[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel có dễ hủy diệt S-300 của Syria?

(ĐVO)- Israel từng bóng gió sẽ hủy diệt các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Syria trước khi được triển khai. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng với Israel.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al-Manar của Lebanon mới đây, Tổng thống Syria Bashar Al Assad tuyên bố nước này đã nhận những lô hàng tên lửa phòng không S-300 từ Nga. Ngoài ra, phía Nga sẽ tiếp tục chuyển giao cho Syria các tổ hợp tiếp theo.

Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga không trực tiếp xác nhận thông tin này song cũng úp mở rằng Nga tôn trọng và thực hiện các hợp đồng bán vũ khí cho Syria. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thậm chí còn thẳng thắn cho rằng việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Syria là yếu tố đảm bảo ổn định trong khu vực và chống can thiệp từ bên ngoài.
Tên lửa phòng không S-300
Truyền thông Nga, trong đó có tờ báo Kommersant cho biết tới thời điểm này Nga chưa cung cấp tên lửa S-300 cho Syria. Các lô hàng này sẽ được chuyển cho phía Syria từ quý II/2014 vì phải trải qua 6 tháng thử nghiệm nữa.

Trong khi đó, tờ Diyar của Lebanon thì cho biết phía Israel đã thành công trong việc thuyết phục Nga không bán S-300 cho Syria. Theo đó, đích thân Tổng thống Nga Putin đã đề nghị “bồi thường” cho phía Syria bằng việc cung cấp các loại vũ khí uy lực và hiệu quả khác, trong đó có các máy bay chiến đấu và trực thăng để chống lại lực lượng chống đối.

Tính xác thực về thông tin Syria nhận được S-300 hiện vẫn chưa rõ ràng, song Israel là một trong các bên tỏ rõ sự lo lắng nhất.
Thời gian qua, giới lãnh đạo Israel không ít lần bóng gió rằng sẽ hủy diệt các tổ hợp S-300 của Syria trước khi chúng được triển khai và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, nhiệm vụ của Israel không hề dễ dàng.
Lưới lửa của S-300 là thách thức đối với không quân Israel
Giới thạo tin cho rằng có ít nhất 2-3 tổ hợp S-300 phiên bản xuất khẩu PMU-2 đã được Nga cung cấp cho Syria. Mỗi tổ hợp này có từ 8-12 thiết bị phóng tên lửa, một xe radar dẫn đường, một xe chỉ huy với radar phát hiện và điều khiển hỏa lực. Mỗi tổ hợp có thể cùng lúc tiêu diệt tới 6 mục tiêu với 2 tên lửa “cho” mỗi mục tiêu.

Khả năng của S-300 là phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 300 km và tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa tối đa lên tới 200 km. S-300 thậm chí có thể đánh chặn các tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung. Các mục tiêu dù bay thấp 10 m hoặc ở tầm cao lên tới 27 km đều là “mồi” của S-300.

Để tiêu diệt các tổ hợp S-300 của Syria, Israel có thể sử dụng các máy bay chiến đấu như F-16 (Israel hiện có 300 chiếc loại này, trong đó có 100 chiếc phiên bản F-16I do Israel nâng cấp) và F-15E (25 chiếc).

Các máy bay của Israel được trang bị tên lửa diệt radar AGM-88 Harm do Mỹ sản xuất với tầm bắn chỉ đạt 106 km.

Trong khi đó, S-300 có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách lên tới 200 km. Như vậy, ngay khi máy bay Israel chưa kịp khai hỏa thì đã rơi vào tầm ngắm của S-300 và bị tiêu diệt trước. Ngoài ra chưa kể S-300 còn có khả năng hiệu chỉnh di chuyển chống tên lửa và gây nhiễu khiến máy bay Israel không thể tấn công.
Máy bay chiến đấu F-15E của Israel
Để khắc phục điều này, Israel có thể sử dụng đòn tấn công ồ ạt với số lượng máy bay áp đảo. Tuy nhiên, khi đó thiệt hại của Israel sẽ là không nhỏ. Giới chuyên gia nhận định Israel có thể mất từ 20-25 máy bay hoặc nhiều hơn nữa. Đây là điều không thể chấp nhận đối với dư luận ở Israel.

Ngoài S-300, Syria hiện còn có các vũ khí phòng không tầm thấp và tầm trung hiện đại, trong đó có khoảng 36 tổ hợp Pantsir-S1 mua của Nga từ năm 2006. Các tổ hợp phòng không này đủ khả năng đối phó với các tên lửa diệt radar của Israel trong phạm vi đảm trách. Hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của Pantsir-S1 cũng rất cao với 4 mục tiêu từ khoảng cách 20 km.
Một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Syria
Việc kết hợp S-300 với Pantsir-S1 sẽ giúp Syria tạo thành lá chắn khó có thể xuyên thủng.

Trong trang bị quân đội Israel hiện còn có tổ hợp tên lửa chiến thuật LORA do nước này tự sản xuất. Loại tên lửa này có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu từ khoảng cách 250 km. Israel có thể sử dụng LORA để tấn công các mục tiêu phòng không của Syria. Tuy nhiên, khả năng cơ động của S-300 và Pantsir-S1 mới là vấn đề chính đối với Israel.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc tiêu diệt các mục tiêu phòng không của Syria, Israel còn có nguy cơ bị phản đòn ngay trên sân nhà. Với tầm bắn hiệu quả lên tới 200 km, S-300 có thể kiểm soát hiệu quả 40-50% không phận Israel. S-300 cũng có khả năng kiểm soát hiệu quả không phận một số nước trong khu vực mà Israel có thể “nhờ vả” để tấn công Syria. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp Syria “nổi cáu”, các máy bay của Israel có thể bị đánh dập đầu ngay khi vừa cất cánh từ các sân bay.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201306/israel-co-de-huy-diet-s-300-cua-syria-2348138/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel đắc ý: Sớm nhất năm 2014 Syria mới có S-300

Thứ ba 04/06/2013 17:44
ANTĐ - Trang mạng “Rusnews” ngày 4-6 đưa tin, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Israel Moshe Ya'alon tuyên bố, hiện nay Syria chưa hề có bất cứ hệ thống phòng không S-300 nào.

Tin tức cho biết, hiện Israel vẫn đang thuyết phục Nga từ bỏ hợp đồng cung cấp S-300 cho Syria, các hệ thống tên lửa phòng không siêu hiện đại này có thể giúp Syria kiểm soát và phong tỏa toàn bộ không phận Israel khi cần thiết. Tuy vậy, trong điều kiện cuộc nội chiến ở Syria đang ngày càng trở nên khốc liệt, nó có thể lọt vào tay các phần tử khủng bố bất cứ lúc nào.
Nhà đương cục Israel cũng xác nhận, S-300 là một trong những hê thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nhưng Tel Avip cũng khẳng định hiện Damascus vẫn chưa nhận được các hệ thống này, nếu Nga vẫn kiên quyết giao các hệ thống S-300 cho Syria thì cũng phải tới năm 2014.

Tổ hợp phòng không S-300
Kênh 10 truyền hình Israel đã trích dẫn lời của Bộ trưởng Ya'alon nói rằng: Việc Nga có thể chuyển giao S-300 cho Syria vẫn làm chúng tôi lo lắng. căn cứ vào số liệu tình báo mới nhất chúng tôi thu thập được, trên lãnh thổ Syria hiện vẫn chưa có bất cứ hệ thống S-300 nào, nếu Nga vẫn cương quyết bán cho Syria thì cũng phải tới năm 2014 họ mới bàn giao được.
Tuần trước ông Ya'alon cũng tuyên bố: Hiện Nga vẫn chưa bàn giao S-300 cho Syria như Tổng thống Adssad đã tuyên bố, nếu các hệ thống này xuất hiện tại Syria, Israel biết cần phải áp dụng những biện pháp gì.
Theo một số nguồn tin từ Israel, Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Israel Yaakov Amidror đã tuyên bố trong một buổi họp báo: Israel không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để ngăn cản các hệ thống tên lửa phòng không S-300 được đặt vào vị trí sẵn sàng chiến đấu trong lãnh thổ Syria.
Khi đánh giá tình hình tại Syria, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon khẳng định, phe đối lập Syria đã nắm quyền kiểm soát tới 60% lãnh thổ nước này. Riêng tại thủ đô Damascus họ đã nắm quyền kiểm soát tới 4 khu vực.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)

Các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất cho ưu thế của tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại.

Việc sử dụng các máy bay chiến đấu với nhiều tính năng ưu việt mang lại khả năng kỳ diệu cho các quốc gia tấn công: có thể triển khai lực lượng quân sự, gồm cả phương tiện cơ giới vào chiến trường trong thời gian tính bằng giờ; hoặc chí ít là tấn công chính xác các mục tiêu trọng yếu từ tầm xa trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ hữu hiệu cho lục quân từ trên không...
Theo thời gian, hệ thống phòng không ngày càng phát triển với nhiều chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản ứng nhanh tầm gần... với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực lớn, đặc biệt khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau qua mạng lưới chia sẻ thông tin. Vì lẽ đó, nhiệm vụ quan trọng cho không quân là chế áp các tổ hợp phòng không của đối phương, tạo hành lang an toàn để thực hiện nhiệm vụ tiếp sau, thường được gọi là S/DEAD (Supression/ Destruction of Enemy Air Defense).

Thời kỳ đầu phát triển

Các chiến thuật S/DEAD manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến. Thời kỳ đó, hệ thống phòng không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên SEAD/DEAD chưa hình thành rõ rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng ném bom rơi tự do của những phi công giỏi.

Cuộc chiến thật sự giữa máy bay áp chế đường không và hệ thống phòng không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn trong chiến tranh Việt Nam, giữa các phi công Mỹ và Quân đội Nhân dân Việt Nam (người Mỹ gọi là NVA - North Vietnamese Army).

Cuộc chiến khốc liệt giữa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina), máy bay F-105, A-4, A-6 và tên lửa chống ra đa phòng không AGM-45 Shrike - là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (ra đa phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, ra đa phải liên tục phát sóng.

Kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã giúp giới quân sự phát triển nhiều kỹ thuật phòng không và áp chế đường không sau này.
Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike được phóng từ máy bay A-4 Skyhawk.
Tên lửa SA-2 (S-75 Dvina), vũ khí phòng không mạnh nhất của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tuấn Linh
Kỹ thuật áp chế phòng không đương đại.

Vào tháng 11/2009, không lực hải quân Mỹ chính thức bước được một bước tiến dài trong năng lực áp chế đường không: Bộ Quốc phòng Mỹ ký quyết định sản xuất hàng loạt máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler.

Hiện, không quân hải quân Mỹ đã nhận được 17 máy bay loại này và sẽ nhận tiếp 85 chiếc trong tương lai.

Máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh mới cho khả năng chế áp phòng không của hải quân Mỹ Mỹ hy vọng, với loại máy bay mới, họ sẽ đối phó được với các chiến thuật mới của hệ thống phòng không hiện đại là kỹ thuật “tắt” và “kết nối”.

Kỹ thuật S/DEAD tiêu diệt “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt ra đa) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ ra đa đối phương.

Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng không nhận dạng mục tiêu.

Kỹ thuật này khiến tên lửa chống ra đa mất khả năng “khóa” mục tiêu và công kích trượt. Đây không phải kỹ thuật cũ và không phức tạp, nhưng đã phát huy hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam, Iraq hay Balkan.Chèn nội dung box vào đây

Ngày nay, các hệ thống phòng không hiện đại được xây dựng dưới dạng mạng lưới. Qua đó, thông tin thu thập được qua ra đa hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink.

Điều này cho thấy, việc tiêu diệt một vài hệ thống ra đa để đánh quỵ khả năng phòng không của quân địch ngay từ loạt đạn đầu gần như không thể thực hiện.

Nhất là tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó.
Sự kết hợp của chiến thuật bật tắt ra đa hợp lý, những hệ thống phòng không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động (như S-300 PMU (SA-10 “Grumble”), S-300V (SA-12 Giant) hay S-400 Triumf (SA-21 Gargoyle)) và chiến thuật “Shoot and scoot” - bắn và chạy đã biến nhiệm vụ S/DEAD thành cơn ác mộng cho các phi công.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU với tầm bắn xa, độ chính xác cao và sức cơ động lớn là cơn ác mộng của mọi phi công thực hiện nhiệm vụ S/DEAD.
Để đối phó với những khó khăn này, hệ thống AN/ASQ-213 R7 HARM (High speed Anti Radiation Missile - Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) Targeting System (HTS - Hệ thống định vị mục tiêu cho HARM) có khả năng chống lại chiến thuật “bật - tắt” ra đa bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn ra đa ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu.

