[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
MIM-72 Chaparral/M48/RIM-72 Sea Chaparral


Vào cuối những năm 1950, quân đội Hoa Kỳ đặt ra yêu cầu về một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới-hoàn toàn cơ động (FAAD – Forward Area Air Defense). Hệ thống phòng không thuộc dự án này được chỉ định với tên định danh MIM-46 Mauler. Dự án này nhanh chóng gặp phải nhiều khó khăn, để thay thế cho Mauler, quân đội Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống phòng không khác, MIM-72 Chaparral, dựa trên loại đạn tên lửa AIM-9D, vốn đã được kiểm nghiệm hiệu quả trên thực tế. Đề xuất RIM-46 Sea Mauler cũng được thay thế bởi RIM-72 Sea Chaparral, nhưng cuối cùng, Hải quân đã lựa chọn RIM-7E Sea Sparrow. Hệ thống M48 Chaparral được thiết kế trên khung gầm xe chở quân bánh xích M113, mang theo 4 đạn tên lửa, triển khai trên một bệ phóng xoay. Tên lửa nhận lệnh bắn thủ công thông qua việc bám sát mục tiêu bằng mắt thường, điều khiển bệ tên lửa đến hướng mục tiêu, đợi đầu dò của đạn khóa được mục tiêu. Hệ thống này không thích hợp để chiến đấu với mục tiêu là trực thăng đang bay treo sau các vật cản. Chaparral phục vụ tích cực trong quân đội Mỹ từ năm 1969 cho tới 3/1990. ARNG đã đưa ra khỏi hoạt động khẩu đội Chaparral cuối cùng vào 8/1996.





Các biến thể:
MIM-72A: thế hệ 2
MIM-72B: tên lửa huấn luyện
MIM-72C: biến thể nâng cấp: thế hệ 3 với khả năng tấn công mục tiêu từ mọi hướng. Được sản xuất giữa những năm 1976 và 1981. Đi vào phục vụ từ 11/1978. Tầm bắn được nâng lên 9000m.
MIM-72D: một mẫu thử nghiệm phiên bản D, sử dụng đầu đạn từ phiên bản C với đầu dò từ phiên bản A, nhưng không được triển khai.
MIM-72E: thế hệ 3, sử dụng đạn tên lửa của biến thể C nhưng với động cơ ít khói M121.
MIM-72F: thế hệ 3 với tên lửa mới, sử dụng động cơ ít khói nâng cấp M121.
MIM-72H: thế hệ 3, biến thể xuất khẩu của MIM-72F
MIM-72G: thế hệ 4, sử dụng đầu tự dẫn AN/DAW-2 dựa trên đầu dò của FIM-92 Stinger đảm bảo khả năng kháng nhiễu cao hơn. Đầu tự dẫn này được lắp đặt trên toàn bộ số đạn tên lửa của Chaparral vào cuối những năm 1980. Loại đạn mới được sản xuất giữa những năm 1990-1991.
MIM-72J: thế hệ 4, biến thể giản lược tính năng phục vụ xuất khẩu của MIM-72G.

Cùng với M163 VAD, từng là 2 hệ thống phòng không tầm ngắn cho lục quân Hoa Kỳ thập niên 60-70. Về sau được thay thế bằng M1097 Avenger & the M6 Linebacker


 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ thảm bại ở Syria?

(Soha.vn) - Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điều quan trọng là Syria có chiến thuật gì để nhằm vào những điểm yếu này?

SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tạm dịch là “áp chế phòng không đối phương” là một khái niệm chiến thuật chiến tranh hiện đại được bắt nguồn từ các phi vụ Wild Weasel săn lùng các bệ phóng tên lửa và radar của phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam.
Ngày nay, SEAD đã trở thành một chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, thắng hay thua cho bên tấn công hay bên phòng thủ phụ thuộc rất lớn vào sự thắng bại trong chiến thuật SEAD. Kinh nghiệm chiến trường khoảng hơn một thập niên trở lại đây cho thấy nếu không thể cầm cự sau chiến thuật SEAD thì khả năng bị đánh bại là gần như 100%.
Từ Kosovo, Iraq đến Libya đều bại trận sau khi không thể chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ. SEAD ngày trước thường giới hạn trong các nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa, radar, các căn cứ phòng không bằng các tiêm kích trang bị vũ khí tấn công mặt đất chính xác. Nhưng ngày nay, chiến thuật SEAD trở nên đa dạng hơn với sự góp mặt của tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa.

Tàu khu trục USS Barry phóng tên lửa hành trình Tomahawk

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn khai hỏa cho các cuộc tấn công quân sự trong suốt hơn một thập niên qua. Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Mỹ và các nước đồng minh sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền Damascus.
Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là quân đội chính phủ Syria có trong tay những vũ khí nào có thể chống chọi lại một chiến thuật SEAD của Mỹ nhắm vào đây. Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục.
Điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm và trong tay quân đội chính phủ Syria đang có một vũ khí cực kỳ lợi hại để “bắt thóp” điểm yếu này. Vũ khí lợi hại nhất của Syria có thể đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không tích hợp Pantsir S1.

Pantsir S1 được xem là 'khắc tinh' đối với tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.
Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.
Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống Pantsir S1 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km.

Buk-M2E là hệ thống phòng không tầm trung cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD.
Theo Jane Defence Weekly, khoảng 50 hệ thống Pantsir S1 đã được đặt hàng bởi chính quyền Damascus, đây sẽ là con át chủ bài của Syria trong việc chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình Tomahawk. Một hệ thống phòng không khác cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ là hệ thống phòng không tầm trung Buk (SA-11 Gadfly)
SA-11 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung lợi hại nhất thế giới hiện nay. Đạn tên lửa, radar điều khiển hỏa lực đều được tích hợp trên xe bánh xích nên có khả năng cơ động rất cao.
Mỗi xe phóng mang 4 đạn tên lửa có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 30-50km, tầm cao từ 14-25km. Đặc biệt, hệ thống SA-11 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật rất cao.
Theo thống kê của Jane Defence Weekly, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống SA-11. Một hệ thống phòng không khác được đánh giá rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không di động 9K33 Osa (SA-8).

SA-8 là mối đe dọa lớn cho hiệu quả sử dụng của tên lửa Tomahawk tại Syria.
Đây là hệ thống phòng không di động tầm thấp với 6 đạn tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực được tích hợp trên cùng một khung gầm xe bánh lốp 9A33 6x6 bánh. Hệ thống có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu đường không trong phạm vi 12km tầm cao 5km. Xác suất đánh chặn tên lửa hành trình tấn công mặt đất của SA-8 được đánh giá ở mức 60%.
Một hệ thống khác mặc dù cũ hơn nhưng cũng rất đáng gờm là hệ thống phòng không tầm trung SA-6 tiền bối của SA-11 hiện nay. SA-6 đã được vinh danh là “ba ngón tay của thần chết” trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab.
Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống phòng không di động tầm thấp rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình như SA-13, SA-9. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hệ thống phòng không cũ hơn như S-200, S-125 và S-75.
Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.
Trong khi đó, cơ chế dẫn hướng pha cuối của Tomahawk chủ yếu dựa vào GPS theo kiểu đánh tọa độ nên không có khả năng bám theo những mục tiêu di động. Tomahawk có thể đánh phá được các căn cứ quân sự của Syria nhưng rất khó có thể tiêu diệt được năng lực phòng không của Syria.
SEAD tại Syria thực sự là một thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh, ngón đòn tấn công phủ đầu bằng Tomahawk vốn đã thành công rực rỡ trước đây có thể không đạt được kết quả mong muốn tại Syria. Sau thất bại của Iraq, Libya, có lẽ Damascus đã rút ra được bài học cho riêng mình, việc họ đầu tư rất nhiều vào các hệ thống phòng không di động cho thấy họ đã sẳn sàng để “tiếp chiêu” SEAD của Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không bán cho Iran, Nga phá dỡ tên lửa S-300

Nga sẽ phá dỡ hoàn toàn và tái chế một phần hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 dự định cung cấp cho Bộ Quốc phòng Iran.




Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Tổng Giám đốc Tập đoàn Almaz-Antey Vladislav Menshikov bên lề triển lãm hàng không MAKS 2013 ở sân bay Zhukovsky.
"Phương tiện kỹ thuật cho Iran không còn nữa. Chúng tôi phá bỏ nó hoàn toàn. Các yếu tố phần riêng lẻ nào có thể sử dụng thì sẽ được sử dụng. Một phần đã thanh lý tái chế. Đây là thông tin hoàn toàn đáng tin cậy”, ông này nói.
Ông Menshikov nói thêm rằng bất kỳ sản phẩm nào cũng được thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng cụ thể và không thể chuyển cho khách hàng khác.
“Ở đây hệ thống yêu cầu có cấu trúc đặc biệt và các phần mềm cũng khác”, ông này nói thêm.
Nga sẽ phá dỡ hệ thống S-300PMU1 dự định cung cấp cho Iran thay vì bán chúng cho khách hàng khác.

Hợp đồng cung cấp các hệ thống tên lửa S-300 cho Iran được ký kết vào năm 2007 với tổng trị giá 800 triệu USD. Tuy nhiên, do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt với Iran 3 năm sau đó nên Tổng thống Nga khi đó là ông Medvedev đã ban hành sắc lệnh cấm cung cấp cho Iran một loạt các loại vũ khí trong đó có S-300.
Vì việc này mà Iran đã kiện Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) lên tòa án ở Geneva đòi bồi thường 4 tỷ USD cho hợp đồng S-300.
Theo một số nguồn tin, Nga đề nghị cung cấp hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa S-300V như một phương án thay thế. Tuy nhiên điều này chưa được sự xác nhận từ chính phủ 2 nước.

Pháp điều chiến hạm phòng không mạnh tới gần Syria

(Kienthuc.net.vn) - Theo tờ tuần báo Le Point, Hải quân Pháp đã triển khai một trong 2 chiếc tàu khu trục phòng không lớp Horizon tới phía Đông Địa Trung Hải.



Khu trục phòng không Chevalier Paul (D621) sẽ tham gia đội 4 chiếc tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ cũng như một số lượng không được tiết lộ tàu ngầm của Mỹ và Anh trong khu vực.
Nhiệm vụ của tàu khu trục Pháp là cung cấp khả năng phòng không cho hạm đội cũng như yểm hộ lực lượng không quân.
Khu trục phòng không Chevalier Paul (D621).

Tàu khu trục lớp Horizon là tàu chiến tối tân được làm chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng không. Đây cũng là lớp tàu chiến tên lửa lớn nhất của Hải quân Pháp với lượng giãn nước hơn 7.000 tấn.

Chevalier Paul (D621) được trang bị 32 tên lửa đánh chặn tầm xa Aster 30 và 16 tên lửa đánh chặn tầm trung Aster 15. Chevalier Paul (D621) cũng được trang bị 8 tên lửa chống tàu MM 40 Exocet Block III.
Để dẫn đường cho tên lửa, Chevalier Paul được trang bị hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 200km. Nhiệm vụ chính của lớp tàu này là bảo vệ tàu sân bay, soái hạm hoặc các cơ sở hạ tầng vùng duyên hải khỏi các mối đe dọa trên không.
Trong chiến dịch tấn công Libya 2011, tàu Chevalier Paul thực hiện nhiều nhiệm vụ hỗ trợ ở bờ biển với 2 pháo Oto Melara 76mm. Tuy nhiên, Chevalier Paul sẽ khó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tương tự tại Syria do nước này sở hữu tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh đặc biệt nguy hiểm, P-800 Yakhont.

Phòng không Syria có gì để đối phó với Mỹ?

(Kienthuc.net.vn) - Lực lượng Phòng không Syria được đánh giá là hùng hậu nhất khu vực Trung Đông với nhiều trang bị tên lửa, radar do Liên Xô (Nga) cung cấp.



Trang bị lớn nhưng chưa hiện đại
Lực lượng phòng không Syria là một bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang Syria, không trực thuộc Quân đội Syria mà có bộ tư lệnh riêng được lãnh đạo trực tiếp bởi Tổng thống Bashar al-Assad.
Đây được đánh giá là lực lượng phòng không hùng hậu nhất khu vực Trung Đông. Trước cuộ nội chiến, họ có quân số thường trực 40.000 người và dự bị 20.000, được tổ chức thành 25 lữ đoàn phòng không, trang bị và tổ chức chủ yếu dựa trên các hệ thống tên lửa và radar cảnh giới do Liên Xô (Nga) sản xuất.
Syria hiện có 5 tổ hợp phòng không tầm siêu xa S-200 Angara.

Các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa mà Syria đang sở hữu gồm: 37 tổ hợp S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2); 39 tổ hợp S-125 Pechora (SA-3); 50 tổ hợp 2K12 Kub (2K12 KUB); Buk-M2E và 5 tổ hợp S-200 Angara (SA-5).
Mạng lưới phòng thủ tầm gần và cực gần có thể kể đến: hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1; tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 OSA và hơn 4.000 khẩu pháo phòng không đủ kích cỡ từ 23 đến 100 mm, trong số đó có gần 300 tổ hợp pháo tự hành ZSU-23-4. Đó là chưa tính Lục quân Syria có hơn 400 khẩu đội tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Strela-2, Strela-2M (NATO định danh là SA-7) và Igla.
Trong đó, các hệ thống tên lửa đất đối không chiến lược như S-75, S-125 và S-200 đều là những hệ thống cố định, các hệ thống chiến thuật như 2K12 KUB đôi khi cũng được sử dụng ở những trận địa cố định nhằm bổ sung cho lực lượng chiến thuật. Syria có 131 trận địa phòng không như vậy trên cả nước mà chủ yếu tập trung dọc theo bờ biển phía Tây.
S-75 màu đỏ nâu, S-125 màu xanh, S-200 màu tím hồng, 2k12 màu xanh lá cây.

