[Thảo luận] Hà nội cấm xe bán tải từ 6h sáng đến 9h tối đến hết 5/6

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,328
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
xe ôtô tải có tổng trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) trên 1,25 tấn
Cái này nó nói về xe tải đấy chứ. Cấm thường xuyên mà
Ô! Thế cụ nghĩ xe biển C nho nhỏ 1 tí thì gọi là xe con à???? Xe của em biển 30S (biển cũ, dùng chung cho các loại xe) nhưng không thoát được chữ XE TẢI trong đăng ký, đăng kiểm!

Chả nhẽ mấy thằng đăng ký, đăng kiểm nó chơi đểu mình em à????? Nó ghi xe tải rõ rành rành đây lài!!!! Tải trọng (cả xe và hàng) 2.955 kg!!!!



 

bocun

Xe buýt
Biển số
OF-46111
Ngày cấp bằng
10/9/09
Số km
847
Động cơ
470,382 Mã lực
Dạ..kính thưa các cụ OF nhà ta. Hiện tại chỉ cấm toàn bộ xe tải (trọng tải cả xe và hàng trên 1,25T) thôi, còn xe bán tải vẫn chạy thoải mái ạ. ## cho em thất nghiệp 2 tháng đây này các cụ ơi ( cấm xe tải từ 5/4 => 31/5 )
 

Hanoi_Udonthani

Xe hơi
Biển số
OF-138109
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
182
Động cơ
369,420 Mã lực
Thanks cụ Bocun nhé :)) Tâm lý anh em thoải mái nghe tin này
 

yeugau

Xe tải
Biển số
OF-28909
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
241
Động cơ
486,294 Mã lực
Em cũng đến chịu với cụ Cảnh sát GT, bên trên em thấy cụ chịu khó sưu tầm và bót vào rất nhiều bài báo và trích dẫn giải thích vấn đề, thế mà chính cụ lại chẳng chịu đọc kỹ gì cả, ở trích dẫn bài báo cuối của cụ có nội dung: đầu 2012 thành phố đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, trong đó giải thích rõ về các cụm từ "tải trọng toàn bộ"; theo em và em cũng nghĩ rằng ai đọc cũng hiểu: văn bản chỉ điều chỉnh áp dụng với xe tải có thiết kế trọng tải hàng hóa (chỉ tính riêng hàng hóa thôi nhé) trên 1 tấn.
 

yeugau

Xe tải
Biển số
OF-28909
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
241
Động cơ
486,294 Mã lực
Em xin phép trích lại bài báo của cụ nhé (nội dung cụ nhầm lẫn em đã đổi mầu rồi đấy):
Hà Nội: Việc cấm xe tải trọng trên 1 tấn là chủ trương đúng đắn
(Dân trí)- Trong tiến trình phát triển của thủ đô, việc thành phố có các chủ trương chính sách về giao thông cho phù hợp với từng thời điểm, với sự phát triển của thành phố là hết sức cần thiết.


