thuộc vào mục đích đánh chặn máy bay hoặc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tất cả cá loại tên lửa đều được trang bị kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc, tức là nó có thể nổ ngay khi và chạm với mục tiêu hoặc nổ khi cách mục tiêu một khoảng cách rất nhỏ chỉ chừng vài cm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng bắn trượt mục tiêu và có thể khiến mục tiêu bị đổi hướng (với tên lửa đạn đạo) hoặc khiến mục tiêu bị hư hại khá nhiều hệ thống máy móc (với máy bay tiêm kích).
Các tên lửa khi nạp vào ống phóng sẽ được giữ ở trạng thái ổn định và phương thẳng đứng. Sau đó các tên lửa được hệ thống đẩy của ống phỏng đẩy ra bên ngoài, các động cơ sử dụng nhiêu liệu rắn của tên lửa lúc này lập tức được kích hoạt và vận tốc tăng tốc của nó có thể đạt tới 100G nghĩa là 1km/s2, một vận tốc kinh hoàng với bất kì mục tiêu nào bị nó tóm.
Một điểm mạnh của hệ thống phóng là không cần ngắm trước khi khai hỏa, các tên lửa được điều khiển hướng bằn cánh đuôi và bộ phun khí chỉnh hướng, tương tự như công việc đi bộ ngoài không gian của các phi hành gia sử dụng một bộ phun khí nén áp suất cao để đẩy mình đi. Trong giai đoạn bay cuối, hệ thống dẫn đường và radar sẽ cung cấp các thông số kĩ thuật và thông số của mục tiêu và dẫn đường 1 cách chính xác để nó tấn công hạ gục mục tiêu.

TIN SHIELD, sự bổ sung hoàn hảo cho BIG BIRD.
Radar cũng là một thiết bị khá tối tân hiện đại của S-300, nó có những tính năng ưu việt hơn nhiều so với hệ thống dẫn đường và radar TVM của phía Hoa Kỳ và NATO. Ở các phiên bản gốc, nó sử dụng một tổ hợp radar thu và phát sóng doppler liên tục loại 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và sao đó truyền các thông tin đến radar thám sát trên không và tiếp chiến mạng sử dụng số qua băng tần I/J30N6 FLAP LID A.
Cả 2 thiết bị này đều nằm trên các xe tải và được kết nối trực tiếp với nhau, thời gian để triển khai là 2 phút. Bên cạnh đó, các phiên bản mới bítcòn có một trung tâm điều khiển và chỉ huy hai hệ thống radar thám sát và radar dẫn đường, và cuối cùng là được kết nối đến xe phóng chở các bệ phóng.
Hiện nay, các phiên bản mới nhất đều sử dụng loại radar băng tầm E/F 64N6 BIG BIRD, bổ sung rất nhiều thiếu sót từ các phiên bản cũ cho hệ thống S-300. Đây là một hệ thống có thể phát hiện ra các tên lửa đạn đạo ở cách xa 1.000km và bay tới tốc độ 10.000km/h, nghĩa là một thiết bị radar BIG BIRD đặt tại miền Bắc của Việt Nam có thể phát hiện ra được 1 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ quân khu Chengdu của Trung Quốc và ngay khi nó bay qua không phận của Việt Nam, các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo loại 9M96E1/2 sẽ bay đi và tấn công tiêu diệt ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó cũng có thể phát hiện các tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km. Hệ thống BIG BIRD sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét mỗi pha là 24 giây và mỗi vòng bán kính của nó là 12 giây.
Hiện nay còn có thêm một lựa chọn khác thay thế cho radar FLAP LID là 36D6 TIN SHIELD , có thể giúp thám sát được các mục tiêu sớm hơn nhiều so với loại FLAP LID. Theo các chuyên gia từ Almaz – Antey thì TIN SHIELD sẽ là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho BIG BIRD làm nên 1 hệ thống phòng thủ là nỗi kinh hoàng trước bất kỳ kẻ thù nào.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Favorit

10:44 PM, 02/04/2010, Views: 7202 | By GL

VietnamDefence - Hệ thống tên lửa phòng không (TLPK) Favorit dùng để bảo vệ với hiệu quả cao các mục tiêu chính trị-hành chính, kinh tế và quân sự tối quan trọng trước các cuộc tiến công của không quân, tên lửa hành trình chiến lược và tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật trong điều kiện có đối kháng chiến đấu và đối kháng điện tử. Các khí tài của hệ thống này còn được dùng để phòng không các hạm tàu hải quân.

