[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ thử thành công khả năng đánh chặn tầm thấp của PAC-3
Tiếp theo vụ phóng thử đầu tiên hệ thống chiến đấu Aegis (phiên bản nâng cấp mới nhất là Baseline 9), Mỹ tiếp tục thử nghiệm đánh chặn tầm thấp cho hệ thống PAC-3



Ngày 15-4, Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã thực hiện thành công vụ phóng thử hệ thống tên lửa PAC-3 thuộc Dự án đánh chặn tầm thấp tại Bãi phóng thử tên lửa White Sands ở bang New Mexico.
Trong cuộc thử nghiệm này, 2 tên lửa PAC-3 đã đồng thời được phóng lên theo kế hoạch đã định với mục đích là tập trung giảm thiểu rủi ro cho một vụ phóng thử tên lửa PAC-3 MSE nâng cấp, dự kiến sẽ được tiến hành vào cuối năm nay.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 960x785.


Một vụ thử nghiệm đánh chặn của Hệ thống tên lửa Patriot-3

Tên lửa đầu tiên đã phát hiện, theo dõi và đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo chiến thuật mục tiêu ở tầng thấp và tên lửa thứ hai đã tự phá hủy đúng theo kế hoạch.
“Cuộc phóng thử ngày hôm nay đã cho chúng tôi cơ hội chứng minh tên lửa PAC-3 có thể tấn công một mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật đầy thách thức,” ông Richard McDaniel, phó chủ tịch chương trình tên lửa PAC-3 thuộc bộ phận Tên lửa và Kiểm soát hỏa lực của Lockheed Martin, cho biết. “Dữ liệu ban đầu của chúng tôi cho thấy rằng mọi mục tiêu đều đạt được.”
Là tên lửa hiện đại nhất về kỹ thuật đối với hệ thống phòng không Patriot, PAC-3 đã gia tăng đáng kể hỏa lực của hệ thống Patriot, cho phép nạp được 16 tên lửa PAC-3 trên bệ phóng thay vì PAC-2 chỉ nạp được 4 tên lửa.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong...C3/494762.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vòm Sắt ’im bặt’ khi 2 tên lửa bắn trúng Israel

Phunutoday.vn - 18/04/2013 06:51


(Quốc phòng) - Ngày 17/4, hai quả tên lửa bất ngờ rơi trúng khu nghỉ mát bên Biển Đỏ, Eilat của Israel. Đúng vào thời điểm này, hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) ở Eilat không hoạt động với lý do bị lỗi.

Toàn cảnh khu nghỉ mát Eilat ở Israel.
Thị trưởng Meir Yitzhak Halevy nói với Đài phát thanh Quân đội rằng tên lửa có khả năng được phóng đi từ bán đảo Sinai, Ai Cập vì các tên lửa cũng đã từng được bắn từ đây nhằm vào Eilat, lần gần đây nhất là vào tháng 11/2012.

Vụ tấn công xảy ra khoảng 2 tuần sau khi quân đội Israel triển khai một hệ thống Iron Dome tới Eilat. Lực lượng an ninh Ai Cập đã bắt đầu tìm kiếm tại các khu vực biên giới để điều tra những tuyên bố của Israel. Nhưng, "không có bất kỳ bằng chứng nào chỉ ra rằng các tên lửa đã được bắn từ Ai Cập" - một nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết.

May mắn là vụ tấn công trên không gây ra bất kỳ tổn thất nào về người và tài sản, nhưng làm dấy lên những lo ngại về hoạt động của quân đội Israel dọc biên giới Ai Cập kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ năm 2011.

Đài phát thanh Quân đội Israel cho biết hai tên lửa khác cũng rơi trúng vào thành phố Aqaba của Jordan. Tuy nhiên, phía Jordan đã chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin này.

Sự việc trên một lần nữa cho thấy ý kiến khả năng đánh chặn tên lửa của Iron Dome gần bằng 0 không phải là vô lý.
Mô hình đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome
Iron Dome do Tập đoàn Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel sản xuất. Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rocket, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel. Irone Dome trở thành chiếc lá chắn quan trọng để bảo vệ Tel Aviv và các thành phố khác ở Israel trong việc đánh chặn các tên lửa từ Dải Gaza. Phía Israel ca ngợi Iron Dome là hệ thống đánh chặn tuyệt vời trong chiến tranh hiện đại.

Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ. Iron Dome hoạt động theo phương thức phát hiện sớm hướng bay của tên lửa và nhanh chóng xác định quỹ đạo di chuyển của nó.

Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn. Khi tên lửa đối phương đang bay vào các khu vực đông dân cư hoặc những mục tiêu nhạy cảm, Iron Dome sẽ phóng đi một tên lửa đánh chặn với đầu đạn đặc biệt tiêu diệt tên lửa đang bay tới chỉ trong vòng vài giây.

Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011 và theo tuyên bố của các quan chức Israel, Iron Dome đạt tỷ lệ chính xác tới 90%.

Tuy nhiên, theo tờ New York Times hồi tháng 3/2013, tỷ lệ thành công của hệ thống Iron Dome "nhiều ảo tưởng hơn thực tế". Các chuyên gia nghiên cứu vũ khí Mỹ-Israel cho biết khả năng tấn công chính xác của nó chỉ "không quá 40%".

Theo giải thích của các chuyên gia, Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều. Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.

Hơn nữa, New York Times cho biết, một nhà khoa học tên lửa hạt nhân cũ Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer tháng trước đã đưa ra kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu khoảng 20 video hoạt động mới của hệ thống này.


http://www.baomoi.com/Vom-Sat-im-bat-khi-2-ten-lua-ban-trung-Israel/119/10834605.epi
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
Ơ thế mấy bác râu dài Do Thái cũng mắc bệnh chém gió à ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa phòng không tầm ngắn mới của Nga

(ĐVO)-Quân đội Nga sẽ nhận được hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Morfey mới vào năm 2015, Thứ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Oleg Ostapenko cho biết hôm thứ Tư.

Morfey là một hệ thống tên lửa phòng không cơ động, trang bị radar hiện đại có thể quét 360 độ, đạt tầm bắn hiệu quả trong khoảng 5 km và được bắt đầu phát triển cho quân đội Nga từ năm 2007.
"Tôi nghĩ rằng một số hệ thống tên lửa Morfey đầu tiên sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội trong năm 2015", ông Ostapenko - một cựu chỉ huy lực lượng không gian vũ trụ Nga, nói với các phóng viên ở thủ đô Moscow.

Đồ họa hệ thống tên lửa phòng không Morfey của Nga.
Trong tương lai gần, Mofey sẽ trở thành một hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả, bổ sung cho các hệ thống tên lửa phòng không tối tân Vityaz, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ không gian của Nga để có thể tấn công phá hủy tất cả các mục tiêu trên không từ cự li xa 400 km và ở độ cao trung bình từ 5 m trở lên.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Vityaz được phát triển để thay thế cho các hệ thống tên lửa phòng không S-300PS đã lỗi thời. Hiện nay, Vityaz vẫn trong quá trình phát triển.

Hệ thống phòng không mới Vityaz sẽ được trang bị radar tối tân cùng bệ phóng 16 tên lửa, so với chỉ bốn trên S-300.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những siêu lá chắn tên lửa bảo vệ Moscow

Hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Thủ đô Moscow và khu vực công nghiệp trung ương của Nga đã được bổ sung thêm các thành phần mới.

Tuy không tiết lộ cụ thể nhưng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Oleg Ostapenko xác nhận chúng được lắp đặt tại trạm radar cảnh báo tên lửa sớm Voronezh-DM ở Armavir, thuộc vùng Krasnodar.

Trung tâm radar điều khiển, dẫn bắn Don-2NP trong hệ thống phòng thủ tên lửa A-135.
Tháng 12/2012, giới truyền thông đã đăng tải thông tin Bộ Tư lệnh Binh chủng Phòng không-vũ trụ Nga sẽ tiến hành đánh giá và bắn thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa mới A-235M Samaliot-M trong năm 2013. Trong tương lai, hệ thống này sẽ thay thế hệ thống tên lửa đánh chặn A-135 Amur (NATO gọi là ABM-3) đang có trong trang bị.
Dự kiến, sau quá trình thử nghiệm, Samliot-M sẽ được triển khai ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý khác là trong quá trình thử nghiệm, Samaliot-M sẽ sử dụng đạn tên lửa đánh chặn nâng cấp 53T6.
Mới đây, ông O. Ostapenko từng tuyên bố Nga đang phát triển các thành phần mới trang bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa để tạo thành “chiếc ô” phòng thủ tên lửa bảo vệ Moscow nói riêng và toàn bộ nước Nga nói chung.
Hệ thống A-135 được trang bị hai dòng đạn tên lửa đánh chặn là 51Т6 (tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 600km, độ cao tới 100km) và 53Т6 (có thể mang đầu đạn hạt nhân) để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Ngoài ra, A-135 được trang bị trạm radar Don-2NP có tầm bao quát khoảng 2.000km (nhiều nguồn tin là 3.700km) sử dụng siêu máy tính Elbrus-2.
Bên cạnh đó, tới năm 2015, quân đội Nga sẽ được trang bị thêm tổ hợp tên lửa S-500 không chỉ có khả năng phòng không, mà còn cả khả năng phòng thủ tên lửa. Chắc chắn, S-500 sẽ được triển khai bảo vệ Moscow, cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về vấn đề này chưa được công bố.


http://soha.vn/quan-su/nhung-sieu-la-chan-ten-lua-bao-ve-moscow-20130425122447785.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống tên lửa S-500: Xứng danh “Độc cô cầu bại”
Mạng thông tin Tổng hợp CNQP Nga vừa trích dẫn lời Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Oleg Ostapenko cho biết, công tác nghiên cứu, phát triển hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa S-500 đang diễn ra rất tích cực, theo đúng tiến độ đề ra.