Năm 2011, Sở GTVT Hà Nội ban hành Quyết định về việc cấm các loại xe tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1tấn trở lênvào nội thành, có nghĩa là cấm 100% các loại xe tải hoạt động trong thành phố, vì trên thực tế thì không có loại xe tải nào, dù nhỏ nhất, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) dưới 1 tấn, trừ loại xe… ba bánh!
Nếu cấm cả loại xe tải nhỏ nhất có trọng tải dưới 1 tấn hoạt động trong thành phố thì người dân thủ đô, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh sẽ vận chuyển hàng hoá bằng cách nào? Mọi sinh hoạt, phân phối, lưu thông hàng hoá thiết yếu trong nội đô sẽ bị ngưng trệ, trong khi nhu cầu mua sắm, kinh doanh, vận chuyển của nhân dân là không thể thiếu và là một thực tế quan trọng trong đời sống xã hội, nó quan trọng không kém nhu cầu vận chuyển hành khách, nhu cầu đi lại của người dân thủ đô.
Sẽ không có ai vào lúc nửa đêm còn có thể thức để bán chiếc bàn thờ tổ tiên, chiếc máy giặt hoặc chiếc bàn học cho con trẻ và vận chuyển nó đến nhà khách hàng, và lúc này người mua hàng cũng đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày lao động vất vả.
Không có xe tải nhỏ thì người dân và các doanh nghiệp kinh doanh sẽ buộc phải vận chuyển bằng xe máy hoặc xe thô sơ ba bánh, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Sẽ thật nguy hiểm vì đây là cơ hội cho các loại xe thô sơ bùng phát trở lại do nhu cầu lưu thông hàng hóa là thiết yếu, có thể ví như mạch máu cần được tuần hoàn để nuôi sống “cơ thể” thành phố vậy.
Việc cấm này sẽ gây xáo trộn lớn đối với đời sống xã hội, tạo nên sự bất an cho nhân dân thủ đô và còn là vấn đề việc làm của hàng vạn người lao động.
Hơn nữa, vào các giờ cao điểm giao thông, xe tải nhỏ không phải là tác nhân gây nên tình trạng ùn tắc như các nhà quản lý vẫn nghĩ. Bằng chứng là hiện nay, trong các giờ cao điểm sáng 6 giờ – 8 giờ 30 phút , chiều 16 giờ 30 phút – 20 giờ, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện triệt để lệnh cấm xe tải hoạt động trong thành phố từ hơn 10 năm nay!
Thực tế, tháng 1/2011, Sở GTVT Hà Nội ra quyết định cấm các loại ô tô tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1 tấn trở lên được hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ trong nội thành. Các doanh nghiệp và người dân thủ đô đã gặp vô vàn khó khăn khi thực thi lệnh cấm này. Sản xuất, lưu thông hàng hoá đình đốn. Mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Xe ba bánh trong thành phố được dịp chạy hết công suất.
Ngay sau đó, hàng loạt các doanh nghiệp vận tải đã có kiến nghị tới UBND thành phố, Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét lại tính khả thi của quyết định trên. Báo Dân trí và một số cơ quan báo chí khác đồng loạt đưa tin và phân tích nội dung phản ánh của các doanh nghiệp.
Do không nhận được sự đồng tình của công luận và nhân dân thủ đô, sau 3 ngày thực hiện, thành phố đã điều chỉnh chỉ cấm xe tải có trọng tải trên 1 tấn thay vì cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1 tấn trở lên.
Cần sử dụng đúng và rõ ràng hơn các thuật ngữ trong việc cấm xe tải
Ngày 10/2/2012, UBND TP. Hà Nội có thông báo hoả tốc gửi các sở, ngành yêu cầu thực hiện đồng bộ một số giải pháp góp phần giảm ùn tắc giao thông, trong đó giao “Sở GTVT thực hiện việc cấm phương tiện xe tải (tải trọng toàn bộ trên 1 tấn) hoạt động trong phạm vi đường vành đai 2 và một số tuyến trọng điểm từ 6 giờ sáng đến 21 giờ hàng ngày”.
Trước hết, chủ trương của thành phố hạn chế xe trọng tải trên 1 tấn hoạt động trong nội thành là hết sức đúng đắn trước tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng tại Hà Nội.
Cách sử dụng thuật ngữ “tải trọng toàn bộ trên 1 tấn” trong thông báo này là hoàn toàn khác biệt với thuật ngữ “có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1 tấn trở lên” như trong Quyết định đầu 2011 của Sở GTVT Hà Nội, bởi cụm từ “tải trọng toàn bộ” trong Luật Giao thông đường bộ được sử dụng để chỉ trọng lượng hàng hoá được phép chở của xe.
Điều đó được hiểu, Thông báo ngày 10/2/2012 cho phép các xe tải có tải trọng toàn bộ (trọng lượng hàng hóa chuyên chở) dưới 1 tấn được phép hoạt động trong thành phố, ngoại trừ giờ cao điểm sáng và chiều vẫn thực hiện cấm như đã nói ở trên.
Việc cấm xe tải trọng trên 1 tấn là chủ trương đúng đắn
Trong tiến trình phát triển của thủ đô, việc thành phố có các chủ trương chính sách về giao thông cho phù hợp với từng thời điểm, với sự phát triển của thành phố là hết sức cần thiết. Vấn đề sẽ trở nên quan trọng khi mỗi chủ trương, chính sách của thành phố ban hành có đảm bảo hài hoà giữa sự phát triển và các quyền lợi của xã hội, cộng đồng, đặc biệt khi các quyết định đó có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của nhân dân và người lao động.
Để tránh nhầm lẫn cách hiểu đối với các thuật ngữ trong văn bản, dễ dẫn đến việc các cơ quan thực thi sai sót khi thực hiện như quyết định đầu 2011 của Sở GTVT Hà Nội, thiết nghĩ các cấp quản lý thành phố khi ban hành các văn bản, cần sử dụng đúng và rõ ràng hơn các thuật ngữ, nếu cần thiết nên có các chú giải đính kèm, để các chính sách trên không gây khó khăn khi thực hiện.
 
