Đừng đóng vội bác , nhân topic này em xin tổng hợp lại 1 số hệ thống phòng không tầm thấp-trung và cao phổ biến trên thế giới.
Tổ hợp tên lửa pháo phòng không Pantsir-S của Nga
Các tổ hợp tên lửa pháo phòng không mới nhất “Pantsir-S” của Nga có khả năng tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không ở cơ chế tự động.
Ngày 18/3, Nga đã chính thức đưa vào biên chế cho lực lượng không quân 10 tổ hợp tên lửa pháo phòng không đầu tiên thế hệ mới mang tên “Pantsir-S” có khả năng tiêu diệt và đánh chặn bất cứ phương tiện tấn công đường không nào của đối phương ở cơ chế tự động.
Bên cạnh đó, tổ hợp tên lửa “Pantsir-S” còn có khả năng bảo vệ các mục tiêu quân sự quan trọng mà trước tiên là các phương tiện phòng không hiện đại tầm xa như tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Theo tuyên bố của các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng vũ trang Nga, hệ thống phóng tên lửa và pháo phòng không cùng được thiết kế, chế tạo trên một chiếc xe chiến đấu chuyên dụng.
“Pantsir-S” có khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 20 mục tiêu cùng một lúc, trong đó có khả năng tấn công tiêu diệt 4 mục tiêu nguy hại nhất trong số đó.
Trong điều kiện tác chiến hiện đại như hiện nay, do số lượng phương tiện tấn công của đối phương nhiều lại ứng dụng loại vũ khí chính xác cao nên nếu điều khiển bằng cơ học thì sẽ không đủ thời gian để có thể đưa ra quyết định tiêu diệt mục tiêu này hay mục tiêu khác nên tiêu diệt mục tiêu ở cơ chế tự động sẽ giải quyết được vấn đề này.
Loại tổ hợp pháo phòng không hiện đại này có khả năng làm việc trong đội hình tổ từ 3-5 xe tác chiến chuyên dụng, một trong số đó đóng vai trò chủ đạo, điều phối các xe còn lại.
Nếu xét về nhiều tiêu chí thì “Pantsir-S” còn vượt trội hơn nhiều so với các tổ hợp tên lửa pháo phòng không hiện đại khác của các nước trên thế giới. Tầm hoạt động của tổ hợp “Pantsir-S” có thể xa gấp 2 lần, tốc độ phóng có thể nhanh gấp 5 lần so với các tổ hợp khác cùng loại.
Tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" của Anh
Tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" do Công ty "British aerospace" chế tạo trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không “Trường kiếm” (Rapier) trang bị cho quân đội Anh từ năm 1971.
Trong thành phần Trung đoàn phòng không số 12 của Anh, “Trường kiếm” đã tham gia các hoạt động tác chiến trong thời gian diễn ra xung đột tranh giành quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentinanăm 1982.
Theo nguồn tin từ Chính phủ Anh cho biết, trong cuộc xung đột này, Anh đã triển khai 12 ống phóng và đã tiêu diệt được 14 máy bay của Argentina. Ngoài ra, “Trường kiếm” còn được quân đội Iran sử dụng trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq trong những năm 1970. Trong cuộc chiến này nó đã tiêu diệt máy bay ném bom loại Tu-22 của Iraq.
"Trường kiếm-2000" dùng để chống lại các mục tiêu bay thấp (tên lửa có cánh, máy bay không người lái, trực thăng yểm trợ hoả lực) trong điều kiện địch sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử chế áp tích cực.
Vào năm 1955, tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho các đơn vị, phân đội Lục quân và không quân Anh. Nhà sản xuất dự kiến sẽ tiến hành sản xuất tất cả 205 tổ hợp, nhưng cho đến năm 1997 mới đưa vào trang bị tất cả 57 tổ hợp.
Tổ hợp có các đặc tính kỹ chiến thuật vượt trội, khả năng chống nhiễu cao, hoả lực mạnh, mức độ tự động hoá quá trình hoạt động tác chiến cao, có hai kênh dẫn hướng tên lửa. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, tổ hợp này có độ bền cao trước tác động từ những vụ nổ hạt nhân.
Tất cả thiết bị của tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" được bố trí trên 3 rơmoóc đồng trục đa năng với các nguồn điện cung cấp độc lập.
