Mổ xẻ “áo giáp” khủng của B-52
Cập nhật lúc 22:55 20/12/2012 (GMT+7)
(Kienthuc.net.vn) - Mang theo 30 tấn bom, sức hủy diệt của máy bay B-52 có lẽ chỉ kém vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, sự đáng sợ của B-52 không chỉ nằm ở số lượng bom đạn mà nó mang được.
B-52 là máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ được đưa vào sử dụng từ năm 1955. B-52 cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên lửa hạt nhân tạo thành bộ ba vũ khí chiến lược của nước Mỹ.
Máy bay B-52 có sải cánh hơn 50m, chiều cao hơn 10m, trọng lượng cất cánh tối đa 200 tấn. Để đưa “con quái vật” lên bầu trời, người Mỹ phải trang bị đến 8 động cơ, mỗi giờ bay tiêu tốn 7 tấn nhiên liệu. Mỗi chiếc B-52 mang theo từ 27-30 tấn bom trong thân máy bay.
Đặc điểm chiến đấu của B-52 là ném bom theo tọa độ định sẵn. Mỗi khi đi đánh phá, một tốp B-52 thường gồm 3 chiếc bay theo hình tam giác. Hai chiếc đi sau cách chiếc đi đầu từ 2 đến 2,4 km và bay chếch về hai bên của chiếc đi đầu để tạo ra hai góc còn lại của tam giác.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 - niềm tự hào của ngành công
nghiệp quốc phòng Mỹ.
B-52 bay ổn định ở độ cao tầm 10 km theo đội hình hành quân, đến vị trí đã định, phi công phụ trách hỏa lực chỉ việc ấn nút và bom tự động rơi ra khỏi khoang chứa.
Với đội hình như vậy, bom do hai chiếc đi sau sẽ rơi cách bom của chiếc đầu chừng 100m. Một tốp 3 chiếc B-52 sẽ tạo ra một thảm bom dài hàng km gồm 3 dải bom song song nhau. Với sức công phá mạnh của những quả bom, thảm bom B-52 sẽ sát thương một khu vực rộng lớn vài km2.
Áo giáp nhiễu của B-52
Với tính thực dụng, người Mỹ thừa hiểu rằng “cơ thể cồng kềnh” của B-52 là quá ngon xơi cho tên lửa phòng không hay máy bay tiêm kích của địch thủ. Bởi thế họ đã trang bị cho mỗi chiếc B-52 15 máy gây nhiễu.
Tác dụng của máy gây nhiễu là để phá hoại sóng radar của đối phương khiến màn hiện sóng radar bị trắng xóa hoặc bị nhiễu không nhìn rõ được mục tiêu. Và như thế dù bộ đội ta có phóng tên lửa lên cũng khó trúng mục tiêu.
Suốt từ năm 1964, Không quân Mỹ đã đối đầu với hệ thống phòng không của miền Bắc. Dựa trên những kinh nghiệm thu được, người Mỹ đã liên tục cải tiến B-52 cùng các trang bị cho nó mà đặc biệt là máy gây nhiễu nhằm vô hiệu hóa hệ thống radar của phòng không miền Bắc Việt Nam. Vì thế, bước vào chiến dịch Linerbacker II, các máy gây nhiễu trên B-52 đã phá hầu hết các rãnh sóng của radar Việt Nam.
Đã vậy, trong mỗi phi vụ đánh phá, Không quân Mỹ còn tổ chức thêm nhiều máy bay khác chỉ chuyên gây nhiễu như EB-66.
Máy bay gây nhiễu điện tử EB-66.
Các máy bay này phát sóng gây nhiễu radar dưới mặt đất để che chở cho các máy bay trong đội hình của chúng. Ở thời kỳ chiến tranh phá hoại lần 1 (1964-1968), Không quân Mỹ mới chỉ sử dụng 5- 6 chiếc EB-66 phát nhiễu để che chở cho các máy bay F-4 đi ném bom (loại tác chiến này ta gọi là gây nhiễu ngoài đội hình).