Chỉnh sửa cuối:

HaJolie

Xe buýt
Biển số
OF-139456
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
780
Động cơ
374,390 Mã lực
Nơi ở
Nơi đâu cũng là nhà - vợ cả để cho ai
Cái này là do văn bản của Sở GTCC HN dùng từ không chuẩn thôi, chứ cấm 1,25t cả xe thì chẳng có xe nào (chưa chở hàng)=1,25t chứ đừng nói đến cả hàng.
Hàng ngày trên đường cấm xe tải (1,25t) em vẫn thấy bán tải chạy ầm ầm, còn nhanh hơn cả xe con có làm sao đâu?
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,328
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Ối giời, chẳng thấy cụ CSGT đâu nhể.
Em cũng đến chịu với cụ Cảnh sát GT, bên trên em thấy cụ chịu khó sưu tầm và bót vào rất nhiều bài báo và trích dẫn giải thích vấn đề, thế mà chính cụ lại chẳng chịu đọc kỹ gì cả, ở trích dẫn bài báo cuối của cụ có nội dung: đầu 2012 thành phố đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, trong đó giải thích rõ về các cụm từ "tải trọng toàn bộ"; theo em và em cũng nghĩ rằng ai đọc cũng hiểu: văn bản chỉ điều chỉnh áp dụng với xe tải có thiết kế trọng tải hàng hóa (chỉ tính riêng hàng hóa thôi nhé) trên 1 tấn.
Bá cáo các cụ! Những bài báo đó em trích dẫn và đã bôi đỏ đoạn sự bất hợp lý của cái quy định 1,25 tấn! Nhưng bài báo chỉ ra được sự bất hợp ní đó là 1 bài thuộc mục "Bạn đọc viết" của báo Dân trí! Cũng chỉ là comment như anh em mình ở đây thôi! Và thực sự chưa có sự điều chỉnh nào từ cơ quan có thẩm quyền! Xxx vẫn xử lý theo kiểu ngầm hiểu với nhau thôi, tất nhiên là theo hướng hợp tình, hợp lý là chính! Còn đúng theo cái quy định đó nhá, chỉ có mấy cái xe tải "con cóc" đi xe không may ra mới vào mấy tuyến phố đó được! Xxx mà cứ chiếu theo cái quy định "chết tiệt" đó mà vợt thì có mà bội thu!

Chính em cũng đang chạy xe bán tải! Em đồ rằng, 1 ngày nào đó xe biển C (các loại C) sẽ bị phân biệt đối xử khác với những xe biển A!

Em nghĩ là tin vịt, hoặc là anh xxx kia mèo mù.
Có cụ nào làm ở Sở GTVT cho em tý ý kiến nào. Em chạy pick-up từ 8h-20h hàng ngày sao chả có anh nào có ý kiến gì nhỉ!?
Không vịt đâu cụ! XXX chưa rờ tới thôi! Đây ợ, đây nữa đây nữa ..!

Xe tải như Ranger, Triton, Hilux, Navara, DMax.... đều có tải trọng cả xe và hàng gần 3 tấn!

Hà Nội: Thêm nhiều tuyến phố cấm taxi, xe tải

- Ngày 30/3, Sở GTVT Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc tổ chức hướng dẫn giao thông cấm xe taxi, xe tải hoạt động trên một số tuyến phố trên địa bàn TP.