Rơmoóc đầu tiên lắp đặt bệ phóng với 8 tên lửa phòng không có điều khiển, trạm quang điện tử (truyền hình) dùng để theo dõi mục tiêu và tên lửa và máy phát tần vô tuyến dùng để truyền mệnh lệnh dẫn hướng tên lửa.
Rơmoóc thứ hai lắp đặt trạm radar phát hiện mục tiêu "Dagger". Rơmoóc thứ ba - trạm radar dẫn hướng tên lửa "Blindfire-2000". Các rơmoóc được kéo bởi 3 ô tô 4 tấn có khả năng vượt địa hình cao. Trên thân xe bố trí 15 tên lửa phòng không có điều khiển.
Ngoài ra, trong thành phần của tổ hợp còn có 2 đài điều khiển bắn từ xa cho người chỉ huy và trắc thủ, được bố trí trên giá ba chân. Mỗi bán rơmoóc có máy phát điện điêzen riêng, máy điều hoà và thiết bị làm lạnh bằng chất lỏng.
Các bán rơmoóc được liên kết với nhau bằng cáp sợi quang. Điều này làm tăng độ bền hoạt động khi bị tác động xung điện từ. Tất cả các thiết bị được chuẩn hoá một cách rộng rãi (bao gồm cả các nguồn cung cấp điện), dễ thử nghiệm và thay thế.
Trạm radar phát hiện mục tiêu "Dagger"
Trạm radar 3 toạ độ kết hợp - xung với việc xử lý tín hiệu dople "Dagger" của công ty Plessi cho phép phát hiện và bám đến 75 mục tiêu đồng thời theo 3 toạ độ, cũng như đánh giá mức độ nguy cơ của các mục tiêu trong tình hình nhiễu phức tạp. Khi phát hiện bị tên lửa chống radar tấn công, trạm radar tự động ngừng hoạt động.
Thành phần chính của thiết bị anten radar là lưới phẳng gồm 1024 nguồn bức xạ, có giản đồ hướng nhiều tia (theo góc tà) với tầng búp sóng bên thấp. Để thiết lập giản đồ hướng của anten sử dụng sơ đồ song song. Máy phát được trang bị hệ thống làm lạnh bằng chất lỏng.
Các tham số tín hiệu mô phỏng - tần dò được xác định tự động. Máy thu của radar được chế tạo theo sơ đồ của máy thu đổi tần. Khi xử lý tín hiệu, trong máy thu sử dụng biến đổi tần kép. Các đường hãm trong sóng âm học bề mặt được sử dụng như là các bộ lọc phối hợp.
Các đặc tính đặc trưng của trạm “Dagger” là công suất phát xạ tương đối lớn khi mà các đặc tính trọng lượng, kích cỡ nhỏ (trọng lượng 860kg), dải động lực học của máy thu rộng, tốc độ xử lý dữ liệu cao và sử dụng sơ đồ liên kết siêu lớn bao gồm đến 70.000 các thành phần lozíc.
Ngoài ra, trạm radar có độ tin cậy cao (thời gian làm việc trung bình đến khi hỏng hóc 600h), cũng như các đặc tính khai thác sử dụng tốt (tự động kiểm soát hoạt động của tất cả các thiết bị, thời gian khôi phục trung bình 30 phút).
"Dagger" được trang bị hệ thống nhận biết “địch - ta” do công ty Kossor Elektroniks chế tạo. Ngoài việc thực hiện các chức năng cơ bản, hệ thống này có thể được sử dụng để xác định toạ độ các mục tiêu theo dõi.
Trạm radar dẫn hướng "Blindfire-2000"
Trạm radar đơn xung "Blindfire-2000" bảo đảm tự động theo dõi mục tiêu trên không và dẫn hướng cho các tên lửa phòng không có điều khiển trong bất kỳ thời gian nào ngày cũng như đêm không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Phương án radar DN-181 của tổ hợp "Trường kiếm" là phương án cải tiến, có độ bí mật hoạt động và khả năng chống nhiễu cao nhờ việc sử dụng tín hiệu với biến điệu tần số tuyến tính. Ngoài ra, trong trạm radar mới, cạnh thiết bị phản xạ chính của anten (ở vị trí camera) lắp đặt máy thu phát xạ liên tục dùng để đưa tên lửa đến đường quan sát mục tiêu một cách nhanh chóng.
Phương pháp dẫn hướng tên lửa phòng không có điều khiển trong tổ hợp này được thực hiện tương tự như tổ hợp "Trường kiếm". Trạm "Blindfire-2000" khai thác tín hiệu tỉ lệ với độ lệch góc tên lửa so với đường quan sát mục tiêu, sau đó tín hiệu được biến đổi thành mệnh lệnh điều khiển.