Sau đó, bản thân các máy bay ném bom cũng được trang bị máy gây nhiễu - đây là loại gây nhiễu trong đội hình. Đến chiến dịch Linerbacker II, người Mỹ sử dụng tổng hợp tất cả các loại nhiễu trong và ngoài đội hình.
Không những dùng máy gây nhiễu làm mù những “mắt thần” radar của ta, Không quân Mỹ còn dày công nghiên cứu rãnh sóng điều khiển tên lửa của SAM-2 và chế tạo ra một loại máy gây nhiễu làm tên lửa phóng lên bị mất điều khiển.
Có lẽ còn chưa yên tâm lắm với các máy gây nhiễu, người Mỹ còn dùng tới thủ đoạn gây nhiễu tiêu cực. Trong 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, trước mỗi đợt tiến công, các máy bay F4 bay trước rải một hành lang các sợi nhôm dọc theo đường bay của B-52. Các sợi nhôm rất mỏng và nhẹ này cứ bay lơ lửng trong không trung và phản xạ lại sóng radar khiến cho màn hiện sóng bị nhiễu cực độ.
Đội hình bảo vệ khủng
Sử dụng B-52 để đánh một canh bạc quyết định vào Hà Nội, Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ đã đề ra một kịch bản có tính dây chuyền công nghiệp rất phong cách Mỹ.
Đại úy Drenkowski đã viết về kịch bản này trong tạp chí US Airforce năm 1977: “Ngày 17/12/1972, các phi công B-52 được lệnh báo động. Tối hôm sau, chiến dịch Linebacker 2 bắt đầu. Các máy bay F-111 bay trước tiên vào Bắc Việt Nam với tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, tiến hành oanh tạc vào các sân bay. Máy bay F-4 bay theo rải nhiễu kim loại thành một hành lang kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Nam thung lũng sông Hồng nhằm bịt mắt radar. Phía cuối hành lang song song với rặng núi Tam Đảo, bắt đầu xuất hiện các tốp B-52.
F-4 phóng tên lửa chống radar AGM-45 Shrike.
Theo sau chúng là hơn 100 chiếc F-4 để đánh chặn MiG-21 và 4 chiếc F-105 trang bị tên lửa chống radar để chế áp tên lửa SAM-2. Các tốp B-52 dãn cự ly rộng hơn để mỗi tốp 3 chiếc có thể qua mục tiêu chỉ trong từ 2 đến 3 phút. Khoảng các giữa mỗi tốp mở rộng tới 4 phút bay. Như vậy, một lực lượng 18 chiếc B-52 bay qua mục tiêu hết độ nửa giờ, bay cùng một đường bay, một tốc độ, một độ cao như nhau.
Với màn nhiễu dày đặc với đủ loại nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực cùng với đội hình hộ tống hùng hậu như vậy, bất kỳ lý thuyết gia nào cũng có thể khẳng định rằng cuộc hành binh Linerbacker II sẽ như đi vào chỗ không người cũng như là B-52 là bất khả xâm phạm.
Do đó, người Mỹ yên tâm rằng họ đã chế áp điện tử hoàn toàn đối phương và tự tin động viên các phi công lái B-52 rằng: “ Cứ bay nối theo nhau vào ném bom mục tiêu rồi bay ra, sẽ đi và về đủ hết”.
Tuy vậy thực tế thường khác với lý thuyết. Cũng giống 18 năm trước đó, các sĩ quan Mỹ đến thăm Điện Biên Phủ bảo rằng đây là pháo đài bất khả xâm phạm. Năm 1972, họ cũng tự tin B-52 là pháo đài bay bất khả xâm phạm và kết cục họ lại nhận thêm một trận Điện Biên Phủ nữa.
Việt Nam khắc chế vũ khí tối tân của Mỹ thế nào?
Cập nhật lúc 06:56 09/12/2012 (GMT+7)
Lòng dũng cảm, tinh thần vững vàng là "vũ khí" giúp bộ đội Việt Nam khắc chế tên lửa chống radar nguy hiểm của Mỹ.