Thứ trưởng Oleg Ostapenko cho biết, hệ thống S-500 được chế tạo mới mục đích đối phó với các cuộc tập kích từ trên không, bao gồm các loại máy bay có người lái và không người lái, tất cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn cho đến tầm trung có tốc độ bay từ hạ âm cho đến siêu âm.
Trả lời câu hỏi, liệu S-500 có được bàn giao đúng thời hạn vào năm 2015 hay không? Ông Ostapenko không đưa ra thời điểm cụ thể mà chỉ đáp chung chung: “Tất cả mọi việc đều đang theo đúng tiến độ đề ra, chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành kế hoạch đúng kỳ hạn”.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x768.

Hệ thống phòng không S-500 có tính năng vượt xa S-400 hiện đang sử dụng
Trước đây, Nga đã công bố các hệ thống phòmg không/phòng thủ tên lửa sẽ được biên chế chính thức vào năm 2015. Đến trước năm 2020, quân đội Nga sẽ sản xuất đủ số lượng trang bị cho 10 tiểu đoàn để làm nòng cốt trong lực lượng phòng thủ không gian Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 mà Nga đang chế tạo không chỉ sử dụng trong tác chiến phòng không mà nó còn là một “sát thủ” đáng gờm đối với các loại tên lửa đạn đạo. Với tính năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian ưu việt của mình, S-500 sẽ trở thành hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa nòng cốt trong lực lượng phòng thủ không gian Nga.
Khả năng phòng thủ tên lửa của S-500 được công ty Almaz-Antei bí mật nghiên cứu và thử nghiệm đã lâu, đến khi S-500 sắp được triển khai, Nga mới tiết lộ thông tin trên. S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. Nó còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.


Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ
Riêng về độ cao và vận tốc đánh chặn thì S-500 đứng đầu thế giới. Nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km, với vận tốc 7km/s (tương đương 25.200km/h ≈ Mach23). S-500 có khả năng đánh chặn tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn cấp chiến dịch, chiến thuật, tên lửa hành trình siêu âm.
Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ biên chế 10 tiểu đoàn S-500. Mỗi hệ thống S-500 được cấu thành từ các đơn nguyên riêng rẽ: radar cảnh giới tầm xa, ra đa dẫn bắn, xe điều khiển trung tâm, các xe chở, nạp đạn… Các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến này sẽ triển khai trên các xe di động, với các bệ phóng đặt trên xe vận tải hạng nặng bánh lốp 10x10.
Phương pháp tổ chức này dựa trên cơ sở chiến thuật “trang bị phân tán, hỏa lực tập trung”, trong tác chiến nếu một đơn nguyên nào bị thiệt hại thì sẽ nhanh chóng được bổ sung, thay thế, khôi phục ngay lập tức sức mạnh chiến đấu của cả tổ hợp.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x768.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot-3 của Mỹ
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 có tính năng vượt trội so với “người tiền nhiệm” S-400 “Triumph”, không chỉ về chức năng phòng không và phòng thủ tên lửa, mà S-500 chỉ mất thời gian 3-4 giây để triển khai bắn tiếp mục tiêu khác chỉ trong khi S-400 mất 9-10 giây, hơn nữa S-500 nhỏ gọn và tính năng cơ động cao hơn các hệ thống S-300 và S-400 rất nhiều.
Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, có phạm vi phủ sóng vượt trội so với S-400, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-1000km.
Với tính năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao, tầm xa siêu việt của mình, S-500 đã làm lu mờ cả 3 hệ thống tên lửa lưỡng dụng phòng không và phòng thủ tên lửa Patriot-3, hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất là THAAD và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis (bao gồm cả SM-3 và SM-2). 3 hệ thống này chính là cái ô 3 tầng, phòng thủ tên lửa tầm thấp, trung, cao cho Mỹ.


Hệ thống radar phòng thủ tên lửa Voronezh-M của Nga
Trong cả 3 hệ thống của Mỹ thì chỉ có hệ thống Aegis sử dụng tên lửa SM-3 có tính năng tiệm cận với S-500 nhất. Kiểu cơ bản của loại tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis SM-3 Block IIB là tên lửa đánh chặn SM-3 (còn gọi là RIM-161A) được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của loại SM-2 Block IV, có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tối đa 160k, với vận tốc 9600km (gần Mach8) và chỉ phù hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Tên lửa SM-2 ngoài khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, nó cũng có khả năng bắn hạ cả máy bay giống S-500 của Nga, nhưng chỉ bắn hạ được mục tiêu trong khoảng 200 km, bằng 1/3 của S-500. Còn tên lửa PAC-3 và THAAD là các hệ thống tầm trung và tầm thấp nên tính năng kém hơn nhiều (THAAD có tầm bắn 200km và độ cao đánh chặn 25km).
Xét về đơn lẻ từng hệ thống SM-2, PAC-3 và THAAD có tính năng lưỡng dụng tương tự S-500 nhưng cơ bản vẫn thiên về phòng thủ tên lửa, các tham số kỹ thuật thấp hơn rất nhiều, SM-3 có tầm bắn và độ cao tiệm cận S-50, nhưng chỉ đánh chặn tên lửa đạn đạo có quỹ đạo bay xác định, không có khả năng tấn công máy bay tàng hình, có quỹ đạo bay khó lường như S-500.

Tên lửa Standard Missile-3 (SM-3) có giá 10 triệu USD/quả
Như vậy, tính năng của S-500 đã tích hợp được tất cả những ưu điểm của PAC-3, Aegis và THAAD, cả 3 hệ thống của Mỹ chưa có tham số nào ngang bằng S-500. Điểm đặc biệt là, tuy chức năng phòng thủ tên lửa của S-500 mạnh như vậy, nhưng nó là hệ thống thiên về phòng không, vậy các hệ thống phòng thủ tên lửa chính hiệu của Nga là A-135 “Amur” và A-235 “Самолет-М” sẽ mạnh đến cỡ nào? Sự phối hợp của bộ 3 “lá chắn thần” này sẽ tạo thành một chiếc ô phòng thủ tên lửa cực kỳ vững chắc trên bầu trời Nga.
Với tính năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian ưu việt của S-500, người Nga đã chứng tỏ tuy ngân sách quốc phòng hạn hẹp, không thể phát triển rầm rộ các loại vũ khí như Mỹ, nhưng khả năng tích hợp tính năng đa dụng hơn xa so với Mỹ, công nghệ đỉnh cao vẫn không hề thua kém, thậm chí nhiều mặt còn hơn Mỹ rất xa.

http://www.anninhthudo.vn/quoc-phong/he-thong-ten-lua-s500-xung-danh-doc-co-cau-bai/496652.antd
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Không biết lều báo có nổ không nhưng tên lửa đánh chặn bay 7km/h thì khác gì tốc độ của BM đâu , chắc chắn là hiệu quả hơn của mợ Mèo nhưng mà thông số lều báo nghe hơi nổ .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E



Trong cuộc chiến tranh Nam Tư, Tamara (thế hệ trước của VERA) đã góp phần phát hiện và bắn rơi F-117 khiến Mỹ sửng sốt.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc (CH Séc), trong chuyến thăm vừa qua tới Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra, hai bên đã thảo luận về việc cung cấp một số hệ thống giám sát thụ động tiên tiến VERA-E.

>> Việt Nam sắp mua radar VERA mà Trung Quốc mơ ước

Hệ thống radar thụ động VERA (CH Séc gọi là Věra) hay gọi chính xác hơn là hệ thống giám sát thụ động (PSS) VERA do Công ty kỹ thuật ERA của Cộng hòa Séc chế tạo.

Hệ thống cho phép đo đạc sự chênh lệch thời gian (TDOA) của các xung điện từ do mục tiêu phát ra tới bốn trạm cảm biến trên mặt đất để phát hiện và theo dõi những vật thể phát xạ trên không, trên biển và cả trên đất liền. Qua đó tính toán, xác định tọa độ của mục tiêu về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao để liên kết với các hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa tiến hành tiêu diệt mục tiêu, kể cả tất cả các loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí F-22, F-35, chứ đừng nói gì tới J-20.

VERA hoạt động như một nguồn thu thập các thông tin độc lập về mọi động thái, hoạt động, sự di chuyển của tất cả các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền để có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ cho các hệ thống radar của Trung tâm Giám sát Không phận Cộng hòa Séc.



Đài trinh sát thụ động của hệ thống VERA S/M.


Sự ra đời của nó đã góp phần cải thiện hiệu quả, hỗ trợ hoạt động của các hệ thống giám sát thụ động trước đó như hệ thống Tamara và Tacan mà CH Séc đang sử dụng.

Các cuộc thử nghiệm chứng minh rằng, hệ thống VERA (bản nội địa) có khả năng hoạt động với tầm xa từ 400 - 500 km.

Phần mềm hệ thống hiện nay có khả năng tự động và theo dõi đồng thời lên tới 300 máy bay/mục tiêu khác nhau trong thời gian thực.

Người Séc khẳng định VERA có thể phát hiện máy bay tàng hình B-2 của Mỹ từ cự li rất xa, khoảng 250km.

Lịch sử phát triển

Hệ thống VERA ngày nay được bắt nguồn từ là hệ thống giám sát thụ động PRP-1 Kopáč, PSS đầu tiên được phát triển cho quân đội Liên Xô từ năm 1963, có thể theo dõi 6 mục tiêu khác nhau.

Nối tiếp sau đó là hệ thống KRTP-81 Ramona (NATO gọi là Soft Ball) được phát triển vào năm 1979, có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 20 mục tiêu.

Năm 1987, hệ thống được phát triển lên thành KRTP-86 Tamara (định danh NATO là Trash Can), có thể phát hiện 23 mục tiêu radar và 48 mục tiêu IFF (nhận dạng bạn thù).

Khi đó, Cộng hòa Séc nằm trong khối XHCN ở Đông Âu nên các hệ thống giám sát thụ động trên đều được xuất khẩu rộng rãi trong khối.

Sau biến cố chính trị năm 1989, các kỹ sư và quan chức lãnh đạo của Tesla đã thành lập công ty mới là Era ở Pardubice, chuyên sản xuất các dòng cảm biến thế hệ tiếp theo của hệ thống VERA.

PSS VERA là sự phát triển mới nhất trong bề dày lịch sử phát triển hệ thống ESM TDOA của Cộng hòa Séc, và là sự kế thừa của hệ thống trinh sát thụ động tinh vi Tamara.