Về hệ thống radar cảnh báo sớm, giám sát, theo dõi, Syria có 22 đài đóng vai trò cảnh báo sớm. Một số trong chúng được trang bị hệ thống radar 36D6 TIN SHIELD EW tương đối hiện đại. Còn lại, đa phần sử dụng hệ thống radar thế hệ cũ của Liên Xô gồm: P-35/37, P-12/18, PRV-16, 5N87/P-80, và 5N84/P-14. Đây cũng có thể là một điểm yếu lớn của Syria khi phải đối mặt với chiến thuật chế áp điện tử mà Liên quân Mỹ thường sử dụng.
Những “Rồng lửa” tốt nhất Phòng không Syria
- S-200 Angara (NATO định danh là SA-5)

Hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất, tầm bắn xa nhất trong “lưới lửa phòng không” bảo vệ Syria là S-200. Nó được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ chống lại những mục tiêu (máy bay, trạm chỉ huy trên không, chống nhiễu, các thiết bị quan sát và tấn công đường không) có hoặc không người lái, bay với tốc độ 1.200 km/giờ trên độ cao từ 300m đến 40km trong các điều kiện kháng nhiễu điện tử mạnh.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa có kích thước rất lớn, đạt tầm bắn xa tới 160km hoặc 250-300km với biến thể cải tiến, độ cao diệt mục tiêu 20-40km tùy biến thể. Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay, pha cuối dùng dầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu.
- S-125 Pechora và Pechora 2M (NATO định danh là SA-3)

Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora được thiết kế để tấn công mọi mục tiêu đường không. Nó được đánh giá là rất hiệu quả trong chống mục tiêu tầm ngắn, bay thấp, đối phó tốt với mục tiêu có tính cơ động cao. Đạn tên lửa hệ thống S-125 có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối đa 35km, độ cao 18km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-125.

Trong quá khứ, hệ thống S-125 đã trải qua nhiều cuộc chiến và ghi được những dấu ấn đậm nét, tiêu biểu mùa hè khốc liệt của những năm 1970 ở Ai Cập. Trong một vài trận đánh giáp mặt, các tên lửa điều khiển từ S-125 đã bắn rơi 5 máy bay Israel.
Sau đó hệ thống này phục vụ trong Quân đội Nam Tư đã bắn hạ một chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27/3/1999 và một chiếc F-16 trong chiến tranh Kosovo.
- 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6)

Hệ thống tên lửa phòng không 2K12 Kub được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ phòng không tầm trung bảo vệ mục tiêu chiến lược (thành phố, cơ sở công nghiệp – quân sự…) và nhiệm vụ phòng không lục quân (đi kèm đội hình xe tăng, xe bọc thép). Đạn tên lửa của hệ thống có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-24km, độ cao từ 50m tới 12km.
"3 ngón tay thần chết" 2K12 Kub của phòng không Syria.

2K12 Kub cũng từng gây được tiếng vang lớn trong Chiến tranh Yom Kippur 1973, với tổng cộng 64 máy bay của Israel bị bắn hạ chỉ bởi 95 tên lửa 2K12 Kub, tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/máy bay - một con số quá ấn tượng đối với bất kỳ hệ thống tên lửa đối không nào.
Kể từ cuộc chiến này, 2K12 Kub đã được đặt cho biệt danh là “3 ngón tay của Thần Chết” bởi sự hiệu quả mà nó đã chứng minh, với "3 ngón tay ám chỉ" 3 quả đạn tên lửa đặt trên bệ phóng.
- Buk M-2E (NATO định danh là SA-11)

Hệ thống tên lửa phòng không tự hành Buk M-2E do Nga phát triển cải tiến từ mẫu Buk M-2 (có nguồn gốc từ 2K12) với nhiều tính năng hiện đại, ra đời năm 2008. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung gồm: máy bay, trục thăng, thiết bị bay có điều khiển và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820m/s.
Tên lửa phòng không 9M317 trên bệ phóng hệ thống Buk M-2E khai hỏa trong cuộc tập trận của Quân đội Syria.

Buk M-2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống Buk M-2E.
- “Giáp trụ” Pantsir-S1
Tổ hợp phòng không tự hành Pantsir-S1 được sử dụng cho nhiệm vụ phòng thủ đường không bảo vệ công trình nhỏ, công trình quân sự và công nghiệp điểm, bộ phận các đơn vị binh chủng hợp thành thuộc Lục quân, đồng thời tăng cường khả năng của các cụm phòng không trên giới hạn tầm thấp khỏi các cuộc tấn công đường không ồ ạt có sử dụng vũ khí chính xác cao.
Pantsir-S1 trong cuộc tập trận của Quân đội Syria.

Pantsir-S1 trang bị tổ hợp pháo – tên lửa cho phép tạo ra khu vực bắn phá trực triếp dày đặc với tầm bắn xa 18-20km và tầm gần nhất 200m trong giới hạn độ cao từ 5-15km.
Hệ thống điều khiển vũ khí bằng ra đa định vị quang học thích ứng nhiều chế độ, hoạt động trong các phạm vi desimet, centimet và hồng ngoại với bước sóng dài, bảo đảm khả năng kháng nhiễu và sống còn cao trong các điều kiện chế áp điện tử và hỏa lực với sự tiếp nhận các khí tài chế áp điện tử và tên lửa chống radar dạng AGM-88 HARM, đồng thời tạo ra khả năng hoạt động tin cậy cho tổ hợp.
Pantsir-S1 có thể được xem là tổ hợp phòng không tầm thấp tốt nhất, hiện đại của lực lượng phòng không Syria hiện tại.


“Mổ xẻ” cách bố trí mạng lưới phòng không của Syria

(Kienthuc.net.vn) - Lực lượng phòng không Syria được bố trí theo 6 khu vực phòng thủ chiến lược, trong đó Thủ đô Damascus được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.



Theo trang mạng Aus Airpower, đầu tiên là những vùng xung quanh các thành phố lớn Homs, Halab, và Thủ đô Damascus. Sau đó đến căn cứ không quân Tiyas, khu vực ven biển Địa Trung Hải, và các khu vực tiếp giáp với cao nguyên Golan.
Các trận địa phòng không được bố trí ở những địa điểm này nhằm mục tiêu ngăn chặn các cuộc tập kích đường không bất ngờ từ các hướng tấn công tiềm tàng. Mà mối đe dọa lớn nhất theo quan điểm của chính quyền Syria là không quân Israel. Syria có mối quan hệ tin cậy với Iraq nên trong khi đó khu vực biên giới phía Đông của nước này với Iraq hầu như không bố trí tổ hợp phòng không nào. Khu vực này được tuần tra bởi các máy bay MiG-23, MiG-25, MiG-29 và có thể huy động thêm máy bay đánh chặn nếu có sự cố xảy ra.
Khu vực Damascus
Trong các khu vực phòng không chính thì thủ đô Damascus là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
Theo trang mạng Aus Airpower, Damacus được bảo vệ bởi 10 trận địa tên lửa phòng không S-75, 8 trận địa S-125 và 28 trận địa tên lửa tầm trung 2K12. Hai trong 5 trận địa phòng không S-200 cũng là một lá chắn phòng không ở đây.
Bố trí lực lượng phòng không bảo vệ Damascus: S-75 màu đỏ nâu, S-125 màu xanh, 2K12 màu xanh lá cây.

Về lực lượng radar cảnh giới thì có 12 đài trong đó có đài 36D6 được đánh giá là mạnh nhất, hiện đại nhất của Syria. 36D6 được cho là có khả năng phát hiện theo dõi mục tiêu có độ phản xạ sóng radar thấp và bay tầm thấp.
Các trận địa S-125 và 2K12 được sắp xếp đan chồng lên nhau, trận địa S-75 đóng vai trò hỗ trợ. Ngoài ra còn 48 trận địa dự phòng, sẵn sàng dựng lên một bầu trời lửa tại nơi đây.
Khu vực Tây Nam
Ngoài Damascus, thì khu vực phía Tây Nam cũng là nơi trọng yếu được bố phòng chặt chẽ, một phần vì đây là nơi tiếp giáp với cao nguyên Golan mà Israel kiểm soát. Khu vực này có 7 trận địa S-75, 6 trận địa S-125 và 9 trận địa 2K12 và một trạm radar cảnh báo sớm.
Bố trí phòng không bảo vệ khu vực Tây Nam.

Một trong những tổ hợp S-200 ở phía Nam thủ đô Damascus có thể bao quát cả khu vực này. Có 16 trận địa phòng không dự bị của ở khu vực Tây Nam, tuy nhiên với hệ thống trận địa dày đặc như trên thì đây là một khu vực phòng không được đánh giá là kiên cố.
Số lượng tên lửa tầm trung 2K12 lớn như thế là nhằm mục đích ngăn chặn các tiêm kích của không quân Israel. Hệ thống 2K12 có khả năng tốt hơn các hệ thống S-75 và S-125 trong việc ngăn chặn các tiêm kích cơ động.
Khu vực Biển Địa Trung Hải
Màu đỏ nâu là S-75, màu xanh là S-125.

Kéo dài từ Al Lathqiyah đến Tartus có 5 trận địa S-75, 12 trận địa S-125 và được hỗ trợ bởi 2 hệ thống cảnh báo sớm. Ngoài ra còn có hai hệ thống phòng không tầm xa S-200 và 16 trận địa phòng không dự bị. Đây chính là bức tường thành vô hình ngăn với biển của Syria
Khu vực Homs – Halab
Bố phòng khu vực Homs - Halab.

Sau hàng rào phòng không ven biển, Syria bố trí một bức tường nữa chạy dọc từ Homs ở phía Nam lên Halab ở phía Bắc với 7 trận địa S-75, 10 trận địa S-125 và 7 trận địa 2K12. Tất cả được hỗ trợ bởi 3 hệ thống radar cảnh báo sớm và một tổ hợp S-200 nằm ở vùng cực nam của Homs, có 30 trận địa phòng không dự bị chủ yếu nằm ở phía Nam thành phố Homs.
Vùng Tiyas
Tiyas AB được phòng thủ bởi 4 trận địa S-75 và 3 trận địa S-125, được hỗ trở bởi một hệ thống cảnh báo sớm cùng 7 trận địa phòng không dự bị xung quanh. Mạng lưới phòng không ở khu vực này không nhiều nếu xét trên tổng thể lưới phòng không của Syria nhưng nó đáng được tin tưởng bởi mật độ dày.
Màu đỏ nâu là S-75, màu xanh là S-125.

Đã có rất nhiều đồn doán xung quanh việc Syria có trong tay 2 hệ thống phòng không tầm xa siêu hiện đại là S-300 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc. Nhưng không thể tìm thấy một bằng chứng xác thực nhất.
Tuy nhiên, dù chính quyền ông Assad không có trong tay S-300 (hay bản nhái HQ-9) thì khả năng phòng không của Syria cũng thực sự rất đáng gờm. Và nếu có thêm những hệ thống như S-300 thì khả năng này chuyển thành mức đe họa nghiêm trọng đến sự thành công trong những mưu đồ của Tây phương. Nó có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai chiến thuật SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tức chiến thuật “áp chế phòng không đối phương” của Mỹ và liên quân nếu thực sự Mỹ quyết định can thiệp trực tiếp.
Syria có cực nhiều các hệ thống đánh chặn tên lửa hành trình từ tầm xa đến tầm gần. Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.
Lầu Năm Góc ước tính hơn Syria số lượng hệ thống phòng không gấp 5 lần Lybia cũng như có tầm xa và phức tạp hơn nhiều.
Các tướng lĩnh Mỹ biết rõ điều này, bất chấp sự kiện không quân Israel thực hiện thành công phi vụ tập kích nhắm vào kho vũ khí trong lãnh thổ Syria hồi tháng 7 vừa qua cũng như nhiều lần họ đã làm trước kia với quốc gia A Rập. "Những sự kiện gần đây đã không thay đổi đánh giá của chúng ta về sự sắc bén của các hệ thống phòng không Syria", một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
"Có một sự khác biệt rất lớn giữa thực hiện một phi vụ tấn công với việc lập một vùng cấm bay", một quan chức khác đồng tình.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh hệ thống phòng không mới nhất S-350E và 9A331MK -1

(Vũ khí) - Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS - 2013 hôm 27/8 trở thành cuộc phô diễn những những sản phẩm công nghệ quân sự mới nhất. Hệ thống tên lửa phòng không Almaz- Antey tại MAKS - 2013 đã giới thiệu hai sản phẩm mới nhất là S-350E và 9A331MK -1.


S-350E Theo truyền thống triển lãm, những sản phẩm trưng bày của các công ty tham gia không chỉ có máy bay, trực thăng, UAV mà có cả các hệ thống phòng không .

Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S -350 "Hiệp sĩ" (tên xuất khẩu C - 350E ). Tổ hợp tên lửa này đã có từ lâu, nhưng tại triển lãm MAKS- 2013 lần đầu nó được công bố rộng rãi.