Ống phóng
Ống phóng tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển "Trường kiếm-2000" được tính toán để bố trí 8 tên lửa và được trang bị hệ thống thuỷ lực học.
Dẫn động của nó bảo đảm bắn vòng trong bề mặt thẳng đứng và xoay ống phóng đã nạp tên lửa theo góc tà từ -5 đến +60° trong mặt phẳng thẳng đứng. Việc nạp đạn cho ống phóng được thực hiện bằng tay bởi kíp gồm 2 người.
Để nâng cao hiệu quả bắn trong các điều kiện sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử, trong ống phóng lắp đặt trạm quang - điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa. Trạm này gồm các thiết bị quan sát nhiệt và truyền hình, bảo đảm tự động theo dõi các mục tiêu đã chọn để bắn và dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu đó.
Trong trạm sử dụng các bộ vi xử lý “Argus” М700/40 bằng sơ đồ liên kết lớn có khả năng hoạt động nhanh đến 1,6 triệu thao tác/s.
Tên lửa phòng không có điều khiển
Trong tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển một tầng “Trường kiếm” Mk2.
Tên lửa này được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học thông thường. Ở phần giữa tên lửa lắp đặt mặt của thiết bị ổn định với anten thu mệnh lệnh dẫn hướng, còn đuôi bố trí cần điều khiển khí động lực học… bảo đảm khả năng theo dõi trong quá trình bay với sự hỗ trợ của trạm quang - điện tử.
Tên lửa phòng không có điều khiển có động cơ nhiên liệu rắn hai chế độ do công ty Roiyal Ordnans chế tạo. Tên lửa có thể được trang bị các đầu đạn tác chiến nổ - mảnh với đầu nổ điều khiển từ xa (laze) dùng để tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ (tên lửa có cánh và tên lửa chống radar) và đầu đạn bán xuyên thép với đầu nổ tiếp xúc hoạt động chậm dùng để chống lại máy bay và trực thăng của địch. Việc kích nổ đầu đạn tác chiến có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị tự thủ tiêu.
Tên lửa phòng không có điều khiển có độ tin cậy cao, không phải điều chỉnh và kiểm tra trong thời gian hàng chục năm. Nó được cất giữ và vận chuyển bằng các côngtenơ chuyên dụng.
Việc sử dụng trong tổ hợp hai máy phát mệnh lệnh độc lập (trên trạm "Blindfire-2000" và ống phóng), cũng như hai thiết bị theo dõi (thiết bị radar quang - điện tử) cho phép tiến hành bắn hai mục tiêu đồng thời. Việc xử lý thông tin nhận được từ trạm radar "Dagger" hoặc thông qua mạng phòng không thống nhất, phóng và dẫn hướng tên lửa được thực hiện một cách tự động với sự hỗ trợ của máy tính điện tử chuyên dụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, trắc thủ có thể độc lập xác định các mục tiêu nguy hiểm nhất và tiến hành bắn mục tiêu đó trong chế độ bằng tay. Ngoài ra, việc trang bị thiết bị ngắm bắn chuyên dụng cho phép kíp tổ hợp tên lửa phòng không xác định các toạ độ góc (phương vị và góc tà) của mục tiêu phát hiện bằng mắt thường (khi không có các nguồn thông tin khác) và chuyển các toạ độ này đến một trong các phương tiện theo dõi.
Hoạt động tác chiến của tổ hợp được tiến hành theo các bước sau: Trạm radar quan sát "Dagger" tiến hành phát hiện mục tiêu, nhận biết mục tiêu quốc gia và theo dõi.
Thông tin về tuyến đường của mục tiêu được xử lý với sự hỗ trợ của thuật toán quy định mục tiêu tiêu diệt phù hợp ưu tiên đã chọn trước (ví dụ, bắn mục tiêu đang bay từ hướng ưu tiên đã chọn trước). Trắc thủ lựa chọn chế độ theo dõi mục tiêu – vô tuyến điện hoặc quang điện tử.
Khi ở chế độ vô tuyến điện, trạm radar tự động theo dõi mục tiêu, trắc thủ bấm nút phóng tên lửa khi mà điểm gặp nhau giữa tên lửa và mục tiêu trong khu vực tiêu diệt. Tiếp theo, chặn bắt tên lửa đã phóng và dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu.