Hệ thống phòng không Favorit bảo đảm:

• độc lập giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu khi được thông báo về việc các phương tiện tiến công đường không tập kích;

• tiêu diệt các mục tiêu bay ở cự ly đến 200 km;

• tiêu diệt các tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly đến 40 km;

• tiêu diệt có hiệu quả cao mọi loại mục tiêu nhờ việc hiện đại hóa các khí tài của hệ thống, các thuật toán dẫn tên lửa mới và sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển 48N6Е2 với đầu đạn cải tiến;

• khả năng chống nhiễu cao;

• khả năng sử dụng TLPK có điều khiển 48N6Е của hệ thống TLPK S-300PMU1;

• khả năng tích hợp vào cơ cấu các cụm lực lượng phòng không.



Thành phần hệ thống

Các khí tài điều khiển 83M6E2:

• đài điều khiển chiến đấu 54K6E2;

• radar phát hiện 64N6Е2;

• các khí tài bảo đảm khai thác.

Đến 6 hệ thống TLPK S-300PMU2 được biên chế:

• radar chiếu xạ và dẫn tên lửa 30N6Е2;

• đến 12 bệ phóng 5P85ТЕ2 và/hoặc 5P85SЕ2 với 4 TLPK có điều khiển để trong các contenơ vận chuyển-kiêm ống phóng trên mỗi bệ phóng;

• các khí tài bảo đảm khai thác.

Theo yêu cầu của khách hàng, có thể trang bị thêm:

• radar mọi độ cao 96L6Е;

• radar độ cao nhỏ 76N6;

• chòi cao cơ động 40V6М để bố trí anten của radar 30N6Е2.

Các tính năng kỹ-chiến thuật chính của hệ thống TLPK S-300PMU2

Số lượng mục tiêu mà một hệ thống TLPK có thể tác xạ đồng thời: đến 6

Số lượng tên lửa mà một hệ thống TLPK có thể dẫn đồng thời: đến 12

Tầm bắn, km:

• mục tiêu khí động: 3-200

• mục tiêu đường đạn: 5-40

Độ cao tiêu diệt mục tiêu, km

• mục tiêu khí động: 0,01-27

• mục tiêu đường đạn: 2-25

Tốc độ xuyên tâm của các mục tiêu, m/s: đến 2800

Thời gian triển khai/thu hồi, phút: 5

Nhịp bắn, s: 3

Số lượng đạn tên lửa có điều khiển trong hệ thống TLPK, quả: 48

Số lượng mục tiêu mà hệ thống TLPK có thể bắn đồng thời: đến 36

Số lượng tên lửa mà một hệ thống TLPK có thể dẫn đồng thời: đến 72

Tốc độ di chuyển của các phương tiện chiến đấu, km/h:

• trên đường nhựa: 60

• trên đường đất: 40
  • Nguồn: raspletin.ru.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
So sánh hệ thống phòng thủ S-300PMU1 VN - TQ


Sức mạnh S-300PMU1+++ Việt Nam

http://tranhung09.blogspot.com/2010/07/so-sanh-he-thong-phong-thu-s-300pmu1-vn.html
Theo mil.news.sina - Tạp chí Hán Hòa, Canada số tháng 6 mới ra có bài viết về hệ thống S-300PMU1 của Việt Nam. Bài viết cho hay Việt Nam đã được trang bị hai tiểu đoàn S-300PMU1 từ năm 2003, do đó khả năng bảo vệ bầu trời được cải thiện về mặt cơ bản. Nó phản ảnh lực lượng phòng không không quân Việt Nam đủ sức phòng thủ và phản công. Một khi có trường hợp khẩn cấp khả năng phòng không của Việt Nam có thể quan sát sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Không quân Trung Quốc cũng được trang bị khoảng 8 tiểu đoàn S-300PMU1 với tầm hiệu quả 150km. Nhưng sự khác biệt giữa S-300PMU1/2 Việt Nam và Trung Quốc là gì ? Báo cáo từ phía Nga cho biết S-300PMU1/2 Trung Quốc sử dụng để đảm bảo khả năng không tấn công các máy bay chiến đấu của Nga! (就此俄消息来源告诉记者说:中国空军使用的S300PMU1/2能够确保在可能的情况下,这些导弹不具备攻击俄罗斯的作战飞机的能力!)