- Để vô hiệu hóa đài radar – “trái tim” mạng lưới phòng không Việt Nam, Không quân Mỹ đã sử dụng một loại tên lửa nguy hiểm có thể chọc mù “mắt thần” radar.
“Kẻ thù đáng sợ của mắt thần”
Ngày 30/4/1965, đài radar bắt mục tiêu SON-9A (chỉ thị mục tiêu cho pháo phòng không) bị một quả tên lửa của máy bay Mỹ đánh trúng khi đang làm nhiệm vụ bảo cầu Hàm Rồng. Tháng 8/1965, thêm một đài radar SON-9A bị tên lửa của Mỹ đánh trúng ở Nam Định.
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu, các cán bộ kỹ thuật của ta xác định đây là loại tên lửa chống radar AGM-45 Shrike (Việt Nam gọi là “Sơ rai”).
AGM-45 Shrike dài 3,05m, đường kính thân 203mm, trọng lượng phóng 177kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 40km, cự ly phóng hiệu quả 14-18km. Ban đầu, tên lửa thường được phóng từ các máy bay tiêm kích hạm A-4 Sky Hawk, sau này có thêm loại F-105F/G và F-4.
Tiêm kích hạng nặng F-4 phóng tên lửa chống radar AGM-45 Shrike. Đây là loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm đối với các hệ thống radar bắt mục tiêu – điều khiển hỏa lực của phòng không Việt Nam. AGM-45 lắp đầu tự dẫn hoạt động theo nguyên tắc tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện tử.
Nghĩa là, khi máy bay Mỹ phát hiện tín hiệu radar mặt đất đang hoạt động thì chúng sẽ phóng AGM-45. Quả tên lửa bám theo cánh sóng radar lao tới, cách mục tiêu 5m hệ thống kích nổ sẽ hoạt động. Đầu nổ của AGM-45 có chứa 30kg thuốc nổ cực mạnh có thể tạo ra vùng sát thương có bán kính từ 120-150m.
Bằng loại tên lửa AGM-45, Không quân Mỹ đã gây cho bộ đội radar những thiệt hại lớn về người và trang thiết bị.
Ban đầu, chúng chỉ đánh vào một số đài radar chỉ thị mục tiêu cho pháo 57mm và 100mm. Nhưng từ năm 1966, Không quân Mỹ sử dụng rất nhiều AGM-45 đánh vào các đài điều khiển của hệ thống tên lửa S-75 Dvina và đài radar đo độ cao làm việc ở rãnh sóng 10cm.
Trước tình hình hết sức căng thẳng, không thể để bộ đội tiếp tục chịu những tổn thất hi sinh mất mát cũng như làm hỏng các bộ khí tài quý giá. Chúng ta đã nhanh chóng tìm ra phương án đối phó.
Cuộc đấu súng mặt đất - trên không
Nguyên tắc hoạt động của AGM-45 là lần theo cánh sóng radar để đánh vào đài. Vì vậy, nếu đài radar tự “triệt tiêu” sóng bằng cách ngừng phát hoặc đổi hướng phát thì tên lửa mất điều khiển. Đây là cách phổ biến mà bộ đội ta áp dụng khắc chế AGM-45.
Tuy nhiên, trong chiến đấu, bộ đội tên lửa thường xuyên phải đối mặt với tình huống hết sức khó khăn. Nếu như áp dụng cách làm trên thì đó là một hành động “tiêu cực chiến đấu”.
Khi đài radar bắt mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút phóng tên lửa S-75 Dvina thì đồng thời máy bay địch cũng phóng AGM-45 về phía ta. Nếu sĩ quan chỉ huy ra lệnh ngừng phát sóng thì AGM-45 mất điều khiển, nhưng ta cũng đã tự bỏ quả đạn S-75 Dvina.