Mệnh lệnh dẫn hướng tên lửa được chuyển đến khoang của tên lửa với sự hỗ trợ của máy phát mệnh lệnh. Khi tên lửa đang tiến hành tìm kiếm trong quá trình bay, tổ hợp có thể tiến hành bao quát theo dõi các mục tiêu tiếp theo và phóng quả tên lửa thứ hai.
Các biến thể
Có tính đến
thị trường vũ khí truyền thống chuyên sử dụng trong các khu vực sa mạc và các nước có khí hậu nóng nên Anh đã tiến hành chế tạo phương án xuất khẩu của tổ hợp "Trường kiếm-2000" - "Jernas".
Trong thành phần của Jernas gồm cabin điều khiển được lắp đặt trên khung gầm xe ô tô hạng nhẹ (loại 4x4). Trên cabin này bố trí bàn điều khiển của người chỉ huy và trắc thủ tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như máy điều hoà.
Một số hình ảnh về “Trường kiếm -2000”:
Các đặc tính kỹ - chiến thuật
Cự ly bắn tối thiểu: 0,5km
Cự ly bắn tối đa: 8km
Độ cao tối đa tiêu diệt mục tiêu: 3,5km
Độ cao tối thiểu tiêu diệt mục tiêu: 0,15km
Tham số hướng giới hạn: 5,5km
Vận tốc tối đa tiêu diệt mục tiêu: 500 m/s
Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng 1 tên lửa: 0,6
Thời gian triển khai: 10 phút
Thời gian phản ứng: 5s
Tên lửa “Trường kiếm” Mk2
Trọng lượng phóng: 43kg
Chiều dài: 2,24m
Đường kính tối đa của thân: 130mm
Vận tốc bay tối đa: 700m/s
Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 1,5kg
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic của Pháp
Khi tác chiến độc lập, xạ thủ bắn sử dụng hệ thống phát hiện quang học, vào ban đêm sử dụng camera hồng ngoại.
- Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic của Pháp dùng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp quan trọng, các căn cứ không quân, sở chỉ huy, đội hình phòng không khi đang cơ động.
Trong hệ thống phòng không của pháp, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic được coi là thành phần “chủ lực” dùng để chống lại máy bay, trực thăng (kể cả bay ở chế độ treo), các tên lửa có cánh bay ở tần thấp và cực thấp. Tổ hợp Aspic có thể sử dụng các tên lửa loại Mistral, Stinger và tất cả các loại nào có thể thích ứng với nó.
Tổ hợp Aspic là một hệ thống hoả lực độc lập được tự động hoá hoàn toàn, có thể sử dụng theo phương án cố định hoặc lắp đặt trên khung gầm các loại xe khác nhau có sức chở 1.500kg, trong đó có xe hạng nhẹ loại Hammer và Peugeot P4.
Cự ly hoạt động của Aspic từ 0,3 – 7,0km, tầm cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,5 – 3,0 km
Trong trường hợp bố trí trên khung gầm xe ô tô, 4 tên lửa tác chiến nằm trong container vận chuyển – phóng đặt trên thiết bị phóng, còn 4 tên lửa dự bị đặt trên ô tô. Tuỳ thuộc vào loại tên lửa tác chiến sử dụng trên thiết bị phóng, số lượng tên lửa có thể tăng đến 8 quả.
Xe chiến đấu của tổ hợp được trang bị hệ thống kết nối và định hướng. Kíp gồm 2 người (lái xe và xạ thủ bắn).
Thành phần chính của tổ hợp là hệ thống điều khiển hoả lực, bao gồm hệ thống phát hiện quang học ARES, camera hồng ngoại, máy tính và hệ thống tự động bám mục tiêu. Khi tác chiến độc lập, xạ thủ bắn sử dụng hệ thống phát hiện quang học, vào ban đêm sử dụng camera hồng ngoại. Nhờ việc trang bị các phương tiện phát hiện mục tiêu quang - điện tử nên radar địch khó phát hiện được tổ hợp và tăng khả năng sống còn cho tổ hợp.
Trạm điều khiển lắp đặt bên ngoài cho phép kíp chiến đấu ẩn nấp ở trong hầm trú ẩn cách xe chiến đấu đến 50m khi tiến hánh các hoạt động tác chiến.
