Em nghĩ khó mở rộng đường xá thì giảm lưu lượng người tham gia giao thông, nhưng không nên cấm vô lý, dân ra đường chủ yếu vì công việc chứ hay ho gì ra chỗ ô nhiễm có số má top thế giới. Có rất nhiều giải pháp, dễ làm nhất là hạn chế chung cư khu nội đô, chuyển bệnh viện - đại học ra ngoại ô... nghiên cứu nhiều, nói nhiều, báo cáo nhiều Mà hình như không ai có thẩm quyền muốn làm
Chung cư nội đô đâu có nhiều.
Nội đô hiểu thế nào cho đúng vì đô thị phát triển từ lõi ra, bán kính mở dần.
Cách đây 15 năm thì Trung Hòa Nhân Chính là khu xa nhất và đông nhất rồi. Có ai đầu tư xa hơn nữa đâu. Giờ thì sao?
Vấn đề vẫn là trong giai đoạn phát triển sẽ có những khoảng thời gian quá tải.
Cách đây 15 năm xây chung cư ở Lê Văn Lương kéo dài liệu các cụ có ra ở không?
Bạn em nó ở Ecopark, sáng vẫn ùn ùn kéo vào qua cầu Vĩnh Tuy đi làm. Cụ bảo sao? các cháu nhà ở Quận HK, HBT, Ba Đình học Đại học ở Thanh Xuân lại ùn ùn đi ngang TP đi học, chiều lại ùn ùn kéo về.
Sáng em mà phải đi đúng giờ đi làm thì em cũng chạy ngang TP từ quận HBT sang Nguyễn Chí Thanh.
Chuyển động đó không quản lý được và cố định được.
Đại học ở nội đô như Đại học Dược,ĐH Bách khoa, Xây dựng.. em cá luôn các cháu chẳng gây tắc đường tẹo nào.
CQ Kuala lumpur xây dựng cả 1 TP mới Putrajaya để kéo dân ra nhưng Kuala lumpur vẫn cứ tắc đường, dân số vẫn thế, thậm chí họ ở Kuala lumpur nhưng đi Putrajaya đi làm... kkk.
Paris là thủ đô của 1 nước nổi tiếng về quy hoạch, ấy vậy mà quá tải thôi rôi, cả về hạ tầng - văn hóa và an ninh trật tự.