Việt Nam đã nhập khẩu các phụ kiện của S-300PMU2 và đang dặt ra kế hoạch nhập các phụ kiện của hệ thống phòng không S-400, cũng như họ đang tiếp tục nghiên cứu nâng cấp các hệ thống này. Phạm vi phòng thủ tên lửa của các hệ thống S-300PMU1 Việt Nam hiện nay trong khoảng 200 đến 250km. Với S-300PMU1++ Việt Nam có khả năng, năng lực phòng không mạnh nhất ASEAN.

Với việc Việt Nam được trang bị S-300PMU1, không phận phía Nam Trung Quốc có một lực lượng răn đe rõ ràng. Cho đến nay chưa có một thông tin tình báo chính xác nào về nơi triển khai các tiểu đoàn S-300PMU1 của Việt Nam. Tuy nhiên theo chính sách hiện hành của Việt Nam với chiến lược quốc phòng cơ bản và lịch sử truyền thống chiến đấu của quân đội Việt Nam, có thể phỏng đoán họ tập trung các tiểu đoàn S-300PMU1 để bảo vệ các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh. Một chuyên trang quân đội Việt Nam gần đây đã công bố một số hình ảnh về hệ thống S-300PMU1 mà họ đang vận hành, có thể thấy họ sử dụng loại xe loại tự hành 5P85SE. Các hình ảnh cũng cho thấy quận đội họ đang vận hành và sử dụng loại radar giám sát/ phát hiện mục tiêu 3D loại 64N6E, radar có thể tìm kiếm, theo dõi mục tiêu trong khoảng cách 300km đồng thời 300 mục tiêu và bám sát 100 mục tiêu. Ngoài ra họ còn sử dụng loại radar chiếu xạ 30N6E có thể ra lênh 12 tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu . Quân đội Việt Nam cũng dang sử dụng loại radar công suất cao ba tọa độ (3D) 96L6E nó có tầm quan sát 300 đến 500km nó có thể được đặt lên xe 40V6M, loại 96L6E khi radar làm việc ở chế độ chiến đấu cung cấp sự phát hiện vũ khí tiến công đường không ở tất cả mọi độ cao chiến đấu. Những radar này liên kết cùng với radar làm việc ở chế độ trực chiến tạo thành một trường radar ba toạ độ chống nhiễu tạp âm phục vụ trinh sát và điều khiển chiến đấu đối với các hệ thống/tổ hợp phòng không và dẫn đường cho máy bay tiêm kích. Những radar làm việc ở chế độ chiến đấu cung cấp số liệu trực tiếp cho các phương tiện hoả lực.



Lý do tại sao Việt Nam lại nhập khẩu nhiều loại radar trinh sát tầm xa như vậy, đó là do họ bù vào sự thiếu hụt tạm thời của các máy bay trinh sát cảnh báo sớm và tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu ở độ cáo thấp, đặc biệt nhất là tăng cường khả năng phát hiện các tên lửa hành trình .

Quân đội Việt Nam hiện nay được trang bị các loại radar tầm xa rất mạnh, có thể theo dõi 300 mục tiêu ở khoảng cách 300km như loại 64N6E. Nếu loại radar 64N6E được triển khai cho việc phòng thủ ven biển nó có thể giám sát toàn bộ vùng biển Vịnh Bắc Bộ và một phần vùng trời phía Tây đảo Hải Nam. Do đó các máy bay của Trung Quốc không thể phát huy được ở vùng trời phía Nam hải mặc dù họ có lợi thế là loại tàu ngầm nguyên tử 094 , các hệ thống phòng không không quân Việt Nam có thể kiểm vùng trời phía Nam Trung Quốc.

Theo TTVNOL - Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1+++ của Việt Nam được thiết kế cho nhiệm vụ phòng chống các cuộc tiến công đường không ồ ạt ở mọi độ cao và tốc độ chiến đấu, cũng như hoạt động chế áp điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện tại và thế hệ mới của đối phương như máy bay chiến đấu các loại, vũ khí tấn công tầng thấp, tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật - chiến dịch hay tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển. So với cấu hình xuất khẩu thông thường, hệ thống S-300PMU1+++ của Việt Nam có khả nă­ng kháng nhiễu tốt hơ­n nhiều và đặc biệt là khả nă­ng tiêu diệt máy bay tàng hình mà S-300PMU1 hay đến ngay cả hệ thống S-300PMU2 của Trung Quốc cũng không thể bằng.

Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh S-300PMU1+++ là loại vũ khí phòng không tầm xa, có khả năng tác chiến độc lập hay tác chiến hiệp đồng trong đội hình phòng không hợp thành thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ như 83M6E, Baikal-1E hoặc Senezh-M1E. Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1+++ có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng trong mọi hệ thống phòng không quốc gia.

Hệ thống S-300PMU1 cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E có thể được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không S-300PMU2 Favorit theo yêu cầu của khách hàng.

Cấu hình của hệ thống S-300PMU1:
• Tổ hợp tên lửa phòng không
• Đạn tên lửa phòng không 48N6E (hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K) – mỗi xe mang phóng mang 4 quả
• Khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa
• Khí tài phục vụ chiến đấu khác

Các cấu phần cơ bản của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 bao gồm các bộ khí tài chiến đấu, khí tài bảo đảm chiến đấu và khí tài phục vụ chiến đấu khác.

Bộ khí tài chiến đấu bao gồm:
• Một xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6E1 (30N6E) có khả năng cung cấp phần tử tự động với các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E, Baikal-1E hoặc Senezh-M1E, (riêng đài 30N6E IGR chỉ có khả năng tích hợp với hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ Senezh-M1E);

• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE) – 4 đạn tên lửa mỗi xe.
• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.

Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu gồm:
• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E (gồm xe chở thùng đạn 5T58E, xe gá thùng đạn 22T6E cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM;
• Bộ linh kiện khí tài phụ trợ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.

Bộ khí tài phục vụ chiến đấu khác có thể bao gồm:
• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E/đài nhìn vòng bắt thấp 76N6;
• Xe tháp anten 40V6M;
• Đạn tên lửa huấn luyện 48N6EUD;
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU1+++.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300*
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300*
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu): tới 100*
Số mục tiêu có thể bám sát và dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 6
Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 3 – 195
- Mục tiêu đạn đạo (tối thiểu - tối đa): 5 – 40
Độ cao tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): 12
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 5 – 7*
Thời gian sẵn sàng phóng đạn khi hệ thống hoạt động độc lập tự trinh sát phát hiện mục tiêu bằng đài nhìn vòng 96L6 (hoặc 76N6) (giây): tới 22
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5
Giá mua: US$ million 125
Đư­a vào trang bị: 2005
Số lượng (hệ thống): 2+

* Khi được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực 83M6E.

Một số hình ảnh cụ thể:

Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV ở chế độ hành quân­


Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV ở chế độ sẵn sàng chiến đấu


Xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV ở chế độ hành quân­:


Xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV ở chế độ sẵn sàng chiến đấu:


Xe mang phóng tự hành 5P85SE ở chế độ hành quân­:


Xe mang phóng tự hành 5P85SE ở chế độ sẵn sàng chiến đấu:


Tham khảo:
sinofence.com
russiadefence.com
vietnamdefence.com
 
Chỉnh sửa cuối:

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
422
Động cơ
376,543 Mã lực
Hay quá, 2014 Việt Nam mình có s400 rồi. Ít nhất cũng dọa cái thằng hàng xóm bẩn thỉu đừng có manh đông.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG Buk-M1-2

Posted by dobepxachtay ⋅ Tháng Bảy 11, 2011 ⋅ Để lại phản hồi

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG Buk-M1-2

Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1-2 được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không bảo vệ các lực lượng chiến đấu mặt đất và cơ sở hạ tầng trong mọi điều kiện thời tiết và thời điểm chiến đấu trước các cuộc tấn công đường không quy mô lớn, có sử dụng chế áp điện tử và chế áp phòng không mạnh do các loại máy bay chiến thuật và chiến lược có tốc độ cơ động cao hiện đang hoặc sẽ được trang bị, máy bay trực thăng đang cơ động hoặc treo tại chỗ, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật và tên lửa hành trình phóng từ trên không của đối phương tiến hành, cũng như có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất và mặt nước có tính phản xạ vô tuyến điện từ.
Tổ hợp tên lửa phòng không cơ động đa kênh tầm trung tiên tiến Buk-M1-2 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại máy bay và tên lửa đường đạn chiến thuật của đối phương.
Cấu hình hệ thống
• Bộ khí tài chiến đấu
• Bộ khí tài phục vụ chiến đấu.
Bộ khí tài chiến đấu tiêu chuẩn gồm:
• Xe chỉ huy 9S470M1-2;



• Xe đài trinh sát 9S18M1-1;

• Tới 6 xe bệ tự hành 9A310M1-2;

• Tới 6 xe bệ chở đạn 9A39M1 phục vụ phóng dự phòng và tiếp đạn cho xe bệ;

• Tới 72 đạn tên lửa phòng không 9M317 trên các xe bệ tự hành (mỗi xe mang 4 đạn) và các xe bệ chở đạn (mỗi xe mang 8 đạn, trong đó có 4 đạn chờ phóng đặt trên bệ phóng dự phòng).