Năm 1995, hệ thống giám sát thụ động VERA đã được thử nghiệm thành công trong mọi điều kiện thời tiết và được vận hành liên tục bởi một nhóm các chuyên gia đến từ Trung tâm Các hệ thống Thụ động Lực lượng Không quân và từ Bộ Tư lệnh Phòng không của Quân đội Cộng hòa Séc.

Nguyên mẫu hệ thống VERA đầu tiên đã được CH Séc triển khai lắp đặt và bố trí ở một khu vực có độ cao 1.000 m để phát huy được khả năng giám sát tất cả các động thái đang xảy ra trên bầu trời và trên mặt đất của đất nước.

Tháng 10/2006, Tổng công ty Rannoch tuyên bố mua lại ERA, tháng 2/2007 chính thức đổi tên thành Tổng công ty ERA, tháng 7/2008 ERA được mua lại bởi SRA International. Và gần đây nhất, tháng 11/2011, ERA Pardubice lại được mua lại bởi công ty xuất nhập khẩu vũ khí thương mại Omnipol của CH Séc.

Nguyên lý hoạt động, đặc điểm kỹ - chiến thuật của PSS VERA-E

Biến thể xuất khẩu của PSS VERA là VERA-E, tất cả các thành phần của hệ thống đều được đặt trên xe cơ động để thuận tiện trong quá trình di chuyển, ẩn náu và triển khai.

Hệ thống được triển khai điển hình bao gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).


Mô phỏng cách thức triển khai và khả năng tác chiến của hệ thống VERA-E.


Cảm biến thế hệ đầu của hệ thống VERA chỉ có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

Các đài thu thứ cấp sẽ thu tín hiệu nhận được do mục tiêu phát ra và truyền về trung tâm theo đường truyền sóng vi ba kiểu điểm - điểm (point - to - point). Trung tâm xử lý sẽ tính toán độ trễ của các xung từ ba trạm thu truyền về để tính ra TDOA (khoảng chênh lệch thời gian tới) của các xung ở mỗi đài thu.

TDOA của một xung từ một đài thu bên cạnh và đài thu trung tâm sẽ xác định vị trí mục tiêu dựa vào việc lấy giao của các mặt hipeboloit. Trạm thu con thứ hai sẽ cung cấp TDOA của nó và tạo ra một hipeboloit thứ hai.

Giao của hai hipeboloit sẽ xác định mục tiêu trên một đường thẳng, cung cấp một tọa độ 2D về mục tiêu (khoảng cách và góc phương vị). Khi đó, giao của hipeboloit do trạm thu thứ ba sẽ tạo ra tọa độ về độ cao mục tiêu, cung cấp một tọa độ vị trí đầy đủ dạng 3D. Máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội mọi tín hiệu thu về, theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, sẽ xác định được rất nhanh tọa độ mục tiêu.

Đồng thời ngay khi tọa độ mục tiêu được xác định, thông tin về mục tiêu sẽ được truyền về các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không, nhờ thế cũng có thông số bắn ban đầu, đạn được phóng lên, bám sát liên tục máy bay và tiêu diệt ở cự ly thích hợp.


Mô phỏng tọa độ mục tiêu trên không gian 3 chiều.

Trạm radar đa năng

Theo một số nguồn tin, đài trinh sát thụ động VERA-E có thể kết hợp liên thông tín hiệu với các phân đội hoả lực tên lửa SAM của Việt Nam hiện nay như S-125, S-300... để có thể tấn công phá hủy mục tiêu bằng tên lửa. Đây là một đặc điểm khá quan trọng của hệ thống trong việc liên kết thành một mạng lưới phòng không tích hợp, chống lại mọi đòn tấn công đường không của đối phương.

PSS VERA hoạt động chính xác hơn ở dải sóng cực ngắn, bộ đo thời gian vốn có của hệ thống phụ thuộc phần lớn vào trạm thu trung tâm. Trong thực tế, khoảng cách giữa các trạm thu con ở càng xa nhau thì độ chính xác càng cao, nhưng người ta thường triển khai hệ thống từ 3 - 4 trạm, khoảng cách các trạm con tới trạm trung tâm từ 15 - 40 km (cực đại là 50 km) để đảm bảo được cả hai yêu cầu về độ chính xác và cự li phát hiện mục tiêu.

Đặc điểm quan trọng khác của PSS VERA là nguyên lý hoạt động của hệ thống có thể phát hiện ra tín hiệu bức xạ và xác định được vị trí của các đài radar chủ động khác của đối phương mà không hề bị phát hiện. Các mục tiêu trên mặt đất như xe tăng, xe trinh sát, rađar, các mục tiêu trên biển như tàu chiến, radar trên tàu... đều có thể phát hiện và tính toán được chính xác tọa độ, để hỗ trợ cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, pháo binh...


Tại trung tâm xử lý, kíp vận hành hệ thống chỉ đơn giản gồm 2 người (1 lính cộng với 1 sỹ quan) với các thiết bị điện tử trong xe xử lý tín hiệu trung tâm rất hiện đại.

Theo các chuyên gia, PSS VERA là một hệ thống hiệu quả, bổ sung và hỗ trợ cho những hệ thống radar chủ động đang tồn tại trong việc giám sát không phận của bất kỳ một quốc gia nào.

Thông số kỹ thuật của PSS VERA-E.

+ Thông tin đầu ra của máy tính xử lý trung tâm có tốc độ cập nhật vị trí mục tiêu có thể điều chỉnh từ 1 - 5 giây.
+ Độ nhạy máy thu của trạm thu thứ cấp rất cao (-100 dBm)
+ An ten thu của trạm thứ cấp có kích thước lớn, dài 1,3 m, rộng 0,9m, nặng 120 kg. Nguồn công suất 24 V DC/250 W.
+ Anten thu tín hiệu đường truyền điểm - điểm có đường kính 600 mm (400 mm), nặng 24 kg, chùm sóng tín hiệu rất hẹp 1,26 độ, sử dụng nguồn công suất thấp 24V DC/20 W.
+ Dải tần hoạt động cơ bản từ 1 - 18 Ghz, có thể lựa chọn thêm hai dải tần hoạt động khác là 0,1 - 1 Ghz và 18 - 40 Ghz.
+ Khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 200 mục tiêu khác nhau. Bao gồm tất cả các mục tiêu như radar, các hệ thống phát đáp TACAN, đài gây nhiễu, các điểm truyền sóng vô tuyến trong dải tần.
+ Mức độ tự động hóa rất cao.
+) Yêu cầu bảo dưỡng không quá cầu kỳ.


Trung tâm xử lý tín hiệu của toàn hệ thống được đặt trên xe cơ động.

radar thụ động VERA-E không phát sóng mà chỉ thu tín hiệu dựa trên nguyên lý, trong một môi trường không gian đồng nhất, bất kỳ một “xao động” nào của vật thể bay cũng tạo ra các sóng điện từ trường, tuỳ theo mức độ ít nhiều.

Khắc tinh của máy bay tàng hình

Máy bay tàng hình (MBTH) có nhiều cách “giấu mình”, đã tạo ra rất ít sự bộc lộ đó. Nhưng suốt hành trình bay, MBTH cũng phải liên lạc và phải mở thiết bị xác định độ cao, phải mở khoang vũ khí… Có MBTH gặp mưa, tác dụng tàng hình bị giảm…lúc này, máy thu, cảm biến của radar thụ động có thể thu liên tục tất cả các dấu hiệu ấy để tính toán tọa độ chính xác về mục tiêu, hỗ trợ tên lửa phòng không tiêu diệt MBTH.


Đài thu tín hiệu thụ động thứ cấp của hệ thống VERA-E.


Một nhược điểm của radar chủ động là, xung phát đi, nếu gặp máy bay tàng hình, sóng bị hấp phụ hoặc tán xạ ra nhiều hướng làm cường độ tín hiệu quay trở lại máy thu quá yếu, máy thu coi như bị "mù". Đó là chưa kể một số máy bay có thiết bị “cảm nhận” đang bị “bắt sóng”, và đối phó bằng các tên lửa chống radar.

Tuy nhiên, với nguyên lý hoạt động của các hệ thống radar thụ động, khả năng sống còn cao hơn gấp nhiều lần. Các cuộc chiến tranh ngày nay đều diễn ra bằng các đòn đánh "phủ đầu" sử dụng sức mạnh không quân, MBTH "luồn lách" qua các hệ thống radar phòng không chủ động của đối phương và "vô hiệu hóa" chúng. Chính vì vậy, lúc này các hệ thống radar thụ động sẽ là đòn đáp trả "tương xứng", luôn sẵn sàng bắt bám mục tiêu MBTH để cho tên lửa phòng không tiêu diệt.

Xu hướng phát triển công nghệ quân sự hiện nay đang tập chung chủ yếu vào các giải pháp tàng hình, vì thế, các phương pháp "chống tàng hình" cũng đang được rất nhiều quốc gia chú trọng. Các đài radar thụ động cũng đang được nhiều nước như Israel, Đức, Nga, Mỹ... tích cực nghiên cứu chế tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, VERA cùng với Kolchuga mới thực sự là hai hệ thống trinh sát thụ động có khả năng phát hiện MBTH tốt nhất thế giới.

Các biến thể

Nhà sản xuất cung cấp hệ thống cũng đã tạo ra các cấu hình VERA khác nhau, gồm:

VERA - P3D, đã được thương mại hóa, phạm vi hoạt động ngắn hơn và được dùng để giám sát các thiết bị phát đáp của các phương tiện mặt đất ở các cảng hàng không.

VERA - AP, giám sát không lưu tầm xa cho dân sự và chỉ hoạt động trong dải tầm từ 1030 - 1090 Mhz.

VERA - E, biến thể từ hệ thống ESM của quân đội, và dành riêng cho xuất khẩu. Như vậy, có thể khẳng định Việt Nam sẽ mua hệ thống VERA-E.

VERA S/M biến thể cơ động cho riêng quân đội CH Séc sử dụng. Ngoài ra còn một số biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau như VERA - ADSB, VERA - HME, VERA ASCS và BORAP.