Loại tên lửa được sử dụng chính cho hệ thống AN/ASQ-213 R7 là tên lửa AGM-88 HARM. Từ khi được giới thiệu vào thời điểm giữa những năm 1980, AGM-88 đã rất nhiều lần ghi điểm.

AGM-88 HARM là loại tên lửa chống ra đa hàng đầu thế giới nhưng giá thành lại rất đắt đỏ.

Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM, mặc dù có hiệu suất khá cao nhưng giá thành của chúng khiến không phải ai cũng chấp nhận được.
Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ đã dùng 500 quả tên lửa AGM-88 HARM (chiếm 1/10 tổng số được trang bị). Với giá thành lên tới 200.000 USD/quả; chiến thuật này nhanh chóng vét sạch kho dự trữ tên lửa. Do đó, trong tương lai, nó sẽ được thay thế bằng chiến thuật khác hiệu quả hơn.

Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)

Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu

Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường.

Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km.

Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao).

Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM. “Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh.

Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010.

Tên lửa ALARM
Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM.

Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ.

Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM. Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp.

Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay.

Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88.

Thiết bị bay tác chiến không người lái
Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới.

Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”.
Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân.

Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục. Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD.

UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh). UAVs cũng được sử dụng rộng rãi để thu thập các thông tin tình báo phục vụ cho các nhiệm vụ S/DEAD. Những thông tin tình báo điện tử (ELINT-Electronic Intelligent) bao gồm tính năng, số lượng của ra đa cũng như thói quen hoạt động của trắc thủ.

Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng.

UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không. Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/201004/Chien-thuat-che-ap-phong-khong-hien-dai-ky-2-2286082/

Nhắc lại tí

Hệ thống S-300P gồm nhiều thành phần:



- Đài radar trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc. 36D6 có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ tương tự tên lửa ở độ cao 60m cách xa ít nhất 20km, độ cao 100m cách xa 30km.

- Đài radar trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6.

- Đài radar điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. 36N6 có thể cung cấp kênh điều khiển cùng lúc 4 tên lửa đánh chặn 4 mục tiêu, theo dõi đồng thời 24 mục tiêu.

- Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa sẽ bắn theo phương thẳng đứng.

Tất cả các thành phần đài radar và xe phóng đều được đặt trên xe vận tải bánh lốp hạng nặng, tính cơ động cao. Với khả năng đó, nó cho phép hệ thống đối phó có hiệu quả trước việc không quân đối phương phản đòn.

Nhà thiết kế Nga trang bị cho S-300P 4 loại đạn tên lửa từ tầm ngắn tới tầm xa gồm: đạn 5V55K (tầm bắn 47km); 5V55R (tầm bắn 90km); 5V55U (tầm bắn 150km); 48N6/E (tầm bắn 150km) và 48N6E2 (tầm bắn 195km).

Trong đó, hai loại đạn 48N6/E và 48N6E2 dùng công nghệ dẫn đường kiểu “track-via-missile” (TVM).

Nghĩa là, công nghệ dẫn đường cho tên lửa thông qua một kênh liên kết dữ liệu “uplink-downlink”. Dữ liệu của mục tiêu được đầu tự dẫn radar bán chủ động trên tên lửa truyền xuống đài radar mặt đất qua một kênh TVM. Trạm radar mặt đất sẽ tính toán, sửa chữa cuối cùng cho việc khóa mục tiêu. Dữ liệu sau đó được truyền ngược lại cho tên lửa thông qua kênh TVM. Việc sử dụng hệ khóa mục tiêu kiểu này có ưu điểm là độ chính xác cao.

Hệ thống S-300P được đánh giá là có khả năng kháng nhiễu mạnh, tác chiến tốt trong điều kiện đối phương gây nhiễu điện tử.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hiểu thêm về tên lửa phòng không Patriot PAC-3


2:44 PM, 07/04/2012
Một số quốc gia sử dụng tên lửa phòng không Patriot PAC-3, hy vọng sẽ là lá chắn hữu hiệu trong bảo vệ vùng trời. Khả năng thực tế của Patriot đến đâu, xin điểm qua những nét cơ bản về loại vũ khí nhiều kỳ vọng này.

Hiện nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan hay Đài Loan … (12 quốc gia và vùng lãnh thổ) đều sử dụng tên lửa Patriot để bảo vệ không phận.
Hiện Patriot có 200 bệ phóng trên toàn thế giới. Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.
Patriot ra đời để chống lại mọi loại máy bay tiên tiến cũng như các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến Mach 5, tương đương tốc độ 6.125 km mỗi giờ.
Tên lửa Patriot PAC-2 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.
Ý tưởng và ra đời từ năm 1964, chương trình phát triển tên lửa phòng không hiện đại Patriot bắt đầu với cái tên chương trình AADS-70S (Army Air Defense System for the 1970s), rồi SAM-D (Surface to Air Missile Development).
Năm1967, công ty Raytheon chính thức được chọn sản xuất hệ thóng tên lửa này. SAM-D được hoàn thành và bắn thử lần đầu vào năm 1969 và chính thức mang tên Patriot từ ngày năm 1976. Patriot là loại tên lửa phòng không qua thực tế đã bắn rụng tên lửa đạn đạo của đối phương . Năm 1991, trong chiến dịch "Bão táp sa mạc", tên lửa Patriot PAC-2 đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Arab Saudi và 40 % tên lửa bắn đến Israel.
Patriot PAC-3 được nâng cấp từ Patriot PAC-2 được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T ( Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.
Theo trang Boeing.com/defense-space,raytheon.com Patriot PAC-3 có mục tiêu lựa chọn trước khi đánh chặn, chọn mục tiêu tối ưu, hướng dẫn đồng bộ thiết bị đầu cuối để đảm bảo mục tiêu bị bắn hạ. Patriot PAC-3 có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot. Nó được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Các tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động cao. Mỗi xe phóng mang 4 tên lửa Patriot PAC-2 hoặc 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.
Patriot có thể được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khu vực và từng quốc gia… Nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.
Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq. Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m. Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu. Đó là lần thất bại đáng tiếc.
Theo thông tin từ 2005, Nhật Bản đặt mua 16 tên lửa Patriot PAC-3. Năm 2007, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng mua 9 xe phóng, 288 tên lửa PAC-3, Đài Loan cũng đặt mua 330 tên lửa Patriot PAC-3 cùng các bộ phụ tùng nâng cấp cho Patriot PAC-2…


http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Hieu-them-ve-ten-lua-phong-khong-Patriot-PAC3/20124/134588.vgp


Mỹ trình làng siêu tên lửa phòng không Patriot PAC-3 MSE


Đạn tên lửa PAC-3 MSE (thứ 2 từ trên xuống).​
MSE - Missile Segment Enhancement: tăng cường bộ phận tên lửa.

Cả 2 lần thử nghiệm đã diễn ra thành công tại Trung tâm White Sand, tên lửa PAC-3 MSE đã đánh chặn thành công mục tiêu giả định là một tên lửa đạn đạo.

Richard McDaniel, giám đốc chương trình PAC-3MSE cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục các thử nghiệm cho PAC-3 MSE ở độ cao lớn hơn, chống lại nhiều mục tiêu hơn. Chúng tôi mong muốn cung cấp các khả năng quan trọng để ứng phó với cuộc chiến không gian trong tương lai”.

PAC-3 MSE được trang bị một động cơ mạnh hơn, tăng cường lực đẩy. Vây ổn định lớn hơn, thay đổi cấu trúc khí động học để tên lửa linh hoạt hơn. Phần mềm kiểm soát bay mới, cảm biến tinh vi hơn, áp dụng công nghệ “hit-to-kill”(truy đuổi- đến- tiêu diệt) tiên tiến nhất thế giới. Ngoài ra, hệ thống còn được cải tiến hệ thống dẫn đường TVM (Track-via-missile, bám theo đạn). Các sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi tác chiến của tên lửa lên đến 50% so với PAC-3 nguyên mẫu.

Chương trình PAC-3 MSE cung cấp các tên lửa hiệu năng cao, có khả năng tác chiến tại các độ cao lớn hơn nhiều so với PAC-3, cho phép đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa cùng lúc từ máy bay, tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tên lửa đạn đạo liên lục địa.

PAC-3 MSE được bảo quản trong các ống phóng đơn nên có thể triển khai xen kẽ với PAC-3 trên xe phóng của Patriot hoặc sử dụng chung với hệ thống MEADS(*). PAC-3 MSE đã được chọn là tên lửa đánh chặn chính cho chương trình này.

Lockheed Martin cũng đã đề xuất một biến thể của PAC-3 MSE trang bị trên các máy bay tiêm kích như F-15C hoặc F-22, F-35, P-8A Poseidon.

Với thành công của việc thử nghiệm Patriot PAC-3 MSE, Mỹ tiếp tục duy trì lợi thế vượt trội trong xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia, kết với hệ thống đánh chặn tầm siêu cao THAAD, hệ thống chiến đấu Aegis, hệ thống phòng không tầm trung mở rộng đa quốc gia MEADS tạo nên một mạng lưới phòng không, phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia, nhiều tầng nhiều lớp, giúp Mỹ đối phó hiệu quả với các mối đe dọa từ trên không.

(*) MEADS - Medium Extended Air Defense System: Hệ thống phòng không tầm trung mở rộng. Dự án hợp tác quân sự giữa Mỹ, Đức và Italy nhằm nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm trung mở rộng mới, dần thay thế hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-2 đã lạc hậu.


Bệ phóng hệ thống Patriot PAC-3 của dự án MEADS.
Các hệ thống tên lửa được xây dựng trong chương trình MEADS cung cấp khả tác chiến vượt ra ngoài bầu khí quyển. Kết hợp với hệ thống radar, thông tin liên lạc đa quốc gia tạo nên mạng lưới phòng không diện rộng, giúp các quốc gia trong chương trình đối phó hiệu quả với các mối đe dọa từ trên không. Chương trình MEADS đã hoàn thành thiết kế quan trọng và đánh giá hệ thống trong năm 2010, các thử nghiệm tích hợp hệ thống bao gồm radar, bệ phóng, trung tâm kiểm soát, đang được thử nghiệm tại Trung tâm White Sand.

Tỷ lệ góp vốn của chương trình được phân chia như sau: Mỹ 58%, Đức 25%, Italy 17%.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/201103/My-trinh-lang-sieu-ten-lua-phong-khong-Patriot-PaC-3-MSe-2266187/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc “phát sốt” vì tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển của Ấn Độ

Thứ sáu 07/06/2013 09:23
ANTĐ - Tờ “Deccan Chronicle” của Ấn Độ ngày 04/06 cho biết, trong một cuộc phỏng vấn của báo giới, Tiến sĩ Bender - Tân chủ tịch của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cho biết, nước mày hiện đã phát triển thành công tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển.

Ông Bender cho biết, sang năm 2014, Ấn Độ sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) quốc nội cho thủ đô New Dehli, nâng cao năng lực đánh chặn toàn diện chống lại các tên lửa đạn đạo tấn công vào thủ đô New Dehli, bảo đảm an toàn cho thủ đô trước các cuộc tập kích từ trên không gian.
Sau New Dehli, tất cả các thành phố lớn của Ấn Độ đều được triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc nội này. Vị Tân chủ tịch của DRDO còn tiết lộ với báo giới, đây là hệ thống đánh chặn tên lửa 2 tầng độc nhất vô nhị khi sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn tầm cao và tầm thấp.
Mấy năm gần đây, Ấn Độ nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, tăng cường hợp tác công nghệ với một số cường quốc và tổ chức quân sự như: Nga, Israel, NATO... Hiện nay, cơ bản là Ấn Độ đã làm chủ được công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở các độ cao khác nhau và đã phát triển được 2 loại tên lửa đánh chặn trên và dưới tầng khí quyển.


Hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng có khả năng đánh chặn tên lửa cực tốt


1 loại được Ấn Độ thử nghiệm công khai cuối năm 2006 trên cả 3 phương tiện phóng trên không, trên biển và mặt đất. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn tên lửa đạn đạo trên tầng khí quyển (PAD). Loại thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đánh chặn tên lửa đạn đạo dưới tầng khí quyển (AAD).
Từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã liên tục tiến hành hơn 10 cuộc thử nghiệm 2 hệ thống này. Các quan chức Ấn Độ cho biết, đa số các lần thử nghiệm này đạt kết quả thành công mỹ mãn, có thể nói rằng Ấn Độ đã trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel độc lập nghiên cứu, làm chủ công nghệ và hoàn tất triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa.
Mỹ hiện đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao, đoạn cuối THAAD và Patriot suốt từ nam chí bắc. Các hệ thống đánh chặn tên lửa đoạn giữa, phóng từ mặt đất này sẽ bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên toàn lãnh thổ Mỹ. Còn Israel cũng đang triển khai 2 hệ thống đánh chặn tên lửa là Iron Dome và Arrow.