Cuộc đối đầu với AGM-45 Shrike đòi hỏi người sĩ quan điều tên lửa trước hết phải có tinh thần vững vàng, lòng dũng cảm. Vậy tình huống này đặt ra cho bộ đội ta một vấn đề phải giải quyết làm sao vừa “gạt” được AGM-45 vừa kịp đưa tên lửa diệt mục tiêu.
Quả thực, cuộc đối đầu này giống như những cuộc đấu súng ở miền viễn Tây nước Mỹ. Tay súng nào nhanh tay, nhanh mắt, chính xác hơn sẽ là người chiến thắng. Cuộc đấu giữa những người sĩ quan điều khiển tên lửa với AGM-45 cũng vậy.
Trong chiến đấu, nếu ta nhận định khoảng cách giữa AGM-45 với đài điều khiển còn an toàn thì tập trung dẫn đạn tên lửa diệt mục tiêu trước rồi quay ra xủ lý AGM-45 sau. Nhìn chung, cuộc đối đầu này đòi hỏi người sĩ quan điều khiển phải hết sức bình tĩnh, dũng cảm, vững vàng.
Cuốn sách “Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam” của tác giả Lưu Trọng Lân viết: “Chúng ta hay hình dung tình huống hai quả đạn tên lửa (địch – ta) đang di chuyển ngược chiều nhau trong cùng một cánh sóng với tốc độ cực nhanh. Nếu người sĩ quan điều khiển “gạt” sớm một chút thì không diệt được máy bay. Còn nếu xử lý chậm một li thì đài radar trúng ngay Sơ rai. Điều này đòi hỏi người sĩ quan điều khiển phải hết sức bình tĩnh, dũng cảm để xử lý chính xác”.
Việt Nam vô hiệu hóa tên lửa AGM-45 của Mỹ thế nào?
Mưu trí, sáng tạo, biết khai thác tối đa điểm yếu của đối phương, bộ đội phòng không Việt Nam đã vô hiệu hóa thành công chiến thuật áp chế phòng không của Mỹ.
Vào năm 1965 khi Mỹ gia tăng các hoạt động leo thang đánh phá miền Bắc, số lượng
máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không mặt đất ngày càng trở nên nhiều hơn.
Để giảm tần suất máy bay bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không mặt đất Bắc Việt, Tướng Kenneth Dempster đã đề xuất sử dụng chiến thuật săn lùng và bắn hạ các trạm
radar cảnh giới của lực lượng phòng không Bắc Việt nhằm bịt “con mắt” theo dõi trên không này.
Chiếc F-4 Phantom được trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike cho nhiệm vụ săn lùng và tiêu diệt các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực của phòng không Việt Nam.
Những trạm radar này thường được sử dụng để cảnh giới phát hiện máy bay và dẫn đường cho tên lửa và
pháo phòng không bắn hạ các máy bay Mỹ. Nhiệm vụ này được đặt mật danh là Wild Weasel (
Chồn hoang), còn được gọi là chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD.
Để phục vụ cho chiến thuật này, Mỹ đã phát triển thành công một loại tên lửa không đối đất có khả năng tự dẫn đến nguồn phát sóng radar và tiêu diệt nó. Tên lửa được đặt tên là AGM-45 Shrike (bộ đội ta thường gọi là sơ- rai) còn được gọi là
tên lửa chống bức xạ hoặc tên lửa chống radar.
Tên lửa AGM-45 Shrike có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, chỉ cần hướng tên lửa đến nguồn phát bức xạ (sóng radar), đầu dò của nó sẽ tự dẫn tên lửa đến chổ mục tiêu và phát nổ với độ chính xác rất cao.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 48km, biến thể nâng cấp có tầm bắn khoảng 72km. AGM-45 trở thành vũ khí hiệu quả trong việc áp chế khả năng chiến đấu của lực lượng
phòng không Việt Nam
Vô hiệu hóa sơ-rai
Khi mới lần đầu xung trận, tên lửa AGM-45 đã tạo được bất ngờ và gây nhiều thiệt hại cho các đài radar cảnh giới và radar điều khiển hỏa lực của phòng không Việt Nam. Trong khi đó chúng ta gần như không nắm được tài liệu kỹ thuật nào về nguyên tắc hoạt động của tên lửa.