Trên bãi triển lãm trưng bày tổ hợp S-350E gồm bệ phóng 50P6E tự hành với 12 ống phóng tên lửa phòng không, hệ thống radar đa năng 50N6E và trạm chỉ huy điều khiển 50K6E. Tất cả hệ thống được vận chuyển trên xe tải bốn trục bánh sản xuất tại nhà máy ô tô Bryansk.

Tổ hợp cho phép bảo vệ tất cả cơ sở vật chất trong phạm vi độ cao và khoảng cách cho phép. Tùy thuộc vào tình hình, S-350E có thể làm việc độc lập, tự xác định và tiêu diệt mục tiêu, hoặc phối hợp nhóm. Trong trường hợp này, việc điều khiển tổ hợp sẽ từ trung tâm chỉ huy bên ngoài.

Theo ra, S -350 có thể hoạt động trong chế độ hoàn toàn tự động. Để điều khiển tổ hợp S-350E chỉ cần ê-kíp 3 người cho việc chuẩn bị và kiểm tra hệ thống. Để chuyển S-350E sang trạng thái chiến đấu mất khoảng 5 phút.

Tổ hợp S-350E gồm 3 phần chính là trạm chỉ huy, radar và bệ phóng. Theo số liệu chính thức, một trạm điều khiển 50K6E có thể nhận đồng thời thông tin từ 2 trạm radar 50N6E và kiểm soát 8 bệ phóng tự hành 50P6E . Mỗi bệ phóng mang 12 tên lửa 9M96 .

Khả năng của S - 350E cho phép đồng thời bao vây và tiêu diệt đến 16 mục tiêu khí động lực hoặc đến 12 tên lửa đạn đạo.

Thiết bị điều khiển mặt đất có khả năng đồng thời dẫn đướng đến 32 tên lửa. Những khả năng này đảm bảo tiêu diệt tất cả chiến đấu cơ ở khoảng cách từ 1,5-60km ở độ cao từ 10-30km. Phạm vi tiêu diệt tên lửa đạn đạo từ 1,5-30km ở độ cao khoảng 2-25km.

Tổ hợp 9А331МК-1

Tổ hợp thứ 2 là mô đun chiến đấu tự hành 9A331MK -1, Tor- M2KM sử dụng tên lửa 9M331MK 1. Các mô-đun được trang bị tất cả các thiết bị cần thiết có thể vận chuyển trên phương tiện bất kỳ. Tại triển lãm MAKS- 2013, 9A331MK -1, Tor- M2KM được đặt trên xe tải TATA Ấn Độ . Khi cần thiết có thể đặt mô-đun 15 tấn này trên bất kỳ xe tải nào.

Mô đun 9A331MK -1 có khả năng thực hiện nhiệm vụ tương tự như các hệ thống Tor trước đó. Nó được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quan trọng từ các cuộc không kích bất cứ lúc nào và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

Tor- M2KM gồm các thành phần sau: mô-đun chiến đấu tự hành 9A331MK -1, tên lửa phòng không 9M334, xe vận tải 9T224K , dụng cụ bảo trì , bộ dụng cụ và phụ tùng thiết bị thay thế. Nếu cần thiết, khách hàng có thể mua trạm chỉ huy mô phỏng để phục vụ đào tạo.

Trạm phát hiện mục tiêu Tor- M2KM có thể đồng thời xử lý lên đến 48 mục tiêu, 10 trong số đó có thể được thực hiện tự động. Các thiết bị có thể được thiết lập để dẫn đường đồng thời 4 mục tiêu cùng một lúc.

Trạm Radar có thể tìm thấy các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 32km. Đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 1-15km ở độ cao khoảng 10-10.000m. Tốc độ tối đa của mục tiêu tấn công là 700 m/s. Mô-đun chiến đấu chứa 8 tên lửa 9M331MK -1. Tại buổi ra mắt của tên lửa đầu tiên sau khi phát hiện mục tiêu với thời gian phản ứng không quá 5-10 giây.

Còn quá sớm để nói về triển vọng của 2 hệ thống tên lửa phòng không này. Cả hai mới chỉ được phát triển gần đây và mới chỉ đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, những gì trình diễn tại triển lãm quốc tế đã gửi đi rất nhiều thông điệp.

Điều này có nghĩa rằng trong tương lai không xa sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm đến những sản phẩm mới của Nga. Mô-đun chiến đấu Tor- M2KM cũng có thể được Nga nhanh chóng ký kết những hợp đồng đầu tiên cung cấp cho các nước thứ ba .

AntonRTI (Theo topwar )

Nếu có S-300, Syria có đủ sức đương đầu Tomahawk?

(Vũ khí) – Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị không kích Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk, nếu đến tay Syria, liệu S-300 có đủ khả năng tiêu diệt Tomahawk?


Để bổ sung sức mạnh cho lưới lửa phòng không, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD.

Đầu tháng 8/2013, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong.

Điều này là một thiệt thòi cho Syria khi phải đối diện với một trận mưa Tomahawk trong một vài ngày tới, tuy nhiên, nếu có S-300, liệu Syria có thể cứu vãn được tình hình?

S-300 của Nga được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay.

Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970 để thay thế cho hệ thống tên lửa SAM thế hệ đầu tiên, S-300 là một tổ hợp tên lửa di động, hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên", dễ sử dụng, được thiết kế để đẩy lùi các cuộc không kích lớn.

Hệ thống S-300

S-300 có tầm bắn từ 5-150km, radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Xác suất đánh chặn thành công máy bay của S-300 được phía Nga đánh giá là đạt 80-93% trong một lần khai hỏa.

Hiện nay, vẫn chưa có một loại máy bay nào có thể bay nhanh hơn tên lửa này (tốc độ di chuyển 7.200 km/h). Không những thế, các phiên bản cải tiến mới nhất của S-300 còn có thể đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa bay thấp, như ở độ cao 6.000m. Ngoài ra, tia chiếu hẹp giúp radar của S-300 không dễ lộ, đồng thời cũng khó bị gây nhiễu.

Để phòng thủ trước máy bay, S-300 là một mặt hàng khiến người dùng hoàn toàn yên tâm. Đó là lý do Israel phản đối kịch liệt việc Nga chuyển S-300 tới Syria, trong khi Israel vẫn không kích Syria đều đặn bằng máy bay.

Tuy nhiên, nếu phải đối diện với tên lửa hành trình Tomahawk, S-300 có thực sự hiệu quả?

Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa Tomahawk được mệnh danh là “sứ giả chiến tranh” của Mỹ. Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu.

Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.

Tên lửa Tomahawk được phóng ra từ một tàu khu trục
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ GPS từ vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay, đồng thời kết nối với nhiều phương tiện giám sát khác nhau trên mặt đất. Nôm na, Tomahawk không khác gì một chiếc UAV đầy thông minh.

Tomahawk còn sở hữu khả năng làm nhiễu radar cực tốt, và nên nhớ, đây chỉ là một quả tên lửa, có kích thước nhỏ hơn nhiều lần một chiếc tiêm kích hay cường kích. Để thực hiện xác định, khóa mục tiêu và ngắm bắn thực sự là một điều khó khăn.

Đặc biệt, tầm bay thấp của loại tên lửa này (khoảng 100m) thực sự là một thách thức với mọi hệ thống tên lửa phòng không, bởi nguyên lý hoạt động của tên lửa đất đối không (bao gồm cả S-300) không cho phép đầu đạn bám đuổi tomahawk ở tầm bay như vậy.

Có thể nói, dấu ấn của Tomahawk trong những cuộc chiến của Mỹ thời gian gần đây cho thấy đây là một vũ khí thực sự hiệu quả, đặc biệt trong chiến tranh thế giới hiện đại.

Cũng cần biết rằng, Mỹ là bậc thầy trong chiến thuật “áp chế phòng không đối phương SEAD”. Nếu sử dụng radar để sục sạo Tomahawk, rất có thể S-300 sẽ phơi mình thành bia ngắm, nếu không sử dụng radar, việc phát hiện tên lửa này là không thể.

Trong khi đó, khả năng thực chiến của S-300 vẫn chưa được kiểm nghiệm. Thế giới đã được chứng kiến nhiều “bia bay” giả định mục tiêu là máy bay, tên lửa tầm cao bị S-300 hạ gục dễ dàng. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của S-300 là phòng thủ trước những đối tượng có tầm bay thấp như Tomahawk..

Pantsir S1 được xem là "khắc tinh" đối với tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.

Những nhà sản xuất của Nga đã không ngừng nghiên cứu để sửa chữa gót chân Asin này. Hồi đầu năm 2013, Trung tá Aleksandr Gordeyev thông báo trên truyền thông của quân khu miền Đông rằng S-300 của Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa hành trình tầm bay thấp.

Tuy nhiên, đấy là với hệ thống đang được nghiên cứu, còn những S-300 đã sản xuất và xuất khẩu? Liệu đứng trước các tên lửa hành trình tầm bay thấp có trở thành một con hổ giấy?

Trong bối cảnh Syria, những tưởng S-300 sẽ được một dịp thể hiện mình, nhưng quả đáng tiếc khi Syria chưa được sở hữu hệ thống này.

Đến S-300 còn chưa tự tin khi đối diện với Tomahawk, phải chăng quân đội Assad đã “hết cửa” trước cuộc không kích của Mỹ - Anh trước mắt?

Từ khi có thông tin Mỹ sẽ không kích Syria bằng tên lửa hành trình, theo dõi diễn biến của báo chí thế giới, chưa một lần Tổng thống Assad lên tiếng đòi S-300.

Sở dĩ như vậy bởi quân đội Syria đang nắm giữ một vũ khí diệt tên lửa tầm thấp lợi hại: Pantsir S1.

Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.

Hiện tại, Syria đã có thể đoán định được mục tiêu của liên quân Mỹ - Anh và điểm xuất phát của đại đa số tên lửa này, việc bố trí lưới lửa tầm thấp bủa vây Tomahawk sẽ hoàn toàn có thể thực hiện.

Ngoài ra, quân đội Assad còn có hệ thống tên lửa SA-8, SA-11, Buk-M2E. Syria còn sở hữu một đội ngũ pháo phòng không khoảng 4000 khẩu và đa dạng về cỡ nòng từ 23 – 100mm.

Dù đang sở hữu vũ khí trong tay, một điều chắc chắn Tổng thống Assad chỉ còn cách mang tất cả ra để chơi nước cờ cuối cùng với Mỹ.

Tuy nhiên, trước những cuộc không kích của Israel, Syria phản ứng bị động và yếu ớt, vậy đứng trước sức mạnh của nhà vô địch, như một vị tướng của Anh đã nói: “chỉ có thể là kỳ tích nếu Assad còn trụ được”.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Syria sẽ cầm cự được bao lâu dưới "mưa" tên lửa Mỹ?

(Soha.vn) - Liệu Syria với hệ thống phòng không mạnh với các trang bị từ Nga có đủ sức đương đầu với dàn Tomahawk hùng hậu?

Chiến tranh đã rất gần kề Syria, hơn lúc nào hết quân đội Syria đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không cân sức. Một bên là Mỹ và đồng minh hùng hậu, một bên là Syria đang lâm vào khủng hoảng.
Cuộc chiến giữa sứ giả Tomahawk và vũ khí phòng không Nga
Lực lượng phòng không Syria hiện nay được đánh giá có trang bị khá mạnh. Syria có hơn 900 hệ thống phòng không và 4.000 khẩu pháo phòng không các loại, tạo thành hệ thống phòng không dày đặc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều tổ hợp hiện đại như: hệ thống Pantsyr-S1; hệ thống Pechora 2M; 2 hệ thống Buk M-2E và 48 tổ hợp S-200 “Angara” do Liên Xô cũ sản xuất ngoài ra còn có thể có cả S-300.

Hệ thống phòng không của Syria được đánh giá rất cao

Phía Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ mở màn cuộc chiến tranh bằng đòn tấn công phủ đầu nhằm chế áp hệ thống phòng không đối phương. Tomahawk sẽ là vũ khí tiên phong trong cuộc chiến tranh này. Sứ giả chiến tranh Tomahawk đã được phái đến bờ biển sát Syria.
Cuộc chiến giữa tên lửa Tomahawk và hệ thống phòng không được trang bị toàn hàng Nga, ai sẽ thắng ai? Kẻ thắng trong cuộc chiến ban đầu này sẽ quyết định chiến thắng chung cuộc.
Syria khó lòng cầm cự
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, sức mạnh đang nghiêng về phía Tomahawk. Năm 2003, Mỹ và Anh đã bắn 725 quả tên lửa Tomahawk vào Iraq. Ngày 19 tháng 3 năm 2011, 124 tên lửa Tomahawk đã được các lực lượng Mỹ và Anh (122 Mỹ, 2 Anh) bắn vào ít nhất 20 mục tiêu tại Libya quanh Tripoli và Misrata . Tới ngày 22 tháng 3 năm 2011, 159 UGM-109 đã được các tàu chiến Mỹ và Anh bắn vào các mục tiêu ở Libya.
Những con số thống kê trên cho thấy một điều rằng Mỹ và liên quân sẵn sàng sử dụng một số lượng cực lớn tên lửa Tomahawk để đạt được mục đích của mình. Hiện nay theo đánh giá Hải quân Mỹ có khoảng 3.500 tên lửa Tomahawk, với số lượng lớn tên lửa này rất khó để Syria có thể cầm cự.
Có thể trong cuộc chiến một đấu một với các hệ thống phòng không chống tên lửa hành trình như Pantsir S1, SA-11 Gadfly… tỷ lệ chiến thắng sẽ nghiêng về hệ thống phòng không. Nhưng nên nhớ rằng Mỹ sử dụng số lượng rất lớn tên lửa cho một mục tiêu, chỉ cần một quả lọt qua lưới lửa phòng không coi như đạt được mục đích. Cần lưu ý thêm, mục tiêu của Tomawhawk không phải là các bệ phóng tên lửa mà là các đài radar, hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng cơ sở chủ chốt do vậy càng khó đánh chặn hơn.