Theo đó, thành phố cấm xe taxi hoạt động trong giờ cao điểm sáng từ 6 - 9h, chiều từ 16h30 - 19h30 hàng ngày (trừ các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, phục vụ sự cố) trên các tuyến phố: Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn (từ Trần Nhân Tông đến Đại Cồ Việt), La Thành (từ Tôn Đức Thắng đến Giảng Võ), Lê Văn Lương (từ Láng đến phố Hoàng Đạo Thúy).

Đơn vị taxi có sảnh đón khách hoặc bãi đỗ tại các tuyến đường trên phải liên hệ với Sở GTVT để được cấp phép.

Các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) trên 1,25 tấn cấm hoạt động từ 6 - 21h hàng ngày trên các tuyến phố từ vành đai 2 trở vào trung tâm TP, bao gồm: từ cầu Vĩnh Tuy, Minh Khai, Đại La, Trường Chinh, Láng, Bưởi, Lạc Long Quân và từ phố Nguyễn Văn Cừ qua cầu Chương Dương sang phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải.

Xe tải có tải trọng dưới 10 tấn có nhu cầu vào các phố trên phải được cấp phép tại Phòng CSGT-CATP Hà Nội. Xe tải có trọng tải từ 10 tấn trở lên có nhu cầu vào các phố trên phải được cấp phép tại Sở GTVT. Thời gian tổ chức phân luồng bắt đầu từ ngày 5/4/2012 đến ngày 31/5/2012.

Gia Văn
Hà Nội: Cấm xe taxi, xe tải hoạt động trên một số tuyến phố trong giờ cao điểm


1:55 PM, 04/04/2012
(Chinhphu.vn) – Từ ngày mai 5/4 đến ngày 31/5/2012, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ cấm xe taxi, xe tải hoạt động trên một số tuyến phố trong giờ cao điểm.

Ảnh minh họa (Internet)​
Theo văn bản của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trên địa bàn thành phố sẽ cấm xe taxi hoạt động trong giờ cao điểm sáng từ 6 giờ đến 9 giờ, chiều từ 16 giờ 30 đến 19 giờ 30 hàng ngày trên các tuyến phố: Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn (từ Trần Nhân Tông đến Đại Cồ Việt), La Thành (từ Tôn Đức Thắng đến Giảng Võ), Lê Văn Lương (từ đường Láng đến phố Hoàng Đạo Thúy). Các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, phục vụ sự cố…. được hoạt động bình thường. Đơn vị taxi có sảnh đón khách hoặc bãi đỗ tại các tuyến đường trên phải liên hệ với Sở Giao thông vận tải (Số 2 Phùng Hưng, Hà Đông - Hà Nội) để được cấp phép.
Đối với các loại xe ôtô tải có tổng trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) trên 1,25 tấn bị cấm hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày trên các tuyến từ vành đai 2 trở vào trung tâm thành phố gồm: từ cầu Vĩnh Tuy, Minh Khai, Đại La, Trường Chinh, Láng, Bưởi, Lạc Long Quân và từ phố Nguyễn Văn Cừ qua cầu Chương Dương sang phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải.
Các phương tiện hoạt động trên các tuyến phố từ cầu Vĩnh Tuy, Minh Khai, Đại La, Trường Chinh, Láng, Bưởi, Lạc Long Quân đến vành đai III được hoạt động theo Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 của UBND thành phố Hà Nội quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố.
Các xe chuyên dùng giải quyết các sự cố đột xuất về điện, nước, úng ngập, xe chở lương thực, xe chở hàng bình ổn giá, xe thư báo, xe chở tiền, xe cấp nước sinh hoạt, xe phục vụ khác được phép hoạt động bình thường theo Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 của UBND thành phố Hà Nội.
Xe tải có tải trọng dưới 10 tấn có nhu cầu vào các phố trên phải được cấp phép tại Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố (số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Xe tải có tải trọng từ 10 tấn trở lên có nhu cầu vào các phố trên phải được cấp phép tại Sở Giao thông vận tải (số 2 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội). Các phương tiện được cấp phép phải đi đúng lộ trình giấy phép quy định.
Thanh Châu
Hà Nội: Việc cấm xe tải trọng trên 1 tấn là chủ trương đúng đắn
(Dân trí)- Trong tiến trình phát triển của thủ đô, việc thành phố có các chủ trương chính sách về giao thông cho phù hợp với từng thời điểm, với sự phát triển của thành phố là hết sức cần thiết.