Những chiếc F-105G Wild Weasel với tên lửa AGM-45 Shrike đã trở thành một điển hình cho chiến thuật áp chế phòng không mà Không quân Mỹ thực hiện tại Việt Nam nhằm vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của phòng không Bắc Việt.
Khả năng đánh phá của tên lửa sơ-rai thậm chí còn gây nhiều hoang mang cho bộ đội radar, ngại mở radar phát sóng vì sợ tên lửa sơ-rai. Trong khi chưa tìm được điểm yếu của loại tên lửa này thì Việt Nam đã thu được chiến lợi phẩm là tên lửa sơ-rai còn nguyên vẹn từ chiếc F-4 bị bắn hạ.
Điểm yếu của loại tên lửa này nhanh chóng được các cán bộ kỹ thuật của Viện Kỹ thuật quân sự chỉ ra. Do hoạt động theo nguyên lý tự dẫn đến nguồn phát bức xạ nên chỉ cần tắt đài radar lập tức tên lửa sơ-rai bị mất phương hướng.
Mặt khác khi tên lửa sơ-rai được phóng đi nó hiển thị rất rõ trên màn hình radar, bằng sự mưu trí và dũng cảm, bộ đội radar và tên lửa sẽ căn cứ vào khoảng cách của sơ-rai so với đài điều khiển để tiếp tục phát sóng hay tắt máy để tên lửa mất mục tiêu. Trong trường hợp nếu tên lửa sơ-rai cách đài điều khiển còn xa mà tên lửa SA-2 của ta phóng lên đã gần mục tiêu thì sẽ tiếp tục điều khiển tên lửa đến mục tiêu sau đó mới tắt máy để vô hiệu hóa sơ-rai.
Từ đó về sau, tên lửa sơ-rai không còn đáng sợ như trước nữa, hiệu quả tác chiến của nó cũng giảm sút một cách nghiêm trọng. Lực lượng phòng không Việt Nam đã bảo toàn được khả năng chiến đấu tiếp tục bẻ gãy nhiều cuộc tập kích bằng đường không của Mỹ.
Vạch nhiễu tìm thù
Một chiến thuật áp chế phòng không khác mà Mỹ từng áp dụng tại Việt Nam là áp chế điện tử. Dùng các biện pháp gẫy nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực khiến các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực của Việt Nam không bắt được mục tiêu để dẫn bắn cho tên lửa phòng không SA-2.
Bằng sự mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, bộ đội phòng không Việt Nam đã vô hiệu hóa thành công chiến thuật áp chế phòng không của Mỹ,bảo toàn lực lượng chiến đấu, bẽ gãy nhiều cuộc tập kích đường không quy mô lớn của Mỹ.
Người Mỹ đã thiết kế một loại máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ này là E/A-6B, nó được trang bị đậm đặc các thiết bị điện tử cho nhiệm vụ gây nhiễu hệ thống radar cảnh giới, phá hoại tần số rãnh đạn của radar điều khiển hỏa lực.
Tuy nhiên, với sự thông minh, sáng tạo cùng quá trình mỗ xẽ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các hoạt động gây nhiễu của
Không quân Mỹ với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Bộ đội radar vẫn “vạch mặt” được kẻ thù trong cái mớ hỗn độn các loại nhiễu mà chúng gây ra.
Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 có thể coi là điển hình cho chiến thuật áp chế và chống áp chế hệ thống phòng không giữa Không quân Mỹ và lực lượng phòng không Việt Nam. Đây có thể coi là một trận đối đầu“siêu kinh điển” của chiến thuật SEAD và chống SEAD. Đến nay đã 40 năm trôi qua vẫn chưa có một chiến dịch không kích nào với quy mô đủ lớn để so sánh.