Mỹ sẵn sàng dùng một số lượng cực lớn tên lửa Tomahawk để đạt được mục tiêu

Vậy cách nào để Syria giành chiến thắng? Các học thuyết quân sự mới phân tích rằng, trong cuộc chiến tranh chế áp hệ thống phòng không, việc cần làm đối với nước bị tấn công là bảo toàn lực lượng. Tức là Syria cần tiến hành sơ tán, ngụy trang, nghi binh, tác chiến điện tử. Nếu bảo toàn được hơn một nửa sau cuộc tấn công phủ đầu, coi như Syria sẽ đủ sức đương đầu với những chiến dịch tiếp theo của Mỹ và liên quân.
Nhưng xem ra điều này rất khó thực hiện, nên nhớ nội bộ Syria giờ đã rối loạn. Một phần lớn các hệ thống phòng không sẽ bị chính lực lượng nổi dậy đánh phá. Ngụy trang, sơ tán với các thiết bị trinh sát điện tử của Mỹ thì dễ, nhưng che mắt được dân chúng trong nước là điều không thể. Chính Iraq cũng từng được đánh giá cao nhưng không có được sự thống nhất trong nước đã không thể đứng vững trước Mỹ và đồng minh.
Hơn nữa, Syria có thể bước vào cuộc chiến một cách cô độc. May chăng chỉ có sự giúp sức của Iran. Trước đây Nga rất tích cực giúp đỡ Syria nhưng sau vụ tấn công bằng chất độc hóa học (chưa xác định được thủ phạm), thì tiếng nói của Nga sẽ rất hạn chế. Không có căn cứ nào để Nga có thể sát cánh bên Syria nữa, nếu có cũng chỉ là những lô vũ khí nhỏ được chuyển một cách bí mật nhưng thời gian thực sự còn rất ít.
Iraq trụ được 9 ngày, Syria liệu có hơn?
Chúng ta có thể lấy cuộc chiến tranh Iraq 2003 để dự đoán xem liệu Syria sẽ đứng vững được bao lâu? Về tiềm lực quân sự phải khẳng định rằng Iraq và Syria khá tương đồng nhau.
Trong chiến dịch “Cơn sốc và sự kinh hoàng” (Shock and awe) vào năm 2003 Mỹ và đồng minh đã phóng 725 quả tên lửa Tomahawk.
Lúc đầu các lực lượng vũ trang liên quân NATO trong vòng 2 ngày đêm đã thực hiện 2 cuộc tập kích không quân-tên lửa tăng cường, mỗi cuộc kéo dài hơn 3 giờ. Trong những cuộc tập kích đầu tiên, đã sử dụng hơn 200 tên lửa, 65% số tên lửa đó đã tiêu diệt mục tiêu quy định (theo tính toán chỉ số này phải không dưới 80%), 10 tên lửa bị bắn rơi và 6 bị chệch mục tiêu.
Điều này cho thấy hệ thống phòng không chỉ có khả năng làm giảm hiệu quả hoạt động của Tomahawk mà không thể ngăn chặn được hoàn toàn. Trong giai đoạn mở màn chiến dịch 72 mục tiêu đã bị phá hủy, trong đó có 52 mục tiêu quân sự.
Do sự chống trả quyết liệt của các lực lượng vũ trang Iraq, NATO đã phải tăng cường hoạt động tác chiến tiếp theo vào 130 mục tiêu, trong đó có 40% là những mục tiêu dân sự.
Về tổng thể trong số hơn 725 tên lửa hành trình được bắn vào các mục tiêu của Iraq gần 70% được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu cố định, và gần 30%- vào các mục tiêu công nghiệp và hành chính-nhà nước. Gần 40 tên lửa hành trình bị bắn rơi và 17 không đánh trúng mục tiêu. Trong một ngày đêm tiêu diệt trên thực tế được khoảng 30 mục tiêu.
Nhờ các chiến dịch đường không NATO đã giành được ưu thế tuyệt đối trên không, phá vỡ tổ chức của hệ thống phòng không Iraq, nhờ đó cuối cùng đạt được những mục tiêu chính trị đã đặt ra.
Thời gian từ lúc Mỹ bắt đầu chiến dịch đến khi quân Mỹ tiến vào thủ đô Bagdad là 20 ngày (20/3-9/4), các tướng lĩnh của Mỹ tuyên bố làm chủ 95% không phận chỉ sau khi bắt đầu chiến dịch 9 ngày (29/3).
Với Syria liệu có trụ được một thời gian dài tương tự hay không?
Trong nước rối loạn, bị cô lập trên trường quốc tế, xem ra số phận Syria khó cầm cự được trước Mỹ và đồng minh với vũ khí hùng hậu và một kế hoạch tấn công bài bản.


Quân đội Syria di chuyển hàng chục bệ phóng tên lửa khỏi thủ đô

(Soha.vn) - Lực lượng quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã di chuyển một số tên lửa Scud và hàng chục bệ phóng từ một căn cứ quân sự ở miền bắc thủ đô Damascus.

Hãng tin Reuters trích dẫn các nguồn tin ngoại giao ở Trung Đông cho biết một số tên lửa Scud và hàng chục bệ phóng tên lửa đã được quân đội chính phủ Syria di chuyển khỏi một căn cứ quân sự dưới chân núi Qalamoun ở miền bắc thủ đô Damascus. Động thái này dường như là một biện pháp đề phòng để bảo vệ vũ khí khỏi một cuộc tấn công quân sự từ Mỹ và đồng minh phương Tây.
Lữ đoàn tên lửa 115 của quân đội Syria có căn cứ nằm dọc đường cao tốc chạy từ miền bắc thủ đô Damascus tới thành phố Homs. Sáng sớm ngày hôm qua (29/8), lực lượng trinh sát của phiến quân đã nhìn thấy hàng chục bệ phóng tên lửa Scud di động được di chuyển khỏi căn cứ này.

Tên lửa Scud.​

Các nguồn tin của lực lượng phiến quân cho biết lính trinh sát của họ nhìn thấy tên lửa được che chắn trên bệ phóng, cũng như các xe tải chở rocket và thiết bị quận sự khác. Hơn 20 tên lửa đạn đạo Scud với tầm bắn lên tới 300km đã được phóng từ căn cứ ở vùng Qalamoun trong năm nay, một số tên lửa trong số này đã bắn tới thành phố Aleppo.
Căn cứ quân sự dưới chân núi Qalamoun là một trong danh sách những mục tiêu mà lực lượng phiến quân Syria chuyển cho các đặc phái viên phương Tây ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào đầu tuần này. Các đơn vị tên lửa Scud của quân đội Syria, do Liên Xô và Triều Tiên sản xuất, được thiết kế có khả năng di động nên chúng có thể được lắp đặt nhanh chóng để sẵn sàng khai hỏa từ những vị trí mới.
Các quan chức quân sự của Syria không tiết lộ công khai các hoạt động quân sự và cho đến nay chưa có phát ngôn viên chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đưa ra bình luận về thông tin trên.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn SM-6

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ gần đây đã bắn thử thành công tên lửa đánh chặn SM-6 từ tàu tuần dương USS Chancellorsville (CG 62).



Cuộc thử được tiến hành vào khoảng giữa tháng 8, tên lửa đánh chặn SM-6 đã đánh chặn thành công mục tiêu bay BQM-74A.

Tên lửa SM- 6 có thể tăng cường khả năng phòng thủ cho Hải quân Mỹ, chuyên dùng tấn công các mục tiêu như máy bay cánh cố định và cánh quay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Là một bộ phận cấu thành nên hệ thống kiểm soát - phòng không tổng hợp NIFC – CA của Hải quân Mỹ, tên lửa SM- 6 được áp dụng công nghệ khí động học và động cơ đẩy tiên tiến nhất.
Hình đồ họa tên lửa đánh chặn SM-6.

Giám đốc chương trình nghiên cứu tên lửa đánh chặn SM-6 thuộc công ty Raytheon (Mỹ) Jim Doyle cho biết, so với các loại tên lửa khác, phạm vi tấn công của tên lửa SM-6 rộng hơn. Ông cũng cho biết, giữa tháng 8 vừa qua, tên lửa SM-6 đã được lắp đặt thêm thiết bị xử lý mới, dự định sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên tàu tuần dương USS Chancellorsville (CG 62) vào tháng 11 tới.
Tháng 2/2013, công ty Raytheon đã giao lô tổ hợp tên lửa nâng cấp SM-6 mới, đồng thời tên lửa Standard Missile SM-3 cũng đang được sản xuất hàng loạt. Tháng 5 vừa qua, Uỷ ban mua sắm quốc phòng Mỹ (DAB) đã thông qua việc đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa SM-6.
Ông Mike Campisi, chuyên gia trong chương trình nghiên cứu hệ thống tên lửa SM-6, cho biết, tên lửa đánh chặn SM-6 là sự kết hợp những ưu điểm của tên lửa SM-2 , tên lửa SM-3 và tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM. Do vậy nó có khả năng mở rộng phạm vi phòng thủ và khả năng tấn công mục tiêu tầm ngắn, đồng thời giá thành cũng hợp lý.
Hiện tại, công ty Raytheon sẽ giao hàng trước thời hạn 50 tên lửa SM-6, và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tử huyệt có thể khiến hệ thống phòng không Syria sụp đổ (Kỳ 1)

(Soha.vn) - Những hệ thống phòng không tối tân như Pantsir-S1, Buk-M2E hay thậm chí là S-300 sẽ trở nên vô dụng nếu hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động.

Chảo lửa Trung Đông đang trở nên vô cùng nóng với những động thái lăm le sử dụng vũ lực chống lại chính quyền Damascus từ phương Tây, sau cáo buộc họ sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Syria đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu một trận đánh “hội đồng” từ phía NATO như những nạn nhân trước đây là Iraq và Libya.
Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Syria là một vấn đề có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng đối với lợi ích của Nga tại Trung Đông. Sự can thiệp quân sự của phương Tây nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Assad sẽ mở đường cho một cuộc can thiệp khác vào Iran và cuối cùng là đe dọa lợi ích của Nga.

Học thuyết quân sự của Syria dựa trên nguyên tắc “vừa đủ để bảo vệ” để đối phó với các mối đe dọa trực tiếp trong khu vực từ Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và không loại trừ cả Iraq.
Mạng lưới phòng không Syria có tới 900 hệ thống tên lửa và 4.000 khẩu pháo phòng không các loại, trong đó mạnh nhất là S-200 với 48 hệ thống, hiện đại nhất là Buk-M2E với 48 hệ thống và Pantsir-S1 với 50 hệ thống. Những hệ thống khác cũ hơn bao gồm: 320 hệ thống S-75, 148 hệ thống S-125, 200 hệ thống SA-6, 60 hệ thống SA-8, 20 hệ thống SA-9 và 35 hệ thống SA-13.
Tên lửa phòng không vác vai của Syria có khoảng 4.000 quả các loại như Strela-2/2M, 2000 khẩu pháo phòng không tự hành ZSU-23-2 và ZSU-23-4, khoảng gần 2.000 khẩu pháo phòng không 37, 57mm.
Có đến 80% các hệ thống phòng không của Syria đã cũ, tuy nhiên, một số lượng đáng kể các hệ thống này đã được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn như S-75M Volga hay S-125 Pechora 2M. Trong đó S-125 Pechora 2M được đánh giá khá cao bởi nó được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số trong bám bắt và xử lý mục tiêu.
Tuy nhiên, vũ khí nào cũng có những điểm yếu nhất định. Cần xem xét kỹ hơn về thực trạng của hệ thống phòng không Syria và khả năng chiến đấu trong trường hợp chạm trán với phương Tây.
“Tử huyệt” của hệ thống phòng không Syria
Hệ thống radar trinh sát của Syria dựa trên các hệ thống radar như: P-12, P-14, P-15, P-30, P-35, P-80, radar đo độ cao PRV-13, PRV-16. Những hệ thống radar này đều được phát triển theo những công nghệ của nửa thế kỷ trước. Những hệ thống radar và tên lửa này đã tham gia vào cuộc chiến tranh giữa Israel và khối Arab 40 năm trước với tỷ lệ thắng thua chia đều cho mỗi bên.

