- Biển số
- OF-71147
- Ngày cấp bằng
- 21/8/10
- Số km
- 4,374
- Động cơ
- 469,598 Mã lực
- Nơi ở
- Sau gốc cây, cột điện.
Cái thằng lều báo phỏng vấn và chú xxx trả nhời chả có cơ sở đ.ếch gì! Chú lều báo hỏi cũng thuộc loại ngu ngơ về luật GT, chú xxx kia chắc thuộc diện CCCCCCCC (con cháu các cụ cả, cần cơ cấu) nên mới được vinh dự đứng phun mưa vào mic! Em mà là sếp em sẽ cho chú xxx kia đi học tại 1 lớp luật GT của 1 khóa đào tạo lái xe hạng B1 rồi mới cho ra đứng đường! Nói thế chứ, CCCCCCCC mà dìm nó thì mình cũng không ngóc lên được!http://songmoi.vn/otoxemay-tin-tuc/nhap-nhang-xu-ly-xe-tai-gio-cao-diem-tai-ha-noi
Nhập nhằng xử lý xe tải giờ cao điểm tại Hà Nội
23/04/2013 - 08:54
Theo Quy định của UBND TP Hà Nội, chỉ được phép xử phạt đối với xe tải có trọng lượng trên 1,25 tấn lưu thông trong giờ hành chính tại khu vực nội đô. Tuy nhiên, nhiều trường hợp xe bán tải, xe tải nhẹ vẫn bị các lực lượng chức năng như CSGT, Thanh tra GT chặn lại, trường hợp lái xe không nắm chắc luật sẽ bị mất tiền oan.
Xe bán tải có thùng sau không nắp đậy thỉnh thoảng vẫn bị xử phạt như xe tải khi đi vào giờ cao điểm.
Hiện nay, theo quy định của UBND TP.Hà Nội, bất kỳ xe tải nào có trọng lượng từ 1,25 tấn trở lên đều bị xử lý nếu lưu thông vào các khung giờ cao điểm (cụ thể, sáng từ 06h30 - 8h30, chiều từ 14h30 - 20h). Ngoài ra khi lưu hành trên đường có phân làn phải đi vào làn dành riêng cho xe tải.
Tuy nhiên, nhiều cánh lái xe tải nhỏ có trọng lượng dưới 1 tấn phản ánh rằng các lực lượng CSGT lẫn Thanh tra GT đều bắt lỗi bất cứ xe tải nào nếu vi phạm khung giờ trên. Ngoài ra, nhiều chủ xe bán tải, xe Van cũng cho biết đã từng bị xử lý vì dù trong đăng ký ghi rõ là xe bán tải hoặc không có chữ D (đăng ký xe chở hàng)…
Anh Đức, một lái xe chuyên chở vải, quần áo từ Hà Đông vào nội thành bằng xe tải nhẹ 500 kg cho biết thời gian đầu mới chạy, anh đã bị xử phạt vì vi phạm giờ cấm xe tải. Còn anh Tân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường xuyên sử dụng một chiếc xe bản tải Mitsubishi Triton lưu thông trên đường phố Hà Nội mà không bị cảnh sát giao thông “tuýt còi”. Tuy nhiên, mới đây anh lại bị Thanh tra giao thông của thành phố xử phạt vì lỗi “xe tải lưu thông trong giờ cấm”. Với anh Hoàn (Cầu Giấy) sử dụng một chiếc xe Kia Morning Van có 2 chỗ ngồi, tải trọng 300 kg mang biển 29D nhưng anh cho biết hầu như không bị cản trở khi lưu thông trên phố do kiểu dáng bên ngoài của xe khó có thể phân biệt với xe cùng loại có 4 chỗ.
Xe bán tải nếu lắp thùng sau kín thường không bị bắt lỗi xe tải vào giờ cao điểm
Các trường hợp trên nằm trong số rất nhiều thắc mắc được chia sẻ trên diễn đàn mạng, hầu như những người bị phạt hoặc chưa bị phạt đều thắc mắc không hiểu CSGT và Thanh tra GT xử phạt có đúng không khi mà quy định còn nhập nhằng trong câu chữ. Có người cho biết đã tranh cãi kịch liệt với Thanh tra GT vì trong sổ đăng kiểm, mục loại xe ghi “bán tải”, cuối cùng cũng được bỏ qua.