Trong khi Mỹ dồn tất cả những vũ khí hiện đại nhất của mình thời đó để áp chế bằng được khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không Việt Nam thì phía Việt Nam cũng tìm mọi cách để vô hiệu hóa chiến thuật này của Mỹ.
Song với sự thông minh sáng tạo, mưu trí, dũng cảm biết khai thác vào điểm yếu của đối phương, đánh vào những chỗ chúng không ngờ tới. Bộ đội phòng không Việt Nam đã bẽ gãy chiến thuật áp chế phòng không của Không quân Mỹ, đập tan cuộc tập kích đường không lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Chống nhiễu rãnh đạn SAM-2: Chiến công thầm lặng của đơn vị trinh sát nhiễu
ĐVO
Để có được chiến thắng vang dội trước cuộc tập kích bằng B-52 cuối tháng 12/1972, không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” của đơn vị trinh sát nhiễu.
Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012), Đất Việt đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Phan Thu – Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu để hiểu rõ hơn vai trò của người lính trinh sát nhiễu trong kháng chiến Mỹ:
- Sự ra đời của 'Đội nhiễu'
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ radar được ứng dụng rộng rãi trong quân sự, nhằm giúp lực lượng phòng không các nước phát hiện, cảnh báo và đánh trả các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả. Nhìn xa hàng chục, hàng trăm kilomet, báo sớm các cuộc tấn công và chỉ rõ mục tiêu để hỏa lực phòng không tiêu diệt. Do đó, radar được ví với 'mắt thần' của phe phòng phủ. Không chịu thua kém, phe tấn công tìm mọi biện pháp để bịt mắt, chọc mù những 'đôi mắt' thần này. Một trong những biện pháp đó là hoạt động gây nhiễu.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đế Quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu radar của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi bộ đội phòng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn.
Tất cả các loại radar của ta đều bị gây nhiễu bằng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Phía ta ghi nhận, nhiều trường hợp thủ đoạn gây nhiễu của địch làm trắng màn hiện sóng radar, không thể xác định được mục tiêu để chỉ điểm cho phòng không đánh trả.
Những thủ đoạn của địch đã làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa, trước tình hình đó đòi hỏi Quân chủng Phòng không – Không quân cần thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch.
Trước tình hình mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.
Ngày 10/1/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa radar từ các đơn vị quân chủng điều về.
Trang bị của Đội trinh sát nhiễu gồm có: máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu radar PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh.
- “Vạch mặt kẻ phá đám” SAM-2
Giai đoạn 1967-1968, để đối phó với đạn tên lửa của ta, máy bay Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 mở rộng tần số gây nhiễu sóng 10cm trùm qua rãnh đạn tên lửa, làm cho đạn tên lửa của ta mất điều khiển.
Thủ đoạn này của đối phương làm bộ đội tên lửa giảm đáng kể khả năng chiến đấu, đạn bắn lên rơi xuống đất rõ ràng không thể đối phó máy bay địch. Trước tình hình đó, Đội nhiễu khẩn trương vào cuộc nghiên cứu phân tích để tìm ra và khắc phục.
“Thật may, tháng 5/1967 bộ đội tên lửa phòng không đã bắn rơi một chiếc F-4C của Không quân Mỹ và chúng tôi thu được một máy gây nhiễu ALQ-71 khá nguyên vẹn. Đây là một chiến lợi phẩm rất quý, có nó chúng ta có thể giải đáp được nhiều vấn đề về chống nhiễu trong đội hình đối với các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ”, Trung tướng Phan Thu kể lại.
Nghịch lý chiến tranh Việt Nam: B-52 sợ khí tài Trung Quốc hơn của Liên Xô
(Soha.vn) - Người Mỹ rất tự tin khi đưa B-52 vào Việt Nam. Họ tưởng đã nắm hết được bí mật SAM-2 của Liên Xô hiện đại nhưng không ngờ lại bỏ quên mất Trung Quốc lạc hậu.