Hệ thống cảnh báo sớm đường không trên mặt đất chính là "tử huyệt" của hệ thống phòng không Syria.
Những hệ thống radar cũ này vẫn có thể đánh bại các kẻ thù hiện tại bằng cách thay đổi hệ thống tần số hoạt động. Trong bối cảnh hiện tại, khả năng cảnh báo sớm đường không trên mặt đất được xem là chìa khóa đối với sự thành bại của hệ thống phòng không Syria.
Các hệ thống radar cảnh giới của Syria có khả năng phát hiện mục tiêu trong phạm vi từ 150-400km, tầm cao từ 11-65km. Đây đều là những hệ thống radar 2 D tức là nó chỉ cung cấp được 2 tham số về mục tiêu là cự ly và góc phương vị, tham số thứ 3 về mục tiêu phải phụ thuộc vào hệ thống radar đo độ cao.
Đối với các hệ thống radar cảnh báo sớm hiện đại đều được thiết kế để cung cấp đủ 3 tham số về mục tiêu, một khi mục tiêu bị phát hiện, các hệ thống phòng không sẽ có đủ 3 tham số về mục tiêu để khai hỏa, trong khi đó, với hệ thống cảnh báo sớm hiện nay của Syria có một sự ngắt quãng nhất định trước khi hệ thống phòng không có đủ 3 tham số về mục tiêu để khai hỏa.
Hệ thống cảnh báo sớm của Syria không có một loại radar nào có khả năng cung cấp đủ 3 tham số về mục tiêu để hệ thống phòng không có thể lập tức khai hỏa khi mục tiêu bị phát hiện. Nếu một trong các hệ thống radar gặp trục trặc thì các hệ thống tên lửa phòng không của Syria sẽ gặp khó khăn trong việc khai hỏa.

Những hệ thống tối tân như Pantsir-S1 sẽ trở nên vô dụng nếu hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động.​

Đối với tác chiến phòng không hiện đại, điều quan trọng không phải là tên lửa có tầm bắn xa bao nhiêu mà quan trọng là radar có phát hiện và dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu được hay không. S-300, Buk-M2E, Pantsir S1 sẽ chẳng là gì nếu hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động.
Lịch sử chiến trường Libya năm 2011 đã cho thấy một thực tế rằng, hệ thống phòng không được đánh giá khá mạnh của Libya đã hoàn toàn “tịt ngòi” bởi hệ thống cảnh báo sớm của họ đã hoàn toàn bị tê liệt. Khả năng cảnh báo sớm chính là một “tử huyệt” của hệ thống phòng không Syria mà NATO sẽ khoét sâu vào điểm yếu này bởi đây chính là thế mạnh tuyệt đối của họ.


Tử huyệt có thể khiến phòng không Syria "đui mù", rối loạn (Kỳ 2)

(Soha.vn) - Ngoài khả năng hạn chế trong năng lực cảnh báo sớm, tác chiến điện tử chính là tử huyệt thứ 2 của hệ thống phòng không Syria.

Kỳ 1: Tử huyệt có thể khiến hệ thống phòng không Syria sụp đổ
Trước khi những quả tên lửa Tomahawk rời bệ phóng trên các tàu chiến hay những chiếc tiêm kích mang đầy bom và tên lửa cất cánh khỏi tàu sân bay để tiến đến những mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria, Mỹ sẽ thực hiện một đòn tấn công đầu tiên là áp chế điện tử nhằm bịt mắt hệ thống radar cảnh báo sớm của Syria.
Đòn áp chế điện tử này sẽ được thực hiện liên tục trong suốt quá trình tên lửa hành trình hay máy bay tiêm kích tiến đến Syria cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt. Trong khi đó, tác chiến điện tử luôn là điểm yếu của những hệ thống radar được Liên Xô sản xuất trước đây.

Khả năng tác chiến điện tử của Mỹ quá mạnh trong khi đó lại là tử huyệt của hệ thống phòng không Syria.
Các hệ thống radar cảnh giới của Syria đều là các hệ thống radar tần số thấp bước sóng dài, điểm mạnh của những hệ thống này là có khả bám bắt tốt ngay cả đối với máy bay tàng hình. Tuy nhiên, nó lại rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Chiến tranh Iraq năm 2003 cho thấy các hệ thống radar cảnh giới và radar điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không Iraq khi đó có khả năng kháng nhiễu thụ động ở mức từ 5-10MHz, cường độ kháng nhiễu chủ động từ 30-40MHz. Trong khi đó, NATO đã tung đòn gây nhiễu thụ động ở mức 32MHz và gây nhiễu chủ động lên đến 30-75MHz.
Mức áp chế điện tử này đã làm tê liệt hoàn toàn các tần số rãnh đạn của hệ thống tên lửa S-75 và S-125 của phòng không Iraq. Lưu ý là các hệ thống radar cảnh giới của Iraq và Syria là khá tương đồng nhau và đều cùng một nhà sản xuất là Liên Xô.
Trong khi đó, tác chiến điện tử chính là thế mạnh tuyệt đối của NATO, trong tay họ có những máy bay chuyên phục vụ cho nhiệm vụ áp chế điện tử như EA-18 Growler, EC-130H Compass, EA-6B Prowler... Một loại máy bay khác cũng có khả năng thực hiện nhiệm vụ áp chế điện tử là UAV RQ-4 Global Hawk.

Đáng tiếc là hệ thống phòng không Syria thiếu những bộ khí tài chỉ huy đồng bộ như 83M6E để kết nối các hệ thống cũ và mới.
Những loại máy bay này có thể tung ra đòn áp chế điện tử làm “mờ mắt” hệ thống cảnh báo sớm của phòng không Syria, nếu không thể “vạch nhiễu tìm thù” thì đó thực sự là thảm họa đối với khả năng bảo toàn lực lượng chiến đấu của Syria.
Một điểm yếu khác của phòng không Syria là hệ thống quản lý chiến đấu. Những hệ thống kiểm soát thông tin chiến thuật chiến trường của Syria được xây dựng dựa trên những hệ thống cũ đã ra đời cách đây nửa thế kỷ.
Những hệ thống này thiếu khả năng đồng bộ cao và không có khả năng tự động hóa trong việc kết nối thông tin chiến thuật và xử lý mục tiêu. Mặc dù hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2E có khả năng rất cao trong tự động hóa bám bắt và xử lý mục tiêu nhưng phạm vi kiểm soát của hệ thống tương đối ngắn, không đủ để tạo nên khả năng can thiệp từ xa.
Một hạn chế trầm trọng tiếp theo trong hệ thống phòng không Syria là không có khả năng tương tác trong việc xử lý thông tin mục tiêu giữa những hệ thống cũ và mới. Các radar cảnh giới của Syria chỉ phù hợp với các hệ thống tên lửa cũ như S-75, S-125, S-200 và SA-6, đối với các hệ thống hiện đại hơn như Buk-M2E và Pantsir-S1 lại tạo ra một sự “lạc nhịp”.
Hệ thống phòng không Syria thiếu bộ khí tài chỉ huy đồng bộ để có thể kết nối các hệ thống cũ, mới trong một môi trường tác chiến phòng không thống nhất. Nếu hệ thống phòng không tầm xa S-300 đã được chuyển giao cho Syria, đi kèm với bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E thì mọi chuyện có thể sẽ khác đi nhưng đáng tiếc S-300 vẫn chỉ là một lời hứa “hão” của Moscow.

Tiềm năng thì có nhưng nó chưa đủ để bù đắp những hạn chế trong hệ thống phòng không Syria.
Một hạn chế khác của hệ thống phòng không Syria chính là hệ thống liên lạc vô tuyến. Có một thực tế phũ phàng là có đến 50% các hệ thống liên lạc vô tuyến được sử dụng trong các hệ thống radar cảnh giới của Syria cần được sữa chữa lớn, 20% hệ thống liên lạc vô tuyến không hoạt động.
Như vậy, có thể thấy ngay việc đảm bảo thông tin liên lạc giữa các hệ thống radar cảnh giới và các hệ thống tên lửa, cũng như những vũ khí phòng không khác của Syria có vấn đề. Nếu bị tấn công, sự hạn chế trong việc đảm bảo thông tin liên lạc sẽ càng làm trầm trọng thêm nỗ lực đảm bảo khả năng chiến đấu của các hệ thống phòng không Syria.
Hệ thống phòng không Syria có một tiềm năng rất lớn nhưng tiềm năng sức mạnh từ những hệ thống như Buk-M2E, Pantsir-S1, S-200 và SA-6 không thể bù đắp được cho sự hạn chế trong năng lực cảnh báo sớm, tác chiến điện tử và thông tin liên lạc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
S-500 sẽ hạ sát đối thủ ngay giữa các vì sao

Thứ bảy 31/08/2013 11:31
ANTĐ - Ngày 30-8, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này có kế hoạch sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-500, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong vũ trụ vào năm 2017.

“Hệ thống tên lửa phòng không S-500 đầy triển vọng đang trong giai đoạn phát triển. Hệ thống này có kế hoạch sẽ được triển khai vào năm 2017,” hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn nguồn tin cho biết.
Hệ thống tên lửa tầm xa này sẽ có khả năng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu ngay cả khi chúng ở trên vũ trụ và bao trùm toàn bộ lãnh thổ Nga, nguồn tin cho biết thêm.
Nga đang phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng hiệu quả hơn, để sử dụng như là một lực lượng răn đe, trong khi vẫn đang phản đối kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.
Nga cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không hiện đại nhất của họ, đang nằm trong biên chế của lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ là S-400 Triumph, có tầm bắn lên đến 400km hiện là hệ thống mạnh nhất trên thế giới. Trong năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin cho biết các lực lượng vũ trang Nga sẽ mua khoảng 28 hệ thống phòng không S-400 trong thập kỷ này.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 mà Nga đang chế tạo không chỉ sử dụng trong tác chiến phòng không, mà nó còn là một “sát thủ” đáng gờm đối với các loại tên lửa đạn đạo. Với tính năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian ưu việt của mình, S-500 sẽ trở thành hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa nòng cốt trong lực lượng phòng thủ không gian Nga.
Khả năng phòng thủ tên lửa của S-500 được công ty Almaz-Antei bí mật nghiên cứu và thử nghiệm đã lâu, đến khi S-500 sắp được triển khai, Nga mới tiết lộ thông tin trên. S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. Nó còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.

Hệ thống phòng không S-500 có tính năng vượt xa S-400 hiện đang sử dụng
Riêng về độ cao và vận tốc đánh chặn thì S-500 đứng đầu thế giới. Nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km, với vận tốc 7km/s (tương đương 25.200km/h ≈ Mach23). S-500 có khả năng đánh chặn tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn cấp chiến dịch, chiến thuật, tên lửa hành trình siêu âm.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 có tính năng vượt trội, so với “người tiền nhiệm” S-400 “Triumph”, không chỉ về chức năng phòng không và phòng thủ tên lửa, mà S-500 chỉ mất thời gian 3-4 giây để triển khai bắn tiếp mục tiêu khác, trong khi S-400 mất 9-10 giây, hơn nữa S-500 nhỏ gọn và tính năng cơ động cao hơn các hệ thống S-300 và S-400 rất nhiều.
Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ biên chế 10 tiểu đoàn S-500. Mỗi hệ thống S-500 được cấu thành từ các đơn nguyên riêng rẽ: radar cảnh giới tầm xa, ra đa dẫn bắn, xe điều khiển trung tâm, các xe chở, nạp đạn… Các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến này sẽ triển khai trên các xe di động, với các bệ phóng đặt trên xe vận tải hạng nặng bánh lốp 10x10.
Phương pháp tổ chức này dựa trên cơ sở chiến thuật “trang bị phân tán, hỏa lực tập trung”, trong tác chiến nếu một đơn nguyên nào bị thiệt hại thì sẽ nhanh chóng được bổ sung, thay thế, khôi phục ngay lập tức sức mạnh chiến đấu của cả tổ hợp.
Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, có phạm vi phủ sóng vượt trội so với S-400, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-1000km.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ sắp trình làng "tấm khiên" tên lửa siêu tối tân
Quote:
http://danviet.vn/my-sap-trinh-lang-...56782p1c32.htm

Quote:
Dân Việt - Quân đội Mỹ sẽ đưa vào thử nghiệm hệ thống C-RAM AI3 tối tân trong tháng 9 tới đây. Đây là một hệ thống đánh chặn tầm gần được thiết kế để tiêu diệt các loại đạn cối, đạn pháo binh, rocket từ trên không.


Hệ thống C-RAM thông thường.

C-RAM là viết tắt của cụm từ (Counter Rocket, Artillery, and Mortar). Đây là một hệ thống đánh chặn tầm gần được thiết kế để tiêu diệt các loại đạn cối, đạn pháo binh, rocket từ trên không trước khi chúng có thể gây hại cho các mục tiêu mặt đất.
Hệ thống được phát triển bởi tập đoàn quốc phòng khổng lổ Raytheon cho quân đội Mỹ nhằm bảo vệ các căn cứ quan trọng, kho tàng, bến bãi, căn cứ không quân trước các cuộc tấn công của đối phương. Thiết kế ban đầu của C-RAM sử dụng hệ thống đánh chặn tầm cực gần Phalanx 20mm được trang bị trên các chiến hạm Mỹ.

C-RAM đã được đưa đến thử nghiệm tại Iraq từ năm 2010 và cho kết quả rất khả quan. Gần đây Raytheon đã phát triển một biến thể mới của C-RAM được chỉ định là C-RAM AI3 với nhiều đặc tính kỹ chiến thuật ưu việt.

Điểm mới của C-RAM AI3 là chuyển từ sử dụng pháo bắn nhanh sang tên lửa đối không để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống sử dụng trạm vũ khí đa năng Avenger được trang bị 4 tên lửa phòng không AIM-9 và một radar điều khiển hỏa lực băng tần Ku.