Mô hình đánh chặn tên lửa từ tàu chiến của Mỹ và một số đồng minh



Về phần Nga, tuy tiếng tăm của các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ không nổi như Mỹ nhưng về thực chất họ cũng không hề kém cạnh, thậm chí còn nhỉnh hơn cả Mỹ. Hiện họ đang bảo vệ Moscow và các tỉnh thành lớn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa cực mạnh được nghiên cứu dưới thời Liên Xô cũ là hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 “Amur”, A-235 “Самолет-М” kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến là S-300, S-400, sau này sẽ thêm S-500.
Triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại thủ đô và các thành phố lớn hiện đang là mục tiêu tối quan trọng của rất nhiều cường quốc quân sự trên thế giới và Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng Ấn Độ cũng không hề kém cạnh các cường quốc khi đã hoàn tất cả 2 hệ thống đánh chặn tên lửa trên và dưới tầng khí quyển.
Ngày 27/01/2013, Trung Quốc cũng tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ phóng trên mặt đất, đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa. Thế nhưng các chuyên gia Mỹ phân tích, hệ thống này của Trung Quốc còn xa mới so được với 2 hệ thống TMD và NMD của Mỹ, chặng đường hoàn thiện các hệ thống này sẽ còn rất dài.


Tất cả tên lửa đạn đạo Trung Quốc đều bị vô hiệu hóa



Nếu sang năm 2014, Ấn Độ hoàn tất triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì người Trung Quốc lại phải nhìn đối thủ đi trước một bước. Ấn Độ đang ngày càng trở thành một đối trọng không hề kém cạnh Trung Quốc. Sau khi đã rất lo lắng về sự phát triển vũ bão của hải quân và không quân của New Dehli, giờ Bắc Kinh lại thêm một nỗi ưu phiền nữa.
Trung Quốc đang lo lắng, với khả năng đánh chặn trên tầng khí quyển từ các phương tiện trên không, trên biển và mặt đất, tất các các loại tên lửa đạn đạo của họ sẽ bị Ấn Độ vô hiệu hóa, thậm chí nếu xảy ra chiến tranh thì tất cả các vệ tinh đều có thể sẽ bị phá hủy. Lúc đó toàn bộ các phương tiện tác chiến và vũ khí công nghệ cao dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc sẽ trở thành vô dụng.

Mỹ: Tàu chiến Nga chở tên lửa S-300 đến Syria

(ĐVO)-Giới chức Mỹ tin rằng một số thành phần của hệ thống S-300 dành cho chính quyền Tổng thống Syria đã được 3 chiếc tàu đổ bộ của Nga di chuyển

Theo CNN, quan chức Lầu Năm Góc cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi ba con tàu này kể từ khi chúng rời cảng ở Nga vài ngày trước đây. Vệ tinh do thám Mỹ phát hiện một số container lớn trên ba con tàu.

Tình báo Mỹ tin rằng ba tàu Nga đang vận chuyển các thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không S-300 và một số loại vũ khí khác tới cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên phía Mỹ không phát hiện máy bay trực thăng trên ba con tàu này. Trước đó chính quyền Syria cũng nhiều lần công khai bày tỏ mong muốn mua trực thăng chiến đấu.

Tàu đổ bộ của Nga. Ảnh minh họa.
Trong thời gian qua, Mỹ và Israel đã nhiều lần kêu gọi Nga không bán hệ thống tên lửa S-300 cho Syria. Lá chắn phòng không hiện đại này sẽ giúp Syria dễ dàng bắn hạ máy bay hoặc tên lửa xâm phạm không phận nước này. Khi đó, việc lập vùng cấm bay ở Syria sẽ rất khó khăn.

Theo phía Mỹ, với hệ thống S-300 không quân Syria sẽ đủ sức bắn hạ máy bay Mỹ, Israel, NATO… nếu các nước này muốn can thiệp quân sự vào Syria. Phía Israel cũng lo ngại tên lửa S-300 có thể rơi vào tay nhóm Hezbollah ở Libăng.

Các quan chức Mỹ cũng thông tin thêm về việc họ không phát hiện thấy bất kỳ máy bay trực thăng quân sự nào được đưa lên tàu, mặc dù có thông tin cho rằng Syria đang muốn mua thêm chúng.

Bệ phóng tên lửa S-300 của Nga - Ảnh: Gobal Security
Trong những ngày qua, Mỹ đã triển khai thêm lực lượng quân sự tại khu vực. Giới quan sát cho rằng đây là động thái dọn đường cho một cuộc can thiệp quân sự. Hiện các khẩu đội tên lửa Patriot và máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ đã lên đường đến Jordan.

Trong hai tuần tới, tàu sân bay Mỹ USS Eisenhower cũng sẽ được triển khai đến khu vực.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ dùng máy bay nào để vô hiệu hóa S-300 của Syria?

(ĐVO) - Đối với cuộc chiến Syria, có lẽ Mỹ phải sử dụng đến máy bay thế hệ thứ 5 để áp chế hệ thống S-300, theo Loren Thompson chuyên gia độc lập trong lĩnh vực an ninh vừa có bài viết trên Tạp chí Forbes.

Cũng theo Loren Thompson, Mỹ và đồng minh có thể áp đặt một vùng cấm bay trên bầu trời Syria, như cách mà họ đã làm trước khi thực hiện cuộc tấn công vào Libya và Iraq.

Khả năng này sẽ nâng tầm quan trọng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Hiện nay, Mỹ và các nước đồng minh đang sở hữu đa phần là các chiến đấu cơ thế hệ trước, có thể bị tên lửa phòng không của Syria có thể bắn hạ bất cứ lúc nào.

Mười năm qua Lầu Năm Góc chỉ đương đầu với phong trào Taliban, một tổ chức không hề có hệ thống phòng không và không quân.

Hiện nay, trọng tâm của các kế hoạch quân sự được dịch chuyển sang các nước có hệ thống phòng không tích hợp như Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Syria.

Khi đó, những máy bay chiến đấu siêu âm cơ động của Hoa Kỳ có lẽ sẽ trở thành “bia tập” chính của hệ thống phòng không của đối phương. Mỹ và đồng minh có thể bị “thảm bại” ở Syria nếu nước này sớm có được vũ khí phòng không tiên tiến của Nga, hệ thống tên lửa phòng không S-300.

S-300 được thiết kế để bắn hạ bất kỳ các vũ khí chiến thuật đường không truyền thống nào của phương Tây. Theo các chuyên gia, với những thiết bị tác chiến điện tử hiện có, Mỹ và đồng minh khó có thể vô hiệu hóa hệ thống S-300.
Tàng hình cơ thế hệ 5 F-22 của Mỹ Trong cuộc chiến chống lại Syria, có lẽ là bất khả thi khi sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hoặc tên lửa hành trình để tiêu diệt các tên lửa phòng không cơ động, mà nhiều khả năng có thể biến thành “miếng mồi ngon” của chúng.

S-300 là hệ thống vũ khí có khả năng cơ động rất cao, thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất có 5 phút, do đó để tiêu diệt được hệ thống này cần phải có những máy bay chiến đấu có người lái để có thể xử lý được những thông tin “luôn thay đổi”.

Ngoài ra, máy bay tham chiến phải sở hữu những khả năng sống sót cao nếu như không muốn làm “mục tiêu giả”, bởi vì S-300 có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, đồng thời tiêu diệt hàng chục trong số đó với khoảng cách hàng trăm dặm.

Và một ý tưởng nẩy sinh là phải sử dụng chiến đấu cơ thế hệ thứ năm cho cuộc chiến ở Syria. Các máy bay thế hệ thứ năm sở hữu khả năng chiến đấu cao, công nghệ tàng hình tiên tiến khiến chúng khó bị phát hiện, động cơ và vật liệu mới cho phép chúng có khả năng cơ động hơn, hệ thống cảm biến tiên tiến giúp các phi công kiểm soát tình huống xung quanh một cách toàn diện.

Điều đó cho phép phi công của Hoa Kỳ có thể nhìn thấy đối phương, trong khi đó đối phương lại bị “che mắt”.

Theo Loren Thompson, ngay cả khi bị đối phương tóm được, với khả năng tàng hình trước radar và siêu cơ động, máy bay thế hệ thứ năm sẽ làm cho đối phương rất khó theo dõi và nhắm bắn. Với công nghệ tàng hình tiên tiến kết hợp với vũ khí có độ chính xác cao và khả năng kiểm soát tình huống tốt sẽ giúp cho máy bay có thể chế áp được hệ thống phòng không đối phương trong một vài ngày.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, máy bay đáp ứng những điều kiện của cuộc chiến Syria chỉ có chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất của Không lực Hoa Kỳ F-22 với số lượng 185 chiếc.

Còn máy bay thế hệ thứ 5 tương lai và tốn kém nhất lịch sử là F-35 vẫn chưa thể tác chiến.

Theo kế hoạch, F-35 sẽ được biên chế trong lực lượng Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ trong tương lai với giá cả “phải chăng”, mặc dù không có khả năng siêu cơ động như F-22, nhưng trong một số lĩnh vực thiết bị điện tử nó vượt trội so với người tiền nhiệm.
Chỉ có điều, F-35 chưa thể đi vào phục vụ trước năm 2015. Như vậy, trong tương lai gần, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn hệ thống phòng không của Syria có lẽ phải có sự hỗ trợ của các máy bay thế hệ thứ tư.

Quân đội Mỹ, nhất là lực lượng Hải quân đã rất nỗ lực để nâng cấp máy bay thế hệ thứ tư để có đủ khả năng đối phó với hệ thống phòng không tích hợp. Một trong số đó là máy bay trên boong F/A18 Super Hornet, được trang bị một số công nghệ tàng hình kết hợp với tiện nghi tác chiến điện tử hiện đại và chiến thuật tiên tiến có thể đối phó một cách hiệu quả với những mối hiểm họa đương thời. Nhưng không may, không có cách nào để biến những máy bay thế hệ thứ tư thành những máy bay thế thứ năm về kỹ thuật tàng hình.

Trong ngắn hạn, có thể phải sử dụng những máy bay thế hệ trước có giá thành phải chăng hơn nhưng chúng lại không sở hữu một số tính năng ưu việt của F-35. Vấn đề là trên chiến trường như ở Syria, chúng có thể biến thành “bia tập” cho đối phương.

Một tin tốt cho Lầu Năm Góc là Syria chưa thể sở hữu hệ thống S-300 của Nga trước cuối năm nay (theo giới truyền thông) và sẽ mất một ít thời gian để phía Syria triển khai các hệ thống này. Còn tin không vui là công nghệ phòng thủ tiên tiến kiểu S-300 trong tương lai gần có thể xuất hiện ở một số quốc gia đối đầu với Mỹ và đồng minh như Triều Tiên, Iran và Syria có xuất xứ từ Nga hoặc Trung Quốc “sao chép”.

Một số những người nhiệt thành với Không quân Hoa Kỳ toan tính rằng, Lầu năm Góc nên mua thêm F-22 thay vì đình chỉ sản xuất chúng vào năm 2009 theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và cung cấp kinh phí cho chương trình máy bay thế hệ thứ năm tốn kém và trì trệ như F-35, nhất là lúc “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay.

Xem thêm:

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201305/Sieu-mat-than-bat-may-bay-tang-hinh-cua-VN-906079/
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/616280/Mat-than-Kolchuga-giup-Viet-Nam-khong-bi-bat-ngo-tpol.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
có nhẽ nào Mỹ nó cản S-300 vì sợ f-22 bị s-300 làm thịt
tránh dẫm phải vết xe đổ của máy cày đất F-117
chỉ 1 cái f-22 bị bắn rơi là sẽ kéo theo cả đống thế hệ 5 và 6 của Mỹ xuống mồ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu tên lửa PAC-3 MSE đánh chặn thành công 2 mục tiêu

(Soha.vn) - Siêu tên lửa PAC-3 MSE do tập đoàn Lockheed Martin phát triển đã phát hiện và tiêu diệt thành công 2 mục tiêu khác nhau trong cuộc thử nghiệm vào ngày 6/6 tại bãi thử tên lửa White Sands Missile, New Mexico (Mỹ).