Tổ hợp tên lửa phòng không Aspic có thể trang bị hệ thống nhận biết “địch – ta” SB14 với cự ly hoạt động đến 20km. Hệ thống Samantha hoặc phương án cải tiến Clara của nó được sử dụng như là trạm điều khiển. Trạm điều khiển Samantha do công ty Thomson-CSF sản xuất, bảo đảm quan sát tình hình trên không, truyền chỉ thị mục tiêu, điều khiển các phương tiện tác chiến phối thuộc, tự động xác định các mục tiêu sở hữu quốc gia, liên lạc với các đầu mối cấp trên của hệ thống phòng không. Tất cả các quá trình hoạt động tác chiến đều được tự động hoá.
Samantha được trang bị trạm radar xung – dople loại 1630P với anten mạng pha phẳng. Điều này bảo đảm chống nhiễu trong các điều kiện của tác chiến điện tử. Việc điều khiển bệ pháo phòng không, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp loại Aspic được thực hiện ở cự ly đến 5km.
Vận tốc tối đa của tên lửa – 800m/s, vận tốc tối đa của mục tiêu – 440m/s
Khi tổ hợp tên lửa phòng không Aspic hoạt động, việc chỉ thị mục tiêu được thực hiện trong chế độ tự động, việc truyền các dữ liệu được thực hiện theo kênh vô tuyến. Khi bệ pháo phòng không và tổ hợp tên lửa phòng không vác vai hoạt động, thông tin về tình hình trên không được hiển thị trên màn hình của thiết bị đầu cuối đặt cách xa.
Cự ly phát hiện máy bay – 20km, trực thăng – 10km, tần số khôi phục thông tin 1,5s, thời gian làm việc trung bình đến khi hỏng hóc – 1.200 giờ. Để tăng cự ly phát hiện, anten trạm radar được lắp đặt trên thiết bị nâng thuỷ lực học nâng cao đến tầm 8m. Kíp chiến đấu của trạm điều khiển gồm 2 người (chỉ huy và trắc thủ radar).
Trạm điều khiển Samantha được bố trí trên container chuẩn có thể lắp đặt trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao với sức nâng tải 5 tấn và vận chuyển bằng máy bay C-130, C-160. Tất cả các hệ thống có khả năng bảo vệ phát xạ điện từ.
Cự ly phát hiện mục tiêu 20km, thời gian phản ứng 7,0s
Hiện nay, tổ hợp này đã được sản xuất hàng loạt và được không quân Pháp trang bị từ năm 1994 (30 hệ thống với tên lửa Mistral). Đồng thời, nó cũng được xuất khẩu cho Chile và Australia.
Vào năm 1993, Tập đoàn các công ty “Thomson-CSF" và "Shorts" đã tuyên bố thành lập để nghiên cứu và sản xuất tổ hợp tầm thấp cơ động trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không Aspic với việc sử dụng các loại tên lửa Starburst và Starstreak với mục đích trang bị cho các lực lượng vũ trang Anh và đưa ra thị trường vũ khí thế giới. Tổ hợp cải tiến này đã được lực lượng vũ trang Phần Lan mua để sử dụng.
Tổ hợp tên lửa phòng không RBS-23 BAMSE của Thuỵ Điển
Tổ hợp tên lửa phòng không RBS-23 BAMSE dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly đến 15km, tầm cao từ một vài chục đến 12000m
Thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không RBS-23 BAMSE Tổ hợp RBS-23 BAMSE được bố trí ở vị trí trung gian giữa các tổ hợp phòng không tầm gần và tầm xa, có thể sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân, cảng biển và tiêu diệt các mục tiêu trên không.
Tổ hợp có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu có mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ. Ngoài ra, RBS-23 BAMSE có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai nhanh, có thể được sử dụng để yểm trợ phòng không cho các đơn vị bộ đội cơ động.
Việc nghiên cứu chế tạo tổ hợp RBS-23 BAMSE cho các lực lượng vũ trang Thuỵ Điển được bắt đầu vào năm 1993 theo chương trình MSAM (Medium Surface-to-Air Missile System) bởi sự phối hợp của công ty "Bofors Missiles" và "Ericsson Microwave System AB”.
Mục đích của chương trình là chế tạo tổ hợp có phạm vi đánh chặn giống như tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung với giá cả giảm đáng kể. Tên lửa và cabin dẫn hướng bệ phóng do công ty "Bofors Missiles" chế tạo, còn trạm radar quan sát thế hệ mới "Giraffe AMB - 3D", trạm radar dẫn hướng và cabin điều khiển tác chiến do công ty "Ericsson Microwave System AB" chế tạo.
