So sánh uy lực hệ thống Palma với các hệ thống tương
Chúng ta hãy so sánh hệ thống phòng thủ tầm ngắn Palma được tranh bị trên Gerpad có ưu điểm gì so với các hệ thống tương tự của các nước trên thế giới nhé.Chúng được xem là lá chắc cuối cùng trên chiến hạm.
Hệ thống tên lửa đối không HQ-7 (Trung Quốc)
HQ-7 là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn do Trung Quốc sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa hải đối không Sea Crotale của Pháp. Từ đầu những năm 1990, HQ-7 trở thành tiêu chuẩn hệ thống tên lửa phòng không trên các chiến hạm của Trung Quốc.
Trên các tàu chiến, HQ-7 được bố trí với hệ thống tám ống phóng đặt trên boong tàu phía trước, nằm sau tháp pháo chính. Các tên lửa trong ống phóng luôn trong tình trạng sẵn sàng rời bệ phóng. Hệ thống có tất cả 24 tên lửa dữ trữ và được nạp tự động
HQ-7 được Trung Quốc sao chép công nghệ từ hệ thống Sea Crotale của Pháp.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 đặt phía sau tháp pháo chính. Tốc độ tên lửa là Mach 2.3 (750m/s). Xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 70-80%.
Hệ thống HQ-7 phóng tên lửa đối không. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng chế tạo tên lửa phòng không tầm trung đặt trong các ống phóng thẳng đứng để thay thế HQ-7. HQ-7 sử dụng tên lửa Type-360S dẫn đường bằng radar tìm kiếm trên không/biển, hoạt động trên dải tần số E/F có tầm hoạt động 18,4km. Hệ thống tên lửa và radar kết nối với nhau qua hệ thống kiểm soát dữ liệu ZJK-4, cho phép xử lý 30 mục tiêu và kết hợp với radar Type-360S theo dõi đồng thời 12 mục tiêu khác.
Tên lửa HQ-7 có khả năng tiêu diệt máy bay ở mọi điều kiện thời tiết, kể cả ban ngày và ban đêm với tầm bắn tối đa từ 8 đến 12km. Tuy nhiên, khi dùng để chống lại các tên lửa hành trình đối hạm thì HQ-7 chỉ đánh chặn được ở tầm 4-6km, đây cũng là một yếu điểm lớn nhất của HQ-7 so với các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ.
Hệ thống phòng không Palma (Nga)
Palma là hệ thống phòng không đặt trên tàu chiến được thiết kế để tiêu diệt các loại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm, các tàu có lượng giãn nước nhỏ và các mục tiêu ven biển. Hệ thống Palma là người "anh em" với hệ thống phòng không Kashtan.
Hệ thống phòng không Palma. GSh-30K có tầm bắn từ 200m tới 3.000m, tốc độ bắn 4500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 890m/s.
Palma bao gồm hai pháo 30mm sáu nòng và tám tên lửa đối không Sosna-R. Hệ thống Palma đồng thời tấn công sáu mục tiêu cùng lúc ở cự ly 2.000m tới 8.000m. Hệ thống phòng không Palma bao gồm ba bộ phận: hai pháo GSh-30K, tám tên lửa đối không Sosna-R và radar điều khiển hỏa lực.
- GSh-30K là pháo phòng không sáu nòng cỡ 30mm thiết kế để chống lại máy bay và tên lửa đối hạm. Pháo bắn các loại đạn HE, đạn nổ mảnh.
- Sosna-R là tên lửa hải đối không bay nhanh gấp năm lần vận tốc âm thanh, được thiết kế để tiêu diệt máy bay, bom có dẫn đường, tên lửa đối hạm. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.300m đến 8.000m, ở độ cao tối đa 3.500m.
- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Palma bao gồm: camera hồng ngoại, laser đo xa, radar bắt mục tiêu 3Ts-99...
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm cực gần (CIWS) và tên lửa tầm ngắn. Nhờ vậy, hệ thống Palma đã "vô tình" thiết lập hai phòng tuyến vững chắc cho các chiến hạm trang bị nó. Tầng thứ nhất, tên lửa siêu âm Sosna-R đánh chặn từ khoảng cách trên dưới 10km, một tầm đủ xa để không gây nguy hiểm cho tàu. Nếu vượt qua Sosna-R, tên lửa đối hạm sẽ vấp phải tầng thứ hai, 'lưới đạn" của hai pháo GSh-30K.
Hiện nay, Palma được trang bị tàu chiến lớp
Gepard 3.9 (dự án 11661).