Chiến tích trên chiến trường và thương trường

Nam Tư đã sớm có hệ thống radar thụ động Tamara (thế hệ trước của VERA), cùng với các loại radar khác, góp phần phát hiện và bắn hạ tại chỗ 1 máy bay F-117 của Mỹ trong bảo vệ vùng trời Kosovo năm 1999. Chính vì vậy, Tamara mà sau này là VERA đã được rất nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến.

Máy bay tàng hình F-117, một máy bay mà không quân Mỹ vẫn cho là “trong suốt điện từ” nhưng lại bị bắn hạ bởi một hệ thống tên lửa SA-3 đã lỗi thời với sự hỗ trợ của hệ thống Tamara. Có thể chính vì vậy, tháng 8/2005, quân đội Mỹ đã từng gửi một nhóm chuyên gia quân sự của mình đến thành phố Pardubice, phía Đông Bohemia để tiếp quản một đài radar thụ động VERA do CH Séc sản xuất từ nhà xuất khẩu vũ khí Thomas CZ.

Tại đây, nhóm chuyên gia quân sự Mỹ đã được huấn luyện cách vận hành hệ thống VERA mà sau này, một hệ thống như vậy đã được CH Séc cung cấp cho Mỹ nhằm mục đích nghiên cứu. Từ đó đến nay, có nhiều dư luận đánh giá, bàn luận về loại radar thụ động này của CH Séc, với nhiều thông tin đáng chú ý.


F-117 Nighthawk của Không quân Mỹ được cho là đã bị hệ thống Tamara phát hiện và cung cấp tham số bắn cho tên lửa S-125 của Nam Tư bắn rơi năm 1999.

Ở CH Séc, lần đầu tiên, hai hệ thống giám sát thụ động, biến thể di động của hệ thống VERA S/M đã được bàn giao cho Trung đoàn số 53, thuộc Trung tâm Giám sát Thụ động đóng ở České Budějovice vào ngày 7/12/2004.

Theo báo cáo năm 2005 của Mỹ, Việt Nam, Pakistan, Malaysia và Ai cập đã thể hiện sự quan tâm đến PSS VERA của CH Séc. Tuy nhiên, tại thời điểm đó mới chỉ có Estonia là có được hệ thống này sau CH Séc, Mỹ là nước quốc gia nước ngoài thứ hai mua hệ thống VERA.

Năm 2004, thông qua công ty xuất nhập khẩu quân sự Omnipol, Trung Quốc đã đặt mua của Cộng hòa Cezch tất cả 6 hệ thống Vera-E trị giá 55,7 triệu USD. Tuy nhiên Mỹ đã gây sức ép với Thủ tướng Séc không được bán loại vũ khí này cho Trung Quốc, vì vậy hợp đồng đã không được thực hiện.

Theo đài truyền hình CT của CH Séc, việc nước này bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam, điển hình là hệ thống giám sát thụ động VERA sẽ không gặp phải trở ngại nào. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục bị “cấm vận” đối với loại vũ khí phi sát thương này.



(ĐVO)

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Putin nổi điên trang bị S-300 và Iskander cho Assad

11:16 PM, 08/05/2013, Views: 19654 | By

VietnamDefence - Trong những giờ tới, vũ khí trang bị tối tân của Nga, trong đó có các tên lửa S-300 và Iskander sẽ được cung cấp cho Syria, ông Putin đe dọa.
Trên internet đã xuất hiện đoạn video từ một kênh truyền hình Israel, trong đó một nhà nghiên cứu chính trị Israel khẳng định, các chuyên gia Nga đã cố ý để lộ cuộc trao đổi giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel.


Có lẽ chủ đề câu chuyện quả thực gần như thế bởi vì hai nhà lãnh đạo mới chỉ trao đổi qua điện thoại hai lần, khi có các sự kiện khẩn cấp hoặc khi các sự kiện đã xảy ra và cần bày tỏ sự chia buồn. Rõ ràng, trong trường hợp này, ông Vladimir Putin đã gọi điện cùng lúc vì hai lý do đó.

S-300PMU2 phóng đạn

Từ thông tin bị rò rỉ, được biết ông Putin đã thề không cho ai lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và do cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria, sắp tới Nga sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria.

“Tôi muốn nói về một câu chuyện rất thú vị đã diễn ra hôm qua giữa Thủ tướng của chúng ta (ông Netanyahu) ở Trung Quốc và Vladimir Putin. Bản thân tôi không nghe lén được câu chuyện này, nhưng phía Nga muốn nó bị rò rỉ. Câu chuyện đã rất nặng nề. Theo như tôi được biết, trong câu chuyện này, có nói rằng, Nga sẽ không cho phép Mỹ lẫn Israel hay các nước khác, ý nói Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi Arabia, lật đổ Tổng thống Assad và để Israel tự vả vào mặt mình khá đau. Và rằng đáp lại một chiến dịch kiểu đó (cuộc tấn công của Israel vào Syria), trong những giờ tới, vũ khí trang bị tối tân của Nga, trong đó có các tên lửa S-300 và Iskander sẽ bắt đầu được cung cấp (cho Syria)”, vị chuyên gia Israel nói.

Do các kíp trắc thủ Syria đã được đào tạo ở Nga về việc bảo dưỡng các bệ phóng S-300, nên các bệ phóng sẽ được triển khai vào các đội hình chiến đấu trong thời gian cực ngắn vì cầu hàng không giữa Nga và Syria đang hoạt động suốt ngày đêm.



Nguồn: Telegrafist, 8.5.2013.

Israel, Mỹ lo cuống vì S-300

9:52 PM, 10/05/2013, Views: 6977 | By Lương Khê

VietnamDefence - Israel, Mỹ rối rít kêu gọi Moskva không bán cho Damascus các hệ thống tên lửa phòng không S-300.



Israel đã bày tỏ với Washington sự lo ngại trầm trọng về kế hoạch của Nga bán S-300 cho Syria. Israel cho rằng, S-300 sẽ củng cố vị thế của Tổng thống Bashar al-Assad.


“Chúng tôi đã phản đối thương vụ này với người Nga và người Mỹ cũng làm thế”, một quan chức Israel giấu tên nói. Ông này nhấn mạnh, S-300 sẽ làm gia tăng cơ hội của quân chính phủ Syria một khi xảy ra cuộc xâm lược.

Moskva và Damascus từ chối bình luận thông tin này.

Theo các chuyên gia quân sự, việc cung cấp S-300 cho quân đội Syria có thể phá vỡ cán cân sức mạnh trong khu vực. Ý định cung cấp S-300 cho Syria có thể làm xấu đi nghiêm trọng quan hệ của Nga với Israel và Mỹ.

Tháng 6/2012, sau chuyến thăm Israel của ông Putin, Moskva đã tạm dừng việc thực hiện hợp đồng bán S-300 cho Syria. Đó là lần đầu tiên Nga thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng bán hệ thống phòng không này cho Syria.

Trong khi đó tờ The Wall Street Journal hôm 8/5/2013 cho hay, Nga đang dự định cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300. Nga và Syria đã đạt được hợp đồng cung cấp 4 đại đội S-300 trị giá 900 triệu USD từ năm 2010, nhưng nay Syria mới bắt đầu thanh toán cho Nga để thực hiện hợp đồng trị giá 900 triệu USD này. Israel cho biết, Syria đã thực hiện một đợt thanh toán trong năm nay thông qua Ngân hàng Ngoại thương VEB của Nga.

Các nguồn tin Israel cho hay, mỗi đại đội S-300 được biên chế 6 bệ phóng cùng 144 quả tên lửa phòng không tầm trung. Đợt giao hàng đầu tiên có thể được thực hiện trong 3 tháng sau đó và sẽ hoàn tất trước cuối năm 2013. Dự kiến, Nga cũng sẽ cử sang Syria 2 đội chuyên gia để huấn luyện binh sĩ Syria vận hành S-300. Hiện nay, các chuyên gia Nga về các hệ thống tên lửa cũng đang làm việc ở Syria.

S-300 là họ hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, dùng để phòng thủ các mục tiêu công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy chống các phương tiện tiến công đường không của đối phương. S-300 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đường đạn và khí động. Đây là hệ thống tên lửa phòng không đa kênh đầu tiên, có khả năng bám đến 6 mục tiêu và dẫn 12 tên lửa vào các mục tiêu này.

Sau khi báo chí đề cập thương vụ S-300 với Syria, Mỹ lập tức kêu gọi Nga không cung cấp S-300 cho nước này.

Mỹ cho rằng, Nga không không nên bán vũ khí, trong đó vũ khí phòng không, cho Syria, phát ngôn nhân Nhà Trắng Jay Carney bình luận.

“Chúng tôi biết những tin tức này, nhưng hiện chưa có thông tin mới. Chúng tôi trước sau kêu gọi Nga ngừng cung cấp vũ khí cho chế độ Bashar al-Assad, trong đó có các hệ thống phòng không, bởi lẽ điều đó gây mất ổn định tình hình trong khu vực”, ông Carney.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 9/5/2013 cũng nói rằng, việc bán S-300 cho Syria là yếu tố gây bất ổn đối với an ninh của Israel.

“Trước đây, chúng tôi đã nói rằng, các tên lửa là yếu tố tiềm tàng gây bất ổn, nhất là đối với”, ông Kerry nói trong cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Italia Emma Bonino ở Roma.

Ông Kerry còn nhấn mạnh, Mỹ muốn Nga không viện trợ quân sự cho Syria.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần tuyên bố, Nga đang hoàn tất cung cấp vũ khí phòng không theo hợp đồng, nhưng không cung cấp vũ khí gì có thể dùng để chống dân thường.

Mới đây, ngày 3 và 5/5/2013, Không quân Israel đã tiến hành hai đợt không kích dữ dội xuống các mục tiêu quân sự ở ngoại ô Damascus mà không chịu tổn hại gì.

Điều này khiến người ta đặt dấu hỏi lớn về sức mạnh thực tế của phòng không Syria. Một số nghị sĩ Mỹ nhân cơ hội này đã hối thúc Tổng thống Barack Obama tấn công Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk và áp đặt vùng cấm bay đối với nước này.

Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ, tướng không quân 4 sao về hưu Richard Bowman Myers tuyên bố, lực lượng phòng không Syria được trang bị vũ khí tiên tiến của Nga. Vì thế, hoạt động tác chiến quy mô lớn chống quân đội Syria có thể phải trả giá bằng những tổn thất lớn đối với bên tấn công.

Theo tin tình báo Mỹ, năm 2008, Nga đã bắt đầu chuyển giao các hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 (SA-22) cho Syria. Hiện nay, nước này có 36 hệ thống này và 8 tiểu đoàn (hệ thống) tên lửa phòng không Buk-M2E (chính thức). Năm 2009, các chuyên gia Nga đã nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3) thành Pechora-2M (SA-26). Mỹ đặc biệt lo ngại với các hệ thống tầm xa S-200 (SA-5) vì chúng có thể đe dọa máy bay NATO đóng ở đảo Síp.

Có ý kiến cho rằng, Không quân Israel lọt được vào lãnh thổ Syria chỉ là vì các hệ thống phòng không Syria bị huy động lên miền bắc nước này do những hành động khiêu khích trước đó của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu trên kênh truyền hình CBS, Tướng Myers khẳng định, tiến hành cuộc chiến không quân ở Syria cực kỳ khó vì phòng không Syria được trang bị các vũ khí hiện đại và mạnh mẽ của Nga.

Khi một nữ phóng viên Mỹ dẫn thông tin trao đổi với một số quan chức cao cấp Nhà Trắng đã hỏi Tướng Myers là ông có coi cuộc không kích Syria mới đây của Israel buộc người ta phải nghi ngờ sức mạnh thật sự của phòng không Syria.

Tướng Myers đã trả lời rằng, (khi không kích Syria) Không quân Israel vẫn ở ngoài tầm với của các hệ thống phòng không (Syria), chính vì thế mà không nên đưa ra những kết luận lầm lẫn về sự sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống này trong những điều kiện khác.

Trước đó, có tin trong cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Israel Netanyahu, Tổng thống Nga Putin đã dọa sẽ nhanh chóng cung cấp tên lửa phòng không S-300 và tên lửa đường đạn chiến thuật Iskander cho Syria.

Dường như sau Libya, Nga không muốn đánh mất một đồng minh có vị trí chiến lược quan trọng và một khách hàng vũ khí lớn như Syria.

Và như báo chí đã đưa tin trước đó, khi tiếp đặc phái viên Nhà Trắng, ông Putin nói như đinh đóng cột là không để lật đổ ông Assad dù chiến sự có lan đến các đường phố Moskva.

Liệu ông Putin thi gan với Mỹ và phương Tây được đến bao giờ trong cuộc khủng hoảng Syria?



Nguồn: Telegrafist, Reuters, RIA Novosti, VZ, 9.5.2013.



Netanyahu đến Moskva năn nỉ Putin không bán S-300

10:11 PM, 11/05/2013, Views: 1369 | By PM

VietnamDefence - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ đến Nga đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thư ký báo chí Điện Kremlin, ông Dmitri Peskov cho biết.
Một quan chức cao cấp ở Jerusalem cho biết, chủ đề đàm phán chính là việc Nga cung cấp vũ khí cho Syria.

Sau khi Israel không kích lãnh thổ Syria, Nga đã thông báo sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Damascus, những vũ khí sẽ không cho phép Israel làm những chuyện phiêu lưu mà không mất mát gì.

Vài ngày trước, ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã đến Nga và đề xuất giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Khi gặp ông Putin tại Moskva, Thủ tướng Anh Cameron cũng nêu vấn đề S-300, nhưng lập trường của Moskva vẫn không thay đổi. Một nguồn tin trong phái đoàn Nga tham gia đàm phán tiết lộ, phía Nga đã trình bày lập trường đã biết của mình. Nguồn tin nói, “ở đây tất cả đều dễ hiểu: không có cấm vận vũ khí, và chúng tôi đang thực hiện các hợp đồng đã ký trước đó, tức là chúng tôi sẽ thực hiện đến cùng các cam kết của mình” và nhấn mạnh rằng, bất kỳ vũ khí nào đang được cung cấp theo các hợp đồng có từ trước đều hoàn toàn có tính phòng thủ.

Xem ra cả hai đều đã không đạt được mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, trong cuộc gặp các ngoại trưởng Đức, Nga, vấn đề Syria cũng được thảo luận. Tình hình Syria được thảo luận căng thẳng như vậy cho thấy sắp có những thay đổi lớn ở Syria, cũng như có thể ở cả Cận Đông nói chung.

Trước đó, tờ The Wall Street Journal đưa tin, Nga dự định cung cáp cho Syria 6 bệ phóng S-300 và 144 tên lửa theo hợp đồng có từ năm 2010.

Theo ông Peskov, thời gian chính xác chuyến thăm của ông Netanyahu còn chưa được xác định. Đồng thời, một nguồn tin trong giới ngoại giao cũng cho biết, ông Netanyahu có thể đến Nga trong tuần tới và việc đàm phán sẽ diễn ra ở Sochi.

Còn tờ báo Haaretz của Israel thì đưa tin, chính ông Putin trong cuộc nói chuyện điện thoại hôm 6/5 đã mời Netanyahu đến Nga. Trong chuyến thăm, dự định thảo luận chương trình hạt nhân Iran và việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không cho Syria.

Trước đó, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng, Nga không định ký với Syria các hợp đồng vũ khí mới, nhưng sẽ hoàn thành các cam kết của mình theo các hợp đồng vũ khí đã ký, trong đó có các hệ thống phòng không. Nga chỉ đang thực hiện các hợp đồng cung cấp vũ khí phòng thủ đã ký từ lâu để Syria có thể bảo vệ mình trước các cuộc tấn công đường không. Ông Lavrov đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Israel và Mỹ tức tối với tin Nga dự định cung cấp S-300 cho Syria.

Sau đó, ngoại trưởng Mỹ Kerry đã kêu gọi Moskva không ủng hộ chính quyền Syria, còn ông Lavrov thì nhấn mạnh, các hệ thống phòng không là vũ khí phòng thủ nên việc cung cấp chúng không vi phạm bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế.

Một vài tờ báo Israel đã vội diễn dịch tuyên bố của ông Lavrov là Nga sẽ không cung cấp S-300 cho Syria, nhưng thực tế ông không nói như vậy.





Nguồn: Lenta, 11.5.2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel sẽ kiên quyết ngăn Nga bán tên lửa cho Syria
Hãng AFP cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ "kiên quyết" tìm cách ngăn chặn Nga bán tên lửa phòng không S-300 hiện đại cho Syria khi ông tới Mátxcơva để đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin.

Tên lửa chống máy bay S-300. Ảnh minh họa. (Nguồn:Wikipedia)

Phát biểu trên đài phát thanh ngày 12/5, Bộ trưởng Năng lượng và Nguồn nước Israel Silvan Shalom cho biết việc Nga có kế hoạch bán các khẩu đội tên lửa S-300 cho Syria "đã khiến chúng tôi lo lắng cao độ và Thủ tướng (Netanyahu) hoàn toàn nhận định rằng hợp đồng này không nên diễn ra".

Bộ trưởng Shalom nhấn mạnh "một thương vụ như vậy cho Syria sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực và những vũ khí này có thể rơi vào tay Hezbollah", nhóm vũ trang ở Lebanon vốn là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Iran.

Ông cho rằng việc Syria sở hữu loại vũ khí tối tân của Nga có thể tiêu diệt máy bay hoặc tên lửa dẫn đường sẽ khiến cho nỗ lực của các nước nhằm tìm cách thay đổi tình hình ở Syria trở nên khó khăn hơn".

[Nga đang hoàn tất việc giao tên lửa S-300 cho Syria]

Trước đó, ngày 10/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nước này đang hoàn tất việc chuyển giao các tên lửa đất đối không S-300 cho Syria.

Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Vácsava của Ba Lan, ông Lavrov nói: "Hiện Nga không có kế hoạch bán vũ khí cho Syria. Nga đã từng bán và ký các hợp đồng từ lâu, và đang hoàn tất việc cung cấp thiết bị này, các hệ thống phòng không, theo các hợp đồng đã ký kết."

Ngoài ra, ông Lavrov còn cho biết thêm "thương vụ này không vi phạm các luật lệ quốc tế và đó là loại vũ khí mang tính chất phòng thủ"./.

(Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Home/Israel-se-kien-quyet-ngan-Nga-ban-ten-lua-cho-Syria/20135/196960.vnplus
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ sắp công bố kết quả T-LORAMIDS