Mô hình thử nghiệm đầu tiên của tổ hợp RBS-23 BAMSE được chế tạo năm 1998. Sau khi thử nghiệm thành công năm 2003, nhà sản xuất bắt đầu sản xuất hàng loạt cho Lục quân Thuỵ Điển.
Các chuyên gia cho rằng, Thuỵ Điển chỉ cần 2-3 tiểu đoàn trang bị tổ hợp RBS-23 BAMSE là đủ. Đại đội RBS-23 BAMSE bao gồm sở chỉ huy đại đội, từ 2 đến 4 bệ phóng kéo MCLV (Missile Control and Launch Vehicles).
Sở chỉ huy đại đội của tổ hợp được lắp đặt trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao và được trang bị trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không thế hệ mới - "Giraffe AMB - 3D".
Cabin chỉ huy chiến đấu dạng module được bố trí trên container theo tiêu chuẩn ISO, có khả năng bảo vệ trước phát xạ điện từ, bọc thép chống mảnh đạn, có quạt thông gió. Sở chỉ huy được trang bị hệ thống dẫn đường và có thể trang bị hệ thống GPS. Thời gian triển khai gần 10 phút. Kíp gồm 1 đến 2 người.
Sở chỉ huy đại đội Trạm radar quan sát đơn xung ba toạ độ loại "Giraffe AMB - 3D" với anten mạng pha làm việc trong dải tần 5.4-5.9 GHz. Sơ đồ quét đặc biệt trên mặt thẳng đứng với việc sử dụng tia rộng bảo đảm tốc độ khôi phục thông tin rất cao.
Khả năng chống nhiễu của trạm radar được bảo đảm bởi việc sử dụng anten có tầm búp sóng bên giản đồ hướng cực thấp, hạn chế và lọc các tín hiệu âm thanh một cách tối ưu, tự động tính toán các điều kiện thời tiết.
Trạm radar gồm hệ thống kiểm soát chức năng và xác định những sai sót. Cự ly hoạt động của radar là 100km, độ cao tối đa phát hiện mục tiêu 20km. Radar có khả năng theo dõi đồng đến hơn 100 mục tiêu.
Các quá trình hoạt động tác chiến được tự động hoá một cách tối đa nhờ vào việc sử dụng tổ hợp tính toán kỹ thuật số tốc độ nhanh (phần mềm được viết bằng ngôn ngữ cấp độ cao ADA-95), thông tin về tình hình trên không được hiển thị trên hai màn hình màu với độ phân giải cao. Anten của trạm radar được nâng lên độ cao đến 12m với sự hỗ trợ của cột. Điều này cho phép bố trí sở chỉ huy đại đội tại những nơi bí mật, địa hình khúc khuỷu che khuất…
Nguồn điện được bảo đảm một cách tự động bởi máy phát điện diezel công suất 35kW sử dụng dòng điện hai chiều tần số 50Hz (điện áp 240/400V). Sở chỉ huy tổ hợp RBS-23 BAMSE có thể được sử dụng để chỉ huy các phương tiện hoả lực của các hệ thống phòng không khác.
Bệ phóng MCLV có thể liên lạc với sở chỉ huy đại đội theo đường cáp, đường liên lạc sợi quang hoặc đường vô tuyến. Để trao đổi thông tin, quân đội Thuỵ Điển sử dụng thiết bị liên lạc đáp ứng tiêu chuẩn TS9000, khả năng bảo vệ và vận tốc trao đổi cao.
Cự ly bố trí sở chỉ huy đại đội cách bệ phóng có thể là 10km. Bệ phóng MCLV có tất cả các phương tiện cần thiết để độc lập tiêu diệt các mục tiêu trên không. Trên cột khung gầm xe lắp đặt anten radar dẫn hướng, thiết bị quan sát nhiệt, thiết bị nhận biết “địch - ta”.
Mỗi bệ phóng được trang bị bệ xoay với bốn container nạp vận chuyển – phóng tên lửa. Thời gian triển khai MCLV gần 10 phút, thời gian nạp lại ít hơn 3 phút. Phóng tên lửa theo mặt phẳng nghiêng. Việc dẫn hướng tên lửa trong quá trình bay được thực hiện với sự hỗ trợ của trạm radar dẫn hướng – phương án cải tiến của trạm radar loại "Ericsson Eagle Low Probability of Intercept" (LPI).