Năm 2011, Sở GTVT Hà Nội ban hành Quyết định về việc cấm các loại xe tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1tấn trở lênvào nội thành, có nghĩa là cấm 100% các loại xe tải hoạt động trong thành phố, vì trên thực tế thì không có loại xe tải nào, dù nhỏ nhất, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) dưới 1 tấn, trừ loại xe… ba bánh!
Nếu cấm cả loại xe tải nhỏ nhất có trọng tải dưới 1 tấn hoạt động trong thành phố thì người dân thủ đô, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh sẽ vận chuyển hàng hoá bằng cách nào? Mọi sinh hoạt, phân phối, lưu thông hàng hoá thiết yếu trong nội đô sẽ bị ngưng trệ, trong khi nhu cầu mua sắm, kinh doanh, vận chuyển của nhân dân là không thể thiếu và là một thực tế quan trọng trong đời sống xã hội, nó quan trọng không kém nhu cầu vận chuyển hành khách, nhu cầu đi lại của người dân thủ đô.
Sẽ không có ai vào lúc nửa đêm còn có thể thức để bán chiếc bàn thờ tổ tiên, chiếc máy giặt hoặc chiếc bàn học cho con trẻ và vận chuyển nó đến nhà khách hàng, và lúc này người mua hàng cũng đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày lao động vất vả.
Không có xe tải nhỏ thì người dân và các doanh nghiệp kinh doanh sẽ buộc phải vận chuyển bằng xe máy hoặc xe thô sơ ba bánh, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Sẽ thật nguy hiểm vì đây là cơ hội cho các loại xe thô sơ bùng phát trở lại do nhu cầu lưu thông hàng hóa là thiết yếu, có thể ví như mạch máu cần được tuần hoàn để nuôi sống “cơ thể” thành phố vậy.
Việc cấm này sẽ gây xáo trộn lớn đối với đời sống xã hội, tạo nên sự bất an cho nhân dân thủ đô và còn là vấn đề việc làm của hàng vạn người lao động.
Hơn nữa, vào các giờ cao điểm giao thông, xe tải nhỏ không phải là tác nhân gây nên tình trạng ùn tắc như các nhà quản lý vẫn nghĩ. Bằng chứng là hiện nay, trong các giờ cao điểm sáng 6 giờ – 8 giờ 30 phút , chiều 16 giờ 30 phút – 20 giờ, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện triệt để lệnh cấm xe tải hoạt động trong thành phố từ hơn 10 năm nay!
Thực tế, tháng 1/2011, Sở GTVT Hà Nội ra quyết định cấm các loại ô tô tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1 tấn trở lên được hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ trong nội thành. Các doanh nghiệp và người dân thủ đô đã gặp vô vàn khó khăn khi thực thi lệnh cấm này. Sản xuất, lưu thông hàng hoá đình đốn. Mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Xe ba bánh trong thành phố được dịp chạy hết công suất.
Ngay sau đó, hàng loạt các doanh nghiệp vận tải đã có kiến nghị tới UBND thành phố, Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét lại tính khả thi của quyết định trên. Báo Dân trí và một số cơ quan báo chí khác đồng loạt đưa tin và phân tích nội dung phản ánh của các doanh nghiệp.
Do không nhận được sự đồng tình của công luận và nhân dân thủ đô, sau 3 ngày thực hiện, thành phố đã điều chỉnh chỉ cấm xe tải có trọng tải trên 1 tấn thay vì cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1 tấn trở lên.
Cần sử dụng đúng và rõ ràng hơn các thuật ngữ trong việc cấm xe tải
Ngày 10/2/2012, UBND TP. Hà Nội có thông báo hoả tốc gửi các sở, ngành yêu cầu thực hiện đồng bộ một số giải pháp góp phần giảm ùn tắc giao thông, trong đó giao “Sở GTVT thực hiện việc cấm phương tiện xe tải (tải trọng toàn bộ trên 1 tấn) hoạt động trong phạm vi đường vành đai 2 và một số tuyến trọng điểm từ 6 giờ sáng đến 21 giờ hàng ngày”.
Trước hết, chủ trương của thành phố hạn chế xe trọng tải trên 1 tấn hoạt động trong nội thành là hết sức đúng đắn trước tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng tại Hà Nội.
Cách sử dụng thuật ngữ “tải trọng toàn bộ trên 1 tấn” trong thông báo này là hoàn toàn khác biệt với thuật ngữ “có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) từ 1 tấn trở lên” như trong Quyết định đầu 2011 của Sở GTVT Hà Nội, bởi cụm từ “tải trọng toàn bộ” trong Luật Giao thông đường bộ được sử dụng để chỉ trọng lượng hàng hoá được phép chở của xe.
Điều đó được hiểu, Thông báo ngày 10/2/2012 cho phép các xe tải có tải trọng toàn bộ (trọng lượng hàng hóa chuyên chở) dưới 1 tấn được phép hoạt động trong thành phố, ngoại trừ giờ cao điểm sáng và chiều vẫn thực hiện cấm như đã nói ở trên.
Việc cấm xe tải trọng trên 1 tấn là chủ trương đúng đắn
Trong tiến trình phát triển của thủ đô, việc thành phố có các chủ trương chính sách về giao thông cho phù hợp với từng thời điểm, với sự phát triển của thành phố là hết sức cần thiết. Vấn đề sẽ trở nên quan trọng khi mỗi chủ trương, chính sách của thành phố ban hành có đảm bảo hài hoà giữa sự phát triển và các quyền lợi của xã hội, cộng đồng, đặc biệt khi các quyết định đó có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của nhân dân và người lao động.
Để tránh nhầm lẫn cách hiểu đối với các thuật ngữ trong văn bản, dễ dẫn đến việc các cơ quan thực thi sai sót khi thực hiện như quyết định đầu 2011 của Sở GTVT Hà Nội, thiết nghĩ các cấp quản lý thành phố khi ban hành các văn bản, cần sử dụng đúng và rõ ràng hơn các thuật ngữ, nếu cần thiết nên có các chú giải đính kèm, để các chính sách trên không gây khó khăn khi thực hiện.
Phương Thảo
( Hà Nội)
 