QĐND - Thứ Hai, 13/05/2013, 15:3 (GMT+7)
QĐND Online - Đại diện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, gói thầu tìm mua tổ hợp tên lửa phòng không-phòng thủ tên lửa tầm xa mới T-LORAMIDS (Turkish Long Range Air And Missile Defence System) sắp được hoàn tất.
Theo tuần báo quân sự Jane's Defence Weekly, kết quả của T-LORAMIDS sẽ được công bố trong tháng 6 tới. Để nâng cao khả năng trúng thầu T-LORAMIDS, cả 4 nhà thầu mới đây đều tham gia hội chợ quốc phòng IDEF-2013 tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Patriot PAC-3. Ảnh minh họa.​
Trong quá trình thực hiện, T-LORAMIDS đã gặp rất nhiều trục trặc. Mặc dù T-LORAMIDS được Ban thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) công bố từ năm 2007, nhưng tới năm 2009, gói thầu này bị tạm hoãn. Tham gia vào T-LORAMIDS là liên doanh Lockheed Martin/ Raytheon với tổ hợp tên lửa Patriot PAC-2 phiên bản GMT và PAC-3, CPMIEC (China National Precision Machinery Import and Export Corporation) với HQ-9 – phiên bản xuất khẩu của tổ hợp FD-2000, Rosobonexport với S-300VM Antey-2500 và Tổ hợp Eurosam với tổ hợp SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30.
Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến qua T-LORAMIDS sẽ mua 12 tổ hợp tên lửa phòng không mới trị giá 3,5 tỷ USD và yêu cầu nhà thắng cuộc phải thành lập liên doanh với công ty nội địa để phát triển tổ hợp tên lửa phòng không mới.
Do có nhiều tính năng thua sút với so với sản phẩm đến từ Nga và Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đang gây sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ về việc nếu nhà thầu Nga hay Trung Quốc thắng thầu T-LORAMIDS sẽ dẫn tới việc khó tích hợp hệ thống phòng không nước này với hệ thống phòng thủ tên lửa chung của NATO và tính bảo mật của hệ thống không được đảm bảo.
Theo nhiều nguồn tin không chính thức, Trung Quốc đang “vận động hành lang” tại T-LORAMIDS với giá bỏ thầu rất hấp dẫn.
Trong khi đó, đại diện hãng Raytheon (Mỹ) khẳng định nếu giành chiến thắng tại T-LORAMIDS, hãng này sẽ tạo điều kiện cho các công ty quốc phòng Roketsan và ASELSAN (Thổ Nhĩ Kỳ) được tham gia vào quy trình chế tạo tổ hợp tên lửa Patriot.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu Ankara chọn nhà thầu Mỹ chi phí cho việc thực hiện T-LORAMIDS sẽ chỉ là 2 tỷ USD. Raytheon hứa hẹn sẽ tổ chức lắp ráp 80% khối lượng công việc của T-LORAMIDS tại Thổ Nhĩ Kỳ, nếu trúng thầu.
Tổ hợp Eurosam cũng không kém cạnh với lời hứa sẽ mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với các công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (nếu trúng thầu) và thiết lập một loạt liên doanh mới giữa đối tác Thổ Nhĩ Kỳ với các công ty quốc phòng hàng đầu châu Âu như: Thales và MBDA. Tham gia IDEF-2013 với tổ hợp tên lửa SAMP / T, đại diện Eurosam quảng cáo, tổ hợp này ưu việt hơn so với các đối thủ ở khả năng phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu 360 độ, thậm chí không cần ra-đa dẫn bắn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel khẳng định các khẩu đội S-300 của Nga đã đến Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa tuyên bố Matxcơva sẽ không bán tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria, nhưng truyền thông Israel khẳng định các khẩu đội S-300 đã đến Syria từ tuần trước.




Bệ phóng tên lửa S-300 - Ảnh: Militaryphoto.net


Theo Hãng tin Itar-Tass, mới đây Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố chắc chắn Nga sẽ không bán hệ thống S-300 cho Syria. Ông nhấn mạnh Matxcơva sẽ chỉ hoàn thành các hợp đồng bán vũ khí đã ký với chính quyền Damascus, nhưng không bao gồm thỏa thuận bán tên lửa S-300 cho Syria.
Trong tuần này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ đến thăm Nga để thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về mối quan ngại của Tel Aviv đối với việc Nga bán vũ khí cho Syria. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng kêu gọi Matxcơva ngừng bán vũ khí cho Damascus.
Giới quân sự phương Tây đánh giá với hệ thống phòng không S-300 hiện đại, quân đội Syria sẽ đủ sức ngăn chặn các cuộc không kích của Israel hay phương Tây. NATO sẽ càng gặp nhiều khó khăn nếu muốn thiết lập vùng cấm bay ở Syria. Tên lửa S-300 có thể đánh chặn cả máy bay chiến đấu và tên lửa tấn công.
Tuy nhiên, mới đây truyền thông Israel dẫn nguồn tin tình báo Ả Rập tiết lộ các đoàn xe chở hệ thống S-300 từ Nga đã đến Syria vào tuần trước. Tình báo Israel chưa xác nhận thông tin này nhưng cũng không phủ nhận.
Trước đó các tờ báo Mỹ như Wall Street Journal New York Times cho biết năm 2010 Syria đã bắt đầu trả tiền cho Nga để mua bốn khẩu đội tên lửa S-300 với giá 900 triệu USD. Một gói S-300 bao gồm sáu bệ phóng và 144 tên lửa có tầm bắn trên 200 dặm.

http://tuoitre.vn/the-gioi/548064/israel-khang-dinh-cac-khau-doi-s-300-cua-nga-da-den-syria.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
5 câu hỏi về nghi vấn Nga bán S-300 cho Syria
Nếu các nguồn tin đều chính xác, Nga – nhà cung cấp vũ khí và trang thiết bị lâu năm của Syria – có thể sớm cung cấp hoặc đã bàn giao lô hệ thống phòng không S-300 cho Damascus, giúp cân bằng cán cân tương quan lực lượng giữa bên trong cuộc nội chiến đã kéo dài 26 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này. Nhưng từ “nếu” thì luôn “muôn hình vạn trạng”. Nếu nắm S-300 trong tay, quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ là một “ác mộng” đối với các cuộc không kích đến từ bên ngoài – một trong những lựa chọn hàng đầu như là “nghi thức” của sự can dự quân sự của nước ngoài vào một quốc gia nào đó – và có thể phá vỡ một thỏa thuận vốn đã rất mong manh gần đây giữa Nga và Mỹ về việc tổ chức một hội nghị quốc tế vào cuối tháng này nhằm tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 2 năm qua ở Syria.
Nhưng thông tin để thẩm tra về việc thỏa thuận mua bán S-300 của Nga và Syria lại hiếm hoi đến tuyệt vọng: Đã có một thỏa thuận hay không? Nó bao gồm những điều khoản gì? Hợp đồng đã được thực hiện phần nào chưa?
Hiện vẫn còn rất nhiều nghi vấn về việc Nga có bán S-300 cho Syria hay không Đến nay, những gì chúng ta biết về vấn đề trên, từ lúc khởi động đến lúc công khai, chỉ thông qua các văn bản, nguồn tin chưa được kiểm chứng, những tin đồn, phỏng đoán và tranh cãi. Hãng RIA Novosti (Nga) đã cố gắng bóc gỡ những chi tiết “đáng giá” và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi liên quan gần nhất.
1. Liệu đã có một thỏa thuận mua bán S-300 giữa MoscowDamascus? Làm sao chúng ta biết được?
Về mặt lý thuyết, tất cả chỉ là tin đồn. Bằng chứng đáng tin cậy duy nhất là bản báo cáo hằng năm của nhà máy Nizhny Novgorod, thuộc Tập đoàn Almaz-Antei, về công tác sản xuất, xuất khẩu năm 2011. Cụ thể, Nizhny Novgorod xác nhận đang thực hiện hợp đồng trị giá 105 triệu USD để sản xuất các tổ hợp S-300 cho Syria và thời gian giao hàng là từ năm 2012 đến đầu năm 2013.
Trong khi đó, tất cả các tin tức còn lại chủ yếu dựa vào những nguồn tin tình báo và ngoại giao không chính thức, nổi bật là nhật báo Kommersant của Nga và Wall Street Journal của Mỹ tuần trước từng đăng tải thông tin về một thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Nga và Syria bao gồm 4 tổ hợp S-300 và 144 đạn tên lửa với tổng giá trị 900 triệu USD mà có thể được giao hàng vào cuối mùa hè năm nay. Theo các chuyên gia quân sự, một tổ hợp S-300 trị giá khoảng 115 triệu USD trong khi mỗi quả đạn giá 1 triệu USD hoặc hơn.


Vì sức ép từ Phương Tây, Mỹ và Israel, Nga mới chỉ cung cấp cho Syria các tổ hơp tên lửa phòng không tầm ngắn và phòng thủ diện.
Hiện, cả Syria và Tập đoàn Xuất khẩu Quốc phòng Nga Rosoboronexport đều chưa đưa ra bất cứ một bình luận nào về những đồn đại này. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng từng nhắc lại việc Nga đang thực hiện nốt những điều khoản trong các hợp đồng cung cấp vũ khí phòng vệ cho Damascus. Tuy nhiên, ông lại không cung cấp chính xác chúng là những loại vũ khí, khí tài nào. Chính sự thiếu thông tin này đã làm “đau đầu” giới quân sự quốc tế: Có thể chẳng có một cuộc mua bán S-300 nào? Hoặc có thể đã có một số tổ hợp này đã được vận chuyển bằng đường biển đến Syria từ 2 năm trước?
2. Ai quyết định thông qua hợp đồng? Cộng đồng quốc tế hay bất cứ một bên thứ 3 nào có thể làm ảnh hưởng đến việc này không?
Không thể bàn cãi, việc thương thảo và ký kết hợp đồng giữa Moscow và Damascus nằm trong tay của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí thì chỉ kiểm soát về vũ khí chiến lược hay bom chùm chứ các hệ thống phòng không thì lại được “làm ngơ”.
Trong khi đó, những nỗ lực của Hội đồng Bảo an LHQ ngăn cản nguồn cung cấp vũ khí cho các bên liên quan ở Syria lại gặp phải “tảng núi” Nga. Tất nhiên, nó lại được thương lượng một cách bí mật và bị gây sức ép. Nhưng đây chỉ là phỏng đoán không chính thức.
3. Tại sao S-300 lại nguy hiểm? Nó được phát triển và sản xuất từ năm 1978 thì đến giờ có được nâng cấp thêm tính năng kỹ-chiến thuật hay không?
Nói một cách đơn giản, S-300 liên tục được cải tiến, kể cả về thông số kỹ thuật, để đảm bảo vẫn là “sát thủ” đối với chiến đấu cơ và tên lửa của đối phương.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Favorit có thể cùng lúc phóng tới 6 tên lửa, mỗi quả đạn có khả năng phá hủy các máy bay chiến đấu đang bay ở các thời điểm khác nhau ở vận tốc cực đại tương tự như các chiến đấu cơ F-16 và F-22 – biểu tượng sức mạnh của Không quân Mỹ và Israel – cũng như có khả năng ngăn chặn cả tên lửa đạn đạo.
Tóm lại, nếu Damascus có S-300, chắc chắn tính rủi ro và chi phí cho các cuộc không kích nhằm vào Syria sẽ như “diều gặp gió”.