Tên lửa PAC-3 MSE đầu tiên sẽ đảm đương nhiệm vụ đánh chặn một mẫu mô phỏng tên lửa đạn đạo chiến thuật (TBM), trong khi tên lửa thứ 2 sẽ thực hiện nhiệm vụ dự phòng trong trường hợp tên lửa đầu tiên thất bại và tên lửa thứ 3 thực hiện sứ mệnh đánh chặn một tên lửa hành trình BQM-74.
Trong quá trình thứ nghiệm, tên lửa đánh chặn đầu tiên đã phá hủy mục tiêu và tên lửa thứ 2 sau đó đã tự phá hủy theo kế hoạch. Tên lửa PAC-3 MSE thứ 3 cũng đã phá hủy thành công tên lửa mục tiêu BQM-74.

Tên lửa PAC-3 MSE khai hỏa​

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thử nghiệm khả năng tiêu diệt đa mục tiêu của tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE. Cuộc thử nghiệm này là lần kiểm tra cuối cùng những dữ liệu cần thiết trước khi thiết kế cấu hình cho PAC-3 MSE và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn sản xuất”, Richard McDaniel, phó giám đốc chương trình PAC-3 của tập đoàn Lockheed Martin, cho biết.
PAC-3 MSE, được nâng cấp từ phiên bản PAC-3, là loại tên lửa phòng không và đánh chặn tiên tiến nhất và đáng tin cậy trên thế giới, với khả năng đánh bại mục tiêu đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không.
Hệ thống phòng không PATRIOT của Mỹ được tăng sức mạnh đáng kể nhờ được trang bị hai loại tên lửa PAC-3 MSE và PAC-3. Bởi vì hệ thống này có thể mang được cùng lúc 16 tên lửa PAC-3 hay 12 tên lửa PAC-3, trong khi nó chỉ có thể mang cùng lúc 4 tên lửa thế hệ cũ PAC-2.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp phòng không mới của Nga có thể diệt gọn F-16

(ĐVO)- Nga vừa chính thức giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Sosna tại một hội thảo về phát triển lực lượng phòng không tại Smolensk.

Hãng tin Itar-Tass của Nga dẫn lời Trung tướng Alexandr Leonov, Tư lệnh lực lượng phòng không Lục quân Nga cho biết hội thảo này được tổ chức tại Học viện phòng không Vacilevsky ở Smolensk. Hội thảo bàn các quan điểm của Bộ Quốc phòng Nga cũng như các đơn vị thiết kế, chế tạo và thử nghiệm về trạng cũng như khả năng sản xuất các mẫu vũ khí mới và ứng dụng chúng cho nhiệm vụ phòng không.
Tổ hợp tên lửa phòng không Sosna Hội thảo ở Smolensk thể hiện tầm quan trọng khi có sự tham dự của Tham mưu trưởng quân đội Nga, Trung tướng Sergei Istrakov, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Frants Klintsevich, các đại biểu đến từ 42 nhà sản xuất, 26 trường đại học, 19 đơn vị thiết kế, các viện nghiên cứu thử nghiệm, các tướng lĩnh lực lượng phòng không và không quân của các quân khu Nga, đại diện Bộ Quốc phòng Nga và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Belarus. Hội thảo kết thúc ngày 7/6 vừa qua.

Trong khuôn khổ hội thảo này, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã tổ chức một cuộc triển lãm các mẫu vũ khí với các phiên bản khác nhau như Tor-M2 bánh hơi và bánh xích cùng nhiều mẫu vũ khí mới.
Trong số đó phải kể tới tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Sosna. Trung tướng Leonov cho biết tổ hợp này chưa từng trải qua thử nghiệm cấp quốc gia nên cần tiếp tục thảo luận về khả của nó trước khi đi đến quyết định đưa vào trang bị cho quân đội.
Tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10 được coi là "tiền thân" của Sosna
Các nhà chế tạo Sosna cho biết tổ hợp này có khả năng bảo vệ các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân, trước các phương tiện tấn công và trinh sát đường không của đối phương.
Sosna có thể hoạt động hiệu quả cả ban ngày và ban đêm trong điều kiện bị gây nhiễu nhân tạo và tự nhiên.

Những thông tin chính thức cho biết Sosna có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, trong đó có các loại tên lửa có cánh trong phạm vị 10km và tầm cao tối đa 5km.
Vũ khí chính của tổ hợp là 12 tên lửa chính xác Sosna-R với tốc độ bay tối đa 900 m/s (máy bay F-16 của Mỹ có tốc độ tối đa 300 m/s, máy bay cường kích A-10 có tốc độ tối đa 200 m/s). Sosna có hệ thống điều khiển quang điện tử và mẫu giới thiệu được đặt trên khung gầm bánh xích.

HỆ THỐNG PHÁO/TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TUNGUSKA-M1

Posted by dobepxachtay ⋅ Tháng Bảy 10, 2011 ⋅ Để lại phản hồi

HỆ THỐNG PHÁO/TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TUNGUSKA-M1

Nhiệm vụ
Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Tunguska-M1 gồm các tổ hợp vũ khí phòng không di động tầm ngắn tiên tiến có khả năng chiến đấu ngay trong hành tiến, dừng ngắn hoặc tại trận địa cố định, được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không bảo vệ các mục tiêu cố định và lực lượng chiến đấu mặt đất trong khi tiến hành mọi loại hình tác chiến nhằm chống lại các phương tiện chiến đấu đường không như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang (đang bay treo hoặc vọt ra từ phía sau vật che khuất), các phương tiện tiến công đường không tầng thấp khác, cũng như các phương tiện chiến đấu mặt đất và mặt nước của đối phương.
Cấu hình:
Hệ thống Tunguska-M1 bao gồm các tổ hợp khí tài chiến đấu, khí tài bảo đảm chiến đấu và huấn luyện.
Tổ hợp khí tài chiến đấu gồm:
• Các xe phòng không tự hành 2S6M1;
• Các đạn tên lửa phòng không 9M311-1M chứa sẵn trong 8 ống mang phóng trên mỗi xe phòng không tự hành
• Cơ số đạn pháo phòng không 30mm.
Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu gồm:
• Khí tài sửa chữa, bảo đảm chiến đấu cho tổ hợp xe phòng không tự hành và kiểm chỉnh đồng bộ đạn tên lửa;
• Phương tiện chuyên chở, xếp dỡ và bảo quản đạn tên lửa và đạn pháo phòng không;
• Bộ linh kiện, phụ tùng sửa chữa và thay thế cho các cấu phần của hệ thống.
Thông số kỹ thuật cơ bản (tổ hợp xe phòng không tự hành):
Cự ly trinh sát mục tiêu tối đa của đài nhìn vòng trên xe (m): 18.000
Vùng hỏa lực của pháo phòng không (m) :
- Độ cao: 0 – 3.000
- Tầm: 200 – 4.000
Vùng hỏa lực của đạn tên lửa (m):
- Độ cao: 15 – 3.500
- Tầm: 2.500 – 10.000
Cơ số đạn trên xe (đạn pháo/đạn tên lửa): 1.904 / 8
Cỡ nòng pháo phòng không (mm): 30
Số lượng pháo phòng không nòng kép trên xe (khẩu pháo): 2
Tốc độ bắn chiến đấu của toàn bộ tổ hợp pháo (viên/phút): tới 5.000
Tốc độ của mục tiêu bị xạ kích (m/giây): 500
Thời gian sẵn sàng xạ kích từ thời điểm phát hiện mục tiêu (giây): dưới 10
Cự ly tối đa tiếp nhận tham số mục tiêu từ xe chỉ huy/trinh sát (km): tới 5
Thời gian triển khai/thu hồi (phút): không quá 5
Khối lượng đủ tải của xe tự hành (tấn): không quá 35
Kíp chiến đầu (người): 4
Giá bán ước tính: US$ 17.500.000
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp Palas


Trang bị hỏa lực mạnh cho phép 1 hệ thống Palas có khả năng thực hiện phòng không nhiều tầng và tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu.



- Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Palas (phiên bản xuất khẩu là Palma) của Nga có chức năng phòng không tầm thấp, được trang bị cho các cụm tàu và tàu riêng lẻ. Palas có thể tiêu diệt các máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái và các tên lửa đối hạm của đối phương.

Palas là sự kết hợp của các tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Kortik và Chiến bào-S1 cùng pháo phòng không tự động 30 mm AO-18KD.
Ngoài ra, nó còn được trang bị các tên lửa có điều khiển 9M337 Sosna-R. Tổng lượng dự trữ hỏa lực của Palas lên tới 8 tên lửa phòng không và khoảng 1.500 đạn pháo phòng không. Trang bị hỏa lực mạnh cho phép 1 hệ thống Palas có khả năng thực hiện phòng không nhiều tầng và tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu.

Hệ thống điều khiển tên lửa 9M337 Sosna-R

Tên lửa có điều khiển 9M337 Sosna-R sử dụng sử dụng tín hiệu điều khiển vô tuyến trong giai đoạn xuất phát. Sau đó trong giai đoạn hành trình, tên lửa này được điều khiển bằng tia lade. Hệ thống điều khiển gồm các bộ phận: Rada dẫn đường 3S99; Hệ thống điều khiển tác chiến 3V89; Hệ thống ổn định thủy lực 3A99 Delta.

Palas được trang bị các trạm điều khiển quang-điện tử Sar kết hợp với các trạm điều khiển quang-truyền hình, máy đo khoảng cách lade và các kênh dẫn đường tên lửa có điều khiển lade.

Rada 3S99 có tổng khối lượng 3,5 tấn, góc điều khiển phương vị 178 độ, khoảng cách tối đa có thể bắt được mục tiêu ở chế độ theo dõi tự động là 15 km. Riêng đối với máy bay chiến đấu là 16-30 km, trực thăng là 10-14 km, tên lửa có cánh 8-12 km, các mục tiêu thiết giáp mặt đất là 8 km.

Hệ thống phóng tên lửa

Palas được trang bị 8 tên lửa với hệ thống phóng 3S89 và hệ thống ổn định thủy lực 3A99 Delta kết hợp hệ thống điều khiển 3V89. Tổng khối lượng của hệ thống này lên tới 6,9 tấn. Mỗi tên lửa 9M337 có 2 tầng, sử dụng nhiên liệu phóng thế hệ mới. 9M337 dài 2,317 m. Đường kính tầng 1 là 130 mm, tầng 2 là 72 mm.

Mỗi quả 9M337 nặng 26 kg, trong đó khối lượng của tầng 2 là 8,6 kg, khối lượng đầu đạn là 5 kg với kiểu đầu đạn xuyên phá sử dụng ngòi nổ lade không chạm.

Tầm bắn hiệu quả của 9M337 là 8 km với tốc độ bay tối đa 1.200 m/s.

Bộ phận pháo của tổ hợp Palas

Hệ thống pháo AO-18 của Palas có tầm bắn từ 200-4.000 m. Tốc độ đạn pháo đạt 1.100 m/s. Tốc độ mảnh đạn sau khi nổ là 940 m/s. Tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phut (2 khẩu). Tầm cao tối đa có thể vươn tới là 3.000 m. Thời gian phản ứng 3-5 s.

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Palas được trang bị cho các chiến hạm của Hạm đội biển Đen từ tháng 12/2007. Hệ thống này hiện là loại vũ khí quan trọng của Hải quân ven bờ và lực lượng lục quân Nga.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Palas và tên lửa 9M337 Sosna-R Palas được trang bị cho chiến hạm R-60
Bộ ổn định thủy lực của Palas Modun Sar Hệ thống anten phân biệt “địch-ta”
Palas được bố trí trên bờ tại Krum năm 2008. Phiên bản xuất khẩu Palma
Tên lửa 9M337 Sosna-R
Palas trên R-60 năm 2008 Chiến hạm tên lửa R-60 với Palas tại quân cảng Pheodosi
R-60 với Palas tại Sevastopol R-60 với Palas trong lễ duyệt binh tại Sevastopol
http://kienthuc.net.vn/doc-30s/201005/To-hop-phao-ten-lua-phong-khong-tam-thap-Palas-328082/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Nhược điểm chết người” của tên lửa HQ-12 Myanmar


(Kienthuc.net.vn) - Bệ phóng hệ thống tên lửa đối không tầm trung – xa HQ-12 mà Myanmar mua từ Trung Quốc mắc “lỗi nguy hiểm”.




Hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung – xa HQ-12 (biến thể xuất khẩu gọi là Khải Sơn 1 hay là KS-1) được phát triển bởi Tập Công nghiệp Hàng không Không gian Giang Nam (Trung Quốc).