Hệ thống tên lửa đối không SeaRAM (Mĩ)
SeaRAM là hệ thống tên lửa phòng không tầm cực gần do quân đội Mĩ phát triển để thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần Phalanx Mk 15. Nếu xét về tầm bắn và độ chính xác thì tên lửa RAM (tên lửa thân qoay) bắn xa tới 7.500m, hơn rất nhiều so với 2.000m của hệ thống Phalanx.
Ngày nay, các tên lửa đối hạm do Nga sản xuất thường có tốc độ bay rất nhanh (vượt âm), sức công phá mạnh. Mặc dù, Phalanx CIWS hoàn toàn có khả năng đánh chặn nhưng như đã nói trên, nhưng ở tầm bắn quá gần những mảnh vỡ của tên lửa có thể văng vào tàu mục tiêu gây thiệt hại không nhỏ. Vì thế, các tên lửa RAM sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp này khi tiêu diệt tên lửa ở tầm xa tránh gây hư hại cho tàu.
Đồng thời, các tên lửa RAM luôn luôn nằm trong tư thế sẵn sàng bắn, với 11 tên lửa chúng có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Đây là điều mà Phalanx không bao giờ làm được.
Mặc dù phát triển để thay thế cho Phalanx, tuy nhiên SeaRAM vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Phalanx (sử dụng một số thiết bị điện tử của Phalanx). Chỉ có một sự thay đổi lớn nhất đó chính là hệ thống 11 ống phóng chứa tên lửa RIM-116 RAM (Rolling Air Frame) thay cho pháo 20mm.
Tên lửa RIM-116 RAM là sự kết hợp "tinh tế" giữa động cơ, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 "Sidewinder" (rắn đuôi chuông) và hệ thống dẫn đường từ tên lửa vác vai Stinger.
Hiện tại, quân đội Mỹ mới chỉ trang bị SeaRAM trên các tàu chiến đấu cỡ nhỏ. Nhưng chắc chắn trong tương lai, chúng sẽ sớm thay thế hệ thống Phalanx đóng vai trò chủ yếu là "lá chắn phòng thủ" trên tàu chiến của hải quân nước này
Hệ thống tên lửa đối không Barak (Israel)
Barak là hệ thống tên lửa đối không do Israel phát triển với mong đợi là sẽ tăng cường bảo vệ các tàu chiến chống lại máy bay, tên lửa hành trình đối hạm bay ở độ cao thấp, tốc độ nhanh.
Tên lửa Barak được đặt trong các ống phóng thẳng đứng.
Tên lửa Barak được xếp trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (Vertical Launching System - VLS), đây là một ưu điểm của Barak so với các hệ thống khác khi nó có khả năng bao quát 360 độ, đánh chặn mục tiêu ở nhiều hướng khác nhau, hệ thống VLS cho phép rút gọn thời gian điều chỉnh hướng bắn. Nhờ đó, Barak phản ứng một cách nhanh nhất có thể trước các mối đe dọa đặc biệt là các loại tên lửa đối hạm có tốc độ cao, có đường bay phức tạp.
Ngoài ra, theo các đánh giá, hệ thống Barak có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao. Hệ thống Barak đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 500m tới 12km, tại độ cao tối đa 5.000m. Tên lửa đạt tốc độ siêu âm Mach 2, nhanh gấp hai lần tốc độ âm thanh.
Hệ thống dẫn đường của Barak bao gồm: radar EL/M-2221 và radar EL/M-2228S. Trong đó:
- Radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221 là bộ phận của hệ thống tên lửa đối không Barak. Radar hoạt động trên dải tần số X và K. Thiết kế cho phép theo dõi các mối nguy hiểm trên không trong khi có thể dẫn đường cho tên lửa hoặc pháo đánh chặn mục tiêu. Radar bắt mục tiêu là máy bay ở cự ly 30km, nhưng đối với tên lửa chỉ là 15km.
- EL/M-2228S là radar cảnh báo sớm và tìm kiếm trên không, trên biển thiết kế cho các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung. Trong vai trò tự động cảnh báo các mối đe dọa, EL/M-2228S phát hiện một cách hiệu quả các mối nguy hiểm như tên lửa đối hạm, bom dẫn đường TV, tên lửa chống radar ở tầm xa.
Hoạt động trong chế độ tìm kiếm, radar đồng thời theo dõi 100 mục tiêu cả trên không và trên biển. EL/M-2228S phát hiện máy bay ở khoảng cách 70km, trong khi đối với tên lửa là 20km.
Hiện nay, ngoài Israel là nước sử dụng chính, Ấn Độ cũng đang trang bị rộng rãi hệ thống Barak trên các chiến hạm của họ thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 và tên lửa phòng không SA-N-4 Gecko.