Mỹ bỏ quên khí tài lạc hậu của Trung Quốc
Khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ cho rằng, đối thủ lúc bấy giờ của B-52 không phải là tên lửa SAM-2 mà là máy bay MiG bởi mọi bí mật về tính năng kỹ thuật của SAM-2 đã bị Mỹ khai thác. Thế nên ngay từ đầu, chúng đã tập trung đánh tất cả các sân bay của chúng ta.
B-52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ rất lớn. Một chiếc B-52 có 15 máy phát nhiễu điện tử, mỗi tốp 3 chiếc là có 45 máy phát nhiễu. Đấy là chưa kể các nguồn nhiễu khác như: Nhiễu ngoài hạm tàu, nhiễu của các máy bay chuyên gây nhiễu từ xa, cùng với máy gây nhiễu của máy bay chiến thuật tạo thành một từ trường nhiễu tổng hợp chồng chéo, dày đặc và gây rất nhiều khó khăn cho bộ đội phòng không, không quân.
Hầu hết các đài radar của Việt Nam lúc ấy đều báo cáo rằng nhiễu rất nặng, không thể phát hiện được mục tiêu.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Radar FAN SONG điều khiển tên lửa của tổ hợp SAM-2
Radar bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST
Radar đo độ cao SIDE NET
Radar cảnh báo sớm KNIFE REST
Những thủ đoạn của địch đã làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi Quân chủng Phòng không – Không quân thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch.
Trước tình hình mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.
Ngày 10/1/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa radar từ các đơn vị quân chủng điều về.
Trang bị của đội trinh sát nhiễu gồm có: máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu radar PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh.
Tiểu đoàn trinh sát nhiễu được điều đi nhiều nơi để thu thập, nghiên cứu các thủ đoạn gây nhiễu của máy bay địch ở nhiều vị trí khác nhau trên đất nước, đặc biệt là ở chiến trường Quảng Trị. Qua quá trình thu thập và nghiên cứu, các cán bộ đã phát hiện ra một điều đặc biệt, máy gây nhiễu địch không gây nhiễu rãnh sóng 3cm.
Thực tế, không phải người Mỹ lơ là bỏ qua việc gây nhiễu ở dải sóng này. Trên B-52 có lắp một máy gây nhiễu ALR-18 hoạt động ở rãnh sóng 3 cm, nhưng loại máy này được dùng để đối phó với radar MiG-21, do đó, ăng ten gây nhiễu lại hướng về phía đuôi B-52. Vì vậy, không ảnh hưởng đến các radar dưới mặt đất.
B-52 có lắp máy gây nhiễu ALR-18 hướng về phía đuôi để gây nhiễu radar của MiG-21
Máy gây nhiễu rãnh đạn AN/ALQ-71 trên B-52
Máy phóng nhiễu giấy bạc kiểu rocket
Đối với Việt Nam, phát hiện này là vô cùng quý giá vì trong lực lượng phòng không của ta có trang bị một loại radar làm việc ở rãnh sóng 3cm, đó là đài radar bắt mục tiêu K8-60 thường dùng cho pháo cao xạ 57mm, do Trung Quốc chế tạo viện trợ cho ta. Đài K8-60 làm việc ở 2 rãnh sóng 10cm và 3cm.
Bộ khí tài KX lộ diện sau 40 năm bí mật
Với phát hiện trên, quân chủng phòng không không quân tìm cách ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2. Tháng 11/1971, các cán bộ trinh sát nhiễu cùng tổ cán bộ phòng nghiên cứu kỹ thuật đã đề xuất lên quân chủng dùng radar có bước sóng thích hợp đo ghép và truyền phần tử mục tiêu tới đài điều khiển tên lửa chống nhiễu B-52, bộ khí tài được gọi chung là KX.
Radar K8-60 của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi nhiễu của B-52
Pháo phòng không 57 mm được radar K8-60 chỉ thị mục tiêu
Tháng 2/1972, Bộ Quốc phòng chỉ thị đưa radar K8-60 phục vụ ở Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 274 lúc đó bố trí tại Quảng Bình. Sau khi lắp đặt xong, phòng nghiên cứu kỹ thuật bố trí một lực lượng ở lại theo dõi. Khi đó, Đội trưởng Phan Thu trực tại đài điều khiển tên lửa, đồng chí Hoàng Thế Kỳ trực tại KX cùng tham gia chiến đấu với Tiểu đoàn 89 để kiểm nghiệm lại khả năng bắt mục tiêu B-52, chống nhiễu và chống tên lửa Sơrai.