Hanoi_Udonthani

Xe hơi
Biển số
OF-138109
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
182
Động cơ
369,420 Mã lực
Rõ khổ chẳng biêt đâu mà lần cả, thôi thì mong các anh xxx nương tay ợ :)) có cái xe mà cứ phải ngó nghiêng sợ sợ
 

PICK UP

Xe tải
Biển số
OF-124507
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
331
Động cơ
382,308 Mã lực
Túm cái váy lại là em vẫn cứ đi, dựa vào đăng ký ghi là "Xe bán tải", thằng nào có bắt thì em thề theo đến cùng như vụ cụ Đông ky sốt.
 

Boytriton

Xe điện
Biển số
OF-105110
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,561
Động cơ
420,610 Mã lực
Cũng vì lý do này mà xe và nick của em giờ chả liên quan gì đến nhau, em buồn quá:))
 

Hanoi_Udonthani

Xe hơi
Biển số
OF-138109
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
182
Động cơ
369,420 Mã lực
Kệ đời thôi cụ Boytriton ợ, lấy xe gia nhập đoàn quân có thùng đi :))
 

QH1105

Xe tải
Biển số
OF-114234
Ngày cấp bằng
26/9/11
Số km
434
Động cơ
391,440 Mã lực
Dọa kiểu này nhiều cụ đi bán tải cũng đau đầu phết nhỉ, ko biết thực hư thế nào nhưng vừa đi vừa lo :(. P/s: có cụ nào chán thì bán rẻ cho e con Dmax nhé :)
 

truonganh2003

Xe buýt
Biển số
OF-17428
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
783
Động cơ
514,780 Mã lực
Cho đến hiện tại, chỉ duy nhất tồn tại một lệnh cấm là Quyết định 305 của Sở GTVT Hà Nội về việc cấm taxi và xe tải có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) trên 1,25 tấn hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày trên các tuyến từ vành đai 2 trở vào trung tâm thành phố. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/4/2012 đến hết ngày 31/5/2012
Các cụ chạy xe bán tải hoặc tải Van cứ an tâm nhá :D
 

vienboca

Xe tải
Biển số
OF-105830
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
414
Động cơ
400,107 Mã lực
Chắc là cấm xe tải chứ không có chữ "bán"!!!!
 