Trả lời báo Vnmedia, một CSGT ở Hà Nội thừa nhận trong thực tế xử lý vi phạm trên đường, lực lượng CSGT chỉ được phép xử lý xe tải theo đúng nghĩa, còn các loại xe bán tải, xe tải van sẽ lưu thông bình thường như xe du lịch. Trường hợp xe bán tải chở quá khổ, quá tải mà cảnh sát phát hiện thì mới bị xử lý về lỗi chở quá khổ quá tải chứ không bị xử lý về lỗi không được phép lưu thông. (chú xxx nói chẳng có cơ sở gì!)
Như vậy, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ trong lực lượng chức năng ngành giao thông lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật pháp của người tham gia giao thông để “hành”. (chú lều báo nói láo quá! )
Việc lấy lại hình ảnh đẹp của người chiến sĩ cảnh sát trong con mắt nhân dân không chỉ đơn giản xuất phát từ nét mặt, nụ cười thông qua vài lớp học kỹ năng. Mà căn cốt hơn, ấy là vẻ đẹp toát ra từ tư cách, và đạo đức.
Minh Châu
Tổng hợp Vnmedia, Dân trí
Hệ thống biển báo áp dụng cho xe tải của Việt Nam hiện nay được quy định rõ trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2012/BGTVT) có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Em lấy ví dụ 1 số biển cấm xe tải thường gặp:
Việc này các cụ OF bình luận quá nhiều rồi! Em xin chốt lại: gặp biển cấm xe tải không ghi rõ tải trọng hoặc không có biển phụ ghi tải trọng (biển 106a-107 CẤM NHỮNG XE CÓ TẢI TRỌNG TRÊN 1,5 tấn) thì xe bán tải, tải van của các cụ như: Matiz Van, Ford Ranger, Toyota Hilux, Isuzu DMax, Mitsubishi Triton, Nisan Navara, Mazda BT50...đi vào vô tư, không thuộc phạm vi điều chỉnh của biển cấm! Vì những xe này thường chỉ có TẢI TRỌNG (sức chở) dưới 1 tấn (1.000kg)! (em đóng khung đỏ trong ảnh số đăng kiểm ở dưới).
Còn gặp biển 106b hoặc biển 106a có biển phụ ghi rõ tải trọng (TỨC LÀ CẤM NHỮNG XE CÓ TỔNG TRỌNG LƯỢNG XE+HÀNG=....?), thì với những loại xe tải mà chúng ta vẫn gọi 1 cách trìu mến kiểu con mèo là con miu như "XE BÁN TẢI, XE PICKUP, THÙNG KÍN..." nếu trên biển hoặc biển phụ ghi từ 2,5T (2.500kg) trở xuống và với những loại xe như em đã nói trên ở thị trường VN hiện nay, các cụ cố tình đi vào em xích tất, cho các cụ khiếu nại, em chấp 1 ăn 1.000 luôn, 1 tỉ cũng được! . Gặp biển này may ra Matiz VAN, hoặc KIA Morning VAN không dính vì tổng tải trọng xe và hàng chắc chỉ khoảng trên dưới 1 tấn tí thôi! Nhưng nếu biển phụ ghi cấm dưới 1 tấn thì bị vịn cũng không oan! Có biển này (em ví dụ 2,5 tấn), bất biết các cụ có chở hàng hay không chở hàng, có nắp thùng hay không có nắp thùng em cứ dựa vào dòng cuối cùng của sổ đăng kiểm, mục "T.lg t.bộ TK/CP TGGT" (em đóng khung xanh trong ảnh số đăng kiểm ở dưới), đối chiếu với giá trị ghi trên biển, nếu quá, tức là vi phạm rồi! Lỗi đi vào đường cấm!
Đây là sổ đăng kiểm của chiếc xe Ford Ranger: loại xe Ô TÔ TẢI. Dòng trong ngoặc chỉ để tả cảnh!
Còn đây là sổ đăng kiểm của chiếc xe mà chú xxx gọi là xe tải theo đúng nghĩa: Cũng là chữ Ô TÔ TẢI