Kết quả, trong 2 tháng (22/2-6/4/1972), khí tài KX đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có 2 lần bắt được B-52 và 16 lần bắt được máy bay chiến thuật. Cự ly bắt được khoảng 40 km, có lần là 60 km, bám tự động chính xác 30 km. “
Tháng 11/1972, chúng tôi còn tiến hành một cuộc thử nghiệm nữa trước sự chứng kiến của Tham mưu phó Quân chủng Vũ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự Hoàng Đình Phu. Chúng tôi đã cho đài K8-60 và đài điểu khiển tên lửa cùng bám sát tự động vào một máy bay Il-28 và một MiG-21. Kết quả, phần tử mục tiêu của 2 đài radar đều khớp khít với nhau”, Trung tướng Phan Thu kể.
Sau các kết quả như vậy, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định cho triển khai đề tài cải tiến lắp vào 6 bộ khí tài S-75 Dvina (SAM-2) ở Hà Nội để chuẩn bị đánh B-52, tuy nhiên chỉ hoàn thành được 2 bộ. Do thời gian đã quá gấp gáp, dù đã có sự giúp đỡ của Z-119 (trực thuộc Tổng cục Hậu cần) nhưng quân chủng chỉ mới kịp triển khai được 2 bộ, kể cả bộ thử nghiệm được tháo ra từ Tiểu đoàn 89. Hai bộ khí tài được lắp cho Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 257 bố trí ở Nam sông Hồng và Tiểu đoàn 57 Trung đoàn 261 bố trí ở Bắc sông Hồng.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, Tiểu đoàn 57 đã tận dụng tốt thông báo phần tử mục tiêu từ radar K8-60 để đánh B-52. Trong trận đánh rạng sáng ngày 21/12, chỉ trong 10 phút, Tiểu đoàn 57 đã đánh một trận xuất sắc, bắn rơi 2 B-52 bằng 2 quả đạn S-75. Đặc biệt, ở Tiểu đoàn 79 đã bắn rơi một B-52 hoàn toàn bằng phương pháp so kim thống nhất phần tử với radar K8-60.
Thấy được hiệu quả của đài K8-60, sau ngày 25/12, Bộ Tư lệnh Quân chủng cho sử dụng toàn bộ đài K8-60 có trên địa bàn Hà Nội để bắt B-52. Nếu bắt được mục tiêu thì thông báo ngược về các sở chỉ huy trung đoàn, sư đoàn phòng không cho đến tận sở chỉ huy quân chủng. Cùng với các kinh nghiệm từ trận đánh trước, từ 26/12 trở đi cho đến khi kết thúc chiến dịch chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi ròn rã hơn.
Một điều thú vị, radar K8-60 có khả năng phân biệt B-52 với các loại máy bay cường kích, tiêm kích giả (tín hiệu nhiễu) B-52. Đó là do các đặc điểm riêng của tín hiệu phản xạ B-52 thu được trên K8-60. Ngoài ra, đài K8-60 còn có lợi thế là không bị Sơrai tấn công, do loại tên lửa đó chỉ nhắm vào rãnh 10cm đài tên lửa. Do đó, khí tài gần như thoát được sự chống phá điên cuồng của không quân chiến thuật Mỹ trong hoạt động chế áp điện tử.
Sau hơn 40 năm của 12 ngày đêm năm 1972, những bí mật đã được hé lộ. Người Mỹ đã nhận ra rằng cuộc chiến tranh nào cũng không phải là nơi trình diễn kỹ thuật hiện đại. Mà đó là chiến thắng của chính nghĩa, sáng tạo và lòng dũng cảm của con người.