tuandr

Xe tải
Biển số
OF-99011
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
320
Động cơ
401,670 Mã lực
Giờ lại tiếp tục cấm này
Mô tả

Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định hoạt động của phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

----------
Số: 06/2013/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ;

Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm nhằm kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Giám đốc Công an Thành phố tại Tờ trình số1604/TTrLN-GTVT-CATP ngày 25/12/2012, Báo cáo thẩm định số 2744/TP-VBPQ ngày 13/12/2012 của Sở Tư pháp về dự thảo quyết định ban hành quy định về hoạt động phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 02/02/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội và Giám đốc các Sở, Ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và thị xã Sơn Tây; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Tổng Giám đốc Công ty Vận tải Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Nguyễn Văn Khôi
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định phạm vi, thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ và loại phương tiện giao thông hạn chế hoạt động tại một số khu vực, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hàng theo thiết kế
2. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: là xe ô tô chở các loại hàng siêu trường, siêu trọng (hàng vượt quá giới hạn quy định cho phép về khối lượng, kích thước, thể tích nhưng không thể tháo rời, chia nhỏ)
3. Xe chuyên dùng: xe cơ giới có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt (như: xe máy thi công, xe hút bụi, xe cắt cây, xe tưới nước, xe hút bùn…).
4. Xe đạp đôi: xe có hai yên trở lên.
5. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Đường bộ trong khu vực đông dân cư: là các tuyến đường, đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí đặt biển báo hiệu "Bắt đầu khu đông dân cư" đến vị trí đặt biển báo hiệu "Hết khu đông dân cư".
7. Giờ cao điểm là giờ được quy định: Sáng từ 6h00 đến 9h00, chiều từ 16h 30 đến 19h30 hàng ngày.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Một số nguyên tắc chung
Mọi phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc tổ chức các hoạt động giao thông phải bảo đảm tính thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả.
Công dân, tổ chức khi tham gia giao thông phải tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Điều 4. Đường đô thị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông
1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) – Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) - Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) - Pháp Vân - Cầu Thanh Trì - Nguyễn Văn Linh - Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.
2. Đoạn tuyến đường đô thị các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
2.1. Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú - Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Cầu Bươu- quận Hà Đông) - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi - Cầu Thanh Trì - Nguyễn Văn Linh - Ngô Gia Tự.
2.2. Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động. Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác.
2.3. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động.
2.4. Cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ toàn bộ của xe trên 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.
Điều 5. Thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế
1. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn:
Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.
2. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công::
Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các loại xe chuyên dùng:
a. Các loại xe cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dùng giải quyết các sự cố đột xuất về điện, nước, úng ngập do mưa bão, lún sụt, gãy cành, đổ cây, sự cố cầu đường:
Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày.
b. Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao:
Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm
c. Xe chở thực phẩm tươi sống; xe chở rau, quả có trọng lượng toàn bộ xe đến 2,5 tấn. Được hoạt động trên các đường phố, trừ giờ cao điểm.
Xe chở rau an toàn (RAT) được phép hoạt động 24/24h theo quy định của Thành phố.
d. Xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí bằng đường bộ; Xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ:
Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày.
e. Các loại xe chuyên dùng vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất):
Chỉ được phép hoạt động trên các đường phố từ 19h30 đến 6h00 sáng hôm sau.
Số lượng xe vận chuyển rác ban ngày do Sở Giao thông Vận tải cấp theo đề nghị của Sở Xây dựng trong các trường hợp cần thiết. Các xe thu gom rác phải tập kết tại các vị trí đúng quy định. Các vị trí tập kết xe thu gom rác do UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị và được sự chấp thuận của Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố.
3. Đối với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày;