Trạm vũ khí đa năng Avenger có thể tùy chọn trang bị loại tên lửa tầm trung AIM-120 để tăng phạm vi tiêu diệt mục tiêu. Các thử nghiệm đầu tiên tại trường thử của Raytheon, C-RAM AI3 đã theo dõi và đánh chặn thành công một rocket 107mm.

Mục tiêu được đánh chặn từ độ cao thấp với sáng kiến cải tiến khả năng đánh chặn tốc độ cao từ độ cao thấp của các nhà thiết kế. Cải tiến thứ hai rất quan trọng là hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thống. Hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép C-RAM AI3 đối phó hiệu quả với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.


C-RAM AI3 là chuyển từ sử dụng pháo bắn nhanh...


...sang tên lửa đối không để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu.

Khi mục tiêu là đạn pháo, rocket, cối được xác định bởi hệ thống radar điều khiển hỏa lực, radar sẽ chiếu xạ mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn ở một quỹ đạo đã được hệ thống tính toán sẵn. Vị trí của mục tiêu và tên lửa đánh chặn được cập nhật liên tục thông qua liên kết dữ liệu.
Đạn tên lửa được trang bị ngòi nổ vô tuyến cho phép tính toán thời điểm tối ưu nhất để kích nổ đầu đạn và tiêu diệt mục tiêu. Dự kiến C-RAM AI3 sẽ được chuyển giao cho quân đội Mỹ tiến hành kiểm tra bắn đạn thật trong tháng 9 tới.

Ông Steve Bennett, giám đốc phụ trách chương trình C-RAM của Raytheon cho biết, C-RAM AI3 mang lại một giải pháp hoàn toàn mới trong việc chống lại mối đe dọa từ đạn pháo, rocket và cối. Hệ thống điều khiển kiến trúc mở cho phép hệ thống đối phó hiệu quả hơn với các mục tiêu khác nhau cũng như dễ dàng trong việc tích hợp các công nghệ mới.

Hệ thống có thời gian phát triển tương đối ngắn chỉ 18 tháng, với chi phí ban đầu và đặc tính kỹ thuật của hệ thống thì đây là một dự án thành công. Ông Michael Van Rassen-Giám đốc chương trình C-RAM của quân đội Mỹ, cho biết: “Dự án C-RAM AI3 sử dụng một loạt các phương pháp tiếp cận mới dựa trên các hệ thống sẵn có để tăng tốc độ phát triển và giảm nguy cơ rủi ro do các vấn đề kỹ thuật”

Ông này cho biết thêm, C-RAM AI3 là sự kết hợp giữa công nghệ “hit-to-kill” (truy đuổi-tiêu diệt) được phát triển bởi Lockheed Martin và đầu đạn phân mảnh với ngòi nổ vô tuyến thế hệ mới, được phát triển bởi Northrop Grumman.

C-RAM AI3 sẽ mang lại một giải pháp mới cho quân đội Mỹ trong việc chống lại các mối đe dọa từ đạn pháo, rocket và cối vốn là mối đe dọa thường trực đối với các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới bởi các hoạt động tấn công của các phần tử khủng bố hay các nhóm Hồi giáo cực đoan.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
So ra thì vẫn thua tính năng lẫn thực chiến với Pantsir-S1

TPO

'Quái thú' PANTSIR-S1 Việt Nam nhắm tới


TPO - Gần đây, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ một số trang bị vũ khí hiện đại của Nga như tổ hợp Pantsir, Tor, Buk...
Đây là những tổ hợp phòng không thế hệ mới của Nga, rất hữu dụng cho phòng không cấp chiến thuật và phòng thủ điểm. Các tổ hợp phòng không di động trang bị cả tên lửa, pháo, thiết bị tác chiến điện tử tinh vi có thể tiêu diệt các mục tiêu như máy bay tầm thấp, máy bay không người lái, tên lửa hành trình...
Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound), là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không kết hợp, có thể tiêu diệt hiệu quả hầu hết các mục tiêu trên không trong tầm ngắn và tầm trung. Pantsir-S1 được phát triển với 2 biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp. Tuy nhiên, hiện nay biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm bánh lốp đang được cả quân đội Nga và các đối tác nước ngoài ưa thích hơn.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.

Hệ thống pháo - tên lửa Pantsir-S1 vô cùng lợi hại trong phòng không chiến thuật, là sự bổ sung cần thiết cho hệ thống phòng thủ tầm trung và tầm xa.
Tổ hợp Pantsir-S1 có thể dựng lưới lửa phòng không dày đặc khiến các loại máy bay, tên lửa hành trình khó lòng vượt qua
1/Thành phần trong tổ hợp "Pantsir-S1":
- Xe chiến đấu (trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" gồm 6 xe).
- Trạm điều khiển chung.
- Tên lửa phòng không có điều khiển.
- Hệ thống pháo tự động 2A38 30mm.
- Máy móc phương tiện nạp đạn (Trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" có 2 xe).
- Hệ thống ra đa .
- Phương tiện huấn luyện đào tạo.
- Phương tiện phục vụ kỹ thuật.
2/ Hệ thống rada trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1:
Hệ thống theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR bao gồm 2 trạm, trạm thứ nhất tiếp nhận tín hiệu từ tên lửa. Với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha có số ít phần tử, tiến hành đo 3 tọa độ của tên lửa và ở khu vực đầu ra của tên lửa trên cơ sở định vị biểu đồ.
Trạm thứ hai cũng với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha nhưng đa phần tử với chế độ là việc nhận- chuyển (nhận tín hiểu mục tiêu và chuyển lệnh đến tên lửa).

Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa 1RS2-E.
Ăng ten mảng pha.
Việc đưa vào ứng dụng ăng tên mảng pha cho phép thực hiện bắn tới 3 kênh, với 3 mục tiêu cùng lúc, trong mọi điều kiện thời tiết. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 96K6 "Pantsir-S1" có thể cùng lúc phóng loạt 2 tên lửa vào cùng 1 mục tiêu. Hệ thống theo dõi mục tiêu và tên lửa (SSTSR), cung cấp radar định vị dẫn tên lửa với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha từ vùng khuếch tán hình thành từ khu vực bay không điều khiển của tên lửa lúc ban đầu. Việc sử dụng radar định vị dẫn tên lửa cải thiện tích cực tính năng đạn đạo của tên lửa với việc sử dụng năng lượng lớn các hỗn hợp nhiên liệu đẩy.
3/Trạm Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR

Cùng 1 thời gian theo dõi mục tiêu bằng góc tọa độ, radar theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR đo 3 tọa độ tên lửa (2 góc độ và 1 cự li). Đồng thời Radar SSTSR nhận tín hiệu từ tên lửa và chuyển lệnh điều khiển từ trạm điều khiển tới tên lửa.
Radar định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR làm việc trong phạm vi sóng ngắn, cung cấp chính xác thay đổi góc tọa độ, với chế độ định vị mục tiêu bay tầm thấp.
Để bắn mục tiêu mặt đất và mục tiêu bay tầm thấp, trạm radar SSTSR sử dụng hệ thống quang điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa. Hệ thống quang điện tử được bố trí một trạm quang học độc lập cho phép hướng trục quang học từ hệ thống máy tính trung tâm tới mục tiêu ở phạm vi góc: Góc phương vị 90o, góc vị trí: -5 đến +82o.
Hệ thống quang điện tử cho phép thực hiện tìm kiếm mục tiêu bằng dữ liệu chiếu xạ mục tiêu từ hệ thống máy tính trung tâm, tự động theo dõi và khóa mục tiêu. Theo dõi mục tiêu thực hiện trong phạm vi hồng ngoại 3-5 micron. Cự li tự động theo dõi mục tiêu đối với tiêm kích F-16 là: 17-26km, đối với tên lửa chống rada "Harm" là 13-15km.
Tên lửa 57E6-1 sử dụng trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1"(mẫu 2006) ngắm bắn mục tiêu bằng hồng ngoại ngắn, trong phạm vi quang phổ 0,8 micron. Giai đoạn hành trình của tên lửa ngắm mục tiêu bằng xung động tín hiệu quang học, cung cấp khả năng chống nhiễu động cao từ các bẫy nhiệt giả.

1-Bộ cảm ứng mục tiêu , 2- Ngòi nổ tiếp xúc , 3- Vỏ(bộ phận sẽ bị phá hủy) , 4- Vật liệu nổ , 5-Bánh lái , 6- Bộ điện , 7- Con quay hồi chuyển tọa độ , 8- Khối nguồn , 9-Tín hiệu radio , 10-Tín hiệu quang học .

Tên lửa 57E6-1:
- Thời gian bay xuất phát ngắn : 2,4s , với vận tốc tối đa : 1300m/s.
- Tính cơ động cao.
- Giảm tốc ít khi bay đạn đạo trong cự li 1km không động cơ đẩy không lớn, giảm 40m/s.
- Mở rộng khu vực phá hủy cự li bắn đến 20km trần bắn 10km.
- Đầu đạn lớn : 20kg , trong khi trọng lượng tên lửa trước khi phóng chỉ có 75,7kg.
- Việc ứng dụng đầu đạn với các nguyên tố phá hủy cơ bản, cung cấp chắc chắn khả năng mở rộng đánh bại nhiều chủng mục tiêu.
- Các thiết bị trên tên lửa siêu nhỏ.
Tại triển lãm hàng không và vũ khí phòng không quốc tế lần thứ 8 được tổ chức tại Bangalore, Ấn Độ, các nhà chế tạo vũ khí quân sự Nga đã công khai giới thiệu các Modul tên lửa vác vai Igla-S (phiên bản mới).
Theo tuyên bố của nhà sản xuất, đây là phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không tầm thấp Strelets (Modul được gắn trên xe chiến đấu), là phiên bản hội tụ nhiều tính năng ưu việt hơn các phiên bản vác vai hay gắn trên xe dã chiến trước đó, đặc biệt là khả năng dò tìm và bám bắt mục tiêu v.v.....
Lực lượng phòng không Nga ngày nay được trang bị cả tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 và phiên bản 2006. Cũng như tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2006 , "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 được trang bị 2 Blok mỗi Blok 6 tên lửa 9M335. Bề ngoài và cách bố trí giống như tên lửa 9M311 trong tổ hợp "Tunguska" (9M335 có tầm bắn đến 12km, trần cao phá hủy mục tiêu tối đa là 8km).
Trong tên lửa phòng không có điều khiển 9M335 được trang bị 1 động cơ mạnh, trọng lượng đầu đạn lớn hơn so với tên lửa 9M311, đường kính lên tới 90mm. Tuy nhiên khoang chứa thiết bị của tên lửa 9M335 vẫn giữ nguyên như ở tên lửa 9M311 (76mm). Động cơ tên lửa được bố trí ở tầng thứ 2, trọng lượng vật liệu nổ trong tên lửa là 20kg, tên lửa sử dụng dẫn động bằng khí động học. Hệ thống dẫn đường cho tên lửa bằng lệnh radio, cùng lúc có thể dẫn bắn cho 3 tên lửa.
Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị 2 pháo tự động 30mm 2A72. Đạn cho pháo 2A72 có 4 chủng loại: Đạn nổ phân mảnh gây cháy , đạn xuyên giáp, đạn vạch đường và đạn với thanh xuyên dưới cỡ.

Các chủng đạn cho pháo tự động 2A72 30mm. Từ trái sang phải đạn nổ mảnh gây cháy , đạn nổ vạch đường , đạn vạch đường xuyên giáp và đạn thanh xuyên dưới cỡ.
Modul chiến đấu được gắn trên xe MZTK 7930( do Belarus sản xuất), hoặc Kamaz 6350 hoặc cũng có thể trên xe MAN. Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, ngoài ra tổ hợp còn có 1 kênh quang học điều khiển hỏa lực.
Trạm radar định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 được phát triển bởi OAO "Fazatron" (Thuộc viện nghiêm cứu radar -tp Tula). Radar định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 làm việc với 2 tần số (Cm và mm). Trên cơ sở trạm radar làm việc 2 tần số (Cm và Mm) nên tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 có khả năng làm việc ở mọi lúc , mọi nơi, trong mọi điều kiện thời tiết, thậm chí khi đang di chuyển.
Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2006 được cải tiến mạnh mẽ với trang bị tên lửa 57E6-1 (trong phiên bản 2005 là tên lửa 9M335). Tầm bắn của tên lửa 57E6-1 trong phiên bản 2006 đã tăng lên tới 20km (phiên bản 2005 là 12km). Ngoài ra với việc đưa vào trang bị rada mảng pha làm tăng đáng kể khả năng phát hiện bám bắt mục tiêu cũng như ổn định trước hoạt động áp chế radar của đối phương.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
(Nguồn: ruvr.ru)
Tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS- 2013 diễn ra ở Zhukovsky, ngoại ô Mátxcơva, Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga đã trình làng tên lửa phòng không loại mới RZV-MD, do Phòng Thiết kế chế tạo máy Vympel phát triển.

Với mô hình tên lửa có kích thước và bệ phóng di động như thật, RZV-MD sẽ là tên lửa mới cho tổ hợp phòng không Tor-M2 của Nga.

Theo mô hình trên, khối lượng của tên lửa trong bệ phóng trên là 163kg, dài 2,94m, đường kính 0,24m.

RZV-MD có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không tầm xa 16 km và ở độ cao đến 10km. Tên lửa có thể đạt tốc độ hàng nghìn mét/giây. Tên gọi của loại vũ khí điều khiển từ xa là viết tắt các ký tự mang nghĩa "tên lửa", "đất đối không", "tầm ngắn".