Bộ khí tài phục vụ chiến đấu và sửa chữa khí tài chiến đấu và phương tiện chiến đấu bánh xích của hệ thống.

Cần cẩu tự hành 9T32M1
Cứ 4 hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1-2 sẽ được trang bị kèm theo bộ khí tài phục vụ chiến đấu sau:
• Bộ khí tài bảo đảm kĩ thuật, sửa chữa, kiểm tra và đánh giá trạng thái đồng bộ cho tất cả các cấu phần của hệ thống;
• Bộ khí tài vận chuyển, xếp dỡ và lưu giữ tạm thời đạn tên lửa;
• Bộ khí tài huấn luyện chiến đấu;
• Bộ linh kiện, phụ tùng dự phòng thay thế cho tất cả các cấu phần của hệ thống.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa (km): tới 160
Vùng hỏa lực diệt mục tiêu bay đường không (km):
- Tầm: từ 3 tới 42
- Độ cao: 0,015 – 25
Vùng hỏa lực diệt mục tiêu đường đạn (km):
- Tầm: tới 20
- Độ cao: tới 16
Tầm hỏa lực tối đa diệt các loại mục tiêu khác (km):
- Tên lửa hành trình và tên lửa chống radar: tới 20
- Mục tiêu mặt đất có tính phản xạ sóng vô tuyến điện từ: tới 15
- Mục tiêu mặt nước cỡ tàu tên lửa loại nhỏ và tàu khu trục: tới 25
Tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích (m/giây): 1.200
Khối lượng đầu đạn (kg): 70
Quá tải tối đa của đạn (g): tới 30
Số lượng xe bệ tự hành được đồng bộ và mục tiêu bị xạ kích đồng thời: 6
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ thời điểm phát hiện mục tiêu (giây): 18
Thời gian triển khai – thu hồi khí tài (phút): 5
Giá bán ước tính: US$ million 65-70


HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG OSA-AKM

Posted by dobepxachtay ⋅ Tháng Bảy 11, 2011 ⋅ Để lại phản hồi

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG OSA-AKM

Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa phòng không Osa-AKM được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu mặt đất tham gia các loại hình tác chiến chiến dịch khác nhau, cũng như bảo vệ các mục tiêu mặt đất trước các cuộc tiến công đường không của đối phương do lực lượng máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái tiến hành.
Osa-AKM là hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm ngắn có khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết. Các xe chiến đấu đều sử dụng khung gầm xe lội nước và được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng, hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn trong hành tiến (phóng từ 1 tới 2 đạn chống 1 mục tiêu khi dừng ngắn).
Một nhóm xe chiến đấu kiểu trên có thể được chỉ huy hiệp đồng thông qua các xe chỉ huy đồng bộ hiện hành như PU-12M7 và PPRU-M1.
Cấu hình
• Bộ khí tài chiến đấu
• Bộ khí tài huấn luyện, bảo đảm và phục vụ chiến đấu.
Bộ khí tài chiến đấu bao gồm:
• Tới 4 xe chiến đấu 9A33BM3 (9A33BM2) cho mỗi phân đội;
• Tới 6 đạn tên lửa 9M33M3 (9M33M1) chứa trong các thùng mang phóng cho mỗi xe chiến đấu.
Bộ khí tài huấn luyện, bảo đảm và phục vụ chiến đấu gồm:
• Xe chở/tiếp đạn kiểu lội nước bánh hơi (mang 12 đạn tên lửa mỗi xe);
• Xe phục vụ chiến đấu mang các khí tài hiệu chỉnh và phục vụ xe chiến đấu, thiết bị kiểm tra và đánh giá trạng thái đồng bộ, các bộ linh kiện và phụ tùng dự phòng, bộ công cụ dụng cụ sửa chữa và chuẩn bị trận địa;
• Xe khí tài mô phỏng tự hành để huấn luyện các kíp trắc thủ xe chiến đấu.
Hệ thống tên lửa phòng không Osa-AKM có khả năng tương thích với mọi loại phương tiện vận chuyển.
Chương trình hiện đại hóa
Chương trình hiện đại hóa hệ thống Osa-AKM nhằm tăng cường khả năng tác chiến và chia sẻ tình báo trong hệ thống thông qua:
• Trang bị khí tài truyền nhận dữ liệu vô tuyến mã hóa cho xe chiến đấu để nhận lệnh chỉ huy hỏa lực đồng bộ và phân công mục tiêu, đồng thời truyền nhận phần tử với xe chỉ huy đồng bộ PU-12M7 hoặc PPRUM1 ở cự ly tới 5km cả trong hành tiến lẫn dừng đỗ;
• Trang bị máy hỏi Mk-X/Mk-XII cho xe chiến đấu;
• Lắp khí tài trinh sát quang truyền hình sử dụng thiết bị quang điện tử có tính năng khuếch đại ánh sáng yếu/tạo ảnh nhiệt;
• Tăng khả năng sát thương của đầu nổ trên đạn tên lửa tới 25%;
• Cải thiện điều kiện chiến đấu cho kíp trắc thủ.