Mô hình khả năng phòng không của Syria theo đánh giá của Phương Tây.​
4. “Mục tiêu” nào S-300 của Syria (nếu có) nhắm tới?
Không thể là lực lượng đối lập ở Syria bởi họ không sở hữu một chiến đấu cơ nào. Trong khi đánh chặn tên lửa hay chiến đấu cơ, S-300 vẫn có thể được lập trình lại nhằm vào vào các mục tiêu trên mặt đất, “giống như việc đánh bàn phím bằng móng tay”, với chi phí mỗi quả dao động trong khoảng 1 triệu USD.
Tuy nhiên, bất cứ nỗ lực nào của “lực lượng nước ngoài” muốn áp đặt vùng cấm bay ở Syria, bắt đầu từ năm 2011, thì kết cục của họ cũng chính là những gì mà Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Nga Igor Korotchenko từng miêu tả: “Hàng tá chiến đấu cơ bị phá hủy và những cỗ quan tài được phủ bằng những “Lá cờ ánh sao chói lọi” (Ý nói quốc ca, quốc kỳ Mỹ). Không thể chấp nhận được.”
5. Mất bao lâu để Syria triển khai và làm chủ được S-300 nếu được bàn giao?
Tổ hợp S-300 có thể được triển khai tác chiến trong vòng 5 phút nhưng với điều kiện một khi được điều khiển bởi kíp chiến đấu “lành nghề”. Tuy nhiên, nó lại nảy sinh một vấn đề nhỏ: Chính phủ Syria có đủ tiền cho hợp đồng trên, và nếu được bàn giao thì cũng phải mất khoảng 2 tuần để vận chuyển lô hàng từ St. Petersburg (Nga) đến cảng Tartus (Syria). Tất nhiên, đó là khi tàu hàng không bị bắt tại Phần Lan hoặc con tàu không được phép đi vào các cảng của châu Âu do hợp đồng bảo hiểm của nó bị tịch thu – mà cả hai trường hợp trên đều chắc chắn xảy ra nếu tàu thông báo đang chuyển vũ khí cho Syria.
Nhưng thậm chí như vậy thì Damascus vẫn có thể “lách luật” để đem về S-300. Tờ Wall Street Journal, trích nguồn tin từ Mỹ và Israel, cho biết việc vận chuyển vũ khí, khí tài cho Syria bằng tàu thủy có thể bắt đầu từ trước đó khi tờ Al-Quds Al-Arabi (tiếng Ả-rập) có trụ sở tại London cho biết lô hàng đã có mặt tại Syria, dưới sự theo dõi của Nga và chưa được đưa vào phục vụ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự Nga, nhà máy sản xuất S-300 Nizhny Novgorod dường như “không có dư” tổ hợp S-300 trong kho để có thể chuyển lên tàu được. Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (CAST) nhận định, bất kể những tổ hợp S-300 “thừa ra” (khó có khả năng này), thì chúng chỉ là từ hợp đồng mà Nga ký với Iran năm 2010 và trước đó là một số khách hàng khác như Algeria. Điều đó có nghĩa, phải mất hàng năm trời để sản xuất và thử nghiệm các tổ hợp này. Hơn nữa, các kíp điều khiển tên lửa cần phải được đào tạo để làm chủ vũ khí, mà thời gian cho mỗi khóa học cũng phải từ 6 tháng trở lên. Tổng cộng, thời điểm dự tính để lực lượng của Tổng thống Assad có thể tự khai thác các tổ hợp này là vào tháng 11 tới đây, nếu không nói là phải sang quý 1 năm 2014 nếu bản hợp đồng với Nga là thực.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/242321/Default.aspx
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga nâng cấp lá chắn tên lửa ở Moscow lên chuẩn kỹ thuật số

Hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh thủ đô Moscow (Nga) đang được tích hợp lên chuẩn kỹ thuật số với một số thành phần của hệ thống và giai đoạn nâng cấp đầu tiên sẽ được triển khai từ mùa thu năm 2013.

Sau khi hoàn thành gói nâng cấp do Tổ hợp Almaz-Antey phát triển, lá chắn tên lửa bảo vệ Moscow có khả năng điều khiển hoàn toàn tự động các tổ hợp vũ khí phòng không thuộc không quân và phòng không-vũ trụ trực thuộc. Hệ thống mới cũng liên kết các tổ hợp tên lửa phòng thủ cố định, di động và các trạm ra-đa trong một mạng thông tin hợp nhất. Đây cũng là bước đi chuẩn bị cho việc tích hợp thêm các tổ hợp phòng thủ sử dụng chuẩn kỹ thuật số trong tương lai.

Hệ thống ra-đa chỉ huy trung tâm Don-2N của hệ thống A-135 Amur. Ảnh minh họa.
Dự kiến, khu vực được nâng cấp đầu tiên sẽ là tại Moscow. Nhờ hệ thống tự động hóa, trung tâm chỉ huy sẽ hiển thị và xử lý thông tin tiếp nhận được các tổ hợp vũ khí, hệ thống quan trắc có trong hệ thống. Đối với các tổ hợp vũ khí di động, thông tin được kết nối qua mạng không dây băng thông rộng do Mikran phát triển. Các thành phần đầu tiên của hệ thống chuẩn kỹ thuật số mới đã được chạy thử năm 2012 và tới mùa hè 2013 sẽ chạy thử kiểm tra toàn hệ thống.
Cuối tháng 4-2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Thượng tướng Oleg Ostapenko tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Moscow và khu vực công nghiệp trung ương sẽ được nâng cấp và bổ sung thêm các thành phần mới. Thông tin cụ thể về kế hoạch không được ông O. Ostapenko tiết lộ, nhưng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, trạm ra-đa cảnh báo tên lửa sớm Voronezh-DM ở Armavir, vùng Krasnodar đã sẵn sàng vào hoạt động.
Đầu năm 2013, Binh chủng phòng không-vũ trụ Nga tuyên bố sẽ thực nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 Camaliot-M, loại sẽ thay thế một phần hệ thống A-135 Amur đang sử dụng. Cốt lõi của việc nâng cấp này là việc cải tiến hệ thống ra-đa theo dõi và dẫn bắn công suất lớn Don-2N. Dự kiến, ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm, A-235 sẽ được triển khai sớm.
Quân đội Nga hiện việc tích hợp các tổ hợp vũ khí phòng không và phòng thủ tên lửa vào hệ thống chỉ huy hợp nhất. Ngoài việc xây dựng các trạm ra-đa cảnh báo sớm, triển khai tổ hợp S-300, S-400 và nâng cấp A-135, Nga còn đang xây dựng hệ thống chỉ huy thống nhất. Tới năm 2015, hệ thống này sẽ được bổ sung thêm các tổ hợp tên lửa S-500 vừa có khả năng phòng không, vừa có khả năng phòng thủ tên lửa.


http://soha.vn/quan-su/nga-nang-cap-la-chan-ten-lua-o-moscow-len-chuan-ky-thuat-so-20130515150243105.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hệ thống S-300 và cố vấn Nga đã có mặt tại Syria

(ĐVO) - Báo Độc lập của Nga dẫn các nguồn tin quân sự và ngoại giao đã xác nhận thông tin từ truyền thông Anh nói rằng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cùng các cố vấn quân sự Nga đã có mặt ở Syria.

Theo xác nhận của các nguồn tin, việc cung cấp các tổ hợp S-300 cho Syria đã diễn ra trong vòng 2 năm gần đây theo chế độ bảo mật tối đa. Hiện nay trên lãnh thổ Syria đã có đủ tất cả 4 tiểu đoàn S-300 mua của Nga theo hợp đồng đã ký năm 2010. Các đơn vị S-300 đã được triển khai tại các khu vực được kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội chính phủ Syria và người dân ở đó trung thành với Tổng thống Bashar Asad.
Nguồn tin này cho biết thêm, không loại trừ khả năng Tổng thống Nga Putin đã thông báo thông tin này cho Thủ tướng Israel Netanyahu.
Hệ thống phòng không S-300 Trước đó ngày 10/5 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nước này đang hoàn tất việc chuyển giao các tên lửa đất đối không S-300 cho Syria.
Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Vácsava của Ba Lan, ông Lavrov nói: "Hiện Nga không có kế hoạch bán vũ khí cho Syria. Nga đã từng bán và ký các hợp đồng từ lâu, và đang hoàn tất việc cung cấp thiết bị này, các hệ thống phòng không, theo các hợp đồng đã ký kết."
Ngoài ra, ông Lavrov còn cho biết thêm "thương vụ này không vi phạm các luật lệ quốc tế và đó là loại vũ khí mang tính chất phòng thủ".
Trước thông tin Nga sẽ bán hệ thống phòng không S-300 cho Syria làm nhiều nước có phản ứng gay gắt, đặc biệt là Israel.

Theo AFP, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ "kiên quyết" tìm cách ngăn chặn Nga bán tên lửa phòng không S-300 hiện đại cho Syria khi ông tới Moscow để đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin.

Phát biểu trên đài phát thanh ngày 12/5, Bộ trưởng Năng lượng và Nguồn nước Israel Silvan Shalom cho biết việc Nga có kế hoạch bán các hệ thống tên lửa S-300 cho Syria "đã khiến chúng tôi lo lắng cao độ và Thủ tướng (Netanyahu) hoàn toàn nhận định rằng hợp đồng này không nên diễn ra".
Ông Shalom nhấn mạnh: "Một thương vụ như vậy cho Syria sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực và những vũ khí này có thể rơi vào tay Hezbollah", nhóm vũ trang ở Lebanon vốn là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Iran.
Ông cho rằng việc Syria sở hữu loại vũ khí tối tân của Nga có thể tiêu diệt máy bay hoặc tên lửa dẫn đường sẽ khiến cho nỗ lực của các nước nhằm tìm cách thay đổi tình hình ở Syria trở nên khó khăn hơn".
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga quyết định không bán S-300 cho Syria

(Soha.vn) - Nga đã hủy bỏ thỏa thuận bán hệ thống tên lửa S-300 cho Syria - một quan chức cấp cao của Nga tiết lộ với tờ Sunday Times của Anh.