Theo số liệu của Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật, RZV-MD được thiết kế cho hệ thống phòng không của các lực lượng mặt đất trong tất cả các loại hình chiến trận cũng như hành quân.

Nó có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình ở độ cao trung bình, thấp và rất thấp./.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hé lộ điểm yếu của lực lượng phòng không Syria

(Kienthuc.net.vn) - Tuy được đánh giá khá mạnh về trang bị kỹ thuật nhưng mạng lưới phòng không của Syria cũng tồn tại không ít điểm yếu.



Theo một số chuyên gia nhận định, hầu hết hệ thống tên lửa phòng không chủ lực của Syria chỉ có khả năng dẫn bắn và chỉ thị một mục tiêu cùng lúc.
Ngoại trừ hệ thống S-200 có thể chỉ thị nhiều mục tiêu cùng lúc khi được trang bị radar điều khiển hỏa lực 5N62 Square Pair. Trong khi đó các tổ hợp S-75, S-125 và 2K12 không thể thực hiện điều này. Vì thế, việc này sẽ dẫn đến khả năng dễ tổn thương cho các tổ hợp tên lửa này trong trường hợp bị tấn công cấp tập.
Hệ thống tên lửa 2K12 Kub được đánh giá cao nhưng chúng đã bị phương Tây "mổ xẻ tìm hiểu kỹ càng" nhằm tìm cách khắc chế.

Một vấn đề nữa là với hệ thống phòng không tầm ngắn – trung 2K12 Kub. Sau khi làm muối mặt không quân phương Tây trong những trận đánh đầu tiên, chúng đã được người Mỹ và Israel nghiên cứu và mổ xẻ đến “từng cái ốc vít” và không thể xem là một phương tiện phòng ngự hiệu quả để chống lại các mục tiêu đường không trong chiến tranh hiện đại.
Điều này cũng xảy ra tương tự với các hệ thống S-75 và S-125 sau những chiến công rực rỡ ở Việt Nam và Kosovo. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, S-75 Dvina đã được bộ đội phòng không miền Bắc sử dụng hiệu quả bắn hạ nhiều loại máy bay Mỹ trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52 – “thần tượng của Không quân Mỹ” khi đó.
Còn đối với cuộc chiến Kosovo 1991, lực lượng phòng không Nam Tư khi đó đã dùng S-125 Pechora bắn máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới F-117A của Không quân Mỹ.
Syria có thể sử dụng chiến thuật di chuyển các hệ thống này liên tục để tạo bất ngờ cho máy bay đối phương, nhưng hiện nay hệ thống 2K12 được xem là một mục tiêu cố định do khả năng triển khai chậm chạp của nó. Còn S-75, S-125 hay S-200 thì quá cồng kềnh, thời gian triển khai thu hồi mất rất nhiều thời gian.
Bố trí mạng lưới phòng không phòng thủ các khu vực chiến lược dày đặc nhưng không hẳn là không có kẽ hở.​

Việc phụ thuộc quá nhiều vào những hệ thống phòng thủ từ thời Liên Xô được coi là một điểm yếu của phòng không Syria. Chúng có thể có số lượng lớn, thậm chí tạo ra vùng hoạt động chồng lấn lên nhau nhưng lại có một điểm yếu cỗ hữu là cũ kỹ lạc hậu, khả năng kháng nhiễu kém, tính cơ động không cao.
Một điều đáng chú ý nữa là, có hai lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Syria, nằm ở 2 trận địa S-200 khi chúng thiếu các hệ thống phòng không tầm thấp để bảo vệ. Hai lỗ hổng này nằm giữa Damascus và Homs, và nằm giữa Al Lathqiyah và Halab. Những nơi này thậm chí hoàn toàn bị bỏ trống và không có triển khai những hệ thống tầm trung-xa như S-75 hay S-125.

Trung Quốc biến "chiến trường" Syria thành bãi thử vũ khí

(Vũ khí) - Mỹ tấn công vào Damascus, Trung Quốc biến Syria trở thành “thao trường” thử nghiệm radar của mình.


Theo Defense News, nếu Hoa Kỳ tấn công quân sự vào Syria, Trung quốc có thể đánh giá hiệu quả các radar và trạm tác chiến điện tử mà trước đó đã cung cấp cho đất nước này.

Theo nhà phân tích quân sự nổi tiếng Richard Fisher, Syria đã triển khai các trạm radar phát hiện tầm xa cơ động JYL-1 và JY-27 VHF, radar nhìn vòng bắt thấp Type 120 của Trung Quốc.

Trung Quốc có thể sử dụng các dữ liệu này trong cuộc xung đột với Mỹ về vấn đề Đài Loan. Thế nhưng như con dao hai lưỡi, những dữ liệu này cũng được Hoa Kỳ khai thác. Lầu Năm Góc có thể có được những thông tin về tính hiệu quả của các hệ thống của Trung Quốc và kiểm chứng những phương pháp của mình hòng xuyên thủng hệ thống phòng không mạnh của Trung Quốc đang được triển khai tại Syria.

Chuyên gia Richard Fisher cũng cho biết, Trung Quốc đã chuyển cho Syria “hạ tầng điện tử phòng thủ hiện đại, đây là phương tiện tối quan trọng cho sự sống còn của chế độ Assad”.

Radar giám sát 3 tọa độ JYL-1 của Trung Quốc đã bí mật chuyển giao cho Syria vào năm 2006.

Một vấn đề được đặt ra, khả năng phòng thủ của Syria đã được Trung Quốc hiện đại hóa có thể là một mối đe dọa đối với các máy bay tấn công của Mỹ?

Theo Sean O’Connor, biên tập viên của IMINT & Analysis, Mỹ, hiện nay, Syria có 120 trận địa phòng không, được trang bị với sự pha trộn giữa SAM của Nga và Liên Xô trước kia S-75, S-125 và nhiều hệ thống tên lửa hiện đại khác như S-200, tổ hợp 2K12 klub, Buk-M2E cùng với 50 trạm radar khác nhau do Nga và Trung Quốc sản xuất.

Hệ thống radar hiện đại của Trung Quốc có thể phát hiện những máy bay hiện đại, kể cả máy bay tàng hình của Mỹ. Radar đặc biệt hiệu quả đó là JY-27 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 500 km, được cung cấp năm 2006.

Hiện nay các trạm radar này đang được triển khai ở phía nam và bắc thành phố Palmyra ở miền trung Syria. Phạm vi phát hiện các mục tiêu của trạm radar này không chỉ che phủ toàn bộ không phận Syria mà còn cả phần không gian một số nước lân cận.

Ngoài ra, Syria còn có các trạm radar ít mạnh mẽ hơn đó là dạng Type 120, là một phát triển sâu rộng của JY-29/LSS-1 2D, có khả năng theo dõi đồng thời 72 mục tiêu ở khoảng cách 200 km.

Hiện nay, Trung Quốc cũng đang triển khai 120 trạm radar này trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9, HQ-12. Thế nhưng ở Syria có thể sử dụng trạm radar này như tổ hợp tác chiến điện tử chuyên biệt. Hiện nay Syria đang sở hữu 4 trạm radar Type 120, chúng được triển khai ở Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume.

Có một số vấn đề được đặt ra, liệu các radar do Trung Quốc phát triển có tương thích với các SAM của thời Xô Viết, “sự thiếu tương tác buộc phải sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói để truyền dữ liệu. Đây là nguồn gốc của những lỗi tiềm tàng, bởi vì chúng có thể bị nhiễu âm, nếu như dữ liệu được truyền trong chế độ mở”, O’Connor nói.

Dàn radar thế hệ mới của Trung Quốc trong một buổi duyệt binh

Mỹ chắc chắn cũng có những thông tin về radar của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn thiếu thông tin về trạm tác chiến điện tử của Trung Quốc cũng như cách thức hoạt động của chúng, theo chuyên gia John Wise, chuyên gia Anh về radar và là tác giả trang web radar.org.uk.

Cũng theo ông, Hoa Kỳ và NATO có một lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực chiến tranh điện tử, sử dụng hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại. Chuyên gia cũng cho rằng, các lực lượng NATO có rất nhiều kinh nhiệm trong chiến tranh điện tử, đã được thử nghiệm nhiều lần trong các bài huấn luyện trên đất liền và trên biển.

Chỉ có điều, liệu quân đội Syria có thể làm chủ được các hệ thống radar và trạm tác chiến điện tử do Trung Quốc phát triển và liệu Assad có những thông tin về nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của hệ thống phòng không Lybia trong cuộc chiến chống lại lực lượng NATO vào năm 2011.

Theo O’Connor, nói cho cùng, hệ thống phòng không “pha trộn” của Syria sẽ không thể chống đỡ nổi một hành động quân sự quy mô lớn của Mỹ và các đồng minh. Mặc dù có việc triển khai các hệ thống mới của Trung Quốc, nhưng Syria vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ “già nua” của Nga và Liên Xô.

“Phần lớn hệ thống phòng không của Syria không phải là mối đe dọa nhiêm trọng cho các máy bay hiện đại, mặc dù bất kỳ mối đe dọa nào cũng cần phải được xem là một nguy hiểm tiềm tàng”, O’Connor nói.

Vị chuyên gia này lưu ý, không nên tính đến một số thiệt hại do quân nổi dậy gây ra đối với hệ thống phòng không của Syria, cuộc nội chiến ở đất nước này tác động không đáng kể đến hệ thống phòng không, quân đội chính phủ vẫn kiểm soát được hầu hết các trạm tác chiến điện tử và hệ thống phòng không.

Liệu không quân Hoa Kỳ mất bao nhiêu máy bay trên không phận Syria? Được biết, trong tháng 12/1983, phòng không Syria bắn rơi hai máy bay của Mỹ, A-7E Corsair và A-6E Intruder. Chỉ có điều đó là năm 1983.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tomahawk sẽ thử tài radar Trung Quốc ở Syria

10:57 PM, 03/09/2013, Views: 0 | By Long Xuyên

VietnamDefence - Nếu Mỹ tấn công quân sự Syria, Trung Quốc sẽ có dịp đánh giá hiệu quả của các radar và trạm tác chiến điện tử mà họ đã bán cho Syria.
JY-L dạng cơ động
Tại Syria hiện đã triển khai các đài radar phát hiện 3 tọa độ tầm xa JYL-1 (trong ảnh là biến thể tự hành) và JY-27 VHF, các radar phát hiện mục tiêu bay thấp Type 120 (LLQ120) 2D của Trung Quốc, nhà phân tích quân sự nổi tiếng Richard Fisher cho biết.

Trung Quốc sẽ có thể sử dụng những thông tin nhận được trong cuộc xung đột tiềm tàng với Mỹ vì vấn đề Đài Loan.

Nhưng đây là con đường hai chiều nên Mỹ cũng sẽ thu được những thông tin. Lầu Năm góc sẽ thu thập được thông tin về hiệu quả của các hệ thống của Trung Quốc và sẽ kiểm nghiệm các phương pháp vượt qua lưới phòng không mạnh mà Trung Quốc đang triển khai.

Ông Fisher nói rằng, Trung Quốc đã cung cấp cho Syria “hạ tầng điện tử phòng thủ mạnh, có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của chế độ (Assad)”.

Ông Fisher cũng lưu ý rằng, Trung Quốc từng ủng hộ các chế độ được cho là độc tài. Cuối thập niên 1990, Bắc Kinh đã cung cấp cho Iraq các thiết bị của các công ty viễn thông Trung Quốc, cụ thể là cáp quang mà Iraq sử dụng làm phương tiện liên lạc để quan sát vùng cấm bay do Mỹ áp đặt.

“Máy bay Mỹ đã đánh bom các đầu mối cáp quang, sau đó các kỹ sư Trung Quốc đã khôi phục lại chúng”, chuyên gia này nói.

Vấn đề bức thiết hơn cả là hệ thống phòng không Syria mà Trung Quốc giúp hiện đại hóa sẽ đe dọa các máy bay tấn công của Mỹ đến mức độ nào. Syria hiện có 120 trận địa phòng không trang bị hỗn hợp các hệ thống tên lửa phòng không như SA-2 (S-75), SA-3 (S-125), SA-5 (S-200) và SA-6 (Kvadrat) của Liên Xô/Nga, cũng như 50 trạm tác chiến điện tử do Trung Quốc và Nga sản xuất, biên tập viên bản tin IMINT & Analysis (Mỹ) Sean O'Connor nói.

Các radar hiện đại của Trung Quốc có thể phát hiện các máy bay có độ bộc lộ thấp của Mỹ, thậm chí là máy bay tàng hình. Có thể đặc biệt hiệu quả là radar JY-27 (tầm phát hiện mục tiêu bay là 500 km) được Trung Quốc chuyển giao năm 2006. Hiện nay, các đài radar này được triển khai ở phía bắc và phía nam thành phố Palmyra, miền trung Syria. Các radar này có tầm phát hiện xuyên thấu không phận không chỉ của Syria mà cả của các nước láng giềng.

Người ta không biết nhiều về các radar 2 tọa độ yếu hơn Type 120 (LLQ120), vốn là sự phát triển tiếp theo của JY-29/LSS-1 2D, có khả năng đồng thời bám 72 mục tiêu ở cự ly 200 km. Có lẽ, các radar này chỉ trinh sát cự ly và phương vị của mục tiêu, nên chúng là sự tăng cường cho hệ thống radar phòng không chung. Bản thân Trung Quốc đang triển khai 120 radar này trong thành phần các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và HQ-12, nhưng Syria có thể sử dụng chúng làm các trạm tác chiến điện tử chuyên dụng.