HQ-12 ra đời nhằm thay thế cho hệ thống tên lửa đối không HQ-2 lỗi thời. Dự án được khởi động từ những năm 1980, bắt đầu thử nghiệm năm 1989 và xuất hiện lần đầu tại Triển lãm Hàng không Paris 1991.

Hệ thống tên lửa HQ-12 khai hỏa trong tập trận.​
Hệ thống HQ-12 gồm 2 thành phần chính gồm: 4 bệ phóng cơ động (8 đạn trên bệ phóng) và đài radar bắt mục tiêu/điều khiển hỏa lực SJ-202. Ngoài ra còn các thành phần hỗ trợ như xe tiếp đạn (18 đạn dự trữ), sửa chữa, hậu cần.


Trong đó, SJ-202 là đài radar mạng pha 3D đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế để theo dõi, bắt mục tiêu và dẫn đường tên lửa tấn công. SJ-202 đạt tầm trinh sát 115km, theo dõi tầm 80km và dẫn đường tên lửa ở tầm 50km. Hệ thống radar được quảng cáo là có khả năng dẫn đường cho 2 tên lửa cùng tấn công 1 mục tiêu, tăng khả năng kháng nhiễu điện tử.


Hệ thống radar này được thiết kế chủ yếu để bắt mục tiêu máy bay có cánh cố định và trực thăng, nhưng nó cũng được cho là có khả năng hạn chế trong bắt mục tiêu tên lửa hành trình.

Bệ phóng HQ-12 với ray phóng kỳ cục, nguy hiểm.​
Đạn tên lửa dùng cho hệ thống HQ-12 dài 5,6m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 1,2m, trọng lượng 886kg, lắp đầu đạn nặng 100kg. Đạn sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép cho phép đạt tầm bắn từ 500m tới 25km, tầm bắn xa từ 7-42km.


Vấn đề của HQ-12 nằm ở cơ cấu bệ phóng, theo đó phần đạn tên lửa được treo dưới ray phóng (thay vì nằm phía). Cách bố trí này gây nhiều khó khăn cho quá trình khởi động tên lửa. Trong chiến đấu, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi hệ thống treo bung ra, nếu không quả đạn sẽ rơi ngay trên đầu bệ phóng. Đây thực sự là “nhược điểm chết người” của HQ-12.


Việc tái nạp tên lửa cũng gặp rất nhiều khó khăn, không rõ tại sao Trung Quốc lại thiết kế HQ-12 với cơ cấu phóng kỳ lạ như vậy.


Sau này, Trung Quốc nỗ lực khắc phục điểm yếu này và cho ra đời biến thể KS-1A hiện đại hơn. Biến thể trang bị đạn tên lửa cải tiến đạt tầm bắn tới 50km, đặc biệt quả đạn đặt trong ống phóng. Với cách bố trí này, nếu khởi động không thành công thì người Trung Quốc cũng không lo quả đạn rơi ngay xuống nóc bệ phóng di động.

Radar mạng pha H-200 của hệ thống KS-1A.​
Biến thể KS-1A cũng kết cấu tương tự HQ-12 (hay là KS-1) gồm đài radar và 4 bệ phóng di động. Trong đó, KS-1A sử dụng hệ thống radar mới H-200, được cho là sao chép theo mẫu radar mảng pha AN/MPQ-53 của Mỹ. H-200 cung cấp khả năng khả năng, phát hiện, theo dõi, bám bắt, nhận dạng bạn thù, dẫn bắn hiệu quả hơn cho tên lửa.


Radar H-200 có tầm trinh sát mục tiêu ở cự ly tối đa 120km, và theo dõi chặt chẽ mục tiêu ở khoảng cách 90km, phát hiện được các mục tiêu có diện tích phản xạ RCS từ 2m2 trở lên. H-200 có khả năng theo dõi chặt chẽ 3 mục tiêu, giám sát 3 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa cùng lúc.


Tuy nhiên, biến thể này dường như vẫn chưa được chấp nhận phục vụ trong lực lượng phòng không Trung Quốc. Trong một số cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc, người ta vẫn chỉ thấy sự xuất hiện của HQ-12 thế hệ cũ với bệ phóng không an toàn.


Hiện tai, vẫn chưa có thông tin rõ ràng việc Quân đội Myanmar lựa chọn biến thể xuất khẩu KS-1 ban đầu hay biến thể KS-1A hiện đại hơn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp tên lửa Trung Quốc HQ-9: Đứa "con lai" Nga-Mỹ

Trung Quốc đã kết hợp công nghệ Nga-Mỹ để tạo nên đứa "con lai": tổ hợp tên lửa Hồng Kỳ-9 (HQ-9). Đây là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

HQ-9 được phát triển bởi học viện Công nghệ Quốc phòng thuộc Tổng công ty Khoa học & Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc.

HQ-9 đang phục vụ cả trong lực lượng phòng không mặt đất củng như trong lực lượng hải quân của quân đội Trung Quốc.
Tổ hợp này được thiết kế để tham chiến với nhiều mục tiêu như máy bay có cánh cố định, trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao. Hơn thế, HQ-9 có khả năng trong việc chống lại tên lửa đạn đạo. Hệ thống này đang phục vụ cả trong lực lượng phòng không mặt đất cũng như trong lực lượng hải quân của quân đội Trung Quốc.
Sao chép Mỹ không thành lại nhờ đến Nga
Tổ hợp tên lửa đối không HQ-9 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo vào những năm 1980. Ban đầu nó phát triển dựa theo hệ thống tên lửa đối không Patriot của Mỹ thông qua một bên thứ ba.
Theo đó, tên lửa được thiết kế để phóng trong các ống phóng container hình hộp như Paitriot, và sử dụng một động cơ nhiên liệu rắn hai tầng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, công nghệ động cơ tên lửa của Trung Quốc còn nhiều hạn chế nên đường kính tên lửa ban đầu lên đến 700mm. Ở lần cải tiến tiếp theo, đường kính tên lửa giảm xuống còn 560mm. Do đó mỗi xe phóng chỉ mang được tối đa hai tên lửa, và nó gặp nhiều hạn chế trong khả năng cơ động trên chiến trường.
Năm 1990 vận may đã đến với Trung Quốc khi Nga đồng ý bán cho họ tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU. Ngay lập tức các kỹ sư của họ tiến hành "mổ" S-300 để nghiên cứu và không lâu sau đó một phiên bản HQ-9 khác ra đời sao chép gần như toàn bộ các công nghệ của S-300 mà không cần đến giấy phép từ phía Nga. Xe phóng và ống phóng được bố trí giống hệt S-300 của Nga.

Xe phóng và ống phóng của HQ-9 được bố trí giống hệt S-300 của Nga.
Tổ hợp HQ-9 đang được phát triển để thay thế dần các hệ thống HQ-2 phiên bản Sa-2 do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên tiến độ sản xuất HQ-9 diễn ra khá chậm do đó Trung Quốc quyết định mua thêm một số tiểu đoàn S-300PMU2 của Nga để tằng cường khả năng phòng không cho họ. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là họ muốn moi thêm công nghệ từ hệ thống S-300PMU2 để hoàn thiện các phiên bản tiếp theo của mình.
HQ-9 đã sẵn sàng cho việc triển khai hoạt động vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên chỉ có một số lượng nhỏ HQ-9 được chuyển cho quân đội Trung Quốc để thử nghiệm và đánh giá khả năng hoạt động trên chiến trường.
Tên lửa được đặt trên xe tải hạng nặng 8 bánh hiệu Taian TAS5380 8X8, với cách bố trí các ống phóng như kiểu S-300PMU1 của Nga.
Phiên bản hải quân của HQ-9 được gọi là HHQ-9 cũng được triển khai lắp đặt trên các tàu khu trục lớp Type-052C hạ thủy vào năm 2004. Nó được bố trí trên bong tàu trong các ống phóng thẳng đứng kiểu S-300F như trên các tàu hạm của Nga.

Phiên bản hải quân của HQ-9 được gọi là HHQ-9 cũng được triển khai lắp đặt trên các tàu khu trục lớp Type-052C.
Hệ thống dẫn hướng lai tạp Nga-Mỹ
HQ-9 có hệ thống dẫn đường tương tự như hệ thống Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho giai đoạn đầu và dẫn đường thông qua một kênh (TVM) ở giai đoạn cuối. Việc thay đổi đường đi được truyền đến tên lửa thông qua một (Midcourse) trung gian với sự tham gia của các trạm điều khiển từ mặt đất.
Thông số kỹ thuật:
-Trọng lượng tên lửa: 1300kg
- Kích thước: Dài 6.8m
- Trọng lượng đầu đạn: 180kg
-Tầm tác chiến: Tối thiểu 500m, tối đa 200km, 30km chống tên lửa đạn đạo.
- Động cơ: Động cơ nhiên liệu rắn một tầng có khả năng phụt chỉnh hướng.
- Dẫn đường: Dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu kết hợp TVM với radar bán chủ động giai đoạn cuối.

Hệ thống điều khiển đạn tên lửa của HQ-9 là loại hỗn hợp: Giai đoạn đầu sử dụng hệ thống lái tự động quán tính trên đạn để chỉnh tầm, kết hợp với lệnh điều khiển vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất để chỉnh hướng. Giai đoạn cuối sử dụng lệnh điều khiển vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất với phần tử mục tiêu được cung cấp qua cơ chế điều khiển bám sát theo đạn.
Cơ chế TVM hoạt động như sau: Radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở pha cuối bằng cách thu sóng dội từ mục tiêu bị đài mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử mục tiêu về đài điều khiển mặt đất.
Xe đài kiểm soát bắn mặt đất sẽ tính toán và hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu và sau truyền lệnh điều khiển vô tuyến đến tên lửa. Bán kính diệt mục tiêu của đạn tên lửa HQ-9 là 35km, ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5km.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn một tầng đẩy. Bộ phận đẩy của động cơ có khả năng chỉnh hướng phụt tương tự như tên lửa 5В55К - 5В55Р - 48Н6Е - 48Н6Е2 của tổ hợp S-300.
Hệ thống dẫn đường với radar bán chủ động của HQ-9 tồn tại nhiều nhược điểm, khó điều khiển. Điều này đòi hỏi kíp chiến đấu phải được huấn luyện rất kỹ. Trung Quốc đang dự định trang bị hệ dẫn đường với radar chủ động tương tự như S-400 của Nga và Patriot PAC-3 của Mỹ cho các phiên bản tiếp theo.
Cấu hình hệ thống
Hệ thống phòng không HQ-9 sử dụng một radar theo dõi mục tiêu cỡ lớn loại HT-233. Đây là một loại radar mảng pha xung phẳng 3D hoạt động ở dải băng tần C với công suất 300Mhz. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi mục tiêu ở cự ky 100km, tuy nhiên diện tích phản hồi radar RCS mà radar có khả năng phát hiện không được công bố.
Radar của HQ-9 có khả năng quét góc phương vị 360 độ với góc tà từ 0-65độ, hệ thống có khả năng theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và tham chiến với 50 mục tiêu cùng lúc. Radar được đặt trên khung xe tải hạng nặng 10x10 bánh Taian TAS5380, tổng tải trọng lên đến 30 tấn nặng hơn nhiều so với radar 30N6E của Nga.
HT-233 luôn được xem là bản sao của radar 30N6E Tomb Stones của tổ hợp S-300, nó chia sẻ hầu hết công nghệ cơ bản trong thiết kế.
Tuy nhiên, HT-233 có kích thước khá lớn điều này phản ánh công nghệ sao chép của Trung Quốc chưa hoàn toàn đạt được mong muốn. Nó phản ánh sự khó khăn trong thiết kế và khả năng tuổi thọ hạn chế trong phục vụ, hệ thống tiêu thụ điện năng rất lớn. Các nâng cấp gần đây cho phép thu nhỏ kích thước của radar và ít tiêu thụ điện năng hơn.