Bệ phóng MCLV Trạm radar dẫn hướng làm việc trong dải 34-35GHz và có thể tiến hành dẫn hướng cho hai tên lửa vào một mục tiêu. Cự ly hoạt động hiệu quả là 30km. Trạm radar có khả năng phát hiện và bám các mục tiêu trên nền mặt phẳng dưới (trái đất).
Điều này cho phép tổ hợp tiến hành bắn các mục tiêu bay thấp. Kíp MCLV gồm 2 người, bố trí trên cabin bọc thép có khả năng chống mảnh đạn văng. Tên lửa hai tầng, có hệ thống dẫn hướng chỉ huy. Đầu đạn mảnh, được trang bị đầu nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc. Tên lửa có khả năng tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không - từ mục tiêu có vận tốc nhỏ với mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ (máy bay vận tải) đến các loại bom, tên lửa có cánh siêu tốc, tên lửa chống radar.
Tổ hợp RBS-23 BAMSE có thiết bị kiểm soát bên trong, thiết bị luyện tập và ghi. Điều này cho phép kíp tiến hành luyện tập, mô phỏng tiến hành các hoạt động tác chiến, ngoại trừ phóng tên lửa thật. Tổ hợp có thể vận chuyển bằng đường không với sự hỗ trợ của máy bay vận tải C-130 Gerlules.
Tổ hợp tên lửa phòng không của Bắc Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục “nóng” sau khi Bình Nhưỡng quyết định cho triển khai tên lửa phòng không tầm xa SA-5 ngay sát biên giới với Hàn Quốc.
Ngoài ra, Bắc Triều Tiên còn cho triển khai tại khu vực biên giới phi quân sự này cả tên lửa tầm trung và tầm thấp S-75 mà theo phân loại của NATO vẫn gọi là A-2 “Guideline”, S-125 (SA-3 Goa) và tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-2” (SA-7 Grail) cùng “Igla” (SA-16).
Với tầm bắn 250 km, SA-5 có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu của Hàn Quốc ngay từ khi nó chưa bay ra khỏi lãnh thổ của mình.
Động thái này của Bình Nhưỡng dường như là để “đáp trả” cho những “khiêu khích quân sự” mà Mỹ - Hàn đã và đang tiến hành trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong đợt tập trận chung trên biển quy mô lớn giữa hai quốc gia vào cuối tháng 7 vừa qua.
Cận cảnh tên lửa SA-5 của Bắc Triều Tiên.
Đồng thời, đây cũng có thể được coi như “tuyên bố không lời” thể hiện quan điểm cứng rắn, kiên quyết và sẵn sàng đáp trả tương xứng nếu cần thiết của Bình Nhưỡng hướng vào quốc gia láng giềng Hàn Quốc và đồng minh thân cận Mỹ.
Loa che lửa của SA-5.
Liên quan đến động thái Bắc Triều Tiên cho triển khai tên lửa phòng không tầm xa SA-5 tại biên giới hai miền, một vấn đề mà nhiều chuyên gia phân tích đã đặt ra là tên lửa này có những khả năng đặc biệt gì, hiệu quả tới đâu và liệu nó có thể giải quyết được vấn đề khi cho Triều Tiên khi có tình huống chiến tranh xảy ra hay không?
Tổ hợp tên lửa phòng không S-75.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa SA-5 của Bắc Triều Tiên với tầm bắn xa 250 km có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu của Hàn Quốc khi nó còn chưa ra khỏi lãnh thổ của mình.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
Hệ thống radar của nó nó có thể phát hiện mục tiêu hoạt động ở độ cao trên 3.000 m. Như vậy, nếu muốn thoát khỏi tầm kiểm soát của SA-5 thì các phương tiện bay của Hàn Quốc phải hoạt động dưới độ cao này.
Hệ thống radar đi kèm của S-125.
Bắc Triều Tiên đã sở hữu 350 tên lửa SA-5 cùng 20 thiết bị phóng của Liên Xô vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước để sử dụng vào mục đích tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược của Mỹ triển khai quanh Bình Nhưỡng, Wonsan và một số khu vực thuộc tỉnh Hwanghae.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-7.
Tên lửa SA-5 có thể tiêu diệt mục tiêu hoạt động ở tốc độ 4 M nhưng tính chính xác khi tiêu diệt mục tiêu thì vẫn chưa được kiểm định, thậm chí còn thiếu tính chính xác – nhận định của tờ “Chosun Ilbo”.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-16.