Vị này giải thích rằng nguyên nhân Nga hủy bỏ thỏa thuận là do lo ngại hệ thống tên lửa có thể rơi vào tay các tổ chức cực đoan chống Israel. Khi đó, S-300 sẽ có thể được sử dụng để tấn công các máy bay dân dụng tại sân bay Ben Gurion.
"Chúng tôi rất lo ngại về vấn đề này' phần lớn cộng đồng người Nga ở Israel là một yếu tố lớn dẫn tới quyết định trên" - quan chức này cho biết.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300
Quyết định này của Nga được đưa ra sau cuộc họp giữa Thủ tướng Myanmar Binyamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đổi lại, Nga muốn Israel ngưng các cuộc không kích vào Syria.
Ông Netanyahu, cùng với Cố vấn an ninh quốc gia của Israel là Yaakov Amidror đã thuyết phục Tổng thống Putin rằng hệ thống tên lửa S-300 nếu rơi vào tay các tổ chức cực đoan chống Israel thì bất cứ máy bay nào hạ hay cất cánh trên đất Israel sẽ đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa S-300 từ Syria.
Trước đó, ông Netanyahu và ông Putin đã có buổi hội đàm tại Sochi (Nga), tuy nhiên, ngay sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn tuyên bố Moscow chẳng vi phạm gì khi cung cấp S-300 cho Syria và Nga sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng trị giá gần 900 triệu USD này. Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Putin đã không đạt được thỏa thuận nào trong buổi hội đàm trên.
Ông Lavrov cho biết Nga không có ý định ký kết với Syria các hợp đồng vũ khí mới, tuy nhiên, hợp đồng mua S-300 đã được ký trước khi cuộc nội chiến ở Syria nổ ra. Vì thế, Nga vẫn sẽ tiến hành theo đúng kế hoạch đã đặt ra giữa 2 bên.
Ngay sau đó, một số tờ báo Mỹ đã lan truyền thông tin rằng chuyến hàng S-300 đầu tiên có thể được chuyển đến Syria trong 3 tháng tới. Dư luận phương Tây còn cho rằng Nga sẽ cử 2 đội huấn luyện đến Syria để hướng dẫn cho binh sĩ Syria cách sử dụng loại vũ khí tiên tiến trên, thậm chí còn có tin hệ thống phòng không S-300 đã có mặt trên lãnh thổ Syria nhưng các giới chức Mỹ bác bỏ thông tin này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nâng sức mạnh 'thần chết' SA-6 của Việt Nam

Một số quốc gia đã đưa ra chương trình nâng cấp sức mạnh cho tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6).

2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) là một trong những thành phần quan trọng trong lưới phòng không tầm trung bảo vệ bầu trời tổ quốc Việt Nam. 2K12 Kub có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14.000m.
Tuy nhiên, được chế tạo theo công nghệ những năm 1960 nên 2K12 Kub bộc lộ nhiều điểm yếu trong chiến tranh công nghệ cao hiện đại ngày nay.
Nhằm nâng cao sức mạnh cho “3 ngón tay thần chết” 2K12 Kub, một số quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến (Nga, Hungary, Cộng hòa Czech) đã thực hiện một số chương trình nâng cấp. Các gói nâng cấp này tập trung chủ yếu hiện đại hóa hệ thống radar điều khiển hỏa lực 1S91.

Các gói nâng cấp của Nga và Cộng hòa Czech trang bị đạn tên lửa có tầm bắn xa đến 35km, tầm cao 20km (khi chưa nâng cấp là 24 và 14km).
2K12 Kvadrat (Nga)
Quốc gia khai sinh ra 2K12 Kub - Nga đã giới thiệu gói nâng cấp 2K12 Kvadrat giai đoạn 1 được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự, các khu vực quan trọng trước các cuộc tấn công tốc độ cao của các loại máy bay chiến thuật, trực thăng tấn công, tên lửa hành trình trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Trọng tâm của gói nâng cấp tập trung vào cải thiện radar điều khiển hỏa lực 1S91 với các tính năng gồm:
- Trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu kỹ thuật số, hệ thống phân loại và theo dõi mục tiêu (máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các mục tiêu đường không khác), tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống.
- Mở rộng băng thông kênh CW chiếu rọi mục tiêu từ 6-12 kênh tần số, thay thế các đèn chân không bằng bóng bán dẫn, thay thế các thiết bị điện áp cao bằng các thiết bị điện áp thấp.
- Buồng điều khiển được trang bị màn hình hiển thị LCD đa chức năng tăng số lượng dữ liệu hiển thị và kéo dài tuổi thọ của hệ thống từ 10.000-15.000 giờ, giảm mức tiêu thụ điện năng.
Hệ thống sử dụng tên lửa đối không 3M9 đã qua nâng cấp đạt tầm bắn hiệu quả 35km, tầm cao 20km.
Ngoài gói nâng cấp này, Nga còn phát triển một gói nâng cấp hiện đại hơn cả là Kub-M3. Tuy nhiên từ gói nâng cấp này lại rẽ nhánh ra thành sự phát triển của một hệ thống hoàn toàn mới được gọi là Buk (NATO định danh là SA-11 Gadfly).
“Lắp mắt hồng ngoại cho 2K12”
Hungary đưa ra một gói nâng cấp khá thú vị, mặc dù nó không được đặt một tên riêng nhưng điểm nhấn của gói nâng cấp này là trang bị bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại WZU-2 hoạt động bất kể ngày đêm.
WZU-2 được lắp bên cạnh radar chiếu rọi mục tiêu 1S31 (thuộc đài điều khiển 1S91). Buồng điều khiển được bổ sung thêm màn hình hiển thị kỹ thuật số cung cấp các dữ liệu về mục tiêu do hệ thống quang - hồng ngoại thu được.

Hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại WZU-2 (dấu đỏ).
Việc bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại mang lại khả năng tấn công mục tiêu trong điều kiện đêm tối hoặc trong trường hợp radar điều khiển hỏa lực bị gây nhiễu nặng.
Ngoài ra, các thành phần hệ thống (radar, tên lửa) của 2K12 Kub vẫn giữ nguyên.
“Mắt thần” 1S91 có tên mới
Cộng hòa Czech cũng đưa ra một gói nâng cấp khác chủ yếu tập trung vào radar điều khiển hỏa lực. Gần như toàn bộ đài điều khiển hỏa lực 1S91 đã được nước này thiết kế lại, với cái tên dài hơn 1S91SURN CZ.
Toàn bộ các thành phần của hệ thống 1S91SURN CZ đều được chuyển sang sử dụng công nghệ bán dẫn, các tần số hoạt động đều được thay đổi. Hệ thống hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số hoàn toàn trong phát hiện, bám bắt và chiếu xạ mục tiêu dẫn hướng cho tên lửa.

Buồng điều khiển với 2 màn hình kỹ thuật số.
Buồng điều khiển rất hiện đại với 2 màn hình hiển thị kỹ thuật số cung cấp đầy đủ các tham số về mục tiêu. Ê kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người.
Hệ thống sau nâng cấp sử dụng đạn tên lửa đối không 3M9M với tầm bắn tăng lên 35km, tầm cao 20km.


http://soha.vn/quan-su/nang-suc-manh-than-chet-sa6-cua-viet-nam-20130528071259927.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
S-300 khóa miệng các bộ trưởng Israel
VietnamDefence - Thủ tướng Israel cấm các bộ trưởng công khai thảo luận vấn đề cung cấp S-300 cho Syria, báo chí Israel loan báo.


“Hôm qua, ông ấy (Netanyahu), dường như đã đặt dấu chấm hết cho việc này sau khi ra lệnh cho các bộ trưởng tránh thảo luận công khai vấn đề về các tên lửa Nga”, Kênh 2 Đài truyền hình truyền hình Israel đưa tin.

Trước đó, Bộ trưởng Tình báo, kiêm Bộ trưởng Quan hệ quốc tế, kiêm Bộ trưởng Hoạch định chiến lược Israel, ông Yuval Steinitz đã công khai chỉ trích một trong những lý lẽ chính của Nga nói rằng, vũ khí cung cấp cho Syria hoàn toàn có tính phòng thủ.

“Bán kính hoạt động của S-300 gần 200 km, cho phép nó tấn công các máy bay ở sâu trong nội địa Israel. Đây không phải là hệ thống phòng thủ mà là hệ thống tấn công, và nó đang đe dọa chúng tôi”, ông Steinitz phát biểu trên Kênh 2.

Hôm 28.5, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya’alon tuyên bố rằng, Nga vẫn chưa chuyển các hệ thống tên lửa phòng không S-300 sang Syria.

“Chúng tôi sẽ hy vọng rằng, điều này sẽ không xảy ra. Nhưng nếu không, chúng tôi sẽ biết phải hành động thế nào”, ông Ya’alon nói với ngụ ý được cho là đe dọa không kích S-300 ở Syria.

Ngày 14/5, ông Benjamin Netanyahu đã đến Moskva để thảo luận vấn đề S-300 với Tổng thống Nga Putin.

Trước đó, tờ báo Al Quds Al Arabi xuất bản ở London đưa tin, Nga đã đưa các bệ phóng S-300 tới Syria.

Còn hôm 26/5, báo chí Anh dẫn lời một quan chức cao cấp Nga đưa tin, Moskva đã quyết định từ bỏ thương vụ bán S-300 cho Syria vì lo ngại vũ khí này sẽ đe dọa cộng đồng Nga kiều đông đảo ở Israel. Đổi lại, Nga yêu cầu Israel ngừng các cuộc không kích chống các mục tiêu ở Syria. Những thỏa thuận này đạt được hôm 14/5 trong cuộc hội đàm giữa Netanyahu và Putin.

Sau đó, đại diện chính phủ Israel đã bác bỏ thông tin này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì tuyên bố, Nga không định cung cấp vũ khí cho Syria ngoại trừ các hợp đồng đã có. Nga chỉ đang thực hiện các hợp đồng bán vũ khí phòng thủ đã ký từ lâu để Syria có thể tự vệ trước các cuộc tấn công từ trên không.

Còn Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì khẳng định, Nga cung cấp S-300 cho Syria để bảo vệ các mục tiêu và các đơn vị quân đội chống lại việc sử dụng các lực lượng và phương tiện mà lực lượng phiến loạn không có. S-300 sẽ giúp ổn định tình hình trong khu vực và ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc xung đột.

http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/S300-khoa-mieng-cac-bo-truong-Israel/20135/52598.vnd
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thằng lái súng thứ 2 lại bất đầu trò chơi rồi .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top