Syria có trong biên chế 4 trận địa radar Type 120 được triển khai ở Dar Jizzakh, Baniyas, Tartus và Kafr Buhum. Các radar JY-29 trước đó đã bị nhận dạng nhầm là JY-11B Hunter-1.

Một radar 3 băng tần JYL-1 với tầm phát hiện 320 km được triển khai ở Kafr Buhum. Trước đó, nó cũng bị nhận dạng nhầm là YLC-2V High Guard 3D.

Hiện có nhiều câu hỏi về việc liệu các radar Trung Quốc có thể truyền dữ liệu mục tiêu cho các trận địa tên lửa phòng không Liên Xô sản xuất không. “Không có sự phối hợp sẽ buộc (Syria) sử dụng liên lạc thoại để truyền dữ liệu giữa các đầu mối, đây là nguồn sai sót tiềm tàng, chúng cũng có thể bị gây nhiễu nếu dữ liệu được truyền ở chế độ công khai”, ông O’Connor nói.

Mỹ đã có những thông tin nhất định về các radar Trung Quốc, nhưng Lầu Năm góc chắc chắn không có đủ thông tin về các trạm tác chiến điện tử của Trung Quốc và các phương pháp hoạt động của chúng, ông John Wise, chuyên gia Anh về radar, người sáng lập trang web radars.org.uk, đánh giá. Ông nói rằng, Mỹ và NATO có ưu thế rõ ràng về tác chiến điện tử khi sử dụng hệ thống tác chiến điện tử chung (NATO Joint Electronic Warfare Core Staff).

Chuyên gia này nói rằng, các lực lượng NATO có nhiều kinh nghiệm tiến hành tác chiến điện tử nhiều lần đã được thử nghiệm trong các cuộc tập trận mặt đất và trên biển nên chúng ta sẽ nhanh chóng biết được liệu các kíp tác chiến điện tử Syria có khả năng đối phó hiệu quả với các lực lượng phương Tây hay không.

Cũng chưa rõ câu trả lời cho các câu hỏi như Syria đã thành công đến đâu trong việc làm chủ các radar và trạm tác chiến điện tử Trung Quốc này và liệu Assad có thông tin về những nguyên nhân khiến hệ thống phòng không và tác chiến điện tử Libya có hiệu quả thấp khi đối phó với lực lượng NATO vào năm 2011 hay không.

Nói cho cùng, hệ thống phòng không tích hợp của Syria sẽ không thể chống trả thành công một chiến dịch quân sự lớn của Mỹ và NATO, ông O’Connor nói. Mặc dù đã triển khai các hệ thống mới của Trung Quốc, Syria vẫn phụ thuộc vào các công nghệ lạc hậu của Nga và Liên Xô mà trong những năm qua các lực lượng Mỹ và NATO đã tiêu diệt dễ dàng.

“Phần cơ bản của phòng không Syria không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các máy bay chiến đấu hiện đại, mặc dù một mối đe dọa bất kỳ cũng cần nhìn nhận như mối đe dọa nguy hiểm tiềm tàng, ông O’Connor nói. Ví dụ, hệ thống tên lửa phòng không SA-5 có tầm bắn 250 km có thể đe dọa các máy bay chỉ huy/báo động sớm và máy bay tiếp dầu.

Ông cũng cho rằng, không thể trông mong phiến quân Syria gây được thiệt hại lớn nào đó cho hệ thống phòng thủ của Syria, cuộc nội chiến ở Syria ít ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu chung của hệ thống phòng không, quân đội Syria đã duy trì quyền kiểm soát đối với phần lớn phương tiện tác chiến điện tử và tên lửa phòng không.

Liệu Mỹ có chịu tổn thất về máy bay chiến đấu trên bầu trời Syria? Tháng 12/1983, khi tấn công các trận địa phòng không Syria, hai máy bay Hải quân Mỹ gồm 1 A-7E Corsair và 1 A-6E Intruder đã bị bắn hạ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Radar Nga "bắt sống" tên lửa Israel phóng từ Địa Trung Hải vào Syria

Thứ tư 04/09/2013 08:29
ANTĐ - Ngày 3-9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của nước này đã phát hiện 2 "tên lửa đạn đạo" được phóng tại Địa Trung Hải bay về phía Syria trong buổi sáng cùng ngày.

Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Israel đã xác nhận vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mục tiêu này do quân đội Israel phóng thuộc một phần trong cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này được tiến hành chung với Mỹ.
Một đại diện Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố: “Vụ phóng mà chúng tôi đang nói đến là một vụ thử nghiệm tên lửa mục tiêu Anchor, được sử dụng để thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi," đây là một phần của các vụ thử nghiệm chung với quân đội Mỹ và được radar theo dõi thành công ở Israel.
Vụ phóng tên lửa này đã được một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Nga ở thành phố miền nam Armavir của Nga phát hiện lúc 10h16 giờ Moscow (06h16 GMT) ngày 3-9, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Quỹ đạo của 2 tên lửa đạn đạo mục tiêu này bay từ khu vực trung tâm đến phía đông Địa Trung Hải, các tên lửa mục tiêu này đã rơi xuống biển ở Địa Trung Hải, giáp với bờ biển của Syria, phát ngôn viên này cho biết thêm.

Một vụ phóng tên lửa Arrow của Israel


Khoảng cách từ Amavir ở phía nam của Nga đến phía trung tâm Địa Trung Hải, là hơn 800km mà radar cảnh báo sớm tên lửa của Nga vẫn phát hiện được, trong khi đó tất cả các nước khác, kể cả Mỹ đều không phát hiện được gì cho đến khi Israel công khai thừa nhận là đã bắn 2 quả tên lửa đó.
Đại sứ quán Nga tại Damascus thông báo là họ không nhận được bất kỳ thông tin nào về vụ phóng tên lửa này. Đường phố và cư dân của thủ đô Damascus có vẻ vẫn bình yên. Trong khi đó, Lầu Năm Góc khẳng định không có tàu chiến hoặc máy bay nào của Mỹ ở khu vực này đã phóng tên lửa.
Theo phát ngôn viên này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo về vụ phóng tên lửa trên với Tổng thống Vladimir Putin.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc phác thảo cuộc chiến thực sự tại Syria

Khốc liệt với sự tham gia của những loại vũ khí mạnh nhất giữa 2 bên và chủ yếu là cuộc chiến trên không là những gì sẽ diễn ra tại Syria...


Sự mô tả tới từng chi tiết này đã được báo chí TQ đưa tin thông qua những hình vẽ phác thảo về một cuộc chiến không khoan nhượng trên không giữa quân đội Syria với liên quân Mỹ-Anh cùng các quốc gia đồng minh.

Cuộc chiến sẽ chỉ diễn ra giới hạn trên không và có thể lan ra biển tuy nhiên cuộc chiến trên mặt đất vẫn là cuộc nội chiến trong nước, tuy nhiên không vì cuộc chiến được giới hạn mà mất đi tính chất khốc liệt của nó. Thậm chí báo chí TQ còn mô phỏng hình ảnh chiến cơ Mig-29 của nước này bắn hạ F-16 của Mỹ, cùng với đó đội tàu chiến cơ động của Syria cũng góp phần đẩy xa những khu trục hạm của Mỹ tới sát bờ biển hơn.

Tờ CNJ của TQ cho biết, đội tàu ngầm của Syria dù không được đánh giá cao nhưng cũng đủ sức hạ gục tàu sân bay của Mỹ nếu có cơ hội, thậm chí đội tàu ngầm của Syria còn được xem là con bài tẩy nhằm tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến ở tương lai.

Do cuộc chiến được xác định chỉ diễn ra trên không nên những tinh hoa sức mạnh của lực lượng phòng không không quân Syria sẽ được huy động để bảo vệ đất nước. Đã có nhiều phân tích liên quan tới sức mạnh phòng không của Syria, nhưng truyền thông TQ tin rằng Damascus hoàn toàn có cơ sở để thắng Mỹ cùng liên quân.

Tờ CNJ của TQ cho biết, viễn cảnh một cuộc chiến khốc liệt sẽ xảy ra chứ không phải là một cuộc chịu trận từ quân đội chính phủ của Syria, Syria sẽ không phải là một Iraq thứ 2 khi đơn độc trong cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây, chính quyền Damascus vẫn không hề tỏ ra bị cô lập vào thời điểm hiện tại, hơn thế chính quyền vẫn còn được lòng một bộ phận không nhỏ người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

Tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa“ cũng cho biết, quân đội chính phủ Syria với hệ thống phòng 3 tầng của mình sẽ bảo đảm nhiệm vụ đón lõng bất kỳ một cuộc tập kích đường không nào của Mỹ và phương Tây, trong bối cảnh hiện tại báo chí TQ tin rằng Damascus đủ sức cầm chân liên quân ít nhất là 2 tháng và từng đó là thời gian cần thiết để phương Tây cảm thấy “nản“ khi tấn công Syria.

Một cuộc tấn công chớp nhoáng và ngay lập tức giành được thế thượng phong, chiếm lĩnh trận địa đường không, cắt đứt mọi tuyến liên lạc của Damascus với thế giới là điều liên quân đang muốn thực hiện, tờ chinamil nhận định.

Tuy nhiên, tờ chinamil cũng tin rằng, nếu không đánh nhanh thắng nhanh được tại cuộc chiến với Syria thì Mỹ và liên quân sẽ vấp phải sự phản đối từ trong cũng như ngoài nước và điều này được xem là thế bất lợi đối với người Mỹ đến lúc đó Nga và TQ sẽ có cơ hội “tấn công“ Washington trên bàn ngoại giao.

Rõ ràng cũng thông qua việc mô phỏng một cuộc chiến nảy lửa sắp diễn ra tại Syria, Bắc Kinh cũng ngầm thể hiện sự ủng hộ đối với quốc gia này bằng việc tỏ rõ sự tin tưởng Mỹ sẽ bị sa lầy và nhận lấy thảm bại tại chiến trường này.

Dù mong muốn Washington gặp khó tại Syria, nhưng Bắc Kinh vẫn chỉ lên tiếng ủng hộ Damascus mà không đưa ra bất kỳ động thái cụ thể nào, điều đó cho thấy Bắc Kinh vẫn đang chơi con bài 2 mặt đối với Syria trong bối cảnh hiện tại, tờ japanmil của Nhật nhận định.

Hình ảnh mô phỏng cuộc chiến sắp diễn ra tại Syria trên báo chí TQ, trong hình là cảnh chiến cơ của Mỹ bị gục ngã trước sức mạnh phòng không của quân đội Syria.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel thử nghiệm hệ thống phòng thủ Arrow

(ĐVO)-Ngày 3/9, Israel thử nghiệm hệ thống phòng thủ Arrow (tiếng Do Thái là Ankor) làm nhiều nước lầm tưởng Mỹ phát động tấn công Syria.
Phát biểu sau vụ thử nghiệm, đại diện Bộ Quốc phòng Israel cho biết, cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn này nằm trong kế hoạch kiểm tra tính năng của hệ thống với tên lửa mục tiêu mới.
Kịch bản của thử nghiệm là một chiếc tiêm kích F-15 sẽ phóng đi một tên lửa Sparrow . Tên lửa này được thiết kế để mô phỏng quỹ đạo bay của các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn họ Scud.
Sparrow được gắn trên cánh tiêm kích F-15 làm tên lửa mục tiêu cho hệ thống đánh chặn. Tên lửa Sparrow mới được thiết kế với tốc độ nhanh hơn so với tên lửa Scud nhằm kiểm tra khả năng đánh chặn của hệ thống với những tên lửa có tốc độ nhanh hơn.
Trong kịch bản thử nghiệm này, hệ thống radar cảnh báo sớm Super Green Pine đã phát hiện và theo dõi thành công một vụ phóng tên lửa đạn đạo. Radar cung cấp tham số về mục tiêu cho hệ thống điều khiển Tree Citron kích hoạt tên lửa đánh chặn mục tiêu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Trong đó Arrow-1 có tầm bắn 50 km, Arrow-2 có tầm bắn 100 km và Arrow-3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa ICBM bên ngoài bầu khí quyển.
Trái tim của hệ thống Arrow là radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine. Đây là một radar quét mạng pha điện tử chủ động, AESA. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 500 km, biến thể nâng cấp Super Green Pine có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 900 km.
Trung tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow là hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron. Hệ thống này có khả năng kiểm soát việc đánh chặn tới 14 mục tiêu cùng lúc.

Dù được Israel tung hô là hệ thống đánh chặn bậc nhất hiện nay và rất khó bị phát hiện, tuy nhiên ngay từ khi Arrow và tên lửa mục tiêu khai hỏa đã bị radar của Nga phát hiện và theo dõi. Nga cho biết, đường bay của các mục tiêu này xuất phát từ trung tâm Địa Trung Hải và nhằm hướng bờ biển phía đông. Ngay lập tức, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo lên Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Vladimir Putin.
Phát biểu sau cuộc thử nghiệm, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: “Cuộc thử nghiệm này không liên quan đến sự cân nhắc tấn công quân sự của Washinton nhằm vào Syria liên quan đến sự kiện nước này sử dụng vũ khí hóa học hôm 21/8“.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top