Chỉ cần nâng cấp tối thiểu cho đạn tên lửa và các khí tài trên xe chiến đấu là hệ thống Osa-AKM có thể dùng như tổ hợp phóng bia bay Saman.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa (km): tới 45
Vùng hỏa lực diệt mục tiêu bay đường không (km):
- Tầm: từ 1,5 tới 10
- Độ cao: 0,025 – 5
Số mục tiêu có thể bị bám sát/dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): 1/1
Tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích (m/giây): tới 500
Thời gian chuẩn bị phần tử phóng (giây): 26 – 39
Thời gian tiếp đạn cho xe chiến đấu (phút): 5
Khối lượng chờ phóng của đạn (kg): 127
Khối lượng đầu nổ của đạn (kg): 15
Thời gian triển khai – thu hồi khí tài (phút): tới 4
Giá bán ước tính:
- OSA-AKM: US$ million 7,5
- OSA-AKM nâng cấp: US$ million 8,0- 9,0
Năm 1998-1999, Hy Lạp đã mua 16 hệ thống OSA-AKM với giá 100 triệu USD (hay 6,25 triệu USD/hệ thống).

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TOR-M1

Posted by dobepxachtay ⋅ Tháng Bảy 11, 2011 ⋅ Để lại phản hồi

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TOR-M1
Phiên bản sủ­ dụng khung gầm xe bánh xích
Phiên bản su dụng khung gầm moóc kéo bánh hoi và xe đầu kéo giúp giảm giá thành và ta­ng tính co­ động
Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu và mục tiêu mặt đất trước các cuộc tiến công đường không bằng các loại vũ khí có điều khiển chính xác cùng các phương tiên mang phóng chúng như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái của đối phương.
Tor-M1 là hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm ngắn có tính năng tiên tiến, đối phó hữu hiệu với các loại nhiễu tiêu cực và tích cực, cũng như khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết. Các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng, hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến. Việc đồng bộ hoá cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.
Phân đội Tor-M1 được chỉ huy hiệp đồng chiến đấu bằng xe chỉ huy đồng bộ 9S737M.
Cấu hình
Hệ thống Tor-M1 bao gồm các bộ khí tài chiến đấu, khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu.
Bộ khí tài chiến đấu tiêu chuẩn gồm:
• Tới 4 xe chiến đấu 9A331-1 với mỗi xe mang 2 khối thùng phóng đạn tên lửa;

• Các khối thùng phóng đạn tên lửa 9M334 với mỗi khối chứa 4 đạn tên lửa 9M331;

• Xe chỉ huy đồng bộ 9S737M của phân đội.

Bộ khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu gồm:
• Khí tài bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa và các xe chiến đấu;
• Khí tài vận chuyển, xếp dỡ và lưu giữ tạm thời các khối thùng phóng đạn;
• Bộ linh kiện, phụ tùng dự phòng cùng công cụ, dụng cụ sửa chữa, bảo dưỡng.



Hệ thống còn được trang bị khí tài chiến đấu mô phỏng 9F678 để huấn luyện kíp trắc thủ. Ngoài ra, mỗi xe chiến đấu còn được trang bị dụng cụ phục vụ sinh hoạt, thiết bị dẫn đường và nhật ký công tác. Các khí tài chiến đấu của xe chiến đấu có thể được đặt trên khung xe bánh hơi, bánh xích, hoặc đặt trên thùng kéo.
Hệ thống Tor-M1 phù hợp với mọi loại phương tiện vận chuyển, gồm cả vận chuyển bằng máy bay.