Ngoài SA-5 tầm xa, hiện trong biên chế của quân đội Bắc Triều Tiên còn có một số tên lửa phòng không tầm trung SA-2 với tầm bắn 45 km và tầm thấp SA-3 với tầm bắn xa 35 km cùng tổ hợp tên lửa phòng không SA-7 và SA-16.
Tổ hợp phòng không, phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500 của Nga
S-300VM Antey-2500 là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km.
Tổ hợp phòng không, phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động và chống máy bay S-300VM Antey-2500 là phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300V. Nó được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp, quân sự và các mục tiêu quan trọng khách mang tầm cỡ quốc gia cũng như các cụm quân chiến đấu trước các đợt tấn công của các phương tiện tấn công đường không của đối phương.
Thiết bị phóng 9A82 của S-300VM.
Antey-2500 là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km, đồng thời tiêu diệt hiệu quả tất cả các mục tiêu khí động lực và khí đạn đạo.
Thiết bị nạp phóng 9A84ME của S-300VM.
Tổ hợp tên lửa loại này có khả năng bắn đồng thời vào 24 mục tiêu khí động lực khác nhau, bao gồm cả mục tiêu tàng hình hoặc 16 tên lửa đạn đạo với xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ khoảng 0,02 m2 hoạt động ở tốc độ 4.500 m/s.
Thiết bị phóng 9A83 của S-300VM.
Antey-2500 sử dụng tên lửa 9M82M và 9M83M mới có tầm bắn xa, khả năng cơ động linh hoạt, luôn bám sát mục tiêu nên hiệu quả tiêu diệt mục tiêu với tất cả các loại tên lửa khí đạn đạo, đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến thuật-chiến dịch là rất cao.
Trạm radar quan sát toàn diện của S-300VM.
Sở dĩ Antey-2500 có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo tốc độ cao, tiết diệt nhỏ là nhờ nâng cao đặc tính tác chiến các phương tiện thông tin radar cũng như tối ưu hóa khả năng xử lý và phân tích tín hiệu radar.
Trạm radar quan sát theo lập trình - bộ phận cấu thành của S-300VM.
Nó có khả năng làm việc hoàn toàn tự động, độ tin cậy cao trong quá trình khai thác sử dụng lại được ứng dụng các phương tiện tìm kiếm hiện đại, công nghệ cao góp phần giảm bớt những sai sót trong quá trình làm việc, đồng thời lại không mất nhiều thời gian để chuẩn bị tác chiến.
Sở chỉ huy 9S457M - một thành tố của S-300VM.
Tên lửa 9M82M được sử dụng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật tầm trung và các mục tiêu khí động lực.
Tên lửa loại này có khả năng điều chỉnh quỹ đạo bay trong suốt quá trình bay, còn tên lửa 9M83M chỉ có thể tiêu diệt tên lửa chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật tầm trung và tầm thấp cũng như các mục tiêu khí động lực.
Cả hai loại tên lửa này đều có thể sử dụng tốt trong các hoạt động tác chiến trong thời gian 10 năm mà không cần kiểm tra, bảo dưỡng.
Tên lửa phòng không có điều khiển 9M82 giành cho S-300VM.
Biên chế tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300VM Antey-2500 bao gồm: sở chỉ huy 9S457M; trạm radar quan sát rộng 9S15M2; trạm radar quan sát theo lập trình Ginger 9S19M2 để phát hiện tên lửa đạn đạo; tên lửa khí đạn đạo lớp SRAM và máy bay tuần tra gây nhiễu trong phạm vi 100 km; trạm dẫn đường tên lửa đa tần 9S32M; hai thiết bị phóng 9A83M mang 4 tên lửa phòng không có điều khiển 9M83M và 9A83M mang 2 tên lửa phòng không có điều khiển 9M82M; hai thiết bị nạp phóng 9A85M giành cho thiết bị phóng 9A83M mang tên lửa phòng không có điều khiển 9A83M và 9A84M giành cho thiết bị phóng 9A82M mang tên lửa phòng không có điều khiển 9M82M; phương tiện bảo đảm kỹ thuật và bảo dưỡng.
Thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không, phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500.
Tất cả các phương tiện tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300VM Antey-2500 đều được triển khai trên các phương tiện có tính cơ động và vượt cản cao, trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến.