[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

TroVeCatBui

Xe container
Biển số
OF-153277
Ngày cấp bằng
20/8/12
Số km
5,694
Động cơ
411,300 Mã lực
Nơi ở
bán kẹo kéo
Do Thái Thử Nghiệm Thành Công Cây Đũa Thần Và Mũi Tên Số 3

Do Thái thử nghiệm thành công Cây Đũa Thần - Magic Wand

nguồn
http://www.israelnationalnews.com/News/News.aspx/162597#.USszUqJZ-1s

Lần đầu tiên quân đội Do Thái cho ra mắt hệ thống Cây Đũa Thần - Magic Wand

[video=youtube;G7WBWWjvjJc]http://www.youtube.com/watch?v=G7WBWWjvjJc[/video]

Cây đũa thần - Magic Wand là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và Do Thái



Và mũi tên số 3 - Arrow 3

http://www.israelnationalnews.com/News/News.aspx/165596#.USs1MKJZ-1s

Bộ quốc phòng do thái đã báo cào rằng họ đã thành công trong việc thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa có tên là mũi tên số 3 vào ngày thứ 2 tuần này

hình ảnh mũi tên số 3 khởi động

hệ thống mũi tên số 3 là sản phẩm kết hợp giữa Israel và cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ

Vòm sắt - Iron Dome dùng để phòng thủ và chống tên lửa tầm thấp

phiên bản Cây Đũa Thần - Magic Wand dùng để phòng thủ và chống tên lửa tầm trung

Chế tạo và phát triển mũi tên số 3 mất hơn 2 năm , và dự kiến sẽ cho Cây Đũa Thần - Magic Wand đi vào hoạt động vào năm 2014
 
Chỉnh sửa cuối:

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
Chú Isarel này đã giầu rồi mà hàng năm vẫn đc viện trợ vài tỉ usd quân sự của Mỹ.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
khụ khụ clip thấy UFO đuổi theo chứ ko phải bắn chặn, tên lửa Nga bay nhanh ngang thiện thạch :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran phóng thử tên lửa mạnh hơn cả S-300

Thứ hai 11/03/2013 14:33
ANTĐ - Ngày 9-3, một phó tư lệnh quân đội Iran cho biết, lục quân nước này sẽ phóng thử ba loại tên lửa trong một cuộc diễn tập quân sự sắp tới.

Ngày 9-3, một phó tư lệnh quân đội Iran cho biết, lục quân nước này sẽ phóng thử ba loại tên lửa trong một cuộc diễn tập quân sự sắp tới.
Nếu được Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran thông qua, cuộc diễn tập sẽ được diễn ra tại miền trung Iran.​
Những tên lửa này, đã trải qua các cuộc sát hạch trong phòng thí nghiệm và sẽ được phóng thử vào cuối năm nay theo lịch Persian hiện tại (kết thúc vào ngày 20-3), phó tư lệnh Lực lượng mặt đất thuộc Lục quân Iran Kiomars Heidari cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Trong cuộc diễn tập, một số đơn vị tên lửa thuộc lực lượng mặt đất Lục quân Iran “sẽ được sử dụng trong khoa mục chiến đấu tổng lực và chiến thuật tác chiến,” Tướng Kiomars Heidari tiết lộ, tuy nhiên ông không cho biết thông tin chi tiết về ba loại tên lửa mới này.

Tên lửa Ya-Zahra-3 được Iran phóng thử cuối năm 2012

Trong những năm qua, Iran đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tự sản xuất các trang thiết bị và hệ thống vũ khí quan trọng.
Hôm 10-2, Iran đã phóng thử thành công tên lửa không đối không Fakour và vào ngày 31-12 năm ngoái, Iran đã phóng thử thành công tên lửa đất đối không Ra’d (Thunder).
Hồi tháng 7/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vihidi đã thông báo những tiến bộ trong việc phát triển và sản xuất phiên bản nội địa của hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Theo các quan chức quân sự Iran, tên lửa này, được gọi là Bavar (Belief) 373, thậm chí còn có sức mạnh và hiện đại hơn tên lửa S-300 của Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Át chủ bài" của phòng không Triều Tiên khiến Mỹ-Hàn "kinh hồn bạt vía"

Không quân Mỹ - Hàn có lý do phải e sợ trước “rồng sát thủ” – hệ thống tên lửa đối không tầm xa chiến lược S-200 của Triều Tiên.

Nếu một cuộc xung đột lớn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng Mỹ - Hàn có thể sử dụng ưu thế của mình với sức mạnh không quân hiện đại mở cuộc không kích ồ ạt vào Triều Tiên.
Nhưng họ sẽ không dễ dàng gì đột phá được mạng lưới phòng không đa tầng dày đặc của Triều Tiên. Đặc biệt nhất, không quân ném bom chiến lược mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các cuộc chiến tranh có lý do lo ngại trước S-200 – “át chủ bài” của phòng không Triều Tiên. Đây là loại tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay ở tầm xa tới vài trăm km, độ cao hàng chục km.

"Rồng sát thủ" S-200 rời bệ phóng.​

Năm 1987, Triều Tiên đã nhận từ Liên Xô khoảng 4 tiểu đoàn S-200 (NATO định danh là SA-5). S-200 được chính quyền Triều Tiên bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng.
Hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom của Mỹ và Phương Tây.
S-200 thường được biên chế theo cấp tiểu đoàn, trong đó có: 6 bệ phóng tên lửa, đài radar điều khiển hỏa lực cùng nhiều thành phần hỗ trợ khác.
Trên trận địa, đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 có tầm hoạt động 270km sẽ được đặt ở giữa. Xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P27, mỗi bệ được hỗ trợ một đường ray 5Yu24 để kéo đạn lên bệ phóng.

Hình ảnh minh họa trận địa tên lửa S-200.​

Hệ thống S-200 được trang bị đạn tên lửa 5V21 có kích cỡ rất lớn, nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Quả đạn được thiết kế với 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn gắn ở phần đuôi và động cơ chính 5D67 nhiên liệu lỏng.
Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).
Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Thậm chí, biến thể phục vụ trong quân đội Liên Xô còn trang bị đầu đạn hạt nhân 25 kiloton.
Ở các biến thể đời đầu, đạn tên lửa S-200 chỉ đạt tầm bắn 160km, biến thể sau này thì tầm bắn được tăng 250-300km. Tương tự, độ cao tiêu diệt mục tiêu ban đầu chỉ là 20km, sau tăng lên 29-40km. Hiện không rõ phòng không Triều Tiên sở hữu biến thể nào của hệ thống S-200.

Đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên.​

Theo một số đánh giá, S-200 tồn tại điểm yếu đó là chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối thiểu 60km. Nghĩa là nếu mục tiêu lọt vào tầm nhỏ hơn 60km thì S-200 không có khả năng đánh chặn.
Ngoài ra, tuy có tầm bắn lớn nhưng S-200 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không có tính cơ động cao (như máy bay ném bom chiến lược). Hệ thống radar điều khiển của S-200 được thiết kế từ những năm 1960 nên có khả năng kháng nhiễu điện tử thấp.
Tuy nhiên, trong chiến tranh thì không thể nói trước được điều gì. Trong chiến đấu, ngoài yếu tố vũ khí, thì con người mới là quyết định. Nếu Triều Tiên có một chiến thuật, cách đánh phù hợp họ hoàn toàn có thể dùng S-200 bắn hạ máy bay ném bom tối tân nhất của Mỹ.
Mạng lưới phòng không Triều Tiên được bố trí dày đặc, từ tầm thấp tới tầm cao, từ tầm ngắn tới tầm xa. Trang bị chủ yếu các loại tên lửa, pháo đều do Liên Xô cung cấp từ trước những năm 1990. Và một phần nhỏ nước này tự chế tạo sau này.
Trong đó, lớp phòng không tầm cao trang bị: 240 bệ phóng tên lửa S-75 Dvina (tầm bắn 45km), 2K11 Krug (tầm bắn 55km), 24-40 bệ phóng S-200.
Lớp phòng không tầm trung gồm: 128 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (tầm bắn 35km), 2K12 Kub (tầm bắn 24km).
Lớp phòng không tầm thấp gồm: hệ thống tên lửa tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10; hệ thống tên lửa vác vai đối không (9K32 Strela 2; 9K34 Strela 3; 9K38 Igla) và khoảng 11.000 pháo – súng máy phòng không đủ các loại cỡ nòng (từ cỡ 14,5mm, 23mm tới cỡ 100/130mm).

http://soha.vn/quan-su/at-chu-bai-cua-phong-khong-trieu-tien-khien-myhan-kinh-hon-bat-via-20130317071403166.htm
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thằng S-200 ra đời với cố gắng để khắc chế SR-71
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam

Ngoài hệ thống phòng không tầm thấp tự hành ZSU 23-4 đã có trong trang bị, nguồn tin quân sự Nga cho biết Việt Nam đã cử quân nhân đi đào tạo chuyển loại các hệ thống phòng không cấp chiến thuật cực kỳ hiện đại của Nga là Panshir, Tor và Buk.

Hệ thống pháo tên lửa tự hành ZSU 23-4 M4 có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và ZSU 23-4MS có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và bằng thiết bị quang học kết hợp.
Đây là hệ thống phòng không tầm thấp, bổ sung hữu hiệu vào hệ thống lưới lửa phòng không đã có tầm xa và tầm trung. Loại vũ khí này hết sức thích hợp với việc phòng không điểm hoặc phòng không cấp chiến thuật.
ZSU 23-4 M4 cải tiến có thể bắn các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng bay ở độ cao từ 25-2.500m. Trong khi ZSU 23-4 MS có thể bắn các mục tiêu này với độ cao từ 0-1.500m.
Trong cả hai trường hợp, các mục tiêu trên không bay với tốc độ 500m/giây có thể bị tiêu diệt từ cự ly 2.500m. Xác suất tiêu diệt mục tiêu trên không cũng được tăng lên đáng kể.
Cùng với việc nâng cao tính năng kỹ chiến thuật, các tính năng tác chiến khác cũng được cải tiến:
1. Thiết bị kiểm tra tình trạng hoạt động của tổ hợp thông tin vô tuyến (RDC) và tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng được lắp đặt.
2. Thiết bị huấn luyện được lắp đặt cho phép người điều khiển radar có thể được huấn luyện tác chiến trong môi trường có sử dụng thiết bị chống nhiễu điện tử mạnh mà không cần đến mục tiêu máy bay thật trong huấn luyện cơ bản.
Hệ thống ZSU 23-4 cải tiến hiện đã được U-li-a-nôp-xcơ phát triển hoàn thiện và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.

ZSU 23-4 M4.​

Hệ thống ZSU-23-4 cải tiến được trang bị SAM
Hệ thống này được trang bị thêm các tên lửa đất đối không. Trong thử nghiệm, ít nhất là có một hệ thống ZSU-23-4 cải tiến được trang bị hai thiết bị phóng tên lửa, mỗi thiết bị có hai tên lửa đất đối không "bắn và quên" được lắp đặt hai bên thân xe, phía sau tháp pháo. Hai thiết bị phóng tên lửa này do Kolomna - nhà thầu chính đối với tất cả hệ thống SAM mang vác cá nhân của Nga - thiết kế, chúng có một nguồn điện bên trong, bộ nguồn này có thể phóng tới 4 tên lửa mới phải thay thế. Các tên lửa được sử dụng là Igla (9K38) hoặc Igla-1 (9K310).
Trong chế độ bắn chính/thông thường, các tên lửa SAM được sử dụng để bắn mục tiêu với tầm bắn xa trong khi pháo 23mm dùng để bắn các mục tiêu trên không ở cự ly gần cũng như có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khi cần.



Một xe ZSU-23-4 mẫu 1965 trong lần duyệt binh ở Mátxcơva​


Góc nhìn từ nhìn cao khá thú vị của ZSU-23-4 mẫu 1965 . Nó cho thấy miếng che ống thông hơi làm mát hướng về phía sau của tháp pháo . Một điểm khác biệt nữa của những chiếc Shilka đầu tiên và những chiếc phổ biến hơn sau này là hình dáng của vị trí lái và cửa ra của lái xe.​

ZSU-23-4 Do SSTCARA của Ucraina cải tiến
Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Súng pháo của U-crai-na (SSTCARA) đã phát triển hệ thống cải tiến từ hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 được thiết kế và chế tạo tại Nga, hệ thống cải tiến này hiện đang được chào bán rộng rãi.
Những thông tin chi tiết về ZSU 23-4 được nêu cụ thể trong phần hệ thống cải tiến của Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Theo ước tính, tổng số hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 hiện có khoảng 6.000-7.000 chiếc trên toàn thế giới. Việc sản xuất đã được tiến hành vào khoảng năm 1983 và đến nay có khoảng hơn 25 nước sử dụng hệ thống ZSU-23-4.
ZSU 23-4 được trang bị bốn pháo AZP-23mm làm nguội nòng bằng nước, tốc độ bắn loạt từ 800 đến 1.000 phát/phút/nòng. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu máy bay khoảng 2.300m. Hệ thống điều khiển bắn trên xe gồm một radar phát hiện và bám mục tiêu "Gun Dish" lắp trên tháp pháo, hệ thống kính ngắm, máy tính, hệ thống ổn định tầm hướng. Trong lần đầu tiên được đưa vào sử dụng, hệ thống ZSU 23-4 tỏ ra có hiệu quả cao, tuy nhiên, hiện nay hệ thống này có một số hạn chế về tác chiến chiến thuật ví dụ như tầm bắn ngắn và hệ thống radar lỗi thời làm hạn chế khả năng bắn trúng mục tiêu.
SSTCARA của U-crai-na đã thay radar "Gun Dish" bằng một hệ thống radar mới bề ngoài giống với hệ thống radar được sử dụng trong hệ thống pháo điều khiển từ xa 30mm được SSTCARA phát triển trong thời gian gần đây để ứng dụng cho một số hệ thống. Đến thời điểm cuối năm 2000, hình như việc cải tiến hệ thống này vẫn còn trong giai đoạn chế thử mẫu.
Phía trên radar là một hệ thống sensor có lẽ bao gồm một camera ngày/đêm và một thiết bị đo xa laser để cung cấp thông tin cho hệ thống điều khiển hoả lực, có lẽ là hệ thống điều khiển hoả lực cũng đã được cải tiến. Để giảm chiều cao của hệ thống khi di chuyển, toàn bộ hệ thống sensor và các tên lửa có thể được hạ thấp xuống.
Lắp phía trên hệ thống radar và sensor là một dàn phóng tên lửa gồm 6 quả tên lửa đất đối không hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên". Các tên lửa này là tên lửa Kolomma KBM Igla (SA-18 "Grouse") của Nga. Tên lửa Igla có tầm bắn xa nhất là 4.500m khi bắn đón, độ cao lớn nhất đối với các mục tiêu máy bay phản lực khi bắn đón khoảng 2.000m.
Trong chế độ bắn thông thường, các tên lửa được sử dụng để bắn các mục tiêu từ cự ly xa, còn pháo 23mm dùng để bắn các mục tiêu trên không gần hơn và mục tiêu mặt đất (thứ yếu).
Theo SSTCARA, ZSU 23-4 cải tiến có thể tiêu diệt các mục tiêu cả khi đứng yên và khi di chuyển, kiểu bắn trong khi di chuyển thường được ưa thích hơn.
Ưu điểm chính của hệ thống cải tiến là có thể bắn cùng lúc nhiều mục tiêu hơn, tầm bắn xa hơn, xác suất diệt mục tiêu cao hơn và gần như có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Cùng với việc cải tiến hệ thống vũ khí, hệ thống thân xe cũng được cải tiến, thân xe cải tiến giống với loại thân xe sử dụng trong hệ thống phòng không Kub (SA-6 "Gainful") của Nga.
Hiện nay SSTCARA đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu cải tiến và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.


Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M5 SHILKA cải tiến của Minotor service enterprise
Hệ thống pháo phòng không tự hành (SPAAG) ZSU 23-4 23mm do Nga thiết kế là một trong những loại pháo 23mm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Do khó khăn về ngân sách quốc phòng, ngày càng có nhiều nước, trong đó có các nước châu Âu, Trung Đông và châu Á (các nước sử dụng ZSU 23-4 nhiều nhất), có nhu cầu cải tiến các hệ thống ZSU 23-4 theo chuẩn mới, thay vì mua các hệ thống SPAAG mới. Việc cải tiến ZSU-23-4 được Bê-la-rut tiết lộ lần đầu tiên là vào năm 1999, khi 1 trong 6 mẫu pháo cải tiến đầu tiên lần đầu tiên được đưa ra triển lãm tại Abu Dubai.
Thị trường lớn nhất của loại pháo cải tiến này là Trung Đông, trong đó Ai Cập có nhu cầu cải tiến 117 hệ thống hiện đang có trong trang bị. Việc cải tiến ZSU 23-4M5 đã được tiến hành bằng việc liên doanh giữa nhà máy Minotor Service Enterprise, Công ty cổ phần Peleng của Bê-la-rut và Nhà máy cơ khí U-li-a-nôp-xcơ của Nga. U-li-a-nôp-xcơ đồng thời cũng chào bán các gói cải tiến cho pháo ZSU 23-4 của riêng mình.
Trong liên doanh này, Minotor Service Enterprise chịu trách nhiệm tổ hợp hệ thống, còn Peleng phát triển hệ thống quang học. Một số thành phần cải tiến cũng được sử dụng trong pháo ZSU 23-4 cải tiến của U-li-a-nôp-xcơ.
Trong kiểu ZSU23-4M5 cải tiến cơ bản, 4 nòng pháo 23mm AZP-23M làm nguội nòng bằng nước được giữ nguyên. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu trên không cũng như mục tiêu mặt đất là 2.500m. Tổng cơ số đạn 2.000 viên. Khi nòng được làm nguội bằng nước, số phát bắn liên tục tối đa cho phép là 150 viên/nòng (sau khi bắn với số lượng đó, cần phải tạm dừng bắn để làm nguội nòng).
Tuy nhiên, một trong những phương án cải tiến có thể được áp dụng là lắp thêm các ống phóng tên lửa đất đối không (SAM) hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên". Trong kiểu bắn thông thường, tên lửa SAM được sử dụng để bắn các mục tiêu ở cự ly 5.000m, còn đạn 23mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu ở các cự ly gần hơn.
Để tăng hiệu quả tổng thể của hệ thống ZSU-23-4, tháp pháo đã được cải tiến rất nhiều, bao gồm việc trang bị thêm một radar cải tiến, một hệ thống máy tính số hoá mới, hệ thống bám số hoá (DIFS), hệ thống định vị mục tiêu quang học 3 kênh (OLS), tự động hoá một số hệ thống trên tháp pháo, hệ thống cảnh báo laser, hệ thống vô tuyến cho lái xe (phía trước là màu, phía sau là đen trắng), hệ thống lái xe hiện đại, máy phát điện xoay chiều mới, cơ cấu truyền động cải tiến và hệ thống chống mìn cho khoang lái.
Việc tổ hợp các hệ thống điện tử và các hệ thống phụ trợ khác cho phép giảm số người trong kíp xe ZSU-23-4M5 từ 4 xuống còn 3 người. Tầm phát hiện mục tiêu của radar là 12km và cự ly xa nhất mà radar có thể bám được mục tiêu là 10km. Radar được chế tạo từ các thiết bị bán dẫn và sử dụng phương pháp đo xa số hoá, đồng thời khả năng chống nhiễu cũng được tăng lên.
OLS có 3 kênh: kênh ngày (sử dụng vào ban ngày) có camera vô tuyến, kênh thụ động sử dụng vào ban đêm có camera vô tuyến và thiết bị đo xa laser. Hệ thống này cho phép có thể bám mục tiêu cả trong điều kiện ngày lẫn đêm mà không cần radar phải hoạt động. Kênh ngày hoạt động trong dải sóng 0,5 đến 0,8mm và có thể phát hiện được mục tiêu từ cự ly 8.000m, bám được mục tiêu trong phạm vi 7.500m. Camera vô tuyến phía trước là camêra màu, camêra phía sau là đen trắng.
Kênh đêm hoạt động trong dải sóng 8-12mm và có thể phát hiện được máy bay F-16 từ cự ly 20.000m và nhận dạng được nó trong phạm vi 10.000m. Thiết bị đo xa laser bước sóng 1,06mm có thể đo chính xác trong phạm vi 7.000m và chuyển thông tin về mục tiêu thu được tới máy tính điều khiển hoả lực.
Tần suất/tốc độ cập nhật dữ liệu của camera kênh ngày và kênh đêm và của thiết bị đo xa là 25Hz. Tính năng này làm tăng khả năng sống còn của hệ thống, bởi vì các thiết bị cảnh báo radar của mục tiêu (máy bay) không thể phát hiện ra hệ thống, do đó nó không thể bị tiến công bởi các tên lửa chống bức xạ phóng từ trên không.
Hệ thống cảnh báo laser bao gồm các sensor lắp ở các góc của thân xe và được nối với hệ thống cảnh báo trung tâm lắp trong tháp pháo. Một dãy các ống phóng lựu đạn khói nguỵ trang cỡ 81mm, kích hoạt bằng điện, đặt ở bên phải cả phía trước và phía sau thân xe. Các tấm chắn được lắp thêm vào hai bên thành xe, cũng một tấm chắn được đặt phía dưới phần mặt vát thân xe để ngăn bụi bẩn bắn lên.
Một thùng chứa đồ được lắp thêm vào phía sau xe. Một thiết bị huấn luyện đa năng được trang bị cho phép huấn luyện kíp xe bằng cách sử dụng các mục tiêu mô phỏng trong môi trường có nhiễu hoặc không có nhiễu, theo các chế độ quan sát, phát hiện, bám mục tiêu.
Hệ thống phòng không Panshir

Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Panshir-1C trên các thân xe.​

Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Pansir-C1 "Панцирь-С1" là tổ hợp phòng không tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ phòng không chống lại các mục tiêu có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng hoặc kinh tế chính trị quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết và trong mọi điều kiện chiến tranh điện tử, khả năng tác chiến ngày đêm.
Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp bảo đảm tác chiến có hiệu quả với mọi mục tiêu máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình và các loại bom đạn tấn công có độ chính xác cao từ trên không. Tổ hợp Pansir-C1 đã vượt qua thử nghiệm quốc gia. Tổ hợp Pansir-1 đã có đơn đặt hàng của UAE ( Các tiểu vương quốc Arap thống nhất) và Syria


Hệ thống tên lửa Buk và Tor
Hệ thống tên lửa Buk-M2 ЗРК "Бук-М2" là hệ thống tên lửa tầm trung của cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành. Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp tên lửa đã nâng tầm bắn của tên lửa từ 32 km lên đến 45 km.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2.​

Tầm cao tên lửa từ 22km lên đến 25 km và tốc độ bay của tên lửa từ 830 m/s lên đến 1100m/s. Trong cùng một lúc, một tiểu đoàn tên lửa chiến trường có thể phóng đồng thời từ 6 – 24 rãnh đạn.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2.​

Hệ thống tên lửa tầm gần Tor-M2 ЗРС "Тор-М2" là hệ thống tên lửa trang bị cho tiểu đoàn pháo phòng không nằm trong đội hình trung, lữ đoàn bộ binh cơ giới hoặc hợp thành. So với các thông số kỹ chiến thuật như chiều sâu và chiều rộng cũng như tầm cao tên lửa, thời gian phóng tên lửa và cơ số tên lửa gấp 2 lần só với Tor và Tor – M1 Hệ thống có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không với tốc độ bay đến 900m/s trên tầm bắn từ 1-20 km, tầm bay cao của mục tiêu là 0,01 – 100 km. Một xe tự hành tên lửa có khả năng tấn công cùng một lúc 4 mục tiêu.


http://soha.vn/quan-su/sat-thu-phong-khong-tam-thap-cua-viet-nam-20130318110639198.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ hủy bỏ 1 phần trong kế hoạch phòng thủ tên lửa


Theo AP, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 15/3 thông báo sẽ từ bỏ một phần quan trọng trong kế hoạch phòng thủ tên lửa của nước này ở châu Âu, đó là một hệ thống đánh chặn bị Nga phản đối mạnh mẽ vì những vấn đề liên quan đến việc phát triển hệ thống này cũng như việc thiếu ngân sách.

Việc từ bỏ các tên lửa đánh chặn được dự định triển khai tại Ba Lan và có thể là Romania vào đầu thập niên tới sẽ có triển vọng mở ra những cuộc đàm phán mới về kiểm soát vũ khí.

Các quan chức Nga nghi ngờ những tên lửa này nhằm chống lại các tên lửa của họ và đã ngụ ý rằng họ sẽ không xem xét tiếp tục cắt giảm vũ khí hạt nhân trừ phi những quan ngại của họ được giải quyết.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo quyết định hủy bỏ nói trên ngày 15/3, theo như một phần trong kế hoạch tái cơ cấu tổng thể các kế hoạch phòng thủ tên lửa nhằm đánh chặn các tên lửa của Bắc Triều Tiên và Iran.

Tuy nhiên, trong phát biểu mình, ông Hagel không đề cập đến việc Nga phản đối các kế hoạch của Mỹ tại châu Âu. Ông cũng khẳng định các thành phần khác trong các kế hoạch phòng thủ tên lửa ở châu Âu sẽ tiếp tục được thúc đẩy và cam kết của Mỹ đối với sự phòng thủ của châu Âu “vẫn vững như bàn thạch”./.

http://www.vietnamplus.vn/Home/My-huy-bo-1-phan-trong-ke-hoach-phong-thu-ten-lua/20133/187842.vnplus
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khả năng đánh chặn tên lửa của Iron Dome gần bằng 0

(ĐVO) - Tờ New York Times ngày 21/3 đã có đánh giá tỷ lệ thành công hệ thống Iron Dome của Israel "nhiều ảo tưởng hơn thực tế".

Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama và chính phủ Israel đã hết lời ca ngợi về những thành ngoài mong đợi của hệ thống này. Theo thông tin Israel ca ngợi về hệ thống Iron Dome thì đây quả là hệ thống đánh chặn tuyệt vời trong chiến tranh hiện đại.
Iron Dome do Tập đoàn Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel sản xuất. Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rockets, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel. Irone Dome trở thành chiếc lá chắn quan trọng để bảo vệ Tel Aviv và các thành phố khác ở Israel trong việc đánh chặn các tên lửa từ Dải Gaza.
Hệ thống Iron Dome của Israel đã không thể hiện được hiệu quả như tuyên bố của giới chức Israel, Mỹ. Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ. Iron Dome hoạt động theo phương thức phát hiện sớm hướng bay của tên lửa và nhanh chóng xác định quỹ đạo di chuyển của nó.
Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn. Khi tên lửa đối phương đang bay vào các khu vực đông dân cư hoặc những mục tiêu nhạy cảm, Iron Dome sẽ phóng đi một tên lửa đánh chặn với đầu đạn đặc biệt tiêu diệt tên lửa đang bay tới chỉ trong vòng vài giây.
Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011 và theo tuyên bố của các quan chức Israel, Iron Dome đạt tỷ lệ chính xác tới 90%.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia về khả năng của hệ thống này trên chiến trường cho biết, tỷ lệ ngăn chặn các tên lửa bắn vào lãnh thổ Israel từ Gaza trong cuộc xung đột hồi tháng 11 năm ngoái là gần như bằng không.
Theo tờ New York Times ngày 21/3, tỷ lệ thành công của hệ thống Iron Dome "nhiều ảo tưởng hơn thực tế". Trái với tuyên bố của Israel rằng tỷ lệ thành công của hệ thống này trong việc đánh chặn các tên lửa được bắn từ Gaza trong suốt cuộc đụng độ hồi năm ngoái là 90% thì các chuyên gia nghiên cứu vũ khí Mỹ-Israel cho biết khả năng tấn công chính xác của nó chỉ "không quá 40%".
Theo giải thích của các chuyên gia, Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều. Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.
Hơn nữa, New York Times cho biết, một nhà khoa học tên lửa hạt nhân cũ Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer tháng trước đã đưa ra kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu khoảng 20 video hoạt động mới của hệ thống này.
PN (tổng hợp)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh S-300 bảo vệ vùng trời phía nam Tổ quốc

Sau lệnh bắn được phát ra, sĩ quan phóng nhanh chóng ấn nút. Lần lượt từng tên lửa rời bệ phóng, được các trắc thủ góc bắt và đưa vào chế độ bám sát tự động..., tín hiệu mục tiêu địch trên màn hiện sóng biến mất.

Chúng tôi có mặt tại Đoàn 93 (Sư đoàn 367, Quân chủng phòng không - không quân) - đơn vị được giao bảo vệ vùng trời phía nam Tổ quốc - vào một ngày tháng 3, khi đơn vị bước vào ngày huấn luyện mới của tháng đầu tiên ra quân huấn luyện.
Tiếng kẻng báo động từ sở chỉ huy Đoàn vừa dứt, các thành phần trong kíp chiến đấu lao nhanh về khu cất giấu khí tài. Chỉ chốc lát, toàn bộ khu trận địa ầm vang tiếng máy nổ, những xe đặc chủng mang khí tài, trang bị của Đoàn rùng rùng tiến vào chiếm lĩnh công sự.
Hệ thống ăng ten của các đài chiếu xạ và điều khiển (30N6E), đài ra đa phát hiện mọi độ cao (96L6E) được nâng lên hoàn toàn tự động. Cách đó không xa, các bệ phóng cũng tự động nâng các cặp ống phóng lên theo phương thẳng đứng. Sau chưa đầy 4 phút, toàn Đoàn đã vào cấp 1, sẵn sàng chiến đấu.
Tác chiến đa mục tiêu
Trong cabin đài 30N6E, dưới ánh sáng mờ của đèn trần, tất cả các thành phần đang tập trung cao độ vào những màn hình cùng nhiều núm nút, công tắc, đèn báo liên tục nhấp nháy. Không khí thật căng thẳng, mọi ánh mắt dồn vào màn hình chờ địch xuất hiện.
"Tổ hợp tên lửa S300-PMU1 là loại khí tài thuộc thế hệ mới, hiện đại trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong chiến tranh công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh".

Theo thông báo của trên, hiện nay hướng đông và đông nam có nhiều tốp mục tiêu địch hoạt động, khả năng địch mở trận tập kích đường không đánh phá vào mục tiêu của Đoàn bảo vệ, các phân đội đảm bảo tốt khí tài và con người sẵn sàng chiến đấu”, chỉ huy bắn, trung tá Phạm Văn Huy, Phó đoàn trưởng - TMT, hạ lệnh cho kíp chiến đấu toàn Đoàn...
Tăng cường sục sạo hướng chính”, vài giây sau khẩu lệnh của người chỉ huy bắn, đã nghe đại úy Phạm Văn Hiệp, Đài trưởng 96L6E, báo cáo: “Đã phát hiện mục tiêu cùng các tham số của chúng”. Thiếu tá Nguyễn Quốc Thắng, sĩ quan phát hiện của kíp đài 30N6E, nhanh chóng xác định mục tiêu trên màn hiện sóng của mình, đài 96L6E cũng đồng thời lần lượt chỉ thị sang các tốp mục tiêu theo các kênh từ 1 đến 4.
Mục tiêu được nhận định là những tốp bay thấp hoặc những quả tên lửa hành trình có độ cao từ 150 đến 200 m, vận tốc 200 m/s, bị phát hiện từ cự ly 43 km.
Dưới sự chỉ huy của trung tá Phạm Văn Huy, trung úy Nguyễn Xuân Linh, sĩ quan phóng, nhanh chóng mở chuẩn bị tên lửa rồi chỉ định tên lửa lên các kênh mục tiêu, thao tác ấn nút phóng. Lần lượt từng tên lửa rời bệ phóng, được các trắc thủ góc bắt và đưa vào chế độ bám sát tự động... Tín hiệu mục tiêu trên màn hiện sóng biến mất...
Nhưng trận chiến chưa kết thúc. 12 tốp mục tiêu khác bay ở độ cao trung bình và cao lần lượt vào vùng kiểm soát. Phức tạp là có cả máy bay ta đang tác chiến ở khu vực mục tiêu bảo vệ, vì vậy phải vừa diệt địch, vừa đảm bảo an toàn cho máy bay ta.
Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, kíp chiến đấu đã hiệp đồng chặt chẽ, vừa đánh các mục tiêu là máy bay ném bom chiến lược vừa kịp thời tiêu diệt tên lửa địch bắn vào trận địa, bảo vệ khí tài, đồng thời theo dõi, quản lý được máy bay ta suốt trận đánh...
Kết thúc trận đánh, trung tá Phạm Văn Huy vừa lần lượt chỉ cho chúng tôi những tốp mục tiêu và tham số của chúng cùng kết quả xạ kích của kíp chiến đấu mà máy tính ghi lại suốt quá trình chiến đấu, vừa cho biết: “Đây là bài tập phức tạp nhất trong những bài tập Đoàn thường xuyên luyện tập, bởi mục tiêu có khá đầy đủ các loại: từ tên lửa hành trình đến máy bay chiến thuật bay cao, máy bay ném bom chiến lược, tác chiến trong điều kiện địch gây nhiễu nặng và sử dụng tên lửa không đối đất đánh vào trận địa. Có 15/16 tốp có kết quả xạ kích là: 1 (diệt). Tức là 100% những tốp địch mà cấp trên yêu cầu Đoàn xạ kích đã bị tiêu diệt”.
Làm chủ khí tài hiện đại
Thượng tá Lâm Xuân Hải, Đoàn trưởng Đoàn 93, cho biết thêm: “Tiền thân của Đoàn là Tiểu đoàn 93 (thuộc Trung đoàn 261) - một đơn vị có truyền thống đáng tự hào, từng tham gia chiến dịch lịch sử 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12.1972, với thành tích bắn rơi 3 máy bay chiến lược B52.
Hiện nay, Đoàn được trang bị tổ hợp tên lửa S300-PMU1. Đây là loại khí tài thuộc thế hệ mới, hiện đại trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong chiến tranh công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh. Mặc dù các thành phần cơ bản trong kíp chiến đấu của Đoàn đều đã được học tập ở nước ngoài về, nhưng để nhanh chóng làm chủ thật sự khí tài, trang bị mới, cán bộ, chiến sĩ của Đoàn phải không ngừng học tập, nắm chắc tính năng, kỹ chiến thuật của từng thành phần trong tổ hợp”.
Cũng theo thượng tá Hải, khí tài mới nên công tác huấn luyện cũng có những đặc thù, những vấn đề mới cần giải quyết. “Ví dụ, để có giáo án huấn luyện, các đồng chí cán bộ đã từng học tập ở nước ngoài phải trên cơ sở kiến thức đã được học, kết hợp tự nghiên cứu tài liệu viết bằng tiếng Nga để biên soạn giáo án. Hiện nay, tiếng Nga trở thành nội dung huấn luyện chính khóa.
Có rất nhiều cán bộ của Đoàn sử dụng thành thạo tiếng Nga, số còn lại có thể đọc và hiểu được ngoại ngữ này trên máy. Quá trình huấn luyện luôn gắn tính năng kỹ chiến thuật của khí tài với cách đánh của Việt Nam và đối tượng, địa hình, địa bàn tác chiến. Hiện nay, Đoàn 93 có 1 kíp chiến đấu giỏi và 1 kíp khá.
Năm 2012 vừa qua, thực hành diễn tập MN-12, CB-12 có thực binh do Quân chủng đạo diễn với những tình huống khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cao, nhưng Đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Tư lệnh tặng bằng khen.
Các cán bộ, kỹ sư của Đoàn cũng đã có rất nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị cao phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện như: thiết bị truyền số liệu từ đài 96L6E sang đài 30N6E; thiết bị nạp ắc quy khô đặc chủng cho máy tính trung tâm; thiết bị truyền dẫn tín hiệu mục tiêu SCD-6793..., tiết kiệm cho ngân sách trên 700 triệu đồng”.
Từ năm 2006 đến nay, lãnh đạo Bộ Quốc phòng nhiều lần đến thăm, kiểm tra Đoàn 93 và đều có chung nhận xét: Đoàn sẵn sàng chiến đấu cao và không ngừng tiến bộ mọi mặt. Đây là sự ghi nhận, đồng thời là niềm tin của cấp trên vào sự nỗ lực vươn lên làm chủ khí tài, trang bị hiện đại của Đoàn 93 trong sự nghiệp bảo vệ bầu trời phía nam Tổ quốc những năm qua.







Đoàn 93 luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời phía nam của Tổ quốc - Ảnh: H.T.T


http://soha.vn/quan-su/suc-manh-s300-bao-ve-vung-troi-phia-nam-to-quoc-20130324073904538.htm


Đỡ được bao nhiêu quả DF nhĩ ?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nếu mà tổng lực chắc nhà mình cần độ trên 2000 quả mới chống nổi hết ( tiêm kích , tên lửa đạn đạo ....) .
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
3,772
Động cơ
500,690 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Nếu mà tổng lực chắc nhà mình cần độ trên 2000 quả mới chống nổi hết ( tiêm kích , tên lửa đạn đạo ....) .
Chẳng lẽ khựa nó lại tẩn mình tất cả số vũ khí tầm xa nó có. Lúc đấy nó dọa ai được nữa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thử thành công tên lửa đánh chặn MHTK

3:45 PM, 30/03/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Công ty Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công theo chương trình EAPS (Extended Area Protection and Survivability) tên lửa đánh chặn bằng va chạm trực tiếp MHTK (Miniature Hit-to-Kill) để đánh giá các khâu phát hiện, dẫn, đạo hàng và điều khiển.
MHTK rời bệ phóng
Tên lửa đánh chặn cơ động tiểu hình này dùng để tiêu diệt tên lửa, đạn pháo và đạn cối ở cự ly xa hơn đáng kể các hệ thống đánh chặn hiện có.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành vào ngày 22/3 tại trường thử tên lửa White Sands, bang New Mexico cùng với Bộ chỉ huy Nghiên cứu, phát triển và kỹ thuật/Trung tâm Nghiên cứu và công nghệ trong lĩnh vực phát triển máy bay và tên lửa Lục quân Mỹ (RDECOM/AMRDEC).

Vụ thử này là một sự kiện quan trọng nữa trong hàng loạt các thành tựu phức tạp về kỹ thuật được thực hiện trong chương trình EAPS.

Trong quá trình thử nghiệm, đã tạo lập tình huống chiến thuật, trong đó kẻ địch pháo kích bằng pháo cối một khu vực được hệ thống MHTK bảo vệ.

Radar đã phát hiện và bám thành công mục tiêu bay. Vũ khí đánh chặn được phóng từ bệ phóng thẳng đứng và bay vào quỹ đạo theo dữ liệu của máy móc dẫn đường mặt đất. Khi nhận được tín hiệu phản xạ từ quả đạn cối, tên lửa đánh chặn MHTK đã cơ động để tiếp cận mục tiêu ở cự ly nhỏ nhất và thu thập thông tin về mục tiêu thông qua sensor phát hiện của mình. Trong lần thử nghiệm bay này không dự định thực hiện đánh chặn mục tiêu.

Lần đầu tiên, để bổ sung cho việc thu thập dữ liệu về các thông số hiệu quả của tên lửa đánh chặn, vụ thử này được tích hợp và tiến hành bởi toàn bộ hệ thống đánh chặn. Các dữ liệu thu được sẽ được sử dụng trong thử nghiệm đánh chặn dự định vào cuối năm nay.

Giá trung bình của một tên lửa đánh chặn MHTK là 16.000 USD theo thời giá 2006, dễ chấp nhận hơn so với các hệ thống mà MHTK thay thế. Tên lửa có chiều dài dưới 1 m, đường kính dưới 50 mm, trọng lượng phóng dưới 3 kg.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh thật sự hệ thống phòng không Triều Tiên?

(ĐVO) - “Mặc dù trang bị vũ khí đã lỗi thời, song hệ thống phòng không Triều Tiên vẫn có thể ‘hoàn thành’ các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp”, đó là đánh giá của Mil.eastday.com, một trang web của Trung Quốc. Vậy sức mạnh thật sự hệ thống “canh trời” của Triều Tiên mạnh tới đâu?

Quá khứ vinh quang Bằng những vũ khí của thời Liên Xô, hệ thống phòng không Triều Tiên cũng đã làm Không lực Hoa Kỳ có những ký ức buồn.
Ngày 18/4/1990, máy bay trực trăng trinh sát hạng nhẹ OH-58B của quân đội Mỹ đã “phá vỡ” đường ranh giới quân sự hai miền Nam-Bắc (còn được biết đến là vĩ tuyến 38) và đã bị trúng đạn pháo phòng không của Quân đội Triều Tiên. Máy bay đã phải hạ cánh bắt buộc, hai phi công sống sót và bị bắt làm tù binh. Các phi công đã được trao trả sau khi có công hàm chính thức từ phía Hoa Kỳ.
Sau đó 13 năm, vào ngày 03/3/2003, máy bay trinh sát điện tử RC-135 cất cánh từ căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản và tiến đến cách bờ biển Triều Tiên 240 km với mục đích quan sát việc bố trí các hệ thống tên lửa của “Miền Bắc”. Ngay lập tức hai chiếc MiG-23 và một MiG-29 cất cánh đánh chặn. MiG-29 đã bay “rất sát” với máy bay do thám của đối phương, buộc RC-135 phải “bỏ chạy trong nỗi khiếp sợ” về phía Nhật Bản.
Tên lửa phòng không Triều Tiên - Ảnh: Chinamil Hệ thống phòng không “toàn Nga”
Triều Tiên là quốc gia có hệ thống phòng không rất hùng hậu với 300 bệ phóng tên lửa, bao gồm 240 SAM-2, 36 SAM-3 và 24 SAM-5 (S-200) đã từng tham chiến trên các chiến trường Trung Đông, Việt Nam, Nam Tư và được bố trí trên khắp lãnh thổ, nhất là gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng.
Hệ thống phòng không SAM-2 được đưa vào Triều Tiên từ những năm 1964. SAM-2 có chiều dài 10,9 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng 2.160 kg, tên lửa có tốc độ Mach 3, có thể phá hủy mục tiêu xa từ 13-35 km, độ cao mục tiêu từ 3-22 km. SAM-2 là một trong những vũ khí đã làm thất bại mưu toan của Mỹ ở Việt Nam. Thế nhưng, tổ hợp SAM-2 không có tính cơ động cao và cũng dễ bị “tổn thương” trong chiến tranh điện tử.
SAM-3 là hệ thống phòng không thế hệ thứ ba của Liên Xô, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không tầm thấp, ngoài ra cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chiều dài của SAM-3 là 5,95 m, tốc độ tối đa Mach 2, tấn công mục tiêu bay từ 20 m đến 8.000 m.
“Rồng sát thủ” S-200 là “át chủ bài” hệ thống phòng không Triều Tiên, được Liên Xô chuyển giao từ năm 1987, bố trí gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng. SAM-5 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 250-300 km và độ cao lên đến 40 km, tên lửa nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8 m, được kết nối với 4 động cơ đẩy.
Tuy nhiên là tên lửa tầm xa nên khi mục tiêu lọt vào sau 60 km thì SAM-5 “bó tay”, mặt khác SAM-5 chỉ có thể “hạ” mục tiêu có tính cơ động không cao như máy bay ném bom chiến lược, khả năng kháng nhiễu kém. Nhưng nếu có chiến thuật, cách đánh hợp lý thì vẫn có thể bắn hạ những máy bay tối tân của đối phương.
Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) Trong những năm 80 thế kỷ trước, Triều Tiên đã sản xuất hàng loạt hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) SA-7, chính là tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 của Liên Xô. SA-7 nặng 14,5 kg, đường kính 0,72 m, trọng lượng 0,87 kg, tấn công mục tiêu tầm xa 3.400 m và độ cao 1.200 m. Đặc biệt của tên lửa này là nó tự hủy sau 14 giây nếu không trúng mục tiêu. Với thiết kế đơn giản, cho phép người lính có thể sử dụng thành thạo chỉ sau một ngày tìm hiểu.
Ngoài ra, trong biên chế của lực lượng phòng không Triều Tiên còn có MANPADS SA-16, có chiều dài 1,67 m, đường kính 0,72 m, trọng lượng 10,8 kg, tốc độ tối đa 880 m/s, có thể tấn công mục tiêu trong khoảng cách từ 600-8.000 m, độ cao mục tiêu từ 10-3500 m. MANPADS SA-16 tham chiến đầu tiên vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh, đã bắn hạ 8 máy bay ném bom A-10 và 4 máy bay chiến đấu đa chức năng AV-8. Chính những tổ hợp tên lửa này đã bắn rơi một số máy bay và trực thăng của Nga trong cuộc chiến tại Chechnya.
Lực lượng trên không “khủng”
Không quân quân đội Triều Tiên có 80.000 người, biên chế trong 3 trung đoàn máy bay ném bom hạng nhẹ, 6 trung đoàn máy bay ném bom và 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.
Tổng số máy bay của không quân Triều Tiên là 1.500 máy bay các loại, trong đó 690 máy bay chiến đấu, bao gồm 80 máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 và Yak-28, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ có 110 MiG-17, 130 MiG-19, 130 MiG-21, 46 tiêm kích đánh chặn MiG-23, 40 tiêm kích hiện đại thế hệ thứ 4 MiG-29 có sức mạnh tác chiến hùng mạnh, 36 máy bay ném bom Su-25 và trực thăng Mi-24.
Vũ khí chính trên các máy bay chiến đấu là tên lửa dẫn đường AA-2 (K-13), AA-7 (R-23) và AA-11 (R-60) với tổng số lượng vào khoảng 1.000 tên lửa.
Năm 1999, Triều Tiên mua 40 máy bay MiG-21 đã qua sữ dụng của Kazakhstan với mục chính là “tìm kiếm” phụ tùng thay thế. Khả năng vận tải đường không của Quân đội Triều Tiên “giao phó” cho 300 máy bay, bao gồm các loại An-24, IL-14, IL-18, IL-62, Tu-134 và TU-154.
Ngoài ra còn có 283 máy bay trực thăng, chủ yếu là Heu-500D, Mi-2, Mi-8, Mi-17. Hệ thống máy bay huấn luyện có tất cả 283 máy bay, cơ bản là MiG-21 và Yak-18.
Là lực lượng hùng hậu, song tính sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu của những máy bay, vũ khí kèm theo cũng như khả năng hợp đồng tác chiến của lực lượng Không quân Triều Tiên đến đâu sẽ là một bài toán khó cho các chuyên gia quân sự nước ngoài.
 