Riêng đối với các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được hoạt động từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.
4. Xe ô tô chở khách:
a. Các loại xe hợp đồng đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, xe tham quan, du lịch được phép hoạt động 24h/24h (là loại hình kinh doanh có điều kiện, các loại xe này phải có hợp đồng, phù hiệu do Sở Giao thông Vận tải cấp theo quy định).
Riêng xe chở khách trên 45 chỗ đến các điểm tham quan du lịch trong nội thành: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.
b. Các loại xe của lực lượng vũ trang, xe công vụ, xe phục vụ tang lễ, xe phục vụ đám cưới:
Được hoạt động 24h/24h hàng ngày.
c. Các loại xe khách liên tỉnh phải đi theo luồng, tuyến và đón trả khách tại các bến xe theo đúng quy định của Thành phố.
5. Đối với các xe vận tải hành khách công cộng: xe buýt, taxi
a. Xe buýt: Thời gian và lộ trình hoạt động theo quy định của Thành phố.
b. Taxi: Trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo Quyết định phân luồng tổ chức giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Điều 6. Các phương tiện giao thông không được hoạt động trên các tuyến đường:
1. Cấm các loại xe Lambrô, công nông, máy trộn bê tông, xe 3,4 bánh tự chế, xe mô tô ba bánh dùng để chở khách và hàng hóa không được hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận Thành phố Hà Nội (theo quy định tại điểm a mục 2 của Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông). Riêng xe 3,4 bánh của thương binh sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố.
2. Cấm các loại xe lôi hoặc đẩy, xe đạp đôi.
3. Cấm các loại xe: Xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay (trừ xe của người tàn tật, xe nôi trẻ em), xe đạp thồ hoạt động trong khu vực hạn chế (nêu tại khoản 1 Điều 4) trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Đối với xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
4. Cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa phận thành phố Hà Nội. Riêng xe xích lô du lịch, xe điện du lịch phục vụ hoạt động du lịch sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố.
Chương III
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 7. Xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm Quy định này của tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Phân công trách nhiệm
1. Giao Sở Giao thông Vận tải
a. Tổ chức kiểm tra, lắp đặt biển báo giao thông theo quy định trên.
Tổ chức phân luồng và bố trí xe khách liên tỉnh vào các bến trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định.
b. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông Vận tải hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
c. Tổ chức việc cấp phép lưu hành đặc biệt cho các xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe từ 10 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng, xe máy thi công và các trường hợp khác do UBND Thành phố chỉ đạo..
2. Công an thành phố có trách nhiệm
a. Chỉ đạo các lực lượng chức năng hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định này theo thẩm quyền.
b. Tổ chức cấp phép cho các xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe đến 10 tấn, ô tô khách (trừ các loại xe nêu tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5) vào các đường, phố cấm và hoạt động trái thời gian quy định.
c. Phối hợp, hỗ trợ Sở Giao thông vận tải giám sát thực hiện Quy định này.
3. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc Quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã
a. Phối hợp, hỗ trợ Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố thực hiện Quy định này.
b. Đề xuất, quy hoạch các vị trí tập kết xe thu gom rác, phế thải trên địa bàn quản lý.
c. Chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Điều khoản thi hành
Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã Sơn Tây, UBND phường, xã, thị trấn, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Giao Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố phối hợp với các ngành chức năng chủ động điều tiết có thời hạn các phương tiện theo phạm vi cấm hoạt động trên một số tuyến phố và các nút giao thông để đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Giao thông Vận tải chủ trì cùng Công an thành phố tổng hợp ý kiến đề xuất trình UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanh_hoi

Xe điện
Biển số
OF-34788
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
2,064
Động cơ
494,770 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Đkm chúng nó. Kinh tế thì đang suy thoái. Nó làm thế này thì chết dân.
 

tuandr

Xe tải
Biển số
OF-99011
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
320
Động cơ
401,670 Mã lực
Đăng kí xe bán tải bây giờ ghi là B tải phải kô các bác. Hôm qua có bác trai tân show em xem nhưng lúc ấy hơi bia làm mờ mắt e nhìn kô rõ
 

quyetthang

Xe tăng
Biển số
OF-10788
Ngày cấp bằng
7/10/07
Số km
1,432
Động cơ
546,320 Mã lực
ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn
Triton có nằm trong cái dòng này ko các cụ nhỉ???
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top