TOR-M1 của Hy Lạp đư­ợc vận chuyển bằng xe đầu kéo
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa (km): 25
Số mục tiêu có thể phát hiện và nhận diện cùng lúc (mục tiêu): 48
Vùng góc tà của mục tiêu bị phát hiện (độ): từ 0 tới 32 hoặc từ 32 tới 64
Số mục tiêu có thể bám sát cùng lúc (mục tiêu): 10
Vùng hỏa lực xạ kích (km):
- Tầm: từ 0,1 tới 12
- Độ cao: từ 0,01 tới 6
Số lượng mục tiêu có thể bị xạ kích cùng lúc (mục tiêu): tới 2
Tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích (m/giây): 700
Số lượng xe chiến đấu kèm đạn tên lửa (chiếc): 8
Khối lượng đầu đạn (kg): 14,8
Thời gian chuẩn bị phần tử phóng từ thời điểm phát hiện mục tiêu (giây): từ 5 tới 8
Tốc độ hành quân đường bộ tối đa (km/giờ): 65
Khối lượng xe chiến đấu (tấn): 37
Cự ly hoạt động của xe chiến đấu (cùng 2 giờ chiến đấu) theo lượng nhiên liệu trên xe (km): 500
Kíp chiến đấu (người): 4
Giá bán ước tính: US$ million 30-32



http://lephu.wordpress.com/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga tìm chỗ đứng chân trên cao nguyên Golan bằng tên lửa S-300?

Thứ năm 11/07/2013 21:20
ANTĐ - Israel có thể từ bỏ sự phản đối về việc bố trí quân Nga tại khu vực cao nguyên Golan nếu Moscow ngừng chuyển các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Damascus, dự kiến trong vài tuần tới.

Ngày 10-7, nhật báo Ả-rập al-Sharq al-Awsat có trụ sở tại London đưa tin, Nga và Israel đang xúc tiến thỏa thuận cho phép Moscow triển khai khoảng 380 binh lính trên Cao nguyên Golan, với tư cách lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, để đổi lấy việc nước này hủy thương vụ bán tên lửa S-300 cho Syria.
Theo thỏa thuận, Israel có thể từ bỏ sự phản đối về việc bố trí quân Nga tại khu vực này, nếu Moscow ngừng chuyển các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Damascus, dự kiến trong vài tuần tới.
Báo al-Sharq al-Awsat không nêu rõ lý do Nga quan tâm tới việc bố trí quân ở Golan, song cho biết Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni đã hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong những tuần gần đây, trong đó Nga đề xuất hủy thương vụ tên lửa S-300 để Israel cho phép quân Nga tiếp quản các vị trí ở Quneitra (Syria)

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga


Tờ báo dẫn lời Đại sứ Israel tại Moscow Dorit Golender cho hay: “Vấn đề gìn giữ hòa bình tại Cao nguyên Golan sẽ là chủ đề chính của các cuộc đối thoại. Nếu 2 bên nhất trí thì việc triển khai quân là hoàn toàn có thể dù trước tiên phải xin phép Liên Hợp Quốc”.
Thông tin không cho biết đề xuất này đã được đệ trình lên Liên Hợp Quốc để thông qua, hay hai bên đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này hay chưa.
Trước đó, Nga đã xin gửi quân tham gia lực lượng tuần tra của Liên Hợp Quốc tại Cao nguyên Golan, sau khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Áo rút khỏi khu vực này do các cuộc giao tranh gia tăng, song quy định của Liên Hợp Quốc không cho phép thành viên thường trực Hội đồng Bảo an góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình ở Golan.
Trong khi đó tờ Yedioth Ahronoth của Israel dẫn các nguồn tin quân sự cao cấp Israel giấu tên cho biết, trong thỏa thuận về tên lửa giữa hai nước có những lựa chọn thay thế có thể được thực hiện, mà có thể vừa làm hài lòng Syria và vừa không làm tổn thương Israel.
Những lựa chọn này bao gồm tên lửa phòng không SA-22 và SA-17, có khả năng bắn hạ máy bay ở độ cao trung bình và thấp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cung thủ Luchnik-E - tử thần đối với máy bay không người lái

6:28 PM, 09/04/2013, Views: 13847 | By Nam Xương

VietnamDefence - Nga đã giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu gần mới Luchnik-E tại triển lãm LIMA-2013, Malaysia.
Tổng công ty khoa học-sản xuất “Viện Thiết kế chế tạo máy” (KBM) ở Kolomna, nằm trong tập đoàn cổ phần NPO “Các tổ hợp chính xác cao” (Vysokotochnye kompleksy), Nga đã giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu gần Luchnik-E.