Mrfox87

Xe buýt
Biển số
OF-176869
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
733
Động cơ
347,343 Mã lực
Lượng Của Anh TT Này Thì Cũng Đông Đấy,Nhưng Chả Biết Có CHẤT Không Nữa @@
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
câu hỏi chuẩn phải là ng điều khiẻn có chất không nhỉ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Triều Tiên dọa mồm nhưng đối với TQ, Nga thì không cần lo lắng

Triều Tiên dọa mồm nhưng đối với TQ thì không cần lo lắng [-X

Thiếu tiền, Mỹ đình chỉ bay cả loạt F-22, B1 và B-52

Thứ tư 10/04/2013 14:04
ANTĐ - Ngày 9-4, Không quân Mỹ đã bắt đầu dừng bay 17 phi đội máy bay chiến đấu theo kế hoạch cắt giảm chi phí, đã có hiệu lực từ ngày 1-3.

Thực hiện kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2013 của Mỹ, không quân nước này đã phải cắt giảm hơn 44.000 giờ bay trong những tháng còn lại của năm tài khóa 2013 kết thúc vào ngày 31-9.
Ngân sách chi cho giờ bay của Không quân Mỹ phải cắt giảm 591 triệu USD cho thời gian còn lại của năm tài khóa 2013, khiến họ không thể duy trì toàn bộ các phi đội luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, theo một bản ghi nhớ hôm 5-4 do Thiếu tướng Charles Lyon, giám đốc tác chiến thuộc Bộ tư lệnh chiến đấu Không quân Mỹ, ký.
Theo đó, 17 phi đội máy bay chiến đấu sẽ phải dừng bay từ ngày 9-4 hoặc ngay khi triển khai trở về. Số 241.496 giờ bay được cấp ngân sách còn lại sẽ được Không quân Mỹ phân bổ cho các phi đội cần duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu ở những mức độ khác nhau.

"Chim ăn thịt" F-22 Raptor cũng nằm trong diện ngừng bay

"Các đơn vị sẽ dừng bay trên cơ sở luân phiên nên nguồn tài chính hạn hẹp của chúng tôi có thể được tập trung cho việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng," Tư lệnh Bộ tư lệnh chiến đấu không quân, Đại Tướng Mike Hostage, cho biết trong một tuyên bố.
Các lực lượng phải dừng bay bao gồm cả máy bay chiến đấu F-22 thuộc Phi đội Máy bay chiến đấu số 94, sẽ trở về sau khi triển khai tới Tây Thái Bình Dương và tham gia cuộc diễn tập quân sự tại Hàn Quốc. Các máy bay ném bom B-52 và B-1B, máy bay chiến đấu F-16 và F-15 cũng như máy bay tấn công A-10 thuộc một số phi đội ở khắp Lục địa nước Mỹ, Châu Âu và Thái Bình Dương cũng nằm trong diện phải dừng bay theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm tài khóa 2013.
Mọi giờ bay còn lại của các phi đội phải dừng bay sẽ được tái phân bổ, nhằm đáp ứng nhu cầu của Bộ tư lệnh chiến đấu không quân.


Không quân Mỹ buộc phải cắt giảm các chiến dịch huấn luyện bay

Thứ tư 10/04/2013 12:12
(GDVN) - Từ nay đến ngày 1/10/2013, số giờ bay của Không quân Mỹ sẽ bị cắt giảm khoảng 45.000 tiếng.



Không quân Mỹ cho biết, cơ cấu của họ đã buộc phải cắt giảm các chiến dịch bay huấn luyện chiến đấu của 1/3 trong tổng số tất cả các máy bay quân sự của Không lực Hoa Kỳ do những trở ngại của chính sách cắt giảm ngân sách gây ra.

Trong một tuyên bố của mình Bộ tư lệnh chiến đấu trên không của Mỹ (ACC) đã xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết thêm rằng:

“Thực tế này là kết quả của quá trình cắt giảm ngân sách tài chính dành cho hoạt động huấn luyện bay chiến đấu cũng nhưng các dịch vụ duy tu bảo dưỡng máy bay chiến đấu. Từ nay đến ngày 1/10/2013, số giờ bay của Không quân Mỹ sẽ bị cắt giảm khoảng 45.000 tiếng”.

Đây là động thái tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các máy bay chiến đấu, ném bom và do thám cũng như hoạt động của lực lượng hàng không vận, các phi đội bay trinh sát, cảnh báo sớm của quân đội Mỹ ở Châu Âu, Thái Bình Dương và nội địa nước Mỹ.

“Các đơn vị của Không quân Mỹ sẽ phải thực hiện theo chế độ quay vòng để các nguồn lực có hạn của chúng tôi sẽ được dành cho các sứ mệnh quan trọng”. – Đại diện, Tư lệnh của lực lượng ACC - Tướng Mike Hostage cho hay.

“Ngân sách dành cho Không quân Mỹ trong năm tài khóa này (kéo dài cho đến 1/10/2013) sẽ bị cắt giảm xuống con số 591 triệu USD”.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá 'đũa thần' phòng không David's Sling của Israel

Hệ thống phòng không David’s Sling do liên doanh giữa Israel và Mỹ thiết kế để đánh chặn các tên lửa, máy bay ở tầm trung.


Hệ thống phòng không David’s Sling còn được gọi là Magic Wand (Đũa thần), là kết quả hợp tác giữa Rafael (Israel) và Raytheon (Mỹ). Hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly từ 40-300km.​


Hệ thống sử dụng Stunner, tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, có khả năng điều chỉnh quỹ đạo ở pha giữa, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.



Phương pháp kết hợp này nâng cao khả năng đánh chặn của tên lửa. Theo đó, 2 đầu tự dẫn sẽ bổ sung cho nhau nếu một trong hai gặp sự cố hoặc bị gây nhiễu nặng.

Được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill”, hệ thống có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đến từ tên lửa và máy bay của đối phương.

Theo truyền thông Israel, hệ thống David’s Sling có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Shahab nếu tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp.

Mỗi bệ phóng David’s Sling có 16 tên lửa, cùng với một trạm radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại.

Hệ thống sử dụng radar quét mạng pha điện tử, radar AESA, radar có khả năng phát hiện nhận biết các mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn một cách chính xác, hệ thống có khả năng tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống phòng không David’s Sling là một phần trong hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp mà Israel đang phát triển.

Dự kiến hệ thống David’s Sling sẽ được triển khai hoạt động xen kẽ với hệ thống Iron Dome nhằm bổ sung cho nhau. (Trong ảnh: Đồ họa hệ thống David’s Sling tấn công mục tiêu)

Israel là quốc gia phải hứng chịu hàng ngàn vụ pháo kích và bắn rocket mỗi năm. Theo thống kê, hàng năm, du kích Hezbollah bắn hơn 4.000 quả tên lửa vào Israel.


http://soha.vn/quan-su/kham-pha-dua-than-phong-khong-davids-sling-cua-israel-2013041117175532.htm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top