Khẩu đội của HQ-9 được biên chế bốn xe phóng với 4 tên lửa/xe liên kết với một radar kiểm soát bắn HT-233 thông qua một xe đài chỉ huy TWS-312, xe tiếp đạn ND1206.
Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp HT-233 vì nó giữ nguyên kiểu thiết kế angten độc đáo của radar 30N6E. Ngoài ra, nó còn có khả năng tiến hóa dạng sóng độc đáo trong bám bắt và xử lý tín hiệu. Quân đội Trung Quốc liên tục cải tiến tính năng này, tương tự như sự tiến hóa của J-11B từ SU-27SK.
Bên trong phòng điều khiển của HQ-9 rất hiện đại. Hệ thống ứng dụng kiểu thiết kế màn hình AMCLD COTS và phần mềm kiểm soát bắn hiện đại dựa trên việc tổng hợp và lựa chọn chế độ hiển thị mục tiêu. Điều này cho phép hệ thống tham chiến cùng lúc với nhiều mục tiêu hơn. Đây là cải tiến quan trọng so với việc sử dụng công nghệ CTR của tổ hợp S-300PMU của Nga.
Khẩu đội của HQ-9 được biên chế bốn xe phóng với 4 tên lửa/xe liên kết với một radar kiểm soát bắn HT-233 thông qua một xe đài chỉ huy TWS-312, xe tiếp đạn ND1206. Thông thường thì khẩu đội được dẫn bắn bởi một radar kiểm soát bắn duy nhất.
Hệ thống có tầm tác chiến chống máy bay là 150km. Phiên bản cải tiến gần đây nâng tầm bắn tối đa lên 200km với độ cao tối đa là 30km. Các báo cáo của Trung Quốc cho rằng hệ thống có khả năng chống tên lửa đạn đạo tương tự như S-300PMU của Nga, tuy nhiên tính năng này chưa được kiểm chứng.
Tổ hợp HQ-9 có khả năng sử dụng tương thích cả với các radar theo dõi của Nga, cũng như việc dùng chung các loại đạn tên lửa do Nga sản xuất. Điều này khiến nó có thể triển khai xen kẽ với hệ thống S-300 tạo nên hệ thống phòng không hoàn hảo hơn.
HQ-9 được thiết kế ngay từ đầu cho nhiệm vụ kiểu “ẩn, bắn, chuồn”. Đây là một yêu cầu quan trọng trong nhiệm vụ chống SEAD/DEAD, vấn đề mà trong một thời gian dài không được cải tiến khi mà hệ thống phòng không của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các hệ thống tĩnh như HQ-2 phiên bản SA-2 do họ sản xuất.

Các chuyên gia của Nga khẳng định còn lâu hệ thống này mới có thể so sánh được với S-300 đời đầu chứ chưa nói đến S-300PMU1,2.
Xúc tiến xuất khẩu
Hiện chưa có hợp đồng nào được kí kết, nhưng Trung Quốc đang chào hàng biến thể xuất khẩu của HQ-9 có tên gọi là FD-2000 cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như nhiều quốc gia châu Á khác. Đây là một thách thức với hệ thống S-300 của Nga trên thị trường xuất khẩu, bởi suy cho cùng đây là đứa con lai của S-300 và Patriot.
Trong khi giá cả của nó cũng rất phải chăng đúng kiểu Trung Quốc, tuy nhiên các chuyên gia của Nga khẳng định còn lâu hệ thống này mới có thể so sánh được với S-300 đời đầu chứ chưa nói đến S-300PMU1,2.


http://soha.vn/quan-su/to-hop-ten-lua-trung-quoc-hq9-dua-con-lai-ngamy-20130612164541886.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
SM-6: “trụ cột” lá chắn tên lửa của Hàn Quốc


(Kienthuc.net.vn) - Với tầm bắn cực xa, độ chính xác cao, trong tương lai SM-6 có thể là “trụ cột” trong lá chắn tên lửa tầm thấp KAMD của Hàn Quốc chống Triều Tiên.




Yonhap dẫn lời quan chức chính phủ Hàn Quốc cho hay, nước này đang nhắm tới việc trang bị bị cho các tàu chiến Aeigs tên lửa đối không tầm cao Standard Missile 6 (SM-6) từ năm 2016.


Quyết định này nằm trong kế hoạch phát triển lá chắn tên lửa tầm thấp độc lập (với Mỹ) của Hàn Quốc mang tên “Hệ thống Phòng không và Phòng thủ tên lửa Hàn Quốc – KAMD”.


“Bộ Quốc phòng và Bộ Tham mưu Liên quân sẽ chuẩn bị một kế hoạch phát triển hệ thống KAMD nhằm đánh chặn vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, quan chức Bộ Quốc phòng nói.


KAMD bao gồm nhiều thành phần như radar cảnh báo sớm, hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ và trên không giúp Seoul phát hiện và đánh chặn tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên với sự hỗ trợ từ vệ tinh trinh thám Mỹ.


Nhằm xây dựng KAMD, Hàn Quốc đang tính toán kế hoạch mua thêm hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 và PAC-2 cho “lá chắn” trên bộ. Trong khi ở trên biển, các tàu chiến Aegis sẽ dùng tên lửa SM-6 hiện đại hơn so với loại SM-2 không hiệu quả trong đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên.

Tên lửa SM-6 có thể trở thành "trụ cột" lưới phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ảnh minh họa​
Tên lửa SM-6 do hãng Raytheon (Mỹ) thiết kế phát triển từ cuối những năm 2000 cung cấp khả năng đánh chặn máy bay cánh bằng, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và kể cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Đơn giá mỗi quả đạn SM-6 khoảng 4,3 triệu USD.


Đạn tên lửa SM-6 dùng khung thân dựa trên biến thể tên lửa SM-2ER Block IV với trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m và đường kính thân 0,53m.


Về hệ thống dẫn đường, SM-6 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C nhưng có kích cỡ lớn hơn tăng tầm trinh sát, khóa mục tiêu. Điều này được đánh giá là sự cải tiến mạnh giúp tên lửa SM-6 đánh chặn hiệu quả mục tiêu cơ động cao, mục tiêu ngoài tầm chiếu rọi đài radar điều khiển.


Trong chiến đấu, sau khi phóng tên lửa được dẫn đường bằng nhiều phương thức gồm: dẫn hướng quán tính và dùng đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối; dùng radar dẫn đường bán chủ động trong suốt hành trình bay.


SM-6 được kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn xa đến 240km, độ cao diệt mục tiêu 33km và tốc độ hành trình Mach 3,5.

Ấn vào đây hoặc ảnh để xem bản đầy đủ.​

Hiện nay, Hải quân Hàn Quốc có trong biên chế 3 chiến hạm thuộc lớp Sejong Đại đế có lượng giãn nước tới 11.000 tấn, dài 165,9m. Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân với “trái tim” – radar mạng pha điện tửu AN/SPY-1D(V) có thể theo dõi tên lửa đạn đạo.


Lớp Sejong Đại đế trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 128 ống có thể chứa nhiều loại đạn tên lửa. Trong đó, có 80 ống được dùng để chứa đạn tên lửa đối không SM-2 Block IIIB/IV.


Do tên lửa SM-6 được chế tạo dựa trên khung thân SM-2 nên Sejong Đại đế có thể dễ dàng tích hợp SM-6 mà không cần cải tiến nhiều.


Như vậy, với 80 quả đạn SM-6 mỗi tàu, Hàn Quốc có thể hình thành lá chắn 240 quả đạn SM-6 trên biển đánh chặn mọi tên lửa đạn đạo tầm ngắn - trung của Triều Tiên.

Nga “chơi trội” mua “giáp trụ” Pantsir-S1 cho lính dù


(Kienthuc.net.vn) - Lực lượng lính dù Nga sẽ được trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không “độc nhất vô nhị” Pantsir-S1 để chống mục tiêu đường không.




Tờ Izvestia đưa tin, Phòng thiết kế Tula KBP đang nghiên cứu thiết kế theo đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga cấu hình hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 (từ Pantsir dịch ra là giáp trụ) dùng cho lực lượng lính dù.


Phó Giám đốc KBP Yuri Savenkov cho biết, việc làm cho Pantsir-S1 đáp ứng được yêu cầu của trong tác chiến đổ bộ đường không đã được tiến hành từ năm 2013 và sẽ được hoàn thành trong vài năm tới. Việc nghiên cứu gặp khó khăn do cho đến nay lực lượng lính dù chưa dứt khoát chọn khung gầm cơ sở xe bánh xích hay xe bánh lốp.


“Chúng tôi đang chờ quyết định chọn khung gầm cơ sở nào, và ngay lập tức sẽ đưa ra vài phương án cho tổ hợp. Công việc sẽ được đẩy nhanh sau khi quân đội có quyết định cuối cùng”, ông Savenkov nói.


Theo ông này, các nhà thiết kế quen với khung gầm xe xích, những năm 1990 phòng thiết kế Tula đã phát triển tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Roman đặt trên khung gầm cơ sở xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-3.

Biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích.​

Biên tập viên trang mạng Otvaga 2004 Vitaly Moiseev cũng cho rằng khung gầm xe bánh xích thích hợp cho lính dù hơn là xe bánh lốp.


“Dù về mặt tốc độ và chặng đường hành quân thì xe bánh lốp là không loại nào bằng, nhưng xe xích có khả năng vượt cản hơn, điều rất quan trọng khi đổ bộ vào địa hình không quen thuộc. Lính dù đang chuyển sang dùng xe chiến đấu bánh xích BMD-4, nên hợp lôgic là làm tổ hợp phòng không trên xe cơ sở này (nghĩa là đặt Pantsir-S1 trên khung gầm BMD-4),” ông Moiseev nói.


Ông này cũng nhận định là để thả dù Pantsir-S1 sẽ phải giảm khối lượng của nó một cách đáng kể.


“Hệ thống Pantsir-S1 dài 10m và nặng hơn 30 tấn, và để có thể thả dù nó thì phải rút ngắn chiều dài và làm nhẹ bớt. Bộ ngắm bắn và radar đặt trên nóc xe phải gọn hơn, cũng phải giảm số thùng phóng tên lửa”, ông này nói thêm.


Theo nguồn tin Bộ tư lệnh lực lượng lính dù Nga cho hay, khi Pantsir-S1 được đưa xuống đơn vị sẽ được dùng để thay thế một số tổ hợp tên lửa phòng không hiện có như Igla, 9K35 Strela 10 và pháo ZSU-23-2.


“Cuộc chiến với Gruzia năm 2008 cho thấy là một nước không giàu có lắm có thể mua cho mình những máy bay khá hiện đại có trần bay cao hơn tầm của các phương tiện phòng không được sản xuất trong giai đoạn 1970-1980. Mà đòn đánh từ trên không là một trong những đòn đánh nguy hiểm nhất trong các chiến dịch đổ bộ. Vì vậy chúng ta phải nâng cao khả năng diệt mục tiêu trên không ngay từ hôm nay, do đó chúng tôi đã đặt sản xuất Pantsir-S1”, nguồn tin cho biết.

Pháo 30mm (màu đỏ) và cụm ống phóng tên lửa 57E6 (màu vàng) của hệ thống Pantsir-S1.

Chuyên gia quân sự độc lập Vyacheslav Tseluyko nhận định, tổ hợp phòng không 9K35 Strela 10, Igla và ZSU-23-2 hiện tại không chống đỡ nổi đối phương sử dụng công nghệ cao hiện đại.


“Các hệ thống phòng không hiện có của lính dù không tiêu diệt được mục tiêu ở độ cao trên 4km. Thế mà không quân của các nước NATO ngay từ năm 1999 khi ném bom Nam Tư đã bay ít nhất ở độ cao 5-6km, chính là để không rơi vào lưới lửa của Strela và Igla. Nhưng tên lửa của Pantsir-S1 có thể tiêu diệt mục tiêu ở 8.000m”, ông Tseluyko nói.


Cũng theo chuyên gia này, các tổ hợp 9K35 Strela 10 và Igla không thể đánh chặn tên lửa hành trình, bom có điều khiển và các phương tiện tấn công đường không công nghệ cao khác trong khi Pantsir-S1 thực hiện việc đó một cách nhẹ nhàng.


Hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 trang bị 12 tên lửa và 2 pháo tự động 30mm 2A72 cho phép diệt mục tiêu ở tầm xa tới 12km và độ cao tối đa 8km.
 

luxcar

Xe đạp
Biển số
OF-198363
Ngày cấp bằng
13/6/13
Số km
33
Động cơ
325,150 Mã lực
Website
jackby.com
40k usd/quả giá cũng chát nhỉ các cụ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Em tưởng thớt về Do thái mà cụ, sao toàn Nga với Khựa thế!
 

d32a1994

Xe máy
Biển số
OF-193448
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
90
Động cơ
329,100 Mã lực
nói chung là tên lửa là thứ to lớn chỉ đối đầu với mấy thứ to khác như máy bay,tàu chiến ,binh đoàn xe tăng hay quân lính,chứ mấy cái rocket với đạn phảo nho nhỏ bay tầm thấp nên tên lửa rất khó đánh chặn và nếu đánh chặn cũng không kinh tế,giá một quả tên lửa gấp nhiều lần một quả rockets hay đạn phảo mà
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em tưởng thớt về Do thái mà cụ, sao toàn Nga với Khựa thế!
Vì ko muốn tốn tài nguyên của 4rum nên tranh luận ở đây coi như chủ đề: "tên lửa phòng không" vậy :)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vũ khí mới của Israel tiêu diệt hệ thống S-300
Quote:










Tại triển lãm hàng không Paris 2013, Hãng Rafael của Israel đã giới thiệu loại bom lượn thông minh Spice 250 có thể khắc chế hệ thống phòng không S-300. Bom lượn thông minh Spice 250 là thiết kế mới nhất trong họ bom Spice (gồm loại Spice 1000 và Spice 2000). Tuy nhiên khác với 2 thế hệ bom trước đó dùng bộ phụ kiện dẫn đường chính xác cao gắn vào bom “ngu” (bom không điều khiển) biến thành bom thông minh thì Spice 250 là thiết kế hoàn chỉnh với trọng lượng 113kg.Bom lượn Spice 250 có thể tấn công mục tiêu ở tầm xa đến 100 km với việc trang bị thêm đôi cánh nhỏ cho phép nó có thể bay một quãng đường xa từ máy bay phóng tới mục tiêu. Với khả năng này, nó cho phép máy bay nằm ngoài tầm phòng không đối phương. Theo đại diện của Rafale, hai loại máy bay chủ lực của nước này gồm tiêm kích F-16 có thể mang tới 16 quả Spice 250, trong khi F-15 mang được tới 28 quả. Khối lượng bom lớn như vậy cho phép mỗi máy bay tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.Khi máy bay tiếp cận mục tiêu, sĩ quan kiểm soát vũ khí (WSO – phi công ngồi phía sau trong máy bay 2 chỗ ngồi như F-15E Strike Eagle) hoặc phi công (trong máy bay một chỗ ngồi như F-16) có thể sử dụng hệ dẫn TV/IIR hiển thị trong buồng lái để xem hình ảnh quả bom gửi cho anh ta. Hoặc phi công sẽ sử dụng dữ liệu mục tiêu lập trình trước, hoặc nạp dữ liệu mới (gồm hình ảnh hoặc tọa độ địa lý mục tiêu), quả bom đã sẵn sàng để tấn công vào mục tiêu theo một quỹ đạo đã định sẵn.Một khi quả bom được thả, nó bắt đầu tìm kiếm mục tiêu: Đầu tiên, đó là dẫn đường quang truyền hình CCD hoặc dẫn hồng ngoại IIR (khi điều kiện ánh sáng thấp) kết hợp hình ảnh, các thuật toán sẽ kiểm tra xem hình ảnh mục tiêu trong bộ nhớ của bom với hình ảnh đầu dẫn thu được có khớp không. Bộ nhớ của bom có thể nạp đến 100 mục tiêu khác nhau, gồm hình ảnh về mục tiêu do tình báo cung cấp và tọa độ địa lý mục tiêu.Tiếp theo, nếu đầu dẫn CCD/IIR không thể tìm được mục tiêu vì bị che khuất, quả bom có thể tự động chuyển sang dẫn đường vệ tinh GPS và quán tính INS. Quả bom nhận dữ liệu về vị trí hiện tại của nó từ vệ tinh GPS, hoặc từ một hệ thống dẫn đường quán tính của máy bay mang phóng. Do đó có thể tính toán tọa độ của bom, của mục tiêu và dẫn đường cho bom đánh chính xác.Giai đoạn cuối, nếu không tin tưởng vào hai phương pháp trên, sĩ quan điều khiển có thể tự điều khiển bom, qua đường truyền dữ liệu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho phép điều khiển được một quả bom. Với phương thức dẫn đường như vậy, Spice 250 được đánh giá có độ chính xác cực cao với bán kính lệch mục tiêu khoảng 3m“Spice 250 có thể tấn công mục tiêu trong vòng 100 km, nó có kích thước nhỏ hơn so với bom Spice 1000 và 2000 nên tín hiệu phản xạ sóng radar rất thấp. Vì thế, nó gây khó khăn cho hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu đường không của đối phương. Chiến đấu cơ có thể mang số lượng lớn bom cho phép phóng nhiều quả đạn cùng lúc về mục tiêu. Những khả năng như vậy khiến hệ thống phòng không S-300 và nhiều hệ thống khác khó đối phó”, đại diện Rafael cho biết tại triển lãm Paris 2013.Trong một diễn biến khác có liên quan đến tình hình Syria, ngày 18/6 Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này không loại trừ khả năng thực hiện một đợt chuyển vũ khí mới cho chính quyền Syria.Trả lời báo giới tại Hôi nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G-8) ở Bắc Ireland, ông Putin nhấn mạnh: “Nếu chúng tôi hoàn thành những hợp đồng đó thì chúng tôi sẽ vận chuyển (vũ khí) dựa theo hợp đồng. Chúng tôi chuyển vũ khí cho chính phủ hợp pháp Syria theo các hợp đồng hợp pháp“.

http://www.baodatviet.vn/hinh-anh/201306/vu-khi-moi-cua-israel-tieu-diet-he-thong-s-300-2349139/

Giờ phút sinh tử: Syria có đủ khả năng giữ bầu trời?

Việc thiết lập vùng cấp bay trên bầu trời Syria đang được các nước phương Tây cân nhắc, vậy hệ thống phòng không Damascus có đủ khả năng bảo vệ bầu trời của mình trước những thế trận liên hoàn của Mỹ và phương Tây?

Về hệ thống tên lửa phòng không S-300P (SAM S-300P), trong những năm 70 của thế kỷ trước, nó đã được tạo ra như là một phần của hệ thống phòng không mạnh nhất của Liên Xô.
Nó được bố trí chủ yếu ở sâu trong lãnh thổ của Liên Xô, do vậy mà không có nguy cơ bị tấn công từ mặt đất, từ dưới lên là các tên lửa phòng không tầm trung và tầm ngắn, còn từ trên cao đã có các máy bay chiến đấu.
Nếu như đặt hệ thống SAM S-300P ra khỏi bối cảnh được bảo vệ và đặt nó trong điều kiện mà nó được sinh ra, bắt đầu cho thấy một số yếu điểm không phải dễ khắc phục.
Gót chân Asin của hệ thống vũ khí hoàn hảo
Giả sử Syria có đuợc SAM S-300P thì điểm yếu đầu tiên của SAM S-300P đó là nó quá cồng kềnh. Ngay cả trong cấu hình tối thiểu, một tiểu đoàn S-300P bao gồm 10 xe tải bốn trục, dài tới 12 m và có trọng lượng lên đến 40 tấn. Thế nhưng, một tiểu đoàn chưa phải là đơn vị chiến đấu đầy đủ.
Hạn chế thứ hai đó là có một “vùng chết” rộng xung quanh mỗi bệ phóng, trong vùng chết này các tên lửa sẽ không thể tiêu diệt mục tiêu.
Lỗ hổng thứ ba, đó là thời gian nạp đạn (đưa tên lửa vào các bệ phóng) phải mất ít nhất 1 giờ. Thậm chí, thời gian này mới là trên lý thuyết, để tiếp nạp đạn cần phải có xe tiếp đạn cho từng bệ phóng cũng như cơ số đạn dự phòng của đơn vị.
Từ những hạn chế của S-300P, chúng ta thấy rằng hệ thống này rất dễ bị tấn công từ mặt đất, còn trước hoặc trong quá trình triển khai thì có thể bị tấn công từ trên không. Thậm chí, ngay cả khi đã triển khai, mỗi tiểu đoàn S-300P và sở chỉ huy trung đoàn cần phải được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không vác vai, pháo phòng không và tên lửa tầm thấp.

Phòng không Syria khai hỏa . (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, một trung đoàn được biên chế từ 1-2 tiểu đoàn, trong thực tế chúng dễ bị mất sức chiến đấu vì cơ số đạn tiêu thụ rất nhanh và thời gian nạp đạn cũng mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cần phải có nhiều hơn một tiểu đoàn để “san lấp” “vùng chết” của nhau.
Và cuối cùng, vì SAM S-300 quá cồng kềnh nên rất khó khăn trong công tác vận chuyển chúng, đặc biệt, bằng đường hàng không là hầu như không thể.
Về mặt lý thuyết, có thể dùng máy bay “thồ hàng” khổng lồ An-124, thế nhưng cũng chỉ “nhồi nhét” được 1-2 xe, mặt khác phương tiện này lại quá tốn kém và mất nhiều thời gian. Phương án vận chuyển đường biển, quá lâu nhưng nó rẻ hơn rất nhiều. Như vậy, hệ thống SAM S-300 rất rễ bị tổn thương ngay cả trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, hành quân đến vị trí dự định triển khai.
Từ tất cả những lý do trên, thành thật mà nói thì không dễ chuyển giao SAM S-300P cho Syria một cách “bí mật”. Vậy khi muốn chuyển giao, sẽ phải tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn có sự tham gia của các tàu chiến của Hải quân Nga, trong đó gồm cả các tàu tuần dương.
Trong một đất nước đang bị bao phủ bởi các cuộc nội chiến đẫm máu như Syria, thì S-300P khi hành quân và cả sau khi triển khai sẽ liên tục bị đe dọa bởi các cuộc tấn công từ mặt đất do các phiến quân nổi loạn đối lập hoặc bởi các nhóm biệt kích của Israel, NATO và Arab được cải trang thành các phiến quân.
Liên quan đến các cuộc tấn công từ trên không, nếu như S-300P đã được triển khai thành công thì đây chính là mục tiêu bắn phá của nó được thiết kế.
Trước mắt, tạm bỏ qua vấn đề đào tạo quân nhân để vận hành SAM S-300P (không ngoại trừ, nhân viên vận hành không phải là người Syria). Ngoài ra, việc “chiến đấu” với kẻ thù tiềm năng khác nhau cũng sẽ là rất khác nhau.
Mỹ thừa sức hạ gục S-300 nhưng không... thừa tiền
Như đã biết, trong cuộc chiến ở Lybia năm 2011, lực lượng Không quân Châu Âu thay phiên nhau “loại khỏi vòng chiến đấu” tất cả nguồn cung cấp đạn dược và nhiên liệu của đất nước này, tất nhiên, lực lượng phòng không của Gaddafi hầu như không hoạt động.
Còn ở Syria, họ có hệ thống phòng không khá hùng hậu từ S-75, S-125, S-200 đến các tên lửa Kub, Oka, Buk và Pantrir-1. Và chắc chắn kịch bản phòng không Lybia sẽ không thể lặp lại. Sự xuất hiện của SAM S-300P sẽ loại trừ khả năng can thiệp của Châu Âu và điều đó là không thể thay đổi.
Israel đang rất lúng túng, bởi vì lực lượng không quân của họ lần đầu tiên trong vòng 40 năm phải đương đầu với một vấn đề thực sự nghiêm trọng và khi mà họ không có những phi công giàu kinh nghiệm chiến đấu thực tế (các cuộc tấn công vào Palestine và Hezbollah không đáng tính).
Để tiêu diệt được SAM S-300, Israel cần phải tiến hành những hoạt động hết sức nghiêm túc cùng với việc phải sử dụng đáng kể một phần lực lượng không quân. Điều này sẽ dẫn đến một tổn thất lớn và khi các phi công bị bắn hạ và trở thành tù binh ở Syria, đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Nhà nước Do Thái.
Các luận điểm truyền thông ở Israel cho rằng, sẽ là rất nguy hiểm khi S-300P rơi vào tay của bọn khủng bố, điều này là phi lý.
Bởi vì, nếu chiếm được S-300P, những kẻ khủng bố chỉ có thể kích nổ chúng ngay tại vị trí, họ không đủ khả năng vận hành và sử dụng hệ thống này, đây là điều chắc chắn (việc bảo trì và vận hành không thể thực hiện nếu như không có sự tham gia của Nhà sản xuất).
Ngoài ra, những kẻ khủng bố luôn muốn giữ bí mật những hoạt động của mình. Còn làm S-300P “biến mất” là hoàn toàn không thể, bởi vì như đã nói ở trên, nó bao gồm cả một “tập hợp” các loại xe cộ máy móc. Ngoài ra, trong điều kiện chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không này “tự phơi” trận địa từ trên không chỉ bằng một vài thiết bị định vị mạnh.
Nói cho cùng, chỉ có người Mỹ là có thể vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống S-300P mà không cần đến máy bay và phi công, chỉ cần dùng tên lửa hành trình Tomahaws.
Trong trường hợp này, bất kỳ tên lửa hành trình nào (ngoại trừ bay lệnh hướng) cũng hoàn thành nhiệm vụ, hoặc phá hủy bất kỳ thành phần nào của S-300P hoặc làm lạc hướng 1-2 tên lửa, góp phần vào việc làm suy giảm tiềm lực của hệ thống S-300P, bởi vì, đã nói ở trên việc nạp đạn lại cho hệ thống không thể thực hiện một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, người Mỹ có số lượng Tomahawk hơn nhiều hệ thống SAM mà Syria nhận được, vì vậy, sớm hay muộn thì họ (Mỹ) cũng “hạ gục” được S-300P bằng cách đánh đơn giản.
Tuy nhiên, điều này sẽ “tiêu tốn” vài trăm tên lửa (tên lửa trong kho vũ khí của Mỹ có hạn, khoảng 3000-4000 quả) và số tiền tương ứng cũng lên đến hàng trăm triệu USD. Còn đối với Israel để đạt được mục đích này còn phải trả giá cao hơn rất nhiều.
Về pháp lý, không có nghĩa là Nga không nên cung cấp S-300P cho Syria. Ở mức tối thiểu, hợp đồng đã ký phải được thực hiện, đặc biệt là không có lý do gì để không thực hiện nó.
S-300P là cần thiết và ưu tiên, tất nhiên cũng phải tập trung vào những mối đe dọa tiềm tàng trước mắt. MiG-29, S-300P, Buk và cả Bastion là tốt, nhưng lực lượng Syria còn cần cả những khẩu Kalashnikov, súng chống tăng RPG-7, xe tăng T-72, pháo phản lực BM-21, trực thăng Mi-24 và tất cả đạn dược đi theo chúng.
Ở Nga, những vũ khí này còn rất nhiều trong kho quân dụng, vì vậy nó có thể được chuyển giao một cách miễn phí, coi như là “thanh lý”, và sẽ là tốt hơn nhiều khi chúng được chuyển giao cho quân đội của Assad dùng trong cuộc nội chiến này.
Nói chung, sự hiện diện của S-300P sẽ cải thiện đáng kể sự ổn định và vị thế của hệ thống phòng không Syria chống lại sự can thiệp của NATO và Israel, nhất là lúc một vùng cấm bay trên bầu trời Syria có thể được thiết lập.


http://soha.vn/quan-su/gio-phut-sinh-tu-syria-co-du-kha-nang-giu-bau-troi-20130617073038462.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp Tunguska/Pantsir của Nga là sự kết hợp của tổ hợp pháo phòng không Gepard SPAAG 35 mm và Roland (do EADS Euromissile hợp tác).




Hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 :




1-Thông tin sản xuất:
-Hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 được Tây Đức nghiên cứu vào năm 1960, đến năm 1968, mẫu đầu tiên được sản xuất dựa trên thân xe tăng Leopard 1. Đến năm 1973, pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 được chính thức đưa vào trang bị cho quân đội Đức với số lượng gần 200 hệ thống. Đến nay, Gepard 1A2 đã được nhiều lần nâng cấp, chủ yếu là các trang thiết bị điện tử chỉ huy và kiểm sóat hỏa lực.

-Năm 1998, hệ thống này được các Công ty Krauss-Maffei Wegmann GmbH & Co.KG ?" KMW của Đức, Bỉ, Hà Lan hợp tác nâng cấp tòan diện. Khỏang 354 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 nâng cấp được sử dụng trong quân đội Đức, Bỉ, Hà Lan, và Romania (mới mua 43 chiếc đã được nâng cấp vào năm 2004). Quân đội Chi Lê cũng vừa mua lại 30 chiếc Gepard 1A2 secondhand từ Đức. Hiện nay quân đội Bỉ và Hà Lan đã loại dần hệ thống Gepard 1A2 này khỏi biên chế, quân đội Đức cũng dự kiến sẽ thay thế hệ thống Gepard 1A2 bằng hệ thống tên lửa tầm ngắn LeFlaSys vào năm 2013.

2-Mô tả hệ thống:
-Bệ và 2 khẩu pháo 35mm, các rada, tên lửa PK tầm ngắn, 8 lựu đạn khói đặt cố định trên bệ xoay trên xe bọc thép Leopard 1 MBT.
-Trọng lượng xe: 47.500kg.
-Chiều dài (kể cả súng): 7,68m.Rộng: 3,27m. Cao (kể cả rada khi họat động): 4,6m.
-Tốc độ tối đa: 65km/h. Tầm họat động 550km. Động cơ: 830hp.

3-Khả năng họat động:Mỗi hệ thống (xe) Gepard 1A2 được thiết kế có khả năng tác chiến độc lập.

4-Thông số kỹ thuật cơ bản:



Đặc điểm pháo-tên lửa: Hệ thống gồm 2 khẩu pháo. KMW đang phát triển gói nâng cấp Gepard 1A2 được gắn thêm 4 ống phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Stinger (cặp theo 2 nòng pháo).



Tên lửa: 4 tên lửa Stinger.
-Tên lửa sử dụng: FIM-92 Stinger BlockII do Tập đòan Raytheon?"Mỹ sản xuất.
-Trọng lượng tên lửa: 10,1kg, đầu đạn: 3kg.
-Tên lửa dài: 1,52m.
-Đường kính: 7cm.
-Tốc độ: Mach +2.2.
-Tầm họat động hiệu quả: 4.800 m.



Pháo chính: 2 khẩu pháo.
-Loại pháo sử dụng: Oerlikon KDA.
-Cỡ nòng và loại đạn sử dụng 35mm x 228mm.
-Tổng chiều dài súng (kể cả bệ): 3,71m.
-Sơ tốc đầu nòng: Từ 1.175 cho tới 1.400 m/giây tùy loại đạn.
-Tốc độ bắn: 1.100viên/phút/2 khẩu.
-Cơ số đạn: 660 viên/2 khẩu. Trong đó có 40 viên đạn APDS-T dùng để chống các mục tiêu mặt đất bọc thép.
-Góc xoay ngang: 360o. Góc nâng: -5o đến +92o.
-Tầm họat động:
+Tầm xa: 4.000m.
+Độ cao: 3.500m.

Rada giám sát và dẫn bắn:



Rada tìm kiếm mục tiêu:



5-Điều khiển:
-1 Rada tìm kiếm mục tiêu S-band tầm 15km đặt phía sau trên nóc tháp pháo có khả năng tìm kiếm ngay cả khi xe đang di chuyển
-1 Rada giám sát và dẫn bắn Ku band tầm 15km đặt phía trước giữa tháp súng với khả năng dẫn bắn khi xe đang di chuyển
- Hệ thống phân biệt bạn thù
- Hệ thống đo lường laser.
-Phản ứng rada trong chế độ tìm kiếm mục tiêu: 10giây
-Kíp điều khiển: 3 người.

Quân đội Bỉ triển khai tập trận với Gepard 1A2:


Gepard 1A2 tham gia diễu binh:


Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Roland short-ranger Sam:



1-Thông tin sản xuất:
-Hệ thống phòng không tầm ngắn Roland short-ranger được EADS tại Pháp (EuromissileAerospatiale-Matra của Pháp và DaimlerChrysler Aerospace của Đức) nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm thành công trong thập niên 70. Tên lửa Roland do Tập đòan MBDA sản xuất. Năm 1979, phiên bản phát triển còn có Mỹ tham gia nhằm tìm kiếm một hệ thống cơ động để bổ sung và bảo vệ cho hệ thống tên lửa HAWK. Nhưng đến tháng 9 năm 1981, Mỹ đã hủy bỏ ý định theo đuổi hệ thống.

-Hệ thống Roland short-ranger Sam được thiết kế nhằm chống các loại máy bay cánh cố định và trực thăng ở tầm thấp và có khả năng họat động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có thể theo dõi mục tiêu khi đang di chuyển, nhưng điều hạn chế là phải dừng khi phóng tên lửa để diệt mục tiêu. Roland Sam có khả năng bảo vệ một phạm vi 100km2.

-Cho đến nay, tên lửa Roland được sản xuất với 5 phiên bản. Roland 1 được đưa vào phục vụ trong quân đội Pháp vào năm 1977, Roland 2 năm 1981 và Roland 3 năm 1988 và Roland hypervelocity VT1. Phiên bản được quân đội Pháp đang vận hành sử dụng loại tên lửa Enhanced Roland M3S. Hiện tại, tên lửa Roland phục vụ trong lực lượng phòng không các nước Pháp, Argentina, Nigeria, Qatar, Tây Ban Nha và Venezuela,Slovenia. Riêng Brazil và Mỹ trước đây có sử dụng hệ thống này, nhưng nay đã loại khỏi biên chế hòan tòan, Đức đã thay thế hệ thống bằng loại tên lửa LFK NG vào năm 2005. Hơn 650 hệ thống và hơn 25.000 tên lửa đã được đặt và giao hàng. Riêng hệ thống của quân đội Pháp được đặt trên khung xe tăng AMX-30. Hiện nay Roland short-ranger có các phiên bản gồm Enhanced Roland M3S, Roland Carol (được Pháp nâng cấp năm 1999); Roland NDV (nâng cấp cho quân đội Đức năm 2003).

Phiên bản đặt trên xe tải:


2-Mô tả hệ thống:
-Tòan bộ hệ thống gồm rada, ống phóng, tên lửa được đặt trên các loại xe tăng AMX, Marder APC,xe tải hoặc xe thùng kéo đi.
-Thời gian triển khai hệ thống trên chiến trường: 3 phút.

3-Khả năng họat động: Mỗi xe là 1 hệ thống riêng biệt được thiết có khả năng tác chiến độc lập.


4-Thông số kỹ thuật tên lửa: 2 ống phóng tên lửa.
-Loại tên lửa sử dụng: Roland II.
-Trọng lượng tên lửa: 67kg.
-Trọng lượng đầu đạn: 6,5kg. Loại: HE-nổ lõm.
-Chiều dài tên lửa: 2,4m.
-Đường kính tên lửa: 16cm. Cánh: 50cm.
-Tốc độ tên lửa: Mach 1.6.
-Tầm họat động:
+Độ cao: 5.500m.
+Tầm xa: 8.000m.
-Động cơ kép sử dụng nhiên liệu rắn.
-Thời gian phản ứng đánh trả: 4 giây.
-Góc xoay ngang: 360o. Góc nâng:+4 đến +70o.
-Xác suất đánh trúng mục tiêu: 80%.
-Cơ số dự trữ: 10 tên lửa/2 bệ phóng.
-Thời gian nạp lại tên lửa: 10 giây.
-Thời gian phóng tên lửa đợt đầu: 8 giây, đợt thứ 2: 6 giây
-Dẫn đường : RF SACLOS hoặc CLOS (tùy phiên bản)

5-Điều khiển:
-1 Rada tìm kiếm mục tiêu Siemens/Thomson-CSF D-band Pulse-Doppler tầm gần17km.Thời gian phản ứng của rada: 4-10 giây.


-1 Rada theo dõi và điều khiển tên lửa Thomson-CSF J-Band monopulse Doppler.
-Kíp điều khiển: 3 người.

Màn hình điều khiển:


Phiên bản dùng xe kéo Roland Carol:


Roland & Pantsir




Source: http://www.army-technology.com/
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga giới thiệu tên lửa phòng không Vityaz thay thế S-300

Mô hình tổ hợp tên lửa Vityaz.
Tổ hợp tên lửa mới là một bệ phóng tên lửa tự hành, kèm theo radar, máy quét, hệ thống điều khiển đặt trên khung gầm xe BAZ.
Tổ hợp chiến đấu được trang bị tên lửa tầm xa 48N6E2. Đây là tên lửa thường trang bị cho tổ hợp S-300PMU1/2. Tầm hoạt động của tên lửa này là 195 km hoặc tên lửa tầm trung 9M96, đạt tầm bắn xa 120 km., vận tốc 2000 m/s, có thể dẫn đường bằng radar thụ động Kolchuga. Ngoài ra, tổ hợp chiến đấu của Vityaz còn có tên lửa tầm gần.
Theo Giám đốc nhà máy Almaz-Antey Vladislav Menyshikov, nơi sản xuất của tổ hợp này, thì Vityaz sẽ được thay thế cho tổ hợp S-300 thế hệ đầu tiên.
“Chúng tôi đã thỏa thuận với Bộ Quốc phòng. Trong năm nay, những cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với Vityaz sẽ được diễn ra”.
Theo kế hoạch đến cuối năm 2020, quân đội Nga sẽ tiếp nhận khoảng 30 tổ hợp Vityaz. Tổ hợp tên lửa này sẽ được trang bị vào tổ hợp phòng không vũ trụ, bên cạnh S-400 và S-500.



http://danviet.vn/143485p1c32/nga-khoe-to-hop-ten-lua-thay-the-s300.htm
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top