“Đây là hệ thống mới của chúng tôi. Ở hệ thống này, có sử dụng các kết quả nghiên cứu phát triển của hệ thống Strelets để phóng các tên lửa Igla-S. Ngoài ra, Luchnik-E còn được lắp hệ thống ngắm để hình thành một hệ thống phòng không tự hoạt lắp trên phương tiện cơ động”, Trưởng Phòng Xuất khẩu tài sản và dịch vụ đặc biệt của KBM, ông Igor Kashin cho biết.





Hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu gần

Theo ông Kashin, hệ thống này bảo đảm cho phép tiêu diệt các máy bay chiến thuật, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái hiện đại. “Hệ thống dùng để bảo vệ trực tiếp các mục tiêu và bộ đội trong các hình thức tác chiến vận động và khi hành quân chống các cuộc tấn công của phương tiện tiến công đường không hiện đại ban ngày và ban đêm trong điều kiện có nhiễu quang học và nhiễu nhiệt”, ông Kashin tiết lộ thê.

Các ưu điểm chính của Luchnik-E là khả năng cơ động tốt và tính bí mật cao nhờ sử dụng các phương tiện phát hiện và tiêu diệt thụ động, khả năng hoạt động nhờ nguồn chỉ thị mục tiêu bên ngoài lẫn độc lập, khả năng chống nhiễu cao, khả năng phóng loạt tên lửa, cơ số đạn lớn (8 tên lửa trên bệ phóng và không dưới 8 quả trên giá đạn).

Luchnik-E có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm 500-6.000 m và độ cao 10-3.500 m. Tên lửa có tốc độ 600 m/s. Thời gian phản ứng 5-11,5 s. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được KBM coi là một trong những thị trường chính, trước hết là các sản phẩm vũ khí phòng không.

Ngoài hệ thống Luchnik-E, KBM đã trưng bày tại triển lãm vừa kết thúc ở Malaysia 1 tên lửa Igla-S, 1 bệ phóng Dzhigit, 1 hệ thống Strelets.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Một hệ thống cũng rất đặc biệt đó là Ahead 35mm, do Đức phát triển nhưng sử dụng súng Oerlikon 35mm của Thuỵ Sỹ. Nó sử dụng loại đạn nổ mảnh, được tính toán để phát nổ trùm lên phía trước đường bay của mục tiêu. Đám mây các mảnh đạn sẽ làm hư hỏng các cánh điều khiển cũng như đầu dò khiến cho mục tiêu bị mất điều khiển và bị vô hiệu hoá. Như vậy nó sẽ có tác dụng với các mục tiêu vỏ mỏng, có cánh điều khiển và đầu dò như UAV, tên lửa, bom điều khiển, đạn pháo laze, ... Tuy nhiên tôi hơi nghi ngờ hiệu quả chống đạn pháo ngu của nó bởi đạn pháo có vỏ rất dày lại không có cánh điều khiển cũng như đầu dò nên các mảnh đạn của đạn 35mm khó gây tác động và vô hiệu hoá hoàn toàn nó. Có thể các mảnh đạn nổ sẽ khiến đạn pháo chệch khỏi đường bay đã định và vì thế sẽ không đánh trúng mục tiêu.

Cấu tạo đạn


Nguyên lý cài nổ của đầu đạn
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x485.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x580.
Chú thích: 1 - Hệ thống radar / quang-điện phát hiện và cung cấp các dữ liệu của mục tiêu cho hệ thống kiểm sóat bắn. 2 - Đo sơ tốc đạn tại miệng nòng. 3 - Từ các dữ liệu của mục tiêu và sơ tốc của đạn, hệ thống kiểm soát bắn sẽ tính toán thời điểm dực kiến đạn sẽ gặp mục tiêu rồi cài thông số này vào ngòi nổ được gắn ở đế đạn. 4 - Tại thời điểm đã được cài, đạn sẽ được kích nổ và bắn ra vô số các mảnh kim loại làm bằng tungsten chùm lên mục tiêu.

Các đầu đạn khi nổ sẽ tạo ra các đám mây mảnh đạn ngay phía trước đường bay của mục tiêu


Tên lửa bị phá huỷ khi "vướng" vào mảnh đạn
http://www.navweaps.com/Weapons/WNGER_35mm-1000_Millennium